Giáo Lý Thực Hành Trong Thờ Phượng - Phần Hỏi Đáp Về Sự Sạch Sẽ -
Các danh mục
Full Description
Giáo Lý Thực Hành Trong Thờ Phượng
- Phần Hỏi Đáp Về Sự Sạch Sẽ -
>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية
Tác giả: Nhà thông thái sheikh Muhammad bin Saaleh Al-ﷻ'thaimeen
Dịch thuật: Abu Hisaan ibnu Ysa
فقه العبادات
- فتاوى الطهارة -
المؤلف: فضيلة الشيخ العلامة
محمد بن صالح العثيمين
ترجمة: أبو حسان ابن عيسى
PHẦN HỎI ĐÁP VỀ SỰ SẠCH SẼ
Sự thật về sự sạch sẽ
Hỏi (64): Quí Sheikh, sự sạch sẽ là gì ?
Đáp: Sạch sẽ nghĩa là tinh khiết và trong sáng. Theo giáo lý sự sạch sẽ được chia thành hai loại: Nghĩa bóng và nghĩa đen. Sạch sẽ theo nghĩa bóng là sự tẩy sạch con tim khỏi Shirk, Bid-a'h (cải biên tôn giáo), lường gạt, ganh ghét, ganh tị, hận thù, giận hờn .v.v.. đây là những bản tính xấu không được dùng để quan hệ với mọi người.
Về sự sạch sẽ theo nghĩa đen là tẩy sạch cơ thể. Loại này được chia thành hai loại nhỏ: Thứ nhất: Tẩy rửa theo hình thức giáo lý qui định để trở thành cơ thể tinh khiết mà hành đạo như Salah, Tawwaaf .v.v..; thứ hai: Tẩy rửa các chất dơ bám dính cơ thể.
Trước tiên tôi sẽ phân tích về sự sạch sẽ theo nghĩa bóng, là tẩy sạch tâm hồn khỏi Shirk và Bid-a'h, đây là hai hình thức quan trọng nhất cần phải tẩy sạch trước tiên, bởi tất cả việc hành đạo nếu có liên quan đến Shirk và Bid-a'h là không được công nhận, Allah phán:
﴿وَمَا مَنَعَهُمۡ أَن تُقۡبَلَ مِنۡهُمۡ نَفَقَٰتُهُمۡ إِلَّآ أَنَّهُمۡ كَفَرُواْ بِٱللَّهِ وَبِرَسُولِهِۦ﴾ التوبة : 54
{Và lý do tại sao việc đóng góp của chúng (người Kaafir) không được chấp nhận là vì chúng đã phủ nhận Allah và Thiên Sứ của Ngài.} Al-Tawbah: 54 (Chương 9), và Thiên Sứ nói:
{مَنْ عَمِلَ عَمَلًا لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ}
“Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại."([1])
Vì vậy, khi ai phạm đại Shirk thì tất cả việc hành đạo như Salah, nhịn chay, Zakat, hành hương Hajj đều bị xóa sạch. Những ai cầu xin ngoài Allah hoặc thờ phượng ngoài Allah thì việc hành đạo của y với Allah cho dù có thành khẩn đến mấy vẫn không được Ngài chấp nhận.
Với đại Shirk này mà Allah đã cho rằng người Đa Thần là dơ bẩn qua lời phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِنَّمَا ٱلۡمُشۡرِكُونَ نَجَسٞ فَلَا يَقۡرَبُواْ ٱلۡمَسۡجِدَ ٱلۡحَرَامَ بَعۡدَ عَامِهِمۡ هَٰذَاۚ﴾ التوبة: 28
{Hỡi những người có đức tin! Những người thờ đa thần (là những kẻ) dơ bẩn, vì thế, chúng không được phép đến gần Masjid Harom sau năm này.} Al-Tawbah: 28 (chương 9), về người Muslim thì Thiên Sứ ﷺ khẳng định không có tính dơ bản này:
{إِنَّ الْمُؤْمِنَ لاَ يَنْجُسُ}
“Rằng người Mumin không bị bẩn."([2]) vì lẽ này tín đồ Mumin cần quan tâm hơn nữa việc giữ gìn tâm hồn luôn tinh khiết.
Đồng thời phải tẩy sạch tâm hồn khỏi các mầm bệnh của keo kiệt, thù hằn, ganh tị, ganh ghét và thành kiến với người Mumin khác, bởi tất cả là bản chất bẩn thiểu không tồn tại trong người Mumin, người Mumin vốn là anh em của nhau, không được ghét nhau, không được gây hại nhau, không thù hằn nhau, ngược lại, phải luôn nguyện cầu cho họ được bình an và tốt đẹp như mong muốn cho bản thân mình vậy, vì tầm quan trọng này mà Thiên Sứ Muhammad ﷺ nói:
{لَا يُؤْمِنُ أَحَدُكُمْ حَتَّى يُحِبَّ لِأَخِيهِ مَا يُحِبُّ لِنَفْسِهِ}
“Không trở thành được người có đức tin hoàn thiện cho đến khi các ngươi thương mến người anh em (Muslim) khác như thể thương chính thân mình."([3]) nhưng thực tế thấy rằng có những người thể hiện bên ngoài là người ngoan đạo, giản dị, khiêm tốn, thường xuyên đến Masjid, tụng niệm, xướng đọc Qur'an nhưng trong lòng họ lại câm phẩn người Muslim khác hoặc ganh tị với những thiên lộc của họ được Allah định phần, đây là một hành động sai trái, làm địa vị của bản thân bị hạ thấp ở nơi Allah. Vì lẽ này, tín đồ Muslim cần đáng quan tâm đến việc tẩy sạch tâm hồn sạch sẽ hơn nữa đến tinh khiết thuần túy.
Về tẩy sạch thân thể, được chia thành hai loại: Tẩy rửa bằng hình thức và tẩy rửa chất dơ.
+ Thứ nhất: Về tẩy rửa bằng nghi thức là phải rửa bốn phần của cơ thể khi bị tiểu Hadath - tức tiểu tiện, đại tiện và xì hơi - và bắt buộc phải tắm bằng nước cả cơ thể khi bị đại Hadath - tức xuất tinh, giao hợp, ra máu kinh nguyệt và máu hậu sản -, đối với người có khả năng hoặc thay thế bằng đất tức Tayammum đối với người không thể dùng nước, với bằng chứng là lời phán của Allah:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ وَإِن كُنتُم مَّرۡضَىٰٓ أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٍ أَوۡ جَآءَ أَحَدٞ مِّنكُم مِّنَ ٱلۡغَآئِطِ أَوۡ لَٰمَسۡتُمُ ٱلنِّسَآءَ فَلَمۡ تَجِدُواْ مَآءٗ فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا فَٱمۡسَحُواْ بِوُجُوهِكُمۡ وَأَيۡدِيكُم مِّنۡهُۚ مَا يُرِيدُ ٱللَّهُ لِيَجۡعَلَ عَلَيۡكُم مِّنۡ حَرَجٖ وَلَٰكِن يُرِيدُ لِيُطَهِّرَكُمۡ وَلِيُتِمَّ نِعۡمَتَهُۥ عَلَيۡكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ٦﴾ المائدة: 6
{Hỡi những người có đức tin, khi nào các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì hãy rửa mặt; rồi hai tay của các ngươi đến khỏi cùi chỏ; rồi vuốt đầu của các ngươi bằng nước và rồi rửa hai bàn chân của các ngươi đến khỏi mắt cá; nếu trường hợp các ngươi bị Junub (do giao hợp, do xuất tinh) thì hãy tắm toàn thân; còn nếu như các ngươi bị bệnh hoặc đang đi du hành hoặc sau vệ sinh hoặc đã ăn nằm với vợ nhưng không tìm thấy nước thì các ngươi hãy Tayammum thay thế, (bằng cách vổ đôi bàn tay một lần) lên mặt đất bụi sạch rồi chùi đều lên gương mặt rồi chùi tiếp lên lưng đôi bàn tay của các ngươi. Rằng Allah không muốn gây khó dễ cho các ngươi bao giờ, ngược lại Ngài muốn dùng nó để tẩy sạch các ngươi và để ban đầy đủ thêm cho các ngươi hồng ân nơi Ngài, mong rằng các ngươi biết tri ân Ngài.} Al-Maa-idah: 6 (Chương 5).
+ Thứ hai: Về tẩy rửa chất dơ là tẩy sạch các chất dơ được giáo lý ra lệnh phải tẩy sạch như nước tiểu và phân hoặc những chất dơ tương tự. Giới ﷻ'lama chuyên giáo lý bảo: “Sạch sẽ là phải tẩy rửa bằng nghi thức hoặc tẩy rửa chất dơ." Với bằng chứng là giới ﷻ'lama chuyên Hadith ghi rằng, có lần Thiên Sứ Muhammad ﷺ đang hành lễ Salah thì Người vội cởi bỏ dép đang mang, thế là mọi người phía sau cũng cởi dép theo. Xong lễ Salah Thiên Sứ ﷺ liền hỏi Sahabah:
{لِمَاذَا خَلَعُوا نِعَالَهُمْ ؟}
“Tại sao mọi người lại cởi bỏ dép của mình ?" Sahabah đáp: “Chúng tôi thấy Người cởi dép nên chúng tôi liền cởi dép theo." Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّ جِبْرِيْلَ أَتَانِي فَأَخْبَرَنِي أَنَّ فِيْهِمَا أَذَى}
“Rằng Jibreel đã đến bảo với Ta là trong đôi dép Ta bị dính chất dơ."([4])
Nguyên thủy của việc tẩy rửa
Hỏi (65): Quí Sheikh, trước tiên là dùng chất gì để tẩy rửa ?
Đáp: Việc tẩy rửa bằng nghi thức trước tiên phải dùng nước, và không được công nhận là sạch sẽ cho đến khi dùng nước để tẩy rửa, không phân biệt là nước nguyên thủy hay là nước đã bị pha lẫn chất sạch khác vào thì nước đó vẫn được xem là nước sạch được phép tẩy rửa bằng nó.
Trường hợp, không tìm thấy nước hoặc không sử dụng được nước do bệnh hoặc vì lý do chính đáng nào khác thì được phép thay thế bằng đất tức dùng đôi bàn tay vổ xuống đất sạch một lần rồi vuốt đều lên mặt rồi vuốt lên lưng bàn tay phải, xong vuốt lên lưng bàn tay trái. Nghi thức này được gọi là Tayammum.
Riêng trường hợp tẩy rửa chất dơ thì được phép dùng bất cứ chất tẩy nào miễn tẩy được chất dơ không còn dính trên bề mặt là được, có thể dùng nước hoặc các loại chất tẩy v.v... đây là hai hình thức tẩy rửa khác nhau giữa nghi thức và chất dơ.
Thay thế chất nguyên thủy khi tẩy rửa
Hỏi (66): Quí Sheikh, chất gì có thể thay thế được chất tẩy nguyên thủy đó là nước ?
Đáp: Được phép thay thế chất nguyên thủy bằng đất. Một khi không dùng được nước do không có hoặc sợ bị gây hại đến sức khỏe do bệnh thì được sử dụng chất thay thế là đất tức Tayammum, đây là hình thức thay thế riêng cho trường hợp tẩy rửa bằng nghi thức. Còn việc tẩy rửa chất dơ là tuyệt đối không được dùng nghi thức Tayammum thay thế, do mục đích việc tẩy sạch chất dơ là làm mất đi cơ thể của chất dơ đó. Nếu mưa xối lên chổ dơ hoặc lên quần áo dích chất dơ và làm mất đi cơ thể chất dơ thì vẫn được công nhận là sạch sẽ, còn việc tẩy rửa bằng nghi thức là việc thờ phượng Allah nên cần phải có định tâm lúc thực hiện nghi thức tẩy rửa.
Hỏi (67): Quí Sheikh, vậy trường hợp một người bị dính chất dơ nhưng không thể tự rửa sạch thì y không cần phải Tayammum hay không ?
Đáp: Đúng vậy, một khi cơ thể bị dính chất dơ nhưng bất lực tẩy sạch nó thì y được phép hành lễ Salah trên hiện trạng đó. Tuy nhiên, hãy cố gắng làm giảm đi đến mức có thể như cạo bỏ chẳng hạn hoặc phải thay bộ đồ khác nếu dính trên quần áo.
Nghi thức Wudu
Hỏi (68): Quí Sheikh, nghi thức Wudu như thế nào ?
Đáp: Nghi thức Wudu theo luật Islam gồm hai cách: Nghi thức bắt buộc tối thiểu như được Allah qui định trong Qur'an:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ﴾ المائدة: 6
{Hỡi những người có đức tin, khi nào các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì hãy rửa mặt; rồi hai tay của các ngươi đến khỏi cùi chỏ; rồi vuốt đầu của các ngươi bằng nước và rồi rửa hai bàn chân của các ngươi đến khỏi mắt cá.} Al-Maa-idah: 6 (Chương 5). Cụ thể theo thứ tự trước sau là rửa đều khuôn mặt một lần gồm việc xúc miệng và hít nước vào mủi; rửa đều đôi bàn tay một lần từ đầu ngón tay đến khỏi cù chỏ; vuốt đều lên đầu và cả đôi lổ tai; rửa đều đôi bàn chân từ đầu ngón chân đến khỏi mắt cá. Đây là nghi thức bắt buộc tối thiểu.
Về nghi thức Wudu hoàn chỉnh: Đây là hình thức Wudu khuyến khích tín đồ áp dụng thường xuyên hơn, đó là: Trước tiên đọc Bis-mil-lah khi lấy Wudu; rồi rửa đôi bàn tay ba lần; rồi xúc miệng và mủi cùng lúc bằng ba lần lấy nước; rồi rửa đều khuôn mặt ba lần; rồi rửa đều đôi cánh tay đến khỏi cù chỏ ba lần, bắt đầu tay phải trước, xong đến tay trái; rồi vuốt đều đầu và hai lổ tai chỉ một lần duy nhất, bắt đầu vuốt phần tóc giáp trán vuốt dài ra phía sau, xong vuốt ngược lại vị trí bắt đầu, rồi dùng hai ngón trỏ đặt vào vành tai trong và hai ngón cái đặt vành tai ngoài, xong vuốt từ trái tai vuốt ngược lên phía trên; rồi rửa đều bàn chân lên khỏi mắt cá ba lần, bắt đầu từ chân phải, xong đến chân trái. Kết thúc nghi thức Wudu bằng câu cầu xin:
{أَشْـهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْـدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ، وَأَشْـهَدُ أَنَّ مُحَمَّداً عَبْـدُهُ وَرَسُولُهُ}
“Ash ha du al laa i laa ha il lol lo hu wah da hu laa sha ri ka lah, wa ash ha du an na mu ham ma dan a'b du hu wa ra su luh"([5]) sau khi lấy Wudu sẽ được mở tám cánh cửa của thiên đàng, y đi vào bất cứ cửa nào muốn." Hadith do Muslim ghi.
{اللَّهُـمَّ اجْعَلْنِـي مِـنَ التَّوَّابِينَ وَاجْعَلْنِـي مِـنَ الْمُتَطَهِّرِينَ}
“Ol lo hum maj a'l ni mi nat taw waa bin, waj a'l ni mi nal mu ta toh hi rin."([6]) Hadith do Al-Tirmizhi ghi. Ai lấy Wudu chỉnh chu như thế này thì tám cánh của thiên đàng được mở toan chờ đón y, y được vào bất cứ cửa nào muốn. Đây cung cách Wudu được truyền lại từ Hadith của ﷻ'mar t dẫn lời Thiên Sứ Muhammad ﷺ:
{مَنْ تَوَضَّأَ فَأَحْسَنَ الْوُضُوءَ ثُمَّ قَالَ: أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ، اللَّهُمَّ اجْعَلْنِى مِنَ التَّوَّابِينَ وَاجْعَلْنِى مِنَ الْمُتَطَهِّرِينَ، فُتِحَتْ لَهُ ثَمَانِيَةُ أَبْوَابِ الْجَنَّةِ يَدْخُلُ مِنْ أَيِّهَا شَاءَ}
“Ai chỉnh chu nước Wudu xong nói:
أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ، اللَّهُمَّ اجْعَلْنِى مِنَ التَّوَّابِينَ وَاجْعَلْنِى مِنَ الْمُتَطَهِّرِينَ
Lập tức y được mở cho tám cánh cửa thiên đàng để y vào bất cứ của nào muốn."([7])
Hỏi (69): Quí Sheikh, riêng về đôi lổ tai có cần lấy nước thêm lần nữa khi vuốt hay là vuốt cùng với nước vuốt đầu ?
Đáp: Không bắt buộc và cũng không khuyến khích lấy nước mới khi vuốt đôi lổ tai, bởi tất cả những ai miêu tả về cách lấy Wudu của Thiên Sứ ﷺ đều không hề nhắc là Người đã lấy nước mới khi vuốt đôi lổ tai. Tốt nhất là vuốt luôn đôi lổ tai sau khi đã vuốt xong phần đầu.
Những điều làm hư Wudu
Hỏi (70 - 71): Quí Sheikh, những điều nào làm hư Wudu ?
Đáp: Trước khi trả lời câu hỏi tôi muốn lưu ý một điều có rất nhiều người hiểu nhầm, đó là việc rửa hoặc chùi sau khi vệ sinh là điều kiện bắt buộc lúc Wudu, vì vậy có những người thường hay hỏi: Có một người hư Wudu vào đầu buổi sáng nhưng không lấy Wudu, đến giờ Zhuhr có cần rửa bộ phận sinh dục trước khi lấy Wudu không? Câu trả lời là không cần, bởi việc rửa đó chỉ bắt buộc lúc tiểu tiện hoặc đại tiện mà thôi. Cho nên, việc rửa hoặc chùi sau vệ sinh hoàn toàn không liên quan đến việc lấy nước Wudu. Đây là điều tôi muốn lưu ý một số anh em mắc phải.
* Về những điều làm hư Wudu gồm tiểu tiện, đại tiện, xì hơi, ngủ và ăn thịt lạc đà.
+ Về tiểu tiện, đại tiện và ngủ được dẫn chứng bởi Hadith Safwaan bin A'ssaal t kể: “Thiên Sứ ﷺ của Allah đã bảo chúng tôi đừng cởi Khuf – loại giầy lót tựa như vớ chân - đang mang trong lúc đang đi đường với thời gian là ba ngày ba đêm, ngoại trừ bị Junub, riêng tiểu tiện, đại tiện và ngủ phải lấy Wudu."([8]) Hadith được hổ trợ bởi câu Kinh bắt buộc lấy Wudu khi đại tiện, Allah phán:
﴿وَإِن كُنتُم مَّرۡضَىٰٓ أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٍ أَوۡ جَآءَ أَحَدٞ مِّنكُم مِّنَ ٱلۡغَآئِطِ أَوۡ لَٰمَسۡتُمُ ٱلنِّسَآءَ فَلَمۡ تَجِدُواْ مَآءٗ فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا فَٱمۡسَحُواْ بِوُجُوهِكُمۡ وَأَيۡدِيكُمۡۗ﴾ النساء: 43
{Còn nếu các ngươi đang bệnh hoặc đang du hành xa hoặc các ngươi đi vệ sinh hoặc đã gần gủi với vợ nhưng không tìm thấy nước thì các ngươi hãy Tayammum bằng đất bụi sạch mà chùi lên mặt và đôi bàn tay của các ngươi.} Al-Nisa: 43 (chương 4).
+ Về xì hơi với bằng chứng là Hadith của Abdullah bin Zaid t và Abu Huroiroh t đồng kể về một người đàn ông đã tự nghi ngờ rằng mình đã xì hơi hay chưa thì Thiên Sứ Muhammad ﷺ bảo:
{لَا يَنْصَرِفُ أَوْ لَا يَخْرُجَنَّ مِنَ الْمَسْجِدِ حَتَّى يَسْمَعَ صَوْتًا أَوْ يَجِدَ رِيحًا}
“Không được bỏ hàng hoặc không được rời Masjid cho đến khi nghe được tiếng xì hơi hoặc ngủi thấy được mùi."([9]) Đây là những bằng chứng khẳng định Wudu bị hư bởi nước tiểu, phân, xì hơi và ngủ.
Tuy nhiên, ngủ không hoàn toàn làm hư Wudu ngoại trừ ngủ sâu, ngủ không còn cảm giác bất cứ gì xung quanh và không kiểm soát được cơ thể. Lưu ý, việc mệt mỏi không làm hư Wudu, cho dù có ngáp liên tiếp, có người dựa lưng, nằm nghỉ mệt cũng không làm hư Wudu, bởi có hư Wudu hay không là dựa vào cảm giảc thức hay ngủ chứ không dựa vào trạng thái ngồi hay nằm.
+ Về điều thứ năm làm hư Wudu là ăn thịt lạc đà, bởi được truyền lại chính xác từ Thiên Sứ Muhammad ﷺ rằng có người đã hỏi: “Có cần lấy Wudu khi ăn thịt lạc đà không ?" Người ﷺ bảo: “Có." Người đàn ông hỏi tiếp: “Có cần lấy Wudu khi ăn thịt cừu và dê không ?" Người ﷺ bảo: “Tùy anh."([10]) câu trả lời của Thiên Sứ ﷺ rằng “có" khi hỏi về Wudu ăn thịt lạc đà và trả lời “tùy anh" được hỏi về ăn thịt cừu và dê là bằng chứng khẳng định việc lấy Wudu sau khi ăn thịt lạc đà không nằm ở ý muốn của người ăn mà đó là lệnh bắt buộc phải lấy Wudu, bởi có Hadith Soheeh khác: “Thiên Sứ ﷺ của Allah đã ra lệnh phải lấy Wudu khi ăn thịt lạc đà."([11]) dựa vào lệnh này thì một khi ăn bất cứ bộ phận nào của cơ thể lạc đà dù thịt, da, gan, tim, ruột, phổi, thận v.v.. không phân biệt ăn ít hay nhiều đều phải lấy Wudu, bởi đây là lệnh chung không phân biệt bộ phận này với bộ phận khác, giống như lệnh cấm ăn thịt heo khi Allah phán:
﴿حُرِّمَتۡ عَلَيۡكُمُ ٱلۡمَيۡتَةُ وَٱلدَّمُ وَلَحۡمُ ٱلۡخِنزِيرِ﴾ المائدة: 3
{Các ngươi bị cấm dùng (thịt của) xác chết, máu, thịt heo.} Ma-i-dah: 3 (Chương 5).
Đối với trường hợp một người tự nghi ngờ hư Wudu thí dụ như không biết có xì hơi chưa, có tiểu chưa hoặc không biết thịt đã ăn là thịt lạc đà hay thịt cừu, thì lúc này y vẫn còn Wudu, bởi có một người đàn ông cảm thấy khó chịu lúc hành lễ Salah thì Thiên Sứ Muhammad ﷺ bảo:
{لَا يَنْصَرِفُ حَتَّى يَسْمَعَ صَوْتًا أَوْ يَجِدَ رِيحًا}
“Không được bỏ hàng cho đến khi nghe được tiếng xì hơi hoặc ngủi thấy được mùi."([12]) nghĩa là khi nào khẳng định đã hư hoặc có cảm giác thật sự thì lúc đó mới hư Wudu, bằng không theo nguyên lý mọi thứ đều ở trên chính hiện trạng của nó cho đến khi nhận biết rõ nó bị thay đổi, theo nguyên lý này thì Wudu vẫn còn hiệu lực đến khi khẳng định đã bị hư.
Hỏi (72): Quí Sheikh, riêng về vấn đề ngủ có phân biệt ngủ ban ngày và ban đêm không ?
Đáp: Không phân biệt là ngủ ban ngày hay ban đêm bởi nguyên nhân làm hư Wudu là mất cảm giác, một khi cơ thể không còn cảm nhận được xung quanh lúc ngủ thì đã hư Wudu.
Những điều bắt buộc tắm
Hỏi (73): Quí Sheikh, đâu là những điều bắt buộc phải tắm và cách tắm như thế nào ?
Đáp: Về hình thức tắm thì có hai hình thức:
+ Hình thức bắt buộc: Chỉ cần tắm toàn thân bằng nước, kèm theo súc miệng và mủi, như thế là đã được công nhận đã sạch sẽ.
+ Hình thức hoàn hảo: Là tắm theo cách mà Thiên Sứ Muhammad ﷺ đã tắm. Khi muốn tắm Junub là Người bắt đầu bằng rửa đôi bàn tay ba lần, rồi rửa bộ phận sinh dục sạch khỏi tinh dịch, rồi Người lấy Wudu như Wudu của Salah, rồi Người hốt ba bụm nước xối lên đầu, rồi người tắm toàn thân bắt đầu từ bên phải.
Về những lý do bắt buộc tắm Junub:
+ Xuất tinh bằng mọi cách kể cả ngủ mộng tinh, chỉ cần phát hiện mình đã xuất tinh sau khi thức dậy là đã bắt buộc tắm.
+ Giao hợp, khi hai vợ chồng giao hợp nhau là bắt buộc cả hai phải tắm Junub và bắt buộc tắm trong trường hợp không xuất tinh, tức chỉ cần đầu khất dương vật nằm ẩn vào âm đạo là rơi vào bắt buộc tắm, bởi Sứ Giả Muhammad ﷺ nói:
{الْمَاءُ مِنَ الْمَاءِ}
“Nước phải bằng nước."([13]) nghĩa là một khi xuất tinh là phải tắm Junub. Và thứ hai, Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِذَا جَلَسَ بَيْنَ شُعَبِهَا الأَرْبَعِ ثُمَّ جَهَدَهَا فَقَدْ وَجَبَ عَلَيْهِ الْغُسْلُ وَإِنْ لَمْ يُنْزِلْ}
“Khi ngồi lên người của nàng và đã dùng sức là bắt buộc phải tắm, kể cả lúc không xuất tinh."([14])
Lưu ý, có một số anh em, đúng hơn là có rất nhiều tín đồ Muslim không biết rõ về giáo lý khi giao hợp không xuất tinh cũng phải tắm, thấy rằng có người kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng họ không tắm Junub do nghĩ mình không xuất tinh. Đây là điều tệ hại đến nguy hiểm, bởi mỗi tín đồ Muslim cần phải tự trao dồi giáo lý Islam để thực hiện đúng bổn phận với Allah. Nhắc lại, là hễ khi giao hợp là bắt buộc cả hai phải tắm Junub kể cả lúc không xuất tinh, với bằng chứng là Hadith ở trên.
+ Ra máu kinh nguyệt và máu hậu sản, mỗi khi phụ nữ dứt chu kỳ kinh là bắt buộc phải tắm, bởi Allah phán:
﴿فَٱعۡتَزِلُواْ ٱلنِّسَآءَ فِي ٱلۡمَحِيضِ وَلَا تَقۡرَبُوهُنَّ حَتَّىٰ يَطۡهُرۡنَۖ فَإِذَا تَطَهَّرۡنَ فَأۡتُوهُنَّ مِنۡ حَيۡثُ أَمَرَكُمُ ٱللَّهُۚ﴾ البقرة: 222
{Cho nên cấm các ngươi giao hợp với các bà vợ trong suốt thời gian kinh nguyệt cho đến khi các bà chấm đứt chu kỳ. Sau khi các bà đã tắm (dứt chu kỳ) thì các ngươi được phép giao hợp với các bà như Allah đã cho phép các ngươi.} Al-Baqarah: 222 (chương 2).
Và bởi Sứ Giả Muhammad ﷺ đã bảo phụ nữ bị bệnh rong kinh ngưng lễ Salah tương ứng số ngày chu kỳ thông thường rồi tắm([15]) mà hành lễ đạo trở lại; và phụ nữ ra máu hậu sản tương tự như bị kinh nguyệt, tức phải tắm sau khi ngừng ra máu hoặc đã đủ bốn mươi ngày.
Cách tắm hậu sạch kinh và máu hậu sản hoàn toàn giống như tắm bị Junub vậy, có điều một số ﷻ'lama khuyến khích nên tắm với nước pha lá táo để được sạch sẽ hơn.
Ngoài ra, có một số ﷻ'lama còn cho rằng bắt buộc phải tắm cho thi hài, với bằng chứng là lệnh Thiên Sứ ﷺ đã bảo nhóm phụ nữ tắm cho con gái Người:
{اغْسِلْنَهَا ثَلاَثًا أَوْ خَمْسًا أَوْ سَبْعاً أَوْ أَكْثَرَ مِنْ ذَلِكَ إِنْ رَأَيْتُنَّ ذَلِكَ}
“Các nàng hãy tắm nó ba lần hoặc năm lần hoặc bảy lần hoặc nhiều hơn nếu thấy cần thiết."([16]) và Thiên Sứ ﷺ đã bảo mọi người tắm cho người đàn ông bị rơi chết tại A'rofah lúc đang hành hương Hajj:
{اغْسِلُوهُ بِمَاءٍ وَسِدْرٍ، وَكَفِّنُوهُ فِى ثَوْبَيْنِ}
“Các ngươi hãy tắm cho y bằng nước pha lá táo và liệm y bằng hai mãnh vải."([17]) Số ﷻ'lama nói: “Bắt buộc người sống phải tắm thi hài bởi người chết đã hoàn toàn không thể tự tắm."
Tắm là quyền lợi của người chết bắt buộc người còn sống phải thực hiện, bởi đây là lệnh của Thiên Sứ Muhammad ﷺ.
Giáo lý chùi lên Khuf - giầy lót - và các điều kiện
Hỏi (74): Quí Sheikh, giáo lý ra sao việc chùi lên Khuf và điều kiện ra sao ?
Đáp: Việc chùi lên Khuf là được phép trong Islam, bởi có rất nhiều bằng chứng từ Qur'an và Sunnah cho việc này:
+ Từ Qur'an:
﴿فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ﴾ المائدة: 6
{Thì hãy rửa mặt; rồi hai tay của các ngươi đến khỏi cùi chỏ; rồi vuốt đầu của các ngươi bằng nước và rồi rửa hai bàn chân của các ngươi đến khỏi mắt cá.} Al-Maa-idah: 6 (Chương 5). Với cách đọc - được tô màu đỏ - ﴿وَأَرۡجُلَكُمۡ﴾ là bắt buộc phải rửa chân khi không mang Khuf hoặc vớ chân, còn theo cách đọc khác trong số bảy cách đọc Qur'an: ﴿وَأَرۡجُلِكُمۡ﴾ là được phép chùi lên chân khi đã mang Khuf và vớ chân.
Nói chung việc chùi lên Khuf và vớ là việc làm được Islam cho phép không tí nghi ngờ, vì lẽ này mà Imam Ahmad ﷺ khẳng định: “Trong lòng tôi không mải mai ngờ vực về việc chùi này bao giờ." Tuy nhiên cần phải có một số điều kiện nhất định sau:
1) Phải được mang sau khi đã có Wudu, bởi Hadith của Al-Mughiroh bin Shua'bah t kể: Trong một lần đi đường cùng Thiên Sứ ﷺ của Allah, lúc Người lấy Wudu tôi liền ngồi xuống định cởi đôi Khuf cho Người thì Người nói:
{دَعْهُمَا، فَإِنِّى أَدْخَلْتُهُمَا طَاهِرَتَيْنِ}
“Hãy để yên nó, Ta đã mang nó sau khi có Wudu." dứt lời Người chùi lên đôi Khuf.([18]) dựa vào Hadith, ai mang Khuf hoặc vớ chân không có Wudu trước buộc y phải cởi ra mà rửa đôi bàn chân lúc lấy Wudu, bởi Thiên Sứ ﷺ nói lý do để Người chùi lên Khuf là Người đã mang sau khi có Wudu:
{أَدْخَلْتُهُمَا طَاهِرَتَيْنِ}
“Ta đã mang nó sau khi có Wudu."
2) Trong khoảng thời gian cho phép, đó là một ngày và một đêm đối với người ở quê nhà và ba ngày, ba đêm đối với người xa quê. Thời gian được tính từ lần chùi đầu tiên lên Khuf hoặc vớ, chứ không tính lúc mang vào.
Thí dụ: Một người mang Khuf hoặc vớ sau khi lấy Wudu của Salah Fajr ngày chủ nhật, rồi anh ta ở trên trạng thái Wudu cho đến sau Salah I'shah cùng ngày, rồi anh ta ngủ và thức dậy chùi lên Khuf hoặc vớ để Salah Fajr ngày thứ hai, thì lúc này chính là thời gian bắt đầu của việc chùi Khuf hoặc vớ chứ không phải ngày chủ nhật.
3) Chỉ bị tiểu Hadith, còn khi bị Junub bắt buộc phải tắm ướt toàn thân, bởi Hadith Safwaan bin A'ssaal t kể: “Thiên Sứ ﷺ của Allah đã bảo chúng tôi đừng cởi Khuf – loại giầy lót tựa như vớ chân - đang mang trong lúc đang đi đường với thời gian là ba ngày ba đêm, ngoại trừ bị Junub, riêng tiểu tiện, đại tiện và ngủ phải lấy Wudu."([19]) và được Muslim ghi trong bộ Soheeh từ Aly bin Abi Tolib t kể: “Thiên Sứ ﷺ đã qui định thời gian chùi là một ngày đêm đối với người ở quê nhà và ba ngày ba đêm đối với người đi đường."([20])
Đây là ba điều kiện bắt buộc phải có khi muốn chùi lên Khuf hoặc vớ chân. Tuy nhiên có một số ﷻ'lama còn liệt kê thêm vài điều kiện khác nhưng không có bằng chứng cụ thể cho lời họ nói, dựa theo qui tắc mọi việc vẫn ở nguyên trạng thái của nó cho đến khi nào có lệnh cụ thể cấm hoặc phải làm thì mới có hiệu lực.
Các điều kiện của Khuf và vớ chân
Hỏi (75): Quí Sheikh, ngoài các điều kiện trên còn điều kiện nào liên quan đến Khuf và vớ chân không ?
Đáp: Nhìn chung không có điều kiện cụ thể nào cho Khuf và vớ chân cả, ngoại trừ Khuf và vớ chân được sản xuất từ vật liệu bị Islam cấm như được làm bằng da động vật săn mồi như chó, cọp .v.v. thì không được phép chùi lên chúng và lại càng không được mang trong lúc hành lễ Salah, bởi Islam xem các loại da này là ô uế.
Giáo lý việc chùi lên vớ chân
Hỏi (76): Quí Sheikh, giáo lý ra sao việc chùi lên vớ chân hoặc Khuf đã bị rách hoặc vớ chân mỏng ?
Đáp: Theo ý kiến đúng nhất trong vấn đề này là được phép chùi lên tất cả Khuf và vớ chân bị rách và mỏng thấy cả màu da chân, bởi việc che kín bàn chân không phải là điều kiện để được chùi, vả lại bàn chân vốn không phải là phần kín của cơ thể. Ý nghĩa việc cho phép chùi nào là tạo dễ dàng cho tín đồ mỗi khi lấy Wudu không cần phải cởi Khuf và vớ chân ra mà chỉ cần chùi lên là được. Vì vậy, dù Khuf và vớ chân có bị rách, mỏng, dày v.v.. đều được chùi lên.
Những lý do bắt buộc tắm có làm hư Wudu không ?
Hỏi (77): Quí Sheikh, những lý do bắt buộc tắm có phải là nguyên nhân làm hư Wudu không ?
Đáp: Theo giới ﷻ'lama suy xét rằng, một khi bắt buộc tắm là bắt buộc Wudu ngoại trừ chết, dựa vào điều này thì những ai bị tắm bắt buộc phải định tâm lấy Wudu riêng hoặc có thể định tâm hai thứ trong lúc tắm. Theo Sheikh Al-Islam ﷺ đã cho rằng việc tắm vì đại Hadath thì không cần lấy Wudu, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ وَإِن كُنتُم مَّرۡضَىٰٓ أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٍ أَوۡ جَآءَ أَحَدٞ مِّنكُم مِّنَ ٱلۡغَآئِطِ أَوۡ لَٰمَسۡتُمُ ٱلنِّسَآءَ فَلَمۡ تَجِدُواْ مَآءٗ فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا فَٱمۡسَحُواْ بِوُجُوهِكُمۡ وَأَيۡدِيكُم مِّنۡهُۚ مَا يُرِيدُ ٱللَّهُ لِيَجۡعَلَ عَلَيۡكُم مِّنۡ حَرَجٖ وَلَٰكِن يُرِيدُ لِيُطَهِّرَكُمۡ وَلِيُتِمَّ نِعۡمَتَهُۥ عَلَيۡكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ٦﴾ المائدة: 6
{Hỡi những người có đức tin, khi nào các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì hãy rửa mặt; rồi hai tay của các ngươi đến khỏi cùi chỏ; rồi vuốt đầu của các ngươi bằng nước và rồi rửa hai bàn chân của các ngươi đến khỏi mắt cá; nếu trường hợp các ngươi bị Junub (do giao hợp, do xuất tinh) thì hãy tắm toàn thân; còn nếu như các ngươi bị bệnh hoặc đang đi du hành hoặc sau vệ sinh hoặc đã ăn nằm với vợ nhưng không tìm thấy nước thì các ngươi hãy Tayammum thay thế, (bằng cách vổ đôi bàn tay một lần) lên mặt đất bụi sạch rồi chùi đều lên gương mặt rồi chùi tiếp lên lưng đôi bàn tay của các ngươi. Rằng Allah không muốn gây khó dễ cho các ngươi bao giờ, ngược lại Ngài muốn dùng nó để tẩy sạch các ngươi và để ban đầy đủ thêm cho các ngươi hồng ân nơi Ngài, mong rằng các ngươi biết tri ân Ngài.} Al-Maa-idah: 6 (Chương 5). Trong câu Kinh Allah không hề bảo phải lấy Wudu khi ra lệnh tắm Junub, và bởi Thiên Sứ ﷺ khi đưa nước cho người đàn ông bị Junub và bảo:
{اذْهَبْ، فَأَفْرِغْهُ عَلَيْكَ}
“Anh hãy đi mà xối đều lên người anh."([21]) thấy rằng Thiên Sứ ﷺ hoàn toàn không đề cặp đến Wudu.
Ý kiến của Sheikh Al-Islam ﷺ trong vấn đề này là gần đúng nhất, vì vậy ai phải tắm bắt buộc thì không cần lấy Wudu thêm.
Dựa vào những gì phân tích ở trên thì các lý do phải tắm là một hình thức riêng biệt làm hư Wudu.
Những giáo lý liên quan đến Junub
Hỏi (78): Quí Sheikh, ngoài những lý do bắt buộc phải tắm còn có giáo lý nào liên quan đến Junub nữa không ?
Đáp: Có một vài giáo lý liên quan đến Junub như sau:
1) Người bị Junub bị cấm hành lễ Salah, không phân biệt là Salah bắt buộc hay Sunnah, kể cả Salah cho người chết cũng bị cấm.
2) Người bị Junub bị cấm đi Tawwaaf xung quanh Ka'bah.
3) Người bị Junub bị cấm sờ, cầm Qur'an.
4) Người bị Junub bị cấm ngồi trong Masjid trừ phi có Wudu.
5) Người bị Junub bị cấm xướng đọc Qur'an cho đến khi tắm xong.
Đây là năm giáo lý liên quan đến người bị Junub.
Nghi ngờ về Wudu
Hỏi (79): Quí Sheikh, việc trong lòng nảy sinh sự nghi ngờ về Wudu, có ảnh hưởng gì không ?
Đáp: Nghi ngờ về Wudu có hai dạng:
Thứ nhất: Nghi ngờ còn Wudu sau khi đã xác định bị Hadath.
Thứ hai: Nghi ngờ hư Wudu sau khi đã xác định lấy Wudu.
Loại thứ nhất: Nghi ngờ còn Wudu sau khi đã xác định bị Hadath. Trường hợp sau khi đã bị Hadath rồi tự nghi ngờ rằng mình còn Wudu hay không, thì dựa vào qui tắc: “Sự khẳng định không bị lay động bởi sự nghi ngờ" và điều khẳng định trong lúc này là chưa có Wudu nên bắt buộc anh ta lấy Wudu.
Thí dụ: Một người nảy sinh nghi ngờ khi đến giờ Zhuhr, là không biết mình có lấy Wudu hay chưa sau khi mình đã đi vệ sinh lúc nảy. Nghĩa là khoảng lúc 10 giờ sáng bị hư Wudu và đến giờ Zhuhr thì không còn nhớ rõ lúc 10 giờ khi nảy mình đã lấy Wudu hay chưa. Trường hợp này dựa theo điều đã chắc chắn là chưa có Wudu, buộc anh ta phải lấy Wudu.
Loại thứ hai: Nghi ngờ hư Wudu sau khi đã xác định lấy Wudu, trường hợp này cũng dựa vào qui tắc trên, và điều khẳng định là đã lấy Wudu nên anh ta không cần lấy lại.
Thí dụ: Một người lấy Wudu lúc 10 giờ sáng nhưng đến giờ Zhuhr lại nghi ngờ là có bị hư Wudu hay chưa. Trường hợp này anh ta vẫn còn Wudu, bởi Thiên Sứ ﷺ đã bảo một người đàn ông bị khó chịu trong bụng và nghi rằng mình đã xì hơi hay chưa:
{لَا يَخْرُجَنَّ مِنَ الْمَسْجِدِ حَتَّى يَسْمَعَ صَوْتًا أَوْ يَجِدَ رِيحًا}
“Không được rời Masjid cho đến khi nghe được tiếng xì hơi hoặc ngủi được mùi."([22])
Đối với trường hợp nghi ngờ lúc lấy Wudu, giống như không biết mình rửa mặt hay chưa; hoặc mình đã rửa tay hay chưa hoặc những điều tương tự. Điều này được chia thành bốn trường hợp:
Trường hợp 1: Thoáng nghĩ trong đầu là không biết khi nảy có rửa tay hay chưa, lúc này không cần bận tâm.
Trường hợp 2: Nẩy sinh rất nhiều nghi ngờ không biết đã vuốt đầu chưa, vuốt tai chưa, rửa mặt chưa, lúc này cũng không cần bận tâm đến.
Trường hợp 3: Nẩy sinh nghi ngờ sau khi đã xong Wudu là không biết rửa mặt chưa, rửa tay chưa, vuốt đầu chưa, lúc này cũng không cần bận tâm đến ngoại trừ đã khẳng định chưa rửa bộ phận nào đó thì buộc phải thực hiện lại.
Trường hợp 4: Nẩy sinh nghi ngờ gần như khẳng định trước khi kết thúc lấy Wudu. Lúc này bắt buộc phải dựa theo sự khẳng là có, nên phải trở lại rửa lại bộ phận đã nghi ngờ đó, rồi tiếp tục hoàn thành Wudu, thí dụ: Một người đang vuốt đầu thì sực nhớ mình chưa súc miệng và mủi, lúc này buộc phải quay lại súc miệng và mủi rồi rửa mặt và hoàn thành tiếp Wudu, bởi việc lấy Wudu theo thứ tự trước sau là bắt buộc, giống như Allah đã ra lệnh trong Qur'an và Thiên Sứ ﷺ có nói:
{أَبْدَأُ بِمَا بَدَأَ اللهُ بِهِ}
“Ta bắt đầu theo thứ tự Allah đã bắt đầu."([23]) đây là những trường hợp nẩy sinh nghi ngờ.
Các thể loại bị xem là ô uế và cách hiểu về chúng
Hỏi (80): Quí Sheikh, những loại nào bị Islam xem là ô uế và hiểu như thế nào cho đúng ?
Đáp: Là chất ô uế rơi lên hoặc dính vào vị trí sạch, lúc này bắt buộc phải tẩy rửa chất ô uế đó và cách tẩy rửa như thế nào, ra sao? Tuy vào mỗi vị trí mà có cách rửa riêng biệt:
+ Chất ô uế dính lên mặt đất thì chỉ cần xối nước lên làm mất đi vết tích ô uế đó là xong, bởi Thiên Sứ ﷺ bảo Sahabah khi Người nhìn thấy một người đàn ông đã đứng đái trong Masjid:
{دَعُوهُ وَهَرِيقُوا عَلَى بَوْلِهِ سَجْلاً مِنْ مَاءٍ}
“Các ngươi hãy để mặc y, hãy xối lên nước tiểu của y một thùng nước."([24]) còn nếu chất ô uế là dạng cô đặc thì chúng ta cần phải hốt sạch nó trước khi xối nước lên nó.
+ Chất ô uế là nước dãi chó dính lên vật dụng, quần áo thì cần phải rửa bảy lần, lần đầu tiên bằng đất và những lần còn lại bằng nước, bởi Thiên Sứ ﷺ bảo:
{طُهُورُ إِنَاءِ أَحَدِكُمْ إِذَا وَلَغَ فِيهِ الْكَلْبُ أَنْ يَغْسِلَهُ سَبْعَ مَرَّاتٍ أُولَاهُنَّ بِالتُّرَابِ}
“Tẩy sạch vật dụng của các ngươi khi bị chó liếm phải là rửa bảy lần, lần đầu tiên bằng đất."([25]) theo một đường truyền khác thì Người bảo:
{إِحْدَاهُنَّ بِالتُّرَابِ}
“... trong đó một lần bằng đất."([26])
+ Chất ô uế không phải nước dãi chó như mỡ heo, thịt heo v.v.. bị dính lên vật dụng, quần áo thì chỉ cần rửa sạch là được, không nhất thiết phải rửa mấy lần hay dùng loại chất tẩy gì miễn sau sạch là được. Ngoại trừ nước tiểu của bé trai chưa ăn dặm chỉ cần rưới nước lên vị trí bị dính nước tiểu là được, bởi đó là cung cách và chỉ thị của Thiên Sứ ﷺ. Còn khi bé ăn dặm thì cần phải giặt sạch. Và đối với bé gái dù chưa ăn dặm hay ăn dặm đều phải giặt sạch vị trí dính nước tiểu của bé.
Các giáo lý liên quan đến kinh nguyệt và máu hậu sản
Hỏi (81): Quí Sheikh, giáo lý đối với kinh nguyệt và máu hậu sản là như thế nào ?
Đáp: Theo giới ﷻ'lama: “Kinh nguyệt là loại máu tự nhiên của phụ nữ xuất ra trong số ngày nhất định của tháng, thể hiện khả năng mang thai. Allah biến máu này thành nguồn dinh dưỡng nuôi bào thai, cho nên đa số phụ nữ khi mang thai là không còn kinh nguyệt nữa."
Một khi phụ nữ ra loại máu tự nhiên này thì cần phải áp dụng một số giáo lý liên quan sau:
1) Cấm hành lễ Salah và nhịn chay, bởi Thiên Sứ ﷺ bảo:
{أَلَيْسَ إِذَا حَاضَتْ لَمْ تُصَلِّ وَلَمْ تَصُمْ ؟}
“Chẳng phải mỗi khi phụ nữ có kinh nguyệt là bị cấm hành lễ Salah và nhịn chay sao ?"([27]) Nếu phụ nữ hành lễ Salah và nhịn chay trong chu kỳ kinh nguyệt là cô ta mang tội và việc hành đạo đó bị trả lại.
2) Cấm Tawwaaf xung quanh Ka'bah, bởi Thiên Sứ ﷺ đã bảo vợ A'-ishah i khi bà có kinh nguyệt:
{افْعَلِي مَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِي بِالْبَيْتِ}
“Nàng hãy thực hiện hết mọi nghi thức hành hương Hajj ngoại trừ việc Tawwaaf xung quanh Ka'bah."([28]) và khi mọi người báo cho Thiên Sứ ﷺ biết là bà Sofiyah i đến chu kỳ thì Thiên Sứ ﷺ bảo:
{أَحَاسَبَتْنَا هِيَ ؟}
“Vậy là bà ta đã giử chân chúng ta rồi thì phải ?" Mọi người bảo: “Nhưng bà ta đã xong Tawwaaf Ifaadhoh." Thiên Sứ ﷺ bảo:
{اُخْرُجُوا}
“Vậy thì chúng ta lên đường thôi."([29]) dựa theo Hadith này, nếu phụ nữ có kinh sau khi Tawwaaf Ifaadhoh là xem như đã hoàn thành mọi nghi thức Hajj, kể cả vừa Tawwaaf Ifaadhoh xong liền đến chu kỳ thì cuộc hành hương Hajj đó đã đủ bởi phụ nữ có kinh nguyệt được phép Sa-i'.
Ngoài ra, phụ nữ có kinh nguyệt được miễn Tawwaaf Wida (chia tay), bởi theo Hadith của Abdullah bin A'bbaas k nói rất rõ ràng: “Chúng ta được lệnh phải thực hiện nghi thức Hajj cuối cùng là Tawwaaf tại Ka'bah, ngoại trừ phụ nữ có kinh nguyệt thì được miễn."([30])
3) Cấm vợ chồng giao hợp trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, bởi Allah phán:
﴿وَيَسَۡٔلُونَكَ عَنِ ٱلۡمَحِيضِۖ قُلۡ هُوَ أَذٗى فَٱعۡتَزِلُواْ ٱلنِّسَآءَ فِي ٱلۡمَحِيضِ وَلَا تَقۡرَبُوهُنَّ حَتَّىٰ يَطۡهُرۡنَۖ فَإِذَا تَطَهَّرۡنَ فَأۡتُوهُنَّ مِنۡ حَيۡثُ أَمَرَكُمُ ٱللَّهُۚ﴾ البقرة: 222
{Và mọi người hỏi Ngươi (Muhammad) về chu kỳ kinh của phụ nữ, hãy đáp: “Đó là một sự ô nhiễm. Cho nên cấm các ngươi giao hợp với các bà vợ trong suốt thời gian kinh nguyệt cho đến khi các bà chấm đứt chu kỳ. Sau khi các bà đã tắm (dứt chu kỳ) thì các ngươi được phép giao hợp với các bà như Allah đã cho phép các ngươi."} Al-Baqarah: 222 (chương 2). Lưu ý, sau khi phụ nữ dứt kinh thì vẫn chưa được phép giao hợp cho đến khi các nàng tắm rửa xong, bởi Allah phán:
﴿فَإِذَا تَطَهَّرۡنَ﴾
{Sau khi các bà đã tắm (dứt chu kỳ)}, và câu Kinh khác Allah phán:
﴿وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْ﴾ المائدة: 6
{nếu trường hợp các ngươi bị Junub (do giao hợp, do xuất tinh, do dứt kinh) thì hãy tắm toàn thân.} Al-Maa-idah: 6 (Chương 5).
Tuy nhiên, người chồng được phép mơn trớn vợ trong suốt thời gian kinh nguyệt, ngoại trừ giao hợp, nhằm giải tỏa đi phần nào cảm giác ham muốn. Riêng hậu môn là tuyệt đối bị cấm quan hệ bằng đường hậu môn dù đang sạch sẽ cũng như trong chu kỳ.
4) Khi phụ nữ dứt kinh thì hãy tranh thủ tắm rửa ngay để còn thực hiện bổn phận Salah trước khi hết giờ, thí dụ: Dứt chu kỳ sau rạng đông nhưng trước mặt trời mọc - tức trong giờ Salah Fajr - bắt buộc cô ta phải tranh thủ tắm ngay để hành lễ Salah Fajr trong giờ qui định. Bởi có một số phụ nữ, nhất là trong mùa đông thường hay lơ là không mấy quan tâm đến việc tắm rửa dứt kinh nguyệt nên đôi khi các nàng trì hoãn việc tắm đến hết giờ của lễ Salah. Đây là hành động Haram (bị cấm), bởi bắt buộc các nàng phải tắm sau khi dứt kinh để còn thực hiện bổn phận Salah đúng giờ giấc qui định.
Giờ giấc của Salah không một người Muslim lại không biết và cụ thể như sao:
- Giờ Fajr là từ khi rạng đông xuất hiện đến mặt trời mọc.
- Giờ Zhuhr là từ khi mặt trời nghiên bóng đến bóng của mọi vật bằng gấp đôi nó.
- Giờ O'sr là khi giờ Zhuhr hết đến ửng vàng ở chân trời đây là thời gian được quyền lựa chọn; và đến mặt trời lặn là thời gian khẩn cấp.
- Giờ Maghrib là từ khi mặt trời lặn cho đến ánh đỏ ở chân trời biến mất.
- Giờ I'sha là khi hết giờ Maghrib cho đến nửa đêm.
Và từ sau nửa đêm trở đi là không được phép hành lễ Salah I'sha, bởi thời gian đã hết. Ngoại trừ những ai ngủ quên hoặc bị quên lãng thì được phép hành lễ I'sha trong thời gian này, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ نَامَ عَنْ صَلَاتِهِ أَوْ نَسِيَهَا فَلْيُصَلِّهَا إِذَا ذَكَرَهَا}
“Ai lỡ ngủ hoặc bị quên lãng thì hành lễ Salah bù lại khi sực nhớ."([31])
Có lẽ tất cả phụ nữ đều biết rõ màu sắc và mùi của máu kinh nguyệt, nếu trường hợp máu chảy ra khác thường như trước hoặc sau chu kỳ hoặc thời gian dài hơn chu kỳ bình thường .v.v.. thì tất cả không được xem là máu kinh nguyệt. Thí dụ: Bổng số máu ra dài hơn chu kỳ bình thường thì cô ta chỉ ngưng hành đạo đúng theo số ngày của chu kỳ bình thường trước khi bị như thế này, sau đó tắm rửa sạch sẽ và hành lễ Salah cho dù máu có đang ra.
5) Cấm người chồng li hôn vợ trong chu kỳ kinh nguyệt, nếu ai làm thế là y đã phạm phải tội lỗi, bắt buộc y phải tiếp tục sinh sống với các nàng cho đến khi dứt kinh và trước khi giao hợp với các nàng thì được phép li hôn, bởi được truyền lại chính xác là con trai của ﷻ'mar k đã li hôn vợ lúc đang kinh nguyệt, ông mang sự việc trình báo Thiên Sứ ﷺ thì Người nổi giận mà bảo:
{مُرْهُ فَلْيُرَاجِعْهَا ثُمَّ لْيُطَلِّقْهَا طَاهِرًا أَوْ حَامِلاً}
“Hãy bảo nó tiếp tục sống với vợ mình, rồi li hôn cô ta lúc sạch sẽ hoặc lúc thai nghén."([32])
Tiếc thay, ngày nay có rất nhiều tín hữu Muslim - cầu xin Allah hướng dẫn họ - rất vội vàng trong việc này, họ sẵn sàng li hôn vợ trong lúc kinh nguyệt hoặc sau khi đã ân ái trước khi chưa xác định đã mang thai hay chưa. Đây là hành động Haram bắt buộc các ông chồng phải sám hối cho hành động sai quấy này, và tiếp tục sinh sống với vợ trong thời gian này.
6) Đối với phụ nữ dứt máu hậu sản trước bốn mươi ngày thì buộc các nàng phải tắm rửa mà hành lễ Salah và nhịn chay nếu trong tháng Ramadan, bởi khi máu ngưng ra trước bốn mươi ngày thì các nàng trở nên sạch sẽ, thậm chí vợ chồng được phép ân ái.
Ngoài những giáo lý vừa nêu trên còn có rất nhiều giáo lý khác liên quan, nhưng có lẽ đây là những trường hợp mà chị em phụ nữ thường hay gặp nhất. Và có thể gọi là đầy đủ, In Shaa Allah.
Phụ nữ không ra máu sau sinh
Hỏi (82): Quí Sheikh, đối với phụ nữ không xuất huyết sau sinh có cần áp dụng giáo lý giống phụ nữ xuất huyết không ?
Đáp: Không cần, đối với phụ nữ này không cần phải tắm, và cũng không bị cấm hành lễ Salah và nhịn chay.
Giáo lý uốn thuốc ngăn chu kỳ kinh nguyệt lúc hành hương Hajj
Hỏi (83): Quí Sheikh, phụ nữ có được phép áp dụng phương pháp làm trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt như uốn thuốc ngừa thai hoặc phương pháp khác để hoàn thành nghi thức hành hương Hajj ?
Đáp: Theo nguyên lý là được phép, nếu có sự đồng ý của chồng. Tuy nhiên, tôi nhận được tin tức do một số bác sĩ thông báo rằng, đối với việc dùng thuốc ngăn chặn chu kỳ kinh nguyệt có tác dụng xấu đến sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là tử cung, mạch máu và máu .v.v. có bác sĩ nói với tôi: “Nếu phụ nữ còn trinh mà dùng loại thuốc này sẽ dẫn đến vô sinh." Cho nên, đây là cách rất nguy hiểm, giới bác sĩ bảo rằng đối với máu tự nhiên này – tức máu kinh nguyệt – nếu bị ngăn chặn không cho ra theo tự nhiên thì tất nhiên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể phụ nữ. Vì lẽ này, tôi thật lòng khuyên chị em phụ nữ Muslim không nên sử dụng phương pháp này trong tháng Ramadan hoặc trong những tháng khác.
Riêng trong thời gian hành hương Hajj và ﷻ'mroh thì đôi khi chị em không có cơ hội quay lại Makkah lần nữa thì tạm thời có thể áp dụng phương pháp này. Cầu xin Allah ban cho chị em được bình an và mạnh khỏe.
Một khi xác định được mối nguy hại thì giáo lý ra sao ?
Hỏi (84): Quí Sheikh, một khi xác định được mối nguy hại của việc sử dụng thuốc ngăn chu kỳ kinh nguyệt thì giáo lý ra sao ?
Đáp: Một khi mối nguy hại được xác định thì cấm sử dụng các loại thuốc này, bởi Allah phán:
﴿وَلَا تَقۡتُلُوٓاْ أَنفُسَكُمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ كَانَ بِكُمۡ رَحِيمٗا ٢٩﴾ النساء: 29
{Và cấm các ngưới giết hại bản thân mình, quả thật Allah rất mực độ lượng, nhân từ với các ngươi.} Al-Nisa: 29 (chương 4). Và ông A'mr bin Al-O'sr t đã áp dụng câu Kinh khi ông bị Thiên Sứ ﷺ hỏi tội, đó là ông đã bị Junub trong đêm rồi ông chỉ Tayammum do mùa đông lạnh lẽo rồi làm Imam dẫn lễ Salah, Thiên Sứ ﷺ hỏi ông:
{يَا عَمْرُو، أَصَلَّيْتَ بِأَصْحَابِكَ وَأَنْتَ جُنُبٌ}
“Này A'mr, anh dám làm Imam dẫn lễ Salah trong lúc anh bị Junub ư ?" ông đáp: “Thưa Thiên Sứ của Allah, do tôi đã nhớ lời phán của Allah:
﴿وَلَا تَقۡتُلُوٓاْ أَنفُسَكُمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ كَانَ بِكُمۡ رَحِيمٗا ٢٩﴾
{Và cấm các ngưới giết hại bản thân mình, quả thật Allah rất mực độ lượng, nhân từ với các ngươi.}" thế là Thiên Sứ ﷺ mĩm cười hoặc đã bật cười, và hài lòng theo cách ứng xử của ông.([33]) dựa theo bằng chứng này thì bất cứ điều nào có hại đến cơ thể hoặc sức khỏe con người đều bị Islam cấm con người sử dụng nó.
dkf
Mục Lục
Trang | Tiêu Đề | STT |
PHẦN HỎI ĐÁP VỀ ĐỨC TIN | ||
Sự thật về sự sạch sẽ | 54 | |
Nguyên thủy của việc tẩy rửa | 55 | |
Thay thế chất nguyên thủy khi tẩy rửa | 56 | |
Nghi thức Wudu | 57 | |
Những điều làm hư Wudu | 58 | |
Những điều bắt buộc tắm | 59 | |
Giáo lý chùi lên Khuf - giầy lót - và các điều kiện | 60 | |
Các điều kiện của Khuf và vớ chân | 61 | |
Giáo lý việc chùi lên vớ chân | 62 | |
Những lý do bắt buộc tắm có làm hư Wudu không ? | 63 | |
Những giáo lý liên quan đến Junub | 64 | |
Nghi ngờ về Wudu | 65 | |
Các thể loại bị xem là ô uế và cách hiểu về chúng | 66 | |
Các giáo lý liên quan đến kinh nguyệt và máu hậu sản | 67 | |
Phụ nữ không ra máu sau sinh | 68 | |
Giáo lý uốn thuốc ngăn chu kỳ kinh nguyệt lúc hành hương Hajj | 69 | |
Một khi xác định được mối nguy hại thì giáo lý ra sao ? | 70 |
([1]) Hadith do Muslim ghi số (1718).
([2]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (283) và Muslim ghi số (371).
([3]) Hadith do Al-Bukhari số (13) và Muslim ghi số (45 & 71).
([4]) Hadith do Abu Dawood ghi số (650) và Ahmad ghi trong Musnad số (3/411).
([5]) Ý nghĩa: {Tôi xin tuyên thệ không có Thượng Đế nào đích thực ngoại trừ Allah duy nhất không có cộng tác với Ngài và chứng nhận rằng Muhammad là bề tôi và cũng là vị Thiên Sứ của Ngài.}
([6]) Ý nghĩa: {Lạy Allah, xin hãy biến bề tôi thành một trong những người thành thật sám hối và hãy thu nạp bề tôi vào nhóm người sạch sẽ}
([7]) Hadith do Al-Timizhi ghi số (55).
([8]) Hadith do Al-Tirmizhi ghi số (96), Al-Nasaa-i ghi số (127), Ibnu Maajah ghi số (478) và Ahmad ghi số (4/239 – 240), Al-Tirmizhi nói: “Hasan Soheeh."
([9]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (137) và Muslim ghi số (361).
([10]) Hadith do Muslim ghi số (360).
([11]) Hadith do Abu Dawood ghi số (184), Al-Tirmizhi ghi số (81) và Ahmad ghi số (4/288), được Sheikh Al-Albaani xác thực là Soheeh trong bộ Al-Irwa số (1/152).
([12]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (137) và Muslim ghi số (361).
([13]) Hadith do Muslim ghi số (343).
([14]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (291) và Muslim ghi số (348).
([15]) Hadith do Muslim ghi số (334).
([16]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (1253) và Muslim ghi số (939)
([17]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (1265) và Muslim ghi số (1206)
([18]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (206) và Muslim ghi số (274).
([19]) Hadith do Al-Tirmizhi ghi số (96), Al-Nasaa-i ghi số (127), Ibnu Maajah ghi số (478) và Ahmad ghi số (4/239 – 240), Al-Tirmizhi nói: “Hasan Soheeh."
([20]) Hadith do Muslim ghi số (276).
([21]) Hadith là một phần trong Hadith dài của I'mron bin Husain t do Al-Bukhari ghi số (344).
([22]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (137) và Muslim ghi số (361).
([23]) Hadith do Muslim ghi số (1218), đây là một phần của Hadith do Jaabir t kể về nghi thức hành hương Hajj của Thiên Sứ ﷺ.
([24]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (220).
([25]) Hadith do Muslim ghi số (677).
([26]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (172) và Muslim ghi số (279).
([27]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (304).
([28]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (305) và Muslim ghi số (1211).
([29]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (1733) và Muslim ghi số (1211).
([30]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (1755) và Muslim ghi số (1328).
([31]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (597) và Muslim ghi số (684).
([32]) Hadith do Muslim ghi số (1471).
([33]) Hadith do Abdu Dawood ghi số (334).