Riyadh Saaliheen (Những Ngôi Vườn Của Những Người Ngoan Đạo) Hãy Giúp Đỡ Nhau Trên Điều Thiện & Ngoan Đạo
Các danh mục
Full Description
- Riyadh Saalihﷺﷺn
- (Những Ngôi Vườn Của Những Người Ngoan Đạo)
- Hãy Giúp Đỡ Nhau Trên Điều Thiện & Ngoan Đạo
- شرح رياض الصالحين – باب التعاون على البر والتقوى –
Riyadh Saalihﷺﷺn
(Những Ngôi Vườn Của Những Người Ngoan Đạo)
Hãy Giúp Đỡ Nhau Trên Điều Thiện & Ngoan Đạo
شرح رياض الصالحين – باب التعاون على البر والتقوى –
>Tiếng Việt – Viﷺtnamﷺsﷺ –< فيتنامية
Chương 21
Hãy Giúp Đỡ Nhau Trên Điều Thiện & Ngoan Đạo
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَتَعَاوَنُواْ عَلَى ٱلۡبِرِّ وَٱلتَّقۡوَىٰۖ﴾ [سورة المائدة: 2]
{Hãy giúp đỡ nhau trong những điều đạo đức và Taqwa (kính sợ Allah.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 2). Allah phán bảo các bề tôi có đức tin của Ngài giúp đỡ nhau làm điều thiện và ngoan đạo cũng như giúp đỡ nhau từ bỏ nhiều điều trái lệnh Ngài.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَٱلۡعَصۡرِ ١ إِنَّ ٱلۡإِنسَٰنَ لَفِي خُسۡرٍ ٢ إِلَّا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَعَمِلُواْ ٱلصَّٰلِحَٰتِ وَتَوَاصَوۡاْ بِٱلۡحَقِّ وَتَوَاصَوۡاْ بِٱلصَّبۡرِ ٣﴾ [سورة العصر: 1 - 3]
{Thề bởi thời gian, quả thật, con người chắc chắn luôn ở trong sự thua thiệt, ngoại trừ những ai tin tưởng, làm những điều ngoan đạo thiện tốt, khuyên bảo nhau điều chân lý và khuyên bảo nhau biết kiên nhẫn.} (Chương 103 – Al-Asr, câu 1 -3).
Imam Ash-Sha-fi’y ﷺ nói: Quả thật nhân loại hay đa số nhân loại thường không bận tâm suy ngẫm về chương Kinh này.
Giải thích lời của Imam Ash-Sha-fi’y vừa nêu trên, ông Muhammad bin Abdul-Wahaab ﷺ nói: Imam Ash-Sha-fi’y ﷺ nói: “Giả sử Allah không ban xuống lời mặc khải nào cho nhân loại ngoại trừ duy nhất chương Kinh này thì chắc chắn cũng đã đủ cho họ”. Có nghĩa là chương Kinh bao hàm mọi hoàn cảnh và tình huống của nhân loại; Allah phán rằng tất cả nhân loại đều ở trong tình trạng thua thiệt ngoại trừ những ai có đức tin, làm điều thiện và biết kiên nhẫn chịu đựng.
Để làm rõ thêm ý của Imam Ash-Sha-fi’y trong câu nói “Giả sử Allah không ban xuống lời mặc khải nào cho nhân loại ngoại trừ duy nhất chương Kinh này thì chắc chắn cũng đã đủ cho họ”, học giả Ibnu Al-Qayyim nói: “Làm rõ cho câu nói đó là bốn điều mà một người cần phải có để đạt được sự thành công. Điều thứ nhất: nhận biết chân lý, điều thứ hai: thực hành thﷺo chân lý, điều thứ ba: truyền dạy chân lý cho ai chưa nhận thức rõ về nó, và điều thứ tư: kiên nhẫn chịu đựng trong việc học hỏi, thực hành và truyền dạy chân lý. Allah đề cấp đến bốn điều này trong chương Kinh, Ngài thề bởi thời gian rằng tất cả mỗi một con người đều ở trong tình trạng thua thiệt ngoại trừ: {ngoại trừ những ai tin tưởng} tức những người đã nhận thức được chân lý, và {làm những điều ngoan đạo thiện tốt} có nghĩa làm thﷺo chân lý, và {khuyên bảo nhau điều chân lý} tức truyền dạy chân lý cho ai chưa nhận thức, và {và khuyên bảo nhau biết kiên nhẫn} có nghĩa biết kiên nhẫn chịu đựng trong việc học hỏi, thực hành và truyền dạy chân lý.”.
Hadith 179:
Ông Abu Abdurrahman Zaid bin Kha-lid Al-Juhaini t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah ﷺ nói:
{مَنْ جَهَّزَ غَازِيًا فِى سَبِيلِ اللهِ فَقَدْ غَزَا وَمَنْ خَلَفَهُ فِى أَهْلِهِ بِخَيْرٍ فَقَدْ غَزَا} متفق عليه.
“Ai chuẩn bị cho người đi chinh chiến trên con đường chính nghĩa của Allah thì coi như đã tham gia đi chinh chiến, còn ai thay mặt trông coi và giúp đỡ người nhà của người đi chinh chiến thì cũng coi như đã tham gia đi chinh chiến.” (Albukhari, Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith kêu gọi người tín đồ Muslim đóng góp công sức cho cuộc chinh chiến vì con đường chính nghĩa của Allah nếu có; và người đóng góp công sức cho cuộc chinh chiến cũng giống như người trực tiếp tham gia chinh chiến.
- Hadith khẳng định việc giúp đỡ và hỗ trợ điều thiện tốt sẽ được ban cho ân phước giống như người trực tiếp thực hiện điều thiện tốt.
Hadith 180:
Ông Abu Sa’ﷺﷺd Al-Khudri thuật lại, nói: Thiên sứ của Allah muốn cử người đi kêu gọi dòng họ Lihyaan thuộc bộ tộc Huzdail, Người nói:
{لِيَنْبَعِثْ مِنْ كُلِّ رَجُلَيْنِ أَحَدُهُمَا وَالأَجْرُ بَيْنَهُمَا} رواه مسلم.
“Ta sẽ cử đi từ mỗi một trong hai người đàn ông nhưng phần ân phước là cho cả hai.” (Muslim).
Ý Thiên sứ của Allah ﷺ rằng Người sẽ không cử toàn bộ những người đàn ông của một nhóm người nào đó hoặc của một khu vực nào đó đi Jihaad mà Người sẽ chọn một số trong họ, nhưng những người ở lại vẫn được ân phước giống như những người ra đi bởi vì Người sẽ giao cho họ trách nhiệm thay mặt trông coi và chăm sóc người nhà của những người ra đi.
Hadith 181:
Ông Ibnu Abbas t thuật lại, nói: Thiên sứ của Allah ﷺ gặp được một đoàn người tại Rawha’ (khu vực gần Madinah). Người ﷺ hỏi: “Nhóm người này là ai?”. Họ nói: Những người Muslim; còn ông là ai? Người ﷺ nói: “Thiên sứ của Allah”. Thế là một phụ nữ dẫn đứa bé ra trước mặt Người và nói: Nó có hành hương Hajj không? Người ﷺ nói:
{نَعَمْ وَلَكِ أَجْرٌ } رواه مسلم.
“Có, và bà sẽ được ân phước” (Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith cho biết rằng người trợ giúp trong việc tuân lệnh Allah I cũng được ban ân phước giống như người thực hiện.
- Hadith là bằng chứng khẳng định cuộc hành hương Hajj của trẻ con có giá trị và được ban cho ân phước, tuy nhiên, cuộc hành hương đó không có giá trị cho cuộc hành hương bắt buộc của Islam sau khi đã trưởng thành.
Hadith 182:
Ông Abu Musa Al-Ash’ary t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah ﷺ nói:
{الْخَازِنُ الْمُسْلِمُ الأَمِينُ الَّذِى يُنْفِذُ - وَرُبَّمَا قَالَ يُعْطِى - مَا أُمِرَ بِهِ كَامِلاً مُوَفَّرًا طَيِّبٌ بِهِ نَفْسُهُ ، فَيَدْفَعُهُ إِلَى الَّذِى أُمِرَ لَهُ بِهِ ، أَحَدُ الْمُتَصَدِّقَيْنِ} متفق عليه.
“Người Muslim trung thực và ngay chính được ủy quyền giữ tài sản lớn và y thực hiện đúng trách nhiệm được ủy thác một cách không tham lam, không có lòng đố kỵ rồi y trả lại người chủ đầy đủ khi được yêu cầu.” (Albukhari, Muslim).
* Bài học từ Hadith:
- Hadith kêu gọi người Muslim giúp đỡ lẫn nhau. Nếu như có ai đó cần giúp đỡ thì người Muslim có khả năng và điều kiện giúp đỡ hãy cố gắng giúp đỡ họ.
- Và những ai cùng tham gia chia sẽ công việc để mang lại lợi ích cũng như ngăn chặn sự thiệt hại dù không được hưởng bất cứ lợi ích nào cho bản thân thì đều được ban cho ân phước rất lớn.
- Hadith cũng khẳng định bản chất của người Muslim, đó là trung thực, ngay chính, rộng lượng và hãy giúp đỡ mọi người.