×
Lễ Nghĩa Trong Cầu Nguyện: Cầu nguyện là một hình thức thờ phượng rất được Allah yêu thích, để lời cầu nguyện của mình được Allah chấp nhận tín đồ Muslim cần phải áp dụng cho lễ nghĩa trong bài viết, có thế mai ra lời cầu xin mau được Allah đáp lại.

    Lễ Nghĩa Trong Cầu Nguyện

    > Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية <

    Biên soạn

    Abu Zaytune Usman Ibrahim

    —™

    Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa

    آداب الدعاء

    « باللغة الفيتنامية »

    جمع وترتيب:

    أبو زيتون عثمان إبراهيم

    —™

    مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

    الحَمْدُ للهِ الَّذِيْ هَدَانَا لِلْإِسْلاَمِ وَالصَّلاَةُ وَالسَّلاَمُ عَلىَ أَشْرَفِ الأَنْبِيَاء وَالمُرْسَلِيْنَ، نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلىَ آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ، وَبَعْدُ:

    Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:

    ﴿وَإِذَا سَأَلَكَ عِبَادِي عَنِّي فَإِنِّي قَرِيبٌۖ أُجِيبُ دَعۡوَةَ ٱلدَّاعِ إِذَا دَعَانِۖ فَلۡيَسۡتَجِيبُواْ لِي وَلۡيُؤۡمِنُواْ بِي لَعَلَّهُمۡ يَرۡشُدُونَ ١٨٦﴾ [سورة البقرة: 186]

    {Và khi bầy tôi của TA (Allah) hỏi Ngươi (Muhammad) về TA thì Ngươi hãy bảo họ rằng TA ở rất gần. TA sẽ đáp lại lời cầu xin của người nguyện cầu khi nào y cầu xin TA. Do đó, họ hãy đáp lại mệnh lệnh của TA và tin tưởng nơi TA để may ra họ được hướng dẫn đúng đường.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 186).

    Allah, Thượng Đế Tối Cao và Nhân Từ phán bảo vị Thiên sứ của Ngài, Muhammad e, nói với nhân loại rằng Ngài luôn ở gần kề bên họ, Ngài luôn nhìn thấy và nghe thấy, và Ngài luôn đáp lại lời cầu xin, khấn vái của bất cứ người bề tôi nào thành tâm hướng về Ngài, tha thiết mong mỏi sự ban phát ở nơi Ngài.

    Nói đến sự cầu nguyện khấn vái thì giới học giả phân thành hai dạng : Du-a Ibaadah và Du-a Mas-alah.

    Du-a Ibaadah có nghĩa là sự cầu nguyện khấn vái mang tính chất thờ phượng. Du-a Ibaadah là những hình thức thờ phượng mà Allah đã sắc lệnh cho người bề tôi như dâng lễ nguyện Salah, nhịn chay, đi hành hương Hajj,..., và cũng nằm trong dạng Du-a Ibdaadah này còn có những lời Zikir, những lời Du-a mà Thiên sứ của Allah đã chỉ dạy các tín đồ vào những thời điểm cũng như những hoàn cảnh nhất định, chẳng hạn như Du-a khi ra và vào nhà, Du-a khi vào ra Masjid, Du-a sau Wudu’, Du-a sau Azaan, Du-a khi đi ngủ, Du-a khi vào và ra nhà vệ sinh, Du-a khi khởi hành đi xa, ... Du-a ở dạng này, người Muslim phải làm đúng theo cung cách và sự chỉ dạy của Thiên sứ, nếu làm khác cung cách và sự chỉ dạy của Thiên sứ thì đó là việc làm Bid’ah và mọi điều Bid’ah đều lệch lạc như Người đã nói (كُلُّ بِدْعَةٍ ضَلَالَةٌ).

    Dạng cầu nguyện và khấn vái thứ hai được giới học giả gọi là Du-a Mas-alah; có nghĩa là sự cầu xin và khấn vái Allah I về những điều mà người cầu xin mong muốn không theo một cung cách và nghi thức nhất định nào, cũng không theo một không gian hay khoảng thời giàn nào, chẳng hạn cầu xin Allah I tha thứ, cầu xin Ngài thương xót, cầu xin Ngài ban cho sức khỏe và bằng an, cầu xin Ngài làm ăn phát đạt, cầu xin Ngài mua bán thuận lợi, cầu xin Ngài có công việc tốt, cầu xin Ngài sự giàu có, cầu xin Ngài phù hộ tránh khỏi điều xấu, ...

    Giới học giả phân chia sự cầu nguyện khấn vái thành hai dạng để chúng ta hiểu đâu là hình thức thờ phượng được qui định thành những nghi lễ cụ thể và đâu là hình thức thờ phượng mang phong cách tự do không bị ràng buộc bởi không gian và thời gian, chứ thật ra sự cầu nguyện khấn vái dù ở dạng nào cũng là sự thờ phượng Allah I. Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah I:

    ﴿وَقَالَ رَبُّكُمُ ٱدۡعُونِيٓ أَسۡتَجِبۡ لَكُمۡۚ إِنَّ ٱلَّذِينَ يَسۡتَكۡبِرُونَ عَنۡ عِبَادَتِي سَيَدۡخُلُونَ جَهَنَّمَ دَاخِرِينَ ٦٠﴾ [سورة غافر: 60]

    {Và Thượng Đế của các ngươi nói với các ngươi rằng hãy khấn vái cầu xin TA (Allah), TA sẽ đáp lại lời cầu xin của các ngươi. Quả thật, những ai kiêu ngạo xem thường việc thờ phượng TA thì sẽ đi vào Hỏa ngục một cách nhục nhã.} (Chương 40 – Ghafir, câu 60).

    Những ai kiêu ngạo xem thường việc thờ phượng TA có nghĩa là những ai kiêu ngạo xem thường sự cầu nguyện khấn vái TA tức không chịu cầu xin khấn vái TA. Như vậy, trong câu Kinh này chính Allah I đã gọi việc cầu xin khấn vái Ngài là sự thờ phượng Ngài.

    Thiên sứ của Allah e nói:

    {الدُّعَاءُ هُوَ الْعِبَادَةُ} رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه وأحمد

    “Cầu nguyện khấn vái là sự thờ phượng” (Abu Dawood, Tirmizdi, Ibnu Majah, và Ahmand).

    {الدُّعَاءُ مُخُّ الْعِبَادَةِ} رواه الترمذي

    “Cầu nguyện khấn vái là não bộ của sự thờ phượng.” (Tirmizdi).

    Như vậy, người tín đồ Muslim có đức tin nơi Allah I, nơi vị Thiên sứ của Ngài và nơi cuộc sống cõi Đời Sau phải thường xuyên cầu xin Allah I, bởi lẽ việc cầu xin khấn vái Allah I không chỉ đơn thuần là sự cầu xin khấn vái mà còn là sự thờ phượng.

    Và nếu cho dù sự cầu xin khấn vái chỉ đơn thuần là sự cầu xin khấn vái thì người có đức tin cũng cần phải luôn cầu xin khấn vái Allah bởi lẽ con người luôn cần đến sự phù hộ, che chở và ban phúc của Allah.

    Tại sao chúng ta không cầu xin Allah I khi Ngài là Đấng làm cho chết và làm cho sống?!

    Tại sao chúng ta không cầu xin Allah I khi Ngài là Đấng tạo ra các căn bệnh và làm cho khỏi bệnh?!

    Tại sao chúng ta không cầu xin Allah I khi Ngài là Đấng ban bổng lộc và nuôi dưỡng tất cả mọi tạo sinh?

    Tại sao chúng ta không cầu xin Allah I khi Ngài là Đấng Toàn Năng trên tất cả mọi thứ, bất cứ điều gì Ngài muốn thì Ngài chỉ cần nói “Hãy thành!” thì nó sẽ thành đúng theo ý của Ngài?!

    Tại sao chúng ta không cầu xin Allah I khi Ngài phán bảo:

    ﴿ٱدۡعُونِيٓ أَسۡتَجِبۡ لَكُمۡۚ﴾ [سورة غافر: 60]

    {Hãy khấn vái cầu xin TA (Allah), TA sẽ đáp lại lời cầu xin của các ngươi.} (Chương 40 – Ghafir, câu 60)?!

    Tại sao chúng ta không cầu xin Allah I khi Thiên sứ của Allah e thông tin cho chúng ta biết, Người nói:

    {إِنَّ اللهَ حَيِيٌّ كَرِيمٌ يَسْتَحِي إِذَا رَفَعَ الرَّجُلُ إِلَيْهِ يَدَيْهِ أَنْ يَرُدَّهُمَا صِفْرًا} رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه وأحمد

    “Quả thật, Allah, Đấng Bất Diệt và Quảng Đại mắc cỡ khi một người ngửa đôi bàn tay lên cầu xin Ngài mà Ngài không đáp lại gì cả.” (Abu Dawood, Tirmizhi, Ibnu Majah, và Ahmand).

    Có người không hiểu đã vội vã khẳng định rằng: tôi đã cầu xin Allah I rất nhiều và rất nhiều nhưng không thấy Ngài đáp lại gì cả, ...

    Đây là sự nhận định sai lầm bởi vì một khi Allah I đã hứa thì Ngài chắc chắn sẽ thực hiện lời hứa, Ngài hứa sẽ đáp lại sự cầu xin cho những ai cầu xin Ngài thì đó là sự thật, chắc chắc Ngài sẽ thực hiện. Tuy nhiên, có những người cầu xin Allah I nhưng không thấy sự đáp lại của Ngài, nguyên nhân không phải là do Allah I không giữ lời hứa hay do Ngài không có khả năng đáp lại - bởi vì Ngài là Đấng Toàn Năng và luôn giữ lời hứa – mà nguyên nhân là do người cầu xin đó không làm đúng theo yêu cầu của Ngài cũng như không có lễ nghĩa trong cung cách cầu xin khấn vái.

    Một người cầu xin Allah I muốn được Ngài đáp lại lời cầu xin của mình thì y nên cầu xin Ngài trong những lễ nghĩa sau đây:

    1- Phải ăn uống những thứ Halal và phải mặc những thứ Halal.

    Thiên sứ của Allah e nói:

    {إِنَّ اللهَ طَيِّبٌ لاَ يَقْبَلُ إِلاَّ طَيِّبًا ... ثُمَّ ذَكَرَ الرَّجُلَ يُطِيلُ السَّفَرَ أَشْعَثَ أَغْبَرَ يَمُدُّ يَدَيْهِ إِلَى السَّمَاءِ يَا رَبِّ يَا رَبِّ وَمَطْعَمُهُ حَرَامٌ وَمَشْرَبُهُ حَرَامٌ وَمَلْبَسُهُ حَرَامٌ وَغُذِىَ بِالْحَرَامِ فَأَنَّى يُسْتَجَابُ لِذَلِكَ} رواه مسلم

    “Quả thật, Allah là Đấng tốt lành, Ngài chỉ đón nhận những điều tốt lành ... ” sau đó Người nhắc đến một người đàn ông đã trải qua một chuyến lộ trình dài, cơ thể đã mỏi mệt và kiệt sức, ông ta ngửa đôi bàn tay và giơ lên trời cầu xin:يَا رَبِّ يَا رَبِّ” – “Ôi Thượng Đế, Lạy Thượng Đế” nhưng y đã ăn thức ăn Haram, uống thức uống Haram và mặc quần áo Haram, y sống bằng đồng tiền Haram thì làm sao Allah đáp lại lời cầu xin của y.” (Muslim)

    2- Điều lễ nghĩa thứ hai trong cung cách cầu xin khấn vái Allah I: người cầu xin hãy cầu xin với tiếng nói khẻ, chỉ vừa đủ nghe cho bản thân mình, không nên cầu xin một cách lớn tiếng. Allah I đã đưa ra hình ảnh của Nabi Zakariya u làm điển hình về cung cách cầu xin, Ngài phán:

    ﴿إِذۡ نَادَىٰ رَبَّهُۥ نِدَآءً خَفِيّٗا ٣﴾ [سورة مريم: 3]

    {Các ngươi hãy nhớ lại khi Y (Zakariya) âm thầm cầu xin Thượng Đế của Y.} (Chương 19 – Maryam, câu 3).

    3- Một trong những điều lễ nghĩa của cầu xin và khấn vái là không bày ra những hình thức cũng như những nghi lễ làm cho việc cầu xin trở nên khó khăn và phức tạp, trong khi việc cầu xin khấn vái là việc làm rất đơn giản và nhẹ nhàng. Chúng ta có thể cầu xin và khấn vái Allah I bất cứ lúc nào chúng ta muốn, chúng ta có thể cầu xin Allah I trong lễ nguyện Salah lúc Ruku’a, lúc Sujud, và ngoài lễ nguyện Salah chúng ta có thể đứng hay ngồi trong lúc cầu xin.

    4- Một điều lễ nghĩa tiếp theo trong việc cầu xin và khấn vái Allah I là người cầu xin nên hướng mặt về phía Qiblah nếu như không gặp trở ngại và khó khăn. Đây là điều Sunnah trong việc cầu xin, bằng chứng cho điều này là khi Thiên sứ của Allah e cầu mưa (Istiqa’) thì Người hướng mặt về phía Qiblah, tương tự, ở trận chiến Badr Người cũng đã hướng mặt về Qiblah trong nhiều lần cầu nguyện Allah I.

    5- Một trong những lễ nghĩa khi cầu nguyện khấn vái mà người cầu xin không nên bỏ qua, đó là ngửa đôi bàn tay và giơ lên lúc cầu xin khấn vái, bởi vì việc ngửa đôi bàn tay và giơ lên lúc cầu xin khấn vái là một trong những nguyên nhân được Allah I đáp lại lời cầu xin; Thiên sứ của Allah e nói:

    {إِنَّ اللهَ حَيِيٌّ كَرِيمٌ يَسْتَحِي إِذَا رَفَعَ الرَّجُلُ إِلَيْهِ يَدَيْهِ أَنْ يَرُدَّهُمَا صِفْرًا} رواه الترمذي

    “Quả thật, Allah, Đấng Bất Diệt và Quảng Đại mắc cỡ khi một người ngửa đôi bàn tay lên cầu xin Ngài mà Ngài không đáp lại gì cả.” (Abu Dawood, Tirmizhi, Ibnu Majah, và Ahmand).

    Trong lúc Thiên sứ của Allah e cầu mưa, Người đã ngửa đôi bàn tay và giơ lên cao đến nỗi thấy cả phần nách của Người. Tuy nhiên, có những lúc, những trường hợp Thiên sứ của Allah e không giơ tay lên thì chúng ta không được phép giơ tay lên như: lúc Du-a trong thuyết giảng ngày thứ sáu thì không được phép giơ tay lên trừ phi lúc Imam cầu mưa (Istisqa’) thì Imam giơ tay lên và những người Ma’mum cũng vậy, không giơ tay lên lúc Du-a Istiftaah (phần Du-a ngay sau khi Takbir Ihram trong Salah), không giơ tay lên lúc Du-a giữa hai Sujud, không giơ tay trong Du-a lúc Tashahud, ..

    6- Một trong những điều lễ nghĩa của cung cách cầu xin khấn vái Allah I là người cầu xin nên bắt đầu bằng lời ca ngợi và tán dương Allah I và kết thúc bằng lời Salawat cho Thiên sứ của Allah e.

    Thiết nghĩ, khi chúng ta muốn nhờ vả và xin sự trợ giúp của một ai đó trong nhân loại thì chúng ta thường có những lời khen ngợi và những lời nói tốt đẹp đến người đó trước khi bắt đầu lời thỉnh cầu và nhờ vả. Giữa con người với con người thì chúng ta cũng đã làm như vậy, thế thì tại sao với Allah, Đấng Tối Cao, Đấng Vĩ Đại, Đấng Toàn Năng, Đấng đáng được ca ngợi và tán dương thì chúng ta lại không tán dương và ca ngợi Ngài trước khi bắt đầu lời cầu xin, khấn vài Ngài. Tại sao chúng ta lại không tán dương và ca ngợi Ngài trong khi tất cả mọi vạn vật đều ca ngợi và tán dương Ngài?! Tại sao chúng ta lại không tán dương và ca tụng Ngài khi Ngài ra lệnh:

    ﴿وَلِلَّهِ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰ فَٱدۡعُوهُ بِهَاۖ ﴾ [سورة الأعراف: 180]

    {Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất, bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó.} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 180).

    Chúng ta hãy nói: Ôi Đấng Hằng Tha thứ xin hãy tha thứ cho bề tôi, ôi Đấng Ban Phát bổng lộc xin hãy ban bổng lộc cho bề tôi...

    Còn việc kết thúc lời cầu xin khấn vái Allah I bằng lời Salawat cho Thiên sứ của Allah e thì chúng ta hãy nhớ lời dạy của Người, Người nói:

    {مَنْ صَلَّى عَلَىَّ وَاحِدَةً صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ عَشْرًا} رواه مسلم

    “Ai Salawat cho Ta một lần Allah sẽ Salalwat cho người đó mười lần” (Muslim).

    Có nghĩa là ai cầu xin bằng an và phúc lành cho Thiên sứ của Allah e một lần thì Allah I sẽ ban bằng an và phúc lành cho người đó đến mười lần, Subha-nallah, vậy còn gì mà chúng ta lại không chịu Salawat cho Thiên sứ của Allah e đặc biệt trong lúc cầu xin khấn vái Allah I?!

    7- Một điều lễ nghĩa khác trong cung cách cầu xin khấn vái Allah I mà người cầu xin không nên bỏ qua, đó là hãy nói lời Amin khi kết thức sự cầu xin.

    Một Hadith được Abu Dawood ghi lại ràng ông Abu Zuhair t, một vị Sahabah thuật lại, nói: Có lần chúng tôi đi cùng với Thiên sứ của Allah e, vào một đêm chúng tôi đi ngang qua một người đàn ông đang tha thiết khẩn cầu Allah I. Thiên sứ của Allah e dừng lại lắng nghe rồi Người nói:

    {أَوْجَبَ إِنْ خَتَمَ}

    “Chắc chắn sẽ được đáp lại nếu y có sự kết thúc”

    Một người trong chúng tôi hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, kết thúc bằng điều gì? Thiên sứ của Allah e nói:

    {بِآمِينَ فَإِنَّهُ إِنْ خَتَمَ بِآمِينَ فَقَدْ أَوْجَبَ} أبو داود

    “Bằng lời Amin, nếu y kết thúc với lời Amin thì chắc chắn lời cầu xin đó sẽ được đáp lại” (Abu Dawood).

    Cho nên, người cầu xin đừng nên bỏ qua lời Amin này khi kết thúc việc cầu xin khấn vái I Allah, bởi đó là một trong những nguyên nhân được Allah I đáp lại sự thỉnh cầu.

    8- Một trong những điều lễ nghĩa của cung cách cầu nguyện khấn vái Allah I là người cầu xin nên chọn giờ giấc và thời điểm cho việc cầu xin khấn vái, bởi vì có những giờ giấc và những thời điểm lời cầu xin được Allah I đáp lại nhiều hơn những thời điểm và giờ giấc khác.

    Một số thời khắc tiêu biểu mà người cầu xin không nên bỏ lỡ việc cầu xin khấn vái Allah I:

    - Khoảng thời gian giữa Azaan và Iqamah

    {الدُّعَاءُ لاَ يُرَدُّ بَيْنَ الأَذَانِ وَالإِقَامَةِ} رواه الترمذي وأحمد

    “Sự cầu nguyện giữa Azaan và Iqamah không bị từ chối (tức được Allah đáp lại) (Tirmizdi, Ahmad).

    - Khoảng một phần ba thời gian còn lại của đêm tức khoảng từ 1h khuya cho tới trước giờ Azaan Fajar. Đây là khoảng thời gian mà Thiên sứ của Allah e cho chúng ta biết rằng Allah I đi xuống tầng trời hạ giới và phán rằng ai cầu xin Ngài tha thứ thì Ngài sẽ tha thứ, ai cầu xin Ngài bất cứ điều gì thì Ngài sẽ ban cho điều đó .. Subha-nallah ..

    - Lúc Sujud khi dâng lễ nguyện Salah.

    {أَقْرَبُ مَا يَكُونُ الْعَبْدُ مِنْ رَبِّهِ وَهُوَ سَاجِدٌ فَأَكْثِرُوا الدُّعَاءَ} رواه مسلم

    “Khoảng cách gần nhất giữa người bề tôi với Thượng Đế của y là lúc y Sujud; bởi thế các ngươi hãy cầu xin thật nhiều (trong lúc Sujud) (Muslim).

    - Vào cuối mỗi lễ nguyện Salah bắt buộc trước Salam.

    - Khoảng thời gian từ lúc Imam ngồi lên bục giảng thuyết ngày thứ sáu cho đến khi dâng lễ nguyện Salah.

    - Vào giờ cuối của ngày thứ sáu vào lúc sau Asr cho đến Maghrib. Đây là khoảng thời gian mà lời cầu xin được đáp lại.

    - Lúc trời mưa.

    9- Một trong những điều lễ nghĩa của cung cách cầu xin khấn vái Allah I là người cầu xin hãy cầu xin Allah I bằng đức tin Iman kiên định và niềm hy vọng.

    Thiên sứ của Allah e nói:

    {ادْعُوا اللهَ وَأَنْتُمْ مُوقِنُونَ بِالإِجَابَةِ وَاعْلَمُوا أَنَّ اللهَ لاَ يَسْتَجِيبُ دُعَاءً مِنْ قَلْبٍ غَافِلٍ لاَهٍ} الترمذي.

    “Các ngươi hãy cầu xin Allah bằng niềm tin kiên định rằng Allah sẽ đáp lại lời cầu xin của các ngươi, và các ngươi hãy biết rằng Allah sẽ không chấp nhận sự cầu nguyện với con tim hời hợt và lơ đễnh.” (Tirmizdi).

    10- Một điều lễ nghĩa nữa trong việc cầu xin khấn vái Allah I mà người cầu xin cần duy trì, đó là sau khi đã cầu xin cho bản thân mình, cho cha mẹ, con cái và người thân của mình thì đừng quên cầu xin cho các anh em tín hữu đồng đạo của mình; bởi việc âm thầm cầu xin cho người anh em tín hữu đồng đạo khi họ vắng mặt là nguyên nhân để Allah I chấp đáp lại điều nguyện cầu. Thiên sứ của Allah e nói:

    {مَا مِنْ عَبْدٍ مُسْلِمٍ يَدْعُو لأَخِيهِ بِظَهْرِ الْغَيْبِ إِلاَّ قَالَ الْمَلَكُ وَلَكَ بِمِثْلٍ} مسلم.

    “Không một người bề tôi Muslim nào âm thầm cầu nguyện cho người anh em đồng đạo của y mà không được vị Thiên Thần nói: và ngươi cũng được ban cho giống như thế.” (Muslim).

    Subha-nallah, còn chần chừ gì nữa, còn lo ngại gì nữa mà không cầu xin cho người anh em đồng đạo của mình, khi chúng ta cầu xin điều tốt đẹp nào cho người anh em đồng đạo của mình thì Thiên thần sẽ cầu xin lại cho chúng ta giống như vậy, và lời cầu xin của Thiên thần luôn được Allah I chấp nhận.

    11- Và một trong những điều lễ nghĩa của cung cách cầu xin khấn vái Allah I là người cầu xin chớ đừng cầu xin điều xấu lên con cái, người thân, anh em đồng đạo và ngay cả đó là người vô đức tin. Đó là Sunnah của Thiên sứ e, một vị Nabi nhân từ và đầy lòng thương xót

    ﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَٰكَ إِلَّا رَحۡمَةٗ لِّلۡعَٰلَمِينَ ١٠٧ ﴾ [سورة الأنبياء: 107]

    {Và TA (Allah) gửi Ngươi (Muhammad) đến cốt chỉ để mang đến hồng phúc cho toàn nhân loại.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 107).

    ¯ Một điều cuối cùng xin lưu ý đến quí anh em tín hữu rằng khi chúng ta cầu xin khấn vái Allah I thì chúng ta chớ nên vội vàng nói rằng tôi đã cầu nguyện nhiều lắm rồi mà chẳng thấy Allah I đáp lại gì cả. Thiên sứ của Allah e nói:

    {يُسْتَجَابُ لأَحَدِكُمْ مَا لَمْ يَعْجَلْ يَقُولُ دَعَوْتُ فَلَمْ يُسْتَجَبْ لِى} رواه البخاري ومسلم

    “Ai đó trong các ngươi sẽ được đáp lại lời cầu nguyện khi y không vội vàng nói: Tôi đã cầu nguyện nhưng không thấy điều cầu nguyện được đáp lại gì cả” (Albukhari, Muslim).

    Người có đức tin không nên vội vàng mà kết luật không đúng về Allah I, bởi vì một khi Allah I đã hứa sẽ đáp lại những ai cầu xin Ngài thì chắc chắn Ngài sẽ thực hiện lời hứa đó, đó là sự thật và chắc chắn.

    Người cầu xin phải nên biết rằng khi cầu xin Allah I một điều gì đó mà không thấy điều cầu xin được đáp lại thì người đó hãy xem lại bản thân mình có làm tội lỗi hay không, có phạm những điều Haram không, hoặc đã làm đúng theo những lễ nghĩa trong cung cách cầu xin khấn vái Allah I hay chưa. Nếu như người đó không làm điều tội lỗi hoặc có làm lỗi nhưng đã chân thành sám hối với Allah I và đã cầu xin khấn vái theo đúng lễ nghĩa thì y hãy ghi nhớ lời di huấn của Thiên sứ e khi Người nói:

    {مَا مِنْ مُسْلِمٍ يَدْعُو بِدَعْوَةٍ لَيْسَ فِيهَا إِثْمٌ وَلاَ قَطِيعَةُ رَحِمٍ إِلاَّ أَعْطَاهُ اللهُ بِهَا إِحْدَى ثَلاَثٍ إِمَّا أَنْ تُعَجَّلَ لَهُ دَعْوَتُهُ وَإِمَّا أَنْ يَدَّخِرَهَا لَهُ فِى الآخِرَةِ وَإِمَّا أَنْ يَصْرِفَ عَنْهُ مِنَ السُّوءِ مِثْلَهَا} رواه أحمد والبزار

    “Bất kỳ người Muslim nào cầu nguyện với điều cầu nguyện không phải là điều xấu cũng phải là điều cắt đứt tình quan hệ máu mủ thì chắc chắn y sẽ được Allah ban cho theo ba cách: hoặc là y sẽ được điều mà y thỉnh cầu, hoặc là Ngài sẽ để dành cho y ở Đời Sau, hoặc là Ngài sẽ dùng điều y thỉnh cầu để đổi lấy một điều xấu tương tự mà Ngài đã định sẵn cho y” (Ahmad, Al-Bazaar).

    Như vậy, khi một người cầu xin Allah I phù hộ bán hết hàng hóa trong ngày hôm nay thì hoặc là Ngài sẽ cho y bán hết hàng hóa trong ngày hôm đó như y mong muốn, còn nếu không thì hãy biết rằng Ngài đã dùng điều thỉnh cầu đó để đối lấy một tai họa mà Ngài đã định sẳn cho y trong ngày hôm đó có thể là một tại nạn xe, có thể là một điều xấu nào đó; còn nếu không thì hãy biết rằng Ngài để dành điều thỉnh cầu đó cho y ở cuộc sống Đời Sau. Và chắc chắn phần ban thưởng ở Đời Sau là điều tốt đẹp nhất.

    Do đó, hãy cầu xin và cứ hãy cầu xin Allah I thật nhiều, bởi việc cầu xin Allah I chỉ mang lại điều tốt đẹp cho người bề tôi và sẽ đưa người bề tôi càng đến gần Allah I hơn.

    Cầu xin Allah I phù hộ và củng cố đức tin của bầy tôi!

    Xin Ngài hãy hướng trái tim của bầy tôi về phía Ngài!

    رَبَّنَا آَتِنَا فِي الدُّنْيَا حَسَنَةً وَفِي الْآَخِرَةِ حَسَنَةً وَقِنَا عَذَابَ النَّارِ

    وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلىَ نَبِيِّنَا مُحَمْدٍ وَعَلىَ آلِهِ وَأَصْحَابِهِ أَجْمَعِيْنَ.