×
Du-a’ (Lời Cầu Xin) Là Thờ Phượng: Bài viết phân tích rằng sự yếu ớt của con người bởi cho dù y có đạt được kiến thức, tiền bạc, sức mạnh ra sao cũng đều cần đến lời cầu xin Thượng Đế. Một khi con người không cầu xin Allah là y đã không tôn thờ Ngài và Ngài không yêu thích những kẻ tự cao, tự mãn.

 Du-a’ (Lời Cầu Xin)

 Là Thờ Phượng

 الدعاء هو العبادة

] Tiếng Việt – Vitnamsفيتنامية [

  

إِنَّ الحَمْدَ للهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِينُهُ وَنَسْتَهْدِيهِ وَنَشْكُرُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ وَنَتُوبُ إِلَيْهِ، وَنَعُوذُ بِاللهِ مِنْ شُرُورِ أَنْفُسِنَا وَسَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَن يَهْدِ اللهُ فَلَا مُضِلَّ لَهُ وَمَنْ يُضْلِلْ فَلَا هَادِيَ لَهُ. وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَلَا مَثِيلَ لَه وَلَا ضِدَّ وَلَا نِدَّ لَهُ، وَلَا شَكْلَ وَلَا صُوْرَةَ وَلَا أَعْضَاءَ لَهُ، هُوَ الإِلَهُ العَفُوُّ الغَفُورُ المُسْتَغْنِي عَنْ كُلِّ مَا سِوَاهُ وَالْمُفْتَقِرُ إِلَيْهِ كُلُّ مَا عَدَاهُ. وَأَشْهَدُ أَنَّ سَيِّدَنَا وَحَبِيبَنَا وَعَظِيمَنَا وَقَائِدَنَا وَقُرَّةَ أَعْيُنِنَا مُحَمَّدًا عَبْدُ اللهِ وَرَسُولُهُ وَصَفِيُّهُ وَحَبِيبُهُ، بَلَّغَ الرِّسَالَةَ وَأَدَّى الْأَمَانَةَ وَنَصَحَ الْأُمَّةَ، صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ صَلَاةً يَقْضِي بِهَا حَاجَاتِنَا وَيُفَرِّجُ بِها كُرُبَاتِنَا وَيَكْفِينَا بِهَا شَرَّ أَعْدَائِنَا وَسَلَّمَ عَلَيْهِ وَعَلَى صَحْبِهِ الطَّيِّبِينَ وَآلِهِ الأَطْهَارِ وَمَنْ وَالَاهُ

Ông Nu’maan bin Bashﷺﷺﷺ‬ t thuật lại rằng tôi đã ngh Thiên sứ của Allah nói trong một lần Người thuyết giảng: ((الدُّعَاء هُوَ الْعِبَادَة)) “Du-a là sự thờ phượng”.

Sau đó, Người đọc lời phán của Allah I:

 ﴿وَقَالَ رَبُّكُمُ ٱدۡعُونِيٓ أَسۡتَجِبۡ لَكُمۡۚ إِنَّ ٱلَّذِينَ يَسۡتَكۡبِرُونَ عَنۡ عِبَادَتِي سَيَدۡخُلُونَ جَهَنَّمَ دَاخِرِينَ ٦٠﴾ [سورة غافر: 60]

{Và Thượng Đế của các ngươi nói với các ngươi rằng hãy khấn vái cầu xin TA, TA sẽ đáp lại lời cầu xin của các ngươi. Quả thật, những ai kiêu ngạo xm thường việc thờ phượng TA thì sẽ đi vào Hỏa ngục một cách nhục nhã.} (Chương 40 – Ghafir, câu 60). (Abu Dawood, Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).

Ông Anas bin Malik t thuật lại lời của Thiên sứ :

((الدُّعَاءُ مُخُّ الْعِبَادَةِ))

“Du-a là bộ não của sự thờ phượng” (Tirmizdi).

Có nghĩa rằng Du-a là hình thức thờ phượng mang tính chủ đạo, nó là trung tâm của các hình thức thờ phượng khác. Hadith muốn nhắc nhở các tín đồ về tầm quan trọng của việc cầu xin khấn vái Allah I, nhắc nhở kêu gọi người bề tôi phải luôn quay về cầu xin khấn vái Allah I. Bởi lẽ nếu người bề tôi không cầu xin khấn vái Allah I có nghĩa là y đang tự cao tự đại một cách ngạo mạn trước Allah, Thượng Đế Tối Cáo, Đấng Tạo Hóa Toàn Năng.

 ﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ يَسۡتَكۡبِرُونَ عَنۡ عِبَادَتِي سَيَدۡخُلُونَ جَهَنَّمَ دَاخِرِينَ ٦٠﴾ [سورة غافر: 60]

{Quả thật, những ai kiêu ngạo xm thường việc thờ phượng TA thì sẽ đi vào Hỏa ngục một cách nhục nhã.} (Chương 40 – Ghafir, câu 60).

{Việc thờ phượng TA} được Tafsﷺﷺﷺ‬ là Du-a tức cầu nguyện, khấn vái cầu xin Allah I.

Ông Abu Huroiroh t thuật lại lời của Thiên sứ :

((مَنْ لَمْ يَدْعُ اللهَ سُبْحَانَهُ غَضِبَ عَلَيْهِ))

“Ai không cầu xin khấn vái Allah, Allah giận dữ và phẫn nộ với người đó” (Ahmad).

 ﴿وَإِذَا سَأَلَكَ عِبَادِي عَنِّي فَإِنِّي قَرِيبٌۖ أُجِيبُ دَعۡوَةَ ٱلدَّاعِ إِذَا دَعَانِۖ فَلۡيَسۡتَجِيبُواْ لِي وَلۡيُؤۡمِنُواْ بِي لَعَلَّهُمۡ يَرۡشُدُونَ ١٨٦﴾ [سورة البقرة: 186]

{Và khi bầy tôi của TA (Allah) hỏi Ngươi (Muhammad) về TA thì Ngươi hãy bảo họ rằng TA ở rất gần. TA sẽ đáp lại lời cầu xin của người nguyện cầu khi nào y cầu xin TA. Do đó, họ hãy đáp lại mệnh lệnh của TA và tin tưởng nơi TA để may ra họ được hướng dẫn đúng đường.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 186).

Allah, Thượng Đế Tối Cao và Nhân Từ phán bảo vị Thiên sứ của Ngài, Muhammad , nói với nhân loại rằng Ngài luôn ở gần kề bên họ, Ngài luôn nhìn thấy và ngh thấy, và Ngài luôn đáp lại lời cầu xin, khấn vái của bất cứ người bề tôi nào thành tâm hướng về Ngài, tha thiết mong mỏi sư ban phát từ nơi Ngài.

Loài người giống như đứa trẻ được cưng chiều và dễ tổn thương trong vũ trụ, ở họ tồn tại sức mạnh rất lớn trong sự yếu đuối và quyền năng to lớn trong cái bất lực. Vì nhờ sức mạnh trong sự yếu đuối và quyền năng trong sự bất lực mà mọi sinh vật đều hướng tới con người. Nếu con người hiểu được sự yếu đuối của mình, y nhận ra sự bất lực của mình thì chắc chắn y phải cầu nguyện bằng lời nói, trí khôn và hành động để tìm đến sự giúp đỡ ở nơi Allah I.

 Thỉnh thoảng con người sai lầm cho rằng sức mạnh của mình là ước mơ đạt được thứ mình muốn qua lời khẩn cầu của chính bản thân mình. Ví dụ, sức mạnh trong sự yếu đuối của con gà con khiến mẹ nó có thể tấn công một con sư tử; và con sư tử mới sinh chinh phục sự giận dữ và cơn đói khát của sư tử mẹ, để mặc sư tử mẹ đói trong khi đứa con thì no đầy. Hãy nhìn sức mạnh này trong sự yếu đuối và sự bày tỏ của Thướng Đế Nhân Từ, nó thật sự đáng để con người lưu tâm!

Chỉ khi khóc than hoặc yêu cầu hoặc làm ra vẻ đáng thương thì một đứa trẻ mới chinh phục sức mạnh về mình, và sẽ thành công trong việc đạt được điều mong muốn, điều mà nó không thể đạt được dù một phần ngàn sức mạnh bằng sức mạnh của chính nó. Điều đó nói lên rằng khi sự yếu đuối và bất lực kích thích sự thương cảm và cảm giác bảo vệ trước bản thân mình, đứa trẻ có thể chinh phục những anh hùng chỉ bằng ngón tay nhỏ bé của nó. Bây giờ, một đứa trẻ với tính tự phụ ngu ngốc có nên từ chối lòng thương cảm và tố cáo sự bảo vệ, nói là: “Tôi sẽ tự chinh phục những điều này bằng sức mình”, tất nhiên nó sẽ nhận ngay cái bạt tai. Tương tự như vậy, nếu con người nói như lời Qur’an phán kể:

 ﴿إِنَّمَآ أُوتِيتُهُۥ عَلَىٰ عِلۡمٍ عِندِيٓۚ﴾ [سورة القصص: 78]

{Ta đạt được là do sự hiểu biết của ta mà thôi.} (Chương 28 – AlQasas, câu 78).

Nghĩa là “Tôi đạt được điều này nhờ kiến thức và sức mạnh riêng của tôi” tho cách vô ơn và từ chối sự nhân từ của Allah, Đấng đã tạo nên. Việc tuyên bố là nhờ sự thông thái của chính mình thì con người tất nhiên sẽ đáng nhận đòn trừng phạt. Điều này có nghĩa rằng sự ngự trị, tiến bộ, và thành tựu văn minh của con người được thấy từ trước tới giờ không phải là nhờ đấu tranh, nhưng là do bản chất yếu đuối của họ. Con người đã được giúp đỡ vì sự bất lực của mình. Con người đã được ban cho những thứ đó vì sự bần cùng của mình. Con người đã được gợi ý những thứ đó vì sự ngu dốt của mình. Chúng đã được ban cho con người vì nhu cầu, và lý do cho sự ngự trị không phải là sức mạnh và quyền lực của kiến thức mà là sự chinh phục Đấng nâng đỡ và là món quà của Đấng vô cùng nhân từ, là hoa trái của sự yếu đuối trong con người.

Hỡi loài người! vì thực tế vấn đề là như vậy nên ngươi hãy từ bỏ bản ngã và tính kiêu căng; với giọng điệu tìm kiếm sự giúp đỡ, con người hãy tuyên bố sự bất lực và sự yếu đuối của mình trước Thượng Đế với giọng điệu nài van và khẩn cầu tha thiết; con người hãy tuyên bố sự nghèo khó và nhu cầu của mình; con người hãy phủ phục trước Allah Tối Cao và Toàn Năng mà thừa nhận rằng mình rất cần đến Ngài, rằng mình cần Ngài phù hộ, ch chở, hướng dẫn và ban bố; con người hãy biểu hiện cho Ngài thấy rằng mình chỉ là nô lệ của Ngài và hãy luôn nói:

 ﴿حَسۡبُنَا ٱللَّهُ وَنِعۡمَ ٱلۡوَكِيلُ ١٧٣ ﴾ [سورة آل عمران: 173]

{“Chúng tôi chỉ cần Thượng Đế là đủ bởi Ngài là Đấng Bảo Trợ Ưu Việt”} (Chương 3 – Ali-Imran, 173).

Này hỡi loài người! Ngươi cũng hãy nói: “Tôi không là gì cả. Đâu là điều quan trọng tôi có để Đấng vô cùng thông thái ban cả vũ trụ cho tôi, và đâu là lời tạ ơn bao la từ miệng tôi đối với Ngài?”. Bởi vì chắc chắn rằng về mặt linh hồn và thể xác, con người không đáng là gì cả, nhưng về bổn phận và vị thế, con người là người quan sát tinh tế vũ trụ hùng vĩ này, một cái lưỡi với tài hùng biện cộng với sự thông thái, con người nhận thức được sự tối cao và vĩ đại của Thượng Đế. 

Vâng đúng vậy, xét về bản chất tự nhiên và linh hồn, con người là thành phần hay làm ngơ, là nhân tố đáng khinh, một loài động vật yếu đuối, một kẻ mà được ném vào những con sóng kinh hoàng của cơn lũ sinh vật, và con người đang dần biến mất. Nhưng khi được trở nên hoàn hảo nhờ ánh sáng đức tin, cùng với ánh sáng rực rỡ của tình yêu từ Đấng Thương xót, con người sẽ là một vị vua, mang sự phổ quát vào trong đặc thù, và trong sự bình dị, mang lại một thế giới, mang lại một người giám sát cấp bậc cao và mang tính bao quát, con người có thể nói: “Thượng Đế thương xót của tôi đã biến thế giới này làm ngôi nhà cho tôi, mặt trời và mặt trăng là ngọn đèn cho thế giới đó, và mùa xuân là một bó hoa dành cho tôi, mùa hè là một cái bàn đầy ắp những món quà, và động vật là những đầy tớ. Và Ngài đã biến cây cối làm đồ đạc trang trí cho ngôi nhà đó của tôi.”

Đức tin đòi hỏi sự thỉnh cầu như là một phương cách nhất định để đảm bảo nhu cầu, và bản chất tự nhiên con người cũng có khát khao mãnh liệt cho điều đó và Thượng Đế Toàn Năng ban sắc lệnh:

 ﴿قُلۡ مَا يَعۡبَؤُاْ بِكُمۡ رَبِّي لَوۡلَا دُعَآؤُكُمۡۖ ﴾ [سورة الفرقان: 77]

{(Hỡi Muhammad!) hãy bảo họ: Nếu không vì sự cầu nguyện của các người thì Thượng Đế của Ta đã không mấy quan tâm đến các người.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 77).

Điều này có nghĩa là: đâu là điều quan trọng con người có nếu con người không nài xin Allah I?

Allah I phán ra lệnh:

 ﴿ٱدۡعُونِيٓ أَسۡتَجِبۡ لَكُمۡۚ ﴾ [سورة غافر: 60]

{Các ngươi hãy khấn vái cầu xin TA, TA sẽ đáp lại lời cầu xin của các ngươi.} (Chương 40 – Ghafir, câu 60).

Có không ít người trong nhân loại thường nói: chúng tôi thường cầu xin, nhưng những lời cầu xin đó chẳng được chấp nhận và chẳng thấy được đáp lại gì cả.

Lời nói này thực sự phản lại lới phán của Allah I khi Ngài phán cho biết mọi lời thỉnh cầu đều được Ngài đáp lại.

Con người phải nên nhận thức được rằng việc đáp lại là một điều nhưng chấp nhận lại là một điều hoàn toàn khác. Mỗi lời thỉnh cầu đều được đáp lại, nhưng điều được chấp nhận hay chính xác là điều được tìm kiếm phụ thuộc vào sự thông thái của Thượng Đế. Ví dụ, nếu một cậu bé bị bệnh gọi bác sỹ: “Bác sỹ, bác sỹ!”.. vị bác sỹ trả lời: “Ta đây, cháu cần gì?” .. cậu bé nói: “Hãy cho cháu thuốc!” .. bác sỹ hoặc sẽ cho chính xác thứ cậu bé muốn hoặc thứ nào tốt hơn và có lợi cho cậu bé hơn, hoặc khi biết rằng thuốc có hại cho cậu bé thì chắc chắn bác sĩ sẽ không cho cậu bé.

Allah I là Đấng Tạo Hóa, là Đấng Am Tường, Ngài biết rõ những gì tốt và không tốt, những gì nên hay không nên cho người bề tôi của Ngài, Ngài là Thượng Đế Toàn Năng luôn hiện hữu và luôn thấu suốt mọi sự việc, Ngài đáp lại lời thỉnh cầu từ các bầy tôi của Ngài. Nhờ sự hiện diện và đáp lại, Ngài biến sự vô vọng trong buồn tẻ và cô đơn thành những thứ qun thuộc. Nhưng Ngài làm điều này không phải do những đòi hỏi thất thường và nhũng nhiễu từ con người, mà do những yêu cầu từ sự thông thái siêu việt của Ngài; Ngài cho những điều được tìm kiếm hoặc điều gì tốt hơn, hoặc không cho gì cả.

Nói về sự đáp lại sự cầu xin của Allah I đến các bề tôi của Ngài khi họ cầu nguyện Ngài thì Thiên sứ của Allah nói:

((مَا مِنْ مُسْلِمٍ يَدْعُو اللهَ بِدَعْوَةٍ إِلَّا اسْتَجَابَ لَهُ فَهُوَ مِنْ دَعْوَتِهِ عَلَى إِحْدَى ثَلَاثٍ: إِمَّا أَنْ يُعَجَّلَ لَهُ فِي الدُّنْيَا , وَإِمَّا أَنْ تُدَّخَرَ (يُؤَخَّرَ) فِي الْآخِرَةِ , وَإِمَّا أَنْ يُدْفَعَ عَنْهُ مِنَ الْبَلَاءِ مِثْلُهَا))

“Bất kỳ người Muslim nào cầu xin Allah thì đều được Ngài đáp lại lời cầu xin của y qua ba hình thức: hoặc là Ngài sẽ ban cho y tho những gì y muốn trên thế gian, hoặc là Ngài trì hoãn đến Ngày Sau (Ngài để giành làm phần thưởng ở Ngày Sau cho y), hoặc là Ngài xóa đi một tai họa hay một nạn kiếp tương đương với điều y cầu xin)” (Ông Abu Sa’ﷺﷺd Al-Khudri cùng với tập thể Sahabah thuật lại).

Ví dụ cho lời nói của Thiên sứ vừa được nêu trên:  một ngày nọ, một người bán hàng rong cầu xin Allah I ban cho anh ta bán hết số hàng hóa mà ta mang đi bán trong ngày hôm đó, nhưng trời đã xế chiều mà hàng hóa của y vẫn còn rất nhiều. Tuy nhiên, anh ta vẫn vui vẻ vì anh ta là người có đức tin nơi Allah I, anh ta đã thấm nhuần lời chỉ dạy của Thiên sứ , anh ta tin chắc rằng lý do anh ta bán không hết hàng hóa trong ngày hôm đó không phải là vì Allah I không đáp lại lời cầu xin của anh ta mà là Ngài muốn ban cho anh ta điều tốt hơn, và điều tốt hơn đó chính là: hoặc là Ngài đã xóa đi một tai họa mà Ngài đã an bài và định đoạt cho anh ta trong ngày hôm đó hoặc là Ngài đã để dành làm ân phước cho anh ta ở cuộc sống Đời Sau.

 Như vậy, sự cầu xin có thể xóa đi những tai họa, những nạn kiếp mà Allah I đã an bài cho người bề tôi của Ngài. Thiên sứ của Allah nói:

((الدُّعاءُ يَنْفَعُ مِمَّا نَزَلَ وَمِمَّا لَمْ يَنْزِلْ، فَعَلَيْكُمْ عِبَادَ اللهِ بالدُّعاء))

“Du-a (cầu nguyện, khấn vái) sẽ mang lại lợi ích cho điều đã giáng xuống và điều chưa giáng xuống. Bởi thế, các người hỡi những bề tôi của Allah cần phải Du-a” (Tirmizdi: 3548, Al-Hakim: 1/670, Ahmad: 22044, và Shikh  Albani xác thực là Hadith tốt).

((لاَ يَرُدُّ القَضَاءَ إلاّ الدُّعاءُ، وَلاَ يَزِيدُ فِي الْعُمُرِ إلاَّ الْبِرُّ))

“Định mệnh không được thay đổi bởi một điều gì ngoại trừ Du-a, và tuổi thọ không được tăng thêm ngoại trừ bằng sự ngoan đạo” (Al-Hakim: 1/670, Tirmizdi: 2139, và Shikh Albani xác thực Hadith tốt).

Một Hadith xác thực khác chứng minh rằng Allah I luôn đáp lại lời cầu xin chân thành của người bề tôi, Nabi Muhammad e nói:

((إِنَّ اللهَ حَيِىٌّ كَرِيمٌ يَسْتَحِى إِذَا رَفَعَ الرَّجُلُ إِلَيْهِ يَدَيْهِ أَنْ يَرُدَّهُمَا صِفْرًا))

“Quả thật, Allah, Đấng Bất Diệt và Quảng Đại mắc cỡ khi một người ngửa đôi bàn tay lên cầu xin Ngài mà Ngài không đáp lại gì cả” (Abu Dawood, Tirmizhi, Ibnu Majah, và Ahmand).

Hỡi con người bất lực và thiếu thốn! Hỡi những người bề tôi có đức tin nơi Allah! Chớ đừng lờ đi sự thỉnh cầu và khấn xin, vì đó là chìa khóa dẫn tới kho tàng lòng nhân từ và tới sức mạnh vô biên của Thượng Đế Tối Cao. Hãy luôn luôn và luôn luôn cầu nguyện Thượng Đế, bởi con người cần đến Ngài! Hãy lồng ghép những thứ trong vũ trụ vào những lời thỉnh cầu và khấn xin của mình! Hãy nói:

 ﴿إِيَّاكَ نَعۡبُدُ وَإِيَّاكَ نَسۡتَعِينُ ٤﴾ [سورة الفاتحة: 4]

{Chỉ với Ngài bầy tôi thờ phượng và chỉ với Ngài bầy tôi cầu xin sự trợ giúp} (Chương 1 – Al-Fatihah, câu 4).

Như vậy, Du-a là điều hết sức quan trọng cho bản thân của mỗi người bề tôi đối với Allah I, và con người luôn cần phải cầu xin và khấn vái Allah I giúp đỡ, chẻ chở và ban bố và Allah I thực sự muốn con người làm như thế với Ngài, và Allah I xm việc cầu nguyện, khấn vái cầu xin Ngài là sự thờ phượng Ngài.

Bởi vì Du-a là sự thờ phượng Allah I nên các tín đồ Muslim cần phải hiểu rõ các giáo lý về Du-a để mỗi người có thể thờ phượng Allah I một cách đúng mực tho đường lối chỉ dạy của Thiên sứ e.

 Du-a được phân làm hai dạng:

Dạng thứ nhất: Du-a Iba-dah có thể tạm dịch là Du-a mang bản chất thờ phượng đặc trưng có nghĩa là mong được ban ân phước từ nơi Allah qua các việc làm hành đạo thờ phượng như lễ nguyện Salah, nhịn chay, Zakah, hành hương Hajj, giết tế, ... trong đó lễ nguyện Salah có sự kết hợp Du-a giữa các bộ phận cơ thể và lời cầu nguyện của chiếc lưỡi. Đây là khái niệm chung cho dạng Du-a Iba-dah nhưng nếu nói một cách cụ thể cho dạng này thì đó là những lời Du-a được Thiên sứ hướng dẫn và chỉ dạy chẳng hạn như những lời Du-a sau Wudu’, các lời Du-a sáng chiều, Du-a trước và sau khi ngủ, Du-a khi rời khỏi nhà, Du-a lúc khởi hành cho chuyến đi xa, Du-a sau Azaan, Du-a sau lễ nguyện Salah (là Du-a trước khi cho Salam tức sau bài Attahiyah, còn sau khi cho Salam không có Du-a mà chỉ có Zikir – tụng niệm), ...

Đối với dạng Du-a Iba-dah này thì người tín đồ cần phải thực hiện đúng tho đường lối Sunnah của Thiên sứ , và các lời Du-a phải được nói nguyên văn tho những lời mà Thiên sứ đã chỉ dạy. Nếu chúng ta làm khác Sunnah của Thiên sứ thì đó là việc làm Bid’ah.

Dạng thứ hai: Du-a Mas-alah tạm dịch là cầu xin khấn vái, có nghĩa là người bề tôi cầu xin Allah I bất cứ điều gì mình muốn, cầu xin Allah I ban bố sự giàu có, sức khỏ, con cái, danh vọng, cầu xin Allah I phù hộ và ch chở, cầu xin Ngài khỏi tai họa và điều xấu, ...

Người bề tôi có thể cầu xin Allah I bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào y muốn. Nếu có thể cầu xin Allah bằng tiếng Ả rập thì tốt nhất nhưng nếu không biết thì cứ cầu xin tho ngôn ngữ mà y biết bởi vì Allah I luôn am hiểu và thông lãm mọi thứ.

Khi cầu xin khấn vái Allah I thì nên ngửa đôi bàn tay và giơ lên, đó cũng là một trong những nguyên nhân để Allah I đáp lại lời cầu xin như Nabi Muhammad e nói:

((إِنَّ اللهَ حَيِىٌّ كَرِيمٌ يَسْتَحِى إِذَا رَفَعَ الرَّجُلُ إِلَيْهِ يَدَيْهِ أَنْ يَرُدَّهُمَا صِفْرًا))

“Quả thật, Allah, Đấng Bất Diệt và Quảng Đại mắc cỡ khi một người ngửa đôi bàn tay lên cầu xin Ngài mà Ngài không đáp lại gì cả” (Abu Dawood, Tirmizhi, Ibnu Majah, và Ahmand).

Và trong một Hadith khác, Thiên sứ của Allah e nói:

((أَيُّهَا النَّاسُ إِنَّ اللهَ طَيِّبٌ لاَ يَقْبَلُ إِلاَّ طَيِّبًا وَإِنَّ اللهَ أَمَرَ الْمُؤْمِنِينَ بِمَا أَمَرَ بِهِ الْمُرْسَلِينَ فَقَالَ ( يَا أَيُّهَا الرُّسُلُ كُلُوا مِنَ الطَّيِّبَاتِ وَاعْمَلُوا صَالِحًا إِنِّى بِمَا تَعْمَلُونَ عَلِيمٌ) وَقَالَ (يَا أَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا كُلُوا مِنْ طَيِّبَاتِ مَا رَزَقْنَاكُمْ) ». ثُمَّ ذَكَرَ الرَّجُلَ يُطِيلُ السَّفَرَ أَشْعَثَ أَغْبَرَ يَمُدُّ يَدَيْهِ إِلَى السَّمَاءِ يَا رَبِّ يَا رَبِّ وَمَطْعَمُهُ حَرَامٌ وَمَشْرَبُهُ حَرَامٌ وَمَلْبَسُهُ حَرَامٌ وَغُذِىَ بِالْحَرَامِ فَأَنَّى يُسْتَجَابُ لِذَلِكَ))

“Hỡi người dân, quả thật Allah là Đấng Tốt Lành và Thanh Sạch, Ngài không chấp nhận bất cứ một thứ gì trừ phi nó tốt lành và thanh sạch; quả thật Allah ra lệnh cho những người có đức tin những điều mà Ngài đã ra lệnh cho vị Thiên sứ, Ngài phán: {Hỡi các Sứ giả! Hãy dùng thức ăn tốt lành và thanh sạch và làm việc thiện. Quả thật, TA hằng biết điều các ngươi làm.} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 51). {Này hỡi những người có đức tin! Các ngươi hãy ăn những gì tốt lành mà TA đã ban cấp cho các ngươi và hãy tạ ơn Allah nếu các ngươi thực sự thờ phượng Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 172). Sau đó, Người nhắc về một người đàn ông đã trải một chặn đường dài, y đã kiệt sức, y giơ tay ngửa trên trời cầu xin: lạy Thượng Đế, lạy Thượng Đế, .. nhưng thức ăn của y, đồ uống của y và quần áo của y đều Haram thì làm sao Ngài đáp lại lời cầu xin của y.” (Muslim).

Tuy nhiên, có một số thời điểm người tín đồ không ngửa bàn tay giơ lên trong lúc Du-a bởi vì Thiên sứ của Allah e đã không ngửa đôi bàn tay giơ lên khi cầu nguyện chẳng hạn như khi Du-a sau các lễ nguyện Salah bắt buộc, Du-a khi đọc thuyết giảng thứ sáu trừ lúc Du-a Istisqa’ (cầu mưa).

Còn về vấn đề lấy tay vuốt mặt sau khi Du-a thì những Hadith được ghi lại nói về việc làm đều không xác thức, tất cả đều là các Hadith yếu, cho nên tốt nhất là chúng ta không nên làm; tuy nhiên, chúng ta cũng không phản đối. (Xm thêm Fata-wa của Shikh bin Baaz và Shikh Ibnu Uthaimﷺﷺn về vấn đề này).

Quí đồng đạo thân hữu,

Chúng ta hãy luôn cầu nguyện Allah I, luôn cầu xin Ngài, và Ngài thực sự mong muốn và yêu thích chúng ta làm điều đó với Ngài. Và thời điểm mà Allah I chấp nhận và đáp lại lời Du-a nhiều nhất đó là Du-a trong lúc Sujud khi Salah và lúc trong khoảng một phần ba thời gian còn lại của đêm cho tới khi Azaan Fajar như đã được nói trong các Hadith xác thực.

اللهم أَعِزَّ الإِسْلَامَ وَالْمُسْلِمِينَ، وَأَذِلَّ الشِّرْكَ وَالْمُشْرِكِينَ، وَدَمِّرْ أَعْدَاءَكَ أَعْدَاءَ الدِّيْنِ

اللَّهُمَّ أَصْلِحْ لَنَا دِينَنَا الَّذِي هُوَ عِصْمَةُ أَمْرِنَا، وأَصْلِحْ لَنَا دُنْيَانَا الَّتي فِيهَا مَعَاشُنَا، وَأَصْلِحْ لَنَا آخِرَتَنا الّتِي إِلَيْهَا مَعَادُنَا، وَاجْعَلِ الْحَيَاةَ زِيَادَةً لَنَا فِي كُلِّ خَيْرٍ، وَاجْعَلِ الْمَوْتَ رَاحَةً لَنَا مِنْ كُلِّ شَرٍّ.