×
Cuốn sách nhỏ trình bày về mục đích chúng ta được tạo ra, đồng thời trình bài các dạng Tawhid cũng như cảnh báo về tội Shirk và các dạng của nó.

 Tại Sao Chúng Ta Được Tạo Ra ?

 لماذا خُلِقنا ؟

] Tiếng Việt – Vitnamsفيتنامية [

ﭑ       ﭒ  ﭓ  ﭔ

Nhân Danh Allah

Đấng Rất Mực Độ Lượng

Đấng Rất Mực Khoan Dung

 Mục đích chúng ta được tạo ra

 ™ Hỏi: Tại sao Allah tạo hóa chúng ta?

™ Đáp: Allah I tạo ra chúng ta mục đích để chúng ta thờ phượng Ngài và không tổ hợp bất cứ thứ gì cùng với Ngài. Bằng chứng cho điều này là lời phán của Ngài:

﴿ وَمَا خَلَقۡتُ ٱلۡجِنَّ وَٱلۡإِنسَ إِلَّا لِيَعۡبُدُونِ ٥٦ ﴾ [سورة الذاريات : 56]

{Và TA tạo hóa loài Jinn và loài người mục đích chỉ để chúng thờ phượng riêng TA} (Chương 51 – Azh-zhariyat, câu 56).

Nabi Muhammad nói:

« فَإِنَّ حَقَّ اللهِ عَلَى الْعِبَادِ أَنْ يَعْبُدُوهُ وَلاَ يُشْرِكُوا بِهِ شَيْئًا » رواه البخاري ومسلم.

“Quả thật, quyền của Allah đối với các bề tôi là họ phải thờ phượng Ngài và không tổ hợp bất cứ thứ gì với Ngài” (Albukhari, Muslim).

 ™ Hỏi: Thờ phượng là gì?

™ Đáp: Thờ phượng là một danh từ bao quát hàm chứa tất cả những gì Allah I yêu thích từ lời nói, hành động được biểu hiện công khai hay thầm kín như Du-a (cầu nguyện, khấn vái), dâng lễ nguyện Salah, lòng kính sợ, sự hạ mình, ...

Allah I phán:

﴿ قُلۡ إِنَّ صَلَاتِي وَنُسُكِي وَمَحۡيَايَ وَمَمَاتِي لِلَّهِ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٦٢ ﴾ [سورة الأنعام: 162]

{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Quả thật, việc dâng lễ nguyện Salah của ta, việc giết tế của ta, cuộc sống và cái chết của ta đều hiến trọn cho Allah, Đấng Chủ Tể của toàn vũ trụ.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 162).

Giết tế là giết các con vật để ăn thịt và chia sẽ thịt đến những người nghèo, những người khó khắn túng thiếu mục đích để đến gần Allah I.

Nabi Muhammad nói:

« قَالَ اللهُ تَعَالَى: وَمَا تَقَرَّبَ إِلَىَّ عَبْدِى بِشَىْءٍ أَحَبَّ إِلَىَّ مِمَّا افْتَرَضْتُ عَلَيْهِ » حديث قدسي رواه البخاري.

“Allah, Đấng Tối Cao phán: Không có điều gì mà Người bề tôi thực hiện để đến gần với TA được TA yêu thích hơn là các nghĩa vụ bắt buộc mà TA đã sắc lệnh cho y” (Hadith Qudsi do Albukhari ghi lại).

 ™ Hỏi: Các dạng thờ phượng?

™ Đáp: Có rất nhiều dạng thờ phượng, tiêu biểu: Du-a, sợ hãi, hy vọng, phó thác, yêu, ghét, giết tế, thề nguyện, cúi mình, cúi đầu quỳ lạy, Tawaf (đi vòng quanh), thề thốt, xét xử, ...

 ™ Hỏi: Tại sao Allah cử phái các vị Thiên sứ đến?

Ä  Đáp: Ngài gởi họ đến để kêu gọi chúng ta đến với sự thờ phượng Ngài và phủ nhận mọi sự tôn thờ khác Ngài.

Allah I phán:

﴿وَلَقَدۡ بَعَثۡنَا فِي كُلِّ أُمَّةٖ رَّسُولًا أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱجۡتَنِبُواْ ٱلطَّٰغُوتَۖ﴾ [سورةالنحل : 36]

{Và quả thật, TA đã cử phái đến với mỗi cộng đồng một vị sứ giả với mệnh lệnh rằng hãy thờ phượng Allah và tránh xa tà thần} (Chương 16 – Annahl, câu 36).

Tà thần là tất cả những gì mà con người thờ phượng, cầu xin, khấn vái ngoài Allah I một cách hài lòng.

Nabi Muhammad nói:

« أَنَا أَوْلَى النَّاسِ بِعِيسَى ابْنِ مَرْيَمَ فِى الدُّنْيَا وَالآخِرَةِ ، وَالأَنْبِيَاءُ إِخْوَةٌ لِعَلاَّتٍ ، أُمَّهَاتُهُمْ شَتَّى ، وَدِينُهُمْ وَاحِدٌ » رواه البخاري

“Ta là người gần với Ysa, con trai của Maryam nhất ở trên đời này và ở Đời sau, và các vị Nabi đều là anh m từ cùng một người cha nhưng mẹ của họ lại khác nhau và tôn giáo của họ chỉ là một” (Albukhari).

Các vị Nabi là anh m ... và tôn giáo của họ chỉ là một có nghĩa là tất cả các vị Thiên sứ đều kêu gọi đến với sự thờ phượng một mình Allah I được gọi là Tawhid.

 Các dạng Tawhid

 ™ Hỏi: Tawhid Rububiyah là gì?

Ä  Đáp: Là độc tôn Allah I về các hành động và việc làm của Ngài, tin rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa, Đấng Ban phát bổng lộc, Đấng làm cho sống và làm cho chết, Đấng Ban phúc lành, Đấng Gây ra điều dữ, Đấng Điều hành và Chi phối mọi sự việc và mọi vạn vật.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿ ٱلۡحَمۡدُ لِلَّهِ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ﴾ [سورة الفاتحة: 1]

 {Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài}  (Chương 1 – Al-Fatihah, câu 1).

Nabi Muhammad nói:

« اللَّهُمَّ لَكَ الْحَمْدُ أَنْتَ رَبُّ السَّمَوَاتِ وَالأَرْضِ ... » رواه البخاري ومسلم.

“Lạy Allah, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài, Ngài là Thượng Đế của các tầng trời và trái đất ... ” (Albukhari, Muslim).

 ™ Hỏi: Tawhid Uluhiyah là gì?

Ä  Đáp: Là độc tôn hóa Allah I trong thờ phượng: Du-a, giết tế, thề nguyện, xét xử, lễ nguyện Salah, hy vọng, kính sợ, cầu xin sự phù hộ và ch chở, phó thác, .. đều hướng về một Ngài duy nhất.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿ وَإِلَٰهُكُمۡ إِلَٰهٞ وَٰحِدٞۖ لَّآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَ ٱلرَّحۡمَٰنُ ٱلرَّحِيمُ ١٦٣ ﴾ [سورة البقرة: 163]

{Và Đấng thờ phượng của các ngươi là Thượng Đế duy nhất, không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Ngài, Đấng rất mực Nhân từ, rất mực Khoan dung.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 163).

Nabi Muhammad nói:

« فَلْيَكُنْ أَوَّلَ مَا تَدْعُوهُمْ إِلَيْهِ شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ » رواه البخاري ومسلم.

“Điều đầu tiên ngươi kêu gọi họ là ngươi kêu gọi họ đến với sự chứng nhận không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah” (Albukhari, Muslim).

Còn trong lời dẫn khác của riêng Albukhari:

 « فَلْيَكُنْ أَوَّلَ مَا تَدْعُوهُمْ  إِلَى أَنْ يُوَحِّدُوا اللهَ »

“Điều đầu tiên ngươi kêu gọi họ là ngươi kêu gọi họ đến với sự độc tôn hóa Allah”.

 ™ Hỏi: Mục đích của Tawhid Rububiyah và Uluhiyah là gì?

Ä  Đáp: Mục đích của Tawhid Rububiyah và Uluhiyah là để con người nhận thức được sự vĩ đại của Thượng Đế của họ, của Đấng mà họ thờ phượng, để rồi họ chỉ tôn thờ một mình Ngài, chỉ tuân lệnh một mình Ngài, vững chắc đức tin Iman trong trái tim của họ, và họ sẽ luôn biểu hiện và tuân thủ tho các qui định và hệ thống giáo luật của Allah I trên trái đất.

 ™ Hỏi: Tawhid về các thuộc tính và tên gọi của Allah là gì?

Ä  Đáp: Tin và khẳng định những gì mà Allah I đã mô tả về bản thân Ngài trong Kinh sách của Ngài hoặc những gì được vị Thiên sứ của Ngài, Muhammad , đã mô tả trong các Hadith xác thực của Người một cách không suy diễn, không so sánh, không bóp méo, không cụ thể hóa thế nào và ra làm sao, chẳng hạn như Ngài ngự trên, Ngài đi xuống, tay của Ngài, ... tất cả đều mang tính hoàn mỹ và siêu việt tuyệt đối của Allah I.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿ لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ  ﴾ [سورة الشورى: 11]

{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng ngh và thấy} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).

Nabi Muhammad nói:

« يَنْزِلُ رَبُّنَا تَبَارَكَ وَتَعَالَى كُلَّ لَيْلَةٍ إِلَى السَّمَاءِ الدُّنْيَا حِينَ يَبْقَى ثُلُثُ اللَّيْلِ الآخِرُ »  رواه البخاري ومسلم.

“Mỗi đêm vào khoảng một phần ba cuối của đêm, Thượng Đế Ân phúc và Tối Cao của chúng ta đi xuống tầng trời hạ giới” (Albukhari, Muslim).

Việc đi xuống của Thượng Đế là đi xuống tho thuộc tính Tối Cao và Siêu Việt của Ngài, không giống với bất kỳ thứ gì trong tạo vật của Ngài.

 Tội lớn nhất

 ™ Hỏi: Tội lớn nhất đối với Allah là gì?

Ä  Đáp: Tội lớn nhất đối với Allah I là đại Shirk. Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah I nói về người bề tôi ngoan đạo Luqman đã khuyên đứa con của mình:

﴿ وَإِذۡ قَالَ لُقۡمَٰنُ لِٱبۡنِهِۦ وَهُوَ يَعِظُهُۥ يَٰبُنَيَّ لَا تُشۡرِكۡ بِٱللَّهِۖ إِنَّ ٱلشِّرۡكَ لَظُلۡمٌ عَظِيمٞ ١٣ ﴾ [سورة لقمان: 13]

{Và hãy nhớ lại khi Luqman bảo đứa con trai của mình khi y khuyên nó: “Này hỡi con yêu của cha, con chớ đừng làm điều Shirk với Allah, quả thật, Shirk là điều bất công vô cùng nghiêm trọng”.} (Chương 31 – Luqman, câu 13).

Khi Thiên sứ của Allah được hỏi tội nào lớn nhất trong các tội thì Người nói:

« أَنْ تَجْعَلَ لِلهِ نِدًّا وَهْوَ خَلَقَكَ » رواه البخاري ومسلم.

“Đó là việc ngươi bịa ra một thần linh cùng với Allah trong khi Ngài đã tạo hóa ngươi” (Albukhari, Muslim).

 ™ Hỏi: Đại Shirk là gì?

Ä  Đáp: Đại Shirk là hướng một hình thức thờ phượng nào đó trong các hình thức thờ phượng đến với ai (vật) khác ngoài Allah I, chẳng hạn như Du-a, giết tế, ...

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah I:

﴿ وَلَا تَدۡعُ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَا لَا يَنفَعُكَ وَلَا يَضُرُّكَۖ فَإِن فَعَلۡتَ فَإِنَّكَ إِذٗا مِّنَ ٱلظَّٰلِمِينَ ١٠٦ ﴾ [سورة يونس: 106]

{Và chớ cầu nguyện ngoài Allah những kẻ không mang lại lợi ích cũng chẳng gây hại được Ngươi; nếu làm thế thì chắc chắn Ngươi sẽ là một kẻ sai phạm.} (Chương 10 – Yunus, câu 106) tức một kẻ thờ đa thần.

Nabi Muhammad nói:

« أَكْبَرُ الْكَبَائِرِ الإِشْرَاكُ بِاللهِ ، وَعُقُوقُ الْوَالِدَيْنِ ، وَشَهَادَةُ الزُّورِ » رواه البخاري.

“Tội lớn nhất trong các đại tội là Shirk với Allah, bất hiếu với cha mẹ, và làm chứng giả” (Albukhari).

 ™ Hỏi: Tai hại của việc phạm tội đại Shirk là gì?

Ä  Đáp: Tội đại Shirk là nguyên nhân bị đời đời kiếp kiếp trong Hỏa Ngục. Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿ إِنَّهُۥ مَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَقَدۡ حَرَّمَ ٱللَّهُ عَلَيۡهِ ٱلۡجَنَّةَ وَمَأۡوَىٰهُ ٱلنَّارُۖ وَمَا لِلظَّٰلِمِينَ مِنۡ أَنصَارٖ ٧٢  ﴾ [سورة المائدة: 72]

{Quả thật, người nào  làm điều Shirk với Allah thì y sẽ bị cấm vào Thiên Đàng và chỗ ở của y sẽ là nơi Hỏa ngục. Và những kẻ làm điều sai quấy sẽ không được ai giúp đỡ.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 72).

Nabi Muhammad nói:

« وَمَنْ لَقِىَ اللهَ يُشْرِكُ بِهِ دَخَلَ النَّارَ » رواه مسلم.

“Và ai trình diện Allah với tình trạng làm điều Shirk với Ngài thì sẽ vào Hỏa Ngục” (Muslim).

 ™ Hỏi: Việc làm ngoan đạo và thiện tốt có mang lợi ích gì chăng khi nó đồng hành với Shirk?

Ä  Đáp: Việc làm ngoan đạo và thiện tốt sẽ trở nên vô ích nếu nó được thực hiện đồng hành với Shirk, bởi Allah I đã phán:

﴿ وَلَوۡ أَشۡرَكُواْ لَحَبِطَ عَنۡهُم مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٨٨ ﴾ [سورة الأنعام: 88]

{Nhưng nếu họ Shirk (tổ hợp) những thần linh khác cùng với Allah (trong việc thờ phượng) thì tất cả các việc làm của họ đều trở nên hoài công vô ích.} (Chương 6 - Al-An’am, câu 88).

Nabi Muhammad nói:

« قَالَ اللهُ تَبَارَكَ وَتَعَالَى أَنَا أَغْنَى الشُّرَكَاءِ عَنِ الشِّرْكِ مَنْ عَمِلَ عَمَلاً أَشْرَكَ فِيهِ مَعِى غَيْرِى تَرَكْتُهُ وَشِرْكَهُ » حديث قدسي رواه مسلم.

“Allah, Đấng Ân phúc và Tối Cao phán: TA không cần đến những đối tác mà chúng Shirk, ai làm một hành động mang tính tổ hợp TA với ai (vật) khác ngoài TA thì TA sẽ bỏ mặc y và sự tổ hợp đó của y” (Hadith Qudsi do Muslim ghi lại).

 Các hình thức thuộc đại Shrik

 ™ Hỏi: Chúng ta có được phép cầu xin sự trợ giúp và ban phúc từ những người chết hoặc những người vắng mặt không?

Ä  Đáp: Chúng ta không được phép cầu xin sự trợ giúp từ những người đó mà hãy cầu xin sự trợ giúp và ban phúc của Allah, Đấng Tối Cao.

Allah I phán:

﴿ وَٱلَّذِينَ يَدۡعُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ لَا يَخۡلُقُونَ شَيۡ‍ٔٗا وَهُمۡ يُخۡلَقُونَ ٢٠ أَمۡوَٰتٌ غَيۡرُ أَحۡيَآءٖۖ وَمَا يَشۡعُرُونَ أَيَّانَ يُبۡعَثُونَ ٢١ ﴾ [سورة النحل: 20، 21]

{Và những kẻ (thần linh) mà họ cầu nguyện ngoài Allah đã không tạo hóa được bất cứ thứ gì trong khi chính chúng là những thứ được tạo ra. Chúng là những vật chết chứ không sống và chúng cũng không biết khi nào chúng được dựng cho sống lại.} (Chương 16 – Annahl, câu 20, 21).

Nabi Muhammad nói:

« يَا حَىُّ يَا قَيُّومُ بِرَحْمَتِكَ أَسْتَغِيثُ » رواه الترمذي.

“Hỡi Đấng Hằng Sống, Hỡi Đấng Bất Diệt, với lòng Nhân từ của Ngài bề tôi cầu xin sự trợ giúp và phúc lành” (Tirmizhi).

 ™ Hỏi: Chúng ta có được phép cầu xin sự trợ giúp từ những người còn sống không?

Ä  Đáp: Chúng ta được phép cầu xin sự trợ giúp đến những người còn sống trong phạm vị khả năng của họ. Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿ فَٱسۡتَغَٰثَهُ ٱلَّذِي مِن شِيعَتِهِۦ عَلَى ٱلَّذِي مِنۡ عَدُوِّهِۦ فَوَكَزَهُۥ مُوسَىٰ فَقَضَىٰ عَلَيۡهِۖ قَالَ هَٰذَا مِنۡ عَمَلِ ٱلشَّيۡطَٰنِۖ إِنَّهُۥ عَدُوّٞ مُّضِلّٞ مُّبِينٞ ١٥ ﴾ [سورة القصص: 15]

{Và người thuộc ph của Y (Musa) gọi Y tiếp tay để đánh lại kẻ địch. Vì thế, Musa cung tay đánh kẻ thù và kết liễu sinh mạng của y (nhưng Musa sực tỉnh) vội nói: “Đây là hành động của Shaytan; quả thật, Shaytan là kẻ thù công khai chuyên cám dỗ mọi người lạc hướng.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 15).

 ™ Hỏi:  Chúng ta có được phép cầu xin giúp đỡ từ ai khác ngoài Allah không?

Ä  Đáp: Không được phép xin sự trợ giúp về những điều mà chỉ Allah mới có khả năng. Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah I:

﴿ إِيَّاكَ نَعۡبُدُ وَإِيَّاكَ نَسۡتَعِينُ ٤ ﴾ [سورة الفاتحة: 4]

{Chỉ với Ngài bầy tôi thờ phượng và chỉ với Ngài bầy tôi cầu xin sự trợ giúp và phù hộ.} (Chương 1 – Al-Fatihah, câu 4).

Nabi Muhammad nói:

« إِذَا سَأَلْتَ فَاسْأَلِ اللهَ وَإِذَا اسْتَعَنْتَ فَاسْتَعِنْ بِاللهِ » رواه الترمذي وقال حديث حسن صيحيح.

“Nếu ngươi muốn cầu xin thì hãy cầu xin Allah và nếu ngươi muốn tìm sự phù hộ và hãy tìm sự phù hộ nơi Allah” (Tirmizhi ghi lại và ông nói đây là Hadith tốt và xác thực).

 ™ Hỏi: Chúng ta có được phép nhờ cậy sự giúp đỡ của những người còn sống không?

Ä  Đáp: Chúng ta được phép nhờ cậy họ giúp đỡ về những điều họ có khả năng. Allah I phán:

﴿ وَتَعَاوَنُواْ عَلَى ٱلۡبِرِّ وَٱلتَّقۡوَىٰۖ وَلَا تَعَاوَنُواْ عَلَى ٱلۡإِثۡمِ وَٱلۡعُدۡوَٰنِۚ ﴾ [سورة المائدة: 2]

{Hãy giúp đỡ nhau trong những điều đạo đức và Taqwa (kính sợ Allah) và chớ tiếp tay nhau làm điều tội lỗi và gây hận thù.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 2).

Nabi Muhammad nói:

« وَاللهُ فِى عَوْنِ الْعَبْدِ مَا كَانَ الْعَبْدُ فِى عَوْنِ أَخِيهِ » رواه مسلم.

“Allah luôn giúp đỡ người bề tôi khi mà người bề tôi đó luôn giúp đỡ người anh m đồng đạo của mình” (Muslim).

Riêng việc cầu xin sự khỏi bệnh, bổng lộc, sự hướng dẫn và những điều tương tự thì chỉ được cầu xin một mình Allah I bởi vì người phàm đang sống không có khả năng cho các sự việc đó.

 Allah, Đấng Tối Cao I phán:

﴿ ٱلَّذِي خَلَقَنِي فَهُوَ يَهۡدِينِ ٧٨ وَٱلَّذِي هُوَ يُطۡعِمُنِي وَيَسۡقِينِ ٧٩ وَإِذَا مَرِضۡتُ فَهُوَ يَشۡفِينِ ٨٠  ﴾ [سورة الشعراء: 78 - 80]

 {Đấng đã tạo ra tôi và hướng dẫn tôi, Đấng cho tôi ăn và cho tôi uống, và khi tôi bệnh thì Ngài sẽ cho tôi khỏi bệnh.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara, câu 78 – 80).

 ™ Hỏi: Có được phép thề nguyện đến với ai (vật) ngoài Allah không?

Ä  Đáp: Không được phép thề nguyện ngoại trừ với một mình Allah duy nhất bởi lời phán của Allah I kể về người vợ của Imran:

﴿ إِذۡ قَالَتِ ٱمۡرَأَتُ عِمۡرَٰنَ رَبِّ إِنِّي نَذَرۡتُ لَكَ مَا فِي بَطۡنِي مُحَرَّرٗا فَتَقَبَّلۡ مِنِّيٓۖ إِنَّكَ أَنتَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡعَلِيمُ ٣٥ ﴾ [سورة آل عمران: 35]

{Khi vợ của Imran cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế của bề tôi, quả thật, bề tôi nguyện hiến đứa con trong bụng của bề tôi cho Ngài để đặc biệt phụng sự Ngài, xin Ngài nhận phần nguyện này của bề tôi bởi vì Ngài là Đấng Hằng Ngh và Hằng Biết mọi sự việc.} (Chương 3 – Ali Imran, câu 35).

Nabi Muhammad nói:

« مَنْ نَذَرَ أَنْ يُطِيعَ اللهَ فَلْيُطِعْهُ ، وَمَنْ نَذَرَ أَنْ يَعْصِيَهُ فَلاَ يَعْصِهِ » رواه البخاري.

“Ai nguyện tuân lệnh Allah thì hãy tuân lệnh Ngài còn ai nguyện bất tuân Ngài thì chớ đừng bất tuân Ngài” (Albukhari).

 Giới luật về Sihr (phép thuật và bùa ngải)

 ™ Hỏi: Giáo luật qui định thế nào cho việc làm Sihr?

Ä  Đáp: Sihr thuộc các đại trọng tội, có thể là điều vô đức tin Kufr. Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿ وَٱتَّبَعُواْ مَا تَتۡلُواْ ٱلشَّيَٰطِينُ عَلَىٰ مُلۡكِ سُلَيۡمَٰنَۖ وَمَا كَفَرَ سُلَيۡمَٰنُ وَلَٰكِنَّ ٱلشَّيَٰطِينَ كَفَرُواْ يُعَلِّمُونَ ٱلنَّاسَ ٱلسِّحۡرَ وَمَآ أُنزِلَ عَلَى ٱلۡمَلَكَيۡنِ بِبَابِلَ هَٰرُوتَ وَمَٰرُوتَۚ وَمَا يُعَلِّمَانِ مِنۡ أَحَدٍ حَتَّىٰ يَقُولَآ إِنَّمَا نَحۡنُ فِتۡنَةٞ فَلَا تَكۡفُرۡۖ فَيَتَعَلَّمُونَ مِنۡهُمَا مَا يُفَرِّقُونَ بِهِۦ بَيۡنَ ٱلۡمَرۡءِ وَزَوۡجِهِۦۚ وَمَا هُم بِضَآرِّينَ بِهِۦ مِنۡ أَحَدٍ إِلَّا بِإِذۡنِ ٱللَّهِۚ وَيَتَعَلَّمُونَ مَا يَضُرُّهُمۡ وَلَا يَنفَعُهُمۡۚ وَلَقَدۡ عَلِمُواْ لَمَنِ ٱشۡتَرَىٰهُ مَا لَهُۥ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ مِنۡ خَلَٰقٖۚ وَلَبِئۡسَ مَا شَرَوۡاْ بِهِۦٓ أَنفُسَهُمۡۚ لَوۡ كَانُواْ يَعۡلَمُونَ ١٠٢﴾ [سورة البقرة: 102]

{Và họ đã đi tho những điều mà những tên Shaytan đã đọc (lệch lạc) về quyền lực của Sulayman. Và Sulayman đã không phủ nhận đức tin mà chính những tên Shaytan đã phủ nhận đức tin, chúng chỉ dạy nhân loại phép thuật đã được ban xuống cho hai vị Thiên thần Harut và Marut tại Babil (Ba-bi-lôn). Nhưng hai Thiên thần này không dạy cho bất cứ một ai mà không bảo trước: “Chúng tôi đây chỉ là một sự cám dỗ (để thử thách quí vị); do đó, chớ phủ nhận đức tin”. Tuy nhiên, họ vẫn học từ hai Thiên thần đó những điều mà họ dùng để chia ly đôi vợ chồng. Và họ (những người làm bùa thuật) không hại được ai ngoài trừ có phép của Allah. Và họ học hỏi điều làm thiệt thân họ chứ không làm lợi gì cho họ. Bởi vì họ biết chắc rằng ai mua bán phép thuật thì sẽ không được hưởng một phần tốt nào. Và tồi tệ thay cho những gì mà họ đã bán rẻ linh hồn của họ, phải chi họ biết điều đó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 102).

Nabi Muhammad nói:

« اجْتَنِبُوا السَّبْعَ الْمُوبِقَاتِ: الشِّرْكُ بِاللهِ ، وَالسِّحْرُ ... » رواه مسلم.

“Các ngươi hãy tranh xa bảy điều hủy diệt: Shirk với Allah, Sihr, ...” (Muslim).

Người hoạt động và hành nghề Sihr có thể trở thành kẻ đa thần hoặc kẻ vô đức hoặc tín đồ tội lỗi bắt buộc phải xử tử y hoặc phải cảnh cáo và răn đ tùy tho sự hoạt động và mức gây thiệt hại cho mọi người.

 Du-a đến Nabi và hô gọi Người

Cầu xin sự giúp đỡ nơi Người sau khi Người đã chết là đại Shirk

 ™ Hỏi: Hô gọi Nabi và Du-a đến Người về một nhu cầu nào đó hay cầu xin sự giúp đỡ của Người trong lúc gặp tai họa dù đứng gần hay đứng xa mộ của Người có phải là đại Shirk hay không?

Ä  Đáp: Du-a đến Nabi , hô gọi tên Người để cầu xin sự trợ giúp sau khi Người đã chết để giải quyết các nhu cầu, xua tan những điều xấu và tai họa là đại Shirk, ra khỏi tôn giáo Islam, dù người Du-a ở gần hay ở cách xa ngôi mộ của Người. Thí dụ cho hình thức này như một người nói: ôi Thiên sứ của Allah xin Người hãy cho tôi khỏi bệnh hoặc xin Người hãy xua tan những điều dữ khỏi tôi, ...

                                             (Tho ủy ban thường trực Islam)

 Giới luật về Sujud và giết tế tại khu mộ

 ™ Hỏi: Giới luật về Sujud và giết tế tại khu mộ như thế nào?

Ä  Đáp: Sujud và giết tế tại khu mộ là việc làm của những người thờ bụt tượng thời Jahiliyah mang tội đại Shirk, bởi lẽ hai việc làm này đều là những hình thức thờ phượng, và sự thờ phượng thì chỉ được hướng đến một mình Allah I duy nhất, người nào hướng sự thờ phượng đến với ai (vật) khác Allah I thì người đó là người thờ đa thần.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿ قُلۡ إِنَّ صَلَاتِي وَنُسُكِي وَمَحۡيَايَ وَمَمَاتِي لِلَّهِ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٦٢ لَا شَرِيكَ لَهُۥۖ وَبِذَٰلِكَ أُمِرۡتُ وَأَنَا۠ أَوَّلُ ٱلۡمُسۡلِمِينَ ١٦٣  ﴾ [سورة الأنعام: 162 ، 163]

{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Quả thật, việc dâng lễ nguyện Salah của ta, việc giết tế của ta, cuộc sống và cái chết của ta đều hiến trọn cho Allah, Đấng Chủ Tể của toàn vũ trụ. Ngài là Đấng không có đối tác ngang hàng, và ta được lệnh phải như thế, và ta là người đầu tiên thần phục Ngài”.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 162, 163).

﴿ إِنَّآ أَعۡطَيۡنَٰكَ ٱلۡكَوۡثَرَ ١ فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَٱنۡحَرۡ ٢ ﴾ [سورة الكوثر: 1، 2]

{Quả thật, TA đã ban cho Ngươi (Muhammad) Al-Kawthar (một con sông nơi Thiên Đàng). Bởi thế, Ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah và giết tế vì Thượng Đế của Ngươi.} (Chương 108 – Al-Kawthar, câu1, 2).

Còn nhiều câu Kinh Qur’an khác nữa khẳng định rằng việc Sujud và giết tế là sự thờ phượng và việc hướng các việc làm đó đến ai (vật) khác ngoài Allah I là tội đại Shirk.

Không con nghi ngờ gì nữa rằng con người đến khu mộ để Sujud hoặc giết tế mục đích chỉ để tôn vinh khu mộ, cúi đầu Sujud phủ phục trước nó và giết tế để được đến gần với nó. Một Hadith dài do Muslim ghi lại về vấn đề nghiêm cấm giết tế dâng lên ai (vật) khác ngoài Allah I và người hành động như thế sẽ bị nguyền rủa.

Ông Ali bin Abu Talib t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah nói cho tôi ngh bốn điều:

« لَعَنَ اللَّهُ مَنْ ذَبَحَ لِغَيْرِ اللَّهِ وَلَعَنَ اللَّهُ مَنْ آوَى مُحْدِثًا وَلَعَنَ اللَّهُ مَنْ لَعَنَ وَالِدَيْهِ وَلَعَنَ اللَّهُ مَنْ غَيَّرَ الْمَنَارَ الأَرْضِ» رواه مسلم.

“Allah nguyền rủa người nào giết tế dâng lên ai (vật) khác ngoài Allah, Allah nguyền rủa người nào bịa ra những điều mới (trong tôn giáo được gọi là Bid’ah, trong cuộc sống như các tội ác và xúc phạm người khác), Allah nguyền rủa người nào nguyền rủa cha mẹ của y, và Allah nguyền rủa người nào dời đổi cột mốc ranh đất” (Muslim).

Ông Abu Dawood ghi lại trong Sunan của ông từ lời thuật của Thabit bin Adhdhahaak t: Một người đã nguyện cắt cổ con lạc đà tại Bawwa-nah, ông hỏi Thiên sứ của Allah thì Người hỏi: “Ở đó có bụt tượng từ những bụt tượng được thờ phượng của thời Jahiliyah không?”. Các vị Sahabah bảo: Không có. Người nói: “Ở đó có phải là nơi tổ chức các lễ hội của họ không?”. Họ nói: Không. Thiên sứ của Allah nói:

« أَوْفِ بِنَذْرِكَ فَإِنَّهُ لاَ وَفَاءَ لِنَذْرٍ فِى مَعْصِيَةِ اللَّهِ ».

“Hãy thực hiện lời nguyện của ngươi, bởi quả thật, không được phép thực hiện lời nguyện về những việc bất tuân Allah”.

Hadith cho thấy rằng Islam nghiêm cấm giết tế dâng ai (vật) khác ngoài Allah I và cấm giết tế tại những nơi có sự tôn vinh và thờ phượng bụt tượng hay những gì khác với Allah hoặc các khu mộ hay những nơi được dùng để tổ chức các lễ hội thời Jahiliyah, cho dù người giết tế có định tâm giết tế vì Allah I đi chăng nữa.

وَصَلَّى اللهُ عَلَى سَيِّدِنَا مُحَمَّدٍ وَآلِهِ وَصَحْبِهِ.

Cầu xin bằng an và phúc lành cho Nabi Muhammad, cho gia quyến của Người cùng tất các bạn đạo của Người.

(Tho ủy ban thường trực Islam)

 Giết tế vì ai (vật) khác ngoài Allah là tội đại Shirk

 ™ Hỏi: Việc giết cừu tại mộ của những vị Wali ngoan đạo vẫn còn tồn tại trong tộc của tôi .. tôi đã ngăn cản họ điều đó nhưng họ vẫn ngoan cố. Tôi nói với họ: Đó là việc làm Shirk với Allah. Họ nói: Chúng tôi thờ phượng Allah bằng sự thờ phượng đích thực, tuy nhiên, có tội lỗi gì khi chúng tôi viếng thăm những vị Wali ngoan đạo của Ngài và chúng tôi nói với Allah trong lời cầu nguyện của chúng tôi: “Với vị Wali ngoan đạo của Ngài tên ... xin Ngài hãy cho chúng tôi khỏi bệnh hoặc xin Ngài xua tan những tai họa và điều dữ khỏi chúng tôi”. Tôi nói: Tôn giáo của chúng ta không phải là tôn giáo cần đến kẻ trung gian. Họ nói: Hãy mặc kệ chúng tôi!

Câu hỏi của tôi là: Làm gì để có thể sửa chữa và điều chỉnh những người này? Tôi nên làm gì để ứng phó với họ? Và tôi nên đấu tranh với những điều Bid’ah ra sao?

Ä  Đáp: Chúng ta đã biết những bằng chứng giáo lý từ Qur’an và Sunnah đã khẳng định rằng việc giết tế vì ai (vật) khác ngoài Allah I  chẳng hạn như giết tế vì các vị Wali ngoan đạo, hoặc vì Jinn, hoặc vì các bụt tượng hoặc vì những tạo vật khác là phạm tội đại Shirk, là việc làm của những người thời Jahiliyah và những người thờ đa thần.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿ قُلۡ إِنَّ صَلَاتِي وَنُسُكِي وَمَحۡيَايَ وَمَمَاتِي لِلَّهِ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٦٢ لَا شَرِيكَ لَهُۥۖ وَبِذَٰلِكَ أُمِرۡتُ وَأَنَا۠ أَوَّلُ ٱلۡمُسۡلِمِينَ ١٦٣  ﴾ [سورة الأنعام: 162 ، 163]

{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Quả thật, việc dâng lễ nguyện Salah của ta, việc giết tế của ta, cuộc sống và cái chết của ta đều hiến trọn cho Allah, Đấng Chủ Tể của toàn vũ trụ. Ngài là Đấng không có đối tác ngang hàng, và ta được lệnh phải như thế, và ta là người đầu tiên thần phục Ngài”.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 162, 163).

Allah I phán câu Kinh này để trình bày rõ rằng việc giết tế vì ai (vật) khác ngoài Allah I là Shirk với Ngài giống như dâng lễ nguyện Salah đến ai (vật) khác ngoài Ngài.

﴿ إِنَّآ أَعۡطَيۡنَٰكَ ٱلۡكَوۡثَرَ ١ فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَٱنۡحَرۡ ٢ ﴾ [سورة الكوثر: 1، 2]

{Quả thật, TA đã ban cho Ngươi (Muhammad) Al-Kawthar (một con sông nơi Thiên Đàng). Bởi thế, Ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah và giết tế vì Thượng Đế của Ngươi.} (Chương 108 – Al-Kawthar, câu1, 2).

Allah, Đấng Tối Cao ra lệnh cho vị Nabi của Ngài trong chương Kinh này rằng Người phải dâng lễ nguyện Salah đến Ngài và phải giết tế vì Ngài, khác với những người thờ đa thần, họ là những người giết tế dâng lên và cúi đầu quỳ lạy ai (vật) khác ngoài Allah I.

Allah I phán:

﴿ وَقَضَىٰ رَبُّكَ أَلَّا تَعۡبُدُوٓاْ إِلَّآ إِيَّاهُ ﴾ [سورة الإسراء: 23]

{Và Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) sắc lệnh cho các ngươi phải thờ phượng duy nhất một mình Ngài.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 23).

﴿ وَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مُخۡلِصِينَ لَهُ ٱلدِّينَ حُنَفَآءَ ﴾ [سورة البينة: 5]

{Và họ được lệnh chỉ phải thờ phụng riêng Allah, triệt để thần phục Ngài một cách chính trực.} (Chương 98 – Al-Bayyinah, câu 5).

Các câu Kinh nói về ý nghĩa này rất nhiều. Và giết tế là hình thức thờ phượng cho nên bắt buộc phải có sự thành tâm hướng về một mình Allah I mà thôi.

Ông Ali bin Abu Talib t thuật lại Thiên sứ của Allah nói:

« لَعَنَ اللَّهُ مَنْ ذَبَحَ لِغَيْرِ اللَّهِ » رواه مسلم.

“Allah nguyền rủa người nào giết tế dâng lên ai (vật) khác ngoài Allah.” (Muslim).

Riêng một người nói: “Bề tôi cầu xin Allah với sự chân lý của các vị Wali của Ngài hoặc với sự cao quý của các vị Wali của Ngài, hoặc bề tôi cầu xin Allah với sự chân lý của vị Nabi của Ngài hoặc với sự cao quý của vị Nabi của Ngài” không phải là Shirk nhưng đó là điều Bid’ah tho đa số các học giả, là một trong những phương tiện dẫn đến Shirk bởi lẽ Du-a (sự cầu nguyện, khấn vái) là thờ phượng và cách thức của nó là một trong những điều làm cho sự Du-a được chấp nhận. Quả thật, không có một bằng chứng nào từ Nabi cho thấy rằng Người cho phép Du-a thông qua sự liên kết với sự chân lý hay sự cao quý của bất kỳ ai trong tạo vật của Ngài. Bởi thế, người Muslim không được phép cải biên sự liên kết với các vị trung gian trong cầu nguyện Ngài khi Ngài không qui định và ban hành.

Allah I phán:

﴿ أَمۡ لَهُمۡ شُرَكَٰٓؤُاْ شَرَعُواْ لَهُم مِّنَ ٱلدِّينِ مَا لَمۡ يَأۡذَنۢ بِهِ ٱللَّهُۚ ٢١ ﴾ [سورة الشورى: 21]

{Hoặc phải chăng họ có những thần linh có quyền năng ngang hàng với Allah đã thiết lập cho họ một tôn giáo mà Allah không chấp thuận?} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 21).

Nabi Muhammad nói:

« مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ » رواه البخاري ومسلم.

“Ai tạo ra cái mới trong sứ mạng này của Ta thì người đó (việc làm đó) không được chấp nhận” (Albukhari, Muslim).

Còn trong lời dẫn khác của riêng Muslim thì Nabi nói:

« مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهْوَ رَدٌّ »

“Ai làm một việc làm nào đó mà nó không thuộc mệnh lệnh của Ta thì y (việc làm của y) sẽ không được chấp nhận”.

Do đó, bắt buộc các tín đồ Islam phải tuân thủ tho những gì được Allah I qui định và ra lệnh, phải tránh xa những điều đổi mới mà mọi người làm.

Trong cầu nguyện chúng ta được phép thông qua sự liên kết với các tên gọi cũng như các thuộc tính của Allah I, cầu nguyện Ngài thông qua sự độc tôn hóa Ngài cũng như thông qua những việc làm ngoan đạo và thiện tốt.

Cầu xin Allah I phù hộ và ch chở, cầu xin Ngài ban sự thành công trong mọi việc.

                                    (Tho Shikh Bin Baaz).

 Giới luật về cách chữa bệnh của những thầy lang băm

 ™ Hỏi: Có một nhóm người điều trị và chữa bệnh bằng phương pháp đông y, tho lời của họ. Tuy nhiên, khi ai đó tìm đến với họ thì họ nói với người đó: hãy viết tên của anh và tên của cha mẹ anh rồi ngày mai trở lại đây. Rồi khi người đó quay lại thì họ nói với y: quả thật, anh bị thế này thế này, cách điều trị cho bệnh tình của anh là thế này thế này. Họ nói họ dùng lời phán của Allah để chữa trị. Xin hỏi các ngài nghĩ sao về những người này, và giới luật qui định thế nào đối với người tìm đến họ?

Ä  Trả lời: Người nào làm tho cách này trong điều trị và chữa bệnh thì đó là bằng chứng cho thấy y đang dùng đến Jinn, và đang tự xưng biết về cõi vô hình. Nếu là thế thì không được phép đến chữa bệnh ở nơi y cũng như không được phép tìm đến y và hỏi hang và xin ý kiến của y bởi Nabi Muhammad đã nói:

« مَنْ أَتَى عَرَّافًا فَسَأَلَهُ عَنْ شَىْءٍ لَمْ تُقْبَلْ لَهُ صَلاَةٌ أَرْبَعِينَ لَيْلَةً » رواه مسلم.

“Ai tìm đến thầy xm tướng số để hỏi hang về một điều gì đó thì y sẽ không được chấp nhận lễ nguyện Salah trong bốn mươi đêm” (Muslim).

« مَنْ أَتَى كَاهِناً فَصَدَّقَهُ بِمَا يَقُولُ فَقَدْ كَفَرَ بِمَا أُنْزِلَ عَلَى مُحَمَّدٍ » رواه أحمد.

“Người nào tìm đến thầy bói và tin những gì y nói thì quả thật người đó đã phủ nhận những gì được mặc khải xuống cho Muhammad.” (Ahmad).

Tất cả những ai cho rằng mình biết về cõi vô hình, điều trị bằng cách sự dụng các viên sỏi, vỏ hoặc vẽ lên mặt đất hoặc hỏi tên của bệnh nhân, tên cha mẹ bệnh nhân hoặc tên những người thân của bệnh nhân, tất cả những việc làm đó đều là bằng chứng chứng minh họ là những người xm tướng số, những nhà thầy bói mà Nabi nghiêm cấm tìm đến họ để nhờ cậy, hỏi hang và tin vào họ.

                                    (Tho Shikh Bin Baaz).

 Giới luật về việc đọc Fatihah lên mộ cho người chết

 ™ Hỏi: Có được phép đọc bài Fatihah hoặc một câu Kinh nào đó từ Qur’an cho người chết khi đi viếng thăm mộ không, và việc làm đó có mang lại phúc lành cho người chết không?

Ä  Trả lời: Có các Hadith xác thực rằng Nabi từng viếng thăm các mộ, cầu xin cho những người chết với những lời cầu nguyện và Người đã dạy những lời cầu nguyện đó cho các vị Sahabah. Tiêu biểu trong các lời cầu nguyện đó:

« السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ أَهْلَ الدِّيَارِ مِنَ الْمُؤْمِنِينَ وَالْمُسْلِمِينَ وَإِنَّا إِنْ شَاءَ اللَّهُ بِكُمْ لَلاَحِقُونَ نَسْأَلُ اللَّهَ لَنَا وَلَكُمُ الْعَافِيَةَ » رواه مسلم.

“Chào bằng an đến cư dân nơi cõi mộ từ những người có đức tin và những người Muslim, quả thật, chúng tôi Insha-Allah chắc chắn sẽ hội ngội các người, chúng tôi cầu xin Allah ban phúc lành cho chúng tôi và cho các người.” (Muslim).

Không có một bằng chứng xác thực nào cho thấy rằng Nabi đọc các chương Kinh Qur’an hoặc các câu Kinh Qur’an cho người chết mặc dù Người đã nhiều lần đi viếng thăm các mộ.

Và nếu việc làm đó là điều nằm trong giáo lý Islam thì chắc chắn Nabi đã làm và đã chỉ dạy cho các vị Sahabah bởi vì Người luôn thương xót và mong muốn ân phước cho các tín đồ, và việc Người thực hiện tho giáo lý là nghĩa vụ và bổn phận trong việc truyền bá Bức Thông Điệp của Allah I.

Allah, Đấng Tối Cao đã phán về Nabi :

﴿ لَقَدۡ جَآءَكُمۡ رَسُولٞ مِّنۡ أَنفُسِكُمۡ عَزِيزٌ عَلَيۡهِ مَا عَنِتُّمۡ حَرِيصٌ عَلَيۡكُم بِٱلۡمُؤۡمِنِينَ رَءُوفٞ رَّحِيمٞ ١٢٨ ﴾ [سورة التوبة: 128]

{Quả thật, một sứ giả xuất thân từ các ngươi đã đến với các ngươi, y buồn rầu vì  thấy các ngươi đau khổ và hết sức lo lắng cho các ngươi, y luôn thương xót cho những người tin tưởng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 128).

Như vậy, khi Nabi không làm những điều đó khi có những nguyên nhân thì đó có nghĩa là nó không nằm trong giáo lý của Islam.

Quả thật, các vị Sahabah đều biết rõ điều đó, họ đã làm tho Nabi đến thăm các mộ và cầu nguyện cho họ tho những gì Người chỉ dạy, tuy nhiên, không có bằng chứng xác thực nào cho thấy họ đọc các câu Kinh hay các chương Kinh Qur’an cho người chết cả.

Do đó, việc đọc Qur’an cho người chết là việc làm Bid’ah, và Nabi đã cảnh báo về việc làm Bid’ah khi Người nói:

« مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ » رواه البخاري ومسلم.

“Ai tạo ra cái mới trong sứ mạng này của Ta thì người đó (việc làm đó) không được chấp nhận” (Albukhari, Muslim).

                                        (Tho Ủy ban thượng trực Islam)

 Giới luật về việc thề thốt với Nabi

 ™ Hỏi: Một số người có thói qun thường thề thốt với Nabi, sự việc đã trở nên rất qun thuộc với họ, và họ chẳng quan tâm gì đến việc làm đó, xin hỏi giới luật về việc thề thốt này như thế nào?

Ä  Đáp: Thề thốt bởi với Nabi hoặc với ai (vật) ngoài Người trong các tạo vật của Allah I là việc làm bị nghiêm cấm mang tội Shirk. Người Muslim không được phép thề thốt với bất cứ ai mà chỉ được phép thề với một mình Allah I duy nhất thôi.

Imam Ibn Abdul-Bar ﷺ‬ đã nói rằng tất cả các giới học giả đều đồng thuận rằng không được phép thề thốt với ai (vật) khác ngoài Allah I bởi lẽ đã có nhiều Hadith xác thực từ Nabi nghiêm cấm việc làm đó cũng như đã xm nó là hành vi Shirk.

Nabi Muhammad nói:

« إِنَّ اللَّهَ يَنْهَاكُمْ أَنْ تَحْلِفُوا بِآبَائِكُمْ ، فَمَنْ كَانَ حَالِفًا فَلْيَحْلِفْ بِاللَّهِ ، وَإِلاَّ فَلْيَصْمُتْ » رواه البخاري ومسلم.

“Quả thật, Allah nghiêm cấm các ngươi thề với cha mẹ của các ngươi, bởi thế, ai muốn thề thì hãy thề với Allah, còn không thì im lặng” (Albukhari, Muslim).

Trong Hadith khác, Nabi nói:

« مَنْ حَلَفَ بِغَيْرِ اللَّهِ فَقَدْ كَفَرَ أَوْ أَشْرَكَ » رواه أبو داود والترمذي بإسناد صحيح.

“Ai thề với ai (vật) khác ngoài Allah thì quả thật người đó đã vô đức tin hoặc thờ đa thần” (Abu Dawood, Tirmizhi ghi lại với đường dẫn truyền xác thực).

« مَنْ حَلَفَ بِالأَمَانَةِ فَلَيْسَ مِنَّا » رواه أبو داود.

“Ai thề với sự uy tín thì người đó không thuộc cộng đồng tín đồ của Ta” (Abu Dawood).

Các Hadith nói về điều này thì rất nhiều. Do đó, người Muslim không được thề với ai (vật) khác ngoài Allah I mà chỉ thề với Ngài thôi nếu muốn thề thốt. Những ai đã có thói qun thề thốt thì hãy cẩn trọng trong việc thề thốt, và mỗi người Muslim nên khuyên bảo lẫn nhau bởi Nabi đã nói:

« مَنْ رَأَى مِنْكُمْ مُنْكَرًا فَلْيُغَيِّرْهُ بِيَدِهِ فَإِنْ لَمْ يَسْتَطِعْ فَبِلِسَانِهِ فَإِنْ لَمْ يَسْتَطِعْ فَبِقَلْبِهِ وَذَلِكَ أَضْعَفُ الإِيمَانِ » رواه مسلم.

“Ai trong các ngươi nhìn thấy điều sai trái thì hãy thay đổi nó bằng tay của y, nếu y không thể thì hãy thay đổi nó bằng chiếc lưỡi của y, nếu y không thể thì hãy biểu hiện bằng trái tim của y và đó là đức tin Iman yếu nhất.” (Muslim).

Thề thốt với ai (vật) khác ngoài Allah I là tội tiểu Shirk, và cũng có thể sẽ trở nên tội đại Shirk nếu như trái tim của người thề khẳng định được phép làm thế với những ai (vật) khác Allah I cùng với Ngài.

Cầu xin Allah I ban phúc lành cho tất cả những người Muslim và xin Ngài hãy mở lối cho họ thông hiểu giáo luật của Islam, bởi Ngài là Đấng Hằng Ngh và ở rất kề.

                                    (Shikh Bin Baaz).

 Giới luật về việc dâng lễ nguyện Salah tho sau người cầu xin và khấn vái đến ai (vật) khác ngoài Allah

 ™  Hỏi: Có giá trị hay không khi tôi dâng lễ nguyện Salah tho sau người cầu xin và khấn vái đến ai (vật) khác ngoài Allah và nếu như tôi không tìm thấy ai khác ngoài người đó thì tôi có được phép dâng lễ nguyện Salah ở nhà không?

Ä  Đáp: Không được phép dâng lễ nguyện Salah tho sau những ai thờ đa thần, trong số đó có người cầu xin và khấn vái phúc lành đến ai (vật) khác ngoài Allah I, bởi lẽ việc cầu xin và khấn vái phúc lành đến người chết, bụt tượng, Jinn và những ai (vật) khác ngoài Allah I là Shirk với Ngài. Còn riêng trường hợp cầu xin sự giúp đỡ của những ai còn sống, đang hiện diện và có khả năng cho sự giúp đỡ đó thì không có vấn đề gì bởi Allah I có phán về câu chuyện của Nabi Musa u:

﴿ فَٱسۡتَغَٰثَهُ ٱلَّذِي مِن شِيعَتِهِۦ عَلَى ٱلَّذِي مِنۡ عَدُوِّهِۦ ﴾ [سورة القصص: 15]

{Và người thuộc ph của Y (Musa) gọi Y tiếp tay để đánh lại kẻ địch.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 15).

Nếu như bạn không tìm thấy người Imam Muslim nào để bạn dâng lễ nguyện Salah tho sau thì bạn được phép dâng lễ tại nhà, và nếu như bạn thấy một nhóm người Muslim có thể dâng lễ nguyện Salah tập thể trong Masjid trước  hoặc sau Imam làm Shirk thì bạn hãy dâng lễ cùng với họ, và nếu những người Muslim có thể tước bỏ vị Imam làm Shirk đó để thay thế một người Imam Muslim khác mà không xảy những biến cố tai hại thì bắt buộc phải làm điều đó, bởi vì đó là việc sai bảo nhau làm điều tốt và ngăn cản nhau làm điều sai trái.

Allah I phán:

﴿ وَٱلۡمُؤۡمِنُونَ وَٱلۡمُؤۡمِنَٰتُ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٖۚ يَأۡمُرُونَ بِٱلۡمَعۡرُوفِ وَيَنۡهَوۡنَ عَنِ ٱلۡمُنكَرِ وَيُقِيمُونَ ٱلصَّلَوٰةَ وَيُؤۡتُونَ ٱلزَّكَوٰةَ وَيُطِيعُونَ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥٓۚ أُوْلَٰٓئِكَ سَيَرۡحَمُهُمُ ٱللَّهُۗ إِنَّ ٱللَّهَ عَزِيزٌ حَكِيمٞ ٧١ ﴾  [سورة التوبة: 71]

{Và những người có đức tin nam và nữ, là đồng minh bảo vệ lẫn nhau, họ gọi bảo nhau làm điều lành và ngăn cấm cản nhau là điều xấu, năng dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah và tuân lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài. Họ là những người sẽ được Allah thương xót. Quả thật Allah là Đấng Quyền Năng và Sáng Suốt} (Chương 9 – Attawbah, câu 71).

Nabi Muhammad nói:

« مَنْ رَأَى مِنْكُمْ مُنْكَرًا فَلْيُغَيِّرْهُ بِيَدِهِ فَإِنْ لَمْ يَسْتَطِعْ فَبِلِسَانِهِ فَإِنْ لَمْ يَسْتَطِعْ فَبِقَلْبِهِ وَذَلِكَ أَضْعَفُ الإِيمَانِ » رواه مسلم.

“Ai trong các ngươi nhìn thấy điều sai trái thì hãy thay đổi nó bằng tay của y, nếu y không thể thì hãy thay đổi nó bằng chiếc lưỡi của y, nếu y không thể thì hãy biểu hiện bằng trái tim của y và đó là đức tin Iman yếu nhất.” (Muslim).

                                    (Shikh Bin Baaz).

 Ai giết tế vì Jinn thì mọi việc làm của y sẽ không được chấp nhận cho tới khi y quay đầu sám hối

 ™ Alhamdulillah, quả thật Ủy ban thường trực nghiên cứu kiến thức giáo lý và trả lời Fatawa đã có lời Fatawa cho phần này từ câu hỏi: “Một nhóm người ngoan đạo ở vùng sa mạc đã đến gặp chúng tôi và nói: người giết tế vì Jinn thì lễ nguyện Salah cũng như cuộc hành hương Hajj của y đều vô ích. Khi tôi ngh được lời nói này từ họ thì tôi đã sám hối với Allah về việc tôi đã giết tế cho Jinn và tôi đã thực hiện xong cuộc hành hương Hajj. Họ bảo cuộc hành hương đó của tôi không có giá trị. Xin hỏi cuộc hành hương đó của tôi có giá trị hay không? Nếu không có giá trị thì tôi phải thực hiện lại đúng không?”

Ä  Đáp: Ủy ban thường trực có những giải đáp sau:

Việc giết tế dâng lên Jin là việc làm Shirk với Allah, Đấng Tối Cao. Nếu người thực hiện hành vi này chết trong tình trạng chưa sám hối cho hành vi tội lỗi đó của y thì y sẽ đời đời kiếp kiếp bị đày trong Hỏa Ngục, và Shirk làm vô giá trị các việc làm ngoan đạo và thiện tốt, bởi Allah I đã phán:

﴿ وَلَوۡ أَشۡرَكُواْ لَحَبِطَ عَنۡهُم مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٨٨ ﴾ [سورة الأنعام: 88]

{Nhưng nếu họ tổ hợp (tôn thờ) những thần linh khác cùng với Allah (trong việc thờ phượng) thì tất cả các việc làm của họ đều trở nên hoài công vô ích.} (Chương 6 - Al-An’am, câu 88).

Alhamdulillah, rằng Allah I đã phù hộ cho bạn sớm tỉnh ngộ và đã sám hối kịp thời về đại tội này, một đại tội mà nó khiến tất cả mọi việc làm ngoan đạo và thiện tốt không được chấp nhận, bạn hãy thực hiện cuộc hành hương Hajj trong lần khác nếu có điều kiện và khả năng, và nếu bạn trung thực và thành tâm trong sự ăn năn sám hối thì chắc chắn Allah I sẽ tha thứ cho bạn và Ngài sẽ thay những điều xấu bằng những điều tốt. Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿وَٱلَّذِينَ لَا يَدۡعُونَ مَعَ ٱللَّهِ إِلَٰهًا ءَاخَرَ وَلَا يَقۡتُلُونَ ٱلنَّفۡسَ ٱلَّتِي حَرَّمَ ٱللَّهُ إِلَّا بِٱلۡحَقِّ وَلَا يَزۡنُونَۚ وَمَن يَفۡعَلۡ ذَٰلِكَ يَلۡقَ أَثَامٗا ٦٨  يُضَٰعَفۡ لَهُ ٱلۡعَذَابُ يَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِ وَيَخۡلُدۡ فِيهِۦ مُهَانًا ٦٩ إِلَّا مَن تَابَ وَءَامَنَ وَعَمِلَ عَمَلٗا صَٰلِحٗا فَأُوْلَٰٓئِكَ يُبَدِّلُ ٱللَّهُ سَيِّ‍َٔاتِهِمۡ حَسَنَٰتٖۗ وَكَانَ ٱللَّهُ غَفُورٗا رَّحِيمٗا ٧٠ ﴾ [سورة الفرقان: 68]

{Và những người không cầu nguyện đến một thần linh nào khác cùng với Allah, và không giết sinh mạng nào mà Allah đã nghiêm cấm trừ phi vì điều chân lý, và không làm điều Zina, và ai phạm những điều đó là những kẻ tội lỗi. Y sẽ bị trừng phạt gấp đôi vào Ngày Phục sinh và sẽ ở trong đó một cách nhục nhã; ngoại trừ ai biết hối cải và tin tưởng và làm việc thiện thì là những người mà Allah sẽ đổi điều xấu (tội lỗi) của họ thành điều tốt lành (phúc đức) bởi vì Allah là Đấng Hằng Tha thứ, rất mực Khoan dung.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 68).

Cầu xin Allah I mọi sự thành công và cầu xin Ngài ban bằng an và phúc lành cho người bề tôi của Ngài, vị Thiên sứ Muhammad và cho gia quyến của Người cùng tất cả các vị bạn đạo của Người.

                     (Ủy ban thường trực giáo lý)

 Lý do cho việc nghiêm cấm phụ nữ viếng thăm mộ

 ™ Hỏi: Nguyên nhân hoặc lý do cho việc nghiêm cấm phụ nữ viếng mộ là gì?

Ä  Đáp:

Thứ nhất: Nabi đã nghiêm cấm phụ nữ viếng mộ một cách rất nghiêm khắc khi Người nói:

« لَعَنَ اللَّهُ زَائِرَاتِ الْقُبُورِ » رواه أحمد، الترمذي وابن ماجه.

“Allah nguyền rủa những phụ nữ đi viếng mộ” (Ahmad, Tirmizhi và Ibnu Ma-jah).

Lời nói của Người với Fatimah khi bà đi viếng mọi người để an ủi:

« لَوْ بَلَغْتِهَا مَعَهُمْ الْكِدَاء مَا رَأَيْتِ الْجَنَّةَ ...» رواه أحمد.

“Nếu con cùng với họ đến gần mộ thì con sẽ không nhìn thấy Thiên Đàng” (Ahmad).

Thứ hai: Nabi nói về nguyên nhân phụ nữ bị cấm viếng mộ qua lời của Người đến những phụ nữ tho sau thi hài người chết tới mộ:

« اِرْجِعْنَ مَأْزُوْرَات غَيْر مَأْجُوْرَات فَإِنَّكُن تُفْتُنَّ الْحَي وَتُؤْذِينَّ الْمَيِّتَ » رواه ابن ماجه.

“Những phụ nữ đi viếng không được ban cho ân phước hãy quay về, bởi quả thật, các nàng sẽ gây rối cho những người còn sống và làm phiền người chết.” (Ibnu Ma-jah).

Tho Hadith thì có hai lý do khiến phụ nữ bị cấm viếng mộ: lý do thứ nhất là vì phụ nữ sẽ gây rối cho những người còn sống bởi lẽ cơ thể phụ nữ đều Awrah (phải được ch kín), việc phụ nữ lộ diện trước những người đàn ông Ajnabi (có thể cưới làm chồng) tạo ra nguy cơ cho điều xấu xảy ra; lý do thứ hai là vì phụ nữ sẽ làm phiền đến người chết bởi lẽ phụ nữ ít kiên nhẫn và có trái tim yếu đuối khó kiềm chế được bản thân khi đối mặt với những điều không hay, cho nên không có điều gì có thể bảo đảm rằng họ sẽ không khóc la và vật vã gây phiền nhiễu đến người chết, và những hành vi đấy bị nghiêm cấm trong Islam.

                                       (Shikh Ibnu Jibrﷺﷺn)

 Giới luật về dâng lễ nguyện Salah tại các Masjid bên trong có mộ của những người được cho là Wali của Allah

 ™ Hỏi: Có được phép dâng lễ nguyện Salah tại các Masjid bên trong có mộ của những người được cho là Wali của Allah không?

Ä  Đáp: Các Masjid được xây cất bên trên các mộ thì không được phép dâng lễ nguyện Salah trong đó, dù các ngôi mộ đó là của những người ngoan đạo hay bất cứ ai khác, bởi vì Thiên sứ của Allah đã nghiêm cấm điều đó và Người đã cảnh báo điều đó, và Người cũng cho biết rằng Allah I đã nguyền rủa những người Do thái và những người Thiên Chúa về việc làm đó của họ qua lời di huấn của Người được bà A’ishah i, phu nhân của Người thuật lại:

« لَعَنَ اللَّهُ الْيَهُودَ وَالنَّصَارَى ، اتَّخَذُوا قُبُورَ أَنْبِيَائِهِمْ مَسْجِدًا » رواه البخاري ومسلم.

“Allah nguyền rủa những người Do thái và những người Thiên Chúa vì họ đã lấy mộ các vị Nabi của họ làm nhà nguyện” (Albukhari, Muslim).

Và trong một Hadith khác được ghi lại rằng bà A’ishah i thuật lại:  Ummu Salmah i và Ummu Habibah i đã nói cho Nabi ngh về một nhà thờ của người Thiên Chúa tại xứ Alhabashah, trong đó có những bức tranh vẽ thì Người nói:

« إِنَّ أُولَئِكَ إِذَا كَانَ فِيهِمُ الرَّجُلُ الصَّالِحُ فَمَاتَ بَنَوْا عَلَى قَبْرِهِ مَسْجِدًا ، وَصَوَّرُوا فِيهِ تِلْكَ الصُّوَرَ ، فَأُولَئِكَ شِرَارُ الْخَلْقِ عِنْدَ اللَّهِ يَوْمَ الْقِيَامَةِ » رواه البخاري ومسلم.

“Quả thật, những người đó, khi có người ngoan đạo nào đó trong số họ chết đi thì họ xây bên trên ngội mộ của người đó một nhà nguyện và vẽ trong đó những bức tranh của người đó. Những người đó là những người xấu xa nhất trong tạo vật đối với Allah vào Ngày Phục Sinh.” (Albukhari, Muslim).

Ông Jundub bin Abdullah Al-Bajali thuật lại rằng Nabi nói:

« أَلاَ وَإِنَّ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمْ كَانُوا يَتَّخِذُونَ قُبُورَ أَنْبِيَائِهِمْ وَصَالِحِيهِمْ مَسَاجِدَ أَلاَ فَلاَ تَتَّخِذُوا الْقُبُورَ مَسَاجِدَ إِنِّى أَنْهَاكُمْ عَنْ ذَلِكَ » رواه مسلم.

“Chẳng phải những người thời trước các ngươi đã từng lấy mộ các vị Nabi của họ và của những người ngoan đạo trong số họ làm các nhà nguyện, bởi thế, các ngươi không được phép lấy các mộ làm các Masjid, quả thật Ta cấm các ngươi làm điều đó.” (Muslim).

Các Hadith này đều là những Hadith xác thực cũng như các Hadith khác mang cùng ý nghĩa đều là các bằng chứng cho thấy Islam nghiêm cấm dâng lễ nguyện Salah tại các Masjid có mộ trong đó và nghiêm cấm xây cất các Masjid bên trên các mộ, và Allah I đã nguyền rủa việc làm đó.

Và các Hadith xác thực khác được ghi lại rằng ông Jabir t thuật rằng Nabi đã cấm xây cất và trát tô các mộ và cấm ngồi lên mộ.

Tất cả những người lãnh đạo và quản lý các vụ việc của những người Muslim ở tất cả các nước Islam phải có trách nhiệm ngăn cản việc xây cất bên trên các mộ, ngăn cản việc lấy các ngôi mộ làm nơi cầu nguyện, tương tự, họ cũng phải có trách nhiệm ngăn cản việc tô trát làm đẹp mộ, ghi chép trên bia mộ và ngồi bên trên mộ; phải cố gắng và nỗ lực ngăn chặn các phương tiện dẫn đến sự thái quá đối với những người trong mộ cũng như hành vi tổ hợp họ cùng với Allah I.

Cầu xin Allah I phù hộ và trợ giúp cho những người lãnh đạo và trông coi các vụ việc của những người Muslim trong việc cải thiện hành vi và các việc làm của người bề tôi cũng như cải thiện các vụ việc của đất nước Islam, làm cho tôn giáo của Ngài luôn được tinh khiết tho giáo lý và tín ngưỡng của Ngài ban hành. Quả thật, Ngài là Đấng Hằng Ngh và đáp lại lời cầu nguyện.

                                    (Shikh Bin Baaz)

 Hãy cách xa các ngôi mộ khỏi Masjid

 ™ Hỏi: Có một người xây Masjid, và y di ngôn với gia đình để mộ ông trong Masjid đó, sau đó, khi ông qua đời ông được chôn cất gần sát Masjid ngay phía Qiblah, khoảng cách giữa ngôi mộ với Masjid là một mét, mong có được sự chỉ giáo về vấn đề này?

Ä  Đáp: Bắt buộc phải di dời ngôi mộ đó đến một chỗ khác cách xa Masjid, hãy di dời ngôi mộ đó đến một khu chôn cất nào đó trong xứ bởi vì việc đặt mộ ở nơi Masjid là phương tiện dẫn đến tình trạng Shirk, trường hợp ngôi mộ được đặt ngay hướng Qiblah thì lại càng nghiêm trọng hơn, bị cấm gắt gao hơn và gần với Shirk hơn, vì đó được xm là thờ phượng người trong ngôi mộ.

Nabi Muhammad nói:

« قَاتَلَ اللَّهُ الْيَهُودَ وَالنَّصَارَى اتَّخَذُوا قُبُورَ أَنْبِيَائِهِمْ مَسَاجِدَ »  رواه البخاري ومسلم.

“Allah nguyền rủa những người Do thái và những người Thiên Chúa, bởi vị họ đã lấy mộ các vị Nabi của họ làm các nhà nguyện” (Albukhari và Muslim).

« لاَ تَجْلِسُوا عَلَى الْقُبُورِ وَلاَ تُصَلُّوا إِلَيْهَا » رواه مسلم.

“Các người đừng ngồi lên mộ và đừng dâng lễ nguyện Salah hướng về nó” (Muslim).

« أَلاَ وَإِنَّ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمْ كَانُوا يَتَّخِذُونَ قُبُورَ أَنْبِيَائِهِمْ وَصَالِحِيهِمْ مَسَاجِدَ أَلاَ فَلاَ تَتَّخِذُوا الْقُبُورَ مَسَاجِدَ إِنِّى أَنْهَاكُمْ عَنْ ذَلِكَ » رواه مسلم.

“Chẳng phải những người thời trước các ngươi đã từng lấy mộ các vị Nabi của họ và của những người ngoan đạo trong số họ làm các nhà nguyện, bởi thế, các ngươi không được phép lấy các mộ làm các Masjid, quả thật Ta cấm các ngươi làm điều đó.” (Muslim).

وَصَلَى اللهُ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَآلِهِ وَصَحْبِهِ وَسَلَّمَ.

Cầu xin Allah I ba  bằng và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta Muhammad, cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người.

 Giới luật về việc ghi chép làm bia mộ

 ™ Hỏi: Có được phép đặt lên mộ một tấm bảng bằng sắt hay bằng một vật liệu gì đấy rồi ghi lên tấm bảng đó những câu Kinh Qur’an, tên tuổi và ngày tháng qua đời của người chết không?

Ä  Đáp: Không được phép ghi lên mộ của người chết những câu Kinh Qur’an hay những gì khác, dù là tấm bảng bằng sắt hay bằng bất cứ vật liệu gì đi chăng nữa, bởi lẽ Nabi đã cấm điều đó qua Hadith của Jabir t:

« نَهَى رَسُولُ اللَّهِ -صلى الله عليه وسلم- أَنْ يُجَصَّصَ الْقَبْرُ وَأَنْ يُقْعَدَ عَلَيْهِ وَأَنْ يُبْنَى عَلَيْهِ » رواه مسلم وزاد الترمذي والنسائي بإسناد صحيح « وَأَنْ يَكْتُبَ عَلَيْهِ »

“Thiên sứ của Allah cấm tô trát mộ, cấm ngồi lên mộ, và cấm xây cất bên trên mộ” (Hadith do Muslim, Tirmizhi và Annasa-i ghi lại), và Tirmizhi và Annasa-i có phần thêm: “và cầm ghi chép lên mộ”.

                                                        (Shikh Bin Baaz)

 Trong tôn giáo Islam không có gì điều gì là phần phụ hay phần vỏ ngoài cả

 ™ Hỏi: Giáo luật qui định thế nào đối với ai nói: quả thật việc chừa râu cầm, mặc quần ngắn trên mắt cá chân chỉ là những điều thuộc phần phụ, phần vỏ ngoài chứ không phải là phần lõi hay phần chính của tôn giáo; và giáo luật qui định thế nào cho người cười nhạo những ai làm những điều này?

Ä  Đáp: Lời nói này thật là nguy hiểm, là điều sai trái rất nghiêm trọng. Trong tôn giáo Islam không có điều gì là phần phụ cả, tất cả đều là phần chính, phần lõi của tôn giáo. Tuy nhiên, những điều trong tôn giáo Islam được phân thành gốc và ngọn. Vấn đề râu cầm, quần ngắn trên mắt cá chân là những điều thuộc phần ngọn chứ không phải là phần gốc. Nhưng dù thế nào cũng không được gọi một điều gì đó trong tôn giáo Islam là phần vỏ ngoài, rằng những ai nói những lời này sẽ trở nên là những người giễu cợt và trêu đùa với tôn giáo, bởi Allah I đã phán:

﴿ قُلۡ أَبِٱللَّهِ وَءَايَٰتِهِۦ وَرَسُولِهِۦ كُنتُمۡ تَسۡتَهۡزِءُونَ ٦٥ لَا تَعۡتَذِرُواْ قَدۡ كَفَرۡتُم بَعۡدَ إِيمَٰنِكُمۡۚ  ﴾  [سورة التوبة: 65، 66]

{Hãy bảo chúng (Muhammad!): “Chẳng lẽ với Allah, với các lời mặc khải của Ngài và với thiên sứ của Ngài các người dám buông lời giễu cợt ư?” Các ngươi chớ biện minh, quả thật các ngươi đã chối bỏ đức tin sau khi các ngươi đã tin tưởng} (Chương 9 – Attawbah, câu 65, 66).

Thiên sứ  của Allah là người đã ra lệnh bảo chưa râu cầm, cắt tỉa và cạo râu mép cho nên bắt buộc phải tuân lệnh Người, xm trọng mệnh lệnh của Người cũng như xm trong lệnh cấm của Người trong tất cả mội vụ việc. Quả thật, Abu Muhammad bin Hazm nói rằng các học giả đều đồng quan điểm cho việc chừa râu cầm và cắt tỉa râu mép là điều bắt buộc. Và không còn phải nghi ngờ gì nữa khi nói rằng hạnh phúc, thành công, cao quí, vinh dự, phúc lành và kết cuộc đáng ca ngợi là ở việc tuân lệnh Allah I và Thiên sứ của Ngài ; còn sự hủy hoại, thua thiệt, và kết cuộc tồi tệ và thảm hại là ở việc bất tuân và làm trái lệnh Allah I và Thiên sứ của Ngài .

Tương tự, việc mặc quần, áo ngắn trên mắt cá chân là điều bắt buộc được sắc lệnh bởi lời di huấn của Nabi :

« مَا أَسْفَلَ مِنَ الْكَعْبَيْنِ مِنَ الإِزَارِ فَفِى النَّارِ » رواه البخاري.

“Những gì nằm ở phía dưới mắt cá chân từ quần, áo đều ở trong Hỏa Ngục.” (Albukhari).

« ثَلاَثَةٌ لاَ يُكَلِّمُهُمُ اللَّهُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ وَلاَ يَنْظُرُ إِلَيْهِمْ وَلاَ يُزَكِّيهِمْ وَلَهُمْ عَذَابٌ أَلِيمٌ الْمَنَّانُ الَّذِى لاَ يُعْطِى شَيْئًا إِلاَّ مَنَّهُ وَالْمُنَفِّقُ سِلْعَتَهُ بِالْحَلِفِ الْفَاجِرِ وَالْمُسْبِلُ إِزَارَهُ » رواه مسلم.

“Ba hạng người mà Allah sẽ không nói chuyện với họ, không nhìn mặt họ, không tẩy sạch tội lỗi cho họ và họ phải bị trừng phạt đau đớn vào Ngày Phục sinh: người mặc quần áo kéo lê dưới gót chân, người khi bố thí một thứ gì đó cho người khác thì thường kể lể về ân huệ của mình đã cho đi, và người buôn bán thề thốt trên món hàng của mình một cách gian lận.” (Muslim).

« لاَ يَنْظُرُ اللَّهُ إِلَى مَنْ جَرَّ ثَوْبَهُ خُيَلاَءَ » رواه البخاري ومسلم.

“Allah không nhìn người kéo lê quần áo của y một cách tự cao tự đại” (Albukhari, Muslim).

Như vậy, người đàn ông Muslim bắt buộc phải kính sợ Allah I mà không để quần áo dài xuống qua mắt cá chân dù là quần dài, áo choàng dài, hay bất cứ loại trang phục nào, và tốt nhất là ăn mặc quần áo dài xuống từ khoảng nửa cẳng chân trở đi cho đến mắt cá chân. Còn nếu như để quần áo dài phủ xuống kéo lê một cách tự cao tự đại thì đó là điều mang tội lớn. Và khi một người xao lãng và lơ là mặc dù không phải vì lòng tự cao tự đại thì y cũng là người mang tội, tuy nhiên tội của nó không bằng tội của sự tự cao tự đại. Và không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng ăn bận kéo lê quần áo là phượng tiện thể hiện sự tự cao tự đại mặc dù người đó không định tâm như thế. Hơn nữa, lời cảnh báo trừng phạt trong các Hadith mang tính tổng quát cho nên không được lơ là và xao lãng. Còn riêng câu chuyện của Abu Bakr Assiddﷺﷺq t và câu nói của Nabi như trong Hadith: ((Abu Bakr t nói: “Quả thật, Izaar (mảnh quấn thân dưới) của tôi tự nới lỏng và tuột xuống mặc dù tôi đã thường cố quấn chặt nó lại”. Nabi nói với ông:

« إِنَّكَ لَسْتَ مِمَّنْ يَفْعَلهُ خُيَلَاء »

“Quả thật, anh không phải thuộc những người để y phục phủ dài xuống một cách tự cao tự đại”)).

Đây là trường hợp cho những ai có tình huống và hoàn cảnh giống như tình huống và hoàn cảnh của Abu Bakr khi mà mảnh quấn của ông thường tự nới lỏng một cách không phải là bởi lòng tự cao tự đại, trong khi đó, ông đã cố luôn quấn chặt giữ nó lại; còn đối ai tự làm cho quần áo phủ xuống một cách có chủ ý thì người đó nằm trong lời cảnh báo bị trừng phạt nói chung của Hadith.

Ngoài ra, việc mặc quần áo phủ dài xuống đất còn mang tính phung phí, làm dính bẩn và Najis và còn mang tính chất ăn mặc giống phụ nữ, người Muslim phải nên tránh những điều này để giữ ban thân mình được trong sạch.

Cầu xin Allah I phù hộ và ban thành công, Ngài là Đấng hướng dẫn đến với con đường đúng đắn.

                                 (Shikh Bin Baaz)

 Giới luật về việc xây tô cho mộ

 ™ Hỏi: Đạo qui định thế nào về việc xây tô cho các mộ bằng xi-măng và gạch trên mặt đất?

Ä  Đáp: Trước tiên tôi không thích một người hỏi giống như cách hỏi này khi y nói: Đạo qui định thế nào, Islam qui định thế nào hay những cách hỏi tương tự bởi lẽ một người làm sai và nhầm lẫn sẽ không phản ánh Islam còn khi chúng ta nói y phản ánh Islam có nghĩa là y không làm sai trong khi Islam không có điều sai trái. Cho nên, tốt nhất là người hỏi nên diễn đạt câu hỏi bằng cách nói: Ông thấy thế nào về người đã làm thế này thế này, hoặc ông có thấy trong Islam có điều này điều này không? Quan trọng là hãy đặt câu hỏi đến người được hỏi.

Còn vấn đề trong câu hỏi thì tôi thấy rằng không được phép xây tô lên các mộ bởi quả thật đã có nhiều Hadith xác thực rằng Nabi đã nghiêm cấm xây cất bên trên các mộ và cấm trang hoàng ngôi mộ. Do đó, việc xây cất bên trên các mộ là điều Haram bởi nó là phương tiện dẫn đến việc thờ phượng mộ và tổ hợp nó cùng với Allah I trong thờ phượng.

                                           (Shikh Ibnu Uthaimﷺﷺn)

 Giới luật về viêc tổ chức lễ mừng Mawlid (sinh nhật Nabi), lễ mừng ngày Isra’ và Mi’raaj (chuyến dạ hành và thăng thiên của Nabi)

 ™ Hỏi: Một số người thường tổ chức lễ mừng ngày sinh của Thiên sứ , trong lễ mừng này, họ đón chào những vị khách mời, đọc Kinh Qur’an, đọc tiểu sử của Thiên sứ , cầu nguyện bằng các lời Du-a đặc trưng. Họ cũng làm như thế vào ngày Isra’ và Mi’raaj. Trong các ngày mừng lễ này, họ thướng bố thí tiền và thức ăn. Xin hỏi việc làm này được phép hay không được phép?

Ä  Đáp: Không còn nghi ngờ gì nữa rằng tình yêu thương đến Thiên sứ là một trong những điều bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim. Không những vậy, đức tin Iman của người bề tôi sẽ không được hoàn thiện cho tới khi nào người bề tôi đó phải yêu thương Thiên sứ của Allah hơn cả con cái và cha mẹ và tất cả mọi người.

Và cũng không phải nghi ngờ gì nữa khi nói rằng tình yêu cũng như lòng tôn kính đối với Người là đi tho đường lối của Người, tuân thủ sự hướng dẫn của Người, luôn đặt Người lên hàng đầu trước tất cả mọi người, không được cải biên và tạo ra một điều gì đó không nằm trong sứ mạng và mệnh lệnh của Người.

Nabi nói:

« إِيَّاكُمْ وَالأُمُورَ الْمُحْدَثَاتِ فَإِنَّ كُلَّ بِدْعَةٍ ضَلاَلَةٌ »  رواه ابن ماجه.

“Các ngươi hãy tránh xa những điều đổi mới bởi quả thật tất cả những điều đổi mới và cải biên đều lầm lạc” (Ibnu Ma-jah).

Người không những bảo phải đi tho đường lối của Người mà còn phải đi tho đường lối của các vị Khalif chính trực được hướng dẫn đúng chân lý sau Người.

Và không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng sự tôn kính Nabi là một trong những sự thờ phượng Allah I, cho nên nếu tôn kính Người tho cách thức không có trong đường lối của Người thì quả thật sự tôn kính đó là một điều Bid’ah trái với giáo lý. Do đó, việc tổ chức lễ mừng sinh nhật cho Nabi bằng cách mở tiệc ăn mừng, bố thí và làm những điều tương tự trong ngày hôm đó là việc làm Bid’ah.

Người có đức tin phải bám sát với những gì được xác thực đến từ Nabi còn những gì không nằm trong sứ mạng và mệnh lệnh của Người thì phải tránh nó ra bởi nó không có gì tốt đẹp. Hơn nữa, nếu việc tổ chức mừng lễ sinh nhật cho Nabi thực sự là điều tốt thì chắc chắn các vị Sahabah của Người đã tiên phong thực hiện.

Thật ra, việc tổ chức lễ mừng sinh nhật (Mawlid) của Nabi chỉ được biết đến vào thế kỷ thứ 4 hijri, và đó là thời gian sau ba thể kỷ ân phúc và tốt đẹp đã đi qua. Nếu thực sự việc tổ chức lễ mừng sinh nhật cho Nabi là điều tốt đẹp và đáng làm thì chắc chắn những người trong ba thế kỷ đầu đó đã tiên phong làm trước chúng ta rồi nhưng thực ra không ai trong số họ từng biết đến việc làm này.

Và nếu bạn là người trung thực thì bạn phải đi tho Nabi vì trong sự việc đó mới có sự tốt lành và thành công.

Điều lấy làm ngạc nhiên là một số người cứ bám lấy điều Bid’ah này như thể nó là nghĩa vụ bắt buộc trong tôn giáo vậy. Chúng ta thấy những người này có thể lơ là xao lãng rất nhiều điều được xác thực thuộc Sunnah của Nabi nhưng lại cương quyết không buông việc làm Mawlid dù biết đó không phải thuộc Sunnah của Người.

Những ai làm vậy phải quay về sám hối với Allah I và  hãy nói: “Chúng tôi ngh và tuân lệnh”. Imam Malik ﷺ‬ nói: “Cộng đồng tín đồ thời sau sẽ không được cải thiện ngoài những gì đã cải thiện cộng đồng của thời kỳ đầu”.

Tương tự, việc tổ chức lễ mừng ngày Isra’ và Mi’raaj cũng không có trong thời của các vị Sahabah cũng như trong các thể kỷ ân phúc sau họ. Nếu việc làm này thực sự nằm trong giáo lý của Allah I ban hành thì chắc chắn Nabi đã trình bày rõ cho chúng ta và đã kêu gọi các vị Sahabah cũng như toàn thể tín đồ của Người thực hiện, nhưng không có một bằng chức xác thực nào nói lên điều đó.

Thêm vào đó, tôi xin nói rằng không có bằng chứng xác thực rằng Nabi sinh vào ban ngày hay ban đêm của ngày 12 tháng 3 (Rabi’a Al-Awwal) cả, tương tự không có bằng chứng xác thực đêm của sự kiện Isra’ và Mi’raaj nhằm vào đêm 27 tháng Rajab, mà thật ra một số Hadith đã khẳng định Người sinh vào ngày mồng chín tháng ba, cũng như thế, sự kiện Mi’raaj được biết là xảy ra nhằm vào tháng Rabi’a Al-Awwal chứ không phải vào tháng Rajab, và đây là những Hadith đươc xm là chính xác hơn. Như vậy, cuối cùng chúng ta thấy sự kiện Mi’raaj chưa được xác định chính xác vào tháng nào cho nên việc tổ chức sinh nhật hay tổ chức mừng ngày Mi’raaj được thiết lập là không có cơ sở dù là về giáo lý hay về lịch sử.

                           (Shikh Ibn Uthaimﷺﷺn).

d  f