Cung Cách Thăm Viếng Thánh Đường Annabawi Và Chào Salam Đến Thiên Sứ Của Allah
Các danh mục
Full Description
Cung Cách Thăm Viếng Thánh Đường Annabawi & Chào Salam Đến Thiên sứ của Allah e
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [
Sheikh/ Atiyah Muhammad Salim
Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa
2012 - 1433
آداب زيارة المسجد النبوي
والسّلام على رسول الله e
« باللغة الفيتنامية »
فضيلة الشيخ عطية محمد سالم
ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم
مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى
2012 - 1433
Mục lục
Chủ đề Trang
1 - Lời nói đầu của tác giả 5
2 - Giá trị của việc thăm viếng này 8
3 - Khi bước chân đến Madinah 11
4 - Sau khi vào Madinah 12
5 - Khi vào Thánh đường 15
6 - Chào Thánh đường 18
7 - Cung cách viếng thăm và cách thức chào Salam đến Thiên sứ của Allah e 22
8 - Các lễ nghĩa đối với Thiên sứ nói chung e 35
9 - Những điều không được phép làm trong Thánh đường Nabawi. 48
10 - Sự chen lấn nhau chỗ Mihrab 57
11 - Sự chen lấn nhau tại khu vực Rawdhah 59
12 - Khoảng thời gian viếng thăm và ân phúc của lễ nguyện Salah tại Thánh đường Nabawi 65
13 - Trong Madinah ngoài Thánh đường Nabawi thiêng liêng, có nơi nào cần nên viếng thăm nữa? 67
14 - Thánh đường Quba’ 69
15 - Khu chôn cất Albaqia 73
16 - Shuhada Uhud (Khu nghĩa trang của những người hy sinh vì con đường chính nghĩa của Allah) 80
17 - Thánh đường Qiblatain (Thánh đường hai hướng Qiblah) 85
18 - Nơi dâng lễ nguyện Salah tập thể Eid hay Thánh đường Al-Ghamamah 91
19 - Nguyên nhân gọi Masajid Sab’ah (nơi của bảy Thánh đường) 93
20 - Những gì sau chuyến viếng thăm 95
ﭑ ﭒ ﭓ ﭔ
Nhân Danh Allah
Đấng Rất Mực Độ Lượng
Đấng Rất Mực Khoan Dung
Lời nói đầu của tác giả
Quí tín đồ hành hương thân mến, quí tín đồ là những người đã hoàn tất bổn phận thiêng liêng và tốt đẹp, quí tín đồ thực sự đã tẩy sạch thân thể của mình được tinh khiết, xin hân hạnh chào đón quí vị đến với vùng đất Hijrah (di cư đến), vùng đất mà vị Nabi e yêu quí của chúng ta cùng với những vị Sahabah Muhajir (người di cư) đầu tiên di cư đến, và là một vùng đất của người dân Ansar (người giúp đỡ, họ được gọi như vậy vì họ là những người đã nâng đỡ và tương trợ cho những người di cư đến, Muhajir) tràn đầy đức tin Iman luôn hân hoan chào đón những vị khách Muhajir đến với họ.
Xin chào đón quí đạo hữu Muslim đến với một nơi tốt lành, xin tạ ơn và tán dương Allah đã cho quí đạo hữu đến nơi đây một cách bình an, xin tạ ơn Ngài đã phù hộ và che chở cho quí đạo hữu. Cầu xin Allah ban cho tất cả quị vị đạo hữu mọi điều tốt lành trong thời gian thăm viếng này.
Quí đạo hữu thân mến, quả thật, chuyến du hành hạnh phúc này của quí đạo hữu là chuyến du hành cho những ai có tình yêu thương, nhớ nhung, mong mỏi được chiêm ngưỡng vùng đất an lành, mong mỏi được tham quan những vết tích xưa, ôn lại lịch sử của vầng trăng rằm đã soi sáng cộng đồng Muslim, mong mỏi ghi nhớ đến một Thánh đường đã được mặc khải rằng nó là một trong những nơi cho phép và khuyết khích tín đồ Muslim du hành đến thăm viếng, nơi mang lại những ân phúc, nơi mà một lần dâng lễ nguyện Salah trong đó ân phước sẽ được nhân lên bằng một ngàn lần lễ nguyện dù là đối với lễ nguyện Salah bắt buộc hay lễ nguyện Salah Sunnah.
Ở nơi đó, còn có một khu vực được gọi là Rawdha (ngôi vườn) trong các ngôi vườn của Thiên Đàng, bên cạnh nó còn có ngôi nhà người mẹ của những người có đức tin – A’ishah, nơi mà Allah đã lựa chọn làm mộ an nghỉ cho vị Nabi cuối cùng của Ngài e, và bên cạnh ngôi mộ vinh dự này là mộ của hai vị bạn đạo của Người, hai vị Khalif chính trực nhất trong các vị Khalif chính trực: Abu Bakr Assidiq – người luôn đồng hành với Nabi e, và là người đã ở cùng với Người trong hang động trốn kẻ thù – và Umar bin Khattab Al-Faruq, người đã được Allah ban cho Islam sự hùng mạnh bởi ông và là người đã lãnh đạo cộng đồng Islam vững mạnh.
Quả thật, chúng tôi đã đồng hành với quí vị trong thi hành bổn phận các nghi thức hành hương Hajj chúng tôi đã cho quí vị biết được vết tích của Thiên sứ của Allah e trong lần hành hương Hajj chia tay rằng Người e và các bạn đạo của Người đã cầu xin Allah làm cho cuộc hành hương Hajj của họ được chấp nhận và hãy để họ là những người biết ca ngợi, tán dương và tri ân Ngài.
Và bây giờ chúng tôi lại hội ngộ quí vị tại thành phố Madinah Munawwarah, chúng tôi sẽ cùng quí vị trong thời gian quí vị đi thăm viếng, chúng tôi sẽ là bạn đồng hành của quí vị, chúng tôi sẽ chia sẻ những lời khuyên cũng như hướng dẫn quý vị những điều mà chúng tôi phải có trách nhiệm với quí vị, những điều mà chúng là bổn phận bắt buộc của chúng tôi, mong rằng Allah sẽ ban cho tất cả chúng ta ân phúc.
d f
Giá Trị Của Việc Thăm Viếng Này
Thứ nhất: Chúng tôi sẽ cùng quí vị nói chuyện về giá trị của việc làm này cũng như kết quả đạt được từ cuộc hành trình thăm viếng ân phúc này để quí vị hiểu rõ được nó và để quí vị được an long trong tim của mình.
Trước tiên, quí vị hãy biết rằng việc viếng thăm này không phải là một bổn phận bắt buộc đối với quí vị mà nó chỉ là một ân phúc từ Allah muốn ban cho quí vị. Quả thật, việc quí vị đến Madinah Munawwarah, một nơi có vị Nabi cao quí e sinh sống, để được dâng lễ nguyện Salah trong Thánh đường của Người e, và để được chào Salam đến Người e, vị tốt đẹp nhất trong nhân loại, cùng với hai bạn đạo của Người Abu Bakr Assiddiq và Umar bin Khattab Al-Faruq – cầu xin Allah hài lòng về hai người họ, và chào Salam đến gia quyến của Người cũng như các bạn đạo đức hạnh và tinh khiết của Người, bởi họ là những người gần nhất với Allah, Đấng Tối Cao, mà tất cả những người Muslim đều đã công nhận. Cho dù có là cuộc du hành cho Hajj hay là cuộc du hành trực tiếp đến Madinah thì tất cả đều là những cuộc du hành gian truân, tiêu hao ít nhiều tiền bạc, như Nabi Muhammad e nói:
« لاَ تُشَدُّ الرِّحَالُ إِلاَّ إِلَى ثَلاَثَةِ مَسَاجِدَ مَسْجِدِى هَذَا وَمَسْجِدِ الْحَرَامِ وَمَسْجِدِ الأَقْصَى » متفق عليه.
“Không được phép du hành từ xa xôi đến để thăm viếng bất cư nơi nào chỉ trừ ba Thánh đường: Thánh đường này của Ta (Thánh đường Nabawi tại Madinah), Thánh đường Alharam (Makkah) và Thánh đường Al-aqsa (Palestine).” (Albukhari, Muslim).
Và dâng lễ nguyện Salah tại Thánh đường của Nabi e sẽ tốt hơn một ngàn lần lễ nguyện Salah tại các Thánh đường khác trừ Thánh đường Alharam, và ân phúc không chỉ có bấy nhiêu đó, sự thiêng liêng không chỉ có như thế, mà Allah còn ban vinh dự cho khách thăm viếng được chào Salam đến Nabi e và Allah sẽ trả linh hồn của Người trở lại thể xác của Người để Người đáp lại lời Salam.
Hơn nữa, việc quí vị đến Madinah để ôn lại thời quá khứ của những bậc tiền bối của cộng đồng tín đồ, những người đã sống và đã ra sức gầy dựng nơi Thiêng liêng này. Và khi quí vị đến đây là quí vị đã đến với quê hương của một cộng đồng tốt đẹp được Allah chọn làm những người gương mẫu cho nhân loại, trong đó có những người dời cư đầu tiên, những người đã rời bỏ quê hương, nhà cửa, tài sản của họ để đi tìm ân phúc và sự hài lòng của Allah, họ đã đấu tranh vì Allah và Thiên sứ của Ngài, họ là những người trung thực. Ngoài ra, quí vị sẽ được tận mắt nhìn thấy các ngôi nhà, các chốn ở của những người có đức tin Iman, những đứa con của xứ sở, những người đã hết lòng yêu thương những ai di cứ đến với họ, họ chia sẻ của cải, tài sản cho họ, họ đùm bọc, tương trợ mà trong lòng không hề cần đáp trả một điều gì. Họ chỉ thành tâm vì Allah và họ đích thực là những người được thành công.
Đây là vùng đất của những người ngoan đạo và đức hạnh, việc đi thăm quan của quí vị cũng sẽ là cách học hỏi những hiểu biết về phẩm chất cao đẹp của họ, và việc học được những hiểu biết về họ giúp quí vị khơi dậy Sunnah của Nabi e của quí vị. Điều này làm cho quí vị hiểu được tiểu sử của những bậc tiền bối của thời buổi đầu, dẫn quí vị trở nên tốt hơn trong cuộc sống của quí vị và khi trở về với gia đình thì quí vị có thể là những người Muslim gương mẫu.
Chúng tôi sẽ cùng quí vị đi tham quan và sẽ dừng lại ở các địa điểm của những chứng tích, những nơi được xác định rằng Người e đã đến đó, và chúng tôi sẽ nói cho quí vị nghe về mỗi địa điểm mỗi khi chúng ta tới, insha-Allah.
Thứ hai: Quí vị hãy biết rằng đối với việc viếng thăm này, nó có những lễ nghĩa và cung cách qua đó nó sẽ khẳng định mục đích của quí vị và đưa quí vị đi tới mục đích đó.
Chúng tôi xin gởi đến quí vị những cái quan trọng nhất dưới sự cho phép của Allah.
d f
Khi Bạn Bước Chân Đến Madinah
Chúng tôi xin bắt đầu với quí vị từ lúc quí vị đặt chân đến Madinah Munawwarah:
Trước khi quí vị đặt chân xuống vùng đất của Thành phố Madinah thì quí vị sẽ nhìn thấy những nét đặc trưng của nó hiện ra, dù quí vị có đi bằng đường hàng không trên tàu bay hoặc đường bộ trên chiếc xe hơi. Và không phải nghi ngờ gì nữa khi nói rằng cái lần đầu nhìn thấy những biểu hiệu của Thành phố sẽ làm cho quí vị có cảm giác rất khó tả, trái tim quí vị sẽ xôn xao và náo nức bởi tình yêu thương và lòng khao khát.
Và chắc chắn quí vị sẽ không thể kiên nhẫn cho đến khi quí vị đã thực sự đến nơi mà quí vị sẽ dừng chân. Có lẽ quí vị sẽ không còn cảm thấy sự mệt mỏi từ cuộc hành trình dài và xa xôi mà mình vừa trải qua. Có thể trước kia khi gần đến Madinah thì Nabi e thường nhanh chân hơn, tuy nhiên, quí vị chớ đừng quá xúc động mà nhốn nháo và ồn ào như một số người không hiểu biết cứ hò hét và đánh gỏ, mà quí vị hãy nên Takbir (nói Ollohu-Akbar), Tasbih (Subha-nolloh), và Tahmid (Alhamdulillah) cũng như Salawat cho Thiên sứ của Allah e.
d f
Sau khi đã vào Madinah
Liệu quí vị sẽ tiến thẳng đến Thánh đường Nabawi để chào Salam Thiên sứ của Allah e hay quí vị sẽ đến chỗ trọ của quí vị để cất đồ đạc và hành lý của quí vị và nghỉ ngơi cho khỏe sau chuyến lộ trình dài mệt mỏi?
Quả thật, điều này đã xảy ra và đó là đoàn khách viếng thuộc bộ tộc Abdul Al-Qais đến viếng Madinah vào năm thứ chín, được gọi là năm tiếp đón các phái đoàn (gia nhập Islam hay có thiện chí hòa hiệp với Islam), trong tiểu sử của Nabi e có ghi lại rằng:
Trong lúc Thiên sứ của Allah e nói chuyện với các bạn đạo của Người, thì bổng nhiên Người nói với họ: Sẽ có một nhóm người đến từ hướng này, họ là những người tốt hơn hết trong số người dân của vùng phía Đồng (Iraq). Thế là Umar đứng dậy tiến về nhóm người đó, ông gặp được một đoàn gồm mười ba người. Ông hỏi: Các người là ai? Họ nói: Chúng tôi thuộc bộ tộc Abdul Al-Qais. Ông nói: Các người đến xứ sở này có việc gì? Thương buôn phải không? Họ nói: không. Ông nói: Quả thật, Nabi e đã nhắc đến các người, Người nói điều tốt lành của các người. Sau đó, họ đi bộ cùng với ông cho đến khi tới chỗ của Nabi e, rồi Umar nói với nhóm người đó: Đây là người mà các người cần, thế là họ vội tiến đến về phía Người e, một số thi đi từ tốn, một số thì chạy, họ đến gần Thiến sứ của Allah e, họ nắm lấy tay của Người và hôn.
Và Al-Ashajj ở phía sau đoàn, ông đi thu gom hành lý của đoàn, sau đó, ông lấy trong hành lý của ông ra bộ y phục màu trắng và mặc vào rồi ông mới tiến đến nắm tay Thiên sứ của Allah e và hôn. Thế là Thiên sứ của Allah e nói với ông:
« إِنَّ فِيكَ خَلَّتَيْنِ يُحِبُّهُمَا اللهُ الْحِلْمُ وَالأَنَاةُ »
“Quả thật, trong ngươi có hai tố chất mà Allah yêu thích: sự nhẫn nại và tính thận trọng”.
Ông nói: Allah đã tạo ra hai tố chất đó cho tôi hay là đó là tính cách tôi luyện từ tôi? Người e nói: không, Ngài đã tạo chúng. Ông nói: Xin ca ngợi và tán dương Allah, Đấng đã tạo cho tôi những gì mà Allah và Sứ giả của Ngài yêu thích. (Theo sự ghi nhận của Abu Dawood và Ahmad).
Và trong một số lời dẫn khác thì nói rằng khi Nabi e nhìn thấy ông tiến đến về phía mình, Người đã nới rộng chỗ cho ông ngay bên cạnh của Người, sau đó Người mới nói với ông điều đó.
Những người này do quá khao khát gặp Nabi e nên đã quên mất các con vật cưỡi của họ, họ đã bỏ mặc chúng cùng với các túi hành trang một cách vô ý thức, họ đã vội vã chạy đến gặp Thiên sứ của Allah e mà không cảm thấy mệt mỏi, tuy nhiên, người hiểu biết và điềm đạm hơn hết trong số họ đã nhẫn nại và cẩn trọng hơn.
Đó là Al-Ashajj, ông biết kiềm chế bản thân mặc dù cũng rất háo hức vì khao khát muốn gặp Nabi e, nhưng ông biết nhẫn nại và có tính thận trọng, ông buộc con lạc đà lại cẩn thận, thu gom các túi hành trang lại một chỗ để khỏi bị mất lạc, và chỉnh chu lại diện mạo do đã trải qua một cuộc hành trình dài, rồi mới đến gặp Thiên sứ của Allah e, ông đã tắm rửa và mặc y phục sạch sẽ rồi mới từ tốn đến chỗ của Thiên sứ của Allah e, đó là phép lễ nghĩa mà ông có thể làm ngay lúc đó. Và Thiên sứ của Allah e thật sự đã có lời khen hành động đó của ông trước mặt những người đồng hành cùng ông mục đích Người e muốn cho họ biết đó là cách cư xử tốt nhất.
Như vậy, quí vị đạo hữu khi đến Madinah thì quí vị nên đến chỗ trọ của quí trị trước, hãy sắp xếp chỗ nghỉ ngơi, các hành lý được cất giữ an toàn, tắm rửa chỉnh chu quần áo tươm tất và sạch sẽ, rồi sau đó quí vị đến Thánh đường Nabawi trong thân thể sạch sẽ và thoải mái.
d f
Khi vào Thánh đường
Khi nào quí vị tới cửa Thánh đường, theo Sunnah quí vị nên bước vào bằng chân phải đồng thời nói:
« بِسْمِ اللهِ، والصَّلاَةُ وَالسَّلاَمُ عَلىَ رَسُوْلِ اللهِ، اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِيْ ذَنْبِيْ وَافْتَحْ لِى أَبْوَابَ رَحْمَتِكَ »
“Bissmillah, wasola-tu wassala-mu ala Rosu-lulloh, Ollo-hummaghfirli waf-tah li abwa-ba rohmatik”
“Nhân danh Allah, cầu xin bằng ăn và phúc lành cho Thiên sứ của Allah, lạy Thượng Đế! Xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho bề tôi và xin Ngài hãy mở cho bề tôi các cánh cửa nhân từ và thương xót nơi Ngài.”
Và khi đi ra thì hãy nói:
« بِسْمِ اللهِ، والصَّلاَةُ وَالسَّلاَمُ عَلىَ رَسُوْلِ اللهِ، اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِيْ ذَنْبِيْ وَافْتَحْ لِى أَبْوَابَ فَضْلِكَ »
“Bissmillah, wasola-tu wassala-mu ala Rosu-lulloh, Ollo-hummaghfirli waf-tah li abwa-ba fadhlika”
“Nhân danh Allah, cầu xin bằng ăn và phúc lành cho Thiên sứ của Allah, lạy Thượng Đế! Xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho bề tôi và xin Ngài hãy mở cho bề tôi các cánh cửa ân phúc nơi Ngài.”
Và trong lời dẫn của Muslim và Annasa-i đã cho thấy đó là điều Sunnah khi bước vào tất cả mọi Thánh đường chứ không riêng Thánh đường Nabawi. Nabi Muhammad e nói:
« إِذَا دَخَلَ أَحَدُكُمُ الْمَسْجِدَ فَلْيَقُلِ اللَّهُمَّ افْتَحْ لِى أَبْوَابَ رَحْمَتِكَ. وَإِذَا خَرَجَ فَلْيَقُلِ اللَّهُمَّ إِنِّى أَسْأَلُكَ مِنْ فَضْلِكَ » رواه مسلم والنسائي.
“Khi nào ai đó trong các người đi vào Thánh đường thì hãy nói: (Ollo-hummaghfirli waf-tah li abwa-ba rohmatik – Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy mở cho bề tôi các cánh cửa nhân từ và thương xót nơi Ngài) và khi trở ra thì hãy nói: (Ollo-humma inni as-aluka min fadhlika – Lạy Thượng Đế, quả thật bề tôi xin những ân phúc nơi Ngài)”.
Và tốt nhất là quí vị nên kết hợp với Tasmiyah (tức Missmillah) và Salawat (tức nói wasola-tu wassala-mu ala Rosu-lillah) cho Thiên sứ của Allah e.
Và trong một số Hadith khác, Nabi e cũng có nói rằng khi nào vào Thánh đường thì hãy nói:
« أَعُوْذُ بِاللهِ العَظِيْمِ، وَبِوَجْهِهِ الْكَرِيْمِ وَسُلْطَانِهِ الْقَدِيْمِ مِنَ الشَّيْطَانِ الرَّجِيْمِ »
“A’u-zu billahil-Azim, wabiwajhihil-karim, wasulto-nihil-qodi-m minash shayto-nirroji-m.”
“Bề tôi cầu xin Allah, Đấng Vĩ đại, với gương mặt cao quý, phúc hậu và tuyệt đẹp của Ngài, với quyền năng từ xưa cũ của Ngài, giúp bề tôi tránh khỏi Shaytan xấu xa.”
Người e còn nói thêm rằng khi ai đó nói câu Du-a trên thì Shaytan sẽ bảo: Hắn đã được bảo vệ khỏi ta suốt thời gian còn lại của ngày hôm nay. (Abu Dawood).
Như vậy, toàn câu Du-a khi bước vào Thánh đường là:
« بِسْمِ اللهِ، والصَّلاَةُ وَالسَّلاَمُ عَلىَ رَسُوْلِ اللهِ، اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِيْ ذَنْبِيْ وَافْتَحْ لِى أَبْوَابَ فَضْلِكَ أَعُوْذُ بِاللهِ العَظِيْمِ، وَبِوَجْهِهِ الْكَرِيْمِ وَسُلْطَانِهِ الْقَدِيْمِ مِنَ الشَّيْطَانِ الرَّجِيْمِ، السَّلاَمُ عَلَيْنَا وَعَلىَ عِبَادِ اللهِ الصَّالِحِيْنَ.»
“Bissmillah, wasola-tu wassala-mu ala Rosu-lulloh, Ollo-hummaghfirli waf-tah li abwa-ba fadhlika. A’u-zu billahil-Azim, wabiwajhihil-karim, wasulto-nihil-qodi-m minash shayto-nirroji-m. Assalamu alayna wa ala iba-dilla-his so-lihin.”
“Nhân danh Allah, cầu xin bằng ăn và phúc lành cho Thiên sứ của Allah, lạy Thượng Đế! Xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho bề tôi và xin Ngài hãy mở cho bề tôi các cánh cửa ân phúc nơi Ngài. Bề tôi cầu xin Allah, Đấng Vĩ đại, với gương mặt cao quý, phúc hậu và tuyệt đẹp của Ngài, với quyền năng từ xưa cũ của Ngài, giúp bề tôi tránh khỏi Shaytan xấu xa. Xin Allah ban bằng an và phúc lành cho chúng con và cho tất cả các bề tôi ngoan đạo của Ngài.”
d f
Sau khi đã vào Thánh đường, quí vị hãy dâng lễ nguyện Salah chào Thánh đường
Bởi đó là thực hiện theo lời chỉ dạy của Nabi Muhammad e khi Người nói:
« إِذَا دَخَلَ أَحَدُكُمُ الْمَسْجِدَ فَلاَ يَجْلِسْ حَتَّى يُصَلِّىَ رَكْعَتَيْنِ » رواه البخاري ومسلم).
“Khi ai đó trong các người vào Thánh đường thì chớ vội ngồi xuống mà hãy dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at” (Albukhari, Muslim).
Và đây là việc làm Sunnah (khuyến khích) đối với tất cả mọi Thánh đường. Còn khi nào quí vị vào Thánh đường khi lễ nguyện Salah bắt buộc đang được tiến hành thì hãy dâng lễ nguyện Salah bắt buộc cùng với tập thể và nó sẽ mang lại ân phước cho cả lễ nguyện Salah Sunnah hai Rak-at chào Thánh đường.
Và người đi vào Thánh đường Nabawi để chào Salam đến Thiên sứ của Allah e thì y khoan hãy đi chào Salam đến Người mà hãy dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at chào Thánh đường trước cái đã, bởi theo Hadith được Abu Qata-dah, người Ansar t rằng có lần ông vào Thánh đường, ông gặp Nabi e đang ngồi giữa các bạn đạo Sahabah, ông vội đến ngồi cùng với họ thì Nabi e liền bảo:
« مَا مَنَعَكَ أَنْ تَرْكَعَ رَكْعَتَيْنِ قَبْلَ أَنْ تَجْلِسَ؟ »
“Điều gì ngăn cản anh dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at trước khi ngồi?”.
Abu Qata-dah t nói: Tôi thấy mọi người ngồi nên ngồi theo. Người e bảo:
« إِذَا دَخَلَ أَحَدُكُمُ الْمَسْجِدَ فَلاَ يَجْلِسْ حَتَّى يُصَلِّىَ رَكْعَتَيْنِ » رواه مسلم).
“Khi ai đó trong các người vào Thánh đường thì chớ vội ngồi xuống mà hãy dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at” (Muslim).
Và quả thật, có lần Nabi e đang thuyết giảng ngày thứ Sáu thì có một người đi vào Thánh đường ngồi xuống trước khi dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at, Người e liền bảo người đó: “Hãy đứng dậy dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at”. (Muslim).
Và theo lời thuật của Jabir bin Abdullah rằng có lần ông vừa về từ chuyến hành trình xa nên ông liền đến gặp Thiên sứ của Allah e để chào Salam Người. Nabi e nói: “Ngươi vào Thánh đường thế ngươi đã dâng lễ nguyện Salah chưa?”. Ông nói: Thưa không. Người e nói: “Hãy đi và vào Thánh đường dâng lễ nguyện Salah, rồi sau đó đến chào Salam Ta”.
Như vậy, việc dâng lễ nguyện Salah chào Thánh đường nên được thực hiện trước khi chào Salam cho Nabi e cho dù trước lúc ngồi xuống khi vào Thánh dường. Các Ulama (giới học giả Islam) đã khẳng định điều đó rằng việc dâng lễ nguyện Salah chào Thánh đường là nghĩa vụ bắt buộc đối với Allah, Đấng Tối Cao, con việc chào Salam đến Nabi e là nghĩa vụ đối với Nabi e, và dĩ nhiên nghĩa vụ đối với Allah phải được ưu tiên trước nghĩa vụ đối với những ai khác ngoài Ngài.
Dâng lễ nguyện Salah chào Thánh đường ở chỗ nào?
Tất cả những ai đến Thánh đường Nabawi đều thích được dâng lễ nguyện Salah tại khu vực Rawdhah linh thiêng, và điều này rất rõ ràng. Do đó, nếu khu vực đó trống không có sự đông nghẹt và chen lấn thì không cấm, nhưng khi lượng người quá đông thì không nên cố chen lấn để được dâng lễ nguyện Salah tại đó, và đặc biệt là khi có mặt của các phụ nữ thì càng không nên chen lấn để được vào trong khu vực đó. Người đến Thánh đường có thể dâng lễ nguyện Salah chào Thánh đường tại bất kỳ chỗ nào thuận tiện nhất trong Thánh dường. Quả thật, tôi đã có nói về việc dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at sau khi Tawaf([1]) thì theo Sunnah người Tawaf nên dâng lễ nguyện ngay phía sau Maqam của Ibrahim. Tuy nhiên, nếu trường hợp đông người thì việc dâng lễ nguyện Salah đó vẫn có thể được thực hiện tại bất kỳ nơi nào trong Thánh đường. Do đó, ở đây cũng thế, chẳng những thế mà phải thoáng hơn nữa bởi không có bằng chứng chỉ định địa điểm cụ thể cho việc dâng lễ nguyến Salah chào Thánh đường Nabawi cả.
Và sau khi đã dâng lễ nguyện Salah chào Thánh đường xong, thì quí vị hãy từ tốn tiến về phần mộ của Thiên sứ e để chào Salam đến Người đồng thời chào Salam đến hai vị Sahabah của Người – cầu xin Allah hài lòng về họ, hãy đến chào Salam họ trong một cung cách viếng thăm nghiêm trang mà chúng tôi sẽ trình bày rõ ràng cho quí vị lát nữa đây, Insha-Allah.
d f
Cung cách thăm viếng và cách thức chào Salam đến Thiên sứ của Allah e cùng hai vị Sahabah của Người
Trước tiên là việc đứng ở đâu và như thế nào để chào Salam đến Thiên sứ của Allah e?
Đối với việc đứng ở đâu thì tất cả giới học giả Ulama đều thống nhất và đồng thuận với nhau rằng ai muốn chào Salam đến Thiên sứ của Allah e và hai vị Sahabahh của Người thì người đó hãy tiến về phía phần mộ có thể từ cửa Salam hay từ phía cửa Jibril, khi đã đến thì hãy đứng đối mặt với phần mộ của Người, không đứng sát vào cũng như không sờ chạm vào các khung rào. Trường hợp nếu lượng khách viếng quá đông thì người đó hãy nên trì hoãn lại vào giờ thưa người hơn.
Còn việc đứng như thế nào thì quả thật không có bằng chứng giáo luật qui định cụ thể, mà chỉ có nói về cách thức làm sao cho thật nghiêm trang và tôn trọng chứ không nói rõ về tư thế đứng giống như đứng trước Allah, hay phải Ruku hoặc phải để tay phải lên tay trái giống như trong lễ nguyện Salah, bởi lẽ, tất cả những hành động và tư thế đó đều chỉ dành riêng đối với Allah, một minh Ngài duy nhất, không ai được phép làm như vậy đối với ai (vật) khác ngoài Allah, và ngay cả bản thân Thiên sứ của Allah e cũng không hài lòng và chấp nhận các hành động và cử chỉ đó.
Nói gì trong lời chào Salam đến Thiên sứ của Allah e?
Bằng chứng giáo luật cho điều này là những gì được nói về cách chào trong Islam: (السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ وَرَحَمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ) (Assalamualaykum warohmatullo-hi wabaroka-tuh) có nghĩa là (Cầu xin Allah thương yêu, ban bằng an và phúc lành cho quí vị). Cách chào Salam phổ thông của Islam được dựa trên một Hadith như sau:
Rằng có lần, một số người đàn ông lần lượt đến gặp Thiên sứ của Allah e trong lúc Người đang cùng với các vị Sahabah của Ngươi. Người đầu tiên nói: (السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ) (Assamualaykum – Cầu xin bằng an cho quí vị) thì Thiến sứ e đáp lại lời Salam và nói “Mười”, sau đó người tiếp theo chào Salam nói: (السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ وَرَحَمَةُ اللهِ) (Assalamualaykum warohmatulloh – Cầu xin Allah yêu thương và ban bằng an cho quí vị), Người e đáp lại lời Salam và nói “Hai mươi”, rồi sau đó, người tiếp theo nói (السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ وَرَحَمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ) (Assalamualaykum warohmatullo-hi wabaroka-tuh - Cầu xin Allah thương yêu, ban bằng an và phúc lành cho quí vị) thì Người e đáp lại lời Salam và nói “Ba mươi”. Các Sahabah y hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah! Mười, hai mươi, ba mười là gì vậy? Người e bảo: “Người đầu tiên nói (Assalamualaykum), đó là một lời tương đương với một ân phước, và một ân phước được nhân lên mười, và người kế tiếp thêm warohmatulloh thì được hai mươi và người kế tiếp thêm phần thứ ba được ba mươi ân phước.” (Abu Dawood, Tirmizhi, và Ahmad).
Và Imam Annawawi đã ghi nhận rằng Abdullah bin Umar đã thường chỉ dùng lời chào Salam như được nói trên. Và tất cả chúng ta đều nói trong bài Tashahhud của lễ nguyện Salah: (السَّلاَمُ عَلَيْكَ أَيُّهَا النَبِيُّ وَرَحَمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ) (Assalamualayka Ayyuhan Nabi warohmatullo-hi wabaroka-tuh). Và quí vị không được quên rằng những gì bắt buộc cho chúng ta ngày hôm nay cũng là những gì bắt buộc cho các Sahabah y của Người trước kia, và họ đã không hề thêm hay bổ sung trên những điều đó.
Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói rằng người đến thăm viếng sẽ có những niềm vui, sự háo hức trong lòng giống một người được gặp lại một người bạn vắng mặt một thời gian dài. Do đó việc chào hỏi một người thường gặp mặt sẽ không giống như việc chào hỏi một người đã lâu không gặp. Bởi thế, quả thật một số tín đồ đã thêm một số lời được phép trong giáo luật như:
السَّلاَمُ عَلَيْكَ يَا خَيْرَ خَلْقِ اللهِ، يَا خَاتَمَ رُسُلِ اللهِ، أَشْهَدُ أَنَّكَ بَلَّغْتَ الرِّسَالَةَ وَأَدَيْتَ الأَمَانَةَ، وَجَاهَدْتَ فِيْ اللهِ حَقِّ جِهَادِهِ، اللهمّ آتِهِ الوَسِيْلَةَ وَالفَضِيْلَةَ والدَّرَجةَ العَالِيةَ الرَّفِيْعَة
Assalamualayka ya khoiro kholqillah, ya kho-tama rusulillah, ashhadu annaka balaghtar risa-lah wa adaytal ama-nah, wa ja-hadta fillah hoqqi jiha-dihi, ollohumma a-tihil wasi-lah wal fadhilah waddarojatal a-liyatar rafi-ah.
Xin chào Salam đến Người, này hỡi người tốt nhất trong tạo vật của Allah, hỡi vị Thiên sứ cuối cùng của Allah, tôi xin chứng nhận Người đã truyền đạt bức Thông điệp sứ mạng và là người đã luôn thực hiện mọi sự tín nhiện, Người đã đấu tranh cho con đường chính nghĩa của Allah bằng cả sự đấu tránh thưc sự. Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy ban cho Người mọi điều phúc lành và một vị trị cao nhất ở nơi Ngài.
Ngoài ra còn có một số lời khác nữa được xác thực từ sự chỉ dạy của Thiên sứ e, và những gì được những bậc tiền bối ngoan đạo trước kia thực hành đều là những điều tốt đẹp và ân phúc.
Chào Salam đến Abu Bakr t
Sau khi đã chào Salam Nabi e xong thì hãy di chuyển sang phải khoảng một khuỷu tay rồi chào Salam đến Abu Bakr Assiddiq t. Abdullah bin Umar t thường chào Salam với lời: (السَّلاَمُ عَلَيْكَ يَا أَبَا بَكْرٍ الصِدِّيْقِ وَرَحَمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ) (Assalamulayka ya Abu Bakr Assiddiq wa rohmatullo-hi wabaroka-tuh – Chào Salam đến ông hỡi Abu Bakr Assiddiq, và cầu xin Allah yêu thương và ban phúc lành cho ông).
Và một số người nói thêm với các lời sau đây:
يَا خَلِيْفَةَ رَسُوْلِ اللهِ، يَا مَن أَنْفَقْتَ مَالَكَ كُلَّهُ فِيْ سَبِيْلِ اللهِ، يَا ثَانِيْ اِثْنَيْنِ إِذْ هُمَا فِيْ الغَارِ، أَشْهَدُ بِأَنَّكَ نَصَحْتَ للأُمَّةِ
Ya Kholi-fata rosu-lillah, ya man anfaqta ma-laka kullahu fi Sabi-lillah, ya tha-ni ithnaini izh huma fil-ghar, ashhadu bi annaka nasahta lil-ummah.
Này hỡi vị Khalif của Thiên sứ của Allah, hỡi người đã chi dùng hết toàn bộ tài sản của mình cho con đường chính nghĩa của Allah, hỡi người thứ hai trong hai người đã ở trong hang núi, tôi xin chứng nhận rằng ông là người đã có công góp sức trong cải thiện khuyên bảo cộng đồng.
Ngoài ra còn có một số lời khác mang ý nghĩa tương tự.
Chào Salam đến vị thủ lĩnh của những người có đức tin Umar t
Sau khi chào Salam Abu Bakr xong, hãy tiếp tục di chuyển sang phải khoảng một khuỷu tay và chào Salam đến vị thủ lĩnh của những người có đức tin Umar bin Khattab t. Abdullah con trai ông Umar khi chào Salam đến ông thì thường nói: (Assalamualayka ya abati) có nghĩa là chào bằng an đến người hỡi người cha của con. Một số khác thì bổ sung thêm, nói:
السَّلاَمُ عَلَيْكَ يَا أَمِيْرَ المُؤْ مِنِيْنَ عُمَرَ بن الخَطَّاب، يَا مَنْ نَطَقْتَ بِالْحَقِّ وَالصَّوَابِ، يَا مَنْ سَوَّيْتَ بَيْنَ الرَّعِيَّة، وَقَسَمْتَ بِالسَّوِيَّةِ، أَشْهَدُ أَنَّكَ أَدَيْتَ الأَمَانَةَ وَأَرْضَيْتَ رَبَّكَ.
Assalamualayka ya ami-ral mu’mini-n Umar bin Al-Khattab, ya man nataqta bilhoqqi wassowa-b, ya man sawwayta baynar ro’iyyah, wa qosamta bissawiyyah, ashhadu annaka adaytal ama-nah wa ardhayta Rabbaka.
Chào Salam đến ông ôi hỡi vị thủ lĩnh của những người có đức tin, Umar bin Al-Khattab, hỡi người đã lên tiếng về điều chân lý và lẽ phải, hỡi người luôn công bằng và liêm chính, tôi chứng nhận ông là người đã hoàn thành nhiệm vụ được giao phó và cầu Thượng Đế hài lòng về ông.
Và lý do bảo di chuyển sang phải khoảng một khuỷu tay rồi một khuỷu tay bởi vì vị trí của hai vị Sahabah so với Nabi e theo biểu đồ sau:
|
(1) Nabi Muhammad e.
(2) Abu Bakr Assiddiq t.
(3) Umar bin Al-Khattab t.
Đầu của Abu Bakr t ở ngang vai của Thiên sứ của Allah e, đầu của Umar bin Al-Khattab t ở ngang vai của Abu Bakr. Trước tiên quí vị đứng đối diện với gương mặt cao quý của Thiên sứ e, sau đó quí vị di chuyển sang phải khoảng một khuỷu tay để đối diện với gương mặt của Abu Bakr rồi tiếp tục di chuyển sang phải một khuỷu tay để đối diện với gương mặt của Umar bin Al-Khattab.
Vị trí đứng để Du-a
Các Ulama cho rằng việc chào Salam đến Thiên sứ của Allah e và hai vị Sahabah của Người là một trong các việc làm tốt nhất để đến gần Allah và việc Du-a sau khi đã chào Salam sẽ có cơ hội được Allah đáp lại. Do đó, nếu như chúng ta kết hợp giữa ân phúc của việc chào Salam và ân phúc của một địa điểm thì chắc chắn sẽ có nhiều hy vọng hơn. Tuy nhiên, việc Du-a cần có những cung cách và lễ nghĩa nhất định của nó bởi nó là sự hướng đến Allah, Đấng Tối Cao, trong việc cầu xin và khấn vái nơi Ngài. Và một trong các lễ nghĩa và cung cách quan trọng nhất của Du-a là hướng mặt về phía Qiblah (tức ngôi đền Ka’bah thiêng liêng) bởi vì đó là Sunnah (đường lối) trong tất cả các hình thức thờ phượng và bởi vì Du-a là bộ não của sự thờ phượng, và lòng thành tâm cũng như sự quay đầu sám hối với Ngài là yếu tố trọng yếu trong cầu xin và khấn vái, và khi quí vị Du-a hãy Du-a trong niềm hy vọng rằng Allah sẽ đáp lại lời cầu xin.
Do đó, sau khi đã chào Salam xong như đã nói ở trên thì quí vị hãy quay mặt về Qiblah và chọn một chỗ nào đó trống, quí vị hãy để bản thần mình từ tốn và bình thản, hãy kết hợp giữa ý tưởng cùng với con tim thanh tịnh của quí vị, rồi quí vị ngửa đôi bàn tay lên hướng về Đấng Phù hộ của quí vị, quí vị hãy cầu xin tất cả những gì quí vị mong ước, đừng coi một điều gì đó quá lớn lao đối với Allah và cũng đừng ngại ngùng cầu xin Allah dù ít hay nhiều. Bởi quả thật có một Hadith nói rằng Nabi Musa (Moses) u đã nói với Allah: Thưa Thượng Đế! Quả thật bề tôi có một nguyện vọng nhưng bề tôi rất ngại cầu xin Ngài. Allah phán bảo Người: Này Musa! Cứ cầu xin TA bất cứ điều gì, hãy cầu xin TA muối ăn, thức ăn cho vật cưỡi của Ngươi và ngay cả việc cầu xin TA ban cho Ngươi mua được đôi dép.
Như vậy, vấn đề không cần phải đọc theo sách
Du-a mà hãy xem bản thân quí vị cần gì và mong muốn điều gì ở thế giới trần gian và ở cõi Đời Sau. Và một trong những điều nên cầu xin là cầu xin được sự cầu xin ân xá của Nabi e và được hưởng cái hồ Hawdh. Hãy nói: Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy cho bề tôi được hưởng sự cầu xin ân xá của vị Nabi của Ngài, Muhammad , và xin Ngài hãy cho bề tôi được dùng nước trong cái Hawdh của Người, nguồn nước mà khi uống vào sẽ không bao giờ khát nữa. Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy soi sáng và phù hộ cho bề tôi luôn đi theo con đường Sunnah của Người, xin Ngài hãy để bề tôi được sống và được chết trong cộng đồng tín đồ của Người, và xin Ngài hãy hướng dẫn bề tôi luôn đi trên con đường ngay chính cho đến khi bề tôi quay về gặp Ngài và được Ngài hài lòng...
Ngoài ra, quí vị có thể cầu xin với những lời Du-a khác có lợi cho quí vị và có lợi cho người thân yêu của quí vị như cha mẹ, vợ chồng, con cái của quí vị và toàn thể những tín đồ Muslim.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc phần Du-a của mình thì quí vị đừng quên Salawat cho Nabi e bởi đó cũng là yếu tố để được Allah đáp lại lời Du-a.
Truyền nhắn lời chào Salam đến Thiên sứ của Allah e và hai vị Sahabah của Người
Một số người khao khát muốn được đến viếng thăm Thiên sứ của Allah e nhưng không có điều kiện nên mỗi khi thấy có ai được Allah ban cho cơ hội du hành đến Madinah thì họ thường nói với người đó: Hãy chuyển lời chào Salam của tôi đến Thiên sứ của Allah e với hoặc hãy chào Salam đến Người giùm tôi. Vậy liệu người được nhắn gởi có phải chuyển lời chào Salam hay không?
Nhiều Ulama thấy rằng người đó nên chuyển lời Salam đến Người e. Bởi Umar bin Abdul-Aziz đã từng cử Albari-dah chuyển lời Salam đến Thiên sứ của Allah e. Và sau khi người đó chào Salam Thiên sứ xong, trước khi chào Salam đến Abu Bakr thì y hãy chuyển lời chào Salam của người nhắn gởi, y nói:
السَّلاَمُ عَلَيْكَ يَا رَسُوْلَ اللهِ مِنْ فُلاَن بن فُلان، السَّلاَمُ عَلَيْكَ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ.
Assalamualayka ya Rosu-lulloh min (tên người nhắn chuyển), Assalamualayka wa rohmatullo-hi wabaroka-tuh.
Chào Salam đến Thiên sứ của Allah ôi Thiên sứ của Allah từ (tên người nhắn chuyển), Cầu xin Allah thương yêu và ban bằng an và phúc lành cho Người.
Sau đó chào Salam đến Abu Bakr, và trước khi chào Salam cho Umar thì hãy nói thay câu Ya Rosu-lulloh bằng câu Ya Abu Bakr. Tương tự, khi chào Salam Umar xong thì hãy nói giống như vậy, câu Ya Rosu-lulloh được thay bằng câu Ya Umar.
Và một số Ulama thì không thấy rằng người được nhắn chuyển lời chào Salam nên chuyển lời Salam. Họ nói: Hadith Sahih được ghi lại rằng Nabi e đã nói: “Các người hãy Salawat cho Ta từ ở bất cứ nơi nào, bởi quả thật ở nơi Allah có các vị Thiên thần sẽ mang chuyển đến Ta lời chào Salam từ các tín đồ của Ta”.
Họ nói rằng người nào muốn Salawat cho Người e thì hãy cứ Salawat cho Người e tại nơi mình đang có mặt rồi các thiên thần sẽ mang nó chuyển đến Người e.
Và quan điểm đúng nhất là quan điểm thứ nhất, insha-Allah.
Việc lặp đi lặp lại việc thăm viếng
Trong vấn đề này thì phải phân thành hai dạng: một dạng là những cư dân sinh sống tại Madinah bao gồm là cư dân bản địa hay là người từ những nơi khác chuyển đến sinh sống, và dạng thứ hai là những người đến Madinah trong một thời gian ngắn rồi rời đi.
Quả thật, có ghi nhận rằng ông Malik bin Anas ﷺ, Imam Thánh đường Darul-Hijrah, đã có sự phân tích phân biệt giữa hai dạng người này. Những cư dân Madinah không nên mỗi lần vào Thánh đường là đến đứng đối diện với phần mộ của Nabi e để chào Salam Người, điều đó chỉ dành cho khách viếng từ phương xa đến mà thôi. Tuy nhiên, sẽ không vấn đề gì đối với những ai vừa mới đi xa trở về tức những cư dân Madinah đi xa trở về hoặc rời Madinah để đi xa, đến Thánh đường và đứng ngay phần mộ của Nabi e và chào Salam và Salawat cho Người và cầu nguyện cho Abu Bakr và Umar. Phần ghi nhận này do Annawawi ghi lại trong cuốn các nghi thức Hajj của ông.
Ông Al-Baji nói: Ông Malik phân biệt giữa những cư dân Madinah và những người từ phương xa đến bởi vì người phương xa đến với định tâm để viếng thăm còn những cư dân Madinah là những người định cư ở đó.
Ông Al-Qadhi Iyadh trích lời của Malik từ Kitab Muhammad trong “Ashshifa”: Cư dân Madinah khi nào rời Madinah hoặc trở về từ phương xa thì hãy đến chào Salam Nabi e. Và Malik nói trong “Masbut”: Không bắt buộc những cư dân Madinah mỗi lần đi vào hay đi ra Thánh đường đều đứng lại tại mộ của Nabi e, bởi điều đó chỉ dành cho những người khách viếng từ phương xa. Và ông cũng nói: Tuy nhiên, sẽ không vấn đề gì đối với những ai vừa mới đi xa trở về tức những cư dân Madinah đi xa trở về hoặc rời Madinah để đi xa, đến Thánh đường và đứng ngay phần mộ của Nabi e và chào Salam và Salawat cho Người và cầu nguyện cho Abu Bakr và Umar.
Imam Malik được hỏi: Quả thật, có người là những cư dân Madinah, họ không phải là khách viếng từ phương xa đến nhưng họ đã làm như thế một ngày nhiều lần, ngày thứ sáu hay những ngày thông thường khác thì một ngày từ một đến hai lần hay nhiều hơn họ đến đứng tại mộ của Nabi e để chào Salam và cầu nguyện cả tiếng đồng hồ. Ông nói: Tôi chưa từng nghe ai trong giới học giả Fiqh trong xứ của chúng ta nói về điều này và việc từ bỏ điều đó sẽ thoáng hơn, và thế hệ sau của cộng đồng này sẽ không được cải thiện trừ những gì mà thế hệ trước đã cải thiện, và tôi chưa từng nghe rằng những thế hệ trước của cộng đồng này đã từng hành động như thế, và điều đó là Makruh (không được khuyến khích) trừ những ai đi xa về hoặc muốn đi xa.
Và trích lời từ Imam Shafiy: Ibnu Ajalan đã nói với một số vị lãnh đạo: Ông đã để dài cái áo choàng của ông, ông thuyết giảng dài và ông đã tới mộ của Thiên sứ của Allah e thật nhiều. Và khi ông được hỏi về Al-Qarib thì ông nói: Quả thật, ông là người hơn ai hết về điều này. Và khi được hỏi về Al-Qarib về việc ông ta đã tới mộ của Thiên sứ e mỗi ngày thì ông nói: Giáo luật không bảo như thế, ngoại trừ đối với ai muốn rời đi xa tức muốn từ biệt khi rời đi xa.
Tóm lược:
Nói tóm lại, về việc viếng thăm lặp đi lặp lại, các Ulama đã phân biệt giữa những người có mặt tại Madinah và những người đang sinh sống ở đó, và những người là khách viếng từ phương xa đến. Giáo luật qui định rằng không khuyến khích lặp đi lặp lại việc viếng thăm mộ của Nabi e. Những cư dân ở đó chỉ đến chào Salam Người khi nào muốn từ biệt đi xa và khi trở về từ chuyến đi xa. Còn người khách viếng từ phương xa đến cũng không khuyến khích đi viếng thăm mộ của Nabi e mỗi ngày. Và tất cả những cư dân Madinah lẫn khách viếng khi nào đi ngang qua do vào Thánh đường dâng lễ nguyện Salah hay đi ra khỏi Thánh đường thì mỗi đi ngang qua thì hãy chào Salam đến Người e không cần đứng lại.
Và bằng chứng cho điều này là hành động của Ibnu Umar, khi ông muốn đi xa hoặc khi ông đi xa trở về thì ông thường đến đứng đối diện với mộ của Nabi e và chào Salam Người.
Trích lời của Malik trong bộ giải thích “Al’Atabiyah” của Ibnu Rushd rằng khi ông được hỏi về việc người đi ngang qua mộ của Thiên sứ của Allah e có cần chào Salam đến Người mỗi lần đi ngang qua không thì ông nói: Có, tôi thấy y nên chào Salam mỗi lần đi ngang qua bởi rất nhiều người làm như vậy, còn khi nào y không đi ngang qua mộ của Người e thì không cần phải làm vậy.
d f
Các Lễ Nghĩa Mà Allah Răn Dạy Những Người Có Đức Tin Phải Nên Giữ Lễ Đối Với Thiên Sứ Của Allah e
Quả thật, Allah, Đấng Tối Cao đã răn dạy những người có đức tin phải giữ lễ với Thiên sứ của Allah e với các lễ nghĩa nói chung ở mọi lúc mọi nơi. Lễ nghĩa đối với Người được nói ở nhiều khía cạnh khác nhau:
1- Khía cạnh về Bức Thông Điệp và Sứ mạng truyền bá ở nơi Allah, Đấng Tối Cao.
2- Khía cạnh về Sứ mạng Nabi và sự cao quí của Người nơi Allah, Đấng Tối Cao.
3- Khía cạnh về ngôi nhà của Người và cũng như sự chăm sóc giáo dục gia đình.
4- Khía cạnh về lúc không có mặt của Người.
Và tất cả những khía cạnh đều gói gọn trong phần đầu của chương Al-Hujurat, chương được xem là chương của lễ nghĩa, lễ nghĩa của những người có đức tin đối với Allah, đối với Thiên sứ của Allah e và đối với tất cả mọi người, dân đô thị hay dân nông thôn. Chúng tôi trình bày toàn bộ để hoàn thiện cho lễ nghĩa thăm viếng cũng như làm rõ các lễ nghĩa nói chung đối với Người e. Và chương Al-Hujurat đã bắt đầu về phần lễ nghĩa với Allah cũng như lễ nghĩa với Thiên sứ e. Và đó là khía cạnh Bức Thông Điệp và Sứ mạng truyền bá mà chúng tôi đã nói bởi Bức Thông Điệp và Sứ mạng truyền bá là sự rao truyền những mệnh lệnh và chỉ đạo từ Allah, Đấng Tối Cao.
1- Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تُقَدِّمُواْ بَيۡنَ يَدَيِ ٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦۖ وَٱتَّقُواْ ٱللَّهَۚ إِنَّ ٱللَّهَ سَمِيعٌ عَلِيمٞ ١ ﴾ [سورة الحجرات: 1]
{Hỡi những người có đức tin! Chớ đừng qua mặt mà đi trước Allah và Thiên sứ của Ngài (về mọi vụ việc). Hãy kính sợ Allah, quả thật, Allah là Đấng nghe thấy và am tường mọi việc.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 1).
Allah cấm những người có đức tin qua mặt mà đi trước Allah trong việc ban hành luật và qua mặt đi trước Thiên sứ của Ngài e trong việc tuyên truyền bất kỳ một điều gì đó trong tôn giáo dù là những gì trong Kinh sách của Allah hoặc những gì trong Sunnah của Thiên sứ của Allah e. Ngài bắt những người có đức tin phải theo gót của Sunnah của Người e và cấm họ tự cải biên và đổi mới.
Và quả thật, Ngài đã trình bày rõ trong câu kinh khác rằng người nào qua mặt đi trước một điều gì đó trong tôn giáo mà Allah chưa ban hành hoặc không chỉ đạo thì người đó đã xem bản thân y có quyền lực tối cao ngang hàng với Allah, như Ngài đã phán:
﴿ أَمۡ لَهُمۡ شُرَكَٰٓؤُاْ شَرَعُواْ لَهُم مِّنَ ٱلدِّينِ مَا لَمۡ يَأۡذَنۢ بِهِ ٱللَّهُۚ ﴾ [سورة الشورى: 21]
{Hoặc phải chăng họ có những thần linh có quyền năng ngang hàng với Allah đã thiết lập cho họ một tôn giáo mà Allah không chấp thuận ư?} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 21).
Bởi quả thật, tất cả mọi điều hành và chỉ đạo đều thuộc quyền Đấng Tạo hóa duy nhất như Allah đã phán:
﴿ أَلَا لَهُ ٱلۡخَلۡقُ وَٱلۡأَمۡرُۗ ﴾ [سورة الأعراف : 54]
{Chẳng phải mọi sự tạo hóa và mọi mệnh lệnh đều thuộc nơi Ngài đó sao?} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 54).
﴿ إِنِ ٱلۡحُكۡمُ إِلَّا لِلَّهِۖ ﴾ [سورة الأنعام: 57]
{Mọi phán quyết đều thuộc quyền Allah cả.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 57).
Do đó, không một ai trong tạo vật của Allah có quyền phán quyết hay ban hành cho tạo vật của Ngài và tự cho rằng y có quyền hạn làm điều đó.
Còn đối với Thiên sứ của Allah e, Người là một vị truyền đạt bức Thông Điệp từ Allah, những gì Người chỉ đạo và sai bảo đều là mệnh lệnh đến từ Allah. Allah, Đấng Tối cao phán:
﴿ وَمَا يَنطِقُ عَنِ ٱلۡهَوَىٰٓ ٣ إِنۡ هُوَ إِلَّا وَحۡيٞ يُوحَىٰ ٤ ﴾ [سورة النجم : 3، 4]
{Và y không nói theo ý muốn ngẫu hứng của bản thân mà đích thực nó là lời mặc khải được mặc khải cho y.} (Chương 53 – Al-najm, câu 3, 4).
Bởi thế, Ngài bắt cộng đồng tín đồ của Người e phải giữ lấy những gì Người e mang đến và tuyệt đối tránh xa những gì mà Người nghiêm cấm, như Ngài đã phán:
﴿ وَمَآ ءَاتَىٰكُمُ ٱلرَّسُولُ فَخُذُوهُ وَمَا نَهَىٰكُمۡ عَنۡهُ فَٱنتَهُواْۚ ﴾ [سورة الحشر : 7 ]
{Và những gì mà Thiên sự mang đến cho các ngươi thì các ngươi hãy nhận lấy nó, và những gì mà y ngăn cấm các ngươi thì các ngươi hãy kết thúc nó ngay} (Chương 59 – Al-Hashr, câu 7).
Cũng vì vậy mà Thiên sứ của Allah e đã nói:
« مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ » (رواه البخاري)
“Ai đổi mới, tự sáng lập ra một điều gì đó không nằm trong sứ mạng của ta thì điều đó không được chấp nhận” (Albukhari).
Tức không có giá trị nơi Allah, và đây là vấn đề cốt lõi trong việc noi theo đường lối của Nabi e và mang ý nghĩa về một tình yêu trung thực cũng như là một sự bảo tồn tồn giáo. Bởi những lẽ này, Nabi e đã có lời di huấn căn dặn các tín đồ của Người:
« عَلَيْكُمْ بِسُنَّتِى وَسُنَّةِ الْخُلَفَاءِ الرَّاشِدِينَ الْمَهْدِيِّينَ مِنْ بَعْدِيْ، تَمَسَّكُوا بِهَا وَعَضُّوا عَلَيْهَا بِالنَّوَاجِذِ وَإِيَّاكُمْ وَمُحْدَثَاتِ الأُمُورِ فَإِنَّ كُلَّ مُحْدَثَةٍ بِدْعَةٌ وَكُلَّ بِدْعَةٍ ضَلاَلَةٌ وَكُلَّ ضَلاَلَةٍ فِيْ النَّارِ » (رواه أبو داود وأحمد)
“Các người phải giữ lấy đường lối của ta và đường lối của các vị Khalif được hướng dẫn chính trực sau ta, các người hãy nắm chặt lấy nó, hãy dùng răng hàm của mình cắn chặt lấy nó, và các người hãy coi chừng những điều đổi mới bởi quả thật tất cả mọi sự đổi mới đều là Bidꞌah và mọi điều Bidꞌah đều lệch lạc, và mọi điều lệch lạc đều phải ở trong Hỏa ngục.” (Abu Dawood và Ahamd).
Và tất cả cộng đồng tín đồ Muslim bắt buộc phải trở về với Allah và Thiên sứ của Ngài một khi có sự bất đồng nhau về một vấn đề nào đó trong tôn giáo. Trở về với Allah có nghĩa là đưa vấn đề đó trở về với Kinh sách của Allah tức Qur’an, bởi Ngài đã phán:
﴿ مَّا فَرَّطۡنَا فِي ٱلۡكِتَٰبِ مِن شَيۡءٖۚ ﴾ [سورة الأنعام: 38]
{TA đã không bỏ sót một điều nào trong quyển Kinh cả.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 38).
Và trở về với Thiên sứ của Ngài e là trở về với Sunnah của Người. Nabi e nói:
« تَرَكْتُ فِيْكُمْ مَا إِنْ تَمَسَّكْتُمْ بِهِ لَنْ تَضِلُّوْا أَبَداً: كِتَابَ اللهِ وَسُنَّتِيْ » جامع الأحاديث.
“Ta đã để lại cho các người những thứ mà nếu các người nắm giữ lấy nó thì các người sẽ không bào giờ bị lầm lạc: Kinh sách của Allah (Qur’an) và Sunnah của Ta” (Tập hợp các Hadith).
« مَا مِنَ الأَنْبِيَاءِ نَبِىٌّ إِلاَّ أُعْطِىَ مَا مِثْلُهُ آمَنَ عَلَيْهِ الْبَشَرُ ، وَإِنَّمَا كَانَ الَّذِى أُوتِيتُ وَحْيًا أَوْحَاهُ اللهُ إِلَىَّ فَأَرْجُو أَنْ أَكُونَ أَكْثَرَهُمْ تَابِعًا يَوْمَ الْقِيَامَةِ » (أخرجه البخاري ح (4981) ومسلم ح (152) واللفظ له)
“Không một vị Nabi nào từ các vị Nabi mà không được ban cho điều để con người tin vào và quả thật điều mà ta được ban cho đó là lời mặc khải được Allah mặc khải. Do đó, ta mong rằng vào Ngày Phục sinh ta sẽ là vị Nabi có nhiều người đi theo hơn những vị Nabi khác” (Albukhari: Hadith (4981), Muslim: Hadith (152) và lời Hadith là của Muslim).
2- Tiếp theo là các lễ nghĩa đối với Thiên sứ của Allah e trong khía cạnh Sứ mạng Nabi, và khía cạnh này có mối liên hệ khắn khít với chủ đề viếng thăm. Allah, Đấng Tối cao phán:
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَرۡفَعُوٓاْ أَصۡوَٰتَكُمۡ فَوۡقَ صَوۡتِ ٱلنَّبِيِّ وَلَا تَجۡهَرُواْ لَهُۥ بِٱلۡقَوۡلِ كَجَهۡرِ بَعۡضِكُمۡ لِبَعۡضٍ أَن تَحۡبَطَ أَعۡمَٰلُكُمۡ وَأَنتُمۡ لَا تَشۡعُرُونَ ٢ ﴾ [سورة الحجرات: 2]
{Này hỡi những người có đức tin! Chớ cất giọng của các ngươi cao hơn giọng nói của Nabi (Muhammad) và chớ nói lớn tiếng với Y khi nói chuyện, giống như việc các ngươi thường ăn nói lớn tiếng với nhau, e rằng việc làm của các ngươi sẽ trở thành vô nghĩa trong lúc các ngươi không nhận thấy điều đó.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 2).
Và đây là lễ nghĩa nói chung trong việc viếng thăm hay trong những trường hợp khác. Các vị Sahabah trước kia thường không dám lớn tiếng khi nói chuyện với Người e, dù là chào Salam hay lời nói, ngay cả họ không dám lớn tiếng trước mặt Người dù là đọc xướng Kinh Qur’an. Umar, khi ông nói chuyện với Thiên sứ của Allah e thì ông thường nói rất nhỏ giộng như thể ông đang thỏ thẻ đến nỗi Thiên sứ của Allah phải bảo ông: “Anh hãy nói lớn tiếng để tôi nghe thấy lời nói của anh”. Ông Umar làm vậy chỉ vì sợ các việc làm của ông sẽ trở thành vô nghĩa nếu như nói lớn tiếng với Thiên sứ của Allah e.
Do đó, tương tự như vậy, ngày hôm nay cũng thế, khi chào Salam đến Người e, hoặc trong các buổi học về các Hadith quí báu của Người thì chúng ta phải thật tôn trọng và đặc biệt trong Thánh đường của Người thì điều đó càng phải được giữ nhiều hơn để khỏi rời vào những gì mà câu kinh đã cảnh báo.
Có một sự kiện được ghi lại rằng, Umar bin Khattab t nghe thấy hai người đàn ông nói chuyện với nhau một cách lớn tiếng trong Thánh đường của Nabi e thì ông tiến thẳng đến hai người đàn ông đó. Khi thấy Umar đến thì hai người đó đã rất sợ hãi. Khi gặp hai người đàn ông đó, Umar hỏi: Hai người là khách ở nơi khác đến phải không? Hai người đàn ông nói: Vâng, đúng vậy. Chúng tôi là người đến từ vùng Ta-if. Umar t nói: Nếu hai người là người dân ở xứ sở này thì chắ chắn Ta đã cho hai người một trận, ở ngay trong Thánh đường Thiên sứ của Allah e mà hai người dám lớn tiếng thế sao?!
Imam Malik bin Anas, vị Imam của Darul Al-Hijrah, khi mà có rất đông người đến dự buổi học trong Thánh đường thì có người nói: Sheikh hãy chọn lấy những người truyền đạt lại lời của Sheikh để họ truyền đạt lại cho những người ngồi ở phía cuối đằng xa. Ông nói: Không, bởi thật sự tôi sợ tôi bị rơi vào câu kinh {...Chớ cất giọng của các ngươi cao hơn giọng nói của Nabi (Muhammad)...} (chương 49 – Al-Hujurat, câu 2).
Và ông từng nói: Quả thật, sự tôn trọng đối với Nabi e lúc Người đã chết cũng giống như sự tôn trọng Người khi Người con sống.
Do đó, những ai muốn chào Salam Thiên sứ của Allah e trong Thánh đường của Người thì phải đến đứng đối diện với mộ phần của Người và chào Salam với giọng vừa đủ nghe, không được cất cao giọng bởi e rằng các việc làm của y sẽ trở nên vô giá trị mà khi y không hề hay biết.
3- Sau đó, Allah đã trình bày rõ rằng việc hạ thấp giọng nói trước Thiên sứ của Allah là một biểu hiện của lòng Taqwa (ngay chính, kính sợ Allah), và việc làm đó sẽ được Allah ban thưởng như Ngài phán:
﴿ إِنَّ ٱلَّذِينَ يَغُضُّونَ أَصۡوَٰتَهُمۡ عِندَ رَسُولِ ٱللَّهِ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ ٱمۡتَحَنَ ٱللَّهُ قُلُوبَهُمۡ لِلتَّقۡوَىٰۚ لَهُم مَّغۡفِرَةٞ وَأَجۡرٌ عَظِيمٌ ٣ ﴾ [سورة الحجرات: 3]
{Quả thật những người hạ thấp giọng nói của họ xuống trước mặt Sứ giả của Allah là những người mà tấm lòng của họ đã được Allah rèn luyện đạt được lòng Taqwa (ngay chính và kính sợ Allah). Họ sẽ được tha thứ và được một phần thưởng vô cùng to lớn.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 3).
4- Kế đến, Allah trình bày về các lễ nghĩa với Thiên sứ của Ngài e trong ngôi nhà của Người cùng với gia đình của Người, người có đức tin phải tôn trọng ngôi nhà của Người. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ إِنَّ ٱلَّذِينَ يُنَادُونَكَ مِن وَرَآءِ ٱلۡحُجُرَٰتِ أَكۡثَرُهُمۡ لَا يَعۡقِلُونَ ٤ وَلَوۡ أَنَّهُمۡ صَبَرُواْ حَتَّىٰ تَخۡرُجَ إِلَيۡهِمۡ لَكَانَ خَيۡرٗا لَّهُمۡۚ وَٱللَّهُ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٥ ﴾ [سورة الحجرات: 4، 5]
{Quả thật, những ai lớn tiếng gọi Ngươi (Muhammad) từ bên ngoài Hujurat (nội phòng), thì đa số họ đều là những người thiếu suy nghĩ. Phải chi họ chịu khó chờ chốc lát cho đến khi Ngươi bước ra ngoài phòng để tiếp họ thì tốt cho họ hơn. Và Allah là Đấng hằng tha thứ và rất mực Khoan dung.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 4, 5).
Al-Hujurat (ٱلۡحُجُرَٰتِ) là từ số nhiều của từ Hujrah (حُجْرةٌ) có nghĩa là căn nhà một tầng được xây trên nền đất, còn Ghurafat (غُرَفَاتٌ) là số nhiều của Gurfah (غُرْفَةٌ) có nghĩa tầng được xây bên trên Hujrah tức là tầng lầu. Như vậy, nếu một căn nhà có hai tầng thì tầng trệt được gọi là Hujrah và tầng lầu gọi Ghurfah. Và ngôi nhà của Thiên sứ của Allah chỉ là các phòng trệt tức không có tầng lầu, trong khi trong Madinah lúc bấy giờ có một số căn nhà gồm hai tầng, tiêu biểu như nhà của Abu Ayyub t, ngôi nhà mà Thiên sứ vừa mới đến Madinah trong chuyến Hijrah đã dừng chân trước tiên tại đó.
Lý do câu kinh này được mặc khải xuống là bởi vì có một nhóm người đã đến Thánh đường vào lúc trước Asr, họ đến mà không thấy Thiên sứ của Allah e trong Thánh đường, và họ không chịu khó chờ đợi chốc lát cho đến khi Người e bước ra khỏi nhà của Người mà hấp tấp kêu réo om xòm từ bên ngoài nội phòng của Người: Hãy ra đây, chúng tôi cần nói chuyện với Người.
Do đó, Allah đã khiển trách họ vì họ đã không biết tôn trọng giờ giấc của người khác, bởi năm giờ lễ nguyện Salah Người e đều ra có mặt tại Thánh đường còn các giờ khác là giờ riêng tư của Người trong nhà, và đó cũng là cái quyền riêng tư của tất cả mọi người, trong khi họ đến và kêu réo Người không phải vì chuyện hệ trọng lớn lao gì mà họ đến chỉ vì lợi ích của những tù binh đang trong tay những người Muslim. Bởi thế, hành động của họ đã được Allah cho là hành đồng thiếu suy nghĩ. Allah đã bảo vệ quyền riêng tư của Người e trong nhà của Người, và điều này tương tự như lời phán của Ngài trong chương Al-Ahzab:
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَدۡخُلُواْ بُيُوتَ ٱلنَّبِيِّ إِلَّآ أَن يُؤۡذَنَ لَكُمۡ إِلَىٰ طَعَامٍ غَيۡرَ نَٰظِرِينَ إِنَىٰهُ وَلَٰكِنۡ إِذَا دُعِيتُمۡ فَٱدۡخُلُواْ فَإِذَا طَعِمۡتُمۡ فَٱنتَشِرُواْ وَلَا مُسۡتَٔۡنِسِينَ لِحَدِيثٍۚ إِنَّ ذَٰلِكُمۡ كَانَ يُؤۡذِي ٱلنَّبِيَّ فَيَسۡتَحۡيِۦ مِنكُمۡۖ وَٱللَّهُ لَا يَسۡتَحۡيِۦ مِنَ ٱلۡحَقِّۚ وَإِذَا سَأَلۡتُمُوهُنَّ مَتَٰعٗا فَسَۡٔلُوهُنَّ مِن وَرَآءِ حِجَابٖۚ ذَٰلِكُمۡ أَطۡهَرُ لِقُلُوبِكُمۡ وَقُلُوبِهِنَّۚ وَمَا كَانَ لَكُمۡ أَن تُؤۡذُواْ رَسُولَ ٱللَّهِ ﴾ [سورة الأحزاب: 53]
{Này hỡi những người có đức tin! Chớ bước vào nhà của Nabi trừ phi được mời đến dùng bữa và chớ đến (sớm hơn) khiến phải ngồi đợi cho đến khi thức ăn được nấu xong. Tuy nhiên, hãy bước vào nhà khi được mời, và khi đã dùng bữa xong thi các ngươi hay giải tán ra về, và chớ nấn ná ngồi lại tán gẫu. Quả thật, cách xử sự đó làm phiền Nabi và Người cảm thấy e ngại yêu cầu các ngươi ra về. Nhưng Allah không e ngại nói cho các ngươi biết sự thật. Và khi các ngươi muốn hỏi chuyện các bà (vợ của Nabi), hãy hỏi các bà từ sau một bức màn. Cách đó trong sạch cho tấm lòng của các ngươi và cho tấm lòng của các bà hơn. Các ngươi không được phép quấy rầy vị Sứ giả của Allah.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 53).
Tức các ngươi không được làm phiền và quấy rầy Nabi e dù ở trong nhà hay ở bên ngoài.
Và như đã biết, người biết lễ nghĩa sẽ không kêu réo một ai đó từ bên ngoài nhà của họ, mà nếu như y có chuyện cần thì y sẽ đến gõ cửa, nếu chủ nhà cho phép thì vào còn không thì y quay đi, y sẽ luôn quan tâm đến giờ giấc thích hợp. Và đây được coi là lễ nghĩa nói chung cho tất cả mọi người, còn đối với vị Thiên sứ của Allah e thì phải cần giữ lễ hơn nữa mới phải.
Và đây là sự cảnh báo đến những ai đứng từ đằng xa hướng mặt về phần mộ của Thiên sứ của Allah e mà lớn tiếng hô hào chào Salam đến Người, như thế là họ đã không biết giữ lễ nghĩa với Nabi e. Họ nên đến đứng đối diện trước mộ của Người và chào Salam như đã được nói ở phần trên.
5- Sau đó, Allah trình bày các lễ nghĩa đối với Thiên sứ của Ngài e trong trường hợp Người vắng mặt, và dĩ nhiên Allah sẽ thông tin cho Người biết tất cả mọi sự việc như thể Người đang có mặt cùng với họ.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِن جَآءَكُمۡ فَاسِقُۢ بِنَبَإٖ فَتَبَيَّنُوٓاْ أَن تُصِيبُواْ قَوۡمَۢا بِجَهَٰلَةٖ فَتُصۡبِحُواْ عَلَىٰ مَا فَعَلۡتُمۡ نَٰدِمِينَ ٦ وَٱعۡلَمُوٓاْ أَنَّ فِيكُمۡ رَسُولَ ٱللَّهِۚ لَوۡ يُطِيعُكُمۡ فِي كَثِيرٖ مِّنَ ٱلۡأَمۡرِ لَعَنِتُّمۡ ﴾ [سورة الحجرات: 6، 7]
{Hỡi những ai có đức tin! Nếu có một kẻ gây rối mang tin tức đến báo cáo với các ngươi thì các ngươi hãy kiểm tra nó cho thật kỹ e rằng vì ngu xuẩn, các ngươi có thể làm hại đến người khác rồi sau đó đâm ra hối hận về điều các ngươi đã làm. Và các ngươi nên biết rằng Sứ giả của Allah đang sống với các ngươi. Nếu Y làm theo sở thích của các ngươi về nhiều vấn đề thì chắc chắn các ngươi sẽ gặp nhiều phiền phức.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 6).
Lời kêu gọi ở đây là đến tất cả toàn thể những người có đức tin nói chung rằng phải kiểm tra và nhận định lại các thông tin được mang đến, tuy nhiên, lý do câu kinh này được mặc khải xuống là do một sự kiện xảy ra trong thời của Nabi e nhằm để kiểm điểm một nhóm người đã tuyên truyền thông tin không đúng sự thật, sau đó Allah phán rằng quả thật Thiên sứ đang sống với họ, và nếu như Người lúc nào cũng phải làm theo sở thích của họ về nhiều vấn đề thì chắc chắn họ sẽ gặp nhiều phiền phúc và nuối tiếc.
Và chúng ta hãy lưu ý rằng Allah đã phán: {Và các ngươi nên biết rằng Sứ giả của Allah đang sống với các ngươi.} chứ Ngài không nói là “các ngươi nên biết rằng Nabi của Allah đang sống với các ngươi” bởi quả thật Sứ giả là vị có trách nhiệm phải truyền đạt đầy đủ lời Mặc khải và và không bỏ sót một điều gì.
Sau đó, chương kinh nói về các lễ nghĩa trong xã hội Islam trong hoàn cảnh thái bình, chiến tranh, đối với tập thể và từng cá nhân, nhưng cá nhân chúng tôi chỉ đưa quí vị tìm hiểu về phần lễ nghĩa đối với Allah và Thiên sứ của Ngài e.
Và những lễ nghĩa này là những điều nâng cao giá trị cộng đồng tín đồ có đức tin để họ trở thành những cộng đồng tốt đẹp để dẫn dắt nhân loại.
d f
Những Điều Không Được Phép Làm Trong Thánh Đường Annabawi Tôn Nghiêm
Quí đồng đạo hành hương cũng như quí vị khách viếng thân hữu! Quả thật, chúng tôi đã đồng hành với quí vị trong suốt hành trình ân phúc này, và chúng tôi đã hướng dẫn quí vị những điều cũng như những lễ nghĩa mà quí vị nên làm.
Và quả thật, chúng tôi đã giao ước rằng phải khuyên răn và nhắn gởi một cách trung thực, và một trong những yếu tố làm hoàn thiện lời khuyên nhủ chân thật đến quí vị là chúng tôi cần trình bày cho quí vị những điều không được phép làm trong suốt thời gian quí vị có mặt tại Thánh đường Annabawi tôn nghiên, mục đích có thể giúp quí vị cảnh giác mà tránh xa những điều không nên làm, mong rằng điều đó sẽ giúp quí vị có một chuyến hành trình viếng thăm tốt đẹp và được Allah ban nhiều ân phước thông qua các việc làm của quí vị.
Và đó là kết quả của nhiều năm qua khi chúng tôi đã có thời gian cùng với những người hành hương, những người khách viếng, chúng tôi cũng đã cố gắng tác động đến họ với hy vọng có thể kéo họ rời khỏi những điều không được phép làm, có thể lôi kéo họ trở về với Sunnah của Thiên sứ, tuy nhiên, tất cả đều không thể trốn tránh trách nhiệm trước Allah rằng người có hiểu biết phải có trách nhiêm hướng dẫn và khuyên răn.
Là người Muslim thì chúng ta phải noi theo Sunnah của Thiên sứ của Allah e, không ai được phép rời xa Sunnah của Người e bởi có một Hadith Người e đã nói:
« وَاللهِ لا يُؤْمِنُ أَحَدُكُمْ حَتَّى يَكُونَ هَوَاهُ تَبَعًا لِمَا جِئْتُ بِهِ » جامع الأحاديث.
“Thề bởi Allah, không một ai trong các ngươi có đức tin hoàn thiện cho đến khi nào dục vọng của y phải theo những gì mà Ta mang đến.” (Tổng hợp các Hadith).
Và quả thật, Allah đã khiển trách những kẻ đã lấy dục vọng của bản thân làm vị lãnh đạo cho y. Allah phán:
﴿ أَرَءَيۡتَ مَنِ ٱتَّخَذَ إِلَٰهَهُۥ هَوَىٰهُ ﴾ [سورة الفرقان: 43]
“Ngươi (Muhammad) có thấy kẻ đã nhận dục vọng của mình làm thần linh của y hay không?” (Chương 25 – Al-Furqan, câu 43).
Vị vậy, chúng tôi phải có trách nhiệm nhắc quí vị tránh những điều sau đây:
1- Không được lớn tiếng trong lúc chào Salam Thiên sứ của Allah coi chừng các việc làm ngoan đạo của mình sẽ mất hết giá trị nơi Allah như chúng tôi đã nói phần trên.
2- Cúi đầu trong lúc chào Salam hay biểu hiện các động tác và tư thế giống như trong lễ nguyện Salah.
3- Quay mặt hướng về mộ của Thiên sứ e trong lúc Du-a bởi Du-a thì phải hướng mặt về Ka’bah.
4- Sờ, chạm vào các bức tường, cửa sổ, bục thuyết giảng và các cánh cổng của Thánh đường với quan niệm là để đước ân phúc. Chúng tôi xin nói với quí vị: Việc sờ, chạm này để được ân phúc thì cần phải có bằng chứng cụ thể từ Qur’an, hoặc Sunnah của Thiến sứ của Allah e, nhưng thực chất là không có bằng chứng nào nói lên điều đó.
5- Chen lấn nhau lúc chào Salam hoặc để giành chỗ ở khu vực Rawdhah hay ở chỗ gần Mihrab (phần lồi ra của bức tường phía trước chỗ Imam).
6- Chạy ồ ạt vào cổng Thánh đường, đặc biệt là vào giờ lễ nguyện Salah Fajr mỗi khi cánh cổng Salam vừa được mở.
7- Đi ngang qua phía trước mặt những người đang dâng lễ nguyện Salah.
8- Không vào hàng ngũ cùng với tập thể.
9- Cố chen lấn vào các hàng đầu hoặc tìm phạm vi của Thánh đường cũ.
10- Ngồi ngay ở lối vào trong Thánh đường trong khi vẫn còn chỗ trống bên trong.
11- Tawaf quanh phần mộ của Thiên sứ e giống như Tawaf quanh Ka’bah.
Sau đây là các lời nói của các Ulama về những điều trên:
Cúi đầu khi chào Salam
Assamhu-di trích lời nói của Ibnu Jama’ah: Một số Ulama đã nói rằng đó là việc làm Bid’ah, những ai không hiểu biết tưởng rằng đó là một trong những biểu hiện của việc tôn kính, và một điều tồi tệ hơn thế đó là hôn lên đất của các mộ. Những hành động này các vị Salaf (những vị Sahabah, những người gần thời của họ sau đó) ngoan đạo không hề làm bao giờ, và điều tốt đẹp nhất là theo gót của họ.
Và thật là một điều tai hại cho ai đó hôn lên đất vì muốn được phúc lành, đấy là một sự thiếu hiểu biết trầm trọng bởi sự phúc lành chỉ có được khi nào hành động theo qui định của giáo luật cũng như các lời nói của những vị Salaf và các việc làm của họ.
Lưu ý:
Cúi đầu ở đây chỉ là một cái gật đầu nhẹ, còn Ruku’ (cúi gập người lại, một tư thế và động tác trong lễ nguyện Salah) là điều Haram quá rõ ràng bởi hành động đó là sự tổ hợp trong thờ phượng cùng với Allah một đối tác ngang hàng. Cầu xin Allah che chở cho tất cả chúng ta tránh xa khỏi việc làm tội lỗi đó.
Sờ, chạm các bức tường, các cửa sổ, các cánh cổng và bục thuyết giảng ... của Thánh đường
Quí đồng đạo hành hương và khách viếng thân mến, quả thật người Muslim không nghì ngờ gì về việc các Sahabah của Thiên sứ của Allah e đã từng tìm phúc lành qua sự chạm vào cơ thể của Người hay qua lời Du-a của Người hoặc chạm vào tay của Người, hoặc qua những gì thừa lại từ thức ăn hay đồ uống của Người hoặc ngay cả mồ hôi và tóc của Người, cũng như có Hadith nói rằng Người cạo đầu ở tại Mina và đã chia tóc của Người cho mọi người. Chúng tôi nói: Nếu quả thật chúng ta thực sự tìm thấy bất cứ vết tích gì từ Người e thì ta có thể nhắm mắt sờ chạm vào nó để mong được phúc lành, để biểu hiện tình yêu đối với Người e.
Tuy nhiên, chúng ta phải dùng trí óc của chúng ta trong việc phán quyết một sự việc gì đó. Chúng ta đến các vết tích hiện có từ bức tường, cửa sổ, cổng vào, cột hay bục thuyết giảng, và chúng ta tự hỏi liệu có thật sự là Thiên sứ của Allah đã từng chạm hay sờ vào những chỗ đó hay không, liệu có phải đó thực sự là chỗ mà Người đã từng thường đặt tay lên ...?
Và nếu thật sự có như thế thì chúng ta cần phải nghĩ đến thời gian, bởi thời gian từ thời của Người e đến thời của chúng ta không chỉ là mười năm, một trăm năm mà là hơn cả ngàn năm ...
Và một yếu tố nữa, những người Salaf ngoan đạo tức những người ở cận thời của Nabi e trong đó có các vị Sahabah của Người, tất cả họ đều yêu thương Người bằng tình yêu thương mà chúng ta thời nay không thể so sánh được với họ, và họ là những người luôn giữ những gì mang lại điều phúc lành, nhưng không một ai trong số họ lại nói về điều này.
Và sau đây là những lời nói của các Ulama về việc làm này. Tiêu biểu như lời của Imam Annawawi trong bộ “Majmu’” ở phần các nghi thức Hajj nói: Không được phép đi Tawaf quanh mộ của Người e hay những gì khác. Makruh sờ, chạm vào bức tường, bên ngoài hay bên trong của mộ. Đây là lời của Abu Ubaidillah Alhulaymi cùng những người khác.
Họ còn nói: Và Makruh dùng tay chạm vào hoặc hôn. Điều lễ nghĩa nên làm là tránh xa điều đó và đó mới là đúng đắn mà các Ulama đã nói và đã thực hành. Việc thực hành không dựa vào những hành đồng sai trái của đa số người không hiểu biết mà phải dựa vào những Hadith xác thực và những lời nói của Ulama, không được hướng sang những cải biên và đổi mới của những người không hiểu biết.
Và quả thật, trong hai bộ Sahih Bukhari và Muslim có ghi rằng bà A’ishah i thuật lại: Thiên sứ của Allah e nói:
« مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ » (رواه البخاري)
“Ai đổi mới, tự sáng lập ra một điều gì đó không nằm trong sứ mạng của ta thì điều đó không được chấp nhận” (Albukhari).
« مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ » (رواه مسلم)
“Ai làm một việc làm nào đó mà nó không phải là mệnh lệnh của ta thì việc làm đó không được chấp nhận” (Muslim).
Ông Al-Fadhl bin Iyadh ﷺ nói: Hãy đi theo đường lối Chỉ đạo và hãy cảnh giác các con đường lệch lạc. Và là một điều tệ hại cho ai lấy tay hoặc cái gì khác chạm vào cái gì đấy với quan niệm để tìm phúc lành bởi đó là sự ngu dốt và thiếu hiểu biết, sự phúc lành chỉ đạt được khi nào hành động hợp với giáo luật, và làm sao có thể có được ân phúc khi những hành động luôn đi ngược lại với điều chân lý.
Và đây là một trong những vị Imam của phái Shafiy và cũng là một vị Ulama thuộc thời Salaf đã cảnh báo điều đó và ông đã nói rằng đây là câu nói của các Ulama, họ đã thực hành tức họ đã đồng thuận về điều này.
Ibnu Hajar Al-Haythami nói: Giới Ulama đã đồng thuận quan điểm là không được phép dâng lễ nguyện Salah hướng đến mộ của Người (tức: hướng mặt về mộ của Nabi e) với mục đích tỏ lòng tôn kính, tương tự họ cũng đồng thuận rằng không được phép Tawaf quanh mộ của Người e bởi Tawaf được cói là lễ nguyện Salah.
Ibnu Quda-ma – một trong số các vị Imam phái Hambaly nói: Không phải là điều khuyến khích cho việc sờ, chạm vào hàng rào bền ngoài mộ của Nabi e hay hôn lên nó. Ahmad nói: Chúng tôi chưa từng biết việc làm này. Al-Athram nói: Tôi thấy các Ulama của cư dân Madinah không sờ, chạm vào mộ của Nabi e, họ chỉ đứng bên cạnh và chào Salam. Abu Abdullah nói: Đây cũng là điều mà Ibnu Umar đã làm.
Còn về bục thuyết giảng, thì chỉ có một ghi nhận rằng Ibrahim bin Abdurrahman bin Abdul Qa-ri thuật lại rằng ông đã nhìn thấy Ibnu Umar đặt tay lên chỗ ngồi của Nabi e trên bục thuyết giảng rồi sau ông đặt tay lên mặt của mình. (Al-Mughni quyển 3 trang 56).
Và chúng tôi thấy những gì được trích dẫn đến chúng tôi thì rõ ràng các Ulama trong Madinah chỉ nói riêng về mộ của Người, chứ họ không nói gì đến hàng rào đang hiện có mà là bức tường của ngôi nhà của A’ishah i, trong khi bức tường được Umar bin Abdul-Aziz lại là bức tường nằm phía sau bên trong hàng rào hiện thời khoảng một vài mét, còn hàng rào hiện thời được xây khoảng một trăm năm sau đó.
Còn trường hợp có lời thuật rằng Ibnu Umar đã tìm phúc lành từ chỗ ngồi của Nabi e trên bục thuyết giảng, đó là cái bục thuyết giảng mà Nabi e vừa thuyết giảng xong lúc Người còn tại thế. Và cái bục thuyết giảng lúc đó được làm bằng gỗ gồm 3 bậc, một bậc để bước chân lên, bậc thứ hai để đặt chân khi ngồi và bậc thứ ba là chỗ ngồi. Và quả thật nó đã bị cháy trong lần Thánh đường bị hỏa hoạn như đã được nói rõ trong lịch sử về Thánh đường Annabawi thiêng liêng. Còn cái bục thuyết giảng hiện thời được làm bằng đá cẩm thạch và nó được làm sau thời của Nabi e và sau khi cái bục thuyết giảng ban đầu bị cháy cả một trăm năm.
Thêm nữa, chúng ta hãy lắng nghe những gì được trích dẫn từ Imam Ibnu Taymiyah, một trong các vị Imam thuộc phái Hambaly khi ông nói: Các học giả Fuqaha (những Ulama về giáo luật) có sự tranh cãi về việc đặt tay lên cái bục thuyết giảng của Thiên sứ của Allah e lúc Người còn tại thế Imam Malik cùng những người khác cho rằng đó là hành vi Bid’ah, có lời nói rằng khi Imam Malik nhìn thấy Ata’ thực hiện hành vi đó thì Imam Malik đã không thu thập kiến thức từ ông nữa. Còn Imam Ahmad (Imam phái Hambaly) cùng những người khác thì cho phép hành vi đó dựa theo hành động của Ibnu Umar t. Tuy nhiên, đối với việc sờ chạm vào ngôi mộ của Nabi e và hôn lên nó, tất cả đều là bị nghiêm cấm. Bởi tất cả các hành vi đó đi ngược lại với giáo lý Tawhid, ngược lại với Ikhlas (lòng thành tâm) trong hành đạo vì Thượng Đế của toàn vũ tức đồng hành với tội Shirk (tổ hợp với Allah một đối tác ngang hàng trong thờ phượng).
Như vậy, tình yêu dành cho Nabi e là tình yêu dành cho tinh thần và linh hồn của Nabi e. Và nếu quí vị yêu thương Người e thì quí vị phải noi theo đường lối và sự chỉ bảo của Người e, đó là mới tình yêu thực sự dành cho Người e.
d f
Sự chen lấn nhau ở chỗ Mihrab trong Thánh đường Nabawi
Mihrab là một phần lồi ra của bức tường Thánh đường phía Qiblah để làm một biểu hiệu cho Qiblah. Và biểu hiệu này thực chất không có trong thời của Nabi e bởi như quí vị đã biết rằng các Thánh đường chỉ có trong tôn giáo Islam thôi và Nabi e đã không dùng Mihram để làm biểu hiệu cho Qiblah, mà sự việc này là từ sau thời của Người mà thôi.
Việc chen nhau đến chỗ Mihram thực chất là muốn tìm chỗ đứng của Imam trong lễ nguyện Salah. Bởi mỗi tín đồ Muslim khi đến Madinah, đi vào Thánh đường Nabawi thì thường tiến nhanh đến chỗ mà Nabi e đã đứng dâng lễ nguyện Salah hoặc chỗ cận nơi đó và đó là Mihrab hiện thời.
Có lẽ họ luôn giữ gìn Sunnah của Thiên sứ của Allah e nên đã đặt một cái bảng hiệu ở phía bên phải của Mihram, trên bảng ghi đây là chỗ dâng lễ nguyện Salah của Thiên sứ e.
Do đó, nếu quí vị muốn dâng lễ nguyện Salah ngay tại chỗ mà Thiên sứ đã dâng lễ nguyện Salah thì quí vị không tạo ra cảnh tượng chen lấn, xô đẩy và gây gổ nhau, nhưng đằng này phụ nữ, đàn ông chen lấn xô đẩy nhau một cách mất trật tự.
Còn riêng những Mihrab còn lại không có liên quan gì đến điều đó. Bởi lúc Nabi e còn sống thì tất cả không có trong Thánh đường Nabawi của Người như hiện nay, còn Mihram ở phía Qiblah là Mihrab được gọi là Mihrab của Uthman, nguyên do vị thủ lĩnh của những người có đức tin đã mở rộng thêm Thánh đường từ hướng Qiblah, sau đó Uthman tiếp tục mở rộng thêm nữa nhưng họ không hề làm Mihrab trong lần mở rộng đó.
Tương tự, Mihrab phía tây của bục thuyết giảng nằm giữa bục thuyết giảng và cổng vào Salam, được gọi là Mimbar Sulaymani được làm sau thời của các vị Khalif chính trực (Abu Bakr, Umar, Uthman và Ali) khoảng một trăm năm.
Và nếu chúng ta xét về bản chất đúng đắn và giá trị của lễ nguyện Salah thì quả thật tất cả các chỗ trong Thánh đường đều là phạm vi của Thánh đường của Thiên sứ e. Do đó, chúng ta nên cảnh báo về những hình ảnh đi ngược lại lời dạy của Islam và làm mất đi lễ nghĩa của Salah, trong đó làm mất đi sự thanh tịnh và lòng kính sợ được yêu cầu trong lễ nguyện.
d f
Sự chen lấn trong khu vực Rawdhah
Không phải nghi ngờ gì nữa rằng tất cả mọi người đều khao khát muốn được dâng lễ nguyện Salah tại khu vực Rawdhah tinh khiết. Tại sạo lại không khao khát và mong muốn cho được khi nó là nơi thuộc các ngôi vườn Thiên Đàng. Tuy nhiên, làm sao quí vị có thể đi vào Thiên Đàng bằng điều tội lỗi, đó là xô đẩy, chen lấn, làm phiền hà đến những người đang dâng lễ nguyện Salah, và đi ngược lại với Sunnah của Thiên sứ của Allah e.
Quả thật, nếu ai muốn Thiên Đàng thì đến đó sớm trước khi đã đông nghẹt người. Và một trong những điều không đúng cho rằng khu vực Rawdhah tốt hơn các hàng đầu trong lễ nguyện Salah. Quả thật, các vị Khalif đã xem các hàng đầu trong Salah tốt hơn đối với lễ nguyện tập thể bắt buộc còn đối với lễ nguyện Salah Sunnah thì tốt hơn nếu thực hiện trong Rawdhah với điều kiện là thuận tiện không có gì trở ngại. Và dĩ nhiên là Rawdhah chỗ tốt nhất.
Những điều trái giáo luật không được phép làm trong bất kỳ Thánh đường nào, đặc biệt trong Thánh đường Nabawi thì cần phải thực hiện nghiêm hơn nữa:
· Một trong những điều không đúng là đi vào các cổng Thánh đường, đặc biệt là vào giờ trước Salah Fajr, chủ yếu là ở cổng Salam, họ chạy tranh nhau các hàng đầu hoặc tranh nhau đến chào Salam Nabi e.
Và quả thật, Nabi e đã cấm hấp tấp và vội vã khi đi đến lễ nguyện Salah, ngay cả khi cuộc lễ nguyện Salah tập thể đã được tiến hành, bởi Người e đã nói:
« إِذَا أُقِيمَتِ الصَّلاَةُ فَلاَ تَأْتُوهَا تَسْعَوْنَ وَأْتُوهَا تَمْشُونَ وَعَلَيْكُمُ السَّكِينَةُ فَمَا أَدْرَكْتُمْ فَصَلُّوا وَمَا فَاتَكُمْ فَأَتِمُّوا » رواه البخاري ومسلم.
“Khi lễ nguyện Salah đã được bắt đầu thì các người đừng vội chạy một cách hối hả mà hãy đi một cách từ tốn, những gì mà các người bắt kịp thì hãy dâng lễ nguyện còn những gì không kịp thì hãy hoàn tất nó sau đó.” (Albukhari, Muslim).
Và bởi vì đây là nơi có nhiều người khách viếng đến thăm, hơn nữa trong đó lại có người lớn tuổi già yếu, sự chen lấn xô đẩy có thể gây hại cho họ, hoặc trong đó có phụ nữ, sự chen lấn xô đẩy với phụ nữ là điều tai hại không lường được cho họ.
Và chúng ta không nên quên rằng việc tôn trọng nơi chốn và mọi người xung quanh bởi đó là sự hoàn hảo của lễ nghĩa và đạo đức.
· Một trong những điều không đúng là không bận tâm đến việc đi ngang qua mặt người đang dâng lễ nguyện Salah với suy nghĩ rằng bởi Thánh đường Nabawi cũng giống như Thánh đường Al-Haram tại Makkah. Chúng ta phải biết rằng việc cho phép chỉ dành riêng cho Thánh đường Al-Haram Makkah chứ không đối với Haram ở Madinah. Bởi quả thật, Nabi e đã không cho phép một con cừu con đi ngang qua mặt Người khi dâng lễ nguyện Salah.
Và vấn đề đi ngang qua trước mặt người đang dâng lễ nguyện Salah là trách nhiệm của hai bên: Người dâng lễ nguyện Salah và người đi ngang qua.
Đối với người dâng lễ nguyện Salah phải có nghĩa vụ dâng lễ nguyện Salah ngay phía trước vật chắn, còn đối với người đi ngang qua thì phải có trách nhiệm không được đi ngang qua giữa người dâng lễ nguyện Salah và vật chắn trước mặt của y.
Do đó, nếu người dâng lễ nguyện Salah không tìm lấy vật chắn ngay trước mặt của mình thì y là người lơ là, còn khi một người nào đó đi ngang qua giữa y và giữa vật chắn trước mặt y thì người đó đã cố tình đi ngang qua để phạm giáo luật.
Như vậy, trách nhiệm là chung cho cả hai phía, người dâng lễ nguyện Salah phải lưu ý người đi ngang qua trước mặt của mình, nếu y đã lưu ý và người đi ngang qua lùi lại thì tốt còn nếu người đi ngang qua cứ ngoan cố không lùi lại thì y có quyền ra sức ngăn cản, lúc bấy giờ người đi ngang qua sẽ mang tội vì đã được người dâng lễ nguyện Salah lưu ý, còn người dâng lễ nguyện Salah sẽ không vấn đề gì vì y đã không lơ là.
Và vấn đề này chúng tôi có thể nhìn nhận như thế này:
Vào các mùa hành đạo thì mọi người thường đến Thánh đường Nabawi rất đông, họ thường đến rất sớm, và thường dành chỗ trước vào các giờ lễ nguyện Salah Asr, Maghrib và Isha bởi có thể do chỗ ở của họ cách xa Thánh đường. Một số người vì không thể kiên nhẫn trong việc kìm chế bản thân đến nhà vệ sinh nên mỗi khi cuộc dâng lễ nguyện Salah vừa xong là họ liền đi ra Thánh đường, và điều này là nhu cầu tất nhiên, dĩ nhiên nó không làm mất đi quyền ra sức ngăn cản người đi ngang qua trước mặt của người đang dâng lễ nguyện Salah, tuy nhiên, điều đó kêu gọi người dâng lễ nguyện Salah cho họ cơ hội đi ra ngoài khẩn cấp bằng cách là sau khi hoàn tất lễ nguyện Salah bắt buộc xong thì khoan vội đứng dậy dâng lễ nguyện Salah Sunnah ngay.
Và nên biết rằng việc đi ngang qua trong các hàng suốt thời gian dâng lễ nguyện Salah tập thể là điều được cho phép, bởi vật chắn của Imam là vật chắn chung cho tất cả những người theo sau Imam, mặc dù Imam Malik cho rằng đó là điều Makruh trong trường hợp không nhu cầu cần thiết vì nó có thể gây phiền hà và làm phân tâm những người đang dâng lễ nguyễn Salah.
Và người dâng lễ nguyện Salah không nên đứng cách xa vật chắn ngay trước mặt mình hơn ba khuỷu tay.
· Và một trong những điều không đúng nữa là đứng đứt hàng trong lễ nguyện Salah tập thể. Về vấn đề này có hai hình ảnh sau:
1- Các hàng cách nhau với khoảng cách quá xa như có thể làm ba hoặc hơn thế nữa, và các hàng nên cách nhau chừng ba khuỷu tay.
2- Bỏ trống trong hàng, như ở hàng này vẫn còn trống nhưng lại đứng thành hàng khác bên phải hay bên trái, hoặc không đứng gần sát nhau. Do đó, tất cả những người dâng lễ nguyện Salah phải đứng dâng lễ nguyện Salah sao cho thành hàng hoàn chỉnh rồi mới tiếp tục dựng thêm hàng khác.
Và nếu như sau khi Takbir vào Salah mà có chỗ trống nào đó trong hàng thì người ở phía sau hay đến sau phải tiến lên để lấp đầy lỗ trống đó, không được bắt đầu cho một hàng mới trong khi hàng trên vẫn còn chỗ trống, và hàng mới được bắt đầu từ phải sang trái của Imam.
Và quả thật, Nabi e đã nói:
« أَلاَ تَصُفُّونَ كَمَا تَصُفُّ الْمَلاَئِكَةُ عِنْدَ رَبِّهَا ». فَقُلْنَا يَا رَسُولَ اللهِ وَكَيْفَ تَصُفُّ الْمَلاَئِكَةُ عِنْدَ رَبِّهَا قَالَ « يُتِمُّونَ الصُّفُوفَ الأُوَلَ وَيَتَرَاصُّونَ فِى الصَّفِّ » رواه مسلم.
“Chẳng lẽ các ngươi không muốn đứng thành hàng ngũ giống như các vị Thiên thần đứng thành hãng ngũ trước Thượng Đế của họ sao?”. Các vị Sahabah y nói: Thưa Thiên sứ của Allah! Các Thiên thần đứng thành hàng ngũ như thế nào trước Thượng Đế của họ? Người e nói: “Họ hoàn tất các hàng đầu rồi đến các hàng tiếp theo” (Muslim).
Bởi lẽ, khi các hàng ngũ đứng sát nhau thật chỉnh tề thể hiện một sự đồng lòng và thống nhất của con tim. Vì vậy mà Nabi e nói:
« لاَ تَخْتَلِفُوا فَتَخْتَلِفَ قُلُوبُكُمْ » رواه أبو داود، النسائي ، ابن ماجة وأحمد.
“Các ngươi đừng đứng lệch nhau để rồi trái tim của các ngươi cũng lệch nhau.” (Abu Dawood, Annasa-i, Ibnu Ma-jah, và Ahmad).
« إِنَّ اللهَ لاَ يَنْظُرُ إِلىَ الصَّفِّ الأَعْوَجِ »
“Quả thật, Allah sẽ không nhìn vào hàng bị lệch”.
· Và một trong những điều không đúng là một số người đến Thánh đường trễ nhưng lại tìm cách cố tiến lên phía các hàng đầu hoặc cố chen vào để tìm khu vực của Thánh đường cũ. Và quả thật, có lần Nabi e nhìn thấy một người đàn ông làm vậy và lúc đó Người e đang thuyết giảng trên bục thuyết giảng, Người dừng lại và bảo người đàn ông đó:
« اجْلِسْ فَقَدْ آذَيْتَ وَآنَيْتَ » رواه أحمد وابن ماجة.
“Hãy ngồi xuống, bởi anh thật sự đã làm phiền và quấy nhiễu đến mọi người trong khi anh là người đến trễ”. (Ahmad và Ibnu Ma-jah).
· Và một trong những điều không đúng đó là ngồi ngay giữa lối đi trong Thánh đường trong khi vẫn còn chỗ trống và rộng rãi trong Thánh đường, bởi vì điều đó gây hại cho bản thân người đó và cho mọi người. Đối với mọi người thì quí vị đã gây cản trở và khó khăn cho họ đi vạo Thánh đường, trong khi Thiên sứ e đã nói:
« لاَ ضَرَرَ وَلاَ ضِرَارَ » رواه ابن ماجه وأحمد.
“Đừng tự hại mình và hại người khác.” (Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Và những gì quí vị nên giữ gìn bản thân mình trong Thánh đường là quí hãy biết tận dụng thời gian của quí vị vào tụng niệm, đọc xướng kinh Qur’an và ngồi nghe những buổi giảng đạo trong đó.
Cầu xin Allah hướng dẫn và phù hộ.
Khoảng Thời Gian Thăm Viếng Và Ân Phúc Của Lễ Nguyện Salah Tại Thánh Đường Nabawi
Chúng ta nên biết rằng việc thăm viếng không bị chói buộc bởi khoảng thời gian nhất định nào đó, dù lâu hay mau, dài hay ngắn, hoặc cũng không bị chói buộc bởi các số lần dâng lễ nguyện Salah dù ít hay nhiều. Quí vị chỉ cần đến dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at chào Thánh đường, rồi đi chào Salam Nabi e và hai vị Sahabah của Người, rồi sau đó Du-a điều tốt lành cho bản thân quí vị và cho toàn thể các anh em động đạo Muslim. Xong, nếu muốn thì quí vị rời đi rồi khi điều kiện thì quay lại, quí vị sẽ được ban ân phước mỗi khi làm điều đó.
Còn đối với ai có thể ở lại lâu hơn trong Madinah vì công việc hay mục đích nào đó, thì nên đến Thánh đường dâng lễ nguyện Salah bởi một lần dâng lễ nguyện Salah tại Thánh đường này sẽ được ân phước bằng ân phước của một ngàn lần dâng lễ nguyện tại các Thánh đường khác trừ Thánh đường Haram – Makkah. Lễ nguyện Salah ở đây bao gồm bắt buộc và Sunnah, theo quan điểm đúng đắn nhất của đại đa số Ulama.
Còn đối với quan điểm của Imam Abu Hani-fah ﷺ thì việc ân phước được nhân thêm chỉ đối với lễ nguyện Salah bắt buộc mà thôi, riêng lễ nguyện Salah Sunnah thì dâng lễ nguyện tại nhà của mình sẽ tốt hơn bởi Hadith sau:
«فَإِنَّ خَيْرَ صَلاَةِ الْمَرْءِ فِى بَيْتِهِ ، إِلاَّ الصَّلاَةَ الْمَكْتُوبَةَ » رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, lễ nguyện Salah tốt nhất của một người là ở tại nhà của y, ngoại trừ lễ nguyện Salah bắt buộc” (Albukhari, Muslim).
Còn đối với đại đa số học giả Ulama thì lễ nguyện Salah của người phụ nữ tại nhà của cô ta sẽ tốt hơn bất kỳ Thánh đường nào, bởi có một Hadith rằng có một người phụ nữ đến nói với Thiên sứ của Allah e: Quả thật, tôi thích dâng lễ nguyện Salah cùng với Người. Người nói e: “Quả thật, Ta biết rõ điều đó, những lễ nguyện Salah của cô ta tại Thánh đường dân làng của cô sẽ tốt hơn lễ nguyện Salah cùng với Ta, và lễ nguyện Salah của cô ta tại nhà của cô sẽ tốt hơn lễ nguyện Salah của cô ta tại Thánh đường của dân làng cô”. (Ahmad).
Và hãy biết rằng việc nhân lên cho lễ nguyện Salah một ngàn lần là nói về ân phước chứ không phải nói về số lượng. Do đó, nếu quí vị bỏ lỡ một số lễ nguyện Salah mà chỉ dâng lễ nguyện Salah có một lần, lễ nguyện Salah bắt buộc thì nó sẽ được nhân lên những lễ nguyện Salah mà bạn thiếu vẫn phải bị tính sổ.
Vấn đề bốn mươi lễ nguyện:
Quả thật, những Hadith được ghi nhận nói về ân phúc của bốn mươi lễ nguyện Salah tại Thánh đường Nabawi là chỉ muốn nói về các ân phúc của các việc làm, còn mỗi lần chúng ta dâng lễ nguyện thêm thì dĩ nhiên sẽ được ban thêm ân phước và công đức. Và các ân phước của các việc làm phụ thuộc vào điều kiện thuận tiện của từng người miễn sao không mâu thuẫn với những nghĩa vụ bắt buộc.
Trong Madinah ngoài Thánh đường Nabawi thiêng liêng thì còn nơi nào nên được thăm viếng nữa không?
Quả thật, mọi người đi hành hương Hajj đều mong được viếng thăm đến tất cả các di tích lịch sử của Madinah, những nơi có gắn liền sự kiện của Thiên sứ e.
Tuy nhiên, đa số người đã cố gắng hết sức để đi viếng thăm nhiều nơi và nghĩ rằng những cuộc viếng thăm đó thuộc lễ nghi viếng thăm Thánh đường Nabawi và chào Salam Thiên sứ của Allah e.
Nếu chúng ta trở lại với lịch sử của thành phố để đánh giá rằng nó đã từng có sự liên kết gì đó với Thiên sứ của Allah e thì không một ai trong chúng ta có thể khẳng định chính xác ngoại trừ chỉ là những thông tin.
Và các vị Sahabah cũng như các vị Tabieen (những người sau Sahabah) không hề theo tất cả những điều đó ngoại trừ những gì đến từ Thiên sứ e rằng Người đã từng đến thăm nơi đó, hoặc có lời di huấn của Người e, thì sẽ không vấn đề gì nếu chúng ta đến đó thăm viếng nếu như có thời gian rộng rãi.
Sau đây là một số nơi mà chúng ta nên đến thăm viếng nếu như có thời gian:
Thánh đường Quba’: nằm ở phía Nam của Madinah.
Nơi chôn cất của những người tử trận Shuhada’ Uhud: nằm ở phía Bắc của Madinah.
Khu nghĩa trang Albaqia: nằm ở phía Đông của Madinah.
Ba địa điểm trên đây là những nơi đích thực được Nabi e đến viếng thăm và được tất cả những người Muslim đồng thuận cho rằng nó được qui định trong giáo luật.
Còn đối với những địa điểm di tích lịch sử khác ngoài ba địa điểm trên thì đích thực không được ghi nhận chính xác là Người e từng đến thăm viếng hay có lời di huấn viếng thăm, tiêu biểu như nơi xảy ra trận chiến Ahzab, các nơi giao tranh giữa bộ tộc Quraizhah, và Thánh đường Ghama-mah...
d f
Thánh Đường Quba’
Một trong những địa điểm mang chứng tích quan trọng tại Madinah Munawwarah sau Thánh đường Nabawi là Thánh đường Quba’. Đó là Thánh đường đã được truyền xuống lời mặc khải về nó. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ لَّمَسۡجِدٌ أُسِّسَ عَلَى ٱلتَّقۡوَىٰ مِنۡ أَوَّلِ يَوۡمٍ أَحَقُّ أَن تَقُومَ فِيهِۚ فِيهِ رِجَالٞ يُحِبُّونَ أَن يَتَطَهَّرُواْۚ وَٱللَّهُ يُحِبُّ ٱلۡمُطَّهِّرِينَ ١٠٨ ﴾ [سورة التوبة: 108]
{Chắc chắn Thánh đường đã được xây dựng vào ngày đầu tiên (tại Quba’) với lòng ngay chính sợ Allah mới là nơi xứng đáng cho Ngươi đứng dâng lễ nguyện Salah trong đó. Trong đó, có người yêu thích việc thanh sạch bản thân. Bởi vì Allah yêu thương những người thanh khiết.} (Chương 9 – Attawbah, câu 108).
Thánh đường này là Thánh đường được xây vào ngày đầu tiên khi Thiên sứ của Allah e dời cư từ Makkah đến Madinah. Khi Người e đến Madinah thì nơi đầu tiên Người đặt chân là Quba’, và đó nhằm vào ngày thứ hai, Người đã ở lại đó cho đến ngày thứ sáu, trong thời gian đó Người đã xây Thánh đường này.
Và quả thật, Người cũng có sự tham gia vào hai Thanh đường linh thiêng (Thánh đường Alharam – Makkah và Thánh đường Nabawi – Madinah) trong việc lựa chọn và chỉ định xây dựng nó. Và cũng như thế Thánh đường Alharam cũng được Allah phán bảo:
﴿ وَإِذۡ بَوَّأۡنَا لِإِبۡرَٰهِيمَ مَكَانَ ٱلۡبَيۡتِ ﴾ [سورة الحج: 26]
{Và (hãy nhớ) khi TA (Allah) chỉ định cho Ibrahim địa điểm xây dựng Ngôi đền (Ka’bah).} (Chương 22 – Alhajj, câu 26).
Còn Thánh đường Nabawi là do con lạc đà của Người e dừng chân, tất cả các cư dân của mỗi làng đều mời gọi Người dừng chân ở chỗ họ, Người nói: Hãy để mặc nó (lạc đà) bởi quả thật nó đã nhận được lệnh, cho đến khi con lạc đà quì xuống chỗ Thánh đường thì Người e bảo: “Đây chính là ngôi nhà, insha-Allah”.
Tương tự, Thánh đường Quba’ cũng thế, khi Người e muốn xây Thánh đường, Người e bảo một người trong những người đang có mặt leo lên lưng con lạc đà của Người và nới lỏng dây cương, rồi Người e nói: Các người hãy vẽ lại đường đi của nó, đó là phạm vi của Thánh đường. Sau đó, Người e ra lệnh cho xây Thánh đường, Người cùng tham gia với họ trong việc xây cất giống như Người đã cùng tham gia với mọi người xây cất Thánh đường của Người ở Madinah.
Và quả thật, Thánh đường Quba’ có mang lại nhiều ân phúc, trong Hadith do Tirmizhi ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e có nói:
« الصَّلاَةُ فِى مَسْجِدِ قُبَاءٍ كَعُمْرَةٍ » رواه الترمذي.
“Dâng lễ nguyện Salah trong Thánh đường Quba’ giống như đi hành hương Umrah.” (Tirmizhi).
Ibnu Ma-jah và Ibnu Shibah ghi lại Hadith với đường dẫn truyền tốt rằng, ông Sahl bin Hunaif thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:
« مَنْ تَطَهَّرَ فِى بَيْتِهِ ثُمَّ أَتَى مَسْجِدَ قُبَاءٍ فَصَلَّى فِيهِ صَلاَةً كَانَ لَهُ كَأَجْرِ عُمْرَةٍ »
“Ai tẩy sạch thân thể (tắm hoặc lấy Wudu) tại nhà rồi đi đến Thánh đường Quba’ dâng lễ nguyện Salah ở đó một lễ nguyện Salah thì sẽ được ban ân phước như ân phước đi hành hương Umrah.” (Ibnu Ma-jah).
Do đó, người nào mong mỏi những điều phúc lành thì dĩ nhiên sẽ không để bản thân mình mất đi cơ hội đó. Và nếu suy ngẫm về lịch sử của Thánh đường này, tìm hiểu về những sự kiện tiểu sử của Nabi e thì chúng ta sẽ thấy rằng quả thật Thánh đường này biểu hiện một sự triển vọng trong việc tuyên truyền Islam đi khắp mọi nơi sau một thời gian Islam đã bị mắc kẹt tại Makkah, và nó cũng biểu hiện một thực tế về thành tựu của việc truyền bá Islam. Và đó là ý tưởng đầu tiên để gắn kết tình hữu nghị giữa những người Muhajir (dời cư từ Makkah đến Madinah) đến thiết lập xứ sở Islam mới với những người đã san sẻ quê hương của họ bằng cả đức tin Iman trong trái tim, họ chân thành yêu mến những ai dời cứ đến xứ sở của họ.
Và quả thật, Nabi e thường đến Thánh đường này vào mỗi ngày thứ bảy, đi bộ hoặc cưỡi, và dĩ nhiên ngày thứ bảy không phải là ngày đặc biệt gì cả, nhưng vì Người thường đi thăm các cô cậu của Người thuộc bộ tộc Annajjar vào ngày thứ sáu nên mỗi khi thăm xong thì Người sẳn tiện ghé thăm Thánh đường. Và người đi thăm viếng Thánh đường Quba’ nên đi vào những giờ có thể dâng lễ nguyện Salah Sunnah (khuyến khích) hoặc vào giờ lễ nguyện Salah bắt buộc.
Nên tránh đến đó vào các giờ cấm, đặc biệt là vào lúc mặt trời mọc, hoặc lúc mặt trời đứng bóng, hoặc khoảng giữa lễ nguyện Salah Fajr và mặt trời mọc hoặc khoảng giữa giờ Asr cho đến khi mặt trời lặn, bởi đó là các giờ bị cấm. Và đây là quan điểm của ba vị Imam Abu Hi-fah, Malik, và Ahman Hambal, chỉ riêng Imam Shafi-y thì cho phép thực hiện các lễ nguyện Sunnah ngay cả trong các giờ cấm nếu có lý do.
d f
Thăm viếng khu mộ Albaqia và chào Salam, Du-a cho những người trong mộ
Khu mộ Albaqia là nơi chôn cất của cư dân Madinah từ thời của Nabi e, gia quyến của Người và nhiều vị Sahabah của Người đều được yên nghỉ nơi đây, có hơn hai trăm Sahabah được chôn cất ở trong đó, ngoài ra trong đó còn có nhiều vị Tabieen (những người tiếp sau Sahabah), các Ulama, cùng nhiều vị tử trận Shaheed.
Và quả thật, đã có nhiều Hadith xác thực nói về hồng phúc về khu mộ đó và hồng phúc của việc viếng thăm nó và chào Salam, Du-a cho những người được chôn cất nơi đó, tiêu biểu như rằng đó là khu mộ sẽ là khu mộ đầu tiên mà người trong đó được trở dậy khỏi đất vào Ngày Phục sinh. Và Nabi e đã thường đến thăm nó và Người e đã chào Salam và Du-a cho những người trong mộ nơi đó. Và Người e nói: “Đại Thiên thần Jibril đến và bảo Ta đi thăm khu mộ Albaqia”. Và trong Sahih Muslim ghi lại, bà A’ishah i thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói rằng Đại Thiên thần Jibril u đến và bảo Ta:
« إِنَّ رَبَّكَ يَأْمُرُكَ أَنْ تَأْتِىَ أَهْلَ الْبَقِيعِ فَتَسْتَغْفِرَ لَهُمْ »
“Quả thật, Thượng đế của Ngươi ra lệnh cho Ngươi phải đến khu mộ Albaqia để cầu xin tha thứ tội lỗi cho những người nơi đó”.
Và trong lời dẫn của Malik trong “Muwatta” ghi rằng bà A’ishah i thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:
« إِنِّيْ بُعِثْتُ لِأَهْلِ الْبَقِيْعِ لِأُصَلِّيْ عَلَيْهِمْ »
“Quả thật, Ta được cử đi thăm những người trong mộ Albaqia để cầu nguyện cho họ”.
Và Nabi e cũng có nói:
« مَنِ اسْتَطَاعَ أَنْ يَمُوتَ بِالْمَدِينَةِ فَلْيَمُتْ بِهَا فَإِنِّى أَشْفَعُ لِمَنْ يَمُوتُ بِهَا » رواه الترمذي وأحمد.
“Ai có thể chết tại Madinah thì hãy chết ở đó bởi quả thật TA sẽ cầu xin ân xá cho ai chết ở đó”. (Tirmizhi, Ahmad).
Còn các Hadith chung chung nói về việc viếng thăm mộ thì có rất nhiều, và việc viếng thắm yêu cầu tín đồ Muslim phải biết giữ lễ nghĩa và cung cách của nó. Khi đến khu mộ Albaqia hoặc bất kỳ khu mộ nào của những người Muslim trên thới giới này thì chúng ta hãy chào Salam đến họ và Du-a cho họ. Một Hadith ghi rằng, ông Abu Huroiroh t thuật lại, Thiên sứ của Allah e đến khu mộ và nói:
« السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ دَارَ قَوْمٍ مُؤْمِنِينَ وَإِنَّا إِنْ شَاءَ اللهُ بِكُمْ لاَحِقُونَ » رواه مسلم.
Assalamualaykum da-ro qawmin mu’minin wa inna insha-Allah bikum la-hiqun.
“Chào Salam đến các người, nơi yên nghỉ của những người có đức tin, và insha-Allah chúng tôi sẽ gặp lại các người”. (Muslim).
Còn trong lời dẫn của Ahmad có phần bổ sung theo lời thuật của bà A’ishah i:
« اللهُمَّ لاَ تَحْرِمْنَا أَجْرَهُمْ وَلاَ تَفْتِنَّا بَعْدَهُمْ »
Ollo-humma la tahrimna ajrahum wa la taftinna ba’dahum.
“Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng ngăn cấm chúng con về ân phước của họ và xin Ngài đừng thử thách chúng con sau họ”.
Và Nabi e đã dạy các vị Sahabah của Người cách chào Salam đến những người trong mộ rằng họ nên nói:
« السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ أَهْلَ الدِّيَارِ مِنَ الْمُؤْمِنِينَ وَالْمُسْلِمِينَ وَإِنَّا إِنْ شَاءَ اللهُ بِكُمْ لاَحِقُونَ أَسْأَلُ اللهَ الْعَافِيَةَ لَنَا وَلَكُمْ » رواه مسلم.
Assalamualaykum ahladdiyar minal mu’minin wal muslimin, wa inna insha-Allah bikum la-hiqun, as-alullo-ha al’afiyah lana va lakum.
“Chào Salam đến mọi người trong mộ từ những người có đưc tin và những người Musim, quả thật chúng tôi insha-Allah sẽ gặp lại các người, chúng tôi cầu xin Allah ban sự phúc lành cho tất cả chúng ta” (Muslim).
Và Nabi e thường nói:
« اللَّهُمَّ اغْفِرْ لأَهْلِ بَقِيعِ الْغَرْقَدِ » رواه مسلم.
Ollo-hummaghfir li ahli Baqia algharqad.
“Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho những người đang yên nghỉ nơi Baqia algharqad” (Muslim).
Một số lời chào Salam cụ thể:
Khi quí vị vào khu mộ Albaqia và quí vị biết rõ mộ của người cụ thể nào đó thì quí vị hãy chào Salam xưng rõ tên của người đó. Như các bà vợ của Nabi e hoặc các con gái của Người, hoặc mộ của Uthman bin Affan, hoặc Malik bin Anas, hoặc những ai khác thuộc gia quyến của Người cũng như các vị Sahabah nói chúng hoặc những ai thời sau ho, ngay cả những ai trong thời hiện tại của chúng ta. Quí vị hãy xưng tên của người đó và Du-a cho y, bởi dựa theo Hadith do Ibnu Abbas t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:
« مَا مِنْ أَحَدٍ يَمُرُّ بِقَبْرِ أَخِيْهِ المُؤمِنِ كَانَ يَعْرِفُهُ فَيُسَلِّمُ عَلَيْهِ إِلاَّ عَرَفَهُ وَرَدَّ عَلَيْهِ السَّلاَمَ » جامع الأحاديث.
“Không một người nào đi ngang qua mộ của người anh em đồng đạo của y rồi y biết người đó và chào Salam đến người đó thì người đó sẽ đáp lại lời chào Salam của y” (Tổng hợp của các Hadith).
Những điều cấm trong thăm viếng:
Một trong những điều cấm trong thăm viếng là đạp lên mộ hoặc ngồi lên đó, nếu quí vị có thể cởi giày, dép ra thì tốt hơn, bởi Hadith:
« لأَنْ يَجْلِسَ أَحَدُكُمْ عَلَى جَمْرَةٍ فَتُحْرِقَ ثِيَابَهُ فَتَخْلُصَ إِلَى جِلْدِهِ خَيْرٌ لَهُ مِنْ أَنْ يَجْلِسَ عَلَى قَبْرٍ » رواه مسلم.
“Quả thật, ai đó trong các người ngồi trên đống than hồng đến cháy cả quần áo và làm bỏng hết da thịt còn tốt hơn việc y ngồi lên mộ” (Muslim).
Và những điều cấm nghiêm trọng nữa đó là làm ồn ào bởi chuyện thế tục, không bận tâm rằng mình sẽ phải từ giã cõi đời này, hoặc nhặt lấy đất từ ngôi mộ hoặc sờ chạm vào mộ hoặc những gì khác tương tự.
Những điều liên quan đến việc thăm viếng mộ của phụ nữ:
Có Hadith nghiêm cấm việc thăm viếng đối với phụ nữ, như lời di huấn của Thiên sứ e:
« لَعَنَ اللهُ زَائِرَاتِ الْقُبُورِ » صحيح ابن حبان.
“Allah nguyền rủa những phụ nữ thăm viếng các mộ” (Sahih Ibnu Hibban).
Và lại có một Hadith khác trả lời:
« كُنْت نَهَيْتُكُمْ عَنْ زِيَارَةِ الْقُبُورِ فَزُورُوهَا فَإِنَّهَا تُذَكِّرُ الْآخِرَةَ وَتُزَهِّدُ فِي الدُّنْيَا » رواه مسلم و الترمذي وابن ماجه.
“Ta đã từng cấm các ngươi thăm viếng mộ, giờ các ngươi hãy đi thăm mộ bởi nó sẽ nhắc các ngươi nhớ đến Đời Sau và bớt bận rộn với cõi trần” (Muslim, Tirmizhi, và Ibnu Ma-jah).
Các Ulama đã có sự bất đồng nhau về việc viếng thăm mộ của phụ nữ. Có người cấm vì dựa theo Hadith nói rằng Allah nguyền rủa, một số khác thì cho phép vì dựa theo Hadith cho phép bởi nếu nhìn vào Hadith nguyền rủa thì thấy chỉ cấm phụ nữ, còn trong Hadith cho phép thì từ “các ngươi” bao hàm cả đàn ông và phụ nữ. Họ còn dẫn chứng các Hadith khác nữa, như họ đã dẫn chứng Hadith qua lời thuật của bà A’ishah được nói ở phần trên rằng Thiên sứ của Allah đã nói: “Đại Thiên thần Jibril đến ...”. Tôi nói: Vậy em sẽ nói gì nếu em đi thăm viếng mộ. Người e bảo: Nàng hãy nói:
« السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ أَهْلَ الدِّيَارِ مِنَ الْمُؤْمِنِينَ وَالْمُسْلِمِينَ يَرْحَمُ اللهُ المُسْتَقْدِمِيْنَ مِنَّا وَالمُسْتَأْخِرِيْنَ، وَإِنَّا إِنْ شَاءَ اللهُ بِكُمْ لاَحِقُونَ أَسْأَلُ اللهَ الْعَافِيَةَ لَنَا وَلَكُمْ » رواه مسلم والنسائي.
Assalamualaykum ahladdiyar minal mu’minin wal muslimin, yarhamullo-hul mustaqdimin minna wal musta’khirin, wa inna insha-Allah bikum la-hiqun, as-alullo-ha al’afiyah lana va lakum.
“Chào Salam đến mọi người trong mộ từ những người có đưc tin và những người Musim, cầu xin Allah thương xót những người đi trước và những người đi sau, quả thật chúng tôi insha-Allah sẽ gặp lại các người, chúng tôi cầu xin Allah ban sự phúc lành cho tất cả chúng ta” (Muslim, Annasa-i).
Tuy nhiên, tất cả các Ulama đều đồng thuận với nhau rằng nếu người phụ nữ đi trên đường ngang qua mộ thì cô ta hãy chào Salam đến những người trong mộ và cầu xin Allah tha thứ tội lỗi cho họ.
Do đó, quả thật phụ nữ không được phép vào khu mộ Al-baqia nhưng họ được phép chào Salam từ phía bên ngoài hàng rào.
Và chúng hãy biết rằng, khi chúng ta đến cổng Al-baqia và chào Salam chung đến toàn thể những người trong mộ, Du-a và cầu xin Allah tha thứ tội lỗi cho họ một cách chung chung là đã được ban phước, còn nếu như chúng ta vào trong và chào Salam đến từng người mà chúng ta biết mộ của họ thì cũng không vấn đề gì, miễn sao chúng ta cảm thấy thuận tiện là được.
Quí vị hãy nên Chào Salam và Du-a theo Sunnah mà Nabi đã chỉ dạy và hướng dẫn.
d f
Shuhada Uhud (Nơi chôn cất của những người tử trận vì con đường chính nghĩa của Allah
Những người được chôn cất ở đó là những người đã tử trận trong trận đại chiến Uhud – cầu xin Allah hài lòng về họ. Trận chiến Uhud xảy ra vào tháng Shawwal năm thứ ba kể từ cuộc dời cư Hijrah. Trận chiến này đã đáp trả lại những người thờ đa thần những gì mà những người Muslim phải gánh chịu trong trận chiến Badr, và sau đó những người Quraish đã đến kết nối liên minh với Madinah.
Và thông tin về trận chiến này rất dài, quả thật chúng tôi đã có trình bày chi tiết trong chủ đề khác. Còn ở đây, cái quan trọng mà chúng tôi muốn nói là những người tử trận trong trận chiến này đã hy sinh tính mạng của họ để đưa cao lời phán của Allah cũng như để bảo vệ và duy trì tôn giáo của Ngài, ủng hộ Thiên sứ của Allah e chống lại kẻ thù để bành trướng và mở rộng Islam, tôn giáo chân lý của Allah, Đấng Tối Cao. Việc họ hy sinh của họ là một hồng phúc to lớn và chúng ta, những người có đức tin phải yêu thương và nghĩ đến họ. Việc làm tối thiểu nhất mà chúng ta có thể làm để thể hiện tình đồng đạo với họ là chúng ta hãy chào Salam đến họ và Du-a cho họ.
Và quả thật, Nabi thường đến viếng thăm họ sau cuộc chiến, Người cầu nguyện cho họ, cầu xin Allah tha thứ cho họ. Và Abu Bakr, Umar, Uthman, Ali, Mu-awiyah đều đến thăm viếng họ, và cứ như thế tất cả những tín đồ Muslim của ngày hôm nay.
Cách chào Salam đến họ:
Trong Sahih Bukhari có ghi lại rằng Nabi e đã đến thăm viếng họ sau cuộc chiến khoảng tám năm, Người đã cầu nguyện cho họ.
Và trong bộ Hadith của Albayhaqi có ghi nhận rằng Nabi e đã đến viếng thăm họ và nói:
« اللهُمَّ إِنَّ عَبْدَكَ وَنَبِيَّكَ يَشْهَدُ أَنَّ هَؤُلاَء شُهَدَاءُ وَأَنَّهُمْ مَنْ زَارَهُمْ أَوْ سَلَّمَ عَلَيْهِمْ إِلىَ يَوْمِ الْقِيَامَةِ رَدُّوا عَلَيْهِ السّلامَ »
“Lạy Thượng Đế, quả thật người bề tôi của Ngài và vị Nabi của Ngài xin chứng nhận rằng những người này là những người tử trận vì con đường chính nghĩa của Ngài, và quả thật ai đến thăm viếng họ hoặc chào Salam đến họ cho đến ngày Sau thì họ sẽ được đáp lại lời chào Salam”.
Và khi đến thăm họ, thì Nabi e thường chào Salam:
« سَلاَمٌ عَلَيْكُمْ بِمَا صَبَرْتُمْ فَنِعْمَ عُقْبَى الدَّارِ » رواه أحمد.
Salamualaykum bima sobartum fani’ma uqbad dar.
“Cầu xin bằng an đến các người bởi những gì các người đã kiên nhẫn chịu đựng, và cầu xin Allah ban cho các người một nơi ở cuối cùng tốt đẹp và hạnh phúc nhất” (Ahmad).
Và khi Ma’wiyah đến thăm viếng họ thì ông đã có lời bổ sung thêm, ông nói rằng khi Thiên sứ của Allah e đến thắm, Người đã nói:
« سَلاَمٌ عَلَيْكُمْ بِمَا صَبَرْتُمْ فَنِعْمَ عُقْبَى الدَّارِ فَنِعْمَ أَجْرُ الْعَامِلِيْنَ » رواه أحمد.
Salamualaykum bima sobartum fani’ma uqbad dar, fani’ma ajrul-amilin.
“Cầu xin bằng an đến các người bởi những gì các người đã kiên nhẫn chịu đựng, và cầu xin Allah ban cho các người một nơi ở cuối cùng tốt đẹp và hạnh phúc nhất, phần thưởng tốt đẹp nhất dành cho những người thi hành ngoan đạo”.
Và có Hadith nói rằng Nabi e đã đứng ngay mộ của Mus’ab bin Umair và đọc lời Kinh:
﴿ مِّنَ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ رِجَالٞ صَدَقُواْ مَا عَٰهَدُواْ ٱللَّهَ عَلَيۡهِۖ فَمِنۡهُم مَّن قَضَىٰ نَحۡبَهُۥ وَمِنۡهُم مَّن يَنتَظِرُۖ وَمَا بَدَّلُواْ تَبۡدِيلٗا ٢٣ ﴾ [سورة الأحزاب: 23]
{Và trong số những người có đức tin, có những người giữ đúng lời giao ước của mình với Allah. Bởi thế trong họ, có người đã hoàn tất lời thề (bằng sự tử đạo) và có người còn chờ (đến phiên của họ) và họ đã không thay đổi (lời giao ước) một chút nào.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 23).
Và trong sự ghi nhận của Abu Dawood rằng Nabi e đã nói với các vị Sahabah của Người:
« لَمَّا أُصِيبَ إِخْوَانُكُمْ بِأُحُدٍ جَعَلَ اللهُ أَرْوَاحَهُمْ فِى جَوْفِ طَيْرٍ خُضْرٍ تَرِدُ أَنْهَارَ الْجَنَّةِ تَأْكُلُ مِنْ ثِمَارِهَا وَتَأْوِى إِلَى قَنَادِيلَ مِنْ ذَهَبٍ مُعَلَّقَةٍ فِى ظِلِّ الْعَرْشِ فَلَمَّا وَجَدُوا طِيبَ مَأْكَلِهِمْ وَمَشْرَبِهِمْ وَمَقِيلِهِمْ قَالُوا : مَنْ يُبَلِّغُ إِخْوَانَنَا عَنَّا أَنَّا أَحْيَاءٌ فِى الْجَنَّةِ نُرْزَقُ لِئَلاَّ يَزْهَدُوا فِى الْجِهَادِ وَلاَ يَنْكُلُوا عِنْدَ الْحَرْبِ فَقَالَ اللهُ سُبْحَانَهُ : أَنَا أُبَلِّغُهُمْ عَنْكُمْ. قَالَ : فَأَنْزَلَ اللهُ ﴿ وَلَا تَحۡسَبَنَّ ٱلَّذِينَ قُتِلُواْ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ أَمۡوَٰتَۢاۚ بَلۡ أَحۡيَآءٌ عِندَ رَبِّهِمۡ يُرۡزَقُونَ ١٦٩ فَرِحِينَ بِمَآ ءَاتَىٰهُمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦ وَيَسۡتَبۡشِرُونَ بِٱلَّذِينَ لَمۡ يَلۡحَقُواْ بِهِم مِّنۡ خَلۡفِهِمۡ أَلَّا خَوۡفٌ عَلَيۡهِمۡ وَلَا هُمۡ يَحۡزَنُونَ ١٧٠ ﴾ [سورة آل عمران: 169، 170] » رواه أبو داود.
“Quả thật, khi mà các anh em đồng đạo của các người đã chịu đựng những gì ở trận chiến Uhud, Allah làm cho các linh hồn của họ thành những chú chim màu xanh và cho chúng bay trên các con sông nơi Thiên đàng, chúng sẽ ăn những trái quả nơi đó và nghỉ ngơi ở các tổ của chúng được làm bằng vàng treo dưới bóng mát của chiếc Ngai vương của Allah. Rồi khi họ nhìn thấy những điều tốt đẹp về thức ăn, thức uống và cuộc sống của họ nơi đó, họ nói: Ai truyền tin, nhắn gởi đến anh em đồng đạo của chúng ta rằng chúng ta đang sống nơi Thiên Đàng, chúng ta được ban cấp nhiều bổng lộc để họ cố gắng trong Jihad và sẽ không ngừng chiến đấu. Thế là Allah phán: TA sẽ truyền tin và nhắn đến họ cho các ngươi. Vậy là Ngài mặc khải xuống câu kinh: {Và chớ nghĩ rằng những ai hy sinh vì chính nghĩa của Allah đã chết, mà thật ra họ vẫn sống ở nơi Thượng Đế của họ và được cung dưỡng đầy đủ. Họ vui hưởng thiên lộc mà Allah đã ban cấp. Họ báo tin vui cho những ai còn ở lại sau chưa nhập đoàn chung với họ rằng những người tử đạo sẽ không lo sợ cũng sẽ không buồn phiền.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 169, 170)” (Abu Dawood).
Và chú của Thiên sứ của Allah, Hamzah t cũng là một trong những người Shaheed (tử trận) ở đây, và vị trí mộ của ông cũng được biết rõ. Và dân Madinah đã chứng kiến được sự thật mà câu kinh đã phán rằng những người đã hy sinh vì chính đạo của Allah vẫn sống. Qua bốn mươi năm sau trận chiến Uhud, có một trận mưa lớn làm trôi đất của một số mộ của những người đã hy sinh, xác của họ nhô lên, xác của họ thự sự vẫn còn nguyên vẹn như cũ như thể là họ mới được chôn vào ngay hôm qua mà thôi, xác của họ không có một tí gì thay đổi cả, người ta đã mang xác của họ lên gò đất cao hơn và chôn cất họ lại cho đến bây giờ, cầu xin Allah hài lòng về họ.
d f
Thánh đường Qiblatain (Thánh đường hai Qiblah)
Người ta gọi Thánh đường Qiblatain (hai Qibah) bởi sự kiện một cuộc lễ nguyện Salah tập thể bắt buộc được hướng sang hai Qiblah, một nửa của cuộc lễ nguyện Salah hướng sang ngôi đền Maqdis – Jerusalem và một nửa còn lại hướng sang ngôi đền Ka’bah.
Như đã biết rằng Nabi e lúc ban đầu khi nhận được nghĩa vụ dâng lễ nguyện Salah thì Người dâng lễ nguyện ở Makkah hướng mặt về Ka’bah và Người đứng cũng cùng hướng với ngôi đền Maqdis – Jerusalem tức Ka’bah nằm giữa Người và Maqdis. Rồi khi Người dời cư đến Madinah thì Người dâng lễ nguyện Salah hướng về ngôi đền Maqdis – Jerusalem trong thời gian khoảng mười sáu tháng, có lẽ mục đích là để gây thiện cảm với những người Do thái, cũng giống như Người e đã nhịn chay vào ngày Ashura, những người Do thái thường nhịn chay vào ngày này và họ nói: Đó là ngày mà Allah đã cứu Nabi Musa (Moses) u thoát khỏi sự truy đuổi của Fir’aun (Pharaon). Nabi Musa u đã nhịn chay vào ngày hôm đó để tri ân và tạ ơn Allah đã cứu Người cho nên họ nhịn chay theo Người. Nabi e nói với họ: “Chúng tôi yêu quí Nabi Musa u hơn các người”, vậy là Người nhịn chay ngày hôm đó và ra lệnh cho mọi người nhịn chay.
Và quả thật, việc Nabi e dâng lễ nguyện Salah hướng về ngôi đền Maqdis – Jerusalem nói lên rằng đây không phải điều mới mẻ đối với những vị Thiên sứ trước đây, mà đó là đường lối Sứ mạng được Allah cử phái các Thiên sứ của Ngài trong các cộng đồng trước Người. Tuy nhiên, những người Do thái lại suy luận theo hướng ngược lại. Họ nói nếu tôn giáo của chúng ta không phải chân lý thì chắc chắn Muhammad sẽ không hướng đến Qiblah của chúng ta. Và lúc đó, thật sự Nabi e đã dâng lễ nguyện Salah hướng sang Qiblah của họ, và Người e đang chờ đợi Allah chuyển hướng sang hướng khác. Người e đã ngước lên trời rất lâu cầu xin Allah cho đến khi Allah mặc khải xuống câu Kinh:
﴿ قَدۡ نَرَىٰ تَقَلُّبَ وَجۡهِكَ فِي ٱلسَّمَآءِۖ فَلَنُوَلِّيَنَّكَ قِبۡلَةٗ تَرۡضَىٰهَاۚ فَوَلِّ وَجۡهَكَ شَطۡرَ ٱلۡمَسۡجِدِ ٱلۡحَرَامِۚ وَحَيۡثُ مَا كُنتُمۡ فَوَلُّواْ وُجُوهَكُمۡ شَطۡرَهُۥۗ وَإِنَّ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ لَيَعۡلَمُونَ أَنَّهُ ٱلۡحَقُّ مِن رَّبِّهِمۡۗ وَمَا ٱللَّهُ بِغَٰفِلٍ عَمَّا يَعۡمَلُونَ ١٤٤ ﴾ [سورة البقرة: 144]
{Quả thật, TA (Allah) đã thấy Ngươi (Muhammad) ngước mặt trên trời (cầu xin Chỉ đạo). Bởi thế, TA (Allah) hướng Ngươi về phía Qiblah làm cho Ngươi hài lòng. Do đó, hãy quay mặt của Ngươi hướng về Thánh đường Al-Haram (Makkah). Và ở bất cứ nơi nào, các ngươi hãy quay mặt về phía đó (để dâng lễ nguyện Salah). Và quả thật, những ai đã được ban cho Kinh sách đều biết rằng đó là sự Thật do Thượng Đế của họ ban xuống. Và Allah không làm ngơ trước những điều họ làm.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 144).
Thế là Nabi e đã chuyến hướng sang ngôi đền Ka’bah.
Có nhiều lời dẫn truyền khác nhau về: Sự chuyến hướng được thực hiện vào giờ lễ nguyện Salah nào? Có phải sự chuyển hướng được thực hiện ngay trong lễ nguyện Salah không hay ngưng lễ nguyện Salah đó để thực hiện lại lễ nguyện Salah mới, và nó được thực hiện trong Thánh đường nào?
Trong ghi nhận của Bukhari thì không có nói cụ thể thánh đường nào, cũng không chỉ rõ cụ thể lễ nguyện Salah của giờ nào, còn những ghi nhận khác thì có lời dẫn nói rằng câu Kinh này được mặc khải xuống cho Người e vào ban đêm, rồi Người đã dâng lễ nguyện Salah Fajr của ngày hôm đó ở tại Thánh đường của Người hướng sang Ka’bah, lúc đó có một người thuộc những người đã cùng dâng lễ nguyện Salah với Người trong buổi Fajr đó đi ngang qua một nhóm người đang dâng lễ nguyện Salah Zuhur tại Quba’, họ dâng lễ nguyện Salah hướng về ngôi đền Maqdis như thường lệ, thế là người đàn ông này thông báo với họ về lời câu kinh mặc khải xuống và Nabi đã đổi hướng sang Thánh đường Al-Haram – Makkah, thế là những người đang dâng lễ nguyện Salah cùng quay người sang hướng Ka’bah và tiếp tục hoàn tất lễ nguyện Salah còn lại của họ.
Có lời dẫn khác thì nói cuộc lễ nguyện Salah là Asr tại Thánh đường Bani Sulaim mà ngày hôm này được gọi Thánh đường Qiblatain (Thánh đường hai Qiblah).
Và trong một lời dẫn rằng Nabi e đến thăm Ummu Bashar bin Albarra tại xóm Bani Salmah, họ đã tiếp đãi Người thức ăn và khi đến giờ dâng lễ nguyện Salah Zuhur, Người đã làm Imam dẫn lễ nguyện Salah cùng với họ hai Rak-at, sau đó Người ra lệnh cho quay mặt ra sau hướng về phia Ka’bah.
Còn trong lời thuật của Rafia bin Khudaij: Có một người truyền tin đến khi chúng tôi đang ở xóm của Bani Abdul Ash-hal, y nói: Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã được lệnh dâng lễ nguyện Salah hướng mặt về phía Ka’bah. Thế là, vị Imam của chúng tôi quay mặt hướng sang Ka’bah và chúng tôi quay mặt đi cùng với Imam.
Còn trong lời thuật của Thuwailah con gái ông Aslam: Tôi đã dâng lễ nguyện Salah Zhuhur và Asr tại Thánh đường Bani Harithah, chúng tôi đã hướng mặt về Iliya (phía ngôi đền Maqdis – Jerusalem), chúng tôi đã dâng lễ nguyện Salah được hai Rak-at, rồi có tin báo rằng Nabi đã hướng mặt về phía ngôi đền Ka’bah, thế là phụ nữ quay hướng sang phía đàn ông và đàn ông quay sang phía phụ nữ và chúng tôi tiếp tục dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at còn lại, hướng mặt về phía ngôi đền Ka’bah.
Có vẻ như các lời dẫn truyền về sự kiện này dường như có sự mâu thuẫn, nhưng thực tế tất cả các lời dẫn truyền đều xác thực, bởi lẽ sự kiện đổi hướng Qiblah là điều thực tế xảy ra đối với toàn thể. Tuy nhiên, khi lệnh đổi hướng được mặc khải xuống, thì dĩ nhiên thông tin không được truyền đi đến tất cả các bộ tộc của người dân Ansar trong một thời điểm duy nhất, và các nơi nhận được thông tin trước tiên là một số Thánh đường do những người nghe được thông tin truyền đạt lại. Do đó, người nào nhận được thông tin không phải trong giờ lễ nguyện Salah thì họ sẽ bắt đầu dâng lễ hướng về Ka’bah trong lễ nguyện sắp đến, còn người nào nhận được thông tin trong lúc đang dâng lễ nguyện Salah thì họ lập tức quay mặt đổi hướng sang Ka’bah ngay trong lễ nguyện Salah. Và sự việc này lặp đi lặp lại tại nhiều Thánh đường: Thánh đường Bani Harithah, Thánh đường Quba’, Thánh đường Bani Abdul Ashhal và Thánh đường Bani Sulaim. Nhưng Thánh đường Bani Sulaim lại được biết đến nhiều hơn, nguyên nhân có thể là đo lời dẫn truyền về sự dâng lễ nguyện Salah của Nabi e tại đó rằng Người đã đổi hướng Qiblah ngay trong lúc Người đang dẫn lễ nguyện Salah Zhuhur, hai Rak-at đầu Người hướng mặt về phía Maqdis – Jerusalem và hai Rak-at sau Người đổi hướng sang phía ngôi đến Ka’bah – Alharam, trong khi các Thánh đường còn lại không có lời dẫn truyền rằng Người e đã đổi hướng Qiblah ngay trong lễ nguyện Salah.
Và việc quan trọng cho chúng ta rút kết bài học về vấn đề này là chúng ta phải luôn nhanh chóng thực thi mệnh lệnh, việc đổi hướng được phép làm trong lúc đang dâng lễ nguyện Salah chứ không cần phải ngừng lễ nguyện Salah đó, và nếu như một người dâng lễ nguyện Salah hướng về phía mà anh ta nghĩ rằng đó là hướng của Qiblah sau khi anh ta đã có sự nỗ lực xác định Qiblah nhưng rồi sau đó trong lúc dâng lễ nguyện thì có người cho biết chính xác là anh ta đang hướng sai Qiblah thì anh ta không cần phải ngưng Salah đó mà anh ta được phép chuyển hướng và tiếp tục hoàn tất cuộc dâng lễ. Bởi các vị Sahabah đã không nhận được thông tin ngay trong đêm mà lời mặc khải được ban xuống mà cho tới giờ Zhuhur hoặc Asr họ mới nhận được, tuy nhên những lễ nguyện Salah trước đó vẫn được xem là có giá trị.
Còn đối với thời điểm chính xác cho sự kiên đổi hướng Qiblah thì có lời cho rằng đó là nhằm vào ngày thứ ba giữa tháng Sha’ban của năm thứ hai sau Hijrah, có lời thì bảo đó là nhằm vào tháng Jumada, có lời thì nói sau trận chiến Badr và lời khác thì bảo nhằm vào nửa tháng Rajab. Nhưng dù nhằm vào bất kỳ thời điểm nào hay bất kỳ giờ khắc nào hoặc tại bất cứ Thánh đường nào đi chăng nữa thì sự kiện đổi hướng Qiblah đến Ka’bah được coi là nhằm vào thởi điểm trước khi Islam được hoàn thiện.
Và cuối lời về Thánh đường Qiblatain, xin lưu ý quí vị đồng đạo Muslim thực hiện Hajj cũng như những ai đi thăm viếng đừng thiếu hiểu biết thực hiện lễ nguyện Salah gồm bốn Rak-at bằng cách hai Rak-at hướng về ngôi đền Maqdis – Jerusalem và hai Rak-at hướng về ngôi đền Ka’bah – Makkah. Bởi việc người Muslim phải hướng mặt về ngôi đền Maqdis – Jerusalem trong lúc dâng lễ nguyện Salah đã được xóa bỏ và Qiblah thay thế là ngôi đền Ka’bah kể từ thời điểm lời mặc khải được ban xuống về sự kiện đổi hướng Qiblah.
Mọi lời ca ngợi và tán dương Allah!!!
d f
Nơi dâng lễ nguyện Salah tập thể Eid, hoặc Thánh đường Al-Ghamamah (Mây)
Thánh đường này nằm ở phía Nam của Thánh đường Nabawi.
Thánh đường này được công chúng biết đến với tên gọi Thánh đường Al-Ghamamah, họ cho rằng nó mang điều thần diệu của Thiên sứ của Allah e trong suốt chuyến hành trình đi buôn thuê cho bà Khadijah i con gái ông Khuwailah đến xứ Sham trước lúc nhận được Sứ mạng, và trước khi Người e cưới bà Khadijah, và trong chuyến đi buôn đó có Maysarah, người giúp việc của bà Khadijah, đi cùng. Mỗi khi trời nắng nóng thì đám mây đến che bóng mát trên đầu của Thiên sứ của Allah e. Maysarah đã kể lại sự việc này cho bà chủ Khadijah. Do đó, bà có ý muốn lấy Người e làm chồng.
Và như đã biết, sự kiện mây che mát Người e là lúc trên đường đến Sham, tuy nhiên nó đã được gán tên cho Thánh đường.
Và sự thật lịch sử về Thánh đường này là trong lễ nguyện Salah tập thể Eid của hai ngày đại lễ, cũng như lễ nguyện Salah cầu xin mưa, Nabi e đã tập trung mọi người đến một nơi ngoài trời, phụ nữ và trẻ con cũng cùng tham gia với họ, ngay cả phụ nữ có kinh nguyệt cũng ra ngoài cùng với họ, và khoảng trống gần Thánh đường Nabawi là chỗ của Thánh đường này, nó cách Thánh đường Nabawi khoảng 1000 khuỷu tay tương đương với 750 mét.
Và các Sahabah đã đặt một cái bục thuyết giảng cho Nabi ngồi lên thuyết giảng ở tại đó, Thánh đường này trước kia thường là nơi mà Người e làm nơi dâng lễ nguyện Salah tập thể ngoài trời. Và Umar bin Abdul-Aziz đã dựng lên tại chỗ đó một Thánh đường để bảo tồn lại biểu hiệu. Và sau đây là mỗi Thánh đường nằm lần lượt ở vị trí: 1- Thánh đường Abu Bakr, 2- Thánh đường Umar, 3- Thánh đương Ali.
Và tất cả các Thánh đường đều theo sự việc như vậy, ngoại trừ những vị Khalif này – cầu xin Allah hài lòng về họ - không đứng ngay chỗ đứng của Thiên sứ của Allah e bởi sự giữ lễ của họ. Do đó, Abu Bakr đứng bền phải chỗ của Thiên sứ e, Umar đứng bên trái của Người và Ali đứng giữa chỗ của Thiên sứ và Abu Bakr lùi lại phía bắc.
Và cứ như thế, các Thánh đường được xây với ý nghĩa như vậy. Có lời nói rằng quả thật Thiên sứ của Allah e đã từng dâng lễ nguyện Salah tại các Thánh đường đó, sau Người chỉ thường xuyên dâng lễ nguyện Salah Eid tại nơi dâng lễ nguyện Salah tập thể Eid hay còn gọi là Thánh đường Al-Ghammah ngày nay cho đến khi Người qua đời.
Và như đã biết rằng các vị Khalif chính trực đó đã không hề tách riêng bởi các Thánh đường mà bỏ Thánh đường của Thiên sứ của Allah e, trong thời của Người e hay sau khi Người qua đời.
Do đó, việc đi đến các Thánh đường đó là mang ý nghĩa như vậy. Cầu xin Allah phù hộ và che chở!!!
Nguyên nhân gọi Masajid Sab’ah (Nơi của bảy Thánh đường).
Thực chất nơi này trước kia là chỗ xảy ra trận chiến hào hay còn gọi là trận chiến Al-Ahzab. Và sự kiện này xảy ra vào năm thứ năm sau Hijrah khi mà Thiên sứ của Allah biết được những người Quraish tụ tập lực lượng cùng với phe đồng mình ở Ghatfan mưu đồ xâm lược Madinah. Salman Alfarisy đã tham mưu cho ý kiến đào chiến hào để phòng thủ kẻ thù xâm lược. Và bao quanh thành phố Madinah lúc bấy giờ toàn là đá nhiệt độ đoàn quân không thể nào vượt qua để vào được, và lối vào Madinah chỉ có một con đường duy nhất đó là băng qua thung lũng. Thế là Thiên sứ e đã ra lệnh cho đào cái hào ngay con đường ra vào Madinah để ngăn cản kẻ thù xâm lược. Rồi khi các đoàn quân kẻ thù đến gặp được cái hào ngay phía trước lối vào Madinah nên họ không thể vào được. Do đó, trận chiến ngày còn được gọi là trận chiến Al-Ahzab (các đoàn quân), và quả thật trong trận chiến đó đã xảy ra nhiều sự kiện thần kỳ và siêu nhiên.
Và hai đầu của cái hào là khu phủ đầy đá và chiều dài của cái hào khoảng năm cây số.
Và trại quân người Muslim trong suốt thời gian đào chiến hào được đóng tại nơi mà nó được gọi là Masajid Sab’ah như hiện nay, và lúc bấy giờ các Thánh đường chưa được dựng lên. Tuy nhiên, sau khi Allah giúp chiến thắng và đuổi các đoàn quân xâm lược, Umar bin Abdul-Aziz ﷺ muốn bảo tồn chiến tích lịch sử nơi đó nên đã cho xây các Thánh đường tại các địa điểm mà một số trại của người Muslim được đóng quân ở đó, theo cách xác định vị trí chỉ mang tính phỏng đoán bởi cái chiến hào đã bị lấp lại và không rõ dấu vết. Do đó, các Thánh đường được xây lên chỉ để làm những biểu tượng tượng trưng cho các trại quân của những người Muslim trong cuộc chiến Al-Ahzab.
Bởi thế, những ai đến đó không nên coi đó là những nơi cần phải viếng thăm hay là những nơi của sự thờ phượng, tuy nhiên, việc đi đến đó để muốn biết về kiến thức lịch sử hoặc để thăm quan nơi mà các Sahabah của Thiên sứ đã từng đóng quân hoặc để ôn lại bài học lịch sử đã qua thì không vấn đề gì.
Cầu xin Allah hướng dẫn và soi sáng!!!
d f
Những điều sau cuộc viếng thăm
Sau khi quí vị đã hoàn tất chuyến viêng thăm của mình, quí vị đã đạt được những điều ân phúc trong chuyến đi cũng như quí vị thu thập được nhiều kiến thức lịch sử và chứng kiến được nhiều chứng tích lịch sử hào hùng của tôn giáo Islam, thì bây giờ quí vị phải lo chuẩn bị cho cuộc hành trình rời khỏi Madinah để quay về xứ sở của quí vị. Dĩ nhiên, quí vị đã rất vui và chắc chắn cũng không tránh khỏi nỗi buồn vì sắp phải chia tay với Madinah.
Và để kết thúc cuộc viếng thăm, trước khi rời Madinah, thứ nhất, quí vị nên đến Thánh đường Nabawi dâng lễ nguyện Salah và chào Salam đến Thiên sứ của Allah e và hai vị Sahabah của Người giống như lần đầu khi quí vị vừa đến. Bởi quả thật, có ghi nhận rằng Nabi e khi Người dừng chân ở đâu thi Người thường dâng lễ nguyện Salah mỗi khi chia tay để rời đi. Và như đã nói ở phần trên, rằng Ibnu Umar t mỗi khi trở về từ chuyến đi xa hay muốn đi xa khỏi Madinah thì ông thường đến chào Salam Nabi e.
Thứ hai, chúng ta hãy xác thực lại giao ước với Allah qua việc chân thành sám hối và bám sát lấy Sunnah của Nabi e.
Thứ ba, hãy từ giã những đồng đạo có đức tin mà quí vị quen biết để họ Du-a điều tốt lành cho quí vị.
Thứ tư, quí vị đừng rời Thánh đường bằng cách đi lùi lại theo hướng cửa Salah hay theo lối ra khá và cho rằng đó là lễ nghĩa với Thiên sứ của Allah e. Bởi lẽ, thực chất của việc giữ lễ nghĩa với Thiên sứ của Allah e là noi theo đường lối của Người e và đường lối của những vị Sahabah y chính trực của Người, hơn nữa những người Salaf đã không có hành động như vậy.
Và chúng ta hãy biết rằng tất cả những tìn đồ Muslim đều không thích sự ly biệt với Thiên sứ của Allah, cũng không muốn rời xa chỗ láng giềng với Thiên sứ, tuy nhiên, vì để cải thiện điều tốt lành cho cộng đồng Muslim nên họ - những Sahabah (cầu xin Allah hài lòng về họ) đã rời Madinah một là để đi chiến đấu Jihad hoặc là để thực hiện một mục đích có ý nghĩa nào đó. Và quả thật, Allah đã ban điều tốt đẹp cho thế giới qua con người họ và làm cho Islam được lan rộng khắp hành tinh cùng với họ.
Thứ năm, hãy chọn cuộc hành trình tốt đẹp nhất nếu có khả năng dù là đường bộ, đường hải hay đường hàng không.
Thứ sáu, đừng lấy đi đất của Alharam, Makkah hay Madinah, bởi nó sẽ khiếu nại quí vị về việc làm đó vào Ngày Phán xét bởi quí vị đã mang nó đi từ một nơi ân phúc và tốt lành đến một nơi kém hơn, và hơn nữa nó là vật vô tri vô giác chẳng gây hại cũng chẳng mang lại lợi lộc gì, và những người Salaf đã không có hành động như vậy.
Thứ bảy, quí vị hãy báo tin cho người thân của mình về sự trở về của của quí vị.
Thú tám, và một điều quan trọng mà chúng tôi muốn nhắn gởi đến quí vị là quả thật quí vị đang trong một chuyến đi đó chuyến đi hành hương Hajj đầy giá trị thiêng liêng, một sự đại diện cho cộng đồng của quí vị. Cho nên, quí vị hãy giữ bản thân mình với một phẩm chất đạo đức tốt đẹp để làm gương biểu mẫu thực hành theo đường lối của Thiến sứ e.
Chúng tôi cầu xin Allah chấp nhận và ban phước lành cho quí vị và cho chúng tôi.
Cuối lời, chúng tôi xin nhắc quí vị đừng quên người thân yêu cũng như bà con, bạn bè của quí vị với những món quà theo khả năng của quí vị. Bởi món quà sẽ làm tăng thêm tình yêu thương giữa con người với nhau. Nabi e nói:
« وَاللهِ لاَ تَدْخُلُوا الْجَنَّةَ حَتَّى تُؤْمِنُوا وَلاَ تُؤْمِنُوا حَتَّى تَحَابُّوا أَلاَ أَدُلُّكُمْ عَلَى أَمْرٍ إِذَا فَعَلْتُمُوهُ تَحَابَبْتُمْ تَهَادُوْا تَحَابُّوْا ، أَفْشُوا السَّلاَمَ بَيْنَكُمْ » رواه الترمذي و أحمد.
“Thề bởi Allah, các ngươi sẽ không vào được Thiên Đàng cho tới khi nào các ngươi có đức tin, và các ngươi sẽ không có đức tin cho tới khi nào các ngươi biết yêu thương nhau. Các ngươi có muốn Ta chỉ cho các ngươi một điều mà nếu các ngươi làm nó thì các ngươi sẽ yêu thương nhau, các người hãy biếu quà cho nhau rồi các ngươi sẽ yêu thương nhau, hãy chào Salam đến nhau” (Tirmizhi, Ahmad).
Cầu xin Allah phù hộ cho chúng ta là những đồng đạo biết yêu thương nhau vì con đường chính nghĩa của Ngài. Cầu xin Allah che chở và soi sáng!!!
d f
([1]) Xem bài viết « Cùng với Thiên sứ của Allah trong chuyến hành hương Hajj từ biệt ».