×
Riba’ & Ngân Hàng: Ngày nay việc cho vay lấy lãi xảy ra lan tràn khắp mọi nơi, đâu đâu cũng có nhất là trong các ngân hàng... kể cả người Muslim cũng lầm tưởng đó là điều được phép làm, và thật hư ra sao?

    Riba’ & Ngân Hàng

    ] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامي [

    Abu Zaytune Usman Ibrahim

    Kiểm duyệt

    Abu Hisaan Ibnu Ysa

    2011 - 1432

    ﴿ الربا والمصارف ﴾

    « باللغة الفيتنامية »

    أبو زيتون عثمان إبراهيم

    مراجعة: محمد زين بن عيسى

    2011 - 1432

    ﭑ ﭒ ﭓ ﭔ

    اَلْحَمْدُ لِلهِ نَحْمَدُهُ تَعَالَى وَنَشْكُرُهُ، وَنَتُوبُ إِلَيْهِ وَنَسْتَغْفِرُهُ، وَنَعُوذُ بِاللهِ مِنْ شُرُورِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِهِ اللهُ فَلَا مُضِلَّ لَهُ، وَمَنْ يُضْلِلْ فَلَا هَادِيَ لَهُ، وَنَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ، وَنَشْهَدُ أَنَّ سَيِّدَنَا وَنَبِيَّنَا مُحَمَّدًا عَبْدُ اللهِ وَرَسُولُهُ، صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَعَلَى آلِهِ وَأَصْحَابِهِ وَمَنْ سَارَ عَلَى نَهْجِهِ وَاقْتَفَى أَثَرَهُ وَتَمَسَّكَ بِسُنَّتِهِ إِلَى يَوْمِ الدِّيْنِ، أَمَّا بَعْدُ:

    Chắc chắn lời tạ ơn là dành riêng cho Allah, tôi xin tạ ơn Ngài – Đấng Tối Cao –, tôi quay lại sám hối cùng Ngài và cầu xin Ngài dung thứ. Khẩn cầu Ngài che chở tránh khỏi mọi điều xấu xa xuất phát từ trong tâm và mọi hành động sai trái, ngu muội. Chắc chắn ai đã được Allah dẫn dắt sẽ không bị lầm lạc sau đó và ai đã bị Ngài bỏ mặc sẽ không tìm được đâu là chân lý. Tôi xin tuyên thệ không có Thượng Đế nào xứng đáng được thờ phụng mà chỉ có Allah duy nhất không có đối tác hay cộng tác cùng Ngài, và xin chứng nhận Muhammad là bề tôi và Thiên Sứ của Ngài. Cầu xin bình an của Thượng Đế ban cho Người, cho gia quyến cùng bằng hữu của Người và cho tất cả những ai noi theo họ, bám lấy Sunnah đường lối của Người, và sau nữa:

    Ngày nay việc cho vay lấy lãi xảy ra lan tràn khắp mọi nơi, đâu đâu cũng có nhất là trong các ngân hàng... kể cả người Muslim cũng lầm tưởng đó là điều được phép làm, và thật hư ra sao ?

    Dưới đây có một bài viết ngắn nói về chủ đề cho vay lấy lãi và ngân hàng của Abu Zaytune Usman bin Ibrahim soạn thảo từ quyển Fiqh Al-Muyassir của tác giả Shaikh Soleh bin Abdul Aziz bin Muhammad Ali Al-Shaikh và quyển Fiqh Al-Sunnah của tác giả Al-Sayyid Saabiq.

    Cho Vay Lấy Lãi

    Theo tiếng Ả Rập cho vay lấy lãi được gọi là Riba’ và Allah, Đấng Tối Cao phán về việc Riba’ như sau:

    ﮋوَأَحَلَّ ٱللَّهُ ٱلۡبَيۡعَ وَحَرَّمَ ٱلرِّبَوٰاْۚﮊ البقرة: ٢٧٥

    [Allah cho phép trao đổi mua bán nhưng cấm cho vay lấy lãi] (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 275).

    Allah phán ở chương khác:

    ]يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ وَذَرُواْ مَا بَقِيَ مِنَ ٱلرِّبَوٰٓاْ إِن كُنتُم مُّؤۡمِنِينَ ٢٧٨[ (البقرة: 278)

    [Hỡi những ai có đức tin, nếu các ngươi thực sự là những người tin tưởng thì hãy kính sợ Allah mà bỏ phần còn lại của tiền lời cho vay] (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 278).

    Nabi Muhammad ﷺ‬ đã liệt kê việc cho vay lấy lãi vào danh sách những đại tội và Người đã nguyền rủa những ai có những hành vi liên quan đến việc làm đó (Riba’) trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ông Jabir t bảo: Thiên Sứ của Allah đã nguyền rủa người ăn Riba’, người được ủy thác nó, người ghi chép và người làm chứng cho hành vi này, tất cả đều như nhau. (Hadith do Muslim ghi lại).

    Tất cả các cộng đồng Islam đều đồng thuận và thống nhất rằng Riba’ là một điều cấm Haram trong Islam.

    ! Riba’ có hai dạng: Riba’ Al-Fadhl và Riba’ A-l-Nasi-ah

    *Riba’ Al-Fadhl: là dạng đổi chác không ngang bằng nhau trên cùng một loại. Thí dụ: 12 kg lúa mì đổi lấy 10 kg lúa mì, hai bên trao tay nhau tại thời điểm thỏa thuận. Sự đổi chác này đã không bằng nhau mà có sự hơn kém trong khi món hàng đều cùng một loại là lúa mì.

    Đây là dạng đổi chác bị nghiêm cấm trong giới luật Islam. Islam nghiêm cấm đổi chác theo dạng hơn kém nhau trên món hàng cùng loại đối với 6 thứ: Vàng, bạc, lúa mì, lúa mạch, chà là khô và muối. Bằng chứng cho điều này là lời di huấn của Nabi ﷺ‬ :

    « الذَّهَبُ بِالذَّهَبِ وَالْفِضَّةُ بِالْفِضَّةِ وَالْبُرُّ بِالْبُرِّ وَالشَّعِيرُ بِالشَّعِيرِ وَالتَّمْرُ بِالتَّمْرِ وَالْمِلْحُ بِالْمِلْحِ مِثْلاً بِمِثْلٍ يَدًا بِيَدٍ فَمَنْ زَادَ أَوِ اسْتَزَادَ فَقَدْ أَرْبَى الآخِذُ وَالْمُعْطِى فِيهِ سَوَاءٌ »

    “Vàng với vàng, bạc với bạc, lúa mì với lúa mì, lúa mạch với lúa mạch, chà là khô với chà là khô, và muối với muối khi đổi chác thì phải ngang bằng nhau và tay phải trao tay. Do đó, ai thêm hoặc yêu cầu thêm thì quả thật y đã có hành vi Riba’, và cả người nhận thêm và người cho thêm đều mang tội như nhau.” (Albukhari và Muslim).

    Những gì có tính chất tương đương với sáu thứ vừa nêu trên thì khi đổi chác trên cùng một loại với nhau nếu dựa trên giá trị cân nặng và đo lường thì không được trao đổi hơn kém mà phải trao đổi ngang bằng nhau.

    Thí dụ:

    - Vàng bạc là tiêu biểu cho kim loại, bất kỳ kim loại nào cùng dạng khi đổi chác với nhau thì phải ngang bằng nhau không được hơn kém như 1 kg sắt phải đổi 1 kg sắt, 1 kg đồng đổi lấy 1 kg đồng không được đổi 1 kg sắt lấy 2 kg sắt hoặc 1 kg đồng với 2 kg đồng, trừ phi đồng đổi sắt, bạc đổi vàng thì hơn kém thế nào cũng được vì chúng khác dạng.

    - Vàng bạc là hai loại đặc trưng cho tiền tệ vì các loại tiền tệ đều dựa trên tiểu chuẩn giá trị của vàng và bạc. Cho nên cùng một loại tiền thì phải đổi ngang bằng nhau không được hơn kém, như 100 đô la của Mỹ không được phép đổi 120 đô la Mỹ, hoặc 1000 VNĐ không được đổi 1200 VNĐ, ... trừ phi việc trao đổi giữa các loại tiền khác nhau như giữa đồng đô la Mỹ và đồng Euro, hoặc giữa đồng Việt Nam và những đồng tiền khác,... thì được phép đổi hơn kém nhau.

    - Lúa mạch, lúa mì, chà là khô và muối là tiêu biểu cho lương thực, và lương khô có thể dự trữ lâu dài. Bất kỳ lương thực, lương khô nào cùng loại khi đổi chác với nhau thì chỉ được phép đổi ngang bằng nhau không được đổi hơn kém nhau như 1 kg gạo phải đổi ngang với 1 kg gạo, 2 thúng ngô phải đổi ngang với 2 thúng ngô không được đổi 1 kg gạo lấy 2 kg gạo hoặc 2 thúng ngô đổi 1 thúng ngô.

    ! Tóm lại, tất cả những gì cùng loại với nhau khi mang ra đổi chác dưới hình thức cân nặng hay đo lường thì chỉ được phép đổi ngang nhau không được hơn kém. Thí dụ, một chiếc xe ô tô đổi lấy hai chiếc xe ô tô là được phép, tuy nhiên, khi những chiếc ô tô này thành đồ phế liệu thì lúc mang ra đổi chác với nhau người ta sẽ cân thì lúc bấy giờ 1 kg phải đổi ngang 1 kg không được hơn kém.

    *Riba’ Al-Nasi-ah: Là sự đổi chác không trao tay nhau lúc thỏa thuận mà trì hoãn đến một thời gian nhất định đối với những gì cùng loại hoặc khác loại nhưng giá trị được tính dưới hình thức cân nặng hay đo lường.

    Thí dụ:

    Người A bán hai 2 thúng ngô cho người B với giá 2 thúng ngô dưới thỏa thuận sau một tháng người B mới trả cho người A, hoặc một người bán một kí gạo cho một người với giá 2 kí ngô nhưng sau một tháng mới lấy.

    ! Một số hình thức trao đổi mua bán được phép và không được phép trong giới luật Islam

    - Bán một trăm gam vàng vơi giá một trăm gam vàng sau một tháng mới thanh toán là hình thức Riba’ không được phép, bởi vì sự mua bán này không được trao tay nhau lúc thỏa thuận.

    - Mua 1 kg lúa mạch với giá 2 kg lúa mì là hình thức được phép vì nó khác loại với điều kiện phải trao tay lúc thỏa thuận

    - Bán năm mươi kg gạo với giá một con cừu là hình thức được phép dù có thanh toán hoặc không thanh toán ngay lúc thỏa thuận.

    - Mua 100 đô la Mỹ với giá 120 đô la Mỹ là hình thức Riba’ không được phép vì sự mua bán này trên cùng một loại đó là đồng đô la Mỹ.

    - Bán 100 Euro với giá 150 đô la Mỹ là hình thức được phép vì euro và đô la không cùng loại với điều kiện phải trao tay nhau lúc thỏa thuận.

    - Bán 100 lượng bạc với giá 10 đồng vàng, trả sau một năm là hình thức không được phép bởi điều kiện là phải trao tay nhau lúc thỏa thuận.

    - Vay mượn 1000 đô la với điều kiện sau một tháng hoặc sau một thời gian nhất định nào đó phải hoàn trả lại 1200 đô la là hình thức Riba’ không được phép.

    - Mua bán cổ phiếu là hình thức không được phép vì nó là dạng mua bán tiền với tiền không ngang bằng nhau và cũng không có sự trao nhận lúc thỏa thuận.

    - Một người A thế chấp một chiếc ô tô với một người B để vay mượn 2000 euro là hình thức được phép với điều kiện là khi đến thời hạn hoàn trả thì người A hoàn trả người B 2000 euro và người B trao lại chiếc ô tô cho người A (với điều kiện trong suốt thời gian cầm cố người B không được phép sử dụng ô tô).

    - Một người A thế chấp một chiếc ô tô với một người B để vay mượn 2000 euro với điều kiện khi đến thời hạn hoàn trả thì người A phải trả cho người B là 2200 euro thì người B mới trao lại ô tô cho người A, là hình thức Riba’ không được phép.

    Ngân Hàng

    Ngân hàng hay còn gọi nhà băng là cơ quan tiền tệ, làm công việc kinh doanh và quản lý các nghiệp vụ tín dụng, ngoài ra nó còn là nơi của nhiều hoạt động và dịch vụ khác như cấp thẻ ATM, thẻ mua hàng, chuyển tiền, thanh toán nợ giữa các Doanh nghiệp, thanh toán quốc tế, chiết khấu xuất nhập khẩu…

    Ngân hàng theo góc độ Islam thì nó được chia thành hai loại: Ngân hàng Islam và ngân hàng không phải Islam. Ngân hàng Islam là cơ quan tiền tệ, hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền tệ không dưới hình thức Riba’, còn ngân hàng không phải Islam là ngân hàng hoạt động dưới hình thức Riba’ hoặc chỉ có một số hoạt động là Riba’.

    Ngân hàng ngày nay hầu như đều hoạt động kinh doanh dưới hình thức Riba’ (lãi suất) ở khắp mọi nơi trên thế giới ngay cả ở một số quốc gia Islam. Cho nên không thể nói các ngân hàng hoạt động trong các nước Islam là những ngân hàng Islam mà phải nhìn vào các hình thức hoạt động của ngân hàng đó, nếu ngân hàng đó hoạt động dưới hình thức không Riba’ thì đó là ngân hàng theo kiểu cách của Islam.

    Một số hoạt động tiêu biểu của ngân hàng dưới hình thức Riba’ như: Gửi tiền tiết kiệm, mua các loại bảo hiểm, cho vay mượn lấy lãi suất, thế chấp cầm cố có lãi suất (thế chấp căn nhà để vay mượn ngân hàng 200 triệu VNĐ và khi trả lại ngân hàng là phải trả hơn con số 200 triệu VNĐ tùy theo thời gian ngắn dài khác nhau), ...

    Một số hoạt động tiêu biểu của ngân hàng không dưới hính thức Riba’ như: Gửi tiền vào ngân hàng không có lãi suất (hoặc người gửi phải trả phí gửi cho ngân hàng hoặc ngân hàng cho gửi miễn phí), chuyển tiền (ngân hàng tính cước phí chuyển tiền từ bên gửi đến bên nhận), mở tài khoản và làm thẻ rút tiền hay thẻ mua hàng (ngân hàng sẽ tính cước phí dịch dụ chứ không có lãi cho khách hàng), cho vay mượn không lãi suất, ...

    Có người bảo nếu người gửi ngân hàng không có lãi suất thì chắc không ai đem tiền gửi ngân hàng làm chi, điều này không hoàn toàn đúng bởi vì việc gửi tiền ngân hàng không chỉ với lợi ích là được lãi mà còn có những lợi ích khác như gửi tiền ngân hàng sẽ an toàn hơn để ở nhà hay mang theo người đối với số tiền lớn và khổng lồ, gửi tiền ngân hàng để tiện mua sắm mà không cần mang tiền theo trong người, gửi tiền ngân hàng để tiện tự chuyển tiền khi cần thiết (bằng các loại thẻ dịch vụ), ...

    Nền kinh tế phát triển không nhất thiết phải hoạt động dưới hình thức Riba’, ngân hàng tồn tại và phát triển không nhất thiết phải hoạt động dưới hình thức Riba’, ngân hàng có thể tính cước phí cho các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp, dịch vụ chuyển tiền, tìm lợi nhuận từ việc trao đổi ngoại tệ, và nhiều hình thức hoạt động khác không có Riba’ nhưng vẫn mang lợi nhuận.

    Người Muslim không được phép tham gia các hoạt động Riba’ cho nên phải cẩn thận với một số hoạt động của ngân hàng vì ngân hàng như đã nói hầu như mọi hoạt động trong đó đều dưới hình thức Riba’, có những hoạt động thể hiện rõ tính Riba’ nhưng cũng có một số khó có thể biết được nó được hoạt động dưới hình thức Riba’ hay không. Ở các nước Islam thì người Muslim dĩ nhiên sẽ yên tâm hơn trong việc có những nhu cầu đến ngân hàng, tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay, theo xu hướng lợi nhuận là trên hết thì kể cả ngân hàng được cho là ngân hàng Islam cũng có thể trá hình để hoạt động Riba’.

    Một câu hỏi được hỏi là một người Muslim làm việc trong ngân hàng có các hoạt động Riba’ thì như thế nào?

    Allah phán rằng:

    ]وَتَعَاوَنُوا عَلَى الْبِرِّ وَالتَّقْوَى وَلَا تَعَاوَنُوا عَلَى الْإِثْمِ وَالْعُدْوَانِ وَاتَّقُوا اللَّهَ إِنَّ اللَّهَ شَدِيدُ الْعِقَابِ[ المائدة: 2

    [Hãy giúp đỡ nhau trong sự ngoan đạo và kính sợ Allah và chớ tiếp tay nhau làm điều tội lỗi và oán thù. Hãy kính sợ Allah bởi quả thật Allah rất nghiêm khắc trong việc trừng phạt] (Chương 5 - Al-Ma-idah, câu 2).

    Nabi ﷺ‬ đã nguyền rủa người ăn Riba’, người được ủy thác nó, người ghi chép và người làm chứng cho hành vi này, tất cả đều như nhau. (Hadith từ ông Jabir t do Muslim ghi lại).

    Như vậy người trực tiếp tham gia Riba’ và người có liên quan đến nó đều như nhau.

    Do đó, lời khuyên cho người đang làm việc ở ngân hàng có các hoạt động Riba’ là, nếu có ngân hàng khác hoạt động theo kiểu cách của Islam tức không hoạt động dưới hình thức Riba’ thì người đó nên chuyển đến ngân hàng đó hoặc tìm một công việc khác, còn nếu vì chuyên môn của người đó chỉ có thể làm việc được ở ngân hàng không thể làm việc được ở nơi khác thì hãy kính sợ Allah theo khả năng của mình, bởi Allah có phán:

    ﮋفَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ ﮊ التغابن: 16

    [Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Al-Tagha-bun, câu 16).

    Nhưng dù thế nào, chỉ cần người Muslim thật sự kính sợ Allah thì chắc chắn Ngài sẽ mở một lối thoát cho y và Ngài sẽ phù hộ cho y bởi chính Ngài đã phán bảo như thế với câu:

    ﮋوَمَن يَتَّقِ ٱللَّهَ يَجۡعَل لَّهُۥ مَخۡرَجٗا ٢ وَيَرۡزُقۡهُ مِنۡ حَيۡثُ لَا يَحۡتَسِبُۚﮊ الطلاق: ٢ - ٣

    [Và ai thật sự kính sợ Allah, Ngài sẽ mở cho y một lối thoát và Ngài sẽ ban Rizqi (tiền tài bổng lộc) cho y một cách mà y không thể ngờ tới được] (Chương 65 – Al-Talaaq, câu 2,3).

    Những ai kính sợ Allah mà luôn hành động theo chỉ đạo của Ngài thì họ sẽ được Allah che chở, ngược lại những ai chỉ vì lợi ích ngắn ngủi của trần gian mà bất chấp sự trừng phạt của Allah ở Ngày Sau thì họ cũng sẽ được toại nguyện.

    Cuối lời, cầu xin Allah soi sáng và hướng dẫn tất cả các đồng đạo Muslim đi đúng chỉ đạo của Ngài và xin Ngài hãy mở lối cho họ trên con đường tìm kiếm Rizqi Halal !!!

    Tác giả

    Abu Zaytune Usman Ibrahim