Fata-wa (Hỏi Đáp) Quan Trọng Liên Quan Đến Lễ Nguyện Salah
Các bản dịch của bài viết
Các danh mục
Full Description
Fata-wa (Hỏi Đáp) Quan Trọng Liên Quan Đến Lễ Nguyện Salah
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامي [
Của Cố Imam
Abdul Azeez bin Abdullah bin Baaz
Dịch thuật : Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa
2011 - 1432
﴿ فتاوى مهمة تتعلق بالصلاة ﴾
« باللغة الفيتنامية »
الشيخ عبد العزيز بن عبد الله بن باز
ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم
مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى
2011 - 1432
Mục lục
Chủ đề Trang
Lời mở đầu…………………………………………12
1- Cách thức dâng lễ nguyện Salah ở những
nơi có ban đêm hay ban ngày quá dài ................ 13
2- Giáo luật về việc người dâng lễ nguyện
Salah không có gì che đậy phần vai .................. 14
3- Ý nghĩa của lời di huấn của Nabi ﷺ
“Hãy dâng lễ nguyện lúc ánh ráng đông đã ngã
vàng cho giờ Alfajr" và cách kết hợp hài hòa
nó với lời di huấn “Sự dâng lễ nguyện phải đúng
giờ giấc quy định của nó" ................................... 15
4- Giáo luật về việc ăn mặc phủ dài xuống qua
mắt cá chân .......................................................... 17
5- Giáo luật về việc người dâng lễ nguyện Salah
không đúng hướng Qiblah sau khi đã cố gắng
tìm ....................................................................... 18
6- Giáo luật về việc nói thành lời khi định tâm
vào lễ nguyện Salah ............................................. 19
7- Hỏi về ân phước của việc dâng lễ nguyện
Salah trong phạm vị Hijr Ismael ........................... 20
8- Hỏi về sự khác biệt giữa máu kinh nguyệt
và máu Istiha-dhah ................................................ 21
9- Hỏi về việc dâng lễ trả lại các lễ nguyện
đã bị bỏ lỡ và thứ tự có phải là điều kiện cần cho
việc đó không ........................................................ 23
10- Hỏi về Awrah của người phụ nữ trong lễ
nguyện Salah ....................................................... 24
11- Khi người phụ nữ sạch kinh nguyệt và giờ Asr
Hoặc giờ I'sha thì cô ta có phải thực hiện lễ
nguyện Salah Zzhuhur và Maghrib không? ......... 25
12- Giáo luật về việc dâng lễ nguyện Salah tại
Masjid có mồ mả bên trong .................................. 26
13- Hỏi về giáo luật cho những người lao động
trễ nải việc dâng lễ nguyện qua giờ giấc của nó ... 27
14- Ai phát hiện trên quần áo của mình có dính
Najis sau khi đã cho Salam xong thì y có phải
thực hiện lại lễ nguyện Salah đó không? .............. 29
15- Giáo luật việc bỏ bê thi hành lễ
nguyện Salah và .................................................... 31
16- Những ai bị bất tỉnh có phải thực hiện trả lại
các lễ nguyện đã qua không? ................................ 39
17- Giáo luật về việc trễ nải dâng lễ nguyện Salah
của người bệnh ...................................................... 40
18- Giáo luật về người bỏ dâng lễ nguyện Salah
một cách có chủ ý ................................................. 42
19- Giáo luật về việc Azan trễ sau giờ
của nó, và ở nơi hoang vắng người dâng lễ có cần
phải Azan không?................................................... 45
20- Người phụ nữ có phải Azan và Iqa-mah ........... 46
21- Trường hợp một cá nhân hay một tập thể dâng
lễ nguyện Salah mà không có Iqa-mah thì cuộc
dâng lễ nguyện đó có giá trị không? ...................... 46
22- Bằng chứng cho câu nói của Muazzin trong
Azan Fajr (الصَّلاَةُ خَيْرٌ مِنَ النَّوْمِ) là gì? .......................... 47
23- Hỏi về việc nói câu "الصَّلاَةُ جَامِعَةٌ" để
thông báo dâng lễ nguyện Salah Alkusuf ............. 49
24- Giáo luật về việc đặt vật chắn ở phía trước khi
dâng lễ nguyện Salah ........................................... 50
25- Hỏi về điểm đặt tay phải lên trên tay
trái khi đứng dâng lễ nguyện Salah ...................... 53
26- Giáo luật về việc ngồi nghỉ trước khi đứng
dậy bắt đầu một Rak-at tiếp theo .......................... 54
27- Hỏi về cách dâng lễ nguyện Salah trên
tàu bay .................................................................. 54
28- Hỏi về việc có nhiều cử động không
cần thiết trong lúc dâng lễ nguyện Salah............... 56
29- Có phải khi hạ xuống Sujud tốt hơn là nên
cho hai đầu gối chạm xuống trước hay ................. 58
30- Giáo luật về việc hắng gióng để thanh lọc
cổ họng và khóc trong lễ nguyện Salah ............... 60
31- Giáo luật về sự đi ngang qua mặt người đang
dâng lễ nguyện ...................................................... 61
32- Giáo luật về việc giơ tay lên để Du-a' ............... 64
33- Giáo luật về việc lau chùi trán sau lễ nguyện ... 67
34- Giáo luật về việc bắt tay sau lễ nguyện ............ 68
35- Hỏi về việc thay đổi vị trí để dâng lễ
nguyện Sunnah sau lễ nguyện bắt buộc.................. 70
36- Hỏi về việc nói mười lần câu
« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »
sau lễ nguyện Fajr và lễ nguyện Maghrib ............. 70
37- Giáo luật về việc lơ là lễ nguyện tập thể ......... 78
38- Hỏi về việc đọc Fatihah của người
dâng lễ theo sau Imam .......................................... 81
39- Có phải thuốc lá và tất cả những gì có mùi
hôi tương đồng với hành và tỏi là người dùng
nó nến tránh xa Masjid? ...................................... 85
40- Phía sau Imam, hàng được bắt đầu từ đâu? ..... 86
41- Giáo luật về việc người dâng lễ nguyện bắt
buộc theo sau người dâng lễ khuyến khích.......... 87
42- Hỏi về việc người dâng lễ đứng một mình phía
sau hàng ............................................................... 88
43- Hỏi về việc cần phải có định tâm trong việc
làm Imam ............................................................. 90
44- Những gì mà người đến trễ theo kịp với Imam
được xem là phần đầu hay phần cuối …………… 93
45- Giáo luật về việc dâng lễ nguyện bên ngoài
Masjid khi trong Masjid đã đầy người ................. 94
46- Hỏi việc như thế nào mới bắt kịp một Rak-at .. 95
47- Người làm Imam có cần phải đợi người đi
vào Masjid để y bắt kịp một Rak-at không?........ 96
48- Hỏi về cách sắp xếp trẻ con thế nào khi dâng
lễ nguyện ........................................................... 97
49- Giáo luật về một tập thể dâng lễ sau một tập
thể trước đó đã dâng lễ trong Masjid ................. 98
50- Hỏi về việc Imam bị hư Wudu' thì làm
thế nào?......................................................... 99
51- Bắt kịp được ân phước tập thể bằng điều gì?.... 100
52- Hỏi về việc dâng lễ nguyện hai Rak-at Sunnah
Fajr khi lễ nguyện bắt buộc đang triển khai ......... 103
53- Hỏi về việc cho Salam một lần khi kết
thúc lễ nguyện Salah ............................................ 104
54- Hỏi về việc một người đến trễ bắt kịp Imam
hai Rak-at, và Imam đã dâng lễ thừa một Rak-at,
vậy Rak-at thừa mà y dâng lễ ................................ 105
55- Giáo luật về việc một người dâng lễ làm Imam
cho tập thể nhưng quên chưa lấy Wudu' ................ 106
56- Giáo luật về việc người Imam là người cũng
hay phạm một số tội lỗi ......................................... 107
57- Hỏi về vị trí đứng của người dâng lễ theo sau
Imam nếu như chỉ có một mình y ......................... 108
58- Trường hợp người dâng lễ nguyện nghi ngờ
không biết đã thực hiện ba hay bốn Rak-at........... 109
59- Hỏi về việc Sujud Sahwi, phải thực hiện trước
hay sau Salam ........................................................ 110
60- Hỏi về Sujud Sahwi của người đến trễ và
người dâng lễ theo sau Imam ............................... 112
61- Hỏi về Sujud Sahwi trong một số trường hợp. 112
62- Có phải hình thức Jamu' (gộp chung) và Qasr
(rút ngắn) là hai hình thức phải luôn đi cùng...... 116
63- Người đi đường xa khi nào được phép dâng
lễ nguyện theo cả hai hình thức Jamu' và Qasr ... 117
64- Hỏi về khoảng bao xa của lộ trình mới được
phép Qasr và ai định tâm ở lại một nơi nào đó
hơn bốn ngày thì có được phép Qasr không? ...... 118
65- Hỏi về việc Jamu' lễ nguyện Maghrib và
I'sha do trời mưa khi vẫn đang ở nhà................... 120
66- Định tâm có phải là điều kiện cần cho việc
muốn gộp chung Jamu' không? ........................... 121
67- Sự nối tiếp nhau giữa hai lễ nguyện có phải là
điều kiện cần trong hình thức Jamu' không ......... 122
68- Giáo luật về việc một người đi ngang qua
Masjid vào giờ Zzhuhur, thí dụ, có phải y sẽ dâng
lễ tập thể cùng với Imam......................................... 123
69- Giáo luật về việc người đang cư trú dâng lễ
theo sau người khách đi đường xa, có phải........... 125
70- Trường hợp xảy ra trong sự việc gộp chung
giữa lễ nguyện Maghrib và lễ nguyện I'sha
(vì trời mưa), một số người đến Masjdid lúc
Imam đang dâng lễ nguyện I'sha, họ vào cùng
dâng lễ tập thể vì nghĩ rằng ................................ 125
71- Hỏi về giáo luật thực hiện các lễ nguyện
Sunnah Rawa-tib và các lễ nguyện Sunnah khác
trong lúc đi đường .............................................. 127
72- Hỏi về một số vấn đề Sujud Tila-wah ............ 128
73- Có được phép dâng lễ Kusu-f trong giờ cấm?. 131
74- Ý nghĩa “sau lễ nguyện Salah" trong các lời ... 133
75- Giáo luật về sự tụng niệm tập thể một cách
đồng loạt sau lễ nguyện ...................................... 141
76- Trường hợp lỡ quên nói chuyện trong lễ
nguyện Salah ...................................................... 142
Cung cách dâng lễ nguyện Salah của Nabi ﷺ……. 144
بسم الله الرحمن الرحيم
Lời Mở Đầu
الحَمْدُ لِلهِ وَالصَّلاَةُ وَالسَّلاَمُ عَلىَ رَسُوْلِهِ مُحَمَّدٍ وَآلِهِ وأَصْحَابِهِ وَمَنْ اِهْتَدَى بِهُدَاهُ . . . أَمَّا بَعْدُ:
Mọi lời ca ngợi kính dâng Allah, và cầu xin bằng an và phúc lành cho vị Sứ giả của Ngài Muhammad, cho dòng dõi của Người, cho các vị Sahabah của Người cùng với những ai được hướng dẫn theo sự hướng dẫn của Người . . .
Đây là những câu hỏi liên quan đến lễ nguyện Salah từ một số anh em đạo hữu cùng với các giải đáp thắc mắc. Cầu xin Allah ban điều bổ ích cho toàn thể những người Muslim và xin Ngài ban tặng họ kiến thức thông hiểu giáo luật, quả thật Ngài là Đấng Hằng Nghe và rất gần.
! ! !
Các Điều Kiện Của Lễ Nguyện Salah
1- Quả thật, có một số xứ sở, thời gian ban đêm và ban ngày rất dài nhưng một số nơi khác lại rất ngắn không đủ để chia thành năm giờ dâng lễ nguyện, vậy người dân sống ở những nơi, những xứ sở đó sẽ làm thế nào để thực hiện lễ nguyện Salah của họ?
Giải đáp: Bắt buộc những người dân của những xứ sở mà có ban ngày hay ban đêm kéo dài phải thực hiện năm cuộc lễ nguyện Salah theo thời gian ước lượng nếu như ở nơi họ mặt trời không nghiêng bóng cũng như không lặn trong hai mươi bốn giờ. Điều này được xác thực từ Nabi ﷺ (Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người) trong Hadith qua lời thuật của ông An-Nawwa-s bin Sam-an t (Cầu xin Allah hài lòng về ông) được ghi nhận trong bộ Muslim, rằng ngày đầu tiên mà Dajjal xuất hiện sẽ kéo dài bằng một năm thì các vị Sahabah có thắc mắc Sứ giả của Allah ﷺ về sự việc đó thì Người ﷺ bảo:
((اقْدُرُوا لَهُ قَدْرَهُ))
» Hãy ước lượng định thời gian cho nó«.
Và tương tự, vào ngày thứ hai của Dajjal sẽ kéo dài bằng một tháng và ngày thứ ba của nó bằng một tuần cũng được ước lượng thời gian giống như vậy.
Còn đối với những xứ sở nào mà ban đêm của nó dài hơn ban ngày hoặc ngược lại trong khoảng thời gian hai mươi bốn tiếng thì giáo luật quy định rất rõ ràng, người dân ở những nơi đó cứ thực hiện năm cuộc lễ nguyện Salah bình thường như các ngày bình thường… và cho dù đêm hay ngày rất dài đi chăng nữa thì vẫn phải tuân theo sự chung chung của giáo luật quy định. Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
2- Có một số người dâng lễ nguyện Salah bắt buộc với vai để trần tức không có gì phủ kín đôi bờ vai và đặc biệt là trong những ngày làm Hajj suốt thời gian của tình trạng Ihram, cho hỏi giáo luật quy định thế nào cho sự việc đó?
Giải đáp: Nếu như người đó không có khả năng che đậy thì y không bị gì cả bởi lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:
]فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (سورة التغابن، الأية 16)
[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Ông Jabir bin Abdullah t thuật lại rằng Nabi ﷺ có nói:
((فَإِنْ كَانَ وَاسِعًا فَالْتَحِفْ بِهِ وَإِنْ كَانَ ضَيِّقًا فَاتَّزِرْ بِهِ)) (متفق على صحته)
“Nếu như áo rộng thì hãy quấn lên để che phủ nó còn nếu như áo chật thì hãy buộc nó lại" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
Trường hợp có khả năng che kín đôi bờ vai hoặc một trong hai thì bắt buộc người dâng lễ nguyện phải che phủ đôi bờ vai hoặc một trong hai, đây là quan điểm đúng và hợp lý nhất trong các quan điểm của giới học giả Islam, nếu ai không thực hiện lễ nguyện Salah của người đó không đúng bởi Nabi ﷺ đã nói:
((لاَ يُصَلِّى أَحَدُكُمْ فِى الثَّوْبِ الْوَاحِدِ لَيْسَ عَلَى عَاتِقَيْهِ شَىْءٌ)) (متفق على صحته)
“Không một ai trong các người được phép dâng lễ nguyện Salah trong bộ trang phục mà trên vai không được che phủ bởi một thứ gì (để vai trần)" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
! ! !
3- Một số người đã trì hoãn cuộc dâng lễ Alfajr đến khi ánh rạng đông đã ngả vàng với lập luận rằng sự việc này được di huấn từ Nabi ﷺ: “Hãy dâng lễ nguyện lúc ánh ráng đông đã ngã vàng cho giờ Alfajr", xin hỏi Hadith này có đúng và xác thực không? Và làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa Hadith này với với Hadith “Sự dâng lễ nguyện phải đúng giờ giấc quy định của nó"?
Giải đáp: Hadith vừa nêu là đúng và xác thực được ông Imam Ahmad và những học giả chuyên về Hadith được gọi là Ahlul Sunnan ghi chép lại với đường dẫn truyền chính xác, qua lời thuật của ông Ra-fi'a bin Khadi-j t, Hadith này không mâu thuẫn với các Hadith đúng và xác thực khác nói rằng Nabi ﷺ đã từng dâng lễ nguyện Salah Alfajr vào lúc trời tờ mờ sáng, và nó cũng không mâu thuẫn với Hadith “Sự dâng lễ nguyện phải đúng giờ giấc quy định của nó", mà thật ra ý nghĩa của nó đối với đại đa số học giả là trì hoãn cuộc dâng lễ nguyện Salah Alfajr đến khi ánh rạng đông đã hoàn toàn rõ nét, sau đó dâng lễ trước khi ánh sáng tờ mờ biến mất giống như Nabi ﷺ đã từng dâng lễ nguyện như thế, ngoại trừ ở tại Muzdalifah thì quả thật nên dâng lễ nguyện Alfajr sớm ngay khi ánh rạng đông vừa mới ló dạng là tốt nhất vì Nabi ﷺ đã làm như vậy trong lần Hajj chia tay của Người.
Vậy, các Hadith này đều được xác thực từ Nabi ﷺ và tất cả đều chỉ ra các thời điểm tốt để thực hiện cuộc lễ nguyện Salah Alfajr.
Và chúng ta cũng có thể trì hoãn lễ nguyện Alfajr đến cuối giờ của nó tức trước lúc mặt trời mọc bởi Nabi ﷺ có nói:
«وَقْتُ الفَجْرِ مِنْ طُلُوْعِ الفَجْرِ مَالَمْ تَطْلُوْعْ الشَمْسُ» (رواه الإمام مسلم في صحيح عن عبد الله بن عمرو بن العاص رضي الله عنه)
“Giờ của lễ nguyện Alfajr từ lúc ánh rạng đông ló dạng cho đến lúc trước khi mặt trời mọc" (do Imam Muslim ghi chép theo lời thuật của Abdullah bin Amru bin Al-A-s t).
! ! !
4- Chúng ta chứng kiến một số người đã làm ngắn áo đi và làm quần dài thêm, vậy các ông thấy thế nào về sự việc này, cầu xin Allah ban sự thành công ?
Giải đáp: Theo Sunnah thì quần áo chỉ được phép dài phủ xuống đến khoảng giữa từ nửa cẳng chân cho đến mắt cá chân, không được phép dài xuống qua khỏi mắt cá chân bởi chiếu theo lời di huấn của Nabi ﷺ:
« مَا أَسْفَلَ مِنَ الْكَعْبَيْنِ مِنَ الإِزَارِ فَفِى النَّارِ » (رواه البخاري في الصحيح)
“Những gì phủ xuống phía dưới mắt cá chân từ Iza-ﷺ (loại y phục nam của thời xưa như một mảnh vải quấn quanh phần thân dưới) thì sẽ ở trong Hỏa ngục" (Ông Albukhari ghi nhận trong bộ Sahih của ông).
Và không có sự phân biệt giữa quần dài hay mảnh vải quấn hoặc áo dài mà ý nghĩa ở đây muốn nói chung cho tổng thể các loại quần áo, sở dĩ Nabi ﷺ chỉ đề cập đến Iza-ﷺ vì nó là y phục nam thường dùng cho người Ả rập lúc bấy giờ và ý của Người ﷺ là muốn lấy nó làm thí dụ tiêu biểu chứ không mang tính giới hạn trong một phạm vi cụ thể. Và tốt hơn hết là quần áo nên chỉ dài đến nửa cẳng chân vì Nabi ﷺ có nói:
« إِزْرَةُ الْمُؤْمِنِ إِلَى نِصْفِ سَاقِهِ » (ابن ماجة و أحمد)
“Y phục của người tin tưởng nam chỉ đến nửa cẳng chân" (Ibnu Ma-jah, Ahmad).
! ! !
5- Điều luật quy định thế nào khi biết rõ cuộc dâng lễ nguyện vừa hoàn tất xong không đúng hướng Qiblah dù trước đó đã có sự nỗ lực trong việc xác định nó? Và trong sự việc này có sự khác biệt theo từng nơi như xứ sở của người Muslim hay của người ngoại đạo hoặc ở những nơi hoang vu không ?
Giải đáp: Khi nào người Muslim đang đi đường hoặc đang ở trong một nơi nào đó không dễ dàng định hướng chính xác Qiblah thì cuộc dâng lễ nguyện của y hoàn toàn hợp lệ, nếu như trước đó y đã có sự nỗ lực tìm cách xác định hướng Qiblah nhưng sau khi xong thì mới vỡ lẽ ra y đã sai hướng.
Còn trường hợp người Muslim đang ở trong xứ sở của người Muslim thì cuộc dâng lễ sai hướng Qiblah của y không hợp lệ bởi vì y có khả năng xác định hướng Qiblah bằng cách là hỏi thăm người dân nơi đó hoặc có thể xác định Qiblah theo các Masjid.
! ! !
6- Chúng ta đã từng nghe thấy rất nhiều người Muslim định tâm bằng cách nói thành lời mỗi khi vào cuộc dâng lễ nguyện Salah, xin hỏi sự việc đó thế nào? Và sự việc đó có bằng chứng xác thực nào trong giáo luật không ?
Giải đáp: Trong giáo luật của Islam không có quy định nào cho thấy việc định tâm phải nói bằng lời, và cũng không có một sự ghi chép xác thực nào cho thấy Nabi ﷺ cũng như các vị Sahabah y đã định tâm bằng lời mỗi khi vào cuộc dâng lễ nguyện Salah cả, và thật ra sự định tâm là ở con tim bởi Nabi ﷺ đã nói:
« إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى » (متفق على صحته من حديث أمير المؤمنين عمر بن الخطاب t )
“Quả thật mọi hành động đều xuất phát từ sự định tâm và mỗi một người sẽ đạt được những gì mà y đã định tâm" (Hadith do ông Umar bin Alkhattab – vị thủ lĩnh của những người tin tưởng thuật lại, được toàn thể giới học giả thống nhất về tính xác thực của nó).
7- Chúng ta thấy một số người chen lấn nhau vì muốn được dâng lễ nguyện Salah tại Hijr Isma-il (phần trong vành hình cung gần đền Ka'bah), xin cho biết giáo luật quy định cho việc dâng lễ nguyện Salah tại đó thế nào và việc làm đó có phần ân phước gì không ?
Giải đáp: Dâng lễ nguyện tại Hijr Isma-il là một việc thờ phượng mang tính khuyến khích bởi vì chỗ đó là một phần của ngôi đền, có nguồn ghi chép được toàn thể giới học giả thống nhất về tính xác thực của nó rằng vào năm AlFath (năm mở rộng phạm vi Islam) Nabi ﷺ đã từng vào nơi đó và dâng lễ nguyện hai Rak-at. Và một Hadith khác, ông Ibu Umar k thuật lại từ ông Bilal t rằng Nabi ﷺ đã nói với phu nhân của Người A'ishah khi bà muốn vào đền Ka'bah:
« صَلِّ فِيْ الحِجْرِ فَإِنَّهُ مِنَ البَيْتِ»
“Hãy dâng lễ nguyện Salah trong Hijr bởi vì quả thật nó là một phần của ngôi đền Ka'bah".
Còn đối với lễ nguyện bắt buộc thì không nên thực hiện nó trong phạm vị ngôi đền Ka'bah hay trong Hijr bởi vì Nabi ﷺ không làm như vậy và bởi vì một số vị học giả cho rằng dâng lễ nguyện Salah trong Ka'bah sẽ không đúng với giáo luật và tương tự trong Hijr cũng vậy vì nó thuộc bộ phận của ngôi đền.
Do đó, một điều rõ ràng là theo quy định của giáo luật phải dâng lễ nguyện Salah bắt buộc bên ngoài ngôi đền Ka'bah và bên ngoài Hijr để tuân thủ theo cách thức và đường lối của Nabi ﷺ nhằm tránh xa những bất đồng quan điểm của các vị học giả về việc khẳng định là không hợp lệ đối với việc dâng lễ nguyện Salah trong phạm vị Ka'bah và Hijr. Cầu xin Allah ban sự thành công.
! ! !
8- Một số chị em phụ nữ không phân biệt được giữa Haidh (máu kinh nguyệt) và Istiha-dhah (máu bệnh lý của phụ nữ) cho nên họ không dâng lễ nguyện Salah trong suốt thời gian dài theo sự tiếp diễn máu, xin hỏi giáo luật quy định thế nào cho sự việc này ?
Giải đáp: Haidh (máu kinh nguyệt) là máu mà Allah đã định cho con cháu của Adam thuộc giới nữ phải xuất hàng tháng trừ những trường hợp ngoại lệ như Nabi ﷺ đã di huấn.
Người phụ nữ có ba trường hợp để xác định máu Istiha-dhah:
Thứ nhất: Trường hợp không thể phân biệt đặc tính của máu kinh nguyệt và máu bệnh lý đồng thời chu kỳ kinh nguyệt không theo một thời gian nhất định mà cứ thay đổi liên tục theo từng tháng thì nếu như thời gian máu xuất ra trong khoảng mười lăm ngày trở lại thì không dâng lễ nguyện, không nhịn chay, và không được quan hệ vợ chồng tương ứng theo khoảng thời gian tiếp diễn của máu vì đó là kinh nguyệt, còn nếu như máu vẫn xuất ra sau mười lăm ngày thì đó là máu Istiha-dhah (bệnh lý), máu Istiha-dhah không ngăn cấm việc dâng lễ, nhịn chay hay quan hệ vợ chồng.
Thứ hai: Trường hợp người phụ nữ có thể phân biệt được sự khác nhau giữa máu kinh nguyệt và máu Istiha-dhah thì người phụ nữ đó cứ dựa trên đặc tính đó mà xác định, nếu như trong thời gian thấy máu có màu đen sậm cùng với mùi hôi tanh thì không dâng lễ nguyện, không nhịn chay và ngừng quan hệ vợ chồng miễn sao không quá mười lăm ngày.
Thứ ba: Trường hợp người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng thì cô ta không dâng lễ nguyện, không nhịn chay, không quan hệ vợ chồng trong khoảng thời gian mà máu xuất ra theo chu kỳ thường lệ mỗi tháng, khi đã hết thời gian của chu kỳ kinh nguyệt thường lệ thì cô ta hãy tắm rửa, còn máu tiếp diễn qua thời gian của chu kỳ hàng tháng thì cứ rửa và lấy Wudu'' mỗi khi dâng lễ vì đó là máu Istiha-dhah.
Và đây là sự tóm tắt theo những gì được di huấn từ Nabi ﷺ về vấn đề Istiha-dhah, và vấn đề này cũng đã được tác giả bộ sách Albulugh – Ibn Hajar và tác giả bộ sách Almuntaqa Almajid – Ibn Taymiyah đề cập. Cầu xin Allah yêu thương hai người họ.
! ! !
9- Nếu một người để lỡ một lễ nguyện Salah nào đó, giả sử như lễ nguyện Zuhur, sau đó ý nhớ ra thì vừa lúc cuộc dâng lễ nguyện Asr chuẩn bị bắt đầu. Xin hỏi người đó sẽ vào dâng lễ tập thể cùng Imam với định tâm cho Zuhur hay định tâm cho Asr hay người đó phải dâng lễ Zuhur một mình trước tiên rồi sau đó mới dâng lễ nguyện Asr ?
Giải đáp: Giáo luật quy định cho người được nói đến trong câu hỏi là y phải dâng lễ nguyện tập thể của giờ hiện thời với định tâm cho Zuhur rồi y mới dâng lễ Asr tiếp sau đó bởi vì thứ tự trước sau là bắt buộc cho nên không thể bỏ thứ tự vì e lỡ mất ân phước tập thể.
Còn về câu nói của giới fuqaha' (các vị học giả thông lãm về giáo luật) – cầu xin Allah yêu thương họ: “Nếu e sợ ra khỏi giờ của cuộc lễ nguyện hiện thời thì thứ tự không còn ý nghĩa nữa" có nghĩa là bắt buộc đối với ai đã bỏ lỡ một lễ nguyện nào đó phải dâng lễ nguyện bị bỏ lỡ trước khi dâng lễ nguyện hiện thời trừ khi nếu như thời gian của giờ lễ nguyện hiện thời eo hẹp thì nên thực hiện lễ nguyện hiện thời trước, thí dụ: Một người bỏ lỡ lễ nguyện Isha' cho tới khi mặt trời sắp mọc thì y mới nhớ ra là mình chưa dâng lễ Isha' nhưng lúc bấy giờ y vẫn chưa thực hiện lễ nguyện Fajr, do đó, y phải dâng lễ nguyện Fajr trước tiên trước khi hết giờ của nó rồi sau đó y mới dâng lễ nguyện bị bỏ lỡ tức Isha'.
! ! !
10- Một số chị em rất lơ là trong nghi thức dâng lễ nguyện Salah, có người để lộ cánh tay của mình, có người để lộ bàn chân, thậm chí có lúc họ để lộ cả cẳng chân. Xin hỏi cuộc dâng lễ nguyện như vậy của họ có đúng và hợp lệ không ?
Giải đáp: Bắt buộc đối với người phụ nữ Muslim tự do phải che đậy kín toàn thân trừ gương mặt và hai bàn tay khi dâng lễ nguyện Salah bởi vì toàn cơ thể của cô ta đều là Awrah (phần kín nên được che đậy). Như vậy, nếu như trong dâng lễ nguyện Salah mà cô ta để lộ một bộ phận nào đó từ Awrah của mình như để lộ cẳng chân, bần chân, đầu, hay một phần nào đó thì lễ nguyện Salah đó của cô ta không hợp lệ và sai hoàn toàn bởi vì Nabi ﷺ có nói:
« لاَ يَقْبَلُ اللَّهُ صَلاَةَ حَائِضٍ إِلاَّ بِخِمَارٍ » (رواه أحمد و أهل السنن إلا النسائي بإسناد صحيح).
“Allah không chấp nhận lễ nguyện của người Ha-idh nào không che kín toàn thân" (Ahmad, Abu Dawood, Attirmizhi, và Ibnu Majah với đường dẫn truyền xác thực). Ý nghĩa của Ha-idh là người nữ đã dậy thì.
Nabi ﷺ cũng có nói trong Hadith khác “phụ nữ là Awrah", và theo sự ghi chép của Abu Dawood ﷺ qua lời thuật của Ummu Salmah t rằng bà đã hỏi Nabi ﷺ về việc người phụ nữ dâng lễ nguyện trong cái áo choàng và khăn trùm mà bên trong không mặc váy thì Người bảo:
« إِذَا كَانَ الدِّرْعُ سَابِغًا يُغَطِّى ظُهُورَ قَدَمَيْهَا »
“Nếu như áo choàng đó che phủ lưng và cả đôi chân của cô ta" .
Ông AlHa-fizzh Ibnu Hajar ﷺ nói trong sách Albulugh của ông: “Tất cả các vị Imam (Hanafi, Maliki, Sha-fi-y và Hambali) đều đồng thuận với quan điểm của bà Ummu Salmah t rằng nếu như ở nơi có người khác giới (không phải là chồng, cha, con, chú, cháu, ...) thì bắt buộc cô ta phải che cả gương mặt và hai bàn tay.
! ! !
11- Trường hợp người phụ nữ dứt kinh nguyệt vào giờ lễ nguyện Asr hay vào giờ lễ nguyện Isha' thì cô ta có dâng lễ Zhuhur và Maghrib cùng với các lễ nguyện mà cô ta vừa dứt kinh không bởi theo quy định Zhuhur với Asr và Maghrib với Isha' có thể dâng lễ chung giờ với nhau?
Giải đáp: Nếu như người phụ nữ sạch kinh nguyệt vào giờ Asr thì theo quan điểm đúng nhất và hợp lý nhất của giới học giả là bắt buộc cô ta phải dâng lễ Zhuhur và Asr vì giờ của hai lễ nguyện này là một đối với những ai có lý do chính đáng được giáo luật quy định như người bị bệnh và người đi đường xa, tương tự, nếu như người phụ nữ sạch kinh nguyệt vào giờ Isha' thì bắt buộc cô ta phải dâng lễ Maghrib cùng với Isha'. Và điều luật này đã được tập thể các vị Sahabah khẳng định.
! ! !
12- Giáo luật quy định thế nào đối với việc dâng lễ trong Masjid mà trong đó có mồ mả, hoặc mồ mả ở khuôn viên ngoài Masjid hay mồ mả nằm ở vị trí Qiblah của Masjid?
Giải đáp: Nếu như trong Masjid có mồ mả thì việc dâng lễ nguyện trong Masjid đó là không đúng cho dù cái mồ nằm ở phía sau lưng người dâng lễ hay ở phía trước mặt, ở bên phải hay bên trái đi chăng nữa bởi Nabi ﷺ đã nói:
« أَلاَ وَإِنَّ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمْ كَانُوا يَتَّخِذُونَ قُبُورَ أَنْبِيَائِهِمْ وَصَالِحِيهِمْ مَسَاجِدَ أَلاَ فَلاَ تَتَّخِذُوا الْقُبُورَ مَسَاجِدَ إِنِّى أَنْهَاكُمْ عَنْ ذَلِكَ » (رواه الإمام مسلم في الصحيح)
“Chẳng phải là những người trước thời của các ngươi đã lấy mồ mả của những vị Nabi của họ và những người ngoan đạo trong thời của họ để dựng thành các Masjid (nơi thờ phượng), vậy các ngươi không được phép lấy các mồ mả để dựng lên Masjid, quả thật ta cấm các ngươi làm điều đó" (Muslim).
Và mặt khác, việc dâng lễ nguyện ngay tại các mồ mả là một trong những phương tiện shirk (đại tội tổ hợp cùng với Allah một thần linh hay một quyền lực ngang hàng với Ngài) và sùng kính quá mức những người đã chết trong mồ, do đó phải được ngăn chặn các việc làm nhằm tránh bị dính vào đại tội Shirk mà Allah không bao giờ tha thứ nếu như người đó chết trong tình trạng Shirk như vậy.
! ! !
13- Một số người lao động, công nhân đã trễ nải việc dâng lễ nguyện, họ trì hoãn lễ nguyện Zhuhur và Asr cho tới ban đêm với lý do họ quá bận rộn với công việc hay quần áo của họ bị Najis (những thứ dơ bẩn không thể thực hiện lễ nguyện nếu nó dính trên quần áo hay trên người theo quy định của giáo luật) hoặc những thứ dơ bẩn thông thường không sạch sẻ khác. Xin cho lời khuyên đến họ ?
Giải đáp: Người Muslim nam hay nữ không được phép trễ nải lễ nguyện bắt buộc khỏi giờ giấc của nó mà bắt buộc họ phải có bổn phận thực hiện các cuộc lễ nguyện đúng giờ giấc của nó theo khả năng của họ.
Công việc không phải là lý do để trễ nải việc dâng lễ nguyện, quần áo dơ bẩn không sạch sẻ tất cả đều không phải lý do chính đáng.
Các giờ giấc của các cuộc dâng lễ nguyện phải được sắp xếp hợp lý không bị ảnh hưởng bởi công việc và mỗi người công nhân phải giặt quần áo của họ và tẩy rửa làm sạch Najis, còn những thứ dơ bẩn thông thường không phải là Najis hoặc không có mùi hôi gây khó chịu đến những người dâng lễ khác thì nó không ảnh hưởng đến lễ nguyện. Còn nếu như những thứ dơ bẩn thông thường có mùi hôi gây khó chịu cho mọi người thì người công nhân dĩ nhiên phải nên tẩy rửa làm sạch những vết bẩn đó hoặc thay quần áo khác để dâng lễ tập thể với mọi người.
Lý do chính đáng được quy dịnh trong giáo luật đó là người bệnh hoặc người đi đường xa thì họ được phép thực hiện hai cuộc dâng lễ Zhuhur và Asr hay Maghrip và Isha' chung giờ với nhau.
Và đó là những gì được xác thực từ đường lối của Nabi ﷺ, và tương tự trong các trường hợp trời mưa và bùn lầy gây khó khăn trong việc đi lại thì người dâng lễ cũng được phép thực hiện hai cuộc dâng lễ cùng lúc trong một giờ như đã nói.
! ! !
14- Một người phát hiện trên quần áo của mình có vết bẩn Najis sau khi y đã cho Salam kết thúc cuộc dâng lễ thì y có phải thực hiện lại lễ nguyện đó không?
Giải đáp: Người nào dâng lễ nguyện mà trên quần áo hay trên người của y dính bẩn Najis mà không hề hay biết cho tới khi đã hoàn tất cuộc lễ nguyện thì cuộc dâng lễ nguyện đó của y hoàn toàn đúng và hợp lệ, theo quan điểm đúng nhất và hợp lý nhất trong các quan điểm của giới học giả. Tương tự, nếu người nào trước đó biết rõ trên quần áo hay trên người dính Najis nhưng đến lúc dâng lễ nguyện lại quên đi cho đến khi đã hoàn tất lễ nguyện thì y mới nhớ ra thì cuộc dâng lễ đó của y cũng hoàn toàn đúng bởi Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
]رَبَّنَا لَا تُؤَاخِذۡنَآ إِن نَّسِينَآ أَوۡ أَخۡطَأۡنَا[ (البقرة : 286)
[Lạy Thượng Đế của chúng tôi, xin đừng bắt tôi chúng tôi nếu như chúng tôi quên hay nhầm lẫn] (Chương 2 – Albaqarah, câu 286). Và Allah đã nói: “Chắc chắn TA đã làm thế".
Và điều đó cũng được xác thực qua Hadith được ghi chép rằng Nabi ﷺ đã từng dâng lễ nguyện một số ngày với chiếc giầy dính vết bẩn Najis và sau đó được đại thiên thần Jibril mách bảo trong lúc Người đang dâng lễ nguyện và Người đã cởi bỏ và tiếp tục hoàn tất cuộc dâng lễ mà không thực hiện lại từ đầu. Và đây quả thật là một điều thương xót mà Allah, Ngài muốn làm dễ dàng cho những bề tôi của Ngài. Còn đối với người nào quên rằng mình đã Hadath (đã xì hơi, đã đi đại tiện hay tiểu tiện) mà chưa lấy Wudu' thì y phải thực hiện lại theo sự thống nhất của toàn thể giới học giả Islam. Nabi ﷺ có di huấn:
« لاَ تُقْبَلُ صَلاَةٌ بِغَيْرِ طُهُورٍ وَلاَ صَدَقَةٌ مِنْ غُلُولٍ » (أخرجه مسلم في صحيحه)
“Lễ nguyện Salah sẽ không được chấp nhận nếu như chưa được Tuhur (thể trạng sạch sẻ tức đã lấy Wudu' hay đã tắm) và việc bố thí cũng không được chấp nhận nếu đó là kẻ bội tín" (Muslim).
Nabi ﷺ cũng có nói:
« لاَ تُقْبَلُ صَلاَةُ أَحَدِكُمْ إِذَا أَحْدَثَ حَتَّى يَتَوَضَّأَ » (متفق على صحته)
“Lễ nguyện của một ai đó trong các người sẽ không được chấp nhận nếu như y đã Hadath (xì hơi, đại tiện hay tiểu tiện) mà chưa lấy Wudu'" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
! ! !
15- Đa số mọi người thời nay rất lơ là và hay bỏ bê lễ nguyện Salah, một số người thì bỏ dâng lễ nguyện hầu như hoàn toàn. Xin hỏi giáo luật quy định thế nào với những người đó? Và người Muslim phải đối mặt với những người này thế nào đặc biệt là người thân của họ như cha, con, và vợ, v.v… ?
Giải đáp: Việc lơ là bỏ bê dâng lễ nguyện là một trong những việc đại nghịch bất đạo và là một trong bản chất của những người Munafiq (giả mạo trong đức tin). Allah, Đấng Tối Cao phán:
]إِنَّ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ يُخَٰدِعُونَ ٱللَّهَ وَهُوَ خَٰدِعُهُمۡ وَإِذَا قَامُوٓاْ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ قَامُواْ كُسَالَىٰ يُرَآءُونَ ٱلنَّاسَ وَلَا يَذۡكُرُونَ ٱللَّهَ إِلَّا قَلِيلٗا١٤٢[ (النساء : 142)
[Quả thật những tên giả mạo trong đức tin tìm cách lừa dối Allah nhưng chính Ngài đã đánh lừa chúng (vào cạm bẫy của chúng). Và khi chúng đứng dậy để dâng lễ, chúng đứng lên một cách uể oải, chúng chỉ muốn phô trương cho thiên hạ thấy và chúng chỉ tưởng nhớ đến Allah rất ít.] (Chương 4 – An-Nisa', câu 142).
Allah phán bảo về các thuộc tính và bản chất của những người đạo đức giả:
]وَمَا مَنَعَهُمۡ أَن تُقۡبَلَ مِنۡهُمۡ نَفَقَٰتُهُمۡ إِلَّآ أَنَّهُمۡ كَفَرُواْ بِٱللَّهِ وَبِرَسُولِهِۦ وَلَا يَأۡتُونَ ٱلصَّلَوٰةَ إِلَّا وَهُمۡ كُسَالَىٰ وَلَا يُنفِقُونَ إِلَّا وَهُمۡ كَٰرِهُونَ ٥٤[ (التوبة : 54)
[Và lý do tại sao việc đóng góp của chúng không được chấp nhận là vì chúng đã phủ nhận Allah và Sứ giả của Ngài và chúng dâng lễ nguyện Salah một cách uể oải và miễn cưỡng chi dùng (tài sản của chúng cho chính nghĩa của Allah).] (Chương 9 – At-Tawbah, câu 54).
Nabi ﷺ có nói:
« إِنَّ أَثْقَلَ الصَّلاَةِ عَلَى الْمُنَافِقِينَ صَلاَةُ الْعِشَاءِ وَصَلاَةُ الْفَجْرِ وَلَوْ يَعْلَمُونَ مَا فِيهِمَا لَأَتَوْهُمَا وَلَوْ حَبْوًا » (متفق على صحته)
“Lễ nguyện nặng nề nhất đối với những người giả mạo đức tin là lễ nguyện Isha' và lễ nguyện Fajr, nhưng nếu họ biết những gì tốt đẹp từ hai lễ nguyện đó thì chắc chắn họ sẽ đến để dâng lễ cho dù phải bò lê đi chăng nữa" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
Do đó, bắt buộc mỗi người Muslim nam và Muslim nữ phải duy trì và gìn giữ năm lễ nguyện bắt buộc theo đúng giờ giấc được quy định. Họ phải thực hiện chúng một cách nghiêm trang với sự kính sợ bằng cả trái tim của mình, bởi Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
]قَدۡ أَفۡلَحَ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ ١ ٱلَّذِينَ هُمۡ فِي صَلَاتِهِمۡ خَٰشِعُونَ ٢[ (المؤمنون : 1،2)
[Những người có đức tin chắc chắn thành đạt, họ là những người hạ mình khiêm tốn trong việc dâng lễ nguyện Salah của họ] (Chương 23 – Al-Mu'minun, câu 1,2)
Và chiếu theo những gì được xác thực từ Nabi ﷺ là quả thật Người đã ra lệnh cho những ai dâng lễ chưa được nghiêm trang phải thực hiện lại, và riêng đối với nam giới thì Người đã ra lệnh cho họ phải duy trì và gìn giữ việc dâng lễ nguyện Salah tập thể cùng với các anh em đồng đạo của họ trong các ngôi nhà của Allah được gọi là các Masjid, Nabi ﷺ nói:
« مَنْ سَمِعَ النِّدَاءَ فَلَمْ يَأْتِهِ فَلاَ صَلاَةَ لَهُ إِلاَّ مِنْ عُذْرٍ » (أخرجه ابن ماجة والدارقطني وابن حبان والحاكم باسناد صحيح)
“Người nào nghe thấy lời gọi (đi dâng lễ nguyện) mà không đi thì coi như người đó không có dâng lễ nguyện ngoại trừ có lý do (chính đáng theo quy định của giáo luật)" (Ibnu Ma-jah, Adda-ruqutni, Ibnu Hibban và Hakim với đường dẫn truyền chính xác).
Có lời hỏi Ibnu Abbas lý do cho việc được phép không đi dâng lễ nguyện tập thể là gì thì ông trả lời t đó là sự sợ hãi và bệnh tật.
Và trong bộ Sahih Muslim có ghi, theo lời thuật của ông Abu Huroyroh t rằng có một người đàn ông mù đến gặp Nabi ﷺ và nói: Thưa Sứ giả của Allah! Tôi không có ai dẫn đường đến Masjid vậy tôi có được phép dâng lễ nguyện tại nhà không? Người cho phép sau đó Người lại gọi ông ta và nói: “Ông có nghe thấy lời kêu gọi dâng lễ nguyện không (tức Azan) ?" Ông ta đáp: Có. Thế là Người bảo: “Vậy hãy đáp lại lời mời gọi đó".
Và trong hai bộ Albukhari và Muslim, ông Abu Huroyroh thuật lại, Nabi ﷺ có di huấn rằng:
« لَقَدْ هَمَمْتُ أَنْ آمُرَ بِالصَّلاَةِ فَتُقَامَ ثُمَّ آمُرَ رَجُلاً فَيَؤُمُّ النَاسَ ثُمَّ أَنْطَلِقُ بِرِجَالٍ مَعَهُمْ حُزَمٌ مِنْ حَطَبٍ إِلىَ قَوْمٍ لاَ يَشْهَدُونَ الصَّلاَةَ فَأُحَرِّقَ عَلَيْهِمْ بُيُوْتَهُمْ » (رواه البخاري ومسلم)
“Quả thật, ta thực sự giận đến nỗi đã muốn ra lệnh cho cử hành lễ nguyện và cử một người lên làm Imam thay Ta cho mọi người rồi ta sẽ cùng một số người kéo theo các bó củi đến một nhóm người đã không đến dự cuộc dâng lễ nguyện tập thể và thêu đốt các ngôi nhà của họ" (Albukhari và Muslim).
Các Hadith vừa nêu trên đây đã cho thấy quả thật việc dâng lễ nguyện tập thể là bổn phận quan trọng nhất trong các bổn phận quan trọng của người Muslim nam và người nào trong họ làm trái lại thích đáng bị trừng phạt.
Cầu xin Allah cải thiện tình trạng của tất cả những đồng đạo Muslim và xin Ngài ban thành công cho họ theo những gì mà Ngài hài lòng, còn đối với việc bỏ dâng lễ nguyện hoàn toàn hoặc đôi lúc hay thỉnh thoảng thì đó là một việc làm Kufur (bất tin) rất lớn tức là hành động của những người kafir (không tin tưởng) cho dù người bỏ bê dâng lễ nguyện vẫn chưa phủ nhận hay bác bỏ nó, đây là theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm bất đồng nhau của giới học giả.
Bằng chứng cho điều này là lời di huấn của Nabi ﷺ:
« بَيْنَ الرَّجُلِ وَبَيْنَ الشِّرْكِ وَالْكُفْرِ تَرْكُ الصَّلاَةِ » (رواه مسلم)
“Ranh phân biệt giữa một người và sự Shirk (tổ hợp) và Kufur (bất tin) là bỏ lễ nguyện Salah" (Muslim).
« الْعَهْدُ الَّذِى بَيْنَنَا وَبَيْنَهُمُ الصَّلاَةُ فَمَنْ تَرَكَهَا فَقَدْ كَفَرَ » (أخرجه الإمام أحمد وأهل السنن الأربع باسناد صحيح)
“Giao ước giữa chúng ta (những tín đồ Islam) và họ (những người ngoại đạo) là lễ nguyện Salah. Do đó, người nào bỏ dâng lễ nguyện thì người đó là người ngoại đạo" (Ahmad, Abu Dawood, Tirmizhi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
Còn đối với những Muslim nào, nam hay nữ phủ nhận và bác bỏ việc dâng lễ nguyện là bổn phận của họ thì người đó là người ngoại đạo, tất cả giới học giả Islam đều đồng thuận cho điều này, ngay cả họ vẫn dâng lễ.
Cầu xin Allah ban cho tất cả người Muslim chúng ta điều an lành bởi Ngài là Đấng trông coi tốt nhất.
Và bắt buộc tất cả mọi người Muslim phải có bổn phận khuyên răn và nhắc nhở nhau về với chân lý, bắt buộc mỗi người phải giúp đỡ và tương trợ nhau trên các việc làm ngoan đạo và kính sợ Allah. Và một trong những lẽ này là khuyên răn và nhắc nhở những ai đã không dâng lễ nguyện tập thể hay đã bỏ bê dâng lễ hầu như hoàn toàn hay đôi lúc. Hãy cảnh bảo họ về sự nổi giận và phẫn nộ của Allah trong việc trừng phạt họ. Cha mẹ, anh em và những người thân trong nhà phải có trách nhiệm bảo ban và khuyên họ. Hãy cố gắng và duy trì sự nhắc nhở thường xuyên đến khi nào Allah soi sáng và hướng dẫn họ trở lại con đường ngay chính. Và tương tự như vậy, những người phụ nữ nào lơ là và bỏ bê lễ nguyện thì mỗi người Muslim cũng phải có bổn phận bao ban và khuyên răn và phải cố gắng nhắc nhở họ một cách thường xuyên, thậm chí có thể dùng đến biện pháp trừng phạt nếu có khả năng làm điều đó. Tất cả những việc làm này đều là sự giúp đỡ tương trợ nhau làm việc thiện và kêu gọi nhau kính sợ Allah, là sự kêu gọi nhau đến với sự ngoan đạo và đức hạnh và ngăn cản những điều nghịch đạo và tội lỗi. Allah đã phán về trách nhiệm lẫn nhau của mỗi người bề tôi của Ngài dù là nam hay nữ như sau:
]وَٱلۡمُؤۡمِنُونَ وَٱلۡمُؤۡمِنَٰتُ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٖۚ يَأۡمُرُونَ بِٱلۡمَعۡرُوفِ وَيَنۡهَوۡنَ عَنِ ٱلۡمُنكَرِ وَيُقِيمُونَ ٱلصَّلَوٰةَ وَيُؤۡتُونَ ٱلزَّكَوٰةَ وَيُطِيعُونَ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥٓۚ أُوْلَٰٓئِكَ سَيَرۡحَمُهُمُ ٱللَّهُۗ إِنَّ ٱللَّهَ عَزِيزٌ حَكِيمٞ ٧١[ (التوبة : 71)
[Và những người tin tưởng, nam và nữ, là đồng minh bảo vệ lẫn nhau. Họ ra lệnh làm điều lành và cấm cản nhau làm điều dữ và năng dâng lễ nguyện Salah và đóng Zakah và tuân lệnh của Allah và sứ giả của Ngài. Đó là những người mà Allah khoan dung bởi vì Allah Toàn Năng, Thấu Suốt] (tất cả) (Chương 9 – Attawbah, câu 71).
Nabi ﷺ nói:
«مُرُوا أَوْلاَدَكُمْ بِالصَّلاَةِ وَهُمْ أَبْنَاءُ سَبْعِ سِنِينَ وَاضْرِبُوهُمْ عَلَيْهَا وَهُمْ أَبْنَاءُ عَشْرِ سِنِينَ وَفَرِّقُوا بَيْنَهُمْ فِى الْمَضَاجِعِ» (رواه أبو داود)
“Hãy bảo con cái của các ngươi dâng lễ nguyện khi chúng được bảy tuổi và khi chúng được mười tuổi thì hãy đánh đòn chúng nếu chúng không thực hành lễ nguyện và hãy tách chúng (con gái và con trai) ngủ riêng ra" (Abu Dawood).
Nếu như phải bảo con cái dâng lễ nguyện khi chúng bảy tuổi và đánh đòn chúng khi chúng mười tuổi thì những người trưởng thành đáng bị hình phạt hơn nếu như họ bỏ bê và lờ là việc dâng lễ, tuy nhiên hãy nên khuyên bảo nhau thường xuyên.
Việc khuyên bảo và nhắc nhở nhau đến với điều đúng và lẽ phải và kiên trì nhẫn nại trong sự việc đó là làm theo lời phán của Allah:
ﮋ وَٱلۡعَصۡرِ ١ إِنَّ ٱلۡإِنسَٰنَ لَفِي خُسۡرٍ ٢ إِلَّا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَعَمِلُواْ ٱلصَّٰلِحَٰتِ وَتَوَاصَوۡاْ بِٱلۡحَقِّ وَتَوَاصَوۡاْ بِٱلصَّبۡرِ٣ﮊ العصر: ١ – ٣
[Thề bởi thời gian * Quả thật con người sẽ đi vào thua thiệt * Ngoại trừ những ai có đức tin và làm việc thiện và khuyên bảo nhau tôn trọng sự thật và khuyên bảo nhau kiên nhẫn] (Chương 103 – Al-Asr, câu 1-3).
Và người nào bỏ bổn phận dâng lễ nguyện Salah sau khi đã dậy thì và đã được khuyên bảo và nhắc nhở thì y sẽ được đưa lên vị Hakim (người có quyền hành trông coi mọi vụ việc của một cộng đồng tín đồ) để dùng các hình phạt bắt y ăn năn hối cải và nếu như y vẫn không biết sám hối và sửa lỗi thì y phải bị hành hình. Cầu xin Allah cải thiện tình trạng của tất cả người Muslim, xin Ngài hãy ban cho họ sự thông hiểu luật đạo và xin Ngài phù hộ cho họ trên con đường giúp đỡ và tương trợ nhau làm việc thiện và ngoan đạo cũng như trong việc kêu gọi nhau làm việc tốt và lẽ phải và ngăn cản những việc làm nghịch đạo và tội lỗi, hãy ban cho họ sự kiên nhẫn bởi quả thật Ngài là Đấng Rộng lượng và Nhân từ.
! ! !
16- Giả sử có một số người bị tại nạn giao thông hay một tại nạn nào đó mà bất tỉnh hoặc hôn mê trong suốt một khoảng thời gian thì xin hỏi những người đó có phải dâng lễ nguyện Salah trả lại cho thời gian bất tỉnh và hôn mê đó hay không ?
Giải đáp: Nếu thời gian bất tỉnh hay hôn mê trong khoảng thời gian ngắn như khoảng ba ngày hoặc ít hơn thì bắt buộc người đó dâng lễ nguyện trả lại bởi vì sự hôn mê hay bất tỉnh trong khoảng thời ngắn đó cũng giống như giấc ngủ cho nên việc trả lại các lễ nguyện đã bỏ lỡ vẫn phải thực hiện. Chiếu theo những gì được ghi chép một cách xác thực rằng một số các vị Sahabah khi họ bị hôn mê trong khoảng thời gian dưới ba ngày thì họ đều dâng lễ trả lại.
Còn trường hợp thời gian bất tỉnh hay hôn mê nhiều hơn ba ngày trở lên thì không cần phải dâng lễ nguyện trả lại bởi Nabi ﷺ có nói:
« رُفِعَ الْقَلَمُ عَنْ ثَلاَثٍ عَنِ النَّائِمِ حَتَّى يَسْتَيْقِظَ وَعَنِ الصَّغِيرِ حَتَّى يَبْلُغَ وَعَنِ الْمَجْنُونِ حَتَّى يَفِيقَ »
“Cây viết sẽ ngừng ghi trách nhiệm cho ba loại người: người đang ngủ cho tới khi y thức dậy, trẻ con cho tới khi nó dậy thì và người bị điên cho tới khi y biết nhận thức trở lại"
Và người bị hôn mê hay bất tỉnh trong thời gian hơn ba ngày hoàn toàn giống với người bị điên vì đầu óc của họ không còn nhận thức được mọi sự việc tức họ đã mất đi mọi ý thức. Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
17- Có rất nhiều người bệnh lơ là và bỏ bê việc dâng lễ nguyện, họ bảo khi nào tôi khỏi bệnh tôi sẽ dâng lễ trả lại, còn một số khác thì nói làm sao tôi dẫng lễ nguyện được trong khi tôi không thể thực hiện nghi thức Taha-rah (Wudu' hay tắm bắt buộc) và cũng không thể vệ sinh thân thể khỏi Najis (những thứ dơ bẩn ngăn cản việc Salah). Xin cho lời khuyên đến những người này ?
Giải đáp: Bệnh tật không ngăn cản việc dâng lễ nguyện Salah, lý do không thể thực hiện Taha-rah trong khi đầu óc của người bệnh vẫn còn ý thức được mọi sự việc là điều không được chấp nhận mà bắt buộc người bệnh phải thực hiện việc dâng lễ nguyện theo khả năng của y, y hãy làm Taha-rah bằng nước nếu như y có khả năng cho điều đó, còn nếu y không thể dùng nước thì y có thể làm Tayammum (nghi thức dùng đất bụi khô sạch để làm Taha-rah thay thế cho Wudu') rồi dâng lễ, còn đối với Najis thì y hãy tẩy rửa thân thể, quần áo mỗi khi vào giờ dâng lễ hoặc có thể thay quần áo sạch không dính Najis, trường hợp nếu như y không thể dùng nước để tẩy rửa thân thể hay không thể thay quần áo sạch không dính Najis thì điều đó được xí xóa và y cứ dâng lễ nguyện theo hiện trạng của y bởi Allah đã phán bảo:
] فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (التغابن : 16)
[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Nabi ﷺ có di huấn:
« إِذَا أَمَرْتُكُمْ بِأَمْرٍ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ » (متفق على صحته)
“Khi nào ta ra lệnh cho các ngươi một điều gì thì các ngươi hãy chấp hành theo khả năng của các ngươi" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
Và Nabi ﷺ có từng nói với Imran bin Husain t khi ông than bệnh với Người:
« صَلِّ قَائِمًا فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَقَاعِدًا فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَعَلَى جَنْبٍ » (رواه البخاري في صحيحه رواه النسائي باسناد صحيح وزاد: "فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَمُسْتَلْقِياً")
“Hãy đứng dâng lễ nguyện, nếu ngươi không thể đứng thì hãy ngồi, nếu ngươi không thể ngồi thì hãy nằm nghiêng" (Hadith do Albukhari ghi nhận trong bộ Sahih của ông, và ông Annasa-i thì có ghi nhận thêm: “nếu ngươi không thể thì hãy nằm thẳng người").
! ! !
18- Người cố ý bỏ dâng lễ nguyện có phải dâng lễ trả lại nếu như y đã sám hối với Allah hay không, dù đó là một cuộc dâng lễ hay nhiều hơn ?
Giải đáp: Không bắt buộc dâng lễ trả lại nếu như người nào bỏ dâng lễ một cách cố ý theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả bởi vì việc bỏ dâng lễ nguyện Salah một cách có chủ ý sẽ trục xuất người đó khỏi Islam và y sẽ bị trở thành là kẻ ngoại đạo. Và người ngoại đạo không cần phải dâng lễ trả lại cho khoảng thời gian mà y là người ngoại đạo trước kia. Nabi ﷺ có nói:
« بَيْنَ الرَّجُلِ وَبَيْنَ الشِّرْكِ وَالْكُفْرِ تَرْكُ الصَّلاَةِ » (رواه مسلم في الصحيح عن جابر بن عبد الله – رضي الله عنه)
“Ranh giới giữa một người và sự Shirk (tổ hợp cùng với Allah một đối tác ngang bằng) và Kufur (sự bất tin) là bỏ dâng lễ nguyện Salah" (do Muslim ghi lại qua lời thuật của ông Jabir bin Abdullah t).
Và Nabi ﷺ cũng có nói:
« الْعَهْدُ الَّذِى بَيْنَنَا وَبَيْنَهُمُ الصَّلاَةُ فَمَنْ تَرَكَهَا فَقَدْ كَفَرَ » (أخرجه الإمام أحمد وأهل السنن الأربع باسناد صحيح)
“Giao ước giữa chúng ta (những tín đồ Islam) và họ (những người ngoại đạo) là lễ nguyện Salah. Do đó, người nào bỏ dâng lễ nguyện thì người đó là người ngoại đạo" (Ahmad, Abu Dawood, Tirmizhi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
Và Nabi ﷺ đã không ra lệnh cho những người ngoại đạo sau khi gia nhập Islam phải dâng lễ trả lại cho thời gian trước kia của họ, và các vị Sahabah của Người ﷺ (Cầu xin Allah hài lòng về họ) cũng không ra lệnh cho những bị trục xuất khỏi Islam dâng lễ trả lại sau khi họ đã sám hối và quay lại. Tuy nhiên, nếu ai muốn dâng lễ trả lại với quan niệm là việc làm đó không phải là bắt buộc thì không vấn đề gì, việc đó được xem như người đó thận trọng và không muốn rơi vào sự bất đồng với quan điểm của đại đa số học giả cho rằng: người bỏ dâng lễ nguyện một cách có chủ ý chưa phải là người ngoại đạo nếu như y vẫn thừa nhận tính bắt buộc của việc dâng lễ. Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
Azan
(Lời Kêu Gọi Dâng Lễ Nguyện Salah)
19- Một số người nói rằng khi nào vào đúng đầu giờ mà không Azan thì không cần phải Azan nữa vì ý nghĩa của Azan là thông báo vào giờ dâng lễ nguyện. Vậy theo sự hiểu biết của các Shaikh về điều đó như thế nào và xin cho biết giáo luật có quy định cho một cá nhân phải Azan khi y ở nơi hoang vắng hay không ?
Giải đáp: Nếu như người Muazzin không Azan vào đầu giờ thì giáo luật quy định y không được phép Azan sau đó đối với nơi có nhiều người Muazzin khác ngoài y và họ được yêu cầu Azan và một trong số họ có thể Azan dù có trễ một chút cũng không sao nhằm cảnh cáo người Muazzin đó.
Còn nếu như ở một nơi không Muazzin nào khác mà chỉ có một người Muazzin duy nhất thì bắt buộc y phải Azan cho dù có trễ qua một ít thời gian bởi vì Azan trong trường hợp này là Fardu Kifa-yah (điều bắt buộc cho tập thể, nếu không được thực hiện thì cả tập thể bị bắt tội còn nếu có một cá nhân đứng ra thực hiện thì cả tập thể đã xong trách nhiệm và không bị tội) và bởi lẽ không có ai khác ngoài một người Muazzin duy nhất thì bắt buộc y phải có trách nhiệm thực hiện và bởi vì mọi người đang chờ nghe để biết giờ dâng lễ nguyện.
Còn đối với người đi đường xa thì giáo luật có quy định cho y Azan dù y chỉ có một mình. Có sự ghi nhận chính xác rằng ông Abu Sa-eed t nói với một người đàn ông: Khi nào anh đang ở cùng với bầy cừu của anh nơi hoang vắng thì anh hãy cất tiếng Azan bởi vì không một sinh linh nào từ loài Jinn và loài người hay một tạo vật nào khác khi nghe tiếng Azan của người Azan mà không làm chứng cho y vào ngày Phán xét. Và sự việc này đã được kể lại cho Nabi ﷺ . Và còn nhiều Hadith có ý nghĩa chung chung khác nói về Azan.
! ! !
20- Đối với phụ nữ, Azan và Iqa-mah có được quy định cho họ không, kể cả khi họ ở tại nhà hay nơi hoang vắng hoặc một mình hay tập thể ?
Giải đáp: Giáo luật không quy định cho phụ nữ làm Azan hay Iqa-mah kể cả họ đang ở tại nhà, hay đi đường xa. Azan và Iqa-mah chỉ dàng riêng cho nam giới mà thôi.
Sự việc này đã được nói rõ qua các Hadith xác thực từ Nabi ﷺ.
! ! !
21- Nếu như quên Iqa-mah mà tiến hành dâng lễ nguyện thì cuộc dâng lễ nguyện đó có bị gì không, kể cả một mình hay tập thể ?
Giải đáp: Nếu như cuộc dâng lễ nguyện được tiến hành không có Iq-mah dù là dâng lễ một mình hay tập thể cuộc dâng lễ đó hoàn toàn đúng nhưng bắt buộc những ai làm vậy phải sám hối với Allah, Đấng Tối Cao.
Tương tự, nếu dâng lễ nguyện mà không có Azan thì cuộc lễ nguyện đó vẫn hợp lệ và hoàn toàn đúng bởi vì Azan và Iqa-mah là điều Fardu Kifa-yah và chúng không nằm trong nghi thức của lễ nguyện Salah.
Và bắt buộc những ai bỏ Azan và Iqa-mah phải sám hối với Allah về việc làm đó, bởi vì những điều Fardu Kifa-yah sẽ khiến tập thể bị tội nếu không thực hiện nó nhưng nếu có người thực hiện thì cả tập thể sẽ không bị tội và Azan, Iqa-mah là hai Fardu Kifa-yah, cho nên nếu nó được thực hiện thì coi như cả tập thể đã hoàn thành bổn phận và không bị mắc tội dù ở nơi mình cư ngụ hay đang đi đường hoặc ở vùng quê hẻo lánh nào đó.
Cầu xin Allah ban sự tốt đẹp và thành công cho tất cả mọi người Muslim.
! ! !
22- Bằng chứng cho câu nói của Muazzin trong Azan Fajr (الصَّلاَةُ خَيْرٌ مِنَ النَّوْمِ) (Assola-tu khairum minan nawm) (Lễ nguyện Salah tốt hơn giấc ngủ) là gì? Ý kiến của các Shaikh thế nào đối với những ai nói trong Azan: (حَيَّ عَلىَ خَيْرِ العَمَلِ) (Hayya ala khairil a'mal) (Hãy đến với việc làm tốt nhất) và điều này có cơ sở giáo luật nào không ?
Giải đáp: Có một ghi nhận xác thực rằng Nabi ﷺ có bảo Bilaal và Abu Mahzhu-rah t như vậy trong Azan Fajr, và một ghi nhận xác thực khác rằng ông Anas t nói: theo Sunnah thì trong Azan Fajr, người Muazzin phải nói câu (الصَّلاَةُ خَيْرٌ مِنَ النَّوْمِ), Hadith này được ông Ibnu Khuzaymah ghi lại trong bộ Sahih của ông. Và câu nói (الصَّلاَةُ خَيْرٌ مِنَ النَّوْمِ) này được nói trong Azan vào lúc ánh ráng động ló dạng theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả, và nó được gọi là Azan lần thứ nhất tính theo thứ tự so với Iqa-mah, vì Iqa-mah được gọi Azan thứ hai chiếu theo lới di huấn của Nabi ﷺ:
« بَيْنَ كُلِّ أَذَانَيْنِ صَلاَةٌ »
“Giữa mỗi hai Azan là lễ nguyện Salah"
Và trong bộ ghi chép của Albukhari, điều đó được xác thực qua lời thuật của bà A-ishah t.
Còn về câu nói mà một số người của trường phái Shi-ah đã nói (حَيَّ عَلىَ خَيْرِ العَمَلِ) là Bid-ah (việc làm mới, một sự cải biên) không có một bằng chức xác thực từ các Hadith. Cầu xin Allah soi sáng và hướng dẫn tất cả người Muslim theo đúng đường lối của Nabi ﷺ và họ sẽ cắn chặt lấy nó bằng răng hàm của họ. Bởi lẽ đó là đường lối đưa đến thành công và hạnh phúc cho tất cả tín đồ. Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
23- Có ghi nhận rằng phải kêu gọi đến dâng lễ nguyện Salah Alkusuf (lễ nguyện khi có nhật thực hay nguyệt thực) bằng câu "الصَّلاَةُ جَامِعَةٌ" . Xin hỏi nói câu đó chỉ một lần hay lặp lại nhiều lần, và nếu nói nhiều lần thì xin cho biết cụ thể là bao nhiêu lần ?
Giải đáp: Quả thật có một ghi nhận xác thực rằng Nabi ﷺ đã ra lệnh bảo kêu gọi đến dâng lễ nguyện Salah Alkusuf bằng câu "الصَّلاَةُ جَامِعَةٌ" , và theo Sunnah thì người kêu gọi phải lặp lại nhiều lần cho tới khi y cảm thấy là mọi người đã nghe thấy lời mời gọi này và quả thật không có một bằng chứng nào nói về số lần lặp lại cụ thể. Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
Nghi Thức Lễ Nguyện Salah
24- Có rất nhiều anh em đạo hữu quá nghiêm khắc và chú trọng về việc tìm vật chắn trước mặt khi dâng lễ nguyện Salah đến mức họ có thể đứng đợi trong Masjid cho tới khi phải tìm thấy cái cột trống nào đó thì họ mới tiến hành dâng lễ, và họ luôn cố ngăn cản những ai dâng lễ mà không có vật chắn trước mặt. Một số khác thì lại quá xem nhẹ và lơ là việc làm này. Xin hỏi đâu là đúng đắn nhất trong sự việc này, và việc vạch một đường để thay thế cho vật chắn khi không tìm thấy nó, có bằng chứng xác thực nào cho sự việc đó không ?
Giải đáp: Dâng lễ nguyện Salah mà trước mặt có vật chắn là Sunnah Mu-akkadah (một việc làm mà Nabi ﷺ hầu như không bỏ qua) chứ không phải là việc làm mang tính bắt buộc Wajib, do đó nếu không tìm thấy vật gì làm vật chắn thì đường vạch cũng được rồi. Và bằng chứng cho sự việc này là lời di huấn của Nabi ﷺ:
« إِذَا صَلَّى أَحَدُكُمْ فَلْيُصَلِّ إِلَى سُتْرَةٍ وَلْيَدْنُ مِنْهَا » (رواه أبو داود)
“Khi một ai đó trong các người dâng lễ nguyện Salah thì hãy dâng lễ trước một vật chắn và hãy đứng gần nó" (Abu Dawood)
Và Nabi ﷺ cũng có nói:
« يَقْطَعُ صَلاَةُ المَرْءِ المُسْلِمِ إِذَا لَمْ يَكُنْ بَيْنَ يَدَيْهِ مِثْلُ مُؤْخِرَةِ الرَّحْلِ: المَرْأَةُ وَ الْحِمَارُ وَالْكَلْبُ الأَسْوَدُ » (رواه مسلم في صحيحه)
“Phụ nữ, con lừa và con chó đen sẽ cắt đứt cuộc dâng lễ nguyện Salah của một người Muslim nếu như trước mặt y không có một vật để chắn dù chỉ như một cây roi" (Muslim ghi chép trong bộ Sahih của ông).
« إِذَا صَلَّى أَحَدُكُمْ فَلْيَجْعَلْ تِلْقَاءَ وَجْهِهِ شَيْئًا فَإِنْ لَمْ يَجِدْ فَلْيَنْصِبْ عَصًا فَإِنْ لَمْ يَجِدْ فَلْيَخُطَّ خَطًّا ثُمَّ لاَ يَضُرُّهُ مَا مَرَّ بَيْنَ يَدَيْهِ » (رواه الإمام أحمد وابن ماجة بإسناد حسن)
“Khi một ai đó trong các người dâng lễ nguyện Salah thì hãy đặt một vật gì đó ở phía trước mặt của y, nếu như không tìm thấy một thứ gì thì hãy đặt một cái cây nhỏ, và nếu cái cây nhỏ cũng không tìm thấy thì hãy vạch một đường thì sau đó sẽ không có gì đi ngang qua gây trở ngại cho y" (Ahmad và Ibnu Ma-jah với đường truyền tốt).
Ông Al-Hafizzh Ibnu Hajar ﷺ nói trong bộ Bulugh Almuram: có một sự xác thực rằng thỉnh thoảng Nabi ﷺ đã cũng dâng lễ nguyện Salah không có vật chắn ở phía trước mặt, và điều này đã nói lên rằng việc đặt vật chăn phía trước mặt khi dâng lễ nguyện Salah chắc chắn không phải là Wajib (bắt buộc).
Việc người dâng lễ nguyện cần có vật chắn trước mặt không được yêu cầu khi dâng lễ ở trong Masjid Haram (Makkah) vì có một bằng chứng rằng ông Ibnu Al-Zubair t đã từng dâng lễ nguyện trong Masjid Haram mà trước mặt ông không có một vật chắn nào trong khi đoàn người vẫn đang Tawaf trước mặt ông. Và cũng có một số bằng chứng khác được ghi nhận từ Nabi ﷺ về điều này nhưng những bằng chứng đó có đường truyền yếu.
Và bởi lẽ ở Masjid Haram hầu như lúc nào cũng đông người và khó có thể tránh khỏi dòng người đi ngang qua lại trước mặt người dâng lễ, cho nên, việc dâng lễ yêu cầu nên có vật chắn phía trước mặt để tránh người đi ngang qua lại được xí xóa, và điều này cũng được áp dụng với Masjid Nabi và kể cả những nơi khác nếu như luôn có sự đông đúc của dòng người, vì Allah đã phán:
] فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (التغابن : 16)
[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Nabi ﷺ có di huấn:
« إِذَا أَمَرْتُكُمْ بِأَمْرٍ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ » (متفق على صحته)
“Khi nào ta ra lệnh cho các ngươi một điều gì thì các ngươi hãy chấp hành theo khả năng của các ngươi" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
! ! !
25- Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều người khi dâng lễ nguyện họ đặt hai tay ở phía dưới rốn, một số khác thì đặt hay tay ở phần phía trên lòng ngực và họ phản đối gắt gao những ai đặt hai tay dưới rốn, mốt số khác nữa thì để hai tay trên ngực gần sát với râu cầm và một số thì lại duỗi hai tay thẳng xuống. Xin hỏi cách nào là đúng trong sự việc này ?
Giải đáp: Chiếu theo những gì được xác thực từ Sunnah thì tốt nhất là người dâng lễ khi đứng nên đặt bàn tay phải trên bàn bàn tay trái lên ngực của mình trước và sau Ruku'. Tất cả những bằng chứng cho điều này là các Hadith được thuật lại từ các vị Sahabah như ông Wa-il bin Hajar, Qabaysah bin Halab Atta-i và Hadith được thuật lại bởi ông Sahal bin Sa'ad Assa-i'di (cầu xin Allah hài lòng về tất cả họ).
Còn việc đặt tay dưới rốn thì cũng có một Hadith được ghi nhận nhưng Hadith này yếu đến từ lời thuật của ông Ali t còn đối với cách đặt tay duỗi thẳng hoặc đặt tay ở dưới râu cầm là làm khác với Sunnah của Nabi ﷺ.
26- Rất nhiều anh em đồng đạo rất chú trọng việc ngồi nghỉ một chốc lát trước khi đứng dậy cho Rak-at tiếp theo và họ gắt gao phản đối những ai bỏ qua việc làm này. Xin hỏi giáo luật quy định thế nào về điều này và quy định này đối với cả Imam và người dâng lễ theo sau Imam cũng giống như người dâng lễ một mình đúng không ?
Giải đáp: Việc ngồi nghỉ chốc lát này là nghi thức khuyến khích dành cả cho người Imam, những người sau Imam và người dâng lễ một mình. Và cách ngồi của nó cũng giống như cách ngồi giữa hai Sujud (cúi đầu quỳ lạy) và nó là một cái ngồi để nghỉ một chốc lát trong đó không có quy định tụng niệm hay Du-a' nào dành cho nó và người nào không thực hiện nó cũng không sao.
Và các Hadith làm bằng chứng cho sự việc này là các Hadith được xác thực từ Nabi ﷺ qua lời thuật của các vị Sahabah như Malik bin Alhuwayrith, Abu Humayd Assa-i'di và một nhóm Sahabah khác (cầu xin Allah hài lòng với họ).
! ! !
27- Người Muslim làm thế nào để thực hiện lễ nguyện trên tàu bay và việc dâng lễ nguyện Salah đúng vào đầu giờ của nó trên tàu bay với việc đợi cho đến khi đã tới sân bay mới thực hiện dâng lễ vào cuối giờ của nó, cái nào tốt hơn ?
Giải đáp: Bắt buộc người Muslim đang đi trên tàu bay phải dâng lễ nguyện khi nào tới giờ dâng lễ theo khả năng của y, nếu y có thể đứng dâng lễ, có thể Ruku' hay Sujud thì cứ thực hiện, còn nếu như không thể thì y có thể ngồi dâng lễ rồi làm điệu bổ của Ruku' và Sujud. Trường hợp y có thể tìm thấy một nơi trên tàu bay để đứng dâng lễ và y có thể Ruku' và Sujud thì bắt buộc y phải thực hiện như vậy bởi Allah có phán:
] فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (التغابن : 16)
[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Và Nabi ﷺ có từng nói với Imran bin Husain t khi ông than bệnh với Người:
« صَلِّ قَائِمًا فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَقَاعِدًا فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَعَلَى جَنْبٍ » (رواه البخاري في صحيحه رواه النسائي باسناد صحيح وزاد: "فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَمُسْتَلْقِياً")
“Hãy đứng dâng lễ nguyện, nếu ngươi không thể đứng thì hãy ngồi, nếu ngươi không thể ngồi thì hãy nằm nghiêng" (Hadith do Albukhari ghi nhận trong bộ Sahih của ông, và ông Annasa-i thì có ghi nhận thêm: “nếu ngươi không thể thì hãy nằm thẳng người").
Và tốt nhất là nên dâng lễ nguyện Salah vào đầu giờ của nó nhưng nếu trì hoãn đến cuối giờ để được dâng lễ dưới mặt đất thì cũng không sao bởi các bằng chứng quy định chung chung và giáo luật được quy định dành cho người đi trên tàu bay cũng giống như giáo luật được quy định đối với ô tô, tàu hỏa hay tàu thủy.
! ! !
28- Có rất nhiều người không nghiêm trang và có nhiều cử động trong lúc dâng lễ nguyện Salah. Xin hỏi giáo luật có quy định rõ ràng cụ thể về chừng mực cử động và cử động như thế nào sẽ làm hỏng cuộc dâng lễ? Có phải giáo luật quy định mức tối đa cho cử động là ba lần cử động liên tiếp đúng không? Và Shaikh có lời khuyên thế nào đến những người thường không nghiêm trang trong việc dâng lễ nguyện Salah ?
Giải đáp: Điều bắt buộc đối với mọi người có đức tin nam hay nữ phải nghiêm trang trong lúc dâng lễ nguyện Salah tránh những cử động lông bông không thuộc các động tác của lễ nguyện, bởi vì sự nghiêm trang trong lúc dâng lễ nguyện Salah là một trong những trụ cột của lễ nguyện. Bằng chứng cho điều này là Hadith được ghi chép trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim rằng Nabi ﷺ đã ra lệnh cho một vị Sahabah phải thực hiện lại cuộc dâng lễ mà y đã dâng lễ không nghiêm trang. Và giáo luật quy định buộc tất cả người Muslim nam hay nữ phải dâng lễ nguyện Salah một cách khiêm tốn với lòng kính sợ và bằng cả trái tim hướng về Ngài, Allah, Đấng Tối Cao phán:
]قَدۡ أَفۡلَحَ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ ١ ٱلَّذِينَ هُمۡ فِي صَلَاتِهِمۡ خَٰشِعُونَ ٢[ (المؤمنون : 1،2)
[Những người có đức tin chắc chắn thành đạt, họ là những người hạ mình khiêm tốn trong việc dâng lễ nguyện Salah của họ] (Chương 23 – Al-Mu'minun, câu 1,2)
Và giáo luật quy định là điều Makruh (đáng khiển trách) đối với ai thường có những cử động nghịch ngợm với quần áo, râu hay những gì khác trong lúc y đang dâng lễ nguyện và nếu như những cử động đó cứ thường xuyên và liên tục thì sự việc đó trở nên Haram theo những gì chúng tôi biết được trong quy định của giáo luật và sẽ làm hỏng cuộc lễ nguyện.
Và thực sự trong giáo luật không có nói cụ thể về mức cử động và câu nói giáo luật quy định mức không nghiêm trang là ba cử động là câu nói yếu không có bằng chứng và cơ sở. Việc xác định cử động nhiều ở đây là dựa trên sự nhận xét của người dâng lễ, nếu như y cảm thấy y đã có nhiều cử động một cách thường xuyên và liên tục trong lúc y dâng lễ thì y hãy thực hiện lại cuộc dâng lễ đó đối với những cuộc dâng lễ bắt buộc, đồng thời y phải tỏ lòng sám hối về sự việc đó với Allah. Và lời khuyên của chúng tôi đến với tất cả mọi người Muslim, nam và nữ, hãy nghiêm túc trong việc thực hiện lễ nguyện, hãy kính cẩn và thành tâm trước Allah mà cố gắng tránh những cử động không cần thiết trong lúc dâng lễ, bởi lẽ, đó là sự tôn nghiêm và xem trọng lễ nguyện, một trụ cột của tôn giáo Islam, trụ cột quan trọng và thiêng liêng đứng sau lời tuyên thệ Shaha-dah, và nó là điều được mang ra xét xử trước tiên vào ngày Phán xét. Cầu xin Allah hãy phù hộ và hướng dẫn tất cả người Muslim thực hiện lễ nguyện Salah theo một cách mà Ngài hài lòng.
! ! !
29- Cái nào tốt hơn trong hai cách hạ người xuống để Sujud: cho hai đầu gối chạm đất trước hai tay và ngược lại? Và làm thế nào để chúng ta có thể kết hợp hai Hadith nói về hai cách này lại với nhau?
Giải đáp: Theo Sunnah thì người dâng lễ nên hạ người xuống để Sujud bằng cách cho hai đầu gối chạm đất trước rồi đến hai bàn tay nếu như có khả năng thực hiện việc làm đó, đây là quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả và đó là quan điểm của đại đa số học giả dựa trên Hadith được thuật lại bởi vị Sahabah Wa-il bin Hujrin t và những Hadith khác có cùng nội dung.
Còn riêng Hadith do vị Sahaba Abu Huroyroh t thì thật ra nó không có sự mâu thuẫn mà trái lại nó mang nghĩa đồng thuận với điều nêu trên bởi Nabi ﷺ đã cấm người dâng lễ quỳ xuống giống như cách quỳ xuống của con lạc đà.
Và như đã biết, người nào cho hai tay chạm đất trước khi quỳ xuống thì cách quỳ đó giống như con lạc đà đã chạm hai chi trước của nó xuống trước khi quỳ xuống. Còn câu nói trong Hadith khác: hãy đặt hai tay xuống trước hai đầu gối thì theo phân tích gần đúng nhất là lời của nó có thể đã được đảo ngược bởi một số người truyền đạt, và thực chất đúng nhất là cho hai đầu gối hạ xuống trước hai ban tay. Và lập luận này đã kết hợp các Hadith lại với nhau một cách hài hòa và đã trừ khử đi những mâu thuẫn trong đó và điều này cũng đã được nhà học giả lỗi lạc Ibnu Qayyim ﷺ nói đến trong sách Za-dul Ma-aazh của ông.
Trường hợp không có khả năng chuyển người xuống Sujud bằng cách hạ đầu gối xuống trước hai tay do bệnh hay già yếu thì người dâng lễ có thể cho hai tay hạ xuống trước, việc này sẽ không vấn đề gì bởi Allah đã phán:
] فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (التغابن : 16)
[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Nabi ﷺ cũng có nói:
« مَا نَهِيْتُكُمْ عَنْهُ فَاِجْتَنِبُوهُ وَمَا أَمَرْتُكُمْ بِهِ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ » (متفق على صحته)
“Những gì mà ta cấm các người thì các người hãy tránh xa nó ra và những gì mà ta ra lệnh cho các ngươi thì các ngươi hãy chấp hành theo khả năng của các ngươi" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó). Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
30- Ý kiến của các Shaikh thế nào về việc hắng giọng (làm thanh cổ họng) trong lúc dâng lễ nguyện Salah, sự xúc động và khóc có làm hỏng lễ nguyện Salah không ?
Giải đáp: Việc hắng giọng hay còn gọi là gây tiếng e hem với mục đích làm thanh cổ họng, hoặc có tâm trạng xúc động và khóc, tất cả không làm hỏng lễ nguyện Salah. Không vấn đề gì nếu như có nhu cầu cần thiết ngoại trừ trường hợp không cần thiết thì các việc làm đó được xem là Makruh (đáng khiển trách, hay điều đáng ghét). Nabi ﷺ đã từng làm tiếng e hem trong cổ họng với Ali t khi ông xin phép Người trong lúc Người đang dâng lễ.
Còn việc khóc là một cảm xúc được giáo luật quy định trong lúc dâng lễ nguyện Salah cũng như trong việc thờ phượng khác mỗi khi trái tim rung động vì kính sợ Allah nhưng nó không mang tính ép buộc. Và quả thật có những ghi nhận xác thực rằng Nabi ﷺ thường khóc trong lúc dâng lễ, Abu Bakar, Umar và rất nhiều vị Sahabah khác cùng với các vị Ta-bi-een (những người thời sau Sahabah) cũng thường hay khóc khi dâng lễ nguyện.
! ! !
31- Giáo luật quy định thế nào cho những ai đi ngang qua trước mặt người đang dâng lễ nguyện, và xin hỏi ở Masjid Haram có sự khác biệt đối với những nơi khác trong sự việc này không và xin hỏi ý nghĩa của điều “người đi ngang qua sẽ cắt đứt lễ nguyện Salah" là gì? Và xin hỏi có phải giáo luật chỉ không cho phép đi ngang qua mặt người đang dâng lễ từ ba thứ: chó đen, phụ nữ và con lừa đúng không?
Giải đáp: Việc một người đi ngang qua trước mặt người đang dâng lễ nguyện Salah hoặc đi ngang qua giữa khoảng người dâng lễ với vật chắn trước mặt của y là điều nghiêm cấm chiếu theo lời di huấn của Nabi ﷺ:
« لَوْ يَعْلَمُ الْمَارُّ بَيْنَ يَدَىِ الْمُصَلِّى مَاذَا عَلَيْهِ لَكَانَ أَنْ يَقِفَ أَرْبَعِينَ خَيْرًا لَهُ مِنْ أَنْ يَمُرَّ بَيْنَ يَدَيْ المُصَلِّي » (متفق عليه)
“Nếu người đi ngang qua trước mặt người đang dâng lễ nguyện Salah biết được tội lỗi mà y phải gánh chịu cho việc làm đó thì chắc chắn dù y có đứng lại trong bốn mươi (năm) y cũng sẽ thấy điều đó tốt là đi ngang qua trước mặt người đang dâng lễ nguyện." (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
Và cuộc dâng lễ nguyện Salah của một người bị cắt đứt và hỏng mất khi nào vật đi ngang qua trước mặt y là phụ nữ đã trưởng thành, con lừa hoặc con cho đen.
Còn nếu như vật đi ngang qua trước mặt người đang dâng lễ không thuộc ba dạng vừa nêu trên thì cuộc dâng lễ nguyện sẽ không bị làm hỏng, tuy nhiên sẽ mất đi ân phước bởi Nabi ﷺ có nói:
« يَقْطَعُ صَلاَةُ المَرْءِ المُسْلِمِ إِذَا لَمْ يَكُنْ بَيْنَ يَدَيْهِ مِثْلُ مُؤْخِرَةِ الرَّحْلِ: المَرْأَةُ وَ الْحِمَارُ وَالْكَلْبُ الأَسْوَدُ » (رواه مسلم في صحيحه)
“Phụ nữ, con lừa và con chó đen sẽ cắt đứt cuộc dâng lễ nguyện Salah của một người Muslim nếu như trước mặt y không có một vật để chắn dù chỉ như một cây roi" (Muslim ghi chép trong bộ Sahih của ông).
Và có một Hadith khác được thuật lại từ ông Abu Huroiroh cũng có nội dung tương tự nhưng không giới hạn cụ thể về con cho đen, và nguyên tắc đối với những người học giả thì những gì được nói chung chung sẽ được tính theo lời nói cụ thể.
Còn đối với Masjid Haram thì việc đi ngang qua lại trước mặt người đang dâng lễ không bị nghiêm cấm ngay cả những gì đi ngang qua thuộc ba dạng được đề cập ở trên, bởi vì Masjid Haram là nơi luôn có sự đông đúc của dòng người và rất khó có thể tránh khỏi sự qua lại dòng người trước mặt những người đang dâng lễ. Về sự việc này cũng có một Hadith được ghi lại nhưng Hadith yếu không đáng tin cậy tuy nhiên xét về nội dung cùng với lý do đông đúc gây khó khăn trong việc ngăn cản sự đi ngang qua lại. Và điều luật này cũng áp dụng cho Masjid Nabawi và những Masjid khác khi có sự đông đúc của dòng người. Allah có phán bảo:
] فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ[ (التغابن : 16)
[Hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi] (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
]لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَا[ (البقرة : 286)
[Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác quá khả năng của nó] (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
Nabi ﷺ cũng có nói:
« مَا نَهِيْتُكُمْ عَنْهُ فَاِجْتَنِبُوهُ وَمَا أَمَرْتُكُمْ بِهِ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ » (متفق على صحته)
“Những gì mà ta cấm các người thì các người hãy tránh xa nó ra và những gì mà ta ra lệnh cho các ngươi thì các ngươi hãy chấp hành theo khả năng của các ngươi" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
! ! !
32- Ý kiến học sâu hiểu rộng của các Shaikh như thế nào về việc giơ hay tay lên Du-a' (cầu xin) sau mỗi cuộc lễ nguyện? Và xin hỏi có sự khác biệt nào giữa lễ nguyện bắt buộc và lễ nguyện Na-filah (khuyến khích) ?
Giải đáp: Việc giơ hai tay lên trong lúc Du-a' là việc Sunnah (khuyến khích) và cũng là một trong những lý do khiến lời Du-a' được đáp lại bởi Nabi ﷺ có nói:
« إِنَّ رَبَّكُمْ حَىٌّ كَرِيمٌ يَسْتَحْيِى مِنْ عَبْدِهِ إِذَا رَفَعَ يَدَيْهِ إِلَيْهِ أَنْ يَرُدَّهُمَا صِفْرًا » (أخرجه أبو داود والترمذي وابن ماجة وصححه الحاكم)
“Quả thật, Thượng Đế của các người, Đấng hằng sống, Đấng rộng lượng cảm thấy thẹn trước người bề tôi của Ngài khi y đã đưa tay lên cầu xin Ngài mà Ngài lại không đáp lại." (Abu Dawood, Attirmizhi, Ibnu Ma-jah và đã được Hakim xác nhận)
Và theo Hadith do Sulayman Alfa-risi thuật lại, Nabi ﷺ có nói:
« أَيُّهَا النَّاسُ إِنَّ اللَّهَ طَيِّبٌ لاَ يَقْبَلُ إِلاَّ طَيِّبًا وَإِنَّ اللَّهَ أَمَرَ الْمُؤْمِنِينَ بِمَا أَمَرَ بِهِ الْمُرْسَلِينَ فَقَالَ ]يَا أَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا كُلُوا مِنْ طَيِّبَاتِ مَا رَزَقْنَاكُمْ وَٱشۡكُرُواْ لِلَّهِ إِن كُنتُمۡ إِيَّاهُ تَعۡبُدُونَ[ . (البقرة : 172). وَقَالَ ]يَا أَيُّهَا الرُّسُلُ كُلُوا مِنَ الطَّيِّبَاتِ وَاعْمَلُوا صَالِحًا إِنِّى بِمَا تَعْمَلُونَ عَلِيمٌ[ (المؤمنون : 51) ثُمَّ ذَكَرَ الرَّجُلَ يُطِيلُ السَّفَرَ أَشْعَثَ أَغْبَرَ يَمُدُّ يَدَيْهِ إِلَى السَّمَاءِ يَا رَبِّ يَا رَبِّ وَمَطْعَمُهُ حَرَامٌ وَمَشْرَبُهُ حَرَامٌ وَمَلْبَسُهُ حَرَامٌ وَغُذِىَ بِالْحَرَامِ فَأَنَّى يُسْتَجَابُ لِذَلِكَ » (رواه مسلم)
“Quả thật, Allah, Đấng Tối Cao là Đấng tốt lành, Ngài sẽ không chấp nhận trừ những gì tốt lành, và quả thật Allah đã ra lệnh cho những người có đức tin những gì mà Ngài đã ra lệnh cho những vị Sứ giả và Ngài đã phán: [Hỡi những ai có niềm tin! Hãy ăn những thức ăn tốt sạch mà TA (Allah) đã cung cấp cho các ngươi; và hãy biết ơn Allah nếu các ngươi chỉ thờ phụng riêng Ngài.] (Chương 2 – Albaqarah, câu 172) và Ngài phán: [Hỡi các sứ giả! Hãy dùng thức ăn tốt và sạch và làm việc thiện. Quả thật, TA hằng biết điều các ngươi làm] (Chương 23 – Al-Mu'minun, câu 51). Sau đó, Người kể về một người đàn ông đi đường xa lâu ngày bị mệt mỏi và đói khát và đã giơ hai bàn tay lên trời và nói: Lạy Thượng Đế, ôi lạy Thượng Đế nhưng thức ăn mà y đã ăn là Haram, thức uống của y là Haram, quân áo của y cũng từ Haram và lương thực của y đều là Haram thì làm sao mà Ngài đáp lại lời cầu xin của y" (Muslim).
Tuy nhiên, việc giơ hai tay lên khi Du-a' không được quy định ở những thời điểm mà Nabi ﷺ không có giơ tay lên khi Người Du-a' như: sau mỗi cuộc dâng lễ nguyện bắt buộc năm lần trong ngày, giữa hai Sujud, trước khi cho Salam để kết thúc lễ nguyện và khi làm thuyết giảng ngày thứ sáu và hai ngày đại lễ Eid. Nabi ﷺ đã không giơ tay lên khi Du-a' vào các lúc như vừa nêu và tất nhiên Người là tấm gương tốt đẹp để tất cả các tín đồ phải noi theo. Tuy nhiên, nếu trong bài thuyết giảng ngày thứ sáu và hai ngày đại lễ Eid có lời Du-a' cầu mưa thì giáo luật có quy định giơ tay lên bởi Nabi ﷺ đã làm như vậy.
Còn riêng đối với những lễ nguyện khuyến khích không bắt buộc thi tôi chưa từng biết có sự ngăn cấm việc giơ tay lên khi Du-a' sau mỗi lần hoàn tất chúng bởi vì những bằng chứng nói chung chung, tuy nhiên tốt hơn hết là không nên làm như vậy quá thường xuyên vì không ghi nhận xác thực nào cho thấy Nabi ﷺ đã làm như vậy và nếu Người thực sự đã làm như vậy sau mỗi lễ nguyện khuyến khích thì chắc chắn sự việc đó đã được truyền lại đến cho chúng ta, bởi lẽ, các vị Sahabah y chắc chắn và luôn luôn truyền đạt lại mọi lời nói, mọi hành động và mọi cử chỉ của Người trong mọi hoàn cảnh của Người dù lúc đi đường hay ở tại gia.
Còn về Hadith quen thuộc rằng Nabi ﷺ đã nói:
«الصّلاَةُ تَضَرَّعُ وَتَخَشُّعُ وَأَنْ تَقَنَّعَ أَيْ أَنْ تَرْفَعَ يَدَيْكَ تَقُوْل يَا رَبّ يَا رَبّ»
“Lễ nguyện Salah là sự hạ mình, sự kính sợ và sự giơ tay lên và nói lạy Thượng Đế, lạy Thượng Đế". Nhưng đây là Hadith yếu không xác thực đã được Al-Hafizzh bin Rajab và các vị học giả khác phân tích rõ.
Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
33- Chúng tôi nghe nói, việc lau bụi trên chán sau lễ nguyện là Makruh (điều đáng ghét), xin hỏi điều này có cơ sở từ giáo luật không ?
Giải đáp: Điều đó không có bằng chứng nào từ giáo luật theo những gì chúng tôi biết mà thật ra điều Makruh cho việc làm đó là trước khi cho Salam để kết thúc lễ nguyện; bởi có một ghi nhận xác thực rằng có lần vào một đêm mưa, sau khi Nabi dâng lễ nguyện Fajr và cho Salam xong thì mọi người nhìn thấy trên trán Người dính bùn, và điều này chứng tỏ rằng tốt nhất là không lau bụi trên trán trước khi hoàn tất lễ nguyện.
! ! !
34- Giáo luật quy định thế nào về việc bắt tay sau lễ nguyện và có sự phân biệt giữa lễ nguyện bắt buộc và lễ nguyện khuyến khích không ?
Giải đáp: Việc bắt tay khi những người Muslim gặp nhau là một việc làm theo đúng phép tắc xã giao được quy định trong Islam bởi vì Nabi ﷺ đã bắt tay các vị Sahabah t mỗi khi gặp gỡ họ, và tất cả họ mỗi khi gặp nhau đều bắt tay. Vị Sahabah, ông Anas t nói rằng: Các vị bạn hữu của Nabi ﷺ mỗi khi gặp nhau là họ bắt tay nhau và mỗi khi lên đường đi xa thì họ ôm nhau. Và trong bộ Albukhari và Muslim có ghi lại rằng ông Talhah bin Ubaydillah t, một trong mười người được báo trước là những người của Thiên Đàng, đứng dậy trong buổi giảng đạo của Nabi ﷺ trong Masjid của Người và tiến đến ông Ka'ab bin Malik t và bắt tay chúc mừng ông về việc ông đã sám hối với Allah. Và đây là một phép tắc giao tế, một lễ nghĩa tốt đẹp rất quen thuộc của người Muslim trong thời của Nabi ﷺ và thời sau của Người. Và có một ghi nhận xác thực khác rằng Nabi ﷺ đã nói:
« مَا مِنْ مُسْلِمَيْنِ يَلْتَقِيَانِ فَيَتَصَافَحَانِ إِلاَّ تَحَاتَّتْ عَنْهُماَ ذُنُوْبُهُمَا كَمَا يَتَحَاتَّ عَنْ الشَجَرَةِ وَرَقُهَا»
“Hai người Muslim gặp nhau và bắt tay nhau thì tội lỗi của hai người họ sẽ rơi mất đi giống như những chiếc lá rụng xuống khỏi cây của nó"
Và việc bắt tay khi gặp gỡ đích thực là phép tắt chào hỏi được khuyến khích trong Islam, việc làm này được phép thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc khi gặp nhau, trong Masjid hay ngay cả đang ở trong hàng ngủ khi chuẩn bị dâng lễ, nếu trước lễ nguyện gặp nhau mà chưa bắt tay chào hỏi thì hãy thực hiện nó sau khi xong lễ nguyện để khẳng định sự thiêng liêng và cao đẹp của phép tắc lễ nghĩa trong Islam, đồng thời cũng nhằm để khẳng định tình hữu nghị và loại bỏ sự hận thù.
Dĩ nhiên, nếu gặp nhau mà chưa bắt tay chào hỏi trước khi dâng lễ nguyện bắt buộc thì được phép bắt tay sau đó khi dâng lễ nguyện xong sau khi đã tụng niệm (nghi thức tụng niệm khuyến khích sau lễ nguyện), còn những gì mà nhiều người hiện nay đang làm là họ xem việc bắt tay sau lễ nguyện bắt buộc là một nghi thức sau khi đã cho Salam, và điều nay tôi chưa từng biết nó có cơ sở từ giáo luật và có thể nói đó là việc làm Makruh (đáng khiển trách) vì nó không có bằng chứng nào từ giáo luật quy định người dâng lễ nguyện Salah nên bắt tay khi dâng lễ xong mà chỉ có bằng chứng quy định rằng sau lễ nguyện bắt buộc nên đọc những lời tụng niệm mà Nabi ﷺ đã dạy bảo.
Còn đối với các lễ nguyện khuyến khích thì được phép bắt tay sau Salam nếu như trước đó chưa bắt tay nhau còn nếu như đã bắt tay nhau trước lễ nguyện rồi thì không cần bắt tay lại nữa sau khi lễ nguyện xong.
! ! !
35- Việc thay đổi vị trí để thực hiện lễ nguyện khuyến khích sau lễ nguyện bắt buộc có cơ sở chứng minh từ giáo luật không ?
Giải đáp: Theo những gì tôi biết thì không có một Hadith xác thực thực nào về điều đó, tuy nhiên, ông Ibnu Umar – cầu xin Allah hài lòng về ông - cùng với rất nhiều tiền bối ngoan đạo đã làm như vậy. Và sự việc này không giới hạn trong phạm vi hạn hẹp, xin tạ ơn Allah, và có một Hadith yếu được ghi chép trong bộ ghi chép của Abu Dawood tương đồng với việc làm này của Ibnu Umar và những người ngoan đạo lão bối thời hậu sau Sahabah. Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
36- Có một sự ghi nhận rằng, sau lễ nguyện Fajr và lễ nguyện Maghrib, khuyến khích người dâng lễ nói mười lần câu:
« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »
Điều này có xác thực không?
Giải đáp: Đích thực có các ghi nhận xác thực từ Nabi ﷺ di huấn về các lời tụng niệm sau lễ nguyện Fajr và lễ nguyện Maghrib.
Và lời tụng niệm đó là:
« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ يُحْيِيْ وَيُمِيْتُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »
“La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu yuhyi wa yumi-t wa huwa ala kulli shay-in qadir"
“Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà chỉ có duy nhất Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương đều dâng lên Ngài, Ngài là Đấng làm cho sống và làm cho chết, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ".
Theo Sunnah người có đức tin, nam và nữ nên nói câu tụng niệm này mười lần sau hai lễ nguyện Fajr và Maghrib khi đã hoàn tất các tụng niệm Sunnah được khuyến khích nói sau các cuộc lễ nguyện bắt buộc trong ngày. Và sau đây là các lời tụng niệm được khuyến khích nói sau các cuộc lễ nguyện bắt buộc:
Nói ba lần : "أَسْتَغْفِرُ اللَّهَ " sau đó nói:
« اللَّهُمَّ أَنْتَ السَّلاَمُ، وَمِنْكَ السَّلاَمُ، تَبَارَكْتَ يَا ذَا الْجَلاَلِ وَالإِكْرَامِ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ، وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ، لاَ حَوْلَ وَلاَ قُوَّةَ إِلاَّ بِاللهِ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ، وَلاَ نَعْبُدُ إِلاَّ إِيَّاهُ، لَهُ النِّعْمَةُ وَلَهُ الفَضْلُ وَلَهُ الثَّنَاءُ الحَسَنُ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ، مُخْلِصِيْنَ لَهُ الدِّيْنُ وَلَوْ كَرِهَ الكَفِرِوْنَ. اللَّهُمَّ لاَ مَانِعَ لِمَا أَعْطَيْتَ، وَلاَ مُعْطِىَ لِمَا مَنَعْتَ، وَلاَ يَنْفَعُ ذَا الْجَدِّ مِنْكَ الْجَدُّ »
“Alla-humma antas salam, wa minkas salam, taba-rakta ya zhal jala-liwal ikram, La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qadir, la hawla wa la qu-wata illa billah, La ila ha illallah, wa la na' budu illa i-ya-hu, lahun ni'matu wa lahul fadhlu wa lahuth thana' ul hasan, La ila ha illallah, mukh li si-na lahud di-n wa law karihal ka-firi-n. Alla-humma la ma-ni-a' lima a'tayta wa la mu'tiya lima mana'ta wa la yanfa-u zhal jaddi minkal jaddu"
“Lạy Thượng Đế, Ngài là Đấng Bằng An, mọi sự bằng an đều từ Ngài, Ngài là Đấng ban phúc lành ôi hỡi Đấng quyền lực và tôn nghiêm! Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương đều kính dâng lên Ngài, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ, không có quyền lực và sức mạnh nào ngoài quyền lực và sực mạnh của Allah, không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, và chúng tôi không thờ phượng ai khác ngoài Ngài và nơi Ngài có hồng phúc và ân huệ và mọi sự tốt đẹp, không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, chúng tôi thành tâm hướng về Ngài cho dù những kẻ không có đức tin ghét điều đó. Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng ngăn cản những gì mà Ngài đã ban cho chúng tôi và đừng cho chúng tôi những gì mà Ngài đã nghiêm cấm nó và không có điều gì ban phúc lành ngoài những gì Ngài ban cho.".
Đối với Imam (người chủ trì cuộc dâng lễ nguyện) được quy định nên xoay người hướng mặt về phía những người dâng lễ phía sau khi y nói vừa xong câu:
اللَّهُمَّ أَنْتَ السَّلاَمُ، وَمِنْكَ السَّلاَمُ، تَبَارَكْتَ يَا ذَا الْجَلاَلِ وَالإِكْرَامِ
Alla-humma antas salam, wa minkas salam, taba-rakta ya zhal jala-liwal ikram
Đây là việc làm noi theo gương của Nabi ﷺ, một điều nữa là người làm Imam khi xoay người nên xoay theo hướng tay phải và đôi lúc theo thướng tay trái bởi Nabi ﷺ cũng đã làm như vậy.
Theo Sunnah, người dâng lễ còn được khuyến khích nói thêm sau khi đã nói xong các lời tụng niệm vừa nêu trên: ba mươi ba lần câu "سُبْحَانَ الله" “Subha-nallah" “Vinh quang thay Allah", 33 lần "الحَمْدُ لله" “Alham dulillah" “Mọi lời ca ngợi kính dâng lên Allah", và 33 lần câu "اللهُ أَكْبَرُ" “Alla-hu akbar" “Allah Vĩ đại nhất" , và tất cả ba câu này cộng lại là 99 lần, nói thêm một câu tụng niệm sau đây để hoàn thành 100 lần:
« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »
“La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qadir"
“Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà chỉ có duy nhất Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương đều dâng lên Ngài, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ".
Có ghi nhận xác thực rằng Nabi ﷺ rất thích những lời tụng niệm này và Người bảo chúng là một trong những lý do khiến được tha thứ tội lỗi.
Và sau những lời tụng niệm này, người dâng lễ còn được khuyến khích đọc:
Câu kinh Qursi:
]ٱللَّهُ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَ ٱلۡحَيُّ ٱلۡقَيُّومُۚ لَا تَأۡخُذُهُۥ سِنَةٞ وَلَا نَوۡمٞۚ لَّهُۥ مَا فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَا فِي ٱلۡأَرۡضِۗ مَن ذَا ٱلَّذِي يَشۡفَعُ عِندَهُۥٓ إِلَّا بِإِذۡنِهِۦۚ يَعۡلَمُ مَا بَيۡنَ أَيۡدِيهِمۡ وَمَا خَلۡفَهُمۡۖ وَلَا يُحِيطُونَ بِشَيۡءٖ مِّنۡ عِلۡمِهِۦٓ إِلَّا بِمَا شَآءَۚ وَسِعَ كُرۡسِيُّهُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَۖ وَلَا ئَُودُهُۥ حِفۡظُهُمَاۚ وَهُوَ ٱلۡعَلِيُّ ٱلۡعَظِيمُ ٢٥٥[ (البقرة : 255)
[Allah, Không có Thượng Đế nào xứng đáng được thờ phượng khác ngoài Ngài, Đấng Hằng sống, Đấng Tự hữu, và Nuôi dưỡng vạn vật. Ngài không buồn ngủ, cũng không ngủ. Mọi vật trong các tầng trời và trái đất đều là (những tạo vật) của Ngài? Ngài biết điều xảy ra trước họ và điều xảy ra sau họ. Họ không thể bao quát sự hiểu biết của Ngài về bất cứ điều gì ngoại trừ điều nào Ngài muốn cho họ biết. Ngai vàng (Kursi) của Ngài bao trùm cả các tầng trời và trái đất; và việc quản lý trời đất không làm cho Ngài mỏi mệt bởi vì Ngài là Đấng Tối Cao, Đấng Chí Đại.] (Chương 2 – Albaqarah, câu 255).
Các chương kinh ngắn:
]قُلۡ هُوَ ٱللَّهُ أَحَدٌ ١ ٱللَّهُ ٱلصَّمَدُ ٢ لَمۡ يَلِدۡ وَلَمۡ يُولَدۡ ٣ وَلَمۡ يَكُن لَّهُۥ كُفُوًا أَحَدُۢ ٤[ (الإخلاص)
[Hãy bảo (họ): “Ngài, Allah, là Một (Duy nhất) * Allah là Đấng Tự Hữu, Độc lập mà tất cả phải nhờ vả * Ngài không sinh (đẻ) ai, cũng không do ai sinh ra. Và không một ai (cái gì) có thể so sánh với Ngài đặng" ] (Chương 112 – Al-Ikhalas)
]قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلۡفَلَقِ ١ مِن شَرِّ مَا خَلَقَ ٢ وَمِن شَرِّ غَاسِقٍ إِذَا وَقَبَ ٣ وَمِن شَرِّ ٱلنَّفَّٰثَٰتِ فِي ٱلۡعُقَدِ ٤ وَمِن شَرِّ حَاسِدٍ إِذَا حَسَدَ ٥[ (الفلق)
[Hãy bảo: “Tôi cầu xin Thượng Đế của buổi rạng đông che chở * Tránh khỏi sự tác hại của những vật mà Ngài đã tạo * Và khỏi sự tác hại của màn đêm khi nó bao phủ * Và khỏi sự tác hại của những kẻ thổi (phù phép) vào những chiếc gút thắt *Và khỏi sự hãm hại của những kẻ đố kỵ khi họ ganh tị"] (Chương 113 – Al-Falaq).
]قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلنَّاسِ ١ مَلِكِ ٱلنَّاسِ ٢ إِلَٰهِ ٱلنَّاسِ ٣ مِن شَرِّ ٱلۡوَسۡوَاسِ ٱلۡخَنَّاسِ ٤ ٱلَّذِي يُوَسۡوِسُ فِي صُدُورِ لنَّاسِ ٥ مِنَ ٱلۡجِنَّةِ وَٱلنَّاسِ ٦[ (الناس)
[Hãy bảo (họ): “Tôi cầu xin Thượng Đế của nhân loại * Đức vua của nhân loại, Đấng Thượng Đế của nhân loại * (che chở) tránh khỏi sự hãm hại của kẻ thì thào (lời xúi giục, bùa phép) rồi lẫn mất * kẻ đã thì thào (những điều tác hại) vào lòng người * thuộc loại Jinn và loài người."] (Chương 114 – Annas).
Theo quy định, nên đọc lặp lại ba lần ba chương kinh ngắn này sau lễ nguyện Maghrib và Fajr và khi ngủ bởi có các Hadith xác thực về điều này.
! ! !
Lễ Nguyện Tập Thể, Sự Chủ Trì Và Sự Theo Sau.
37- Rất nhiều người Muslim ngày nay rất lơ là trong việc dâng lễ nguyện tập thể ngay cả một số những người đang theo học đạo giáo, họ viện lý do vì một số học giả Islam đã cho rằng việc dâng lễ tập thể là không bắt buộc. Xin hỏi giáo luật quy định thế nào về việc dâng lễ nguyện tập thể và với lời khuyên gì các Shaikh sẽ nhắn gởi đến những người này?
Giải đáp: Theo quan điểm đúng nhất trong các quan điểm của giới học giả rằng việc dâng lễ nguyện tập thể ở tại các Masjid là điều bắt buộc, không có sự nghi ngờ về sự việc này, đối với mỗi người Muslim nam có khả năng nghe thấy lời kêu gọi Azan, chiếu theo lời di huấn của Nabi ﷺ:
« مَنْ سَمِعَ النِّدَاءَ فَلَمْ يَأْتِ فَلاَ صَلاَةَ لَهُ إِلاَّ مِنْ عُذْرٍ » (خرجه ابن ماجه والدارقطني وابن حبان والحاكم بسند صحيح)
“Người nào nghe thấy lời kêu gọi Azan mà không đến với nó thì coi như y không thực hiện lễ nguyện ngoại trừ có lý do chính đáng (được giáo luật cho phép)" (Ibnu Ma-jah, Al-Daruqutni, Ibnu Hibban và Hakim với đường truyền xác thực)
Và ông Ibnu Abbas t được hỏi về lý do được phép không dâng lễ nguyện tập thể thì ông bảo: bệnh tật hoặc sợ hãi, và theo sự ghi chép trong bộ Muslim, ông Abu Huroiroh t thuật rằng: Có một người đàn ông mù đến gặp Nabi ﷺ và nói: Thưa Thiên Sứ của Allah! Quả thật tôi không có người dẫn đường đến Masjid vậy tôi có được phép dâng lễ nguyện tại nhà không? Người ﷺ nói: “Ông có nghe thấy lời kêu gọi Azan không?" Người đàn ông đáp: Có. Người ﷺ bảo: “Hãy đáp lại lời kêu gọi".
Và trong hai bộ Albukhari và Muslim, ông Abu Huroyroh thuật lại, Nabi có di huấn rằng:
« لَقَدْ هَمَمْتُ أَنْ آمُرَ بِالصَّلاَةِ فَتُقَامَ ثُمَّ آمُرَ رَجُلاً فَيَؤُمُّ النَاسَ ثُمَّ أَنْطَلِقُ بِرِجَالٍ مَعَهُمْ حُزَمٌ مِنْ حَطَبٍ إِلىَ قَوْمٍ لاَ يَشْهَدُونَ الصَّلاَةَ فَأُحَرِّقَ عَلَيْهِمْ بُيُوْتَهُمْ » (رواه البخاري ومسلم)
“Quả thật, ta thực sự giận đến nỗi đã muốn ra lệnh cho cử hành lễ nguyện và cử một người lên làm Imam thay ta cho mọi người rồi ta sẽ cùng một số người kéo theo các bó củi đến một nhóm người đã không đến dự cuộc dâng lễ nguyện tập thể và thêu đốt các ngôi nhà của họ" (Albukhari và Muslim).
Tất cả những Hadith này đều cho thấy, bắt buộc mỗi người Muslim nam phải dâng lễ nguyện tập thể tại Masjid và người nào không thực hiện bổn phận này đáng bị trừng phạt, bởi nếu như không phải là bắt buộc thì người bỏ nó đã không đáng bị trừng phạt. Và việc dâng lễ nguyện tập thể tại Masjid là mốt sự biểu hiện đặc thù của Islam, nó còn là một trong những nguyên nhân đoàn kết hữu nghị giữa các tín đồ Muslim và làm mất đi sự hần thù oán hận. Và người bỏ nó được xem giống như những người đạo đức giả. Do đó, bắt buộc phải cẩn trọng trong sự việc này và thật là vô nghĩa nếu như có sự tranh luận trong vấn đề này bởi lẽ mọi quan điểm nghịch lại với bằng chứng giáo luật phải nên loại trừ và không nên dùng để biện chứng. Allah, Đấng Tối Cao phán:
]فَإِن تَنَٰزَعۡتُمۡ فِي شَيۡءٖ فَرُدُّوهُ إِلَى ٱللَّهِ وَٱلرَّسُولِ إِن كُنتُمۡ تُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِۚ ذَٰلِكَ خَيۡرٞ وَأَحۡسَنُ تَأۡوِيلًا ٥٩[ (النساء : 59)
[Nhưng nếu các ngươi bất đồng ý kiến về điều gì, hãy quay về tham khảo Allah và Sứ giả (của Allah) nếu các ngươi tin thưởng nơi Allah và nơi Ngày (Phán Xử) cuối cùng. Đó là lối giải thích tốt nhất và đúng đắn nhất] (Chương 4 – An-Nisa, câu 59)
]وَمَا ٱخۡتَلَفۡتُمۡ فِيهِ مِن شَيۡءٖ فَحُكۡمُهُۥٓ إِلَى ٱللَّهِ[ (الشورى : 10)
[Và bất cứ điều gì mà các ngươi tranh chấp đều được trình lên cho Allah quyết định] (Chương 42 – Al-Shura, câu 10).
Và trong bộ Muslim có ghi, ông Abdullah bin Mas-ud t đã nói: Quả thật, tôi đã thấy không ai không làm bổn phận (dâng lễ nguyện tập thể) ngoại trừ đó là người đạo đức giả hay người bị bệnh và quả thật có người bệnh đã mang theo đồ vật đặt giữa hai chân để có thể đứng vào hàng để dâng lễ nguyện tập thể.
Không nghi ngờ gì nữa rằng điều này cho thấy các vị Sahabah luôn quan tâm đến việc dâng lễ nguyện tập thể tại Masjid, họ luôn gìn giữ và duy trì thậm chí thỉnh thoảng họ dẫn người bệnh đến và đặt một vật ở dưới hai chân giúp y có thể đứng trong hàng để dâng lễ nguyện tập thể, và đó là sự quan tâm hết sức mình của họ trong việc gìn giữ lễ nguyện tập thể. Cầu xin Allah hài lòng về tất cả họ.
! ! !
38- Giới học giả đã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề đọc Fatihah của những người đứng sau Imam, ý kiến nào là đúng nhất trong vấn đề này? Và việc đọc Fatihah có bắt buộc với họ không? Họ sẽ đọc Fatihah lúc nào nếu như thời gian Imam im lặng sau khi đã đọc xong Fatihah không đủ để họ đọc Fatihah? Giáo luật có quy định cho Imam phải im lặng một chút sau khi đã đọc xong Fatihah để cho người theo sau có đủ thời gian đọc Fatihah không ?
Giải đáp: Bắt buộc người đứng sau Imam phải đọc bài Fatihah cho mỗi cuộc dâng lễ nguyện, lễ nguyện đọc lớn tiếng hay lễ nguyện đọc thầm, bởi chiếu theo lời di huấn chung chung của Nabi ﷺ:
« لاَ صَلاَةَ لِمَنْ لَمْ يَقْرَأْ بِفَاتِحَةِ الْكِتَابِ » (متفق على صحته)
“Sẽ không có lễ nguyện đối với ai không đọc Fatihah" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
«لَعَلَّكُمْ تَقْرَءُونَ خَلْفَ إِمَامِكُمْ». قُلْنَا: نَعَمْ. قَالَ « لاَ تَفْعَلُوا إِلاَّ بِفَاتِحَةِ الكِتَابِ. فَإِنَّهُ لاَ صَلاَةَ لِمَنْ لَمْ يَقْرَأْ بِهَا » (أَخْرَجه الإمام أحمد باسناد صحيح).
“Có lẽ các người đã đọc theo sau Imam của các người". Chúng tôi nói: Vâng. Người ﷺ bảo: “Đừng đọc ngoại trừ Fatihah. Bởi vì quả thật sẽ không có lễ nguyện đối với ai không đọc bài kinh đó" (Ahmad, với đường truyền xác thực).
Và giáo luật quy định những người đứng sau Imam đọc Fatihah vừa lúc vị Imam im lặng, còn nếu như Imam không im lặng một chút sau khi đọc xong Fatihah thì người đứng sau vẫn cứ đọc dù vị Imam đang đọc tiếp sau đó.
Và đây là trường hợp ngoại lệ đối với bằng chứng quy định chung chung về sự bắt buộc những người đứng sau phải im lặng để nghe Imam đọc. Tuy nhiên, nếu người đứng sau Imam quên không đọc Fatihah hoặc bỏ đọc nó một cách không hiểu biết hoặc nghĩ rằng không bắt buộc phải đọc Fatihah thì trường hợp này không có vấn đề gì và sự đọc của Imam sẽ có giá trị cho những người theo sau y, đây là quan điểm của đại đa số học giả. Như vậy, trường hợp nếu một người đến và vào lễ nguyện lúc Imam Ruku' và y bắt kịp Ruku' với Imam thì coi như y đã bắt kịp nguyên Rak-at đó với Imam và bài Fatihah lúc bấy giờ được xí xóa bởi lý do là y không theo kịp Imam.
Bằng chứng cho điều này là Hadith qua lời thuật của Abu Bakrah Al-Thaqafi t rằng có lần ông đã đến dâng lễ nguyện tập thể với Nabi ﷺ vừa lúc Người Ruku' và ông đã Ruku' cùng với Người trong khi ông vẫn chưa vào hàng ngũ, sau đó ông mới đi vào hàng. Sau khi Nabi ﷺ cho Salam xong thì Người bảo ông:
« زَادَكَ اللَّهُ حِرْصًا وَلاَ تَعُدْ » (رواه البخاري في الصحيح)
“Cầu xin Allah phù hộ cho ngươi luôn biết gìn giữ lễ nguyện tập thể nhưng đừng làm như vậy nữa" (Albukhari). Và Nabi đã không bảo ông ta thực hiện lại Rak-at đó.
Và ý nghĩa mà Nabi ﷺ bảo “Đừng làm như vậy nữa" là đừng có Ruku' khi chưa đi vào hàng ngũ. Và với sự việc này Nabi ﷺ đã dạy chúng ta rằng giáo luật quy định nếu người nào đi vào Masjid lúc Imam đang Ruku' thì y không được Ruku' khi đã chưa vào hàng mà hãy đợi cho đến khi y đã vào hàng ngũ đàng hoàng thì mới Ruku' cho dù y không bắt kịp Ruku' đó với Imam đi chăng nữa, bởi Nabi ﷺ đã dạy:
« إِذَا أَتَيْتُمُ الصَّلاَةَ فَعَلَيْكُمْ بِالسَّكِينَةِ فَمَا أَدْرَكْتُمْ فَصَلُّوا وَمَا فَاتَكُمْ فَأَتِمُّوا » (متفق على صحته)
“Khi nào các người đến với lễ nguyện Salah thì các người hãy đến một cách điềm đạm và từ tốn, do đó, những gì mà các người theo kịp thì các người hãy dâng lễ nguyện còn những gì mà các người không theo kịp thì các ngươi hãy hoàn tất nó" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó)
Còn Hadith: “Người nào dâng lễ nguyện với Imam thì sự đọc của Imam là sự đọc của y" là Hadith yếu không có tính xác thực, do đó, không nên dùng nó để làm cơ sở biện chứng cho giới học giả, còn nếu nó xác thực thì chắc chắn bài Fatihah sẽ là trường hợp ngoại lệ cho vấn đề này bởi phải kết hợp các Hadith lại với nhau.
Còn vấn đề Imam im lặng sau bài Fatihah thì theo những gì tôi biết là không có cơ sở xác thức nào nói lên điều đó. Tuy nhiên, vấn đề này không không giới hạn trong phạm vi hẹp Insha-Allah (nếu Allah muốn), có nghĩa ai muốn im lặng một chút sau khi đọc Fatihah hay không im lặng thì cũng không sao, bởi lẽ không có một bằng chứng xác thực nào từ Nabi ﷺ. Theo những gì tôi biết thì có một ghi nhận xác thực rằng Nabi ﷺ có im lặng một chút ở hai thời điểm, đó là sau khi nói Takbir Ihram để bắt đầu lễ nguyện và trước khi Ruku', và đây là sự im lặng trong một giây lát để ngắt quãng giữa việc đọc xướng và Takbir.
Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
39- Có một Hadith xác thực rằng Nabi ﷺ đã nghiêm cấm đến gần Masjid đối với những ai đã ăn hành, tỏi. Xin hỏi điều này có bao hàm những gì có mùi hôi đều bị nghiêm cấm không, thí dụ như thuốc lá chẳng hạn? Và ý nghĩa của sự việc này có phải là người nào dùng những thứ này được phép không dâng lễ nguyện tập thể và sẽ không mang tội vì bỏ tập thể ?
Giải đáp: Có những ghi nhận xác thực từ Nabi ﷺ, rằng Người đã nói:
« مَنْ أَكَلَ ثُوْماً أَوْ بَصَلاً فَلاَ يَقْرَبَنَّ مَسْجِدَنَا وَلِيُصَلِّ فِيْ بَيْتِهِ»
“Ai ăn tỏi hay hành thì đừng đến Masjid của Ta và y hãy dâng lễ nguyện ở nhà của y"
« إِنَّ الْمَلاَئِكَةَ تَتَأَذَّى مِمَّا يَتَأَذَّى مِنْهُ بَنُو الإِنْسَانِ »
“Quả thật, các vị Thiên Thần sẽ bị khó chịu với những gì mà con người khó chịu vì nó".
Và tất cả những gì có mùi hôi gây khó chịu đều mang luật của luật được quy định với tỏi, hành như hút thuốc lá hay những ai có mùi hôi từ phần nách của họ hoặc những gì khác gây khó chịu cho mọi người xung quanh thì đều là Makruh (đáng ghét) cho người đó dâng lễ nguyện tập thể cùng mọi người. Nabi ﷺ đã ngăn cấm điều này trừ phi những người đó đã làm sạch và trừ khử đi mùi hôi khó chịu đó.
Bắt buộc những ai có mùi hôi phải tẩy sạch và vệ sinh trừ khử nó mất đi theo khả năng của họ để có thể thực hiện bổn phận lễ nguyện tập thể mà Allah đã sắc lệnh cho họ.
Còn riêng về việc hút thuốc lá là Haram (điều nghiêm cấm), bắt buộc những ai hút thuốc phải từ bỏ việc làm này một cách triệt để vì nó mang lại nhiều tác hại cho đạo, cho cơ thể cũng như cho tài sản.
Cầu xin Allah cải thiện mọi tình trạng của người Muslim và xin Ngài phụ hộ cho họ được nhiều phúc lành.
! ! !
40- Cho hỏi nên bắt đầu hàng ngủ từ phía bên phải hay từ ngay phía sau Imam? Hay là nên cân bằng từ hai phía phải và trái bởi rất nhiều Imam đã bảo: Hãy cân đối hàng ngũ ?
Giải đáp: Hàng ngũ nên được bắt đầu từ ngay phía sau lưng Imam, và bên phải của mỗi hàng sẽ tốt hơn bên trái của nó. Và điếu bắt buộc là không được bắt đầu một hàng tiếp theo trước khi chưa hoàn tất hàng trước nó, và không có vấn đề gì nếu như mọi người đứng bên phải nhiều hơn, và không cần phải cân chỉnh cho hai bên đều nhau vì điều đó làm trái lại với Sunnah, tuy nhiên, không được đứng thành hàng thứ hai cho tới khi nào đã hoàn tất hàng thứ nhất, không được đứng hàng thứ ba cho tới khi nào đã hoàn tất hàng thứ thứ hai, và cứ như vậy cho các hàng tiếp sau đó, bởi đây đích thực là mệnh lệnh của Nabi ﷺ.
! ! !
41- Ý kiến của các Shaikh thế nào về việc người thực hiện lễ nguyện bắt buộc theo sau người dâng lễ nguyện khuyến khích ?
Giải đáp: Không vấn đề gì về việc người thực hiện lễ nguyện Salah bắt buộc theo sau người dâng lễ nguyện khuyến khích, bởi vì có ghi nhận xác thực rằng trong một vài lễ nguyện (lúc đối địch với kẻ thù), Nabi ﷺ đã chủ trì lễ nguyện Salah hai Rak-at cho một nhóm rồi cho Salam, sau đó, Người ﷺ tiếp tục chủ trì lễ nguyện hai Rak-at cho một nhóm khác rồi cho Salam. Và cuộc dâng lễ nguyện Salah lần thứ nhất của Người là lễ nguyện bắt buộc còn lễ nguyện Salah thứ hai là khuyến khích. Còn những người dâng lễ nguyện Salah theo sau Người đều là lễ nguyện Salah bắt buộc. Và trong hai bộ Albukhari và Muslim có ghi nhận rằng ông Ma-aazh bin Jabal có lần đã dâng lễ nguyện I'sha cùng với Nabi ﷺ xong, khi trở về với bộ tộc của ông thì ông lại chủ trì mọi người dâng lễ nguyện I'sha đó với định tâm là lễ nguyện khuyến khích còn những người dâng lễ theo sau ông là lễ nguyện bắt buộc.
Thí dụ cho điều này, giả sử trong tháng Ramadan, một người đến Masjid để dâng lễ nguyện I'sha còn những người khác thì đang dâng lễ Taraawih thì lúc bấy giờ y cứ vào dâng lễ cùng với họ để lấy ân phước của lễ nguyện tập thể, và khi vị Imam cho Salam thì y đứng dậy tiếp tục hoàn tất phần còn lại của lễ nguyện I'sha đó của y.
! ! !
42- Giáo luật quy định thế nào về việc một người đứng một mình phía sau hàng khi dâng lễ nguyện tập thể? Và trường hợp một người đi vào Masjid nhưng không tìm thấy chỗ trống trong hàng để y đứng vào thì y phải làm sao? Và nếu như y thấy một đứa trẻ con chưa đến tuổi dậy thì thì y có được phép cùng với nó đứng thành một hàng không?
Giải đáp: Giáo luật quy định việc một người đứng một mình phía sau hàng khi dâng lễ nguyện tập thể thì lễ nguyện đó của y không có giá trị, bởi Nabi ﷺ nói:
«لاَ صَلاَةَ لِمُنْفَردٍ خَلْفَ الصَفِّ»
“Không có lễ nguyện Salah cho người đứng một mình phía sau hàng".
Và bởi có ghi nhận xác thực rằng Nabi ﷺ đã ra lệnh bảo những ai dâng lễ nguyện một mình phía sau hàng phải dâng lễ nguyện lại và Người ﷺ đã không hề hỏi người đó xem y có tìm thấy chỗ trống trong hàng hay không. Điều này đã chứng tỏ rằng không có sự phân biệt giữa người tìm thấy khoảng trống hay không tìm thấy.
Tuy nhiên, nếu y đến trong khi vị Imam đang lúc Ruku' thì y được phép Ruku dù chưa vào hàng, sau đó y tìm cách vào hàng trước khi Sujud và điều này có giá trị. Bằng chứng cho điều này là Hadith qua lời thuật của Abu Bakrah Al-Thaqafi t rằng có lần ông đã đến dâng lễ nguyện tập thể với Nabi ﷺ vừa lúc Người Ruku' và ông đã Ruku' cùng với Người trong khi ông vẫn chưa vào hàng ngũ, sau đó ông mới đi vào hàng. Sau khi Nabi ﷺ cho Salam xong thì Người bảo ông:
« زَادَكَ اللَّهُ حِرْصًا وَلاَ تَعُدْ » (رواه البخاري في الصحيح)
“Cầu xin Allah phù hộ cho ngươi luôn biết gìn giữ lễ nguyện tập thể nhưng đừng làm như vậy nữa" (Albukhari). Và Nabi đã không bảo ông ta thực hiện lại Rak-at đó.
Còn trường hợp người nào đến và vị Imam đang dâng lễ nguyện nhưng y không tìm thẫy chỗ trong để đứng vào hàng thì lúc bấy giờ y phải đợi đến khi có người đứng cùng với y cho dù đó là đứa trẻ khoảng bảy tuổi trở lên, còn không y hãy tiến ra phía trước đứng sát bên phải vị Imam. Và đây là đường lối được chỉ dạy qua tất cả các Hadith. Cầu xin Allah phù hộ và soi sáng tất cả người Muslim thông hiểu giáo luật và vững chắc trong thực hành, quả thật Ngài là Đấng hằng nghe và luôn gần kề.
! ! !
43- Xin hỏi việc chủ trì lễ nguyện có cần phải định tâm cho việc làm đó không? Và nếu như một người vào Masjid, y thấy một người đang dâng lễ nguyện thì y có được phép dâng lễ theo sau người đang dâng lễ đó không? Có được phép dâng lễ theo sau người đang hoàn tất lễ nguyện của y vì đã không kịp với tập thể trước đó không?
Giải đáp: Việc làm Imam cần phải có định tâm cho việc làm đó bởi vì Nabi ﷺ đã nói:
« إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى » (متفق على صحته)
“Quả thật, mọi hành vi đều xuất phát từ sự định tâm và mỗi một người sẽ đạt được thứ mà y đã định tâm" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
Khi một người đi vào Masjid lúc lễ nguyện tập thể đã xong, và y thấy một người đang dâng lễ nguyện một mình thì sẽ không vấn đề gì nếu như y vào dâng lễ cùng với y, điều này thật ra sẽ tốt hơn dâng lễ một mình vì Nabi ﷺ có nói với một người vào Masjid khi cuộc dâng lễ nguyện tập thể đã xong:
« أَلاَ رَجُلٌ يَتَصَدَّقُ عَلَى هَذَا فَيُصَلِّىَ مَعَهُ » (رواه أبو داود)
"Chẳng phải một người nên có lòng hảo tâm dâng lễ cùng với người này sao" (Abu Dawood)
Và điều đó sẽ giúp hai người đó có được ân phước của lễ nguyện tập thể, và cuộc lễ nguyện đó sẽ là lễ nguyện khuyến khích đối với ai đã dâng lễ nguyện bắt buộc xong.
Và trong hai bộ Albukhari và Muslim có ghi nhận rằng ông Ma-aazh bin Jabal có lần đã dâng lễ nguyện I'sha cùng với Nabi ﷺ xong, khi trở về với bộ tộc của ông thì ông lại chủ trì mọi người dâng lễ nguyện I'sha đó với định tâm là lễ nguyện khuyến khích còn những người dâng lễ theo sau ông là lễ nguyện bắt buộc. Và Nabi ﷺ đã xác nhận việc làm đó.
Còn đối với người đang hoàn tất lễ nguyện sau khi y đã không theo kịp trọn vẹn lễ nguyện tập thể trước đó thì sẽ không có vấn đề gì nếu như một người đến dâng lễ theo sau y với mục đích muốn được ân phước của lễ nguyện tập thể, sau khi y hoàn tất lễ nguyện của y thì người đó đứng dậy tiếp tục phần còn lại của lễ nguyện. Vấn đề này là chiếu theo các bằng chứng chung chung đối với năm lễ nguyện bắt buộc và Nabi ﷺ cũng đã nói với Abu Zhar t khi mà ông nhắc Người rằng có một số vị cầm quyền đã bị trễ lễ nguyện tập thể:
« صَلِّ الصَّلاَةَ لِوَقْتِهَا فَإِنْ أَدْرَكْتَهَا مَعَهُمْ فَصَلِّهَا فَإِنَّهَا لَكَ نَافِلَةٌ وَلاَ تَقُلْ صَلَيْتُ فَلاَ أُصَلِي »
“Hãy dâng lễ nguyện Salah đúng giờ giấc quy định của nó và nếu như ngươi đến vào lúc họ đang dâng lễ nguyện đó (lễ nguyện mà ngươi thực hiện vừa xong) thì ngươi hãy dâng lễ cùng với họ và nó sẽ là lễ nguyện khuyến khích dành cho ngươi, và đừng nói là tôi đã dâng lễ xong và tôi không dâng lễ nữa"
Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
44- Những gì mà người đến trễ bắt kịp với Imam từ những Rak-at được xem là phần đầu hay phần cuối của lễ nguyện. Giả sử người đó bị trễ hai Rak-at đối với lễ nguyện gồm bốn Rak-at thì giáo luật có quy định cho y đọc những câu kinh đơn giản sau bài Fatihah không ?
Giải đáp: Đúng nhất và hợp lý nhất, những gì mà người đến trễ bắt kịp với Imam được xem là phần đầu lễ nguyện của y và những gì y sẽ hoàn tất sau đó là phần cuối của lễ nguyện, đối với tất cả các lễ nguyện bởi Nabi ﷺ đã nói:
« إِذَا أَقِيْمَتِ الصَّلاَةُ فَامْشُوا وَعَلَيْكُمْ السَّكِينَةِ فَمَا أَدْرَكْتُمْ فَصَلُّوا وَمَا فَاتَكُمْ فَأَتِمُّوا » (متفق على صحته)
“Khi nào lễ nguyện Salah đã được tiến hành thì các người hãy đến một cách điềm đạm và từ tốn, do đó, những gì mà các người theo kịp thì các người hãy dâng lễ nguyện còn những gì mà các người không theo kịp thì các ngươi hãy hoàn tất nó" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
Với lẽ này, nên giáo luật khuyến khích chỉ đọc Fatihah trong Rak-at thứ ba và thứ tư đối với lễ nguyện gồm bốn Rak-at, và trong Rak-at thứ ba của lễ nguyện Maghrib, bởi chiếu theo sự ghi nhận trong hai bộ Albukhari và Muslim, ông Abu Qata-dah t thuật lại, đối với lễ nguyện Zzhuhur và Asr thì trong hai Rak-at đầu của lễ nguyện, Nabi ﷺ đọc Fatihah và một chương kinh khác, Người thường kéo dài hai Rak-at đầu và rút ngắn hai Rak-at cuối bằng cách chỉ đọc bài Fatihah.
Còn nếu như người dâng lễ nguyện thỉnh thoảng trong hai Rak-at cuối của lễ nguyện Zzhuhur ngoài bài Fatihah còn đọc thêm một chương kinh hay những câu kinh từ Qur'an là đều tốt, bởi trong bộ Muslim có ghi, ông Abu Sa-eed t thuật lại, Nabi ﷺ đã từng đọc trong hai Rak-at đầu của Zzhuhur chương Al-Sajdah và trong hai Rak-at cuối thì Người đọc bằng một nữa ở hai Rak-at đầu và đối với Asr cũng tương tự. Điều này cho thấy rằng đích thực thỉnh thoảng Nabi ﷺ đã đọc những lời kinh Qur'an sau bài Fatihah trong hai Rak-at cuối của lễ nguyện Zzhuhur. Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
45- Vì lý do đông người ở một số Masjid vào ngày Jum-ah (thứ sáu) nên một số người đã dâng lễ nguyện ngay tại trên các đường và ở các lối đi theo sau Imam, hỏi ý kiến của các Shaikh thế nào về sự việc này? Xin hỏi thêm rằng sự việc này có phân biệt giữa lối đi trong Masjid hay nằm ngoài Masjid?
Giải đáp: Nếu như các hàng vẫn nối tiếp nhau thì không vấn đề gì, và cứ như vậy cho dù những người dâng lễ theo sau Imam có đứng bền ngoài Masjid đi chăng nữa miễn sao họ vẫn nhìn thấy các hàng phía trước họ hoặc họ vẫn nghe tiếng Takbir của Imam, và ngay cả khi họ bị gián đoạn trên một số con đường thì sự việc này cũng không sao, bởi lẽ dâng lễ nguyện tập thể là bổn phận bắt buộc cho nên chỉ cần nhìn thấy và nghe thấy là có thể theo tập thể. Tuy nhiên, người nào đứng lên phía trên qua mặt Imam là không được phép.
Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
46- Việc người đến trễ bắt kịp Ruku' của Imam có quy định điều kiện là y phải nói được câu:
"سُبْحَانَ رَبِّيَ العَظِيْمُ"
“Subha-na rabbiyal azhim"
“Vinh quang thay Đấng Chủ Tể Vĩ Đại của bề tôi" trước khi Imam trở dậy không?
Giải đáp: Khi nào người đến trễ bắt kịp Imam đang Ruku' thì xem như y đã bắt kịp Imam Rak-at đó cho dù y chưa kịp nói câu Tasbih "سُبْحَانَ رَبِّيَ العَظِيْمُ" miễn sao Imam vẫn chưa trở dậy, chiếu theo sự chung chung của lời di huấn mà Nabi ﷺ đã nói:
« مَنْ أَدْرَكَ رَكْعَةً مِنَ الصَّلاَةِ فَقَدْ أَدْرَكَ الصَّلاَةَ » (رواه مسلم)
“Người nào bắt kịp Ruku'của lễ nguyện Salah thì quả thật y đã bắt kịp lễ nguyện" (Muslim).
Và như đã biết, Rak-at được tính là bắt kịp với Imam khi nào bắt kịp Ruku'. Bằng chứng cho điều này là Hadith qua lời thuật của Abu Bakrah Al-Thaqafi t rằng có lần ông đã đến dâng lễ nguyện tập thể với Nabi ﷺ vừa lúc Người Ruku' và ông đã Ruku' cùng với Người trong khi ông vẫn chưa vào hàng ngũ, sau đó ông mới đi vào hàng. Sau khi Nabi ﷺ cho Salam xong thì Người bảo ông:
« زَادَكَ اللَّهُ حِرْصًا وَلاَ تَعُدْ » (رواه البخاري في الصحيح)
“Cầu xin Allah phù hộ cho ngươi luôn biết gìn giữ lễ nguyện tập thể nhưng đừng làm như vậy nữa" (Albukhari). Và Nabi đã không bảo ông thực hiện lại Rak-at đó mà chỉ bảo ông đừng làm vậy nữa ở lần sau tức đừng Ruku' khi chưa đã vào hàng ngũ. Do đó, người đến trễ không nên vội vã và nôn nóng Ruku' mà hãy đợi đến khi y đã vào hàng.Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
47- Một số người làm Imam có sự chờ đời người đi vào Masjid để y bắt kịp Rak-at, và một số khác thì bảo là không có quy định cho sự chờ đợi này, vậy xin hỏi cái nào đúng ?
Giải đáp: Đúng thực là giáo luật có quy định người làm Imam nên chờ một chút để người đi vào hàng có thể bắt kịp. Đây là việc làm theo gương của Nabi ﷺ.
! ! !
48- Khi một người làm Imam cho hai đứa trẻ hoặc nhiều hơn thì theo giáo luật quy định, y sẽ để hai đứa trẻ đó đứng ở phía sau thành một hàng hay đứng sát bên phải của y? Và tuổi dậy thì có phải là điều kiện cần để lập hàng cho các trẻ không?
Giải đáp: Giáo luật quy định cho sự việc này là người Imam phải để hai đứa trẻ đó đứng thành hàng phía sau y giống như đối với những người trưởng thành nếu hai đứa trẻ đó từ bảy tuổi trở lên, và tương tự như vậy nếu như có một đứa trẻ và một người trưởng thành thì hai người họ cũng phải đứng phía sau Imam, bởi có một lần Nabi ﷺ đã đến thăm ông của Anas t, Nabi ﷺ dẫng lễ nguyện làm Imam cùng ông Anas t và một đứa trẻ mồ côi và Người đã để hai người họ đứng thành một hàng ở phía sau Người. Cũng giống như vậy khi mà Jabir và Jabbar, hai người Ansar, dâng lễ cùng với Người ﷺ, Người đã để hai người họ đứng ở phía sau Người.
Còn nếu như chỉ có một người thì người đó phải đứng sát bên phải của Imam cho dù đó là người trưởng thành hay là đứa trẻ, bởi có lần Nabi ﷺ dâng lễ nguyện ban đêm thì ông Ibnu Abbas t đã đến đứng sát phía bên trái của Người và Người đã kéo ông sang bên phải của Người. Cũng giống như vậy trong một số lễ nguyện khuyến khích, Người đã để Anas đứng sát bên phải của Người.
Còn riêng đối với nữ giới, một người hay nhiều người, đều phải đứng phía sau nam giới, không được phép đứng bên cạnh Imam hay cùng hàng với nam giới bởi lẽ khi Nabi dâng lễ làm Imam với Anas và trẻ mồ côi thì Người đã để mẹ của Anas đứng phía sau hai người họ tức Anas và đứa trẻ mồ côi.
! ! !
49- Một số người cho rằng không được tiếp tục dâng lễ nguyện tập thể lần nữa trong Masjid sau khi vừa chấm dứt lễ nguyện tập thể của một nhóm trước, điều này có cơ sở giáo luật không? Và cái nào là đúng?
Giải đáp: Đây là câu nói không đúng và không có sở giáo luật. Theo những gì tôi biết từ Sunnah đúng thực của Nabi ﷺ đã cho thấy điều ngược lại với câu nói đó bởi Nabi ﷺ đã nói:
« صَلاَةُ الْجَمَاعَةِ أَفْضَلُ مِنْ صَلاَةِ الْفَذِّ بِسَبْعٍ وَعِشْرِينَ دَرَجَةً » (رواه مسلم)
“Dâng lễ nguyện tập thể tốt hơn dâng lễ nguyện một mình hai mươi bảy lần ân phước" (Muslim).
Nabi ﷺ còn nói:
«صَلاَةَ الرَّجُلِ مَعَ الرَّجُلِ أَزْكَى مِنْ صَلاَتِهِ وَحْدَهُ » (رواه أبو داود)
“Sự dâng lễ nguyện Salah của một người cùng với một người sẽ tốt hơn sự dâng lễ nguyện một mình" (Abu Dawood).
Nabi ﷺ có nói với một người vào Masjid khi cuộc dâng lễ nguyện tập thể đã xong:
« أَلاَ رَجُلٌ يَتَصَدَّقُ عَلَى هَذَا فَيُصَلِّىَ مَعَهُ » (رواه أبو داود)
"Chẳng phải một người nên có lòng hảo tâm dâng lễ cùng với người này sao" (Abu Dawood).
Tuy nhiên, người Muslim không được trễ nải việc dâng lễ nguyện Salah tập thể mà bắt buộc y phải cố gắng sớm đến với lễ nguyện tập thể mỗi khi nghe thấy Azan.
! ! !
50- Trường hợp Imam bị mất đi thể trạng sạch sẽ trong lúc dâng lễ nguyện thì một người khác sẽ lên thay thế y hoàn tất cuộc dâng lễ hay lễ nguyện tập thể đó bị hỏng hoàn toàn và y phải bảo một người làm Imam chủ trì dâng lễ lại từ đầu?
Giải đáp: Đúng thật là giáo luật quy định Imam phải chỉ định người lên thay thế y tiếp tục hoàn tất phần còn lại của lễ nguyện, điều này giống như trường hợp của Umar t, khi ông bị đâm lén trong lúc đang chủ trì cuộc dâng lễ nguyện tập thể Alfajr thì Abdurrahman bin Awf t đã lên thay thế ông tiếp tục chủ trì cuộc dâng lễ. Và nếu như Imam không chỉ định thì một người nào đó đang đứng phía sau y bước lên chủ trì để hoàn tất lễ nguyện. Còn việc dâng lễ lại từ đầu thì cũng không vấn đề gì bởi sự việc này đang nằm trong sự tranh cãi của giới học giả, nhưng quan điểm đúng nhất vẫn là chỉ định người khác lên làm Imam để chủ trì hoàn tất phần còn lại của lễ nguyện, chiếu theo cách thức xử lý của Umar t như đã được nói, còn không thì dâng lễ lại từ đầu cũng chẳng sao.
Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
51- Có được tính là bắt kịp lễ nguyện tập thể nếu như họ bắt kịp sự cho Salam cùng với Imam hay họ phải bắt kịp một Rak-at, và nếu một nhóm người đi vào Masjid lúc Imam đang ngồi đọc Tashahhud cuối thì tốt nhất là họ nên vào cùng với Imam hay nên đợi đến khi Imam cho Salam xong thì họ mới cùng nhau dâng lễ tập thể?
Giải đáp: Sẽ không được tính là bắt kịp lễ nguyện tập thể trừ phi phải bắt kịp một Rak-at cùng với Imam bởi Nabi ﷺ có nói:
« مَنْ أَدْرَكَ رَكْعَةً مِنَ الصَّلاَةِ فَقَدْ أَدْرَكَ الصَّلاَةَ » (رواه مسلم)
“Người nào bắt kịp Ruku' của lễ nguyện Salah thì quả thật y đã bắt kịp lễ nguyện" (Muslim).
Tuy nhiên, đối với ai có lý do chính đáng theo sự quy định của giáo luật thì người đó sẽ được ân phước của lễ nguyện tập thể cho dù y không dâng lễ nguyện tập thể cùng với Imam bởi Nabi ﷺ có nói:
« إِذَا مَرِضَ الْعَبْدُ أَوْ سَافَرَ كَتَبَ اللهُ لَهُ مَا كَانَ يَعْمَلُهُ وَ هُوَ صَحِيحٌ مُقِيمٌ » (رواه البخاري)
“Khi nào người bề tôi bị bệnh hay đi đường xa thì Allah sẽ ghi nhận cho y giống như những gì mà y đã làm trong lúc y còn khỏe mạnh và đang ở tại gia" (Albukhari).
Lời di huấn của Nabi ﷺ trong trận chiến Tabuk:
« إِنَّ بِالْمَدِينَةِ أَقْوَامًا مَا سِرْتُمْ مَسِيرًا وَلاَ قَطَعْتُمْ وَادِيًا إِلاَّ كَانُوا مَعَكُمْ حَبَسَهُمُ الْعُذْرُ » وفي رواية « إِلاَّ شَرِكُوكُمْ فِى الأَجْرِ » (متفق عليه)
“Quả thật, ở trong Madinah vẫn có nhóm người luôn ở cùng với các ngươi mỗi khi các ngươi bước đi và mỗi khi các ngươi dừng chân lại nơi một thung lủng, dựa theo lý do chính đáng của họ" và trong sự ghi nhận khác “họ hưởng ân phước cùng các ngươi" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
Và khi nào một nhóm người đến kịp lúc Imam đang ngồi đọc Tashahhud cuối thì nhóm người đó nên vào cùng với Imam, điều này sẽ tốt hơn, chiếu theo lời di huấn chung chung của Nabi ﷺ :
« إِذَا أَتَيْتُمْ الصَّلاَةُ فَأْتُوهَا وَعَلَيْكُمْ السَّكِينَةِ فَمَا أَدْرَكْتُمْ فَصَلُّوا وَمَا فَاتَكُمْ فَأَتِمُّوا » (متفق على صحته)
“Khi nào các ngươi đến với lễ nguyện Salah thì các người hãy đến một cách điềm đạm và từ tốn, do đó, những gì mà các người theo kịp thì các người hãy dâng lễ nguyện còn những gì mà các người không theo kịp thì các ngươi hãy hoàn tất nó" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
Còn nếu như họ muốn dâng lễ nguyện tập thể riêng sau đó thì cũng không sao, insha-Allah (nếu như Allah muốn).
! ! !
52- Có một số người vào Masjid để dâng lễ nguyện Salah Fajr ngay khi cuộc dâng lễ đang được bắt đầu nhưng họ vẫn vô tư dâng lễ hai Rak-at Sunnah, sau đó mới lật đật vào với Imam, giáo luật quy định thế nào về điều này? Có phải tốt hơn hết là nên dâng lễ nguyện Sunnah hai Rak-at ngay sau khi đã xong lễ nguyện Fajr bắt buộc hoặc nên đợi đến khi mặt trời mọc?
Giải đáp: Không được phép đối với ai đi vào Masjid khi lễ nguyện đang chuẩn bị bắt đầu mà y lại dâng lễ nguyện Sunnah hay dâng lễ nguyện chào Masjid, bắt buộc y phải vào cùng với Imam để dâng lễ nguyện bắt buộc đó, bởi Nabi ﷺ có nói:
« إِذَا أُقِيمَتِ الصَّلاَةُ فَلاَ صَلاَةَ إِلاَّ الْمَكْتُوبَةُ » (رواه مسلم)
“Khi nào lễ nguyện đã được Iqa-mah (kêu gọi tiến hành dâng lễ nguyện) thì sẽ không có lễ nguyện nào khác ngoài lễ nguyện bắt buộc cả" (Muslim)
Và đây là Hadith nói chung cho tất cả lễ nguyện, lễ nguyện Fajr hay các lễ nguyện bắt buộc khác. Và sau lễ nguyện Fajr bắt buộc này thì được phép tùy ý lựa chọn, nếu muốn y dâng lễ nguyện Sunnah hai Rak-at sau lễ nguyện bắt buộc, còn không y có thể đợi đến lúc mặc trời mọc và như vậy sẽ tốt hơn bởi có ghi nhận xác thực từ Nabi về điều này. Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
53- Có một người đã làm Imam chủ trì lễ nguyện cho chúng tôi, y chỉ cho Salam một lần bên phải để kết thúc lễ nguyện, hỏi có được phép rút ngắn một lần Salam như vậy không? Và điều này có bằng chứng xác thực nào từ Sunnah của Nabi ﷺ không ?
Giải đáp: Theo đại đa số học giả thì việc Salam một lần cũng đã đủ để kết thúc lễ nguyện bởi vì có một số Hadith cho điều này. Còn một số học giả khác thì cho rằng phải cho Salam hai lần bởi có nhiều Hadith xác thực về điều này, trong đó là lời di huấn của Nabi ﷺ:
«صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِيْ أُصَلِّي» (رواه البخاري في صحيحه)
“Hãy dâng lễ nguyện giống như các ngươi nhìn thấy Ta dâng lễ nguyện" (Albukhari).
Và đây là quan điểm đúng nhất.
Còn quan điểm cho rằng một Salam là hợp lệ là quan điểm không thuyết phục vì các Hadith nói về điều này được xác nhận là yếu không đủ tính xác thực để làm cơ sở, và cho dù các Hadith này có xác thực đi chăng nữa thì điều này sẽ trở thành điều Shaad (sự mâu thuẫn) trái nghịch lại với những gì được xác định là xác thực và đúng hơn. Tuy nhiên, nếu người nào làm như vậy một cách không hiểu biết hay cho rằng các Hadith nói về điều này là xác thực và đúng thì lễ nguyện của y vẫn hợp lễ và có giá trị.
Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
54- Trường hợp một người đi trễ vào dâng lễ cùng với Imam, y dâng lễ cùng với Imam được hai Rak-at thì y biết được là vị Imam đã dâng lễ năm Rak-at, hỏi y có tính cả Rak-at dư kia mà y đã dâng lễ cùng với Imam bằng cách là y chỉ dâng lễ thêm hai Rak-at để hoàn tất lễ nguyện hay y không được phép tính Rak-at dư đó tức y phải thực hiện thêm ba Rak-at để hoàn tất lễ nguyện?
Giải đáp: Đúng thực là y không được phép tính cả Rak-at dư đó, vì nó không có giá trị trong giáo luật. Do đó, bắt buộc người dâng lễ nguyện theo sau không được thực hiện theo Imam nếu như y biết rõ đó là Rak-at dư, như vậy người đến trễ không được tính Rak-at dư đó.
Người đến trễ trong trường hợp này phải thực hiện thêm ba Rak-at để hoàn tất lễ nguyện bởi thực tế y chỉ bắt kịp với Imam được một Rak-at.
Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
55- Vị Imam chủ trì lễ nguyện cho tập thể với thể trạng chưa có Wudu' (nghi thức tẩy rửa bắt buộc trước khi dâng lễ nguyện) vì quên. Hỏi giáo luật quy định thế nào cho lễ nguyện tập thể này trong ba trường hợp sau:
1- Vị Imam sực nhớ ra trong lúc dâng lễ nguyện ?
2- Vị Imam sực nhớ ra sau khi đã cho Salam nhưng chưa rời khỏi tập thể ?
3- Vị Imam sực nhớ ra sau khi đã rời khỏi tập thể ?
Giài đáp: Nếu vị Imam sực nhớ ra sau khi đã cho Salam thì lễ nguyện tập thể hợp lệ và có giá trị, tập thể theo sau Imam không cần phải thực hiện lại lễ nguyện nhưng vị Imam phải thực hiện lại.
Còn trường hợp vị Imam sực nhớ ra trong thời gian dâng lễ thì y phải chỉ định cho người khác lên thay thế để chủ trì hoàn tất lễ nguyện cho tập thể. Đây là quan điểm đúng nhất và hợp lý nhất trong hai quan điểm của giới học giả, dựa theo câu chuyện của Umar t, khi ông bị đâm lén lúc ông đang dâng lễ nguyện Fajr thì ngay lúc ấy Abdurrahman bin Awf t đã thay ông tiếp tục chủ trì phần còn lại của lễ nguyện mà không thực hiện lài từ đầu.
Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
56- Giáo luật quy định thế nào về việc làm Imam đối với người nào vi phạm giáo luật như hút thuốc, cạo râu cằm, mặc quần áo thồng xuống dưới mắt cá chân, hay những vi phạm khác?
Giải đáp: Lễ nguyện Salah vẫn hợp lệ và có giá trị nếu như y thực hiện nó đúng theo giáo luật của Allah, và điều này được tất cả giới học thống nhất nhau. Như vậy, lễ nguyện của những ai dâng lễ theo sau y đúng và có giá trị nếu như y làm Imam, theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả.
Còn đối với người ngoại đạo Kafir thì lễ nguyện của y hay lễ nguyện của những người theo sau y đều không có giá trị bởi vì điều kiện để cuộc lễ nguyện có giá trị với Allah là Islam. Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
57- Như đã biết, người dâng lễ theo sau Imam nếu chỉ là một người duy nhất thì vị trí của y là đứng sát bên phải của Imam. Hỏi giáo luật có quy định cho người này đứng lùi phía sau một chút giống như một số người đã làm không?
Giải đáp: Giáo luật quy định rằng người dâng lễ theo sau Imam nếu chỉ là một người duy nhất thì y phải đứng sát bên phải của Imam trên cùng một hàng ngang nhau và không có cơ sở hay bằng chứng nào quy định làm khác điều này.
Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
Sujud Sahwi
58- Trường hợp người dâng lễ nguyện Salah nghi ngờ không biết là đã thực hiện được ba Rak-at hay bốn Rak-at thì phải làm thế nào ?
Giải đáp: Trong trường hợp này thì bắt buộc người dâng lễ nguyện Salah phải xác định dựa trên Yaqin (sự chắc chắn nhất) và đó là phần ít hơn, có nghĩa là coi như y đã thực hiện được ba Rak-at và y phải thực hiện thêm Rak-at thứ tư đễ hoàn thành lễ nguyện, sau đó, trước khi cho Salam y phải Sujud Sahwi, bởi Nabi ﷺ có di huấn:
« إِذَا شَكَّ أَحَدُكُمْ فِى صَلاَتِهِ فَلَمْ يَدْرِ كَمْ صَلَّى ثَلاَثًا أَمْ أَرْبَعًا فَلْيَطْرَحِ الشَّكَّ وَلْيَبْنِ عَلَى مَا اسْتَيْقَنَ ثُمَّ يَسْجُدُ سَجْدَتَيْنِ قَبْلَ أَنْ يُسَلِّمَ فَإِنْ كَانَ صَلَّى خَمْسًا شَفَعْنَ لَهُ صَلاَتَهُ وَإِنْ كَانَ صَلَّى إِتْمَامًا لأَرْبَعٍ كَانَتَا تَرْغِيمًا لِلشَّيْطَانِ » (خرجه الإمام مسلم في صحيحه من حديث أبي سعيد الخدري رضي الله عنه)
“Trường hợp ai đó trong các người có sự nghi ngờ trong lễ nguyện của mình không biết đã thực hiện được ba hay bốn Rak-at thì hãy bỏ qua sự nghi ngờ đó và dựa theo sự chắc chắn mà y đã khẳng định, sau đó hãy Sujud hai lần trước khi cho Salam, nếu như đích thực y đã thực hiện năm Rak-at thì lễ nguyện đó của y sẽ xin tội cho y còn nếu như đích thực y đã thực hiện đủ các Rak-at thì coi như y đã làm cho Shaytan thất vọng" (Musim ghi lại qua lời thuật của Abu Sa-eed Alkhudri t ).
Còn trường hợp người dâng lễ lưỡng lự giữa hai sự việc thiếu và đủ thì y sẽ dựa theo cái mà y cho là có thể xảy ra nhiều hơn, sau đó y Sujud sau khi đã cho Salam bởi Nabi ﷺ đã nói:
« وَإِذَا شَكَّ أَحَدُكُمْ فِى صَلاَتِهِ فَلْيَتَحَرَّى الصَّوَابَ فَلْيُتِمَّ عَلَيْهِ ثُمَّ يُسَلِّمْ ثُمَّ يَسْجُدْ سَجْدَتَيْنِ بَعْدَ السَّلاَمِ » (خرجه البخاري في الصحيح من حديث ابن مسعود t)
“Và khi nào ai đó trong các người có sự nghi ngờ trong cuộc dâng lễ nguyện Salah của mình thì y hãy quyết định theo cái mà y cho là đúng nhất, rồi y hãy hoàn tất và sau đó y Sujud hai lần sau khi cho Salam" (Hadith do Albukhari ghi trong bộ Sahih của ông, theo lời thuật của ông Ibnu Mas-ud).
! ! !
59- Một số Imam thực hiện Sujud Sahwi sau khi cho Salam, một số khác thì thực hiện trước Salam, và cũng có một số có lúc thì trước Salam và có lúc thì sau Salam. Vậy giáo luật quy định khi nào mới Sujud trước Salam và khi nào là sau Salam? Và việc Sujud trước hay sau Salam được giáo luật quy định là điều bắt buộc hay là điều khuyến khích ?
Giải đáp: Sự việc này không bị giới hạn và cả hai cách Sujud trước hay sau Salam đều hợp thức. bởi lẽ các Hadith được xác thực từ Nabi ﷺ đã nói lên điều đó. Tuy nhiên, tốt hơn hết là nên Sujud trước Salam trừ hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: Khi nào thiếu một Rak-at hay nhiều hơn thì tốt hơn hết là Sujud sau Salam, sau khi Sujud là cho Salam lần nữa, chiếu theo sự thực hành của Nabi ﷺ. Theo Hadith qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t rằng có lần Nabi ﷺ đã dâng lễ thiếu hai Rak-at và Người đã Sujud sau Salam, và Hadith qua lời thuật của ông Imran bin Husain t thì có lần Nabi ﷺ đã dâng lễ thiếu một Rak-at và Người cũng đã Sujud sau Salam.
Trường hợp thứ hai: Khi nào có sự nghi ngờ trong lễ nguyện không biết là đã thực hiện ba hay bốn Rak-at đối với lễ nguyện gồm bốn Rak-at, hoặc không biết là hai hay ba Rak-at đối với lễ nguyện Maghrib, hoặc không biết là một hay hai Rak-at đối với lễ nguyện Fajr, tuy nhiên, có sự khẳng định một trong hai có khả năng xảy ra nhiều hơn thì người dâng lễ sẽ dựa theo cái mà y cho là có khả năng xảy ra nhiều hơn, sau đó y Sujud sau Salam. Và đây là cách tốt hơn dựa theo Hadith qua lời thuật của Ibnu Mas-ud t đã được đề cập ở phần giải đáp của câu hỏi 58.
60- Người đến trễ không bắt kịp với Imam từ đầu cuộc lễ nguyện Salah có phải Sujud sahwi nếu như bị quên? Và khi nào y cần phải Sujud?
Và người dâng lễ theo sau Imam có cần phải Sujud Sawhi nếu như bị quên không?
Giải đáp: Người dâng lễ theo sau Imam không cần phải Sujud Sahwi khi y lỡ quên mà bắt buộc y phải làm theo Imam của y nếu như y vào dâng lễ với Imam ngày từ đầu cuộc lễ nguyện. Còn riêng đối với người bị trễ không bắt kịp với Imam ngày từ đầu của cuộc lễ nguyện thì y phải Sujud Sahwi nếu như y quên khi vẫn đang cùng với Imam hay sau khi y dâng lễ một mình để hoàn tất cuộc lễ nguyện, và cách thức Sujud Sahwi đã được nói cụ thể và rõ ràng trong phần giải đáp của hai câu hỏi 58, 59. Cầu xin Allah ban sự thành công!
! ! !
61- Giáo luật có quy định phải Sujud Sahwi trong các trường hợp sau đây không:
1- Ở hai Rak-at cuối của lễ nguyện gồm bốn Rak-at, sau bài Fatihah thì người dâng lễ còn đọc một số câu kinh đơn giản khác từ Qur'an.
2- Đọc kinh Qur'an trong Sujdud hoặc nói câu "سُبْحَانَ رَبِيَ العَظِيْمِ" “Subha-na rabbiyal azzhim" lúc ngồi giữa hai lần Sujud.
3- Đọc lớn tiếng đối với lễ nguyện đọc thầm và đọc thầm đối với lễ nguyện đọc lớn tiếng ?
Giải đáp: Nếu ở hai Rak-at cuối hoặc một trong hai Rak-at cuối của lễ nguyện gồm bốn Rak-at mà người dâng lễ vì quên đã đọc sau bài Fatihah một hay nhiều câu kinh thậm chí một chương kinh Qur'an thì giáo luật không quy định bắt y phải Sujud Sahwi, bởi lẽ có bằng chứng xác thực từ Nabi ﷺ về điều đó, rằng Người đã có đọc thêm các câu kinh Qur'an ngoài bài Fatihah ở Rak-at thứ ba và thứ tư của lễ nguyện Zzhuhur. Và cũng có một bằng chứng xác thực khác rằng Nabi ﷺ đã từng khen ngợi một người đã đọc trong tất cả các Rak-at của lễ nguyện sau bài Fatihah chương kinh Ikhlas [ قُلۡ هُوَ ٱللَّهُ أَحَدٌ ]. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết đó là Nabi ﷺ đã có đọc thêm các câu kinh Qur'an ngoài bài Fatihah ở Rak-at thứ ba và thứ tư của lễ nguyện như đã được ghi lại trong hai bộ Albukhari và Muslim theo lời thuật của Abu Qata-dah t.
Và cũng có một sự ghi nhận xác thực khác nữa từ ông Abu bakar rằng ông đã từng đọc ở Rak-at thứ ba của lễ nguyện Maghrib sau bài Fatih-h câu kinh số 8 của chương A-li Imran:
]رَبَّنَا لَا تُزِغۡ قُلُوبَنَا بَعۡدَ إِذۡ هَدَيۡتَنَا وَهَبۡ لَنَا مِن لَّدُنكَ رَحۡمَةًۚ إِنَّكَ أَنتَ ٱلۡوَهَّابُ ٨ [
Như vậy, tất cả những Hadith được nêu trên đây đều cho thấy sự không giới hạn về vấn đề này.
Còn trường hợp lỡ quên đọc Qur'an trong lúc Ruku' hay Sujud thì người dâng lễ phải Sujud Sahwi, bởi lẽ, người dâng lễ không được phép đọc Qur'an một cách có chủ ý trong lúc Ruku' hay Sujud vì Nabi ﷺ đã cấm làm vậy, cho nên, nếu người nào đọc vì quên trong Ruku' cũng như trong Sujud thì phải thực hiện Sujud Sahwi. Cũng tương tự, người nào vì quên mà nói lời tụng niệm của Sujud trong lúc Ruku' hay lời tụng niệm của Ruku' thì lại nói trong lúc Sujud thì phải thực hiện Sujud Sahwi bởi y đã bỏ điều wajib (bắt buộc) của lễ nguyện. Tuy nhiên, nếu người nào nói cả hai lời tụng niệm của Ruku' và Sujud trong Ruku' hay trong Sujud thì không cần phải Sujud Sahwi, nhưng nếu ai muốn thực hiện Sujud Sahwi vì điều này thì cũng không sao vì sự chung chung của Hadith. Và sự việc này cho cả Imam, người dâng lễ một mình và người đến trễ.
Còn đối với người dâng lễ cùng với Imam từ đầu cuộc lễ nguyện thì không cần phải Sujud Sahwi đối với các trường hợp vừa nêu trên mà họ phải làm theo Imam, tương tự, việc đọc thầm đối với lễ nguyện đọc lớn tiếng hay đọc to tiếng đối với lễ nguyện đọc thầm thì cũng không cần phải Sujud Sahwi bởi vì Nabi ﷺ đã từng đọc cho những người dâng lễ ở phía sau nghe thấy lời kinh một số lúc đối với lễ nguyện đọc thầm.
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
! ! !
Jamu' (Gộp chung) và Qasr (Rút ngắn)
62- Có một số người đã hiểu sai rằng Jamu' (gộp chung) và Qasr (rút ngắn) là hai hình thức luôn đi cùng nhau, có nghĩa là không được thực hiện Jamu' nếu như không có Qasr hoặc không được thực hiên Qasr nếu như không có Jamu'. Xin hỏi ý kiến của các Shaikh như thế nào về sự việc này ?
Và có phải điều tốt hơn hết cho người đi đường xa là y nên thực hiện lễ nguyện theo hình thức Qasr chứ không nên theo hình thức Jamu' hay nên thực hiện cả hai hình thức Qasr và Jamu' ?
Giải đáp: Người được Allah quy định cho phép y thực hiện lễ nguyện theo hình thức Qasr đó là người đi đường xa và y cũng được phép thực hiện lễ nguyện ngay cả theo hình thức Jamu', tuy nhiên, hai hình thức này không phải là hai hình thức bắt buộc phải được thực hiện cùng nhau. Do đó, người đi đường có thể Qasr nhưng không cần phải Jamu', và việc bỏ đi hình thức Jamu' thì tốt hơn đối với người đi đường xa lúc y đã dừng chân hoàn toàn không phải đang trên lộ trình. Và sự việc này là sự noi gương giống như Nabi ﷺ đã làm ở Mina trong chuyến hành hương Hajj chia tay. Quả thật, Người ﷺ đã dâng lễ theo hình thức Qasr và không có Jamu', nhưng trong trận chiến Tabuk thì Người đã dâng lễ nguyện theo cả hai hình thức Qasr và Jamu', và điều này đã cho thấy giới luật không hạn hẹp trong vấn đề này. Và Nabi ﷺ cũng từng thực hiện Qasr và cả Jamu' khi đang trên lộ trình còn khi đã dừng chân hoàn toàn tại một nơi nào đó thì Người chỉ làm Qasr không có Jamu'.
Đối với Jamu' thì phạm vi áp dụng của nó rộng hơn vì nó được áp dụng cho cả người bị bệnh và cho cả những người Muslim ở các Masjid gặp phải mưa giữa lễ nguyện Maghrib và Isha' hay giữa lễ nguyện Zzhuhur và Asr, trong khi Qasr chỉ được phép đối với người đi đường xa mà thôi.
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
! ! !
63- Đã vào giờ dâng lễ nguyện khi một người vẫn còn đang tại gia, sau đó y ra đi để bắt đầu cho lộ trình xa trước khi y thực hiện bổn phận lễ nguyện Salah, vậy y có được quyền thực hiện lễ nguyện bằng hình thức Jamu' và Qasr không? Tương tự, giả sử có một người đã dâng lễ nguyện Zzhuhur và Asr theo hình thức Qasr và Jamu' sau đó y về đến nơi ở của y vào giờ lễ nguyện Asr, vậy việc dâng lễ của y như thế có đúng không trong khi y biết rõ là y sẽ về đến nơi ở của y vào giờ Asr?
Giải đáp: Khi đã vào giờ lễ nguyện Salah mà người chuẩn bị đi đường xa vẫn còn đang trong xứ sở của y, sau đó y ra đi trước khi dâng lễ nguyện thì giáo luật quy định cho y được phép dâng lễ nguyên Qasr khi nào y rời xứ sở của mình, theo quan điểm đúng nhất và hợp lý nhất trong hai quan điểm của giới học giả và đây là quan điểm của đại đa số học giả.
Và khi nào người đi đường xa đã dâng lễ nguyện với hai hình thức Jamu' và Qasr của hai lễ nguyện Zzhuhur và Asr trên lộ trình của y, sau đó, y về tới nơi ở của y trước khi vào giờ hay đã vào giờ của lễ nguyện thứ hai tức Asr thì giáo luật không yêu cầu y phải thực hiện lại lễ nguyện, bởi lẽ, y đã thực hiện xong bổn phận theo đúng sự quy định của giáo luật. Tuy nhiên, nếu như y cùng với mọi người dâng lễ nguyện thứ hai tức Asr thì lễ nguyện đó của y sẽ là lễ nguyện khuyến khích được thêm ân phước.
! ! !
64- Theo quan điểm của các Shaikh, việc đi đường xa mà giáo luật quy định cho phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr có giới hạn khoảng cách bảo xa không ?
Và các Shaikh thấy thế nào về việc một người đã định tâm ở nơi nào đó trong chuyến lộ trình xa của y nhiều hơn bốn ngày, y có được phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr không ?
Giải đáp: Đại đa số học giả nói rằng khoảng lộ trình xa mà người đi đường được phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr là một ngày một đêm bằng phương tiện cưởi lạc đà và theo sự di chuyển bình thường và nó tương đương 80 cây số, bởi vì đây là khoảng lộ trình được cho là lộ trình xa dựa theo quan niệm thường xưa nay của mọi người.
Đại đa số học giả cũng cho rằng, người nào đã định tâm ở một nơi nào đó trong chuyến lộ trình của y nhiều hơn bốn ngày thì bắt buộc y dâng lễ nguyện theo hình thức đầy đủ và phải nhịn chay Ramadan. Khi nào thời gian ở từ bốn ngày trở xuống thì y được phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr và Jamu' và được phép không nhịn chay Ramadan. Bởi vì nguyên gốc của giáo luật quy định người không đi đường thì phải dâng lễ đầy đủ như thông thường còn việc dâng lễ nguyện Qasr (rút ngắn) chỉ dành cho những người đi đường. Có một Hadith xác thực từ Nabi ﷺ rằng Người đã ở bốn ngày trong chuyến hành hương Hajj chia tay và Người đã dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr, sau đó, Người đi đến Mina và Arafah. Và điều này là bằng chứng cho câu nói được phép Qasr đối với người nào định tâm ở bốn ngày hoặc dưới bốn ngày. Còn về các Hadith khác nói rằng Nabi ﷺ đã từng ở mười chín ngày vào năm Alfath và hai mươi ngày tại Tabuk. Sự việc này có thể nói là, có lẽ Người không định tâm ở trong khoảng thời gian đó mà thật ra Người chỉ ở vì không biết bao giờ Người mới rời đi. Đại đa số học giả suy đoán về việc Nabi ﷺ ở tại Makah trong năm Alfath và tại Tabuk năm của trận đánh Tabuk như vậy với mục đích cẩn trọng cho tôn giáo và thực thi theo nền tảng gốc của giáo luật.
Và nền tảng gốc của giáo luật quy định, người đang cư trú bắt buộc phải thực hiện đầy đủ là bốn Rak-at đối với lễ nguyện Zzhuhur, Asr và I'sha, trừ trường hợp người đi đường không định tâm cư trú nhưng chỉ vì không biết bao giờ mới rời đi thì lúc bấy giờ y được phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr, Jamu' và không nhịn chay Ramadan cho tới khi nào y định tâm cứ trú với thời gian hơn bốn ngày trở đi hoặc y trở về xứ sở của y.
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
! ! !
65- Ý kiến của các Shaikh thế nào về việc một người gộp chung lễ nguyện Maghrib và I'sha với nhau trong một giờ vì trời mưa trong khi đường sá được lát gạch bằng phẳng và có đèn thấp sáng, không có sự khó khăn hay bùn lầy gì cả ?
Giải đáp: Theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả thì không có vấn đề gì trong việc thực hiện gộp chung hai lễ nguyện với nhau, giữa lễ nguyện Maghrib và Isha hay giữa lễ nguyện Zzhuhur và Asr, nếu như trời mưa gây khó khăn trong việc rời nhà đến Masjid, tương tự trường hợp các đường trong các chợ bị nước ngập gây khó khăn trong việc đi lại.
Và bằng chứng cho điều này là Hadith được ghi trong bộ Albukhari và Muslim qua lời thuật của ông Ibnu Abbas t, rằng Nabi ﷺ đã từng dâng lễ gộp chung lễ nguyện Zzhuhur cùng với Asr và lễ nguyện Maghrib cùng với Isha. Và trong Muslim còn nói thêm rằng Nabi ﷺ dâng lễ như vậy không phải trong hoàn cảnh lo sợ, mưa gió hay đang trên lộ trình xa.
Và Hadith này là cơ sở để các Sahabah t khẳng định rằng sự lo sợ, mưa gió là lý do được phép thực hiện lễ nguyện theo hình thức Jamu' (gộp chung hai lễ nguyện với nhau trong một giờ) giống như người đang đi đường xa, tuy nhiên, không được phép Qasr (rút ngắn lễ nguyện gồm bốn Rak-at thành hai Rak-at) vì Qasr chỉ dành riêng cho người đi đường xa còn người đang ở nơi mình cư trú thì phải thực hiện đầy đủ các Rak-at trong lễ nguyện.
! ! !
66- Có phải Ni-yah (sự định tâm) là điều kiện cần thiết khi muốn thực hiện Jamu' không? Đa số mọi người dâng lễ nguyện Maghrib mà không có định tâm Jamu', rồi sau khi dâng lễ nguyện Maghrib xong thì họ bàn bạc nhau, và khi thấy nên Jamu' thì họ dâng lễ nguyện I'sha luôn ?
Giải đáp: Các học giả có sự tranh cải nhau về sự việc này, nhưng quan điểm đúng nhất trong các quan điểm của họ là Ni-yah không phải là điều kiện cần có khi bắt đầu thực hiện lễ nguyện thứ nhất mà người dâng lễ có thể được phép định tâm Jamu' sau khi đã xong lễ nguyện thứ nhất khi nào có lý do chính đáng như có sự lo sợ, bị bệnh hay trời mưa.
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
! ! !
67- Sự nối tiếp nhau giữa hai lễ nguyện Salah nếu như người dâng lễ có sự trễ nải một khoảng thời gian thì việc Jamu' đó có đúng theo giáo luật không?
Giải đáp: Bắt buộc đối với Jamu' Taqdim (sự gộp chung lễ nguyện của giờ sắp đến cùng với lễ nguyện của giờ hiện thời) là phải có sự nối tiếp nhau giữa hai lễ nguyện, nhưng nếu sự nối tiếp đó có bị ngắt quãng một ít thời gian không đáng kể thì cũng không sao chiếu theo những gì được xác thực từ Nabi ﷺ về điều đó.
Và quả thật, Nabi ﷺ đã nói:
« صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِى أُصَلِّى » (رواه البخاري)
“Hãy dâng lễ nguyện Salah theo giống như những gì các người nhìn thấy Ta dâng lễ" (Albukhari).
Và đúng nhất là Ni-yah (định tâm) không phải là điều kiện cần giống như đã được nói ở phần giải đáp câu hỏi 66 trước đó.
Còn đối với Jamu' Ta'khir (sự gộp chung lễ nguyện của giờ hiện thời cùng với lễ nguyện của giờ trước đó) thì không giới hạn bởi lẽ lễ nguyện thứ hai được thực hiện trong giờ giấc của nó, tuy nhiên, vẫn tốt hơn hết là nên có sự nối tiếp nhau giữa hai lễ nguyện khi nào muốn gộp chung trong một giờ, để noi gương đúng theo những gì Nabi ﷺ đã thực hành.
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
! ! !
68- Trường hợp chúng tôi đang trên lộ trình xa và chúng tôi đi ngang qua một Masjid vào đúng giờ Zzhuhur, thí dụ. Hỏi tốt nhất là chúng tôi nên vào dâng lễ tập thể cùng với Imam rồi sau đó chúng tôi mới dâng lễ nguyện Asr theo hình thức Qasr hay chúng tôi nên dâng lễ riêng ra theo nhóm của chúng tôi ?
Và nếu như chúng tôi đã dâng lễ nguyện tập thể cùng với Imam rồi sau đó chúng tôi muốn dâng lễ nguyện Asr thì chúng tôi phải đứng dậy ngay sau khi cho Salam để có được sự nối tiếp nhau giữa hai lễ nguyện hay chúng tôi nên ngồi lại tụng niệm và tán dương rồi sau đó mới dâng lễ nguyện Asr ?
Giải đáp: Tốt nhất cho các bạn là các bạn nên dâng lễ tập thể riêng ra theo nhóm của các bạn dưới hình thức Qasr bởi vì theo Sunnah thì người đi đường xa nên dâng lễ nguyện Qasr tức rút ngắn bốn Rak-at thành hai Rak-at, còn nếu các bạn dâng lễ cùng với những người dân nơi đó thì bắt buộc các bạn phải dâng lễ trọn vẹn bốn Rak-at chiếu theo những gì được xác thực từ Nabi ﷺ về điều đó.
Trường hợp các bạn muốn thực hiện Jamu' lễ nguyện Asr thì giáo luật quy định phải thực hiện theo đường lối của Nabi ﷺ giống như những gì được nói trong phần giải đáp của câu hỏi 67 vừa rồi sau khi các bạn đã tụng niệm và tán dương Allah xong.
Tuy nhiên, nếu người đi đường chỉ có một người thì bắt buộc y phải dâng lễ tập thể cùng với những người dân đang cư trú nơi đó và phải thực hiện trọn vẹn lễ nguyện tức bốn Rak-at, bởi vì thực hiện lễ nguyện tập thể là bổn phận bắt buộc còn lễ nguyện rút ngắn Qasr là điều khuyến khích, và theo nguyên tắc thì phải tiên phong cho việc bắt buộc trước việc khuyến khích.
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
! ! !
69- Giáo luật quy định thế nào về việc người dân cứ trú tại nơi của y dâng lễ theo sau người khách đi đường hoặc ngược lại? Và người khách đi đường lúc bấy giờ có được phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr không, ngay cả y là người dẫn lễ nguyện hay là người dâng lễ theo sau ?
Giải đáp: Việc người đi đường dâng lễ theo sau người đang cứ trú tại nơi ở của y hay người đang cư trú tại nơi ơ của y dâng lễ theo sau người khách đi đường, tất cả đều không vấn đề gì trong sự việc này. Tuy nhiên, nếu người đi đường dâng lễ theo sau người dân nơi đó thì y phải dâng lễ trọn vẹn bốn Rak-at theo Imam không được phép Qasr bởi vì có một Hadith xác thực được ghi chép trong Musnad của Imam Ahmad và bộ Muslim rằng khi ông Ibnu Abbas t được hỏi về việc người đi đường dâng lễ trọn vẹn bốn Rak-at theo sau người dân đang cư trú tại nơi của y thì ông trả lời: Đó là theo đường lối của Nabi ﷺ.
Còn trường hợp người đang cư trú tại nơi của y dâng lễ theo sau người khách đi đường đối với lễ nguyện gồm bốn Rak-at thì người đó phải hoàn tất lễ nguyện sau khi Imam đã cho Salam.
! ! !
70- Có lẽ, có thể sẽ xảy ra trong sự việc gộp chung giữa lễ nguyện Maghrib và lễ nguyện I'sha (vì trời mưa) là một số người sẽ đến Masjid lúc Imam đang dâng lễ nguyện I'sha, họ sẽ vào cùng dâng lễ tập thể vì nghĩ rằng vị Imam đang dâng lễ nguyện Maghrib, thì lúc bấy giờ họ phải dâng lễ thế nào ?
Giải đáp: Họ sẽ phải ngồi lại khi đã được ba Rak-at và đọc Tashahhud cùng với các lời Du-a', sau đó, họ sẽ cho Salam cùng với Imam. Xong, họ tiếp tục dâng lễ nguyện I'sha sau đó. Việc làm này với mục đích là vừa được ân phước của lễ nguyện tập thể vừa thực hành theo sự thứ tự được giáo luật bắt buộc.
Trường hợp nếu như vị Imam đã dâng lễ được một Rak-at thì họ cứ dâng lễ cùng với Imam số Rak-at còn lại với định tâm cho lễ nguyện Maghrib. Còn nếu như vị Imam đã dâng lễ xong được hơn một Rak-at thì họ cũng vào dâng lễ cùng Imam những gì mà họ có thể bắt kịp Imam, rồi sau đó họ tiếp tục hoàn tất phần còn lại của lễ nguyện. Cứ như vậy, nếu họ vào Masjid và biết được Imam đang dâng lễ nguyện I'sha thì họ cứ vào dâng lễ chung với Imam với định tâm cho lễ nguyện Maghrib và cứ thực hiện theo những gì vừa nói ở trên, rồi sau đó, tiếp tục dâng lễ nguyện I'sha. Đây là quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả.
! ! !
71- Các học giả có các quan điểm khác nhau về vấn đề tốt hay không tốt trong việc thực hiện các lễ nguyện Sunnah Rawa-tib (lễ nguyện khuyến khích trước và sau các lễ nguyện bắt buộc) khi đang là người đi đường xa, có quan điểm cho rằng tốt nhất là nên làm và có quan điểm lại bảo là không khuyến khích thực hiện, và quả thật các lễ nguyện bắt buộc đã được rút ngắn, vậy các Shaikh thấy sao về vấn đề này? Tương tự, việc thực hiện các lễ nguyện Sunnah khác ngoài Sunnah Rawa-tib như lễ nguyện ban đêm thì thế nào ?
Giải đáp: Theo Sunnah thì người đi đường nên bỏ các lễ nguyện Sunnah Rawa-tib trước và sau các lễ nguyện Zzhuhur, Maghrib và I'sha, nhưng vẫn duy trì lễ nguyện Sunnah trước lễ nguyện Fajr, nhằm noi gương thực hành của Nabi ﷺ . Tương tự, giáo luật cũng khuyến khích người đi đường nên duy trì các lễ nguyện Sunnah ban đêm cùng với lễ nguyện Witir, bởi Nabi ﷺ đã làm như vậy. Cũng giống như vậy tất cả các lễ nguyện Sunnah khác đều nên được duy trì trên đường đi xa như lễ nguyện Dhuha, lễ nguyện sau khi lấy Wudu', lễ nguyện khi có nhật thực hay nguyệt thực, Sujud trong lúc đọc xướng kinh Qur'an, lễ nguyện chào Masjid khi vào Masjid để dâng lễ hoặc vì một mục đích nào đó.
! ! !
Các Vấn Đề Khác Nhau
72- Sujud Tila-wah (Sujud trong lúc đọc xướng kinh Qur'an khi nào đọc đến một câu kinh nào đó có quy định Sujud) có cần phải trong thể trạng sạch sẽ (tức phải có Wudu') không? Có cần phải Takbir (nói Allohu Akbar) khi cúi xuống Sujud và khi trở dậy không, kể cả trong lễ nguyện Salah hay không phải trong lễ nguyện Salah ?
Và trong lúc Sujud phải nói gì? Và các lời Du-a' được ghi nhận qua các Hadith có đúng và xác thực không ?
Nếu như Sujud không phải trong lễ nguyện Salah có cần phải cho Salam không ?
Giải đáp: Sujud Tila-wah không yêu cầu phải có Wudu', cũng không yêu cầu phải cho Salam hay Takbir khi trở dậy từ Sujud, theo quan điểm được cho là đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả.
Còn Takbir khi cúi xuống Sujud là có trong quy định của giáo luật, bởi có Hadith xác thực được thuật lại qua lời của ông Ibnu Umar t đã làm bằng chứng cho điều này.
Còn đối với Sujud trong lễ nguyện Salah thì, dĩ nhiên, bắt buộc phải Takbir khi cúi xuống cũng như khi trở dậy bởi Nabi ﷺ đã làm như vậy lúc cúi xuống Sujud và lúc trở dậy, và Nabi ﷺ đã bảo:
« صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِى أُصَلِّى » (رواه البخاري)
“Hãy dâng lễ nguyện Salah theo giống như những gì các người nhìn thấy ta dâng lễ" (Albukhari).
Và lời Du-a' cũng như lời tụng niệm được quy định cho Sujud Tila-wah cũng giống như lời Du-a' và lời tụng niệm được quy định cho Sujud của lễ nguyện Salah, bởi dựa theo các Hadith với lời di huấn mang tính chung chung. Và tiêu biểu cho các Hadith đó là Hadith được ghi nhận trong bộ Muslim qua lời thuật của ông Ali t rằng Nabi ﷺ thường hay đọc lời Du-a' sau đây trong Sujud của lễ nguyện:
« اللَّهُمَّ لَكَ سَجَدْتُ وَبِكَ آمَنْتُ وَلَكَ أَسْلَمْتُ سَجَدَ وَجْهِىَ لِلَّذِى خَلَقَهُ وَصَوَّرَهُ وَشَقَّ سَمْعَهُ وَبَصَرَهُ تَبَارَكَ اللَّهُ أَحْسَنُ الْخَالِقِينَ »
»Allo-humma laka sajadtu wa bika a-mantu wa laka aslamtu sajada wajhi lillazhi kholaqohu wa sawwarohu wa shaqqo sam-a'hu wa basorohu taba-rakol-lohhu ahsanul-kho-liqi-n«
“Lạy Thượng Đế, với Ngài bề tôi cúi đầu lạy, với Ngài bề tôi tin tưởng, và với Ngài bề tôi quy phục, bề tôi áp mặt xuống lạy Đấng đã tạo hóa ra nó, Đấng đã tạo diện mạo cho nó và đã ban cho nó khả năng nghe và nhìn, ân phúc thay cho Allah, Đấng Tạo Hóa tốt nhất".
Và như đã nói, những gì được quy định cho Sujud Tila-wah cũng giống như những gì được quy định cho Sujud của lễ nguyện Salah. Tuy nhiên, cũng có ghi nhận từ Nabi ﷺ rằng Người có Du-a' trong Sujud Tila-wah với lời Du-a' sau đây:
« اللَّهُمَّ اكْتُبْ لِى بِهَا عِنْدَكَ أَجْرًا وَضَعْ عَنِّى بِهَا وِزْرًا وَاجْعَلْهَا لِى عِنْدَكَ ذُخْرًا وَتَقَبَّلْهَا مِنِّى كَمَا تَقَبَّلْتَهَا مِنْ عَبْدِكَ دَاوُدَ عَلَيْهِ السَلاَمُ » (رواه الترمذي)
»Allo-humma aktub li biha indaka ajaran wadha' a'nni biha wizro waja'lha li indaka zhukhra, wa taqabbalha minni kama taqabbaltaha min abdika Dawooda alayhissalam«.
“Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy ghi nhận nơi Ngài ân phước cho việc làm này của bề tôi, với nó xin Ngài hãy để bề tôi tránh xa tội lỗi, và xin Ngài biến nó thành điều ân phước được dự trữ cho bề tôi ở nơi Ngài, và xin Ngài hãy chấp nhận nó từ bề tôi giống như đã chấp nhận nó từ bề tôi của Ngài, Dawood , cầu xin bằng an cho Người".
Nhưng bắt buộc vẫn là lời tụng niệm giống như lời tụng niệm bắt buộc trong Sujud của lễ nguyện Salah và đó là câu: "سُبْحَانَ رَبِّيَ الْأَعْلَى" “Subhana rabbiyal-a'la". Và những Du-a' hay các lời tụng niệm khác ngoài câu này chỉ là khuyến khích.
Và Sujud Tila-wah trong lễ nguyện hay ngoài lễ nguyện cũng đều là việc làm Sunnah không bắt buộc, bởi có hai Hadith xác thực, một Hadith từ lời thuật của ông Zaid bin Thabit t và một Hadith từ lời thuật của ông Umar t đã chỉ rõ về điều đó.
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
! ! !
73- Giả sử có nhật thực vào lúc sau khi đã dâng lễ nguyện Salah Asr xong thì có được phép dâng lễ nguyện Salah cho hiện tượng nhật thực đó vào giờ cấm không? Tương tự, lễ nguyện chào Masjid thì sao ?
Giải đáp: Hai vấn đề này nằm trong các quan điểm khác nhau của giới học giả, nhưng quan điểm được cho là đúng nhất đó là được phép dâng lễ nguyện khi có hiện tượng nhật thực và lễ nguyện chào Masjid bởi đây là những lễ nguyện có nguyên nhân, cho nên giáo luật quy định được phép thực hiện nó cho dù đang trong giờ cấm sau lễ nguyện Salah Asr hay sau lễ nguyện Salah Fajr hoặc các giờ cấm còn lại, chiếu theo lời di huấn chung chung của Nabi ﷺ khi Người nói:
« إِنَّ الشَّمْسَ وَالْقَمَرَ آيَتَانِ مِنْ آيَاتِ اللَّهِ لاَ يَنْخَسِفَانِ لِمَوْتِ أَحَدٍ وَلاَ لِحَيَاتِهِ فَإِذَا رَأَيْتُمْ ذَلِكَ فَصَلُّوا وَادْعُوا حَتَّى يَنْكَشِفُ مَا بِكُمْ » (المتفق عليه)
“Quả thật, mặt trời và mặt trăng là hai dấu hiệu trong các dấu hiệu của Allah. Việc chúng bị che khuất không phải là do cái chết của một ai hay sự sống của một ai. Do đó, nếu các ngươi nhìn thấy hiện tượng này của chúng thì hãy dâng lễ cầu nguyện cho đến khi chúng thôi che khuất nhau nữa" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
Nabi bảo:
« إِذَا دَخَلَ أَحَدُكُمُ الْمَسْجِدَ فَلاَ يَجْلِسْ حَتَّى يُصَلِّىَ رَكْعَتَيْنِ » (متفق عليه)
“Nếu ai trong các người đi vào Masjid thì hãy đừng ngồi cho đến khi y đã dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó). ﷺ
Tương tự, hai Rak-at cho nghi thức Tawaf (đi vòng quanh Ka'bah) khi người Muslim đi Tawaf sau Fajr và sau Asr, bởi Nabi ﷺ có nói:
« يَا بَنِى عَبْدِ مَنَافٍ لاَ تَمْنَعُوا أَحَدًا طَافَ بِهَذَا الْبَيْتِ وَصَلَّى أَيَّةَ سَاعَةٍ شَاءَ مِنْ لَيْلٍ أَوْ نَهَارٍ » (رواه الإمام أحمد وأهل السنن الأربع بإسناد صحيح عن جبير بن مطعم t)
“Này hỡi con cháu của Abdul Manaaf, các người chớ ngăn cấm một ai đi Tawaf ngôi đền này và cũng đừng ngăn cấm một ai dâng lễ nguyện Salah vào bất kỳ giờ nào y muốn trong đêm hay ban ngày" (Hadith do Imam Ahmad, Abu Dawood, Tirmizhi, Annasa-i và Ibnu Majah với đường dẫn truyền chính xác từ lời thuật của ông Jabir bin Mut-i'm t).
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
! ! !
74- Ý nghĩa “sau lễ nguyện Salah" trong các lời di huấn được ghi nhận từ Nabi ﷺ về việc khuyến khích Du-a' hay tụng niệm sau mỗi lễ nguyện Salah là gì? Có phải đó là vào lúc cuối của lễ nguyện Salah hay sau khi cho Salam xong ?
Giải đáp: “Sau lễ nguyện Salah" có ý nghĩa là cuối lễ nguyện Salah trước khi cho Salam và cũng mang y nghĩa là ngay sau khi cho Salam, bởi có rất nhiều Hadith xác thực về điều này và đa số các Hadith liên quan đến Du-a' cho thấy nó mang ý nghĩa “cuối lễ nguyện Salah trước khi cho Salam" như Hadith từ lời thuật của ông Ibnu Mas-ud t về việc khi mà Nabi ﷺ dạy ông bài Tasha-hud thì Người bảo:
« ثُمَّ لْيَتَخَيَّرْ مِنَ الدُّعَاءِ أَعْجَبَهُ إِلَيْهِ فَيَدْعُو بِهِ» وفي لفظ « ثُمَّ يَتَخَيَّرُ مِنَ الْمَسْأَلَةِ مَا شَاءَ » (متفق على صحته)
“Sau đó hãy chọn bài Du-a' nào mà mình yêu thích thì cầu nguyện với bài Du-a' đó" và trong một ghi nhận khác “Sau đó hãy chọn lời khấn vái nào mà mình muốn" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
Và trong các Hadith nói về Du-a' thì còn có các Hadith khác như:
Hadith từ lời thuật của ông Mu-aaz t rằng Nabi ﷺ có bảo ông :
« أُوصِيكَ يَا مُعَاذُ لاَ تَدَعَنَّ فِى دُبُرِ كُلِّ صَلاَةٍ أَنْ تَقُولُ اللَّهُمَّ أَعِنِّى عَلَى ذِكْرِكَ وَشُكْرِكَ وَحُسْنِ عِبَادَتِكَ » (أخرجه أبو داود والترمذي والنسائي بإسناد صحيح)
“Này Mu-aaz, ta khuyên ngươi chớ đừng bỏ việc nói ở cuối lễ nguyện Salah: Allo-humma a-i'nni a'la zhikrika wa shukrika wa husni iba-datika – Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy phù hộ cho bề tôi luôn biết tưởng nhớ và tạ ơn Ngài và luôn hoàn thành tốt việc thờ phượng Ngài." (Abu Dawood, Tirmizhi, và Annasa-i với đường dẫn truyền chính xác).
Và trong bộ Albukhari, ông Sa-a'd bin Abu Wiqaas t thuật lại, Nabi ﷺ đã thường nói ở cuối mỗi lễ nguyện:
« اللَّهُمَّ إِنِّى أَعُوذُ بِكَ مِنَ الْبُخْلِ، وَأَعُوذُ بِكَ مِنَ الْجُبْنِ، وَأَعُوذُ بِكَ أَنْ أُرَدَّ إِلَى أَرْذَلِ الْعُمُرِ، وَأَعُوذُ بِكَ مِنْ فِتْنَةِ الدُّنْيَا وَمِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ »
“Allo-humma inni a-u'zhu bika minal bukhli, wa a-u'zhu bika minal jubni, wa a-u'zhu bika an urodda ila arzhalil umur, wa a-u'zhu bika min fitnati addunya wa min a'zha-bil qabri"
“Lạy Thượng Đế, quả thật bề tôi cầu xin Ngài giúp bề tôi tránh khỏi bản tính keo kiệt, và bề tôi cầu xin Ngài giúp bề tôi khỏi sự hèn nhát, và bề tôi cầu xin Ngài giúp bề tôi khỏi những khoảng thời gian tội tệ nhất của cuộc đời, và bề tôi cầu xin Ngài giúp bề tôi khỏi sự thử thách trên thế gian và khỏi hình phạt ở trong mồ".
Còn các lời tụng niệm được ghi nhận từ các Hadith xác thực cho thấy chúng được khuyến khích nói ngay sau khi cho Salam xong, tiêu biểu như:
Nói ba lần : "أَسْتَغْفِرُ اللَّهَ " sau đó nói:
« اللَّهُمَّ أَنْتَ السَّلاَمُ، وَمِنْكَ السَّلاَمُ، تَبَارَكْتَ يَا ذَا الْجَلاَلِ وَالإِكْرَامِ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ، وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ، لاَ حَوْلَ وَلاَ قُوَّةَ إِلاَّ بِاللهِ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ، وَلاَ نَعْبُدُ إِلاَّ إِيَّاهُ، لَهُ النِّعْمَةُ وَلَهُ الفَضْلُ وَلَهُ الثَّنَاءُ الحَسَنُ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ، مُخْلِصِيْنَ لَهُ الدِّيْنُ وَلَوْ كَرِهَ الكَفِرِوْنَ. اللَّهُمَّ لاَ مَانِعَ لِمَا أَعْطَيْتَ، وَلاَ مُعْطِىَ لِمَا مَنَعْتَ، وَلاَ يَنْفَعُ ذَا الْجَدِّ مِنْكَ الْجَدُّ »
“Alla-humma antas salam, wa minkas salam, taba-rakta ya zhal jala-liwal ikram, La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qadir, la hawla wa la qu-wata illa billah, La ila ha illallah, wa la na' budu illa i-ya-hu, lahun ni'matu wa lahul fadhlu wa lahuth thana' ul hasan, La ila ha illallah, mukh li si-na lahud di-n wa law karihal ka-firi-n. Alla-humma la ma-ni-a' lima a'tayta wa la mu'tiya lima mana'ta wa la yanfa-u zhal jaddi minkal jaddu"
“Lạy Thượng Đế, Ngài là Đấng bằng an, mọi sự bằng an đều từ Ngài, Ngài là Đấng ban phúc lành ôi hỡi Đấng quyền lực và tôn nghiêm! Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngời và tán dương đều kính dâng lên Ngài, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ, không có quyền lực và sức mạnh nào ngoài quyền lực và sực mạnh của Allah, không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, và chúng tôi không thờ phượng ai khác ngoài Ngài và nơi Ngài có hồng phúc và ân huệ và mọi sự tốt đẹp, không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà duy chỉ có Allah, chúng tôi thành tâm hướng về Ngài cho dù những kẻ không có đức tin ghét điều đó. Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng ngăn cản những gì mà Ngài đã ban cho chúng tôi và đừng cho chúng tôi những gì mà Ngài đã nghiêm cấm nó và không có điều gì ban phúc lành ngoài những gì Ngài ban cho.".
Theo Sunnah, người Muslim nam hay nữ được khuyến khích nói các lời tụng niệm trên ngay sau mỗi khi kết thúc các cuộc lễ nguyện bắt buộc. Sau đó, họ được khuyến khích nói thêm sau khi đã nói xong các lời tụng niệm vừa nêu trên: 33 lần câu "سُبْحَانَ الله" “Subha-nallah" “Vinh quang thay Allah", 33 lần
"الحَمْدُ لله" “Alham dulillah" “Mọi lời ca ngợi kính dâng lên Allah", và 33 lần câu "اللهُ أَكْبَرُ" “Alla-hu akbar" “Allah Vĩ đại nhất" , và hoàn tất đủ 100 lần với câu:
« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »
“La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qadir"
“Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà chỉ có duy nhất Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương đều dâng lên Ngài, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ".
Tất cả những lời tụng niệm trên đều được xác thực bởi các Hadith chính xác từ Nabi ﷺ .
Và sau những lời tụng niệm này, người dâng lễ còn được khuyến khích đọc:
Câu kinh Qursi:
]ٱللَّهُ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَ ٱلۡحَيُّ ٱلۡقَيُّومُۚ لَا تَأۡخُذُهُۥ سِنَةٞ وَلَا نَوۡمٞۚ لَّهُۥ مَا فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَا فِي ٱلۡأَرۡضِۗ مَن ذَا ٱلَّذِي يَشۡفَعُ عِندَهُۥٓ إِلَّا بِإِذۡنِهِۦۚ يَعۡلَمُ مَا بَيۡنَ أَيۡدِيهِمۡ وَمَا خَلۡفَهُمۡۖ وَلَا يُحِيطُونَ بِشَيۡءٖ مِّنۡ عِلۡمِهِۦٓ إِلَّا بِمَا شَآءَۚ وَسِعَ كُرۡسِيُّهُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَۖ وَلَا ئَُودُهُۥ حِفۡظُهُمَاۚ وَهُوَ ٱلۡعَلِيُّ ٱلۡعَظِيمُ ٢٥٥[ (البقرة : 255)
[Allah, Không có Thượng Đế nào khác xứng đáng được thờ phượng ngoài Ngài, Đấng Hằng sống, Đấng Tự hữu, và Nuôi dưỡng vạn vật. Ngài không buồn ngủ, cũng không ngủ. Mọi vật trong các tầng trời và trái đất đều là (những tạo vật) của Ngài? Ngài biết điều xảy ra trước họ và điều xảy ra sau họ. Họ không thể bao quát sự hiểu biết của Ngài về bất cứ điều gì ngoại trừ điều nào Ngài muốn cho họ biết. Ngai vàng (Kursi) của Ngài bao trùm cả các tầng trời và trái đất; và việc quản lý trời đất không làm cho Ngài mỏi mệt bởi vì Ngài là Đấng Tối Cao, Đấng Chí Đại.] (Chương 2 – Albaqarah, câu 255).
Các chương kinh ngắn:
]قُلۡ هُوَ ٱللَّهُ أَحَدٌ ١ ٱللَّهُ ٱلصَّمَدُ ٢ لَمۡ يَلِدۡ وَلَمۡ يُولَدۡ ٣ وَلَمۡ يَكُن لَّهُۥ كُفُوًا أَحَدُۢ ٤[ (الإخلاص)
[Hãy bảo (họ): “Ngài, Allah, là Một (Duy nhất). Allah là Đấng Tự Hữu, Độc lập mà tất cả phải nhờ vả. Ngài không sinh (đẻ) ai, cũng không do ai sinh ra. Và không một ai (cái gì) có thể so sánh với Ngài đặng" ] (Chương 112 – Al-Ikhalas)
]قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلۡفَلَقِ ١ مِن شَرِّ مَا خَلَقَ ٢ وَمِن شَرِّ غَاسِقٍ إِذَا وَقَبَ ٣ وَمِن شَرِّ ٱلنَّفَّٰثَٰتِ فِي ٱلۡعُقَدِ ٤ وَمِن شَرِّ حَاسِدٍ إِذَا حَسَدَ ٥[ (الفلق)
[Hãy bảo: “Tôi cầu xin Thượng Đế của buổi rạng đông che chở, Tránh khỏi sự tác hại của những vật mà Ngài đã tạo; Và khỏi sự tác hại của màn đêm khi nó bao phủ; Và khỏi sự tác hại của những kẻ thổi (phù phép) vào những chiếc gút thắt; Và khỏi sự hãm hại của những kẻ đố kỵ khi họ ganh tị"] (Chương 113 – Al-Falaq).
]قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلنَّاسِ ١ مَلِكِ ٱلنَّاسِ ٢ إِلَٰهِ ٱلنَّاسِ ٣ مِن شَرِّ ٱلۡوَسۡوَاسِ ٱلۡخَنَّاسِ ٤ ٱلَّذِي يُوَسۡوِسُ فِي صُدُورِ لنَّاسِ ٥ مِنَ ٱلۡجِنَّةِ وَٱلنَّاسِ ٦[ (الناس)
[Hãy bảo (họ): “Tôi cầu xin Thượng Đế của nhân loại, Đức vua của nhân loại, Đấng Thượng Đế của nhân loại, (che chở) tránh khỏi sự hãm hại của kẻ thì thào (lời xúi giục, bùa phép) rồi lẫn mất, kẻ đã thì thào (những điều tác hại) vào lòng người, thuộc loại Jinn và loài người."] (Chương 114 – Annas).
Theo Sunnah, người Muslim nam hay nữ nên đọc lặp lại ba lần ba chương kinh ngắn này sau lễ nguyện Maghrib và Fajr, và trước khi đọc câu kinh Qursi và ba chương kinh ngắn (112, 113, 114) thì hãy đọc mười lần câu:
« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ يُحْيِي وَيُمِيْتُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »
“La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu yuhyi wa yumi-tu wa huwa ala kulli shay-in qadir"
“Không có Đấng thờ phượng nào xứng đáng được thờ phượng mà chỉ có duy nhất Allah, không có đối tác cùng Ngài, mọi quyền lực là của Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương đều dâng lên Ngài, Ngài là Đấng làm cho sống và làm cho chết, và Ngài có quyền năng trên mọi thứ".
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
! ! !
75- Giáo luật quy định thế nào về việc tụng niệm tập thể sau lễ nguyện một cách đồng loạt như một số người đã làm, và theo Sunnah lời tụng niệm nên đọc lớn tiếng hay đọc khẽ tiếng ?
Giải đáp: Theo Sunnah thì nên nói các lời tụng niệm lớn tiếng sau mỗi lễ nguyện bắt buộc và sau lễ nguyện Jum-ah (thứ sáu) như những gì được ghi chép trong hai bộ Albukhari và Muslim, theo ông Ibnu Abbas t: Việc nói lớn tiếng các lời tụng niệm lúc mọi người rời đi ngay sau khi kết thúc lễ nguyện bắt buộc là có trong thời của Nabi ﷺ, ông Ibnu Abbas t nói: Tôi biết điều đó vì tôi đã nghe thấy lời tụng niệm của Người ﷺ lúc mọi người rời đi.
Còn việc tập thể nói lời tụng niệm một cách đồng loạt, người này nói theo người kia từ đầu đến cuối thì quả thật sự việc này không có cơ sở giáo lý, trái lại, đó là một việc làm Bid-ah (điều đổi mới, điều cải cách). Giáo luật chỉ quy định mọi người nên tụng niệm và tán dương Allah một cách riêng lẻ chớ không phải cùng nhau đồng loạt nói từ đầu đến cuối như nhau.
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
! ! !
76- Trường hợp người dâng lễ nguyện nói chuyện trong lúc đang dâng lễ vì quên thì cuộc lễ nguyện đó của y có bị hư không ?
Giải đáp: Trường hợp khi nào người Muslim lỡ quên mà nói chuyện trong lúc đang dâng lễ nguyện Salah hay vì không hiểu biết thì cuộc lễ nguyện đó của y không bị hư, dù đó là lễ nguyện bắt buộc hay lễ nguyện khuyến khích, bởi Allah đã phán rằng:
]رَبَّنَا لَا تُؤَاخِذۡنَآ إِن نَّسِينَآ أَوۡ أَخۡطَأۡنَا[ (البقرة: 286)
[Lạy Thượng Đế của chúng tôi, xin Ngài đừng bắt tội chúng tôi nếu chúng tôi lỡ quên hay bị nhầm lẫn] (Chương 2 – Albaqarah, câu 286). Và trong bộ Albukhari, có ghi chép xác thực rằng Nabi ﷺ nói: Quả thật Allah đã bảo: TA đã làm thế tức TA sẽ không bắt tội.
Và trong bộ Muslim có ghi, ông Mu-a-wiyah bin Alhukmi Assalami t đã nói “Allah yêu thương" thì ông ta nghe một người hắt hơi trong lúc đang lễ nguyện một cách không hiểu biết về giáo luật và những người xung quanh ông đã ngăn cản ông bằng cách ra dấu, sau đó ông đã thưa lại với Nabi ﷺ về sự việc đó, tuy nhiên, Người ﷺ đã không bảo ông thực hiện lại lễ nguyện đó. Như vậy, người lỡ quên cũng giống như người không biết rõ về giáo luật, thậm chỉ họ phải được thông cảm nhiều hơn. Và Nabi ﷺ cũng từng nói chuyện trong lúc đang dâng lễ nguyện vì quên mà Người vẫn không thực hiện lại lễ nguyện đó. Sự việc này được ghi trong bộ Albukhari và Muslim theo Hadith được thuật lại bởi ông Abu Huroiroh t về câu chuyện của người đàn ông có biệt danh là người có tay dài, và trong bộ Muslim thì qua lời thuật của ông Ibnu Mas-ud t và ông Imran bin Husain t .
Còn việc dùng cử chỉ và điệu bộ để ra dấu trong lúc đang dâng lễ nguyện Salah thì không vấn đề gì nếu như trong trường hợp cần thiết.
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
بسم الله الرحمن الرحيم
Cung Cách Dâng Lễ Nguyện Salah Của Nabi ﷺ
اَلْحَمْدُ لِلهِ وَحْدَهُ والصَّلاَةُ وَالسَّلاَمُ عَلىَ عَبْدِهِ وَرَسُوْلِهِ مُحَمَّدٍ وَآلِهِ وَصَحْبِهِ . . أَمَّا بَعْدُ
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, một Đấng duy nhất, và cầu xin bằng an và phúc lạnh cho vị bề tôi của Ngài, vị Sứ giả của Ngài, Muhammad, và cho dòng dõi của Người và vị Sahabah của Người... và sau nữa.
Và đây là sự trình bày tóm lượt ngắn về cung cách dâng lễ nguyện Salah của Nabi ﷺ mà tôi muốn gởi đến tất cả quý tín hữu Muslim nam và nữ, những ai có lòng muốn cố gắng thực hành theo đúng gương mẫu của Nabi ﷺ qua lời di huấn của Người:
« صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِى أُصَلِّى » (رواه البخاري)
“Hãy dâng lễ nguyện Salah theo giống như những gì các người nhìn thấy ta dâng lễ" (Albukhari).
Và sau đây là phần trình bày:
1- Hoàn chỉnh việc lấy nước Wudu' và đó là lấy nước Wudu' giống như những gì Allah đã ra lệnh qua lời phán của Ngài:
]يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِ[ (المائدة: 6)
[Hỡi những người có đức tin, khi nào các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy rửa mặt và hai tay của các ngươi đến cùi chỏ, hãy lau vuốt đầu của các ngươi và hãy rửa hai bàn chân của các ngươi đến mắt cá] (Chương 5 – Alma-idah, câu 6).
Và Nabi ﷺ nói:
« لاَ تُقْبَلُ صَلاَةٌ بِغَيْرِ طُهُورٍ وَلاَ صَدَقَةٌ مِنْ غُلُولٍ » (رواه مسلم في صحيحه)
“Lễ nguyện sẽ không được chấp nhận nếu như không có Tuhur (Wudu' hay tắm rửa bắt buộc) và sự bố thí cũng sẽ không được chấp nhận từ những điều gian lận và dối trá" (Do Muslim ghi lại).
2- Người dâng lễ nguyện đứng hướng mặt đến Qiblah tức ngôi đền Ka'bah dù y đang ở bất kỳ nơi nào với định tâm cho lễ nguyện mà y muốn thực hiện nó, lễ nguyện bắt buộc hay lễ nguyện khuyến khích. Định tâm là ở con tim chứ không phải là nói bằng lời, bởi vì nói bằng lời là điều không được quy định trong giáo luật mà trái lại đó là việc làm bid-ah (điều đổi mới) vì Nabi ﷺ đã không định tâm bằng lời nói và tất cả các vị Sahabah của Người cũng không ai làm như vậy. Và theo Sunnah thì người dâng lễ nguyện nên đặt một vật chắn phía trước mặt, kể cả dâng lễ một mình hay làm Imam (chủ trì cuộc dâng lễ) vì Nabi ﷺ đã bảo như thế.
3- Nói Takbir Ihram "اللهُ أَكْبَرُ" “Ollo-hu Akbar" có nghĩa là “Allah vĩ đại nhất" đồng thời hướng mắt vào điểm Sujud (điểm người dâng lễ cúi mọp đầu quỳ lạy xuống).
4- Khi nói Takbir người dâng lễ cũng đồng thời giơ hai bàn tay lên ngang vai hoặc cao hơn đến vành dưới của tai, bàn tay mở ra hoàn toàn sao cho lòng bàn tay hướng về phía Qiblah.
5- Sau đó, đặt hai tay lên ngực, bàn tay phải bên trên bàn tay trái, hoặc bên trên cổ tay hay bên trên khuỷu tay trái đều được vì có các Hadith làm cơ sở cho sự việc này như Hadith qua lời thuật của ông Wabil bin Hujri t và Qubi-sah bin Hulb Atta-i t.
6- Theo Sunnah, người dâng lễ nguyện được khuyến khích đọc Du-a' Istiftaaf:
« اللَّهُمَّ بَاعِدْ بَيْنِى وَبَيْنَ خَطَايَاىَ كَمَا بَاعَدْتَ بَيْنَ الْمَشْرِقِ وَالْمَغْرِبِ، اللَّهُمَّ نَقِّنِى مِنَ الْخَطَايَاىَ كَمَا يُنَقَّى الثَّوْبُ الأَبْيَضُ مِنَ الدَّنَسِ، اللَّهُمَّ اغْسِلْ خَطَايَاىَ بِالْمَاءِ وَالثَّلْجِ وَالْبَرَدِ » (متفق عليه من حديث أبي هريرة رضي الله عنه)
“Ollo-humma ba-i'd bayni wa bayna khata-ya-ya kama ba-a'dta baynal mashriqi wal maghrib, Ollo-humma naqqini minal khata-ya-ya kama ynaqqoth thawbul abyadh minad danas, Ollo-hummagh silni khata-ya-ya bil ma-i wath thalji wal barad".
“Lạy Thượng Đế, xin Ngài ngăn cách giữa bề tôi và tội lỗi của bề tôi giống như Ngài đã ngăn cách giữa phía đông và phía tây, lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy tẩy sạch bề tôi khỏi tội lỗi của bề tôi giống như chiếc áo trắng được tẩy sạch khỏi những vết bẩn, lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy rửa tội lỗi của bề tôi bằng nước, đá và tuyết". (Du-a' này được thống nhất là xác thực từ Nabi ﷺ qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t).
Và nếu muốn người dâng lễ nguyện có thể đọc bài Du-a' khác sau đây:
« سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ وَبِحَمْدِكَ تَبَارَكَ اسْمُكَ وَتَعَالَى جَدُّكَ وَلاَ إِلَهَ غَيْرُكَ » (متفق عليه)
“Subha-kollo-humma wa bihamdika taba-rakas muka wa ta-a'la jadduka wa la ilaha ghayruka"
“Lạy Thượng Đế, vinh quang cho Ngài và mọi lời ca ngợi và tán dương kinh dâng lên Ngài, phúc thay cho đại danh của Ngài, và quyền lực của Ngài là tối cao và không có Đấng thờ phượng nào khác xứng đáng được thờ phượng ngoài Ngài". Du-a' này cũng được thống nhất về tính xác thực của nó từ Nabi ﷺ.
Ngoài hai Du-a' này, nếu người dâng lễ tìm thấy bài Du-a' nào khác xác thực từ Nabi ﷺ thì cứ đọc không vấn gì cả, tuy nhiên, nên đọc thay đổi, lần này bài Du-a' này và lần khác thì bai Du-a' khác như vậy sẽ tốt hơn trong việc nói gương của Nabi ﷺ.
Sau khi xong phần Du-a' Istiftaaf thì hãy nói:
أَعُوْذُ بِاللّهِ مِنَ الشَّطَانِ الرَّجِيْمِ ، بِسۡمِ ٱللَّهِ ٱلرَّحۡمَٰنِ ٱلرَّحِيمِ
rồi đọc bài Fatihah bởi Nabi ﷺ đã nói:
« لاَ صَلاَةَ لِمَنْ لَمْ يَقْرَأْ بِفَاتِحَةِ الْكِتَابِ » (رواه البخاري ومسلم)
“Sẽ không có lễ nguyện đối với ai không đọc bài Fatihah (chương khai đề) của kinh Qur'an" (Albukhari và Muslim).
Và sau đó, nói "آمِيْنَ" “A-mi-n" có nghĩa là “Xin Allah chấp nhận lời nguyện cầu", nói lớn tiếng nếu đối với lễ nguyện đọc lớn tiếng và nói khẽ nếu đó là lễ nguyện đọc nhỏ tiếng. Sau đó, hãy đọc những gì đơn giản từ kinh Qur'an và tốt nhất là nên đọc các chương có độ dài trung bình vào các lễ nguyện Zzhuhur, Asr và I'sha, còn lễ nguyện Fajr thì nên đọc các chương dài và Maghrib thì nên đọc các chương ngắn, và thỉnh thoảng cũng nên thay đổi các nguyên tắc này, giống như những gì được ghi nhận từ Nabi ﷺ.
7- Cúi mình Ruku' đồng thời nói Takbir và giơ hai tay lên ngang vai hay ngang vành tai dưới, cúi gập người sao cho đầu thẳng hàng với lưng, hai tay chống lên hai đầu gối, các ngón tay để hở ra và khi động tác Ruku' được hoàn chỉnh thì hãy nói câu tụng niệm "سُبْحَانَ رَبِّيَ الْعَظِييْمِ" “Subha-na rabbiyal Azzhim" có ý nghĩa “Vinh quang thay Thượng Đế vĩ đại của bề tôi". Và tốt nhất nên lặp lại ba lần hoặc nhiều hơn câu tụng niệm này, và sau câu tụng niệm này khuyến khích đọc:
"سُبْحَانَكَ اللهُمَّ رَبَّناَ وَبِحَمْدِكَ اللهُمَّ اِغْفِرْلِيْ"
“Subha-nakol lo-humma rabbana wa bihamdika ollo-hum maghfirli".
“Lạy Thượng Đế, Đấng Chủ Tể của bề tôi, vinh quang thay cho Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài, lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi".
8- Trở dậy từ Ruku', giơ hai bàn tay lên ngang vai hoặc ngang vành tai dưới đồng thời nói câu tụng niệm "سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ" “Sami-a'l lo-hu liman hamidah" với ý nghĩa “Allah hằng nghe thấy những ai tán dương và ca ngợi Ngài". Nếu người dâng lễ làm Imam hay dâng lễ một mình thì phải nói thêm sau khi đã trở dậy và đứng nghiêm trang:"رَبَّنَا وَلَكَ الْحِمْدُ" “Rabbana wa lakal hamdu" với ý nghĩa “Lạy Thượng Đế, ở nơi Ngài có mọi lời ca ngợi và tán dương". Sau đó, người dâng lễ được khuyến khích nói thêm câu tụng niệm sau:
«حَمْدًا كَثِيرًا طَيِّبًا مُبَارَكًا فِيهِ مِلْءَ السَّمَوَاتِ وَالأَرْضِ وَمِلْءَ مَا بَيْنَهُمَا وَمِلْءَ مَا شِئْتَ مِنْ شَىْءٍ بَعْدُ»
“Hamdan kathi-ran tayyiban muba-rakan fi-h, mil-as sama-wa-ti wal ardh wa mil-a ma baynahuma wa mil-a ma shi'ta min shay-im ba'd".
“Vô vàn lời ca ngợi tán dương tốt đẹp và hồng phúc, nó phủ khắp các tầng trời và trái đất, phủ cả những gì giữa trời đất và phủ trùm tất cả những gì Ngài muốn sau đó".
Nếu ai có thể nói thêm nữa câu tụng niệm tiếp theo dưới đây thì càng tốt
«أَهْلَ الثَّنَاءِ وَالْمَجْدِ أَحَقُّ مَا قَالَ الْعَبْدُ وَكُلُّنَا لَكَ عَبْدٌ اللَّهُمَّ لاَ مَانِعَ لِمَا أَعْطَيْتَ وَلاَ مُعْطِىَ لِمَا مَنَعْتَ وَلاَ يَنْفَعُ ذَا الْجَدِّ مِنْكَ الْجَدُّ»
“Ahlath thana' walmajdi ahoqqu ma qo-lal abdu wa kulluna laka abdun, ollo-humma la ma-nia' lima a'tayta wa la mu'tiya lima mana'ta wa la yanfa-u' zhal jaddi minkal jaddu"
“Ngài là Đấng đáng được tán dương và tôn kính, những gì mà người bề tôi nói là điều thích đáng và tất cả chúng tôi đều là bề tôi của Ngài. Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng gây trở ngại những gì Ngài đã ban cho và đừng cho chúng tôi những gì Ngài nghiêm cấm, và không có quyền lực ngoài quyền lực của Ngài".
Tất cả những lời tụng niệm vừa nêu trên đều được chứng thực từ Nabi ﷺ qua các Hadith chính xác.
Còn riêng đối với người dâng lễ theo sau Imam thì chỉ nói từ câu "رَبَّنَا وَلَكَ الْحِمْدُ" “Rabbana wa lakal hamdu" trở đi.
Và khuyến khích người dâng lễ đặt hay tay lên ngực sau khi trở dậy từ Ruku' giống như lúc đứng trước khi ruku' bởi có bằng chứng xác thực từ Nabi ﷺ về điều đó qua Hadith của ông wa-il bin Hajar t và Hadith của ông Sahl bin Sa-ad t.
9- Sujud (cúi đầu mọp xuống đất quỳ lại) đồng thời nói Takbir. Cách Sujud là cho hai đầu gối chạm đất trước hai bàn tay nếu không gặp khó khăn còn trường hợp gặp trở ngại thì có thể cho hai bàn tay chạm đất trước. Tư thế Sujud là đặt toàn bộ cơ thể trên bảy bộ phận: trán, mũi, hai bàn tay, hai đầu gối, phần bụng các ngón chân của hai bàn chân. Các đầu các ngón tay và ngón chân chĩa hướng Qiblah và các ngón tay áp sát vào nhau. Theo Sunnah thì tư thế Sujud phải được thực hiện sao cho hai cánh tay phải cách khoảng với hai bên hông, bụng cách khoảng với hai đùi và hai đùi phải cách khoảng với hai bắp chân và giơ hai khuỷu tay cao lên khỏi mặt đất bởi Nabi ﷺ đã dạy:
« اعْتَدِلُوا فِى السُّجُودِ وَلاَ يَبْسُطْ أَحَدُكُمْ ذِرَاعَيْهِ انْبِسَاطَ الْكَلْبِ » (متفق عليه)
“Hãy cân chỉnh tư thế trong Sujud và chớ ai trong các người để hai khuỷu tay của mình áp sát xuống đất giống như con chó duỗi hai chân trước của nó khi nó nằm xuống" (Albukhari, Muslim).
Sau khi đã ở tư thế Sujud chỉnh tề thì hãy nói câu tụng niệm "سُبْحَانَ رَبِّيَ الأَعْلىَ" “Subha-na rabbiyal a'la" với ý nghĩa “Vinh quang thay Thượng Đế của bề tôi, Đấng Tối cao", khuyến khích đọc nó ba lần hoặc nhiều hơn, sau đó khuyến khích đọc:
"سُبْحَانَكَ اللهُمَّ رَبَّناَ وَبِحَمْدِكَ اللهُمَّ اِغْفِرْلِيْ"
“Subha-nakol lo-humma rabbana wa bihamdika ollo-hum maghfirli".
“Lạy Thượng Đế, Đấng Chủ Tể của bề tôi, vinh quang thay cho Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài, lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi".
Sau đó hãy nên Du-a' thật nhiều bởi Nabi đã có di huấn:
« أَمَّا الرُّكُوعُ فَعَظِّمُوا فِيهِ الرَّبَّ عَزَّ وَجَلَّ وَأَمَّا السُّجُودُ فَاجْتَهِدُوا فِى الدُّعَاءِ فَقَمِنٌ أَنْ يُسْتَجَابَ لَكُمْ » (رواه مسلم)
“Đối với Ruku' thì hãy tôn vinh Thượng Đế còn trong Sujud thì hãy cầu xin thật nhiều rồi các ngươi sẽ được đáp lại lời cầu xin" (Muslim).
« أَقْرَبُ مَا يَكُونُ الْعَبْدُ مِنْ رَبِّهِ وَهُوَ سَاجِدٌ فَأَكْثِرُوا الدُّعَاءَ » (رواه مسلم)
“Khoảng cách gần nhất giữa người bề tôi và Thượng Đế của y là lúc y đang cúi đầu mọp xuống quỳ lạy, do đó hãy cầu xin cho thật nhiều" (Muslim).
Hãy cầu xin cho bản thân mình và cho tất cả những người Muslim điều tốt lành ở thế gian này và ở đời sau. Việc cầu xin này áp dụng kể cả trong lễ nguyện bắt buộc hay lễ nguyện khuyến khích.
10- Nói Takbir và ngồi dậy, tư thế ngồi là đặt bàn chân trái nằm áp sát và ngồi lên nó còn bàn chân phải dựng đứng gót chân lên, hai bàn tay đặt úp xuống trên hai đùi và nói:
«رَبِّ اغْفِرْ لِى، رَبِّ اغْفِرْ لِى، رَبِّ اغْفِرْ لِى، وَارْحَمْنِى وَارْزُقْنِى وَعَافِنِيْ وَاهْدِنِيْ وَاجْبُرْنِى »
“Rabbigh firli, Rabbigh firli, Rabbigh firli, warhamni, warzuqni, wa-a'fini, wahdini, wajburni".
“Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho bề tôi, Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho bề tôi, Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho bề tôi, và xin Ngài hãy thương xót bề tôi, hãy ban bổng lộc cho bề tôi, hãy ban sức khỏe cho bề tôi, hãy chỉ dắt bề tôi và hãy phù hộ cho bề tôi".
Hãy ngồi một cách nghiêm trang của một tư thế ngồi hoàn chỉnh giống sự nghiêm trang trong lúc đứng sau khi trở dậy từ Ruku', bởi Nabi ﷺ thường kéo dài trong lúc đứng sau khi trở dậy từ Ruku' và lúc ngồi giữa hai lần Sujud.
11- Nói Takabir và cúi đầu mọp xuống lạy lần hai và thực hiện giống như Sujud lần thứ nhất.
12- Nói Takbir và trở dậy và ngồi nghỉ một chút khoảng vài giây giống như tư thế ngồi giữa hai lần Sujud, đây được gọi là “ngồi nghỉ" được khuyến khích làm dựa theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm bất đồng của giới học giả, nếu bỏ qua việc làm thì cũng không vấn đề gì, và trong lúc “ngồi nghỉ" nay không có tụng niệm hay Du-a' gì cả.
Sau đó hãy đứng dậy để thực hiện Rak-at thứ hai, nếu có thể hãy đứng dậy bằng đầu gối còn nếu gặp khó khăn thì có thể dùng hai tay chống xuống đất để đứng dậy.
Sau đó hãy đọc bài Fatihah và làm giống như trong Rak-at thứ nhất đã thực hiện.
Lưu ý là người dâng lễ theo sau Imam không được đi trước Imam của mình mà phải theo sau sự chủ trì của y bởi Nabi ﷺ đã cảnh bảo cộng đồng của Người về điều này, có nếu các động tác của lễ nguyện của người theo sau đồng loạt cùng với Imam thì là điều bị khiển trách, theo Sunnah thì người dâng lễ theo sau Imam phải luôn thực hiện theo sau các động tác của Imam miễn sao luôn bám sát các động tác của Imam. Nabi ﷺ đã bảo:
« إِنَّمَا جُعِلَ الإِمَامُ لِيُؤْتَمَّ بِهِ، فَإِذَا كَبَّرَ فَكَبِّرُوا، وَإِذَا رَكَعَ فَارْكَعُوا، وَإِذَا قَالَ سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ فَقُولُوا رَبَّنَا لَكَ الْحَمْدُ، وَإِذَا سَجَدَ فَاسْجُدُوا » (متفق عليه)
“Quả thật, vị Imam được dựng lên để chủ trì cuộc lễ nguyện, bởi vậy, khi nào Imam nói Takbir thì các ngươi hãy nói Takbir, khi nào y Ruku' thì các ngươi hãy Ruku', khi nào y nói "سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ" “Sami-a'l lo-hu liman hamidah" thì các ngươi hãy nói
رَبَّنَا وَلَكَ الْحِمْدُ" “Rabbana wa lakal hamdu" , khi nào y Sujud thì các ngươi hãy Sujud" (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).
13- Nếu đối với lễ nguyện Salah gồm hai Rak-at như lễ nguyện Fajr, Jum-ah và lễ nguyện trong ngày đại lễ Eid, sau khi đã thực hiện Sujud lần thứ hai xong thì ngồi lại, tư thế ngồi là để bàn chân phải dựng đứng gót chân lên, bần chân trái đặt nằm, bàn tay phải đặt lên đùi phải và các ngón tay co lại trừ ngón trỏ thì giữ thẳng để chỉ tính duy nhất của Thượng Đế trong lúc tụng niệm và Du-a', nếu có thể hãy co ngón út và ngón giáp út lại còn ngón cái hãy tạo một đường tròn cùng với ngón giữa thì tốt hơn, Nabi ﷺ đã từng thực hiện hai cách đặt bàn tay phải như vậy và tốt nhất là nên thay đổi lần này cách này và lần khác cách khác theo cả hai cách trên. Còn riêng bàn tay trái thì vẫn đặt bình thường lên đùi trái.
Sau đó hãy đọc Tasha-hud:
« التَّحِيَّاتُ لِلهِ وَالصَّلَوَاتُ وَالطَّيِّبَاتُ، السَّلاَمُ عَلَيْكَ أَيُّهَا النَّبِىُّ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ، السَّلاَمُ عَلَيْنَا وَعَلَى عِبَادِ اللهِ الصَّالِحِينَ، أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ.
اللَّهُمَّ صَلِّ عَلَى مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِ مُحَمَّدٍ كَمَا صَلَّيْتَ عَلَى آلِ إِبْرَاهِيمَ وَبَارِكْ عَلَى مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِ مُحَمَّدٍ كَمَا بَارَكْتَ عَلَى آلِ إِبْرَاهِيمَ فِى الْعَالَمِينَ إِنَّكَ حَمِيدٌ مَجِيدٌ »
“Attahi-ya-tu lillah wassolawa-tu wattayyiba-t. Assala-mu alayka ayyuhan Nabi-yu wa rohmatul lo-hi wa ba-raka-tuh. Assala-mu alayna wa ala iba-dilla-his sa-lihi-n. Ashhadu alla-ila ha illolloh, wa ashhadu anna Muhammadan abduhu wa rosu-luh.
Ollo-humma salli ala Muhammad wa ala a-li Muhammad kama sallayta ala Ibro-him wa al a-li Ibro-him. Wa ba-rik ala Muhammad wa ala a-li Muhammad kama ba-rakta ala Ibro-him và ala a-li Ibro-him, fil a'lami-n innaka hami-dum maji-d".
“Mọi lời chào bằng an và tốt lành kính dâng lên Allah. Cầu xin an lành cho Người, này hỡi Nabi ﷺ, và cầu xin Allah thương yêu và ban phúc cho Người. Cầu xin an lành đến với chúng tôi và tất cả những bề tôi ngoan đạo của Allah. Bề tôi xin chứng nhận rằng không có Đấng thờ phượng nào khác ngoài Ngài và bề tôi xin chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị sứ giả của Ngài.
Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy ban sự bằng an cho Muhammad, và cho dòng dõi của Muhammad giống như Ngài đã ban sự bằng an cho Ibrahim và dòng dõi của Ibrahim; xin Ngài ban phúc lành cho Muhammad và dòng dõi của Muhammad giống như Ngài đã ban phúc lành cho Ibrahim và dòng dõi của Ibrahim, trong vũ trụ này, quả thật Ngài là Đấng đáng được ca ngợi và tán dương, Đấng với quyền lực vô song".
Sau đó, khuyến khích đọc Du-a':
« اللَّهُمَّ إِنِّى أَعُوذُ بِكَ مِنْ عَذَابِ جَهَنَّمَ وَمِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ وَمِنْ فِتْنَةِ الْمَحْيَا وَالْمَمَاتِ وَمِنْ شَرِّ فِتْنَةِ الْمَسِيحِ الدَّجَّالِ »
“Ollo-humma inni a'-u-zhu bika min a'zha-bi jahannama wa min a'zha-bil qabri wa min fitnatil mahya wa mama-t wa min shari fitnatil masi-hid dajja-l".
“Lạy Thượng Đế, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở bề tôi tránh khỏi sự trừng phạt của Hỏa Ngục, sự trừng phạt của cõi ngôi mộ, khỏi sự thử thách trên đời sống trần tục và ở cõi chết, và khỏi sự thử thách của Masi-hid dajja-l".
Sau đó người dâng lễ có thể Du-a' theo ý muốn của y về những điều tốt lành ở trên đời và ở ngày sau, và nếu như y Du-a' cho cha mẹ y hay cho những người đồng đạo Muslim khác thì không vấn đề gì. Việc này áp dụng cho cả lễ nguyện Salah bắt buộc hãy lễ nguyện Salah khuyến khích bởi chiếu theo lời di huấn chung chung của Nabi ﷺ khi Người dạy ông Ibnu Mas-ud t về Tasha-hud:
«ثُمَّ لْيَتَخَيَّرْ مِنَ الدُّعَاءِ أَعْجَبَهُ إِلَيْهِ فَيَدْعُو بِهِ» وفي لفظ آخر «ثُمَّ لْيَخْتَرْ مِنَ الْمَسْأَلَةِ مَا شَاءَ »
“Sau đó hãy lựa chọn Du-a' nào yêu thích và Du-a' nó" và trong một lời dẫn khác “Sau đó hãy lựa chọn lời cầu xin tùy thích".
Và đây bao hàm toàn bộ tất cả lời cầu xin nào mang lại lợi ích cho người bề tôi ở trên đời này và ở ngày sau.
Sau đó hãy lần lượt cho Salam bên phải rồi bên trái bằng cách nói: "السَلاَمُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ" “Assala-mu-a'laykum wa rohmatul lo-h" “Cầu xin bằng an đến với các bạn và cầu xin Allah thương xót".
14- Nếu đối với lễ nguyện Salah gồm ba Rak-at như Maghrib hoặc lễ nguyện Salah gồm bốn Rak-at như Zzhuhur, Asr và I'sha thì sau khi đọc xong Tasha-hud thì hãy đứng dậy bằng đầu gối đồng thời giơ hay bàn tay lên ngang vai và nói Takbir “Ollo-hu akbar" rồi đặt hai tay lên ngực, tay phải bên trên tay trái giống như những gì đã nói và sau đó chỉ đọc bài Fatihah rồi Ruku'. Trường hợp nếu muốn đọc thêm sau khi đã đọc bài Fatihah ở Rak-at thứ ba và thứ tư của lễ nguyện Salah Zzhuhur vào đôi lúc thì không vấn đề gì trong sự việc này bởi có bằng chứng xác thực về điều này từ Nabi ﷺ qua lời thuật của ông Abu Sa-eed t.
Sau khi đọc xong bài Tasha-hud sau Rak-at thứ ba đối với lễ nguyện Maghrib và sau Rak-at thứ đối với lễ nguyện Zzhuhur, Asr và I'sha thì hãy cho Salawat cho Nabi, Du-a' cầu xin Allah che chở tránh khỏi hình phạt của Hỏa ngục, hình phạt nơi ngôi mộ, khỏi thử thách của cuộc sống trần gian và cõi chết và khỏi thử thách của Ma-sihid dajja-l và hãy Du-a' thật nhiều và trong các Du-a' được khuyến khích đó là:
]رَبَّنَآ ءَاتِنَا فِي ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ حَسَنَةٗ وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ[
Theo lời thuật của ông Anas t, lời Du-a' mà Nabi ﷺ thường Du-a' nhiều nhất đó là câu:
]رَبَّنَآ ءَاتِنَا فِي ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ حَسَنَةٗ وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ[
Tất cả những điều trên giống như những gì đã được nói đối với lễ nguyện gồm hai Rak-at. Nhưng tư thế ngồi là bàn chân trái nằm bến dưới chân phải, bàn chân phải dựng đứng gót chân lên, mông lúc bấy giờ không ngồi lên bàn chân trái nữa mà ngồi trực tiếp xuống nền, chiếu theo Hadith của ông Abu Hami-d. Sau đó lần lượt cho Salam bên phải rồi bên trái bằng cách nói: "السَلاَمُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ" “Assala-mu-a'laykum wa rohmatul lo-h" “Cầu xin bằng an đến với các bạn và cầu xin Allah thương xót".
Sau khi cho Salam xong, theo Sunnah người dâng lễ nên tụng niệm như sau:
Nói ba lần : "أَسْتَغْفِرُ اللَّهَ " sau đó nói:
« اللَّهُمَّ أَنْتَ السَّلاَمُ، وَمِنْكَ السَّلاَمُ، تَبَارَكْتَ يَا ذَا الْجَلاَلِ وَالإِكْرَامِ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ، وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ، لاَ حَوْلَ وَلاَ قُوَّةَ إِلاَّ بِاللهِ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ، وَلاَ نَعْبُدُ إِلاَّ إِيَّاهُ، لَهُ النِّعْمَةُ وَلَهُ الفَضْلُ وَلَهُ الثَّنَاءُ الحَسَنُ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ، مُخْلِصِيْنَ لَهُ الدِّيْنُ وَلَوْ كَرِهَ الكَفِرِوْنَ. اللَّهُمَّ لاَ مَانِعَ لِمَا أَعْطَيْتَ، وَلاَ مُعْطِىَ لِمَا مَنَعْتَ، وَلاَ يَنْفَعُ ذَا الْجَدِّ مِنْكَ الْجَدُّ »
“Alla-humma antas salam, wa minkas salam, taba-rakta ya zhal jala-liwal ikram, La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qadir, la hawla wa la qu-wata illa billah, La ila ha illallah, wa la na' budu illa i-ya-hu, lahun ni'matu wa lahul fadhlu wa lahuth thana' ul hasan, La ila ha illallah, mukh li si-na lahud di-n wa law karihal ka-firi-n. Alla-humma la ma-ni-a' lima a'tayta wa la mu'tiya lima mana'ta wa la yanfa-u zhal jaddi minkal jaddu".
Đọc 33 lần câu "سُبْحَانَ الله" “Subha-nallah" “Vinh quang thay Allah", 33 lần "الحَمْدُ لله" “Alham dulillah" “Mọi lời ca ngợi kính dâng lên Allah", và 33 lần câu "اللهُ أَكْبَرُ" “Alla-hu akbar" “Allah Vĩ đại nhất" , và hoàn tất đủ 100 lần với câu:
« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »
“La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qadir"
Tiếp tục đọc câu kinh qursi:
]ٱللَّهُ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَ ٱلۡحَيُّ ٱلۡقَيُّومُۚ لَا تَأۡخُذُهُۥ سِنَةٞ وَلَا نَوۡمٞۚ لَّهُۥ مَا فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَا فِي ٱلۡأَرۡضِۗ مَن ذَا ٱلَّذِي يَشۡفَعُ عِندَهُۥٓ إِلَّا بِإِذۡنِهِۦۚ يَعۡلَمُ مَا بَيۡنَ أَيۡدِيهِمۡ وَمَا خَلۡفَهُمۡۖ وَلَا يُحِيطُونَ بِشَيۡءٖ مِّنۡ عِلۡمِهِۦٓ إِلَّا بِمَا شَآءَۚ وَسِعَ كُرۡسِيُّهُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَۖ وَلَا ئَُودُهُۥ حِفۡظُهُمَاۚ وَهُوَ ٱلۡعَلِيُّ ٱلۡعَظِيمُ ٢٥٥[ (البقرة : 255)
Rồi đoc ba chương kinh ngắn:
]قُلۡ هُوَ ٱللَّهُ أَحَدٌ ١ ٱللَّهُ ٱلصَّمَدُ ٢ لَمۡ يَلِدۡ وَلَمۡ يُولَدۡ ٣ وَلَمۡ يَكُن لَّهُۥ كُفُوًا أَحَدُۢ ٤[ (الإخلاص)
]قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلۡفَلَقِ ١ مِن شَرِّ مَا خَلَقَ ٢ وَمِن شَرِّ غَاسِقٍ إِذَا وَقَبَ ٣ وَمِن شَرِّ ٱلنَّفَّٰثَٰتِ فِي ٱلۡعُقَدِ ٤ وَمِن شَرِّ حَاسِدٍ إِذَا حَسَدَ ٥[ (الفلق)
]قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلنَّاسِ ١ مَلِكِ ٱلنَّاسِ ٢ إِلَٰهِ ٱلنَّاسِ ٣ مِن شَرِّ ٱلۡوَسۡوَاسِ ٱلۡخَنَّاسِ ٤ ٱلَّذِي يُوَسۡوِسُ فِي صُدُورِ لنَّاسِ ٥ مِنَ ٱلۡجِنَّةِ وَٱلنَّاسِ ٦[ (الناس)
Theo Sunnah, người Muslim nam hay nữ nên đọc lặp lại ba lần ba chương kinh ngắn này sau lễ nguyện Maghrib và Fajr, và trước khi đọc câu kinh Qursi và ba chương kinh ngắn (112, 113, 114) thì hãy đọc mười lần câu:
« لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ يُحْيِي وَيُمِيْتُ وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ »
“La ila ha illallah wahdahu la shari-kalah lahul mulku wa lahul hamdu yuhyi wa yumi-tu wa huwa ala kulli shay-in qadir"
Nếu người làm Imam thì y nên xoay người lại hướng mặt về những người phía sau sau khi vừa nói xong ba lần : "أَسْتَغْفِرُ اللَّهَ " và: « اللَّهُمَّ أَنْتَ السَّلاَمُ ، وَمِنْكَ السَّلاَمُ ، تَبَارَكْتَ يَا ذَا الْجَلاَلِ وَالإِكْرَامِ» rồi tiếp tục hoàn tất phần tụng niệm.
Và tất cả những lời tụng niệm được nêu trên đây là Sunnah (mang tính khuyến khích) chứ không phải là bắt buộc.
Mỗi người Muslim nam và nữ đều được khuyến khích dâng lễ nguyện Sunnah bốn Rak-at trước lễ nguyện bắt buộc Zzhuhur và hai Rak-at sau nó, hai Rak-at sau lễ nguyện Salah Maghrib và I'sha và hai Rak-at trước lễ nguyện Fajr, tổng cộng là mười hai Rak-at được gọi là Sunnah Rawa-tib. Nabi ﷺ đã luôn thực hiện các lễ nguyện này lúc đang tại gia còn khi đang đi đường xa thì Người thôi không thực hiện các lễ nguyện Sunnah này, ngoại trừ hai Rak-at trước lễ nguyện Fajr và lễ nguyện Witir là Người đều duy trì thực hành ngay cả lúc ở nhà hay đang đi đường xa. Và Nabi ﷺ là một gương mẫu tốt đẹp cho chúng ta bởi Allah đã phán bảo rằng:
]لَّقَدۡ كَانَ لَكُمۡ فِي رَسُولِ ٱللَّهِ أُسۡوَةٌ حَسَنَةٞ[ (الأحزاب: 21)
[Quả thật, các ngươi có được ở nơi Sứ giả của Allah tấm gương tốt đẹp] (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 21).
Và Nabi ﷺ đã bảo:
« صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِى أُصَلِّى » (رواه البخاري)
“Hãy dâng lễ nguyện Salah theo giống như những gì các người nhìn thấy ta dâng lễ" (Albukhari).
Và tốt nhất là nên thực hiện các lễ nguyện Sunnah Rawa-tib và lễ nguyện Witir ở nhà nhưng nếu thực hiện tại Masjid thì cũng không vấn đề gì bởi Nabi ﷺ có di huấn:
« أَفْضَلَ صَلاَةِ الْمَرْءِ فِى بَيْتِهِ إِلاَّ الصَّلاَةَ الْمَكْتُوبَةَ » (متفق على صحته)
“Lễ nguyện Salah tốt nhất của một người là nó được thực hiện tại nhà của y ngoại trừ lễ nguyện Salah bắt buộc" (Albukhari, Muslim).
Và sự gìn giữ và duy trì các Rak-at Sunnah này là một trong những lý do được thu nhận vào Thiên Đàng. Trong bộ Sahih Muslim có ghi, bà Ummu Habi-bah t thuật lại: Tôi đã nghe Sứ giả của Allah ﷺ nói:
« مَا مِنْ عَبْدٍ مُسْلِمٍ يُصَلِّى لِلَّهِ كُلَّ يَوْمٍ ثِنْتَىْ عَشْرَةَ رَكْعَةً تَطَوُّعًا غَيْرَ فَرِيضَةٍ إِلاَّ بَنَى اللَّهُ لَهُ بَيْتًا فِى الْجَنَّةِ » (رواه مسلم)
“Người bề tôi Muslim nào dâng lễ nguyện Salah vì Allah mỗi ngày mười hai Rak-at khuyến khích không phải là lễ nguyện bắt buộc thì Allah sẽ xây cho y một ngôi nhà trong Thiên Đàng" (Muslim).
Và ông Imam Tirmizhi cũng đã giải thích ý nghĩa của Hadith này giống như những gì chúng ta đã nói.
Và nếu ai dâng lễ bốn Rak-at trước lễ nguyện Asr, hai Rak-at trước Mahgrib, hai Rak-at trước I'sha thì cũng tốt bởi Nabi ﷺ có di huấn:
« رَحِمَ اللَّهُ امْرَأً صَلَّى أَرْبَعًا قَبْلَ الْعَصْرِ » (رواه أبو داود والترمذي و حسنه وابن خزيمة وصححه، واسناه صحيح)
“Allah sẽ yêu thương người nào dâng lễ nguyện bốn Rak-at trước lễ nguyện Salah Asr" (Abu Dawood, Tirmizhi ghi lại và họ cho là Hadith tốt, và ông Ibnu Khuzaymah cũng ghi lại Hadith này và bảo là chính xác, và đường truyền của Hadith chính xác).
« بَيْنَ كُلِّ أَذَانَيْنِ صَلاَةٌ بَيْنَ كُلِّ أَذَانَيْنِ صَلاَةٌ - ثُمَّ قَالَ فِى الثَّالِثَةِ - لِمَنْ شَاءَ » (رواه البخاري)
“Giữa mỗi hai Azan thì có một lễ nguyện Salah, giữa mỗi hai Azan thì có một lễ nguyện Salah, sau đó Người bảo trong lần lặp lại thứ ba là đối với người nào muốn làm vậy" (Albukhari).
Cầu xin Allah ban cho sự thành công!
Đây là những gì Imam và học giả uyên bác Abdul Azeez bin Abdullah bin Baaz đã trình bày, cầu xin Allah khoan hồng và tha thứ tội lỗi cho ông và cho cha mẹ của ông cùng với tất cả đạo hữu Muslim.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلىَ نَبِيِّنَا مُحَمْدٍ وَعَلىَ آلِهِ وَأَصْحَابِهِ أَجْمَعِيْنَ وَأَتْبَاعِهِ بِإحْسَانِ إِلىَ يَوْمِ الدِيْنِ.
Và cầu xin Allah ban sự bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad, và cho dòng dõi của Người và các vị bạn hữu của Người và những ai đi theo gương tốt của Người cho đến Ngày phán xét.
Tác giả
Abdul Azeez bin Abdullah bin Baaz
Dịch thuật
Abu Zaytune Usman Ibrahim