×
Fataawa (Hỏi Đáp) Chọn Lọc Liên Quan Đến Nhịn Chay: Quyển sách hàm chứa mười tám câu hỏi quan trọng liên quan đến sự nhịn chay được cố Imam Shaikh Abdul Azeez bin Abdullah bin Baaz giải đáp.

    Fataawa (Hỏi Đáp) Chọn Lọc Liên Quan Đến Nhịn Chay

    ] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامي [

    Của Cố Imam

    Abdul Azeez bin Abdullah bin Baaz

    Dịch Thuật

    Abu Hisaan Ibnu Ysa

    2011 - 1432

    ﴿ فتاوى مختارة تتعلق بالصيام ﴾

    « باللغة الفيتنامية »

    لسماحة الإمام

    عبد العزيز بن عبد الله بن باز

    ترجمة: محمد زين بن عيسى

    2011 - 1432

    ﭑ ﭒ ﭓ ﭔ

    اَلْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَالْعَاقِبَةُ لِلْمُتَّقِينَ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى عَبِدِهِ ورَسُوْلِهِ مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ، أَمَّا بَعْدُ:

    Alhamdulillah, tạ ơn Allah, Đấng Chúa Tể của toàn vũ trụ và muôn loài và chắc chắn sự thành đạt chỉ thuộc về nhóm người biết kính sợ Allah. Cầu xin bình an và phúc lành cho vị Nô Lệ, vị Thiên Sứ của Ngài, Muhammad, cho tất cả bằng hữu của Người và tất cả những ai noi gương theo Người cho đến ngày tận thế. Và sau nữa.

    Câu hỏi 1:

    Theo giáo luật Islam sự nhịn chay tháng Romadon bắt buộc những ai; ân phước của sự nhịn chay buộc trong tháng Romadon và sự nhịn chay Sunnah (khuyến khích, tự nguyện) là như thế nào ?

    Đáp:

    Giới luật nhịn chay Romadon khuyến khích nhịn chay đối với trẻ em từ bảy tuổi trở lên và bắt buộc đối với tất cả người Muslim dù nam hay nữ từ độ tuổi trưởng thành trở lên, có khả năng nhịn chay, mạnh khỏe, đang ở quê nhà và giới luật này đã được Allah qui định trong Qur'an như sau:

    ﮋيَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ كُتِبَ عَلَيۡكُمُ ٱلصِّيَامُ كَمَا كُتِبَ عَلَى ٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ١٨٣ أَيَّامٗا مَّعۡدُودَٰتٖۚ فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ فَمَن تَطَوَّعَ خَيۡرٗا فَهُوَ خَيۡرٞ لَّهُۥۚ وَأَن تَصُومُواْ خَيۡرٞ لَّكُمۡ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ١٨٤ شَهۡرُ رَمَضَانَ ٱلَّذِيٓ أُنزِلَ فِيهِ ٱلۡقُرۡءَانُ هُدٗى لِّلنَّاسِ وَبَيِّنَٰتٖ مِّنَ ٱلۡهُدَىٰ وَٱلۡفُرۡقَانِۚ فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۗ يُرِيدُ ٱللَّهُ بِكُمُ ٱلۡيُسۡرَ وَلَا يُرِيدُ بِكُمُ ٱلۡعُسۡرَ وَلِتُكۡمِلُواْ ٱلۡعِدَّةَ وَلِتُكَبِّرُواْ ٱللَّهَ عَلَىٰ مَا هَدَىٰكُمۡ وَلَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ١٨٥ﮊ البقرة: 183 - 185

    {Hỡi những người có đức tin! (Allah) đã truyền xuống sự nhịn chay bắt buộc các người cũng như những thế hệ trước các người phải nhịn hồng (rèn luyện các người) trở thành người biết kính sợ (TA) * (Chỉ bắt buộc nhịn chay) trong một số ngày đã ấn định (tức trong tháng Romadon). Đối với những ai trong các người (Muslim) bị bệnh hoặc đang đi đường xa nhà thì được phép hoãn việc nhịn chay lại và nhịn bù vào những ngày khác tương ứng số ngày đã thiếu, nhưng đối với những ai có khả năng kiêng cử (nhưng sẽ rất chật vật trong việc nhịn chay vì già yếu), thì được phép chuộc tội bằng cách nuôi ăn (mỗi ngày) một người nghèo. Và ai có lòng tự nguyện làm tốt hơn (trong việc bố thí), quả là điều tốt cho y. Tuy nhiên thực hiện việc nhịn chay sẽ tốt nhất đối với các người nếu các người biết được (giá trị của sự nhịn chay) * Tháng Romadon chính là tháng mà Thiên Kinh Qur'an được (khởi đầu) mặc khải, nhằm hướng nhân loại đến với chân lý; qua Qur'an họ sẽ biết được đâu là thiện và đâu là ác (đâu là chân lý sáng chói và đâu là lầm lạc không lối thoát). Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến (tức có mặt tại quê nhà) trong tháng (Romadon) thì phải nhịn chay trọn tháng và đối với ai bị bệnh hoặc đi du hành xa nhà thì được phép hoãn việc nhịn chay lại và nhịn bù vào những ngày khác tương ứng số ngày đã thiếu. Allah luôn muốn tạo sự dễ dàng cho các người, chứ không hề muốn gây khó khăn cho các người. Thế nên các người hãy hoàn thành tốt thời gian nhịn chay và hãy tụng niệm Ngài bằng lời Allahu Akbar (tức Allah vĩ đại nhất) sau khi đã hoàn thành sự nhịn chay (tức trong đêm tết), nhằm tạo cơ hội cho các người có dịp tạ ơn Ngài bởi chân lý mà Ngài đã ban.} Al-Baqoroh: 183 – 185 (chương 2).

    Và Nabi e đã nói:

    ((بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ وَحَجِّ الْبَيْتِ)) أخرجه البخاري ومسلم.

    “Islam được xây dựng trên năm trụ cột: lời tuyên thệ La i la ha il lol loh và Muhammad là Rosul của Allah, dâng lễ Solah, xuất Zakat bắt buộc, nhịn chay tháng Romadon và hành hương (Haj) tại ngôi đền Ka'bah." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

    Có Hadith khác do ông Ibnu ﷻ‬'mar kể: khi Đại Thiên Thần Jibreel u hỏi về Islam thì được Nabi e đáp rằng:

    ((الإِسْلاَمُ: أَنْ تَشْهَدَ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَتُقِيمَ الصَّلاَةَ وَتُؤْتِيَ الزَّكَاةَ وَتَصُومَ رَمَضَانَ وَتَحُجَّ الْبَيْتَ إِنْ اسْتَطَعْتَ إِلَيْهِ سَبِيلاً.)) خرجه مسلم في صحيحه.

    “Anh hài lòng tuyên thệ câu: La i la ha il lol lóh và Muhammad ro su lul loh (tức không có Thượng Đế nào xứng đáng đươc thờ phụng mà chỉ có Allah và Muhammad là Thiên Sứ của Allah), rồi dâng lễ Solah thật chu đáo, xuất Zakat bắt buộc, nhịn chay tháng Romadon và hành hương nếu hội tụ đủ khả năng thì hãy tìm đường đến đấy hành hương." Hadith do Muslim ghi lại trong bộ Soheeh.

    Có Hadith khác được ghi trong hai bộ Soheeh từ ông Abu Huroiroh t, Nabi e nói rằng:

    ((مَنْ صَامَ رَمَضَانَ إِيمَاناً وَاحْتِسَاباً غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ،)) متفق عليه

    “Ai nhịn chay vào tháng Romadon bằng sự tin tưởng và hy vọng được phần thưởng từ Allah sẽ được tha thứ cho tất cả tội lỗi đã phạm." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

    Có Hadith Qudsy Allah ﷻ‬ phán rằng:

    ((كُلُّ عَمَلِ ابْنِ آدَمَ لَهُ الْحَسَنَةُ بِعَشْرِ أَمْثَالِهَا إِلَى سَبْعِ مِائَةِ ضِعْفٍ إِلاَّ الصِّيَامَ هُوَ لِي وَأَنَا أَجْزِي بِهِ، تَرَكَ شَهْوَتَهُ وَطَعَامَهُ وَشَرَابَهُ مِنْ أَجْلِي، لِلصَّائِمِ فَرْحَتَانِ: فَرْحَةٌ عِنْدَ فِطْرِهِ، وَفَرْحَةٌ عِنْدَ لِقَاءِ رَبِّهِ. وَلَخُلُوفُ فَمِ الصَّائِمِ أَطْيَبُ عِنْدَ اللهِ مِنْ رِيحِ الْمِسْكِ)) متفق على صحته.

    “Tất cả mọi việc làm của con cháu Adam được thưởng một điều tốt rồi bởi điều tốt đó được nhân lên từ mười cho đến bảy trăm lần (tùy theo lòng thành của từng người) chỉ ngoại trừ sự nhịn chay là của riêng TA TA ban thưởng cho y tùy ý, y đã kiềm chế dục vọng, nhịn ăn, nhịn uống chỉ vì TA. Đối với người nhịn chay có hai niềm vui: niềm vui khi đến giờ xả chay và niềm vui y đến trình diện Thượng Đế của y và tuyến nước bọt của người nhịn chay đối với Allah còn thơm hơn cả mùi thơm của xạ hương." Hadith do Ahmad ghi lại.

    Ngoài ra còn có rất nhiều Hadith khác nói về ân phước của nhịn chay tháng Romadon được nhiều người biết đến. Allah là Đấng ban cho sự thành công.

    Câu hỏi 2:

    Có phải theo Sunnah là trong tháng Romadon chúng ta bỏ mặc tất cả mọi việc làm khác để chuyên tâm hành đạo ?

    Đáp:

    Là người Muslim thì tất cả mọi hành động của y sự tôn thờ, là sự hành đạo miễn sao y có định tâm làm vì Allah. Sự hành đạo không chỉ gói gọn trong việc hành lễ Solah hoặc nhịn chay mà còn có trong việc dạy và học, truyền bá Islam, giáo dục và quản lý con cái, quán xuyến gia đình, cư xử tốt và giúp đỡ mọi người, trợ giúp người khó khăn hoạn nạn, mở lối cho người nghĩ quẩn, mua bán bằng phương tiện Halal (được phép)... tất cả đều có thể trở thành sự hành đạo tôn thờ Allah miễn người làm kết hợp được sự định tâm vì Allah. Từ đó, có người Muslim được Allah ban cho sự hành đạo nằm trong tất cả mọi hành động của y từ việc chung chung (như là hành động đời thường) đến việc riêng (như hành lễ Solah, nhịn chay) chắc chắn người này sẽ là người hưởng được biết bao là điều tốt, bởi mọi hành động của y đều được ban thưởng; có số khác thì chỉ có thể tôn thờ Allah bằng sự hành đạo riêng mà thôi, nhưng y sẽ không mất phần thưởng tốt đẹp của mình miễn sao sự định tâm của y chỉ dành riêng cho Allah.

    Trong đời Nabi e có hai lần đi chiến đấu trong tháng Romadon, đầu tiên là trận chiến Badr Vĩ Đại vào ngày 17 tháng Romadon năm thứ 2 lịch Hijroh, thứ hai là trận khải hoàn chiếm lĩnh Makkah Thiêng Liêng cũng trong tháng Romadon năm thứ 8 lịch Hijroh, mặc dù đi chinh chiến nhưng Nabi e cùng tất cả bằng hữu của Mình luôn thi hành nhiệm vụ nhịn chay, nhưng do thấy khó khăn nên Người ra lệnh mọi người cùng xả chay. Qua đây muốn nói tháng Romadon hồng phúc là tháng để mọi người Muslim tận dụng hành đạo tôn thờ Allah chứ không phải tháng để ăn ngủ, vui chơi, giảo lao.

    Câu hỏi 3:

    Imam Al-Azhar nói: “Việc làm chung quan trọng nhất trong thế giới Islam khi tháng Romadon hồng phúc bắt đầu là xác định sự xuất hiện của lưỡi liềm, yêu cầu Ulama giới học giả Islam phải thống nhất trong việc xác định này." Xin ý kiến của Shaikh về câu nói này ?

    Đáp:

    Việc thế giới Muslim đồng thống nhất nhịn chay và xả chay là việc làm vô cùng tốt đẹp, là điều đáng khích lệ, là điều mà giáo lý Islam yêu cầu, nhưng không thể trở thành hiện thực ngoại trừ làm được hai điều sau:

    Thứ nhất: Giới Ulama Islam phải bỏ hết tất mọi tiên đoán dự định trước (giống như lịch có sẵn hiện nay), giống như Nabi e và các tiền nhân đức hạnh xưa kia của cộng đồng Islam đã vứt bỏ, chỉ dựa hẳn vào sự nhìn thấy lưỡi liềm hoặc số ngày trong tháng đã đủ, như đã được Nabi e di huân phân tích rõ rằng trong các Hadith Soheeh (chính xác).

    Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah đã nói trong bộ Al-Fataawa quyển 1, trang 132 – 133: “Giới Ulama Islam đồng thống nhất rằng tuyệt đối không được phép dựa vào sự tiên đoán ngày tháng được sắp theo lịch để nhịn chay và xả chay hoặc những gì tương tự."

    Được ghi lại trong bộ Al-Fath quyển 4, trang 127 của ông Al-Haafiz, ông Al-Baajy nói: “Giới tiền nhân đức hạnh đồng thống nhất rằng tuyệt đối không được dựa vào lịch đã được sắp xếp sẵn, và sự thống nhất này là bằng chứng giá trị dành cho thế hệ sau họ."

    Thứ hai: Bầu ra một quốc gia đại diện trong việc nhìn lưỡi liềm, một khi quốc gia này đã nhìn thấy lưỡi liềm bằng phương pháp Islam chỉ giáo huấn thì bắt buộc những quốc gia khác phải làm theo, được vậy là đã thi hành mệnh lệnh của Nabi e:

    ((صُومُوا لِرُؤْيَتِهِ وَأَفْطِرُوا لِرُؤْيَتِهِ فَإِنْ غُمَّ عَلَيْكُمْ فَأَكْمِلُوا عِدَّةَ)) رواه البخاري.

    “Hãy nhịn chay khi thấy lưỡi liềm (của tháng Romadon tức tháng 9 lịch Islam) và ăn uống khi thấy lưỡi liềm (của tháng Shâuwaal tức tháng 10 lịch Islam). Nếu mây che phủ làm các người không thấy được lưỡi liềm thì hãy tính mỗi tháng là đủ ba mươi ngày." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.

    Nabi e nói ở Hadith khác:

    ((إِنَّا أُمَّةٌ أُمِّيَّةٌ لا نَكْتُبُ وَلا نَحْسُبُ، الشَّهْرُ هَكَذَا وَهَكَذَا وَهَكَذَا)) وأشار بيده ثلاث مرات وعقد إبهامه في الثالثة، ((الشَّهْرُ هَكَذَا وَهَكَذَا وَهَكَذَا)) وأشار بأصابعه كلها. رواه البخاري.

    “Chúng ta là một cộng đồng mù chử không biết viết, cũng không biết tính (ngày tháng), thế nên có tháng được tính như thế này, như thế này và như thế này." Người xòe hai bàn tay đưa ra ba lần và trong lần thứ ba thì Người khép ngón tay cái lại “và có tháng được tính như thế này, như thế này và như thế này." Người xòe hai bàn tay đưa ra ba lần. (Hadith do Al-Bukhory ghi lại). Qua Hadith thì Islam chỉ tính mỗi tháng là 29 ngày hoặc 30 ngày.

    Ngoài hai Hadith này có rất nhiều Hadith khác mang ý nghĩa tương tự như Hadith do Ibnu ﷻ‬'mar, Abu Huroiroh, Huzaifah bin Al-Yamaan và những vị Sohabah khác kể lại. Trong Hadith Nabi e không hề ám chỉ dạy riêng cho quần chúng Madinah, ngược lại Người muốn nói chung cho tất cả mọi nơi trên thế giới cho đến ngày tận thế. Vậy, chỉ cần thực hiện được hai vấn đề này thì thế giới Islam sẽ nhịn chay và xả chay cùng một lúc. Cầu xin Allah Đấng Hiển Vinh ban cho cộng đồng Islam trở thành khối đồng nhất nhau trong mọi vấn đề thi hành giáo lý Islam và cầu xin che chở tránh khỏi mọi điều làm trái ngược giáo lý; và rằng đây cũng là nhiệm vụ của cộng đồng Islam bởi Allah đã phán:

    ﮋفَلَا وَرَبِّكَ لَا يُؤۡمِنُونَ حَتَّىٰ يُحَكِّمُوكَ فِيمَا شَجَرَ بَيۡنَهُمۡ ثُمَّ لَا يَجِدُواْ فِيٓ أَنفُسِهِمۡ حَرَجٗا مِّمَّا قَضَيۡتَ وَيُسَلِّمُواْ تَسۡلِيمٗا ٦٥ﮊ النساء: ٦٥

    {TA (Allah) thề bởi Thượng Đế của Ngươi (Muhammad), chúng sẽ không thật lòng tin tưởng cho đến khi nào chúng đến yêu cầu Ngươi đứng ra phân xử về điều chúng đang tranh chấp rồi chúng cảm thấy không uất ức trong lòng về quyết định mà Ngươi đã đưa ra và chúng hoàn toàn qui phục} Al-Nisa: 65 (chương 4).

    Tất nhiên, những gì được Islam ra lệnh đều mang lợi ích cho con người trong mọi hoàn cảnh sống của họ, giúp họ hạnh phúc, giúp họ chiến thắng kẻ thù, giúp họ bình an ở trần gian lẫn ngày sau. Cầu xin Allah Đấng Nghe Thấu tất cả, hãy mở rộng lòng của cộng đồng Muslim luôn chấp nhận chân lý đúng thật.

    Câu hỏi 4:

    Một người nhìn thấy được lưỡi liềm nhưng không thể báo cho cấp lãnh đạo hoặc lời nói của y bị khướt từ, vậy y phải nhịn chay một mình chăng ? tương tự khi nhìn thấy lưỡi liềm xả chay, y phải xả chay và ăn tết một mình ?

    Đáp:

    Có một số Ulama bắt buộc người đó phải nhịn chay và xả chay một mình, nhưng ý kiến này không thuyết phục tí nào. Ý kiến đúng nhất là y không được phép nhịn chay hoặc xả chay một mình mà phải chờ nhịn chay và xả chay theo cộng đồng, bởi Nabi e đã nói:

    ((الصَّوْمُ يَوْمَ تَصُومُونَ، وَالْفِطْرُ يَوْمَ تُفْطِرُونَ، وَالأَضْحَى يَوْمَ تُضَحُّونَ)) رواه الترمذي.

    “Nhịn chay vào ngày mọi người cùng nhịn, xả chay vào ngày mọi người cùng xả và giết tế súc vật vào ngày mọi người cùng giết tế." Hadith do Al-Tirmizy ghi lại.

    Còn nếu y chỉ ở một mình không ai ở xung quanh thì y làm theo sự nhìn thấy của mình.

    Câu hỏi 5:

    Dựa vào máy thiên văn để nhìn lưỡi liềm có được công nhận không ?

    Đáp:

    Nếu như đã tận mắt nhìn thấy lưỡi liềm dù đứng trên núi, trên nóc nhà, ngoài xa mạc hay bằng máy thiên văn học vẫn được công nhận miễn sau sự nhìn đó là chính xác, là sự thật.

    Câu hỏi 6:

    Có được phép sử dụng ống nhòm để nhìn lưỡi liềm không ?

    Đáp:

    Được phép, nhưng xác thực là dựa vào mắt.

    Câu hỏi 7:

    Giáo lý Islam ra sao đối với ai đó không biết được tháng Romadon đã bắt đầu cho đến sau rạng đông, vậy y phải làm sao ?

    Đáp:

    Trường hợp này bắt buộc y phải nhịn chay cùng mọi người, bởi người đang định cư ở nhà không được phép ăn uống vào ban ngày tháng Romadon, nhưng ngày đó không được tính bắt buộc y phải nhịn bù lại ngày hôm khác, bởi y chưa định tâm trước rạng đông, Nabi e đã nói:

    ((مَنْ لَمْ يُبَيِّتِ الصِّيَامَ قَبْلَ طُلُوعِ الْفَجْرِ فَلاَ صِيَامَ لَهُ)) رواه الدارقطني عن عائشة رضي الله عنها.

    “Ai không định tâm nhịn chay trước rạng đông thì sự nhịn chay của y vô hiệu." Hadith do Al-Daruqutny ghi lại từ bà A-y-shah i.

    Cũng Hadith này được Shaikh Ibnu Qudaamah ghi lại trong bộ Al-Mụny, và là ý kiến chung của đại đa số Ulama giới học giả Islam, còn ngụ ý của Hadith là áp dụng cho sự nhịn chay bắt buộc (như nhịn chay Romadon...) chứ còn sự nhịn chay Sunnah khuyến khích và tự nguyện thì được phép định tâm ngay ở ban ngày miễn sao người muốn nhịn vẫn chưa đụng chạm đến những điều làm hư sự nhịn chay từ sau rạng đông xuất hiện, bởi trước kia, Nabi e đã từng làm thế.

    Cầu xin Allah ban sự thành công mỹ mãn cho cộng đồng Muslim, cầu xin Ngài ban cho họ luôn làm hài lòng Ngài duy nhất và xin hãy chấp nhận sự nhịn chay và lễ Solah của chúng tôi, quả thật Ngài Hằng Nghe, Hằng Thấy và cầu xin bằng an và phúc lành cho Nabi Muhammad của chúng ta, cùng gia quyến và tất cả bằng hữu của Người.

    Câu hỏi 8:

    Đối với một số người đã vào tháng Romadon nhưng vẫn còn thiếu nợ vài ngày của Romadon năm trước, vậy y có mắc tội gì không, vì do chưa nhịn bù Romadon đã thiếu và y có chịu phạt gì không ?

    Đáp:

    Bắt buộc phải nhịn chay bù những ngày đã thiếu trước khi tháng Romadon năm tới đến, y sẽ được phép trì hoãn cho đến tháng Sha'baan (tháng 8 lịch Islam). Một khi tháng Romadon sang năm đã đến mà y vẫn chưa nhịn chay và cũng không có lý do chính đáng nào thì y đã phạm tội, buộc y phải nhịn chay bù và bố thí thức ăn một ngày một người nghèo tương ứng với số ngày đã thiếu, đây cũng là sự phân xử của tập thể Sohabah của Nabi e. số lượng thức ăn phải xuất là nửa So' thức ăn tùy từng vùng địa phương cho một ngày và có thể cho một người nghèo một duy nhất.

    Còn những ai có lý do chính đáng trong việc trì hoãn như bệnh hoạn hoặc thường xuyên đi đường xa, thì y chỉ nhịn chay bù chứ không bố thí thức ăn, bởi Allah đã phán:

    ﮋوَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۗ ﮊ البقرة: 185

    {... và đối với ai bị bệnh hoặc đi du hành xa nhà thì được phép hoãn việc nhịn chay lại và nhịn bù vào những ngày khác tương ứng số ngày đã thiếu.} Al-Baqoroh: 183 – 185 (chương 2).

    Câu hỏi 9:

    Tôi là một người Muslim, thật tạ ơn Allah, nhưng trước kia tôi không hề nhịn chay Romadon không vì lý do nào cả. Giờ đây tôi biết lỗi và rất hối hận, tôi muốn nhịn chay bù lại những tháng ngày đã thiếu đó nhưng không biết là bao nhiêu ngày, vậy tôi phải làm sao ?

    Đáp:

    Bắt buộc anh phải nhịn chay bù những ngày anh đã thiếu lúc trước dựa vào sự khẳng định của bản thân anh, đồng thời sám hối với Allah – Đấng Hiển Vinh – hối hận về hành động đã qua và hứa với lòng sẽ không bao giờ tái phạm.

    Bên cạnh đó bắt buộc anh phải bố thí thức ăn cho người nghèo mỗi ngày một người tương ứng với số ngày mà anh cho rằng mình đã thiếu, số lượng thức ăn là nữa So' thức ăn của địa phương tương đương khoảng 1,5 kg. Cầu xin ban cho anh sự sám hối thật lòng và tha thứ tội lỗi cho chúng ta cùng toàn thể cộng đồng Islam.

    Câu hỏi 10:

    Khoảng mười tuổi là tôi đã có dấu hiệu của sự dậy thì, ở ngay năm đầu tiên của tuổi trưởng thành tôi không nhịn chay Romadon mà không hề có lý do chính đáng, bởi tôi không biết đó là điều bắt buộc, vậy tôi có phải nhịn bù và chịu phạt gì không?

    Đáp:

    Bắt buộc cô phải nhịn bù lại tháng đã thiếu, cùng với sự sám hối và cầu xin tha thứ, đồng thời phải bố thí thức ăn cho người nghèo mỗi ngày một người với số lượng nữa So' thức ăn của địa phương như chà là, gạo hoặc những loại thức ăn khác nếu cô có khả năng bố thí, và nếu cô khó khăn về tài chính thì chỉ bắt buộc cô nhịn chay không mà thôi.

    Câu hỏi 11:

    Hai vợ chồng quan hệ tình dục từ trước rạng đông cho đến sau rạng đông xuất hiện, vậy hai người họ có bị gì không. Cầu xin Allah ban cho Shaikh được nhiều tốt đẹp ?

    Đáp:

    Bắt buộc hai người phải sám hối và chịu phạt tức mỗi người phải trả tự do cho một nô lệ, nếu cả hai không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền sáu mươi ngày liên tiếp, nếu không có khả năng nữa thì bố thí thức ăn cho sáu mươi người nghèo bằng thức ăn của địa phương với số lượng nữa So' tương đương 1,5 kg, trong lúc phạt để hai người ghi nhớ về ngày mà vợ chồng vi phạm giới luật. Cầu xin Allah cải thiện hoàn cảnh của hai vợ chồng họ.

    Câu hỏi 12:

    Ngày nay chúng ta đang sống trong thời kỳ hiện đại hóa, đặc biệt về phương tiện lưu thông như may bay, xe hơi, xe lửa... tạ ơn Allah. Bằng những phương tiện này người nhịn chay sẽ không cảm thấy sự mệt nhọc, khó khăn trong chuyến đi đường xa và sẽ thoải mái hơn nếu đi bằng máy bay. Vậy, người đi đường tốt nhất nên nhịn chay hay ăn uống bình thường ?

    Đáp:

    Người đi đường được lựa chọn giữa nhịn chay và ăn uống bình thường, còn theo giáo lý thì ăn uống bình thường là điều tốt nhất, đặc biệt khi thấy khó khăn trong nhịn chay, bởi Nabi e đã nói:

    ((لَيْسَ مِنَ الْبِرِّ الصَّوْمُ فِى السَّفَرِ)) متفق عليه.

    “Sự ngoan đạo không phải thể hiện bằng cách nhịn chay trong lúc đi đường xa." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại, và Nabi e nói ở Hadith khác:

    ((إِنَّ اللهَ يُحِبُ أَنْ تُؤْتَى رُخَصُهُ كَمَا يَكْرَهُ أَنْ تُؤْتَى مَعْصِيَتُهُ)) رواه أحمد.

    “Quả thật, Allah yêu thích việc mọi người làm điều mà Ngài đã miễn giảm cho họ giống như Ngài ghét cay đắng người nào vi phạm giới luật của Ngài." Hadith do Ahmad ghi lại.

    Tóm lại, nếu sự nhịn chay không hề gây khó khăn lúc đi xa thì người nhịn chay không bị vấn đề gì, nếu gây khó khăn thì quả là điều không nên nhịn chay trong lúc đi xa.

    Câu hỏi 13:

    Việc thi cử ở trường học có được xem là lý do chính đáng để ăn uống bình thường vào ban ngày tháng Romadon không ?

    Đáp:

    Việc thi cử ở trường học và những việc khác mang hình thức tương tự không được xem là lý do để ăn uống bình thường vào ban ngày tháng Romadon, lại càng không được phép nghe lời cha mẹ ăn uống bình thường để lo thi cử, bởi con người không được phép tuân lời người khác hay tạo vật khác để làm trái lệnh của Đấng Tạo Hóa, chỉ tuân lời nhau trong khuôn khổ được phép, giống như Nabi e đã từng di huấn.

    Câu hỏi 14:

    Cha tôi mất vào ngày thứ ba của tháng Romadon, vậy có bắt buộc tôi nhịn chay với định tâm thế cho ông ta cho hết tháng không, tức phải nhịn hai mươi bảy ngày còn lại ?

    Đáp:

    Anh không cần phải làm gì cả, bởi ngay khi cha anh chết thì cha anh cũng đã hết nhiệm vụ. Thế nên, không bắt buộc anh phải nhịn chay thế, lại càng không cho phép anh làm thế.

    Câu hỏi 15:

    Theo giáo lý của Allah và Rosul e ra sao đối với nhóm người khi nhịn chay Romadon là phải nhịn ba mươi ngày không được thiếu ?

    Đáp:

    Đây quả là một việc làm sai trái, đã làm trái ngược Thiên Kinh Qur'an và Sunnah của Rosul Muhammad e, trái ngược với việc làm của nhóm Sohabah y, vì Allah đã phán:

    ﮋ۞يَسَۡٔلُونَكَ عَنِ ٱلۡأَهِلَّةِۖ قُلۡ هِيَ مَوَٰقِيتُ لِلنَّاسِ وَٱلۡحَجِّۗﮊ البقرة: 189

    {Mọi người hỏi Ngươi (Muhammad) về lưỡi liềm. Hãy bảo chúng: “Lưỡi liềm là móc thời gian để mọi người tính toán việc thi hành Haj."} Al-Baqoroh: 189 (chương 2).

    Allah phán ở chương khác:

    ﮋوَمَآ ءَاتَىٰكُمُ ٱلرَّسُولُ فَخُذُوهُ وَمَا نَهَىٰكُمۡ عَنۡهُ فَٱنتَهُواْۚﮊ الحشر: ٧

    {Và vật gì (điều gì) do Rosul ban (hoặc ra lệnh) cho các người thì hãy nhận nó và vật gì bị Rosul cấm các người thì hãy tránh xa nó ngay} Al-Hashr: 7 (chương 59).

    Vì Nabi e đã nói:

    ((صُومُوا لِرُؤْيَتِهِ وَأَفْطِرُوا لِرُؤْيَتِهِ فَإِنْ غُمَّ عَلَيْكُمْ فَأَكْمِلُوا عِدَّةَ)) رواه البخاري.

    “Hãy nhịn chay khi thấy lưỡi liềm (của tháng Romadon tức tháng 9 lịch Islam) và ăn uống khi thấy lưỡi liềm (của tháng Shâuwaal tức tháng 10 lịch Islam). Nếu mây che phủ làm các người không thấy được lưỡi liềm thì hãy tính mỗi tháng là đủ ba mươi ngày." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.

    Có đường truyền khác Nabi e nói:

    ((فَصُومُوا ثَلَاثِينَ))

    “... các người hãy nhịn chay ba mươi ngày."

    Có đường truyền khác Nabi e nói:

    ((فَأَكْمِلُوا عِدَّةَ شَعْبَانَ ثَلَاثِينَ)) رواه البخاري

    “... thì hãy tính tháng Sha'baan (tức tháng 8 lịch Islam) là tháng đủ ba mươi ngày." Hadith do Al-Bukhory ghi lại.

    Qua những câu kinh và các Hadith chứng minh rằng vừa nêu, bắt buộc người Muslim phải dựa vào lưỡi liềm để nhận biết tháng đã bắt đầu và kết thúc, nếu tháng đủ ba mươi ngày thì nhịn chay ba mươi ngày, nếu tháng thiếu thì nhịn chay hai mươi chín ngày. Và cũng đã được truyền lại vô cùng chính xác rằng Nabi e đã nói có tháng sẽ là hai mươi chín ngày và có tháng là ba mươi ngày, thế nên, Nabi e đã ra lệnh mọi người theo dõi lưỡi liềm, khi cuối tháng Sha'baan không thấy lưỡi liềm thì tính tháng đó là ba mươi ngày và khi không thấy lưỡi liềm ở cuối tháng Romadon thì nhịn chay ba mươi ngày.

    Đến đây, cấm không ai được phép tự ý dựa vào suy nghĩ của mình mà nói: mỗi tháng thường xuyên là ba mươi ngày, bởi lời nói này là sự đối chọi, là làm trái ngược các Hadith Soheeh (xác thực) từ Nabi e và sự thống nhất của cộng đồng Muslim. Giới Ulama đồng thống nhất tuyệt đối rằng: tháng trong năm có khi là hai mươi chín ngày và có khi là ba mươi ngày, và sự thật đúng là như vậy.

    Trong Thiên Kinh Qur'an Vĩ Đại Allah đã phán rằng:

    ﮋيَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَطِيعُواْ ٱللَّهَ وَأَطِيعُواْ ٱلرَّسُولَ وَأُوْلِي ٱلۡأَمۡرِ مِنكُمۡۖ فَإِن تَنَٰزَعۡتُمۡ فِي شَيۡءٖ فَرُدُّوهُ إِلَى ٱللَّهِ وَٱلرَّسُولِ إِن كُنتُمۡ تُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِۚ ذَٰلِكَ خَيۡرٞ وَأَحۡسَنُ تَأۡوِيلًا ٥٩ﮊ النساء: ٥٩

    {Hỡi những người có đức tin! Hãy tuân lệnh Allah, hãy tuân lệnh Rosul (Muhammad) và cấp lãnh đạo (người Muslim) trong các người. Một khi các người có sự bất đồng ý kiến về bất cứ việc gì thì hãy cùng nhau quay trở lại với Allah và Rosul nếu các người là những người luôn tin tưởng vào Allah và vào ngày phán xử cuối cùng. Đó là lối giải thích cao minh và là sự phân tích chính xác.} Al-Nisa: 59 (chương 4).

    Giới Ulama Tafseer (phân tích) Qur'an và những người khác phân tích rằng ngụ ý câu: {quay trở lại với Allah} là trở về với Thiên Kinh Qur'an và quay trở lại với Rosul tức nhờ Rosul phân xử nếu Người còn sống, khi người đã chết thì quay lại với Sunnah Soheeh (tức những Hadith xác thực) từ Người.

    Đến đây tôi đã dẫn chứng rõ ràng cho mọi người biết được rằng qua Qur'an, qua Sunnah và qua sự thống nhất của giới Ulama: là tháng trong năm có khi là hai mươi chín ngày và có khi là ba mươi ngày, không ai được phép vô tình hay cố ý làm trái ngược nguồn gốc của giáo lý này. Cầu xin Allah che chở và bảo vệ, chúng ta luôn phó thác nơi Ngài và phúc lộc thay cho sự phó thác đó.

    Câu hỏi 16:

    Một khi bầu trời bị mây che phủ và người kêu gọi hành lễ đã cất tiếng Azan, lập tức một số người liền xả chay dựa vào lời Azan đã báo, sau khi xả chay thì phát hiện được mặt trời vẫn chưa lặn, vậy sự nhịn chay của những người xả chay ra sao trong trường hợp vừa nêu ?

    Đáp:

    Những ai rơi vào trường hợp câu hỏi vừa nêu phải tiếp tục nhịn chay cho đến mặt trời lặn rồi sau đó nhịn bù lại ngày hôm sau, họ không hề bị tội gì cả, bởi họ cứ tưởng mặt trời đã lặn, đây là ý kiến của đại đa số Ulama. Cũng theo ý kiến của họ, vào ngày ba mươi của tháng Sha'baan mọi người ăn uống bình thường, sau đó mới xác định được hôm nay là ngày mồng một của Romadon thì bắt buộc mọi người nhịn chay lập tức và họ không hề bị tội gì cả, bởi họ ăn uống trong vô thức về tháng Romadon, sự vô thức đó giúp họ khỏi phạm tội nhưng bắt buộc họ phải nhịn chay bù lại ngày hôm đó.

    Câu hỏi 17:

    Giáo lý có cho phép nhịn chay thế cho người đã chết để bù lại những ngày mà người này đã thiếu trong tháng Romadon lúc còn sống, và biết được rằng người này đã chịu phạt bù lại lúc còn sống (tức bố thí thức ăn thay nhịn chay cho người nghèo) ?

    Đáp:

    Giáo lý cho phép người thân nhịn chay thay người chết để nhịn bù những ngày đã thiếu nếu người chết là người Muslim hành lễ Solah, bởi Nabi e đã nói:

    ((مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ)) متفق عليه.

    “Ai chết mà vẫn thiếu nợ nhịn chay thì người bảo hộ (người thân tộc) được phép nhịn chay bù thay y." Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.

    Ngoại trừ những ai bất lực nhịn chay do lớn tuổi già yếu hoặc bệnh nan y không mong chữa khỏi thì chỉ cần xuất thức ăn tương ứng số ngày đã thiếu trong lúc y còn sống là được.

    Đối với những ai không hành lễ Solah thì không nhịn chay bù cho y, bởi một khi ai cố ý bỏ hành lễ Solah thì đã là người Kafir (phủ nhận Allah), đây là ý kiến đúng nhất trong hai ý kiến của giới Ulama, bởi Nabi e đã nói:

    ((الْعَهْدُ الَّذِي بَيْنَنَا وَبَيْنَهُمْ الصَّلاَةُ فَمَنْ تَرَكَهَا فَقَدْ كَفَرَ)) أخرجه الإمام أحمد وأهل السنن بإسناد صحيح عن بريدة بن الحصيب t.

    “Hiệp ước giửa chúng ta và họ (người ngoại đạo) là hành lễ Solah. Ai bỏ nó thì người đó là Kafir (kẻ ngoại đạo phủ nhận Allah)." Hadith do Imâm Ahmad và nhóm Al-Sunan ghi lại bằng đường truyền đúng từ Ông Buroidah bin Al-Husaib t.

    Và vì Nabi e nói ở Hadith khác:

    ((رَأْسُ الأَمْرِ الإِسْلاَمُ، وَعَمُودُهُ الصَّلاَةُ، وَذِرْوَةُ سَنَامِهِ الْجِهَادِ فِي سَبِيلِ اللهِ)) رواه الإمام أحمد والترمذي بإسناد صحيح عن معاذ بن جبل t.

    “Mấu chốt của sự việc là Islam, trụ cột của nó là hành lễ Solah và đỉnh cao của nó là thánh chiến vì chính nghĩa của Allah." Hadith do Imam Ahmad, Al-Tirmizy ghi lại bằng đường truyền Soheeh từ ông Mu-az bin Jabal t.

    Và bởi Nabi e đã nói:

    ((بَيْنَ الرَّجُلِ وَبَيْنَ الشِّرْكِ وَالْكُفْرِ تَرْكَ الصَّلاَةِ)) رواه مسلم في صحيحه عن جابر بن عبد الله t.

    “Sự khác biệt của người Muslim với người thờ đa thần và người Kafir là hành lễ Solah." Hadith do Muslim ghi lại trong bộ Soheeh từ ông Jaabir bin Adullah t. Ngoài ra có rất nhiều Hadith khác liên quan đến chủ đề này.

    Cầu xin Allah ban sự thành công mỹ mãn cho cộng đồng Muslim, cầu xin Ngài ban cho họ luôn làm hài lòng Ngài duy nhất, cầu xin Ngài giúp đỡ tất cả hoàn thành nhiệm vụ đã được Ngài giao phó từ hành lễ Solah đến các nhiệm vụ khác và luôn hành đạo trên phương diện Ngài hài lòng, quả thật, Ngài Hằng Nghe Hằng Thấy.

    Câu hỏi 18:

    Có một số người nhịn chay và làm một vài việc hành đạo khác nhưng lại không hành lễ Solah, vậy sự nhịn chay và sự hành đạo đó có được Allah chấp nhận không ?

    Đáp:

    Bismillah, Alhamdulillah, tạ ơn Allah: thật ra đối với ai cố ý bỏ hành lễ Solah là đã thành người Kafir (kẻ phủ nhận đức tin nơi Allah), thì sự nhịn chay và tất cả sự hành đạo của họ vô hiệu lực cho đến khi y quay lại sám hối với Allah – Đấng Hiển Vinh –, bởi trong Qur'an đã được phán:

    ﮋوَلَوۡ أَشۡرَكُواْ لَحَبِطَ عَنۡهُم مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٨٨ﮊ الأنعام: ٨٨

    {Và nếu họ tổ hợp (trong việc tôn thờ) những thần linh khác cùng với Ngài thì tất cả việc hành đạo của họ sẽ tiêu tan hết.} Al-An-a'm: 88 (chương 6), ngoài ra còn có rất nhiều câu kinh và Hadith Soheeh khác liên quan đến chủ đề.

    Có ý kiến khác cho rằng: nếu trong lòng người bỏ hành lễ Solah hài lòng việc bắt buộc hành lễ thì tất cả mọi việc hành đạo của y cũng như sự nhịn chay không hề bị hủy bỏ, y bỏ chẳng qua là do lười và lơ là mà thôi. Nhưng ý kiến này không hợp lý và đúng thực tí nào.

    Đúng nhất, là ý kiến đầu tiên bởi ai cố ý bỏ hành lễ Solah là Kafir phủ nhận Allah cho dù trong lòng có hài lòng về sự bắt buộc hành lễ, bởi có rất nhiều chứng cứ chứng minh cho sự ngoại đạo của người bỏ hành lễ Solah như, Nabi e từng nói:

    ((بَيْنَ الرَّجُلِ وَبَيْنَ الشِّرْكِ وَالْكُفْرِ تَرْكَ الصَّلاَةِ)) رواه مسلم في صحيحه عن جابر بن عبد الله t.

    “Sự khác biệt của người Muslim với người thờ đa thần và người Kafir là hành lễ Solah." Hadith do Muslim ghi lại trong bộ Soheeh từ ông Jaabir bin Adullah t.

    Nabi e nói ở Hadith khác:

    ((الْعَهْدُ الَّذِي بَيْنَنَا وَبَيْنَهُمْ الصَّلاَةُ فَمَنْ تَرَكَهَا فَقَدْ كَفَرَ)) أخرجه الإمام أحمد وأهل السنن بإسناد صحيح عن بريدة بن الحصيب الأسلمي t.

    “Hiệp ước giửa chúng ta và họ (người ngoại đạo) là hành lễ Solah. Ai bỏ nó thì người đó là Kafir (kẻ ngoại đạo phủ nhận Allah)." Hadith do Imâm Ahmad và nhóm Al-Sunan ghi lại bằng đường truyền đúng từ Ông Buroidah bin Al-Husaib Al-Aslamy t.

    Vì chủ đề này mà nhà thông thái Shaikh Ibnu Al-Qoiyim đã viết thành quyển sách rất hữu dụng, quyển sách mang tên “Giáo Lý Hành Lễ Solah & Ai Bỏ Hành Lễ". Quyển sách rất phù hợp cho việc tham khảo thêm để hiểu rộng hơn vấn đề.

    Tác giả

    Cố Imam

    Abdul Azeez bin Abdullah bin Baaz

    Dịch Thuật

    Abu Hisaan Ibnu Ysa