Những Điều Không Làm Hư Sự Nhịn Chay
Các bản dịch của bài viết
Các danh mục
Full Description
Những Điều Không Làm Hư Sự Nhịn Chay
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامي [
Của Cố Imam
Abdul Azeez bin Abdullah bin Baaz
Dịch Thuật
Abu Hisaan Ibnu Ysa
2011 - 1432
﴿ أشياء لا تفسد الصوم ﴾
« باللغة الفيتنامية »
لسماحة الشيخ عبد العزيز بن عبد الله بن باز
ترجمة: محمد زين بن عيسى
2011 - 1432
ﭑ ﭒ ﭓ ﭔ
Những Điều Không Làm Hư Sự Nhịn Chay
Câu hỏi 1:
Khi người nhịn chay nằm mộng tinh (tức ngủ nằm mơ gần gủi phụ nữ và bị xuất tinh) vào ban ngày của tháng Romadon, vậy có làm hư sự nhịn chay hay không và có bắt buộc y phải tắm gội ngay lập tức không ?
Đáp:
Nằm mộng bị xuất tinh (còn gọi là mộng tinh) hoàn toàn không làm hư sự nhịn chay, bởi điều này nằm ngoài ý muốn của người nhịn chay, chỉ bắt buộc y tắm gội Junub theo giáo lý nếu như nhìn thấy tinh dịch sau khi thức dậy.
Nếu bị mộng tinh sau giờ Solah Al-Fajr và trì hoãn việc tắm gội đến trưa cũng không vấn đề gì, tương tự vợ chồng quan hệ nhau trong đêm rồi trì hoãn việc tắm gội đến sáng đến sau rạng đông vẫn được phép, bởi trước kia, Nabi e đã từng bị Junub vào buổi rạng đông sau khi đã quan hệ vợ chồng, vậy mà Người vẫn tắm gội và nhịn chay sau đó. Tương tự, đối với phụ nữ chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt và ngưng ra máu hậu sản ở trong đêm nhưng đợi đến rạng đông mới tắm là việc làm hoàn toàn được phép, sự nhịn chay của hai người họ trong ngày hôm đó hợp lệ, nhưng họ không được phép cố ý trì hoãn cho đến mặt trời mọc, ngược lại cần phải tắm gội trước mặt trời mọc để kịp hành lễ Solah ngay trong giờ giấc đã qui định.
Riêng đối với nam giới phải tranh thủ hơn nữa việc tắm gội Junub để kịp hành lễ Solah cùng tập thể ở Masjid.
Câu hỏi 2:
Có lần tôi nằm ngủ trong Masjid trong lúc đang nhịn chay, khi thức dậy tôi phát hiện mình đã mộng tinh, thế là tôi hành lễ Solah ngay sau đó mà không tắm gội Junub, vậy sự mộng tinh đó có làm ảnh hưởng đến sự nhịn chay của tôi không ?
Trong lần khác tôi bị một cục đá rơi trúng đầu chảy máu, số lượng máu chảy ra đó có ảnh hưởng đến sự nhịn chay của tôi không và việc nôn ói nữa, có làm hư sự nhịn chay hay không ? rất mong được Shaikh giải thích tận tường.
Đáp:
Nằm mộng bị xuất tinh hoàn toàn không làm hư sự nhịn chay, bởi điều này nằm ngoài ý muốn của người nhịn chay, chỉ bắt buộc y tắm gội Junub theo giáo lý nếu như nhìn thấy tinh dịch sau khi thức dậy. Bởi có lần một người hỏi Nabi e về trường hợp tương tự thì Người đáp chỉ bắt buộc tắm Junub đối với người mộng tinh và thấy được tinh dịch. Đối với việc anh đã hành lễ Solah trước khi tắm Junub quả là điều sai lầm rất lớn từ phía anh, bắt buộc anh phải hành lễ Solah bù lại cho lần đó cộng với việc thành tâm sám hối với Allah về tội lỗi vô tình đã phạm phải.
Đối với việc bị đá rơi trúng đầu làm chảy máu thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sự nhịn chay, tương tự nếu bị nôn ói do say sóng tàu xe, chóng mặt thì không sao còn nếu cố ý làm cho ói thì sự nhịn chay mới hư, bởi Nabi e đã nói:
((مَنْ ذَرَعَهُ الْقَيْءُ فَلاَ قَضَاءَ عَلَيْهِ وَمَنْ اسْتَقَاءَ فَعَلَيْهِ الْقَضَاءُ)) رواه أحمد وأهل السنن بإسناد صحيح.
“Ai bị ói bởi tự nhiên không bắt buộc (nhịn) bù lại còn ai cố ý làm cho ói bắt buộc phải (nhịn) bù.” Hadith do Ahmad và nhóm Sunan ghi lại bằng đường truyền Soheeh (chính xác).
Câu hỏi 3:
Bị xuất nước Mazy([1]) dù bất cứ lý do hay hoàn cảnh nào có làm hư sự nhịn chay không ?
Đáp:
Theo ý kiến đúng nhất của Ulama giới học giả Islam nước Mazy không làm hư sự nhịn chay.
Câu hỏi 4:
Chồng hôn vợ hoặc đùa giỡn với vợ vào ban ngày tháng Romadon có làm hư sự nhịn chay không? Rất mong được Shaikh giải thích tận tường.
Đáp:
Người nhịn chay bị cấm quan hệ vợ chồng trong lúc nhịn chay còn việc vợ chồng hôn nhau, đùa giỡn nhau, mơn trớn lẫn nhau là điều được phép, bởi trước kia Nabi e đã từng hôn và mơn trớn vợ trong lúc người đang nhịn chay, nhưng nếu sợ sẽ không kiểm soát được bản thân, sợ phải phạm giới luật nhịn chay hoặc dễ bị xuất tinh thì việc hôn, mơn trớn, đùa giỡi trở thành điều không nên. Còn nếu bị xuất tinh sau lần mơn trớn hoặc hôn hoặc đùa giỡn thì đã làm cho sự nhịn chay ngày hôm đó bị hư nhưng bắt buộc phải tiếp tục nhịn chay đến hết ngày, phải nhịn bù lại vào ngày hôm khác, ngoài ra không bị phạt gì cả. Đây chính là ý kiến của đại đa số Ulama giới học giả Islam.
Theo ý kiến đúng nhất của Ulama giới học giả Islam nước Mazy không làm hư sự nhịn chay, bởi trong nguyên thủy là vô can, không hề hư sự nhịn chay, đây chẳng qua là sự nghi ngờ.
Câu hỏi 5:
Giáo lý Islam ra sao đối với việc người nhịn chay xúc ruột trong trường hợp cần thiết ?
Đáp:
Giáo lý Islam cho rằng không ảnh hưởng gì đến sự nhịn chay một khi người bệnh đã cần thiết. Đây là ý kiến đúng nhất trong hai ý kiến của Ulama giới học giả Islam và cũng là sự lựa chọn của Shaikh Al-Islam Ibnu Taimiyah ﷺ, bởi đây không phải là việc trực tiếp ăn và uống.
Câu hỏi 6:
Giáo lý ra sao việc sử dụng kim tiêm thuốc vào mạch máu và tiêm vào cơ... và có sự khác biệt giữa hai loại đó không ?
Đáp:
Bismillah, Alhamdulillah, tạ ơn Allah... thực ra cả hai loại tiêm đó hoàn toàn không làm hư sự nhịn chay, chỉ có tiêm mỗi loại thuốc cung cấp dinh dưỡng mới làm hư sự nhịn chay, tương tự việc rút máu để thí nghiệm (hay thử máu) cũng không làm hư sự nhịn chay, bởi điều này không phải là giác nẻ. Và theo ý kiến chính xác nhất trong tất cả ý kiến của Ulama giới học giả Islam là giác nẻ sẽ làm hư sự nhịn chay của cả hai người giác và người được giác, bởi Nabi e đã nói:
((أَفْطَرَ الْحَاجِمُ وَالْمَحْجُومُ)) رواه البخاري
“Người giác nẻ và người được giác sự nhịn chay của cả hai đều bị hư.” Hadith do Al-Bukhory ghi lại.
Câu hỏi 7:
Giáo lý ra sao việc rút máu ở tay phải khoảng một ống tiêm dạng trung bình để thử máu trong lúc y đang nhịn chay tháng Romadon ?
Đáp:
Rút máu để thử hoàn toàn không làm hư sự nhịn chay, bởi đây là trường hợp cần thiết, vả lại rút máu không nằm trong danh sách được giáo lý qui định làm hư sự nhịn chay.
Câu hỏi 8:
Trong lúc nhịn chay có được phép sử dụng nước sơn và các loại thuốc đắp lên da không, biết được rằng các loại thuốc này sẽ thấm xuyên qua da vào máu ?
Đáp:
Các loại thuốc đắp lên da như bột, thuốc mỡ hoặc các loại thuốc tương tự, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến sự nhịn chay, dù đắp lên lưng, lên tay, lên chân, lên đầu hay lên bụng đều không làm hư sự nhịn chay. (Trích từ bộ giải đáp những vấn đề rút mắc liên quan về y học)
Câu hỏi 9:
Giáo lý Islam ra sao việc sử dụng các loại thuốc bằng cách nhét vào bộ phận sinh dục hoặc đường tiểu bằng các loại thuốc dạng viên hoặc dạng chất lỏng, biết được rằng các loại thuốc này sẽ thấm vào máu trong khi người này đang nhịn chay ?
Đáp:
Thực ra việc sử dụng thuốc như được nhắc trong câu hỏi hoàn toàn không làm hư sự nhịn chay. (Trích từ bộ giải đáp những vấn đề rút mắc liên quan về y học)
Câu hỏi 10:
Khi người nhịn chay bị đau răng, tìm đến bác sỹ nha khoa khám thì được bác sỹ tẩy răng hoặc nhổ răng và lúc nhổ có tiêm thuốc gây tê, tất cả những việc làm vừa kể có ảnh hưởng đến sự nhịn chay không ?
Đáp:
Tất cả những điều nêu trong câu hỏi như tiêm thuốc gây tê lúc nhổ răng hoặc tẩy rửa hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự nhịn chay, nhưng tuyệt đối không được nuốt máu hoặc thuốc vào bụng. Và thuốc gây tê đó không phải là thức ăn, cũng không phải thức uống.
Câu hỏi 11:
Trong suốt thời gian nhịn chay, người nhịn chay có được phép sử dụng bàn chải và kem đánh răng không ?
Đáp:
Hoàn toàn được phép sử dụng bàn chải và kem đánh răng trong lúc nhịn chay nhưng cố đừng để nuốt bất cứ gì vào bụng, tương tự được phép sử dụng cây Al-Siwaak để chải răng vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Tuy có một số Ulama học giả Islam có ý kiến là không nên sử dụng cây Al-Siwaak trong khoảng thời gian từ sau mặt trời nghiên bóng đến giờ xả chay, nhưng ý kiến này đã bị bát bỏ bởi Nabi e đã nói một Hadith mang ý nghĩa bao quát rằng:
((السِّوَاكُ مَطْهَرَةٌ لِلْفَمِ مَرْضَاةٌ لِلرَّبِّ)) رواه أحمد والنسائي عن عائشة i وحسن إسناده ابن حجر في هداية الرواة 1/214.
“Al-Siwaak là loại làm sạch miệng, làm hài lòng Thượng Đế.” Hadith do Ahmad và Al-Nasay ghi lại từ phu nhân Nabi ﷺ bà A-y-shah i và được Ibn Hajar xác thực đường truyền trong Hidayah Al-Ruwat 1/214.
Có Hadith khác Nabi e nói:
((لَوْلاَ أَنْ أَشُقَّ عَلَى أُمَّتِي لَأَمَرْتُهُمْ بِالسِّوَاكِ عِنْدَ كُلِّ صَلاَةٍ)) متفق عليه.
“Nếu không khó khăn cho cộng đồng Ta thì Ta đã ra lệnh họ phải sử dụng Al-Siwaak trong mỗi khi dâng lễ Solah.” Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại. Trong Hadith bao gồm cả hai lễ Solah Al-Zuhr và Solah Al-O’sr trong khi cả hai lễ Solah này nằm sau mặt trời nghiên bóng.
Câu hỏi 12:
Sử dụng thuốc nhỏ mắt trong lúc đang nhịn chay có làm hư sự nhịn chay không ?
Đáp:
Trong vấn đề này có sự bất đồng ý kiến nhưng không đáng kể, có Ulama học giả Islam nói: nếu có cảm giác thuốc thấm đến cổ họng thì làm hư sự nhịn chay. Nhưng thực ra, điều này hoàn toàn không làm hư sự nhịn chay dù trong trường hợp nào, bởi mắt không phải là đường duy chuyển thức ăn thức uống, tương tự nhỏ thuốc vào lỗ tai cũng vậy không ảnh hưởng đến sự nhịn chay, nhưng nếu chưa an tâm thì đợt xả chay xong mới nhỏ thuốc hoặc ai muốn nhịn bù lại ngày nhỏ thuốc và cảm thấy thuốc thấm đến cổ họng, không thành vấn đề gì.
Câu hỏi 13:
Tôi bị bệnh hen suyễn, bác sỹ khuyên tôi dùng thuốc xịt hơi vào miệng để điều trị bệnh, vậy việc chữa trị này có làm hư sự nhịn chay của tôi không ? Cầu xin Allah ban nhiều hồng phúc cho Shaikh.
Đáp:
Bismillah, Alhamdulillah, tạ ơn Allah, theo giáo lý Islam trong trường hợp này là cho phép, bởi đây là sự cần thiết bởi Allah đã phán rằng:
ﮋوَقَدۡ فَصَّلَ لَكُم مَّا حَرَّمَ عَلَيۡكُمۡ إِلَّا مَا ٱضۡطُرِرۡتُمۡ إِلَيۡهِۗﮊ الأنفال: 119
{Và chắc chắn các người đã được Allah phân tích rõ ràng về các điều khoản cấm các người (từ ăn uống đến sinh hoạt...) chỉ ngoại trừ ai đó rơi vào trường hợp bất đắc dĩ thì y được phép sử dụng (các điều cấm đó).} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 119). Vả lại, hơi thuốc đó không giống như thức ăn hay thức uống, nó chỉ giống như thử máu và tiêm thuốc nhưng không phải thuốc cung cấp dinh dưỡng.
Câu hỏi 14:
Trong các nhà thuốc tây có bán loại thuốc dạng hơi chống hôi miệng, vậy người nhịn chay có được phép sử dụng để xịt vào miệng trong suốt thời gian nhịn chay không, nhằm làm mất mùi hôi miệng trong lúc nhịn ?
Đáp:
Tôi nhận thấy việc làm mất mùi hôi miệng không ảnh hưởng gì đến sự nhịn chay miễn sao sử dụng những loại sạch sẽ hợp lệ với giáo lý Islam, nhằm tạo cảm giác dễ chịu cho người nhịn và người đối diện.
Câu hỏi 15:
Giáo lý Islam ra sao việc phụ nữ sử dụng phấn côn (một thứ phấn đen đánh mi mắt của người Ả Rập) và một số mỹ phẩm làm đẹp khác trong suốt thời gian cô ta nhịn chay ?
Đáp:
Theo ý kiến đúng nhất, xác thực nhất của Ulama giới học giả Islam là loại phấn côn không làm hư sự nhịn chay dù bất cứ trường hợp nào, nhưng nên sử dụng vào ban đêm sẽ tốt hơn cho người nhịn chay, tương tự được phép sử dụng kem rửa mặt, các loại mỹ phẩm dùng cho da, nhuộm móng tay, móng chân... nên tránh những loại gây hại cho da.
Câu hỏi 16:
Ói có làm hư sự nhịn chay không ?
Đáp:
Tất cả những gì xảy ra ngoài ý muốn của người nhịn chay hoàn toàn không gây hư sự nhịn chay như bị thương chảy máu, ra máu cam, ói do say sóng tàu xe, xơ ý nuốt nước hoặc xăng dầu, bởi Nabi e đã nói:
((مَنْ ذَرَعَهُ الْقَيْءُ فَلاَ قَضَاءَ عَلَيْهِ وَمَنْ اسْتَقَاءَ فَعَلَيْهِ الْقَضَاءُ)) رواه أحمد وأهل السنن بإسناد صحيح.
“Ai bị ói bởi tự nhiên không bắt buộc (nhịn) bù lại còn ai cố ý làm cho ói bắt buộc phải (nhịn) bù.” Hadith do Ahmad và nhóm Sunan ghi lại bằng đường truyền Soheeh (chính xác).
Câu hỏi 17:
Giáo lý Islam ra sao việc người nhịn chay nuốt nước miếng ?
Đáp:
Hoàn toàn không có vấn đề gì và trong tầm hiểu biết của tôi là trong giới Ulama học giả Islam không hề có sự bất đồng ý kiến trong vấn đề này, bởi sẽ rất khó khăn cho việc nhổ nước bọt ra ngoài, nhưng đờm và nước dãi thì bắt buộc phải nhả ra ngoài khi cả hai đã lên đến miệng và người nhịn chay không được phép nuốt lại trong khi có khả năng nhả ra ngoài bởi cả hai không giống như nước miếng (nước bọt).
Câu hỏi 18:
Người nhịn chay có được phép sử dụng dầu thơm như dầu thơm chiết xuất từ trầm hương, nước hoa co-lô-nhơ và khói thơm trong suốt thời gian nhịn không ?
Đáp:
Người nhịn chay hoàn toàn được phép sử dụng với điều kiện không được hít khói vào mũi.
Câu hỏi 19:
Vì lý do xối nước quá mạnh trong lúc tắm nên bị sặc nước và đã uống ít nước nhưng không phải cố ý, vậy có làm hư sự nhịn chay không ?
Đáp:
Nếu không do cố tình uống thì không là hư sự nhịn chay, trường hợp này tương tự như người bị ép buộc và người quên lãng.
Câu hỏi 20:
Nói xấu người khác có làm hư sự nhịn chay không ?
Đáp:
Nói xấu là hành động kể về người khác với những điều người bị nói đó không ưa thích, hành động nói xấu hoàn toàn không làm hư sự nhịn chay nhưng đã phạm phải điều cấm mà Allah đã cấm:
ﮋوَلَا يَغۡتَب بَّعۡضُكُم بَعۡضًاۚ ﮊ الحجرات: ١٢
{Các người chớ nói xấu lẫn nhau.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 12).
Tương tự như nói xấu người khác, thói mách lẻo, mắng chửi và nói dóc láo khoác lác đều không làm hư sự nhịn chay nhưng tất cả là điều nghiêm cấm trong giáo lý Islam, nếu người nhịn chay thực hiện một trong những hành vi này là y đã phạm phải tội, với tội này sẽ làm giảm đi ân phước của sự nhịn chay, như Nabi e đã nói:
((مَنْ لَمْ يَدَعْ قَوْلَ الزُّورِ وَالْعَمَلَ بِهِ وَالجَهْلَ، فَلَيْسَ لِلهِ حَاجَةٌ فِي أَنْ يَدَعَ طَعَامَهُ وَشَرَابَهُ)) رواه البخاري.
“Ai không từ bỏ lời dối trá khoác lác mà còn tiếp tục nói dối thì Allah không cần thiết đến sự nhịn ăn và nhịn uống của y.” Hadith do Al-Bukhory ghi lại.
Nabi e nói ở Hadith khác:
((الصِّيَامُ جُنَّةٌ، فَإِذَا كَانَ يَوْمُ صَوْمِ أَحَدِكُمْ فَلاَ يَرْفُثْ وَلاَ يَصْخَبْ فَإِنْ سَابَّهُ أَحَدٌ أَوْ قَاتَلَهُ فَلْيَقُلْ: إِنِّي صَائِمٌ)) رواه البخاري ومسلم.
“Sự nhịn chay là vật chắn (khỏi hỏa ngục), vì thế trong ngày nhịn chay chứ văng tục, la hét. Nếu bị một ai chửi hoặc bị đuổi giết thì hãy nói: quả thật, tôi đang nhịn chay.” Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.
Ngoài ra còn có rất nhiều Hadith khác cũng mang ý nghĩa tương tự.
Câu hỏi 21:
Giáo lý ra sao việc người nhịn chay bị chảy máu cam, hiến máu hoặc rút máu để thử nghiệm ?
Đáp:
Máu cam và máu rong kinh không làm hư sự nhịn chay, chỉ có máu kinh nguyệt, máu hậu sản và máu giác nẻ mới làm hư sự nhịn chay mà thôi.
Việc rút chút ít máu để thử nghiệm khi cần thiết là việc được phép, không làm hư sự nhịn chay, nhưng hiến máu, tốt nhất nên chờ sau khi xả chay xong sẽ tốt hơn bởi máu sẽ được rút rất nhiều và việc này giống như giác nẻ. (Trích từ bộ Fataawa của Shaikh Ibnu Baaz)
Câu hỏi 22:
Giáo lý ra sao việc ăn uống trong lúc đang nhịn chay tháng Romadon do quên lãng ?
Đáp:
Hoàn toàn không sao cả, sự nhịn chay đó đúng và hợp lệ, bởi Allah đã phán:
ﮋرَبَّنَا لَا تُؤَاخِذۡنَآ إِن نَّسِينَآ أَوۡ أَخۡطَأۡنَاۚﮊ البقرة: ٢٨٦
{Lạy Thượng Đế của chúng tôi! Xin Ngài đừng bắt tội chúng tôi nếu chúng tôi có quên lãng hay sai lầm} Al-Boqoroh: 286 (chương 2), Allah phán trong Hadith Al-Kursy rằng:
((قَدْ فَعَلْتُ)) أخرجه مسلم، كتاب الإيمان، باب بيان تجاوز الله تعالى عن حديث النَّفْسِ ... (200، 126).
“Chắc chắn TA đã tha thứ.” Hadith do Muslim ghi lại ở mục Iman (đức tin), chương Allah bỏ qua những gì nghĩ trong lòng..., Hadith số 200 và số 126.
Có Hadith khác được thuật rằng:
عَنْ أَبِى هُرَيْرَةَ - رَضِيَ اللهُ عَنْهُ – قَالَ: قَالَ رَسُولُ اللهِ - صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ -: ((مَنْ نَسِيَ وَهُوَ صَائِمٌ فَأَكَلَ أَوْ شَرِبَ فَلْيُتِمَّ صَوْمَهُ فَإِنَّمَا أَطْعَمَهُ اللهُ وَسَقَاهُ)) متفق عليه.
Ông Abu Huroiroh t thuật rằng: Nabi e nói: “Ai ăn hoặc uống trong sự quên lãng thì hãy tiếp tục nhịn chay (đến chiều) chẳng qua thức ăn, thức uống đó là do Allah ban riêng tặng y.” Hadith do Al-Bukhory và Muslim ghi lại.
Tác giả
Cố Imam
Abdul Azeez bin Abdullah bin Baaz
Dịch Thuật
Abu Hisaan Ibnu Ysa
([1]) Mazy: là nước trong suốt không mùi chảy ra rất ít khi bắt đầu hương phấn. Khi ra nước Mazy bắt buộc phải rửa dương vật và tinh hoàn trước khi lấy nước Wuđụa còn quần áo bị dính phải nước này thì phải rửa sạch hoặc thay đồ khác vì nước Mazy là chất dơ.