Hỏi Đáp Về Aqi-dah
Các bản dịch của bài viết
Các danh mục
nguồn
Full Description
- Hỏi Đáp Về Aqi-dah
- الأسئلة والأجوبة في العقيدة
-
- Câu hỏi 1: Khái niệm Aqi-dah và tại sao nó được gọi như thế?
- Câu hỏi 2: Có con người nào không có tín ngưỡng không?
- Câu hỏi 3: Tín ngưỡng chân lý là gì? Hãy kể ra một số tín ngưỡng sai lệch và các dấu hiệu nhận biết?
- Câu hỏi 4: Tawhid là gì?
- Câu hỏi 5: Tawhid có mấy dạng?
- Câu hỏi 6: Điều bắt buộc đầu tiên cho người bề tôi là gì?
- Câu hỏi 7: Ý nghĩa của hai lời tuyên thệ Shahadah “لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَمُحَمَّدٌ رَسُوْلُ اللهِ"?
- Câu hỏi 8: Ý nghĩa của dạng thức Tawhid Rububiyah?
- Câu hỏi 9: Sự tạo hóa là gì?
- Câu hỏi 10: Đấng Vua mang nghĩa như thế nào?
- Câu hỏi 11: Sự điều hành, chi phối là như thế nào?
- Câu hỏi 12: Tại sao những người của thời kỳ Jahiliyah (trước Islam) được mô tả là những người làm điều Shirk trong khi họ khẳng định và thừa nhận Tawhid Rububiyah?
- Câu hỏi 13: Ý nghĩa của Tawhid Uluhiyah là gì và cho biết bằng chứng giáo lý?
- Câu hỏi 14: Khái niệm thờ phượng trong Islam?
- Câu hỏi 15: Sự khác nhau giữa Tawhid Uluhiyah và Tawhid Rububiyah là gì?
- Câu hỏi 16: Giáo lý qui định thế nào về người không thờ phượng Allah mà thờ phượng những ai (vật) khác ngoài Ngài trong khi vẫn thừa nhận sự tồn tại của Ngài?
- Câu hỏi 17: Mục đích Allah I tạo hóa con người là gì cùng với bằng chứng giáo lý?
- Câu hỏi 18: Ý nghĩa của Tawhid Asma Wassifat?
- Câu hỏi 19: So sánh và suy diễn trong Tawhid Asma Wassifat là như thế nào và đâu là giáo lý đúng đắn?
- Câu hỏi 20: Tawhid thờ phượng có ý nghĩa và giá trị như thế nào và hãy nói về hồng phúc của nó?
- Câu hỏi 21: Định nghĩa đức tin Iman và các nền tảng của trụ cột của nó là gì?
- Câu hỏi 22: Iman có tăng và giảm không và nó tăng giảm bởi điều gì?
- Câu hỏi 23: Các nguyên nhân nào làm gia tăng đức tin Iman và các nguyên nhân nào làm giảm đức tin Iman?
- Câu hỏi 24: Định nghĩa Ilhad và thế nào là Ilhad nơi các tên gọi và các thuộc tính của Allah và kể ra các dạng Ilhad?
- Câu hỏi 25: Có phải sự khác biệt tôn giáo bởi các vị Nabi khác nhau không, hãy trình bày rõ về vấn đề này?
- Câu hỏi 26: Việc thờ phượng duy nhất một mình Allah I có thể hình thành hay không nếu không phủ nhận các tà thần, bằng chứng?
- Câu hỏi 27: Shirk là gì?
- Câu hỏi 28: Trình bày chi tiết các dạng Shirk?
- Câu hỏi 29: Sự khác biệt giữa đại Shirk và tiểu Shirk ở Ngày Sau là gì?
- Câu hỏi 30: Ảnh hưởng của Shirk đối với người làm Shirk như thế nào?
- Câu hỏi 31: Taghut là gì?
- Câu hỏi 32: Số lượng của Taghut (tà thần) có được biết không?
- Câu hỏi 33: Ý nghĩa tổng quát và ý nghĩa cụ thể hay riêng biệt của Islam là gì?
- Câu hỏi 34: Có bao nhiêu điều phá hủy Islam, kể ra?
- Câu hỏi 35: Thế nào là phân xử không thﷺo những gì Allah ban xuống? Giới luật qui định thế nào về việc phân xử không thﷺo những gì Allah ban xuống?
- Câu hỏi 36: Những người của Tawhid có sự hơn kém nhau trong Thiên Đàng không?
- Câu hỏi 37: Giới luật về việc lo sợ điều Shirk?
- Câu hỏi 38: Sợ ai (vật) ngoài Allah có phải là Shirk không, hãy trình bày các dạng sợ?
- Câu hỏi 39: Giới luật về sự chia rẽ trong Islam?
- Câu hỏi 40: Nhóm được cứu rỗi là ai? Đặc điểm của nhóm đó là gì? Và ưu điểm của nhóm đó là gì?
- Câu hỏi 41: Tại sao các nhóm phái này được xﷺm là các nhóm phái Islam?
- Câu hỏi 42: Bói toán là gì? Bói toán ảnh hưởng gì đến căn bản tôn giáo?
- Câu hỏi 43: Xﷺm tướng số là gì, giới luật về việc xﷺm tướng số và bằng chứng giáo lý?
- Câu hỏi 44: Các nguyên nhân kêu gọi đến với bói toán?
- Câu hỏi 45: Các nguyên nhân kêu gọi tìm đến sự bói toán?
- Câu hỏi 46: Những ảnh hưởng do sự bói toán mang lại?
- Câu hỏi 47: Sự khác biệt giữa thầy bói và thầy xﷺm tướng số là gì?
- Câu hỏi 48: Thuật chiêm tinh là gì? Giới luật về việc nghiên cứu và học thuật chiêm tinh thế nào?
- Câu hỏi 49: Giới luật qui định thế nào về việc Tawaf (đi vòng quanh) các mộ? Sự khác biệt giữa việc làm này với Tawaf ngôi đền Ka'bah?
- Câu hỏi 50: Giới luật thế nào về Du-a (cầu xin khấn vái) đến các vị Wali?
- Câu hỏi 51: Giới luật qui định thế nào về việc xây tô và trang hoàng các mộ? Việc xây tô và trang hoàng các mộ có ảnh hưởng gì?
- Câu hỏi 52: Sự thái quá là gì? Những người dân Kinh sách là ai?
- Câu hỏi 53: Giới luật về việc tôn vinh Thiên sứ của Allah ﷺ?
- Câu hỏi 54: Giới luật về việc Du-a (cầu nguyện, khấn vái) đến Thiên sứ của Allah ﷺ tại mộ của Người?
- Câu hỏi 55: Giới luật về việc Du-a bên mộ của Nabi ﷺ?
- Câu hỏi 56: Khái niệm về Sihr và cho biết giới luật về nó cùng với bằng chứng giáo lý?
- Câu hỏi 57: Sihr (ma thuật, bùa ngải) là thực hay ảo tưởng?
- Câu hỏi 58: Việc Nabi ﷺ bị Sihr có phải là thực không? Và ai đã làm Sihr hại Người?
- Câu hỏi 59: Việc Nabi ﷺ bị Sihr có mâu thuẫn với vị thế Nabi của Người không?
- Câu hỏi 60: Giới luật về việc dùng phương pháp trị liệu bằng Sihr?
- Câu hỏi 61: Tairah là gì và giới luật qui định thế nào về sự việc này?
- Câu hỏi 62: Sự khác biệt giữa điềm xấu và điềm tốt?
- Câu hỏi 63: Tawassul là gì và giới luật qui định thế nào?
- Câu hỏi 64: Shafa'ah là gì? Các dạng Shafa'ah và trình bày dạng nào được phép và không được phép cùng với bằng chứng giáo lý?
- Câu hỏi 65: Aqi-dah của phái Sunnah và Jama'ah như thế nào về Kinh Qur'an?
- Câu hỏi 66: Các qui định hàng đầu về luật đọc xướng Kinh Qur'an là gì?
- Câu hỏi 67: Giới luật về việc bỏ bê Qur'an?
- Câu hỏi 68: Có được phép điều trị bệnh tật bằng Qur'an không?
- Câu hỏi 69: Việc điều trị bệnh tật bằng Qur'an có phải là dạng điều trị thuộc y học dân tộc không?
- Câu hỏi 70: Có được phép đọc Qur'an tặng cho người chết không?
- Câu hỏi 71: Giới luật đọc Qur'an trong đám tang và các đám tiệc?
Hỏi Đáp Về Aqi-dah
الأسئلة والأجوبة في العقيدة
] Tiếng Việt – Viﷺtnamﷺsﷺ – فيتنامية [
ﭑ ﭒ ﭓ ﭔ
Nhân Danh Allah
Đấng Rất Mực Độ Lượng
Đấng Rất Mực Khoan Dung
Lời nói đầu
اَلْحَمْدُ لِلهِ وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى رَسُوْلِ اللهِ وَعَلَى آلِهِ وصَحْبِهِ وَمَنْ اِهْتَدَى بِهُدَاهُ، وَبَعْدُ:
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, cầu xin bằng an và phúc lành cho Thiên sứ của Allah, cho gia quyến của Người, các bạn đạo của Người cùng tất cả những ai đi thﷺo sự hướng dẫn và chỉ đạo của Người ..
Đây là những lời đáp cho các câu hỏi về Aqi-dah mà không ai trong những người Muslim không cần đến. Tôi hy vọng và mong Đấng Tối Cao và Toàn Năng phù hộ cho tôi có thể trả lời những câu hỏi một cách đúng đắn và chân lý, xin Ngài làm cho nó thành điều hữu ích đến với người đọc, và xin Ngài ban ân phước cho những ai đã lưu ý bề tôi về những điều thiếu sót trong phần trả lời các câu hỏi hoặc có sai sót trong cách hiểu.
Allah là Đấng Phù Hộ, Hướng Dẫn đến với con đường ngay chính và đúng đắn.
Salﷺh Bin Abdurrahman Al-At-ram
Câu hỏi 1: Khái niệm Aqi-dah và tại sao nó được gọi như thế?
Ø Trả lời: Aqi-dah được lấy từ tiếng “I'tiqad" có nghĩa là sự tin tưởng. Khi nói đến Aqi-dah là muốn nói đến niềm tin trong tim về một điều gì đó. Và niềm tin muốn nói ở đây là niềm tin bắt buộc về tính duy nhất của Allah I trong việc tạo hóa và điều hành vũ trụ, trong sự thờ phượng, và niềm tin vào các tên gọi hoàn mỹ cũng như các thuộc tính tối cao và siêu việt của Ngài.
Bởi vì vậy, những cuốn sách nghiên cứu về tính duy nhất của Allah I đều được gọi là những cuốn sách I'tiqad hay những cuốn sách Aqi-dah.
Học giả Attaha-wi ﷺ nói: Bởi thế, chúng ta nói về tính duy nhất của Allah I có nghĩa là nói về “I'tiqad" tức niềm tin nơi Ngài: quả thật, Allah I là Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang hàng. Nó được gọi với cái tên “I'tiqad" bởi vì cần phải có niềm tin bắt buộc, kiên định và trung thực và I'tiqad còn có nghĩa là sự buộc chặt bởi vì những gì được buộc chặt thì khó mở ra như Allah I đã phán:
﴿ وَلَٰكِن يُؤَاخِذُكُم بِمَا عَقَّدتُّمُ ٱلۡأَيۡمَٰنَۖ ﴾ [سورة المائدة: 89]
{Nhưng Ngài (Allah) chỉ bắt tội các ngươi về những lời thề có sự trói buộc.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 89).
+ + +
Câu hỏi 2: Có con người nào không có tín ngưỡng không?
Ø Trả lời: Không có một con người nào mà không có tín ngưỡng, hoặc là tín ngưỡng đúng và chân lý hoặc là tín ngưỡng sai lệch và vô lý. Allah I phán:
﴿ فَذَٰلِكُمُ ٱللَّهُ رَبُّكُمُ ٱلۡحَقُّۖ فَمَاذَا بَعۡدَ ٱلۡحَقِّ إِلَّا ٱلضَّلَٰلُۖ فَأَنَّىٰ تُصۡرَفُونَ ٣٢﴾ [سورة يونس : 32]
{Allah, Thượng Đế đích thực của các ngươi là như thế. Thế chẳng phải điều gì khác với sự thật đều là sự lầm lạc?! Vậy các ngươi lạc hướng đi đâu?} (Chương 10 – Yunus, câu 32).
+ + +
Câu hỏi 3: Tín ngưỡng chân lý là gì? Hãy kể ra một số tín ngưỡng sai lệch và các dấu hiệu nhận biết?
Ø Trả lời: Tín ngưỡng chân lý là độc tôn hóa một mình Allah I duy nhất về các hành động của Ngài, các hành động của bầy tôi của Ngài và các tên gọi cũng như các thuộc tính của Ngài như Ngài đã mô tả về sự tối cao và vĩ đại của Ngài; và những gì khác Ngài đều là lệch lạc và không chân lý tùy thﷺo cấp độ khác nhau, chẳng hạn như niềm tin của những người vô thần là phủ nhận sự tạo hóa của Allah I.
Tín ngưỡng của những người thờ đa thần là họ hướng một điều gì đó trong thờ phượng đến ai (vật) khác ngoài Allah I.
Tín ngưỡng của những người thﷺo thuyết so sánh các tên gọi cũng như các thuộc tính của Allah I với tạo vật của Ngài. Họ so sánh, suy diễn, bóp méo hoặc mộ tả như thế nào và ra làm sao về những điều quá sức tưởng tượng của trí tuệ và kiến thức của con người. Và sự mô tả này là sự cải biên và sáng chế có mức độ khác nhau tùy thﷺo từng nhóm phái lệch lạc khác nhau. Dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất về những nhóm phái này là họ dùng trí tuệ để suy diễn các tên gọi và các thuộc tính của Allah I cũng như suy diễn các văn ngữ giáo lý hoặc phủ nhận các thuộc tính và các tên gọi của Allah I như nhóm phái Al-Jahmiyah, nhóm phái Al-Mu'tazilah, và nhóm phái Al-Asha'irah, ... Và người nào nhận biết được điều chân lý thì sẽ nhận biết được điều trái ngược với nó và biết tránh xa, còn người nào không tránh xa những điều trái ngược với chân lý có nghĩa là sự hiểu biết về chân lý của y chẳng mang lại ích lợi gì cho y.
+ + +
Câu hỏi 4: Tawhid là gì?
Ø Trả lời: Tawhid là niềm tin vào tính duy nhất của Allah I về những điều chỉ thuộc duy nhất một mình Ngài và những điều mà Ngài ra lệnh phải độc tôn hóa Ngài.
+ + +
Câu hỏi 5: Tawhid có mấy dạng?
Ø Trả lời: Có ba dạng Tawhid
1- Tawhid Uluhiyah: là độc tôn hóa một mình Allah I trong tất cả mọi hình thức thờ phượng, và Ngài là Đấng duy nhất đáng được thờ phượng không có đối tác ngang vai.
2- Tawhid Rububiyah: là niềm tin vào tính duy nhất của Allah I về các hành động của Ngài.
3- Tawhid Asma' Wassifat: là độc tôn hóa Allah I về các tên gọi và các thuộc tính của Ngài.
+ + +
Câu hỏi 6: Điều bắt buộc đầu tiên cho người bề tôi là gì?
Ø Trả lời: Điều bắt buộc đầu tiên đối với người bề tôi là câu tuyên thệ Shahadah “لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ" – “Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah". Người bề tôi phải tin tưởng tuyệt đối vào câu tuyên thệ Shahadah này, không xﷺm xét và không cần phải xﷺm xét cũng như không được ngờ vực. Tất cả các vị Imam Salaf đều đồng thuận và thống nhất với nhau rằng điều đầu tiên mà người bề tôi được lệnh là hai lời tuyên thệ Shahadah “Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là vị Thiên sứ của Ngài". Bởi thế, Tawhid là điều đầu tiên đưa một người gia nhập Islam và là điều cuối cùng mà y phải nói để từ giả cõi trần như Thiên sứ của Allah ﷺ đã nói:
« مَنْ كَانَ آخِرُ كَلاَمِهِ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ دَخَلَ الْجَنَّةَ » رواه أبو داود وأحمد.
“Ai mà lời cuối cùng của y (trên thế gian) là 'لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ' thì sẽ được vào Thiên Đàng" (Abu Dawood và Ahmad).
Như vậy, lời Tawhid là điều bắt buộc đầu tiên và cuối cùng.
+ + +
Câu hỏi 7: Ý nghĩa của hai lời tuyên thệ Shahadah “لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَمُحَمَّدٌ رَسُوْلُ اللهِ"?
Ø Trả lời:
Ý nghĩa của “لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ" – “Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah" là không có Đấng Thờ Phượng đích thực nào khác mà chỉ có Allah I duy nhất. Từ “إِلَـٰه" - “Ilah" có nghĩa là Thượng Đế đáng được thờ phượng. Cụm từ “Không có Thượng Đế đích thực" là phủ định tất cả mọi thứ được thờ phượng từ bụt tượng, bia mộ, cây cối, đá, hiền nhân, Wali (thánh nhân) hay không khí .., còn cụm từ “ngoài Allah" là khẳng định sự thờ phượng chỉ dành riêng một mình Allah I duy nhất. Và ai thờ phượng một mình Ngài có nghĩa là y phải tuân thﷺo mọi mệnh lệnh của Ngài và phải tránh xa mọi điều Ngài nghiêm cấm. Có nhiều bằng chứng giáo lý giải thích về lời Tawhid này từ Qur'an và Sunnah, và câu Kinh tiêu biểu trong Qur'an là lời phán của Allah I:
﴿ شَهِدَ ٱللَّهُ أَنَّهُۥ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَ وَٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ وَأُوْلُواْ ٱلۡعِلۡمِ قَآئِمَۢا بِٱلۡقِسۡطِۚ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَ ٱلۡعَزِيزُ ٱلۡحَكِيمُ ١٨ ﴾ [سورة آل عمران: 18]
{Allah xác nhận và các Thiên thần cũng như những người hiểu biết đều làm chứng rằng quả thật không có Thượng Đế nào khác cả duy chỉ có Ngài, Đấng duy trì nền công lý. Không có Thượng Đế đích thực nào khác mà chỉ có Ngài là Thượng Đế duy nhất, Đấng Toàn Năng, Đấng rất mực Sáng Suốt.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 18).
﴿ وَإِذۡ قَالَ إِبۡرَٰهِيمُ لِأَبِيهِ وَقَوۡمِهِۦٓ إِنَّنِي بَرَآءٞ مِّمَّا تَعۡبُدُونَ ٢٦ إِلَّا ٱلَّذِي فَطَرَنِي فَإِنَّهُۥ سَيَهۡدِينِ ٢٧ ﴾ [سورة الزخرف : 26، 27]
{Và (hãy nhớ lại) khi Ibrahim thưa với phụ thân và người dân của y rằng quả thật tôi vô can với những gì mà các người đang thờ phượng. Ngoại trừ Đấng đã tạo hóa tôi, thì Ngài sẽ hướng dẫn tôi.} (Chương 43 – Azzukhruf, câu 26, 27).
Và tiêu biểu cho bằng chứng rằng Muhammad là Thiên sứ của Allah là lời phán của Allah I:
﴿ لَقَدۡ جَآءَكُمۡ رَسُولٞ مِّنۡ أَنفُسِكُمۡ عَزِيزٌ عَلَيۡهِ مَا عَنِتُّمۡ حَرِيصٌ عَلَيۡكُم بِٱلۡمُؤۡمِنِينَ رَءُوفٞ رَّحِيمٞ ١٢٨ ﴾ [سورة التوبة: 128]
{Quả thật, một Sứ giả xuất thân từ các ngươi đã đến với các ngươi, Y buồn rầu vì thấy các ngươi đau khổ và hết sức lo lắng cho các ngươi, Y luôn thương xót cho những người tin tưởng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 128).
Và ý nghĩa lời chứng nhận Shahadah rằng Muhammad là Thiên sứ của Allah là tuân thﷺo những gì Người ra lệnh, tin vào những gì Người thông điệp, tránh xa những gì Người ngăn cản và nghiêm cấm, chỉ thờ phượng Allah I thﷺo đường lối chỉ đạo của Người. Và đây là sự thực thi thﷺo lời chứng nhận Shahadah và lời chứng nhận này phải được biểu hiện bằng chiếc lưỡi lẫn con tim.
+ + +
Câu hỏi 8: Ý nghĩa của dạng thức Tawhid Rububiyah?
Ø Trả lời: Dạng thức Tawhid Rububiyah là niềm tin, thừa nhận một cách kiên định rằng Allah I là Đấng Tạo Hóa, Đấng Vua Tối Cao, Đấng ban cấp bổng lộc và nuôi dưỡng, Đấng làm cho sống và làm cho chết, Đấng điều hành và chi phối tất cả mọi vạn vật. Ngài I phán:
﴿ وَمِنۡ ءَايَٰتِهِۦ خَلۡقُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ وَٱخۡتِلَٰفُ أَلۡسِنَتِكُمۡ وَأَلۡوَٰنِكُمۡۚ إِنَّ فِي ذَٰلِكَ لَأٓيَٰتٖ لِّلۡعَٰلِمِينَ ٢٢ ﴾ [سورة الروم: 22]
{Và trong các dấu hiệu của Ngài là việc tạo hóa các tầng trời và trái đất và sự khác biệt ngôn ngữ và màu da của các ngươi. Quả thật, nơi sự việc đó là những dấu hiệu cho những người hiểu biết.} (Chương 30 – Arrum, câu 22).
﴿وَمِنۡ ءَايَٰتِهِ ٱلَّيۡلُ وَٱلنَّهَارُ وَٱلشَّمۡسُ وَٱلۡقَمَرُۚ لَا تَسۡجُدُواْ لِلشَّمۡسِ وَلَا لِلۡقَمَرِ وَٱسۡجُدُواْۤ لِلَّهِۤ ٱلَّذِي خَلَقَهُنَّ إِن كُنتُمۡ إِيَّاهُ تَعۡبُدُونَ ٣٧ ﴾ [سورة فصلت : 37]
{Và trong các dấu hiệu của Ngài là ban đêm và ban ngày, mặt trời và mặt trăng. Các ngươi chớ quỳ lạy mặt trời hay mặt trăng mà hãy quỳ lạy phủ phục Allah, Đấng đã tạo hóa chúng nếu các ngươi thực sự chỉ thờ phượng một mình Ngài.} (Chương 41 – Fussilat, câu 37).
Do đó, Allah I là Đấng Vua Tối Cao, có quyền năng điều hành và chi phối tất cả mọi sự việc, cho nên phải chấp nhận mệnh lệnh của Ngài và tránh xa những điều Ngài nghiêm cấm, Ngài I phán:
﴿ أَلَا لَهُ ٱلۡخَلۡقُ وَٱلۡأَمۡرُۗ تَبَارَكَ ٱللَّهُ رَبُّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٥٤ ﴾ [سورة الأعراف : 54]
{Chẳng phải mọi sự tạo hóa và mọi mệnh lệnh đều thuộc nơi Ngài đó sao, thật phúc thay cho Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài!} (Chương 7 – Al-'Araf, câu 54).
+ + +
Câu hỏi 9: Sự tạo hóa là gì?
Ø Trả lời: Ý nghĩa của sự tạo hóa là sáng tạo và làm ra những thứ mà trước đó những thứ này chưa từng tồn tại. Allah I khởi tạo vũ trụ và tất cả mọi vạn vật mà trước đó chưa từng có ai nhìn thấy.
﴿ بَدِيعُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِۖ ﴾ [سورة البقرة: 117]
{Ngài (Allah) là Đấng khởi tạo các tầng trời và trái đất.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 117).
﴿ ٱلۡحَمۡدُ لِلَّهِ فَاطِرِ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ ﴾ [سورة فاطر: 1]
{Mọi lời ca tụng và tán dương đều thuộc về Allah, Đấng đã sáng tạo các tầng trời và trái đất.} (Chương 35 – Fatir, câu 1).
﴿ فَاطِرُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِۚ جَعَلَ لَكُم مِّنۡ أَنفُسِكُمۡ أَزۡوَٰجٗا وَمِنَ ٱلۡأَنۡعَٰمِ أَزۡوَٰجٗا يَذۡرَؤُكُمۡ فِيهِۚ لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Đấng sáng tạo các tầng trời và trái đất, Ngài tạo từ bản thân các ngươi những người vợ cho các ngươi và tạo từ các loại gia súc con cái của chúng. Bằng cách đó, Ngài gia tăng các ngươi thêm đông đảo. Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng nghﷺ và thấy} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
Và tất cả những gì Allah I tạo ra đều là những thứ đầu tiên được sáng tạo chưa từng có trước đó {Chẳng phải mọi sự tạo hóa và mọi mệnh lệnh đều thuộc nơi Ngài đó sao, thật phúc thay cho Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài!} (Chương 7 – Al-'Araf, câu 54).
Và sự tạo hóa còn mang ý nghĩa là định lượng và định dạng và bịa đặt như lời phán của Allah I:
﴿ فَتَبَارَكَ ٱللَّهُ أَحۡسَنُ ٱلۡخَٰلِقِينَ ١٤ ﴾ [سورة المؤمنون : 14]
{Do đó, thật phúc thay Allah, Đấng Tạo Hóa Ưu Việt.} (Chương 23 – Al-Mu'minun, câu 14). Tức Đấng định đoạt mức lượng và hình thể một cách ưu việt.
﴿ وَتَخۡلُقُونَ إِفۡكًاۚ ﴾ [سورة العنكبوت: 17]
{Và các ngươi chỉ bịa đặt chuyện hoang đường.} (Chương 29 – Al'Ankabut, câu 17).
Câu hỏi 10: Đấng Vua mang nghĩa như thế nào?
Ø Trả lời: Đấng Vua muốn nói là Đấng nắm quyền thống trị, Đấng Tối Cao, Đấng Chủ Tể. Ngài I phán:
﴿ مَٰلِكِ يَوۡمِ ٱلدِّينِ ٣﴾ [سورة الفاتحة: 3]
{Vị Vua của Ngày Phán xét}. (Chương 1 – Al-Fatimah, câu 3).
﴿ قُلِ ٱللَّهُمَّ مَٰلِكَ ٱلۡمُلۡكِ تُؤۡتِي ٱلۡمُلۡكَ مَن تَشَآءُ وَتَنزِعُ ٱلۡمُلۡكَ مِمَّن تَشَآءُ وَتُعِزُّ مَن تَشَآءُ وَتُذِلُّ مَن تَشَآءُۖ بِيَدِكَ ٱلۡخَيۡرُۖ إِنَّكَ عَلَىٰ كُلِّ شَيۡءٖ قَدِيرٞ ٢٦ ﴾ [سورة آل عمران: 26]
{Hãy bảo: Lạy Allah, Đức Vua nắm mọi quyền hành! Ngài ban quyền hành cho người nào Ngài muốn và thu hồi quyền hành từ kẻ nào Ngài muốn; Ngài ban vinh dự cho người nào Ngài muốn và hạ nhục kẻ nào Ngài muốn. Mọi điều tốt đẹp đều do tay của Ngài cả. Quả thật, Ngài có quyền năng trên tất cả mọi thứ.} (Chương 3 – Ali – Imran, câu 26).
Còn lời phán của Ngài I {Đức Vua của nhân loại} (Chương 114 – Annas, câu 2) có nghĩa là Ngài là vị Vua tối cao trên tất cả các vị vua của toàn nhân loại, những vị vua từ nhân loại là những vị vua được gán cho còn Allah I mô tả về bản thân Ngài là vị Vua tức Vị Vua Tối Cao tuyệt đối, Chúa tể của các vị vua có quyền năng trên mọi quyền năng.
+ + +
Câu hỏi 11: Sự điều hành, chi phối là như thế nào?
Ø Trả lời: Ý nghĩa của sự điều hành, chi phối là Allah I quản lý và định đoạt mọi sự việc, Ngài biết rõ hậu quả của mọi sự việc và sự biến đổi như thế nào. Ngài I phán:
﴿ يُدَبِّرُ ٱلۡأَمۡرَ يُفَصِّلُ ٱلۡأٓيَٰتِ لَعَلَّكُم بِلِقَآءِ رَبِّكُمۡ تُوقِنُونَ ٢ ﴾ [سورة الرعد: 2]
{Ngài điều hành tất cả các công việc. Ngài giải thích chi tiết các câu kinh để các ngươi có thể khẳng định chắc chắn về việc trình diện Thượng Đế của các ngươi.} (Chương 13 – Arra'd, câu 2).
+ + +
Câu hỏi 12: Tại sao những người của thời kỳ Jahiliyah (trước Islam) được mô tả là những người làm điều Shirk trong khi họ khẳng định và thừa nhận Tawhid Rububiyah?
Ø Trả lời: Những người của thời kỳ Jahiliyah được mô tả là những người làm điều Shirk trong khi họ khẳng định và thừa nhận Tawhid Rububiyah tại vì họ đã hướng những hành động thờ phượng của họ đến với ai (vật) khác ngoài Allah I. Tất cả mọi tạo vật đều được lệnh phải thờ phượng duy nhất một mình Allah I không tổ hợp cùng với Ngài bất cứ ai hay vật gì. Đây chính là ý nghĩa lời Tawhid “Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah" nhưng những người thời kỳ Jahiliyah đã hướng sự thờ phượng của họ đến ai (vật) khác ngoài Allah I, điều đó có nghĩa là họ gán cùng với Allah I một đấng nào đó ngang hàng với Ngài. Đáng lẽ ra, khi họ khẳng định và thừa nhận Tawhid Rububiyah thì bắt buộc họ chỉ thờ phượng duy nhất một mình Allah I thôi, nhưng họ lại hướng sự thờ phượng của họ đến ai (vật) khác Ngài. Allah I phán:
﴿ وَإِذۡ قَالَ لُقۡمَٰنُ لِٱبۡنِهِۦ وَهُوَ يَعِظُهُۥ يَٰبُنَيَّ لَا تُشۡرِكۡ بِٱللَّهِۖ إِنَّ ٱلشِّرۡكَ لَظُلۡمٌ عَظِيمٞ ١٣ ﴾ [سورة لقمان: 13]
{Và hãy nhớ lại khi Luqman bảo đứa con trai của mình khi y khuyên nó: “Này hỡi con yêu của cha, con chớ làm điều Shirk với Allah, quả thật, Shirk là điều bất công vô cùng nghiêm trọng".} (Chương 31 – Luqman, câu 13).
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ ٱعۡبُدُواْ رَبَّكُمُ ٱلَّذِي خَلَقَكُمۡ ﴾ [سورة البقرة: 21]
{Hỡi nhân loại! Hãy thờ phượng Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo các ngươi và những ai trước các ngươi} (Chương 2 – Albaqarah, câu 21).
Allah I bắt đầu câu Kinh bằng việc ra lệnh cho họ phải thờ phượng Ngài và cuối câu Kinh thì Ngài phán bảo:
﴿ فَلَا تَجۡعَلُواْ لِلَّهِ أَندَادٗا وَأَنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ٢٢ ﴾ [سورة البقرة: 22]
{Bởi thế, chớ dựng những thần linh ngang vai cùng với Allah trong lúc các ngươi biết rõ điều đó (là không đúng).} (Chương 2 – Albaqarah, câu 22).
+ + +
Câu hỏi 13: Ý nghĩa của Tawhid Uluhiyah là gì và cho biết bằng chứng giáo lý?
Ø Trả lời: Ý nghĩa của Tawhid Uluhiyah là độc tôn hóa Allah I trong thờ phượng. Ngài phán:
﴿ وَمَا خَلَقۡتُ ٱلۡجِنَّ وَٱلۡإِنسَ إِلَّا لِيَعۡبُدُونِ ٥٦ ﴾ [سورة الذاريات : 56]
{Và TA tạo hóa loài Jinn và loài người mục đích chỉ để chúng thờ phượng riêng TA} (Chương 51 – Azh-zhariyat, câu 56).
Và sự thờ phượng duy nhất một mình Allah I là mục đích mà Ngài cử phái các vị Thiên sứ đến, Ngài I phán:
﴿وَلَقَدۡ بَعَثۡنَا فِي كُلِّ أُمَّةٖ رَّسُولًا أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱجۡتَنِبُواْ ٱلطَّٰغُوتَۖ﴾ [سورةالنحل : 36]
{Và quả thật, TA đã cử phái đến với mỗi cộng đồng một vị sứ giả với mệnh lệnh rằng hãy thờ phượng Allah và tránh xa tà thần} (Chương 16 – Annahl, câu 36).
﴿ وَٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَلَا تُشۡرِكُواْ بِهِۦ شَيۡٔٗاۖ ﴾ [سورة النساء: 36]
{Các ngươi hãy thờ phượng Allah và tuyệt đối không được Shirk với Ngài (tổ hợp với Ngài trong thờ phượng) bất cứ thứ gì.} (Chương 4 – Annisa', câu 36 – 38).
Hadith được thuật lại bởi Mu'azd t rằng Nabi ﷺ đã hỏi ông:
« يَا مُعَاذُ ، هَلْ تَدْرِى حَقَّ اللهِ عَلَى عِبَادِهِ وَمَا حَقُّ الْعِبَادِ عَلَى اللهِ ... فَإِنَّ حَقَّ اللهِ عَلَى الْعِبَادِ أَنْ يَعْبُدُوهُ وَلاَ يُشْرِكُوا بِهِ شَيْئًا ، وَحَقَّ الْعِبَادِ عَلَى اللهِ أَنْ لاَ يُعَذِّبَ مَنْ لاَ يُشْرِكُ بِهِ شَيْئًا » رواه البخاري ومسلم.
“Này Mu'azd, cậu có biết quyền của Allah đối với các bầy tôi và quyền của bầy tôi đối với Allah là gì không? .. Quyền của Allah đối với các bầy tôi là họ phải thờ phượng Ngài và không được phép Shirk với Ngài bất cứ thứ gì và quyền của các bầy tôi đối với Ngài là Ngài sẽ không trừng phạt những ai không làm điều Shirk với Ngài bất cứ một điều gì" (Albukhari, Muslim).
﴿ وَمَآ أَرۡسَلۡنَا مِن قَبۡلِكَ مِن رَّسُولٍ إِلَّا نُوحِيٓ إِلَيۡهِ أَنَّهُۥ لَآ إِلَٰهَ إِلَّآ أَنَا۠ فَٱعۡبُدُونِ ٢٥ ﴾ [سورة الأنبياء: 25]
{Và không một vị sứ giả nào được phái đến trước Ngươi (Muhammad) mà không được TA mặc khải ra lệnh cho y truyền bá: Không có Thượng Đế nào khác mà chỉ có TA, bởi thế hãy thờ phượng một mình TA} (Chương 21 – Al-Anbiya, câu 25).
Và ý nghĩa Uluhiyah: Quyền Tối Cao và đáng được thờ phượng đối với tất cả mọi tạo vật, nó được lấy từ tiếng “تَأَلَّهَ القَلْبُ" – “Ta-allaha Al-Qalbu" có nghĩa là sùng bái của con tim và nó là tình yêu mãnh liệt nhất. Bởi thế, lời Tawhid “لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ" là lời nói tốt nhất, và nó là lời đầu tiên mà Thiên sứ của Allah ﷺ bắt đầu cho sứ mạng truyền bá của Người. (xﷺm câu hỏi 15: sự khác nhau giữa Tawhid Uluhiyah và Tawhid Rububiyah).
Câu hỏi 14: Khái niệm thờ phượng trong Islam?
Ø Trả lời: Thờ phượng là sự hạ mình và phủ phục Allah I, tẩy sạch mọi điều Shirk, phục tùng mọi mệnh lệnh của Ngài và tuân thﷺo vị Nabi của Ngài ﷺ. Bởi thế, Allah I là Đấng để cầu nguyện, Đấng đặt niềm hy vọng, Đấng phù hộ, Đấng để con người cúi đầu và quỳ lạy, Đấng để con người dâng cúng và giết tế. Và đấy là những gì mà các vị Thiên sứ đã kêu gọi.
Allah I, phán với cộng đồng tín đồ của Muhammad ﷺ:
﴿ فَإِنۡ ءَامَنُواْ بِمِثۡلِ مَآ ءَامَنتُم بِهِۦ فَقَدِ ٱهۡتَدَواْۖ وَّإِن تَوَلَّوۡاْ فَإِنَّمَا هُمۡ فِي شِقَاقٖۖ فَسَيَكۡفِيكَهُمُ ٱللَّهُۚ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡعَلِيمُ ١٣٧ صِبۡغَةَ ٱللَّهِ وَمَنۡ أَحۡسَنُ مِنَ ٱللَّهِ صِبۡغَةٗۖ وَنَحۡنُ لَهُۥ عَٰبِدُونَ ١٣٨ ﴾ [سورة البقرة: 137، 138]
{Bởi vậy, nếu họ tin tưởng nơi những điều giống với những điều đã được ban cho các ngươi (hỡi người Muslim!) thì chắc chắn họ đi đúng đường. Ngược lại, nếu họ quay lưng làm ngơ thì chính họ mới là những kẻ đã chia rẽ tôn giáo. Và riêng Allah thôi đã đủ giúp Ngươi (Muhammad) đương đầu với họ, bởi vì Ngài là Đấng Hằng Nghﷺ và Hằng Biết. Đấy là màu sắc của Allah, và ai trội hơn Allah trong việc nhuộm màu?. Và chúng tôi (những người Muslim) là những người thờ phượng Ngài.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 137).
Màu sắc của Allah I có nghĩa là tôn giáo của Ngài, ý nói cuộc sống của những người có đức tin, da thịt cũng như mồ hôi của họ, tất cả thân xác họ đều là của Allah I, như Ngài đã phán bảo Muhammad ﷺ nói với nhân loại:
﴿ قُلۡ إِنَّ صَلَاتِي وَنُسُكِي وَمَحۡيَايَ وَمَمَاتِي لِلَّهِ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٦٢ لَا شَرِيكَ لَهُۥۖ وَبِذَٰلِكَ أُمِرۡتُ وَأَنَا۠ أَوَّلُ ٱلۡمُسۡلِمِينَ ١٦٣ ﴾ [سورة الأنعام: 162 ، 163]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Quả thật, việc dâng lễ nguyện Salah của ta, việc giết tế của ta, cuộc sống và cái chết của ta đều hiến trọn cho Allah, Đấng Chủ Tể của toàn vũ trụ. Ngài là Đấng không có đối tác ngang hàng, và ta được lệnh phải như thế, và ta là người đầu tiên thần phục Ngài".} (Chương 6 – Al-An'am, câu 162, 163).
Và Allah I phán bảo Muhammad ﷺ nói với những kẻ chống đối việc tôn thờ Ngài:
﴿ قُلۡ أَتُحَآجُّونَنَا فِي ٱللَّهِ وَهُوَ رَبُّنَا وَرَبُّكُمۡ وَلَنَآ أَعۡمَٰلُنَا وَلَكُمۡ أَعۡمَٰلُكُمۡ وَنَحۡنُ لَهُۥ مُخۡلِصُونَ ١٣٩ ﴾ [سورة البقرة: 139]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Phải chăng các người muốn tranh luận với chúng tôi về Allah trong lúc Ngài là Thượng Đế của chúng tôi và cũng là Thượng Đế của các người? Thôi, phần việc của chúng tôi thì chúng tôi làm còn phần việc của các người là của các người, và chúng tôi chỉ luôn thành tâm hướng về một mình Ngài".} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 139).
+ + +
Câu hỏi 15: Sự khác nhau giữa Tawhid Uluhiyah và Tawhid Rububiyah là gì?
Ø Trả lời: Sự khác biệt giữa Tawhid Uluhiyah và Tawhid Rububiyah, tôi xin trả lời với sự hướng dẫn và soi sáng của Allah I rằng vấn đề này rất to lớn bởi vì mỗi tín đồ Muslim cần phải hiểu và nhận thức rõ ràng hai dạng thức này vì chúng là cơ sở nền tảng của tôn giáo và là tiếng nói của các Thông Điệp.
· Tawhid Rububiyah: là sự khẳng định và thừa nhận rằng Allah I là Đấng Tạo Hóa, Đấng điều hành, chi phối, ban cấp, nuôi dưỡng tất cả mọi tạo vật.
· Tawhid Uluhiyah: là độc tôn hóa Allah I trong thờ phượng, tránh xa mọi điều Shirk, phủ nhận tất cả những gì được thờ phượng khác ngoài Ngài, và đây chính là lời Shahadah “لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ" có nghĩa là không có Đấng nào đáng được thờ phượng mà chỉ có duy nhất một mình Allah I. Và đây cũng chính là ý nghĩa mà nhiều câu Kinh Qur'an đã giải thích rõ ràng, tiêu biểu như lời phán của Allah I:
﴿ وَإِذۡ قَالَ إِبۡرَٰهِيمُ لِأَبِيهِ وَقَوۡمِهِۦٓ إِنَّنِي بَرَآءٞ مِّمَّا تَعۡبُدُونَ ٢٦ إِلَّا ٱلَّذِي فَطَرَنِي فَإِنَّهُۥ سَيَهۡدِينِ ٢٧ ﴾ [سورة الزخرف : 26، 27]
{Và (hãy nhớ lại) khi Ibrahim thưa với phụ thân và người dân của y rằng quả thật tôi vô can với những gì mà các người đang thờ phượng. Ngoại trừ Đấng đã tạo hóa tôi thì Ngài sẽ hướng dẫn tôi.} (Chương 43 – Azzukhruf, câu 26, 27).
Và một số câu Kinh khác trình bày rằng Allah I ra lệnh phải thờ phượng riêng Ngài và phủ định tất cả mọi sự thờ phượng đến ai (vật) khác Ngài, và điều này được tất cả các vị Thiên sứ của Ngài từ Nuh u cho đến Muhammad ﷺ đều nói với cộng đồng của mình:
﴿ يَٰقَوۡمِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مَا لَكُم مِّنۡ إِلَٰهٍ غَيۡرُهُۥٓ ﴾ [سورة الأعراف: 59]
{Này hỡi người dân! Các người hãy thờ phượng Allah, các người không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài cả.} (Chương 7 – Al'Araf, câu 59).
Và một số câu Kinh nói rõ về mục đích của việc cử phái các vị Thiên sứ đến với nhân loại, chẳng hạn như lời phán của Allah I:
﴿وَلَقَدۡ بَعَثۡنَا فِي كُلِّ أُمَّةٖ رَّسُولًا أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱجۡتَنِبُواْ ٱلطَّٰغُوتَۖ﴾ [سورةالنحل : 36]
{Và quả thật, TA đã cử phái đến với mỗi cộng đồng một vị sứ giả với mệnh lệnh rằng hãy thờ phượng Allah và tránh xa tà thần} (Chương 16 – Annahl, câu 36).
﴿ وَمَآ أَرۡسَلۡنَا مِن قَبۡلِكَ مِن رَّسُولٍ إِلَّا نُوحِيٓ إِلَيۡهِ أَنَّهُۥ لَآ إِلَٰهَ إِلَّآ أَنَا۠ فَٱعۡبُدُونِ ٢٥ ﴾ [سورة الأنبياء: 25]
{Và không một vị sứ giả nào được phái đến trước Ngươi (Muhammad) mà không được TA mặc khải ra lệnh cho y truyền bá: Không có Thượng Đế nào khác mà chỉ có TA, bởi thế hãy thờ phượng một mình TA} (Chương 21 – Al-Anbiya, câu 25).
Bởi thế, tiếng nói của Islam chính là không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah I và Muhammad ﷺ là vị Thiên sứ của Ngài, và nó chính là chiếc chìa khóa mở cửa ngôi nhà Islam, và nó là nghĩa vụ đầu tiên đối với con người và là điều cuối cùng mà một người cần phải nói trước khi lìa khỏi thế gian như Nabi ﷺ đã nói:
« يَا أَيُّهَا النَّاسُ قُولُوا لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ تُفْلِحُوا » رواه أحمد
“Này hỡi nhân loại, các ngươi hãy nói không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, các ngươi sẽ thành đạt." (Ahmad).
« مَنْ كَانَ آخِرُ كَلاَمِهِ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ دَخَلَ الْجَنَّةَ » رواه أبو داود وأحمد.
“Ai mà lời cuối cùng của y (trên thế gian) là 'لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ' thì sẽ được vào Thiên Đàng" (Abu Dawood và Ahmad).
Cầu xin Allah I cho chúng ta và tất cả những người Muslim được kết thúc lời cuối cùng bằng lời Tawhid này!
Và một trong những sự khác biệt: rằng việc khẳng định và thừa nhận Tawhid Rububiyah không làm cho một người vào được Islam. Một trong những bằng chứng nói lên điều này lời phán của Allah I khi Ngài ra lệnh cho vị Nabi của Ngài Muhammad ﷺ hỏi cộng đồng của Người – khi mà họ từ chối nói lời Tawhid “لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ" – ai là Đấng điều hành, Đấng Tạo Hóa, Đấng ban cấp bổng lộc và nuôi dưỡng? Tất cả họ đều trả lời rằng chính là Allah I. Họ đã thừa nhận sự tồn tại của Allah I, thừa nhận Ngài là Đấng Tạo Hóa, Đấng ban bổng lộc và nuôi dưỡng, họ thừa nhận Ngài là Đấng toàn năng trong việc điều hành và chi phối mọi vạn vật, tuy nhiên khi họ được lệnh phải thờ phượng Allah I thì họ từ chối và họ nói:
﴿ أَجَعَلَ ٱلۡأٓلِهَةَ إِلَٰهٗا وَٰحِدًاۖ إِنَّ هَٰذَا لَشَيۡءٌ عُجَابٞ ٥ ﴾ [سورة ص: 5]
{Phải chăng Y (Muhammad) nhập tất cả các thần linh lại thành một Thượng Đế duy nhất ư? Đây thật là một điều hết sức quái dị!} (Chương 38 – Sad, câu 5).
Họ phản đối và khước từ thờ phượng Allah I thì họ chưa vào Islam cho dù họ có công nhận sự tồn tại và sự tạo hóa của Ngài, bởi lẽ, mục đích Ngài tạo ra con người và mọi vạn vật là để phục tùng thﷺo mệnh lệnh của Ngài, và mục đích thiêng liêng nhất chính là thờ phượng Ngài như Ngài đã phán:
﴿ وَمَا خَلَقۡتُ ٱلۡجِنَّ وَٱلۡإِنسَ إِلَّا لِيَعۡبُدُونِ ٥٦ ﴾ [سورة الذاريات : 56]
{Và TA tạo hóa loài Jinn và loài người mục đích chỉ để chúng thờ phượng riêng TA} (Chương 51 – Azh-zhariyat, câu 56).
Ngài I phán cho biết rằng mục đích mà Ngài tạo hóa con người và loài Jinn là chỉ để thờ phượng riêng một mình Ngài, cho nên ai thờ phượng Ngài là tuân thﷺo mệnh lệnh của Ngài còn ai không thờ phượng Ngài là bất tuân Ngài.
Và một trong sự khác biệt: Nếu Tawhid Rububiyah là điều làm cho một người vào Islam thì chắc chắn Thiên sứ của Allah ﷺ đã không đánh chiến với những kẻ ngoại đạo Quraish mặc dù họ đã thừa nhận sự tồn tại và quyền năng của Allah I, họ đã thừa nhận sự tạo hóa của Ngài. Allah I phán:
﴿ قُل لِّمَنِ ٱلۡأَرۡضُ وَمَن فِيهَآ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ٨٤ سَيَقُولُونَ لِلَّهِۚ قُلۡ أَفَلَا تَذَكَّرُونَ ٨٥ قُلۡ مَن رَّبُّ ٱلسَّمَٰوَٰتِ ٱلسَّبۡعِ وَرَبُّ ٱلۡعَرۡشِ ٱلۡعَظِيمِ ٨٦ سَيَقُولُونَ لِلَّهِۚ قُلۡ أَفَلَا تَتَّقُونَ ٨٧ قُلۡ مَنۢ بِيَدِهِۦ مَلَكُوتُ كُلِّ شَيۡءٖ وَهُوَ يُجِيرُ وَلَا يُجَارُ عَلَيۡهِ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ٨٨ سَيَقُولُونَ لِلَّهِۚ قُلۡ فَأَنَّىٰ تُسۡحَرُونَ ٨٩ ﴾ [سورة المؤمنون: 84 - 89]
{Hãy bảo chúng (Muhammad!): “Trái đất và mọi người sống nơi đó thuộc về ai, nếu các ngươi biết?". Chúng sẽ đáp: “Của Allah". Hãy bảo chúng: “Thế các ngươi không lưu ý hay sao?". Ngươi hãy bảo chúng: “Ai là Thượng Đế của bảy tầng trời và là Thượng Đế của chiếc Ngai vương chí đại?". Chắc chắn chúng sẽ nói: “Allah". Hãy bảo chúng: “Thế các ngươi không sợ Ngài hay sao?". Ngươi hãy hỏi chúng: “Ai là Đấng nắm quyền thống trị mọi vạn vật trong Tay Ngài, ai là Đấng bảo vệ tất cả và ai là Đấng mà không có ai có thể thoát khỏi sự trừng phạt của Ngài nếu các ngươi biết?". Chắc chắn chúng sẽ đáp: “Allah". Hãy bảo chúng: “Thế tại sao các ngươi còn mê muội?".} (Chương 23 – Al-Mu'minun, câu 84 – 89).
﴿ وَلَئِن سَأَلۡتَهُم مَّنۡ خَلَقَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَ لَيَقُولُنَّ خَلَقَهُنَّ ٱلۡعَزِيزُ ٱلۡعَلِيمُ ٩ ﴾ [سورة الزخرف: 9]
{Và nếu Ngươi (Muhammad) hỏi chúng: “Ai đã tạo các tầng trời và trái đất?" thì chắc chắn họ sẽ đáp: “Đấng Toàn Năng, Đấng Toàn Tri đã tạo hóa chúng".} (Chương 43 – Az-Zukhruf, câu 9).
Nếu sự thừa nhận quyền năng của Allah I là Islam thì chắc chắn họ (những người thờ đa thần Quraish) đã là những người có Taqwa nhưng họ thực sự không phải là những người của Taqwa bởi vì họ được mô tả là những kẻ đã phủ nhận Ngài và những kẻ không có Taqwa như Ngài đã phán:
﴿ وَلَئِن سَأَلۡتَهُم مَّنۡ خَلَقَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَ وَسَخَّرَ ٱلشَّمۡسَ وَٱلۡقَمَرَ لَيَقُولُنَّ ٱللَّهُۖ فَأَنَّىٰ يُؤۡفَكُونَ ٦١ ﴾ [سورة العنكبوت: 61]
{Và nếu Ngươi có hỏi chúng ai đã tạo hóa các tầng trời và trái đất cũng như ai đã chế ngự mặt trời và mặt trăng thì chắc chắn chúng sẽ đáp là “Allah". Thế tại sao chúng lánh xa Ngài?} (Chương 29 – Al-Ankabut, câu 61).
﴿ قُلۡ مَن يَرۡزُقُكُم مِّنَ ٱلسَّمَآءِ وَٱلۡأَرۡضِ أَمَّن يَمۡلِكُ ٱلسَّمۡعَ وَٱلۡأَبۡصَٰرَ وَمَن يُخۡرِجُ ٱلۡحَيَّ مِنَ ٱلۡمَيِّتِ وَيُخۡرِجُ ٱلۡمَيِّتَ مِنَ ٱلۡحَيِّ وَمَن يُدَبِّرُ ٱلۡأَمۡرَۚ فَسَيَقُولُونَ ٱللَّهُۚ فَقُلۡ أَفَلَا تَتَّقُونَ ٣١ ﴾ [سورة يونس : 31]
{Hãy hỏi chúng (Muhammad!): Ai là Đấng đã ban cấp bổng lộc cho các người từ trên trời và dưới đất? Ai là Đấng nắm quyền chế ngự thính giác và thị giác của các người? Ai là Đấng đã đưa sự sống ra từ cái chết và đưa cái chết ra khỏi sự sống? Và ai là Đấng đã điều hành, chi phối và định đoạt mọi hoạt động của vũ trụ? Chắc chắn chúng sẽ trả lời: Đó là Allah. Do đó, hãy bảo họ: Thế sao các người không kính sợ Allah?} (Chương 10 – Yunus, câu 31).
Và một trong những điều khác biệt: rằng Tawhid Rububiyah ràng buộc Tawhid Uluhiyah có nghĩa là ai khẳng định và thừa nhận quyền năng của Allah I thì bắt buộc y phải tuân phục Ngài, phải thờ phượng duy nhất một mình Ngài nhưng điều này không có ở những người ngoại đạo Quraish.
Còn Tawhid Uluhiyah có nghĩa là ai nói lời tuyên thệ Shahadah “Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là Thiên sứ của Ngài" thì y phải độc tôn hóa Allah I trong việc thờ phượng và đi thﷺo sự hướng dẫn và chỉ đạo của Thiên sứ của Ngài ﷺ, và lời Tawhid này bao hàm cả Tawhid Rububiyah có nghĩa là sự thờ phượng không xuất phát từ kẻ có trí tuệ đến với hư vô bởi vì ai đó thờ phượng Allah I thì quả thật y không thờ phượng Ngài ngoại trừ đã y khẳng định sự tồn tại và quyền năng của Ngài.
Tương tự, Tawhid Asma Wassifat có nghĩa rằng Allah I có các tên gọi hoàn mỹ và các thuộc tính tối cao nên chúng ta mô tả Ngài với những gì mà Ngài đã mô tả về bản thân Ngài cũng như những gì mà Thiên sứ của Ngài ﷺ đã mô tả về Ngài, chúng ta không được so sánh và suy diễn như Allah I đã phán:
﴿ لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng nghﷺ và thấy} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
﴿ وَلِلَّهِ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰ فَٱدۡعُوهُ بِهَاۖ وَذَرُواْ ٱلَّذِينَ يُلۡحِدُونَ فِيٓ أَسۡمَٰٓئِهِۦۚ سَيُجۡزَوۡنَ مَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١٨٠ ﴾ [سورة الأعراف: 180]
{Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất, bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó. Và hãy tránh xa những kẻ bóp méo tên gọi của Ngài, rồi họ sẽ lãnh đủ về tội của họ.} (Chương 7 – Al-'Araf, câu 180).
Do đó, sự độc tôn hóa Allah I trong thờ phượng bao hàm sự độc tôn hóa Ngài trong các tên gọi hoàn mỹ và các thuộc tính tối cao của Ngài; người nào thừa nhận các tên gọi và các thuộc tính của Ngài thì bắt buộc y phải thờ phượng Ngài.
Qua những điều vừa được trình bày ở trên đã cho thấy rõ rằng rất cần để biết về sự phân loại của giới học giả về Tawhid thành ba dạng: Tawhid Rububiyah, Tawhid Uluhiyah và Tawhid Asma Wassifat. Điều thúc đẩy giới học giả đi đến sự phân loại này là nhằm trình bày rõ sự phản bác những người thừa nhận Tawhid Rububiyah và đặt dạng thức Tawhid này làm điều bắt buộc đầu tiên trong việc xﷺm xét và đánh giá các tạo vật, khác với những bằng chứng giáo lý xác thực rằng điều bắt buộc đầu tiên cần kêu gọi là lời tuyên thệ Shahadah “لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ" những đã được rõ qua các câu Kinh Qur'an. Và trong lời của Thiên sứ ﷺ nói với Mu'azd t khi Người cử ông đến xứ Yﷺmﷺn: “Quả thật, ngươi sẽ đến với một nhóm người của dân kinh sách, bởi thế, điều đầu tiên mà ngươi phải kêu gọi họ là sự chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là vị Thiên sứ của Allah" (Albukhari, Muslim).
Người ﷺ đã không bảo Mu'azd t bắt đầu một điều nào trước điều đó cả. Và trong lời Hadith này đã vô hiệu hóa sự kêu gọi của những người đã dựng ra những kẻ trung gian giữa họ và Allah I; họ đã tôn vinh và sùng bái những kẻ trung gian đó và nhờ vả can thiệp với Allah I giùm họ, họ thề nguyện đến những vị đó, dâng lễ nguyện Salah tại nơi của các vị đó trong khi Allah I là Đấng Vĩ Đại và Tối Cao chẳng cần đến bất kỳ kẻ trung gian nào. Đây chính là việc làm của những người ngoại đạo Quraish và không ai trong số họ thừa nhận rằng mình đã làm điều Shirk trong Tawhid Rububiyah mà việc làm của họ chỉ mang tính như Allah I đã phán về họ:
﴿ مَا نَعۡبُدُهُمۡ إِلَّا لِيُقَرِّبُونَآ إِلَى ٱللَّهِ زُلۡفَىٰٓ ﴾ [سورة الزمر: 3]
{Chúng tôi không tôn thờ họ mà chỉ nhờ họ đưa chúng tôi đến gần Allah mà thôi.} (Chương 39 – Azzumar, câu 3).
Do đó, quí đạo hữu độc giả hãy suy ngẫm về ý nghĩa của tiếng Tawhid và các động cơ phân loại Tawhid của giới học giả thành ba dạng thức để hiểu rõ hơn về đường lối cũng như sự khác biệt ý nghĩa của tiếng Tawhid giữa quan điểm và nhịn nhận của phái Sunnah & Jama'ah với những người ngoại đạo cũng như một số những người Bid'ah.
+ + +
Câu hỏi 16: Giáo lý qui định thế nào về người không thờ phượng Allah mà thờ phượng những ai (vật) khác ngoài Ngài trong khi vẫn thừa nhận sự tồn tại của Ngài?
Ø Trả lời: Ai không thờ phượng Allah I mà đi thờ phượng những ai (vật) khác ngoài Ngài thì người đó không được xﷺm là người của Tawhid mà y là người ngoại đạo phủ nhận Allah I và vô đức tin nơi Ngài, sự thừa nhận của y về sự tồn tại và quyền năng của Allah I chẳng mang lại giá trị nào cho y. Allah I phán:
﴿ وَجَحَدُواْ بِهَا وَٱسۡتَيۡقَنَتۡهَآ أَنفُسُهُمۡ ظُلۡمٗا وَعُلُوّٗاۚ ﴾ [سورة النمل: 14]
{Chỉ vì sự tự cao tự đại một cách ngông cuồng, chúng đã phủ nhận mặc dầu trong thâm tâm, chúng nhìn nhận đó là sự thật.} (Chương 27 – An-Naml, câu 14).
Và sự phủ nhận và vô đức tin nhất là sự phủ nhận và vô đức tin của Iblis khi hắn bất tuân mệnh lệnh của Allah I một cách ngạo mạn, Allah I phán:
﴿ وَإِذۡ قُلۡنَا لِلۡمَلَٰٓئِكَةِ ٱسۡجُدُواْ لِأٓدَمَ فَسَجَدُوٓاْ إِلَّآ إِبۡلِيسَ أَبَىٰ وَٱسۡتَكۡبَرَ وَكَانَ مِنَ ٱلۡكَٰفِرِينَ ٣٤ ﴾ [سورة البقرة : 34]
{Và khi TA (Allah) bảo các thiên thần hãy quỳ xuống phủ phục trước Adam thì tất cả chúng đã quỳ xuống phủ phục ngoại trừ tên Iblis, hắn đã từ chối và ngạo mạn, thế là hắn trở thành một tên phản nghịch} (Chương 2 – Albaqarah, câu 34).
Chúng ta hãy nhìn sự mô tả về Iblis trong câu Kinh này khi mà hắn đã không tuân lệnh Allah I. Bởi thế, ai thờ phượng ai (vật) khác ngoài Allah I thì người đó là Kafir (vô đức tin và phản nghịch) và là Mushrik (thờ đa thần), còn ai không thờ phượng Allah I và cũng không thờ phương ai khác hoặc phủ nhận sự tồn tại của Allah I thì y là kẻ Kafir vô thần.
+ + +
Câu hỏi 17: Mục đích Allah I tạo hóa con người là gì cùng với bằng chứng giáo lý?
Ø Trả lời: Mục đích Allah I tạo hóa con người là để thờ phượng duy nhất một mình Ngài, Ngài phán:
﴿ وَمَا خَلَقۡتُ ٱلۡجِنَّ وَٱلۡإِنسَ إِلَّا لِيَعۡبُدُونِ ٥٦ ﴾ [سورة الذاريات : 56]
{Và TA tạo hóa loài Jinn và loài người mục đích chỉ để chúng thờ phượng riêng TA} (Chương 51 – Azh-zhariyat, câu 56).
Đầu tiên Allah I phán cho biết rằng chính Ngài là Đấng Tạo Hóa, Ngài đã tạo hóa mọi vạn vật trong đó có con người, thứ hai Ngài cho biết rằng con người được tạo ra là để thờ phượng riêng Ngài. Và điều này cũng được nói trong các câu Kinh khác về mục đích của việc cử phái các vị Thiên sứ đến cho nhân loại.
Allah I phán:
﴿وَلَقَدۡ بَعَثۡنَا فِي كُلِّ أُمَّةٖ رَّسُولًا أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱجۡتَنِبُواْ ٱلطَّٰغُوتَۖ﴾ [سورةالنحل : 36]
{Và quả thật, TA (Allah) đã cử phái đến với mỗi cộng đồng một vị sứ giả với mệnh lệnh rằng hãy thờ phượng Allah và tránh xa tà thần} (Chương 16 – Annahl, câu 36).
﴿ وَمَآ أَرۡسَلۡنَا مِن قَبۡلِكَ مِن رَّسُولٍ إِلَّا نُوحِيٓ إِلَيۡهِ أَنَّهُۥ لَآ إِلَٰهَ إِلَّآ أَنَا۠ فَٱعۡبُدُونِ ٢٥ ﴾ [سورة الأنبياء: 25]
{Và không một vị sứ giả nào được phái đến trước Ngươi (Muhammad) mà không được TA mặc khải ra lệnh cho y truyền bá: Không có Thượng Đế nào khác mà chỉ có TA, bởi thế, hãy thờ phượng một mình TA} (Chương 21 – Al-Anbiya, câu 25).
Nabi Nuh u là vị Thiên sứ đầu tiên kêu gọi cộng đồng người dân của Người với lời:
﴿ أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱتَّقُوهُ وَأَطِيعُونِ ٣ ﴾ [سورة النوح: 3]
{Các người hãy thờ phượng Allah và hãy kính sợ Ngài và hãy tuân lệnh thﷺo ta.} (Chương 71 – câu 3).
Tất cả mỗi vị Thiên sứ ﷺ đều bắt đầu sự kêu gọi người dân của mình đến với sự thờ phượng Allah I không làm điều Shirk với Ngài, Ngài phán:
﴿ وَإِلَىٰ عَادٍ أَخَاهُمۡ هُودٗاۚ قَالَ يَٰقَوۡمِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مَا لَكُم مِّنۡ إِلَٰهٍ غَيۡرُهُۥٓۚ أَفَلَا تَتَّقُونَ ٦٥ ﴾ [سورة الأعراف: 65]
{Và dân tộc Ad, TA đã cử Hud, một người anh ﷺm của họ đến với họ. Y bảo họ: “Hỡi dân ta! Các người hãy thờ phượng Allah, các người không có một Thượng Đế nào khác ngoài Ngài. Chẳng lẽ các người không sợ Ngài hay sao?".} (Chương 7 – Al'Araf, câu 59).
+ + +
Câu hỏi 18: Ý nghĩa của Tawhid Asma Wassifat?
Ø Trả lời: Ý nghĩa của Tawhid Asma Wassifat là niềm tin kiên định rằng Allah I hoàn hảo tuyệt đối và các thuộc tính của Ngài là tối cao tuyệt đối, tin vào tất cả những tên gọi hoàn mỹ và các thuộc tính tối cao của Ngài được chính Ngài và vị Thiên sứ của Ngài Muhammad ﷺ đã mô tả, không được suy diễn, bóp méo, so sánh như Allah I đã phán:
﴿ لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng nghﷺ và thấy} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
﴿ وَلِلَّهِ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰ فَٱدۡعُوهُ بِهَاۖ وَذَرُواْ ٱلَّذِينَ يُلۡحِدُونَ فِيٓ أَسۡمَٰٓئِهِۦۚ سَيُجۡزَوۡنَ مَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١٨٠ ﴾ [سورة الأعراف: 180]
{Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất, bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó. Và hãy tránh xa những kẻ bóp méo tên gọi của Ngài, rồi họ sẽ lãnh đủ về tội của họ.} (Chương 7 – Al-'Araf, câu 180).
﴿ قُلِ ٱدۡعُواْ ٱللَّهَ أَوِ ٱدۡعُواْ ٱلرَّحۡمَٰنَۖ أَيّٗا مَّا تَدۡعُواْ فَلَهُ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰۚ ﴾ [سورة الإسراء: 110]
{Hãy bảo họ: “các người hãy cầu nguyện Allah hay cầu nguyện Đấng Rahman, các người hãy cầu nguyện Ngài với bất cứ tên gọi nào (đều tốt cả) bởi vì Ngài có các tên gọi hoàn mỹ.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 110).
+ + +
Câu hỏi 19: So sánh và suy diễn trong Tawhid Asma Wassifat là như thế nào và đâu là giáo lý đúng đắn?
Ø Trả lời: So sánh có nghĩa là lấy các thuộc tính của Allah I đﷺm so sánh với các tạo vật, còn suy diễn là suy luận các ý nghĩa về các thuộc tính cũng như các tên gọi của Allah I. Giáo lý đúng đắn nhất là không được so sánh và suy diễn các thuộc tính của Allah I bởi lẽ ý nghĩa các thuộc tính đó đều được hiểu thﷺo tiếng Ả Rập còn việc suy diễn chúng ra làm sao hay như thế nào thì không một ai biết rõ về chúng mà chỉ duy một mình Allah I mà thôi, không một ai được phép hỏi các thuộc tính của Ngài như thế nào và ra làm sao. Cũng chính vì vậy nên những người Salaf đã xﷺm việc đặt câu hỏi như vậy về các thuộc tính của Allah I là điều Bid'ah (đổi mới, cải biên, không có trong giáo lý của Islam), chẳng hạn như Imam Malik ﷺ khi được hỏi về từ Istiwa' (ngự trên) như thế nào thì ông nói: “Istiwa' thì đã biết, như thế nào thì không biết nhưng đức tin Iman vào nó là bắt buộc còn hỏi nó như thế nào là Bid'ah". Và thật ra tạo vật không cần thiết phải hỏi như thế nào để làm gì!.
+ + +
Câu hỏi 20: Tawhid thờ phượng có ý nghĩa và giá trị như thế nào và hãy nói về hồng phúc của nó?
Ø Trả lời: Tawhid có ý nghĩa rất lớn trong thờ phượng bởi nó là sự độc tôn hóa Allah I trong thờ phượng, và đối với người bề tôi thì nó là điều bắt buộc, là nghĩa vụ. Ai đã khẳng định dạng thức Tawhid này thì chắc chắn đã khẳng định các dạng thức Tawhid còn lại bởi vì Tawhid trong thờ phượng bao hàm cả Tawhid Rububiyah và Tawhid Asma Wassifat, hơn nữa một người có trí tuệ và có nhận thức đúng đắn không bao giờ thờ phượng cái không tồn tại hoặc không hoàn mỹ trong các tên gọi và các thuộc tính.
Tawhid thờ phượng là điều đầu tiên gia nhập một người vào Islam và cũng là điều cuối cùng mà một người bề tôi nên nói trước khi lìa khỏi thế gian.
Còn về hồng phúc của Tawhid thờ phượng thì nó là sự thờ phượng tốt nhất trong các hình thức thờ phượng: tội lỗi của người thuộc Tawhid thờ phượng sẽ được tha thứ và không bị đời đời kiếp kiếp trong Hỏa Ngục, và y sẽ được bằng an, được soi sáng và hướng dẫn. Allah I phán:
﴿ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَلَمۡ يَلۡبِسُوٓاْ إِيمَٰنَهُم بِظُلۡمٍ أُوْلَٰٓئِكَ لَهُمُ ٱلۡأَمۡنُ وَهُم مُّهۡتَدُونَ ٨٢﴾ [سورة الأنعام: 82]
{Những ai có đức tin và không trộn lẫn đức tin thuần túy của họ với điều sai trái (của việc tôn thờ đa thần) thì họ là những người sẽ được an toàn nhất bởi vì họ được hướng dẫn đúng thﷺo Chính Đạo.} (Chương 6 – Al-An'am, câu 82).
Người của Tawhid thờ phượng sẽ được đảm bảo cho Thiên Đàng nếu như không có sự phủ định lời Tawhid “không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là vị Thiên sứ của Ngài". Còn nếu như những gì phủ nhận toàn bộ lời Tawhid này thì một người sẽ không phải là người của Tawhid cho dù y có nói trên chiếc lưỡi của mình. Lời hứa rằng người của Tawhid sẽ được tha thứ tội lỗi là đối với những tội lỗi không phủ định căn bản của Tawhid, đó là những tội lỗi không chứa đựng một điều gì liên quan đến Shirk. Còn riêng các Hadith nói về hồng phúc của Tawhid thì rất nhiều, chẳng hạn như Hadith của Uba-dah, Hadith của Itban, của Abu Saﷺﷺd, Anas và những các vị khác.
+ + +
Câu hỏi 21: Định nghĩa đức tin Iman và các nền tảng của trụ cột của nó là gì?
Ø Trả lời: Iman thﷺo nghĩa của từ là sự tin tưởng, còn thﷺo thuật ngữ giáo lý thì nó có nghĩa là nói bằng lưỡi, tin bằng con tim và làm thﷺo các trụ cột, và nó là niềm tin kiên định rằng Allah I là Thượng Đế của mọi vạn vật, Ngài nắm quyền điều hành và chi phối chúng, Ngài là Đấng Tạo Hóa, Đấng Ban Cấp và Nuôi Dưỡng, Đấng làm cho sống và làm cho chết, và Ngài là Đấng đáng được thờ phượng, không có ai (vật) khác Ngài có quyền đó, tất cả mọi sự thờ phượng và phủ phục chỉ được dành riêng duy nhất một mình Ngài, và Ngài là Đấng có các thuộc tính hoàn hảo tuyệt đối không có bất cứ một khiếm khuyết hay điểm yếu nào.
Các nền tảng trụ cột của Iman có sáu nếu đối chiếu với Islam: đức tin nơi Allah I, nơi các Thiên thần của Ngài, các Kinh sách của Ngài, các vị Thiên sứ của Ngài, đức tin nơi cõi Đời Sau và đức tin nơi sự tiền định tốt và xấu. Sáu trụ cột đức tin này như đã được biết qua Hadith của Umar t khi đại Thiên thần Jibril hỏi Nabi ﷺ về đức tin Iman thì Người nói:
« أَنْ تُؤْمِنَ بِاللهِ وَمَلاَئِكَتِهِ وَكُتُبِهِ وَرُسُلِهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ وَتُؤْمِنَ بِالْقَدَرِ خَيْرِهِ وَشَرِّهِ » رواه مسلم.
“Rằng ngươi phải tin nơi Allah, nơi các Thiên sứ của Ngài, các Kinh sách của Ngài, các vị Thiên sứ của Ngài, tin nơi cõi Đời Sau và tin nơi sự tiền định tốt và xấu" (Muslim).
Và khi đức tin Iman đứng một mình nó thì nó bao hàm tất cả: nói bằng lưỡi, tin bằng con tim và hành động bằng thể xác.
Câu hỏi 22: Iman có tăng và giảm không và nó tăng giảm bởi điều gì?
Ø Trả lời: Đức tin Iman có tăng và giảm, nó tăng bởi sự tuân lệnh và giảm bởi những điều trái lệnh và tội lỗi. Allah I phán:
﴿ إِنَّمَا ٱلۡمُؤۡمِنُونَ ٱلَّذِينَ إِذَا ذُكِرَ ٱللَّهُ وَجِلَتۡ قُلُوبُهُمۡ وَإِذَا تُلِيَتۡ عَلَيۡهِمۡ ءَايَٰتُهُۥ زَادَتۡهُمۡ إِيمَٰنٗا وَعَلَىٰ رَبِّهِمۡ يَتَوَكَّلُونَ ٢ ﴾ [سورة الأنفال: 2]
{Quả thật những người có đức tin là những người mà quả tim của họ rúng động sợ hãi khi nghﷺ nhắc đến Allah và khi nghﷺ đọc các Lời Mặc khải của Ngài, đức tin của họ vững mạnh thêm và họ trọn tin và phó thác cho Thượng Đế của họ.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 2).
﴿ وَإِذَا مَآ أُنزِلَتۡ سُورَةٞ فَمِنۡهُم مَّن يَقُولُ أَيُّكُمۡ زَادَتۡهُ هَٰذِهِۦٓ إِيمَٰنٗاۚ فَأَمَّا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ فَزَادَتۡهُمۡ إِيمَٰنٗا وَهُمۡ يَسۡتَبۡشِرُونَ ١٢٤ ﴾ [سورة التوبة: 124]
{Và khi có một chương kinh được ban xuống thì có người trong bọn chúng lên tiếng: “Ai trong quí vị sẽ tăng thêm đức tin với nó?". Bởi thế, đối với những ai có đức tin thì nó sẽ gia tăng đức tin cho họ và họ hoan hỉ.} (Chương 9 – Attawbah, câu 124).
﴿ لِيَزۡدَادُوٓاْ إِيمَٰنٗا مَّعَ إِيمَٰنِهِمۡۗ ﴾ [سورة الفتح: 4]
{để cho đức tin của họ ngày càng gia tăng.} (Chương 48 – Al-Fath, câu 4).
Và Nabi ﷺ nói:
« الإِيمَانُ بِضْعٌ وَسَبْعُونَ شُعْبَةً وَالْحَيَاءُ شُعْبَةٌ مِنَ الإِيمَانِ » رواه مسلم.
“Iman gồm có bảy mươi mấy phần và tính mắc cỡ là một phần của Iman" (Muslim).
+ + +
Câu hỏi 23: Các nguyên nhân nào làm gia tăng đức tin Iman và các nguyên nhân nào làm giảm đức tin Iman?
Ø Trả lời: Các nguyên nhân làm gia tăng đức tin Iman là những việc làm thiện tốt và phục tùng mệnh lệnh của Allah I và Thiên sứ của Ngài ﷺ, và các nguyên nhân làm giảm đức tin Iman là những việc làm trái lệnh và tội lỗi.
Câu hỏi 24: Định nghĩa Ilhad và thế nào là Ilhad nơi các tên gọi và các thuộc tính của Allah và kể ra các dạng Ilhad?
Ø Trả lời: Thﷺo nghĩa của từ Ilhad có nghĩa là nghiêng và lệch hướng, còn trong giáo lý thì Ilhad được dùng để nói về sự lệch hướng sau khi đã đi trên con đường ngay chính. Allah I phán:
﴿ إِنَّ ٱلَّذِينَ يُلۡحِدُونَ فِيٓ ءَايَٰتِنَا لَا يَخۡفَوۡنَ عَلَيۡنَآۗ أَفَمَن يُلۡقَىٰ فِي ٱلنَّارِ خَيۡرٌ أَم مَّن يَأۡتِيٓ ءَامِنٗا يَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِۚ ٱعۡمَلُواْ مَا شِئۡتُمۡ إِنَّهُۥ بِمَا تَعۡمَلُونَ بَصِيرٌ ٤٠ ﴾ [سورة فصلت: 40]
{Quả thật, những ai báng bổ các Lời Kinh của TA thì sẽ không trốn khỏi TA. Những kẻ bị ném vào trong Hỏa Ngục và những ai bước ra một cách an toàn vào Ngày Phục Sinh, ai tốt hơn ai? Các ngươi cứ làm những gì các ngươi muốn bởi quả thật Ngài (Allah) luôn nhìn thấy tất cả những gì các ngươi làm.} (Chương 41 – Fussilat, câu 40).
﴿ وَلِلَّهِ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰ فَٱدۡعُوهُ بِهَاۖ وَذَرُواْ ٱلَّذِينَ يُلۡحِدُونَ فِيٓ أَسۡمَٰٓئِهِۦۚ سَيُجۡزَوۡنَ مَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١٨٠ ﴾ [سورة الأعراف: 180]
{Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất, bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó. Và hãy tránh xa những kẻ bóp méo tên gọi của Ngài, rồi họ sẽ lãnh đủ về tội của họ.} (Chương 7 – Al-'Araf, câu 180).
Ilhad trong các tên gọi và các thuộc tính của Allah I là lệch khỏi ý nghĩa mà Ngài và Thiên sứ của Ngài ﷺ mô tả bằng sự suy diễn, so sánh và bóp méo. Allah I yêu cầu phải đứng yên trong các tên gọi và các thuộc tính của Ngài qua lời phán:
﴿ لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng nghﷺ và thấy} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
Trong câu Kinh này, Allah I khẳng định các tên gọi và các thuộc tính của Ngài đã được Ngài và được vị Thiên sứ của Ngài ﷺ mô tả.
Các dạng Ilhad về các tên gọi và các thuộc tính của Allah I:
1- Đặt tên cho các bụt tượng bởi một điều gì đó từ các tên gọi của Allah I, chẳng hạn như họ gọi thần Al-Lat là Thượng Đế, Al-Uzza là Đấng Toàn Năng.
2- Gọi Allah I bằng những gì không phù hớp với tính tối cao và thiêng liêng của Ngài như cách những người Thiên chúa giáo đã gọi Ngài là Chúa cha, còn những nhà triết lý thì gọi Ngài là nguồn động lực cho hành động.
3- Mô tả Allah I với những gì không phù hợp với tính tuyệt đối của Ngài cũng như với những gì mang tính chất yếu kém và khiếm khuyết, chẳng hạn như lời nói tồi tệ của những người Do thái rằng “Ngài nghỉ mệt vào ngày thứ bảy", và câu nói của họ: {tay của Allah bị xích chặt lại} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 64).
4- Bóp méo các tên gọi hoàn mỹ cũng như các thuộc tính tối cao của Allah I, phủ nhận ý nghĩa đích thực các tên gọi và thuộc tính của Ngài giống như một số người phái Jahmiyah: “Đấng Hằng Nghﷺ không có sự nghﷺ và Đấng Hằng Sống không có sự sống".
5- So sánh các thuộc tính của Allah I với các thuộc tính các tạo vật của Ngài, điều chân lý là khẳng định các tên gọi và các thuộc tính của Ngài không được so sánh với các tạo vật.
+ + +
Câu hỏi 25: Có phải sự khác biệt tôn giáo bởi các vị Nabi khác nhau không, hãy trình bày rõ về vấn đề này?
Ø Trả lời: Tôn giáo không khác biệt bởi các vị Nabi khác nhau mà tôn giáo của họ đều là một: thờ phượng duy nhất một mình Allah phủ nhận sự tổ hợp Shirk cùng với Ngài. Allah I phán:
﴿ شَرَعَ لَكُم مِّنَ ٱلدِّينِ مَا وَصَّىٰ بِهِۦ نُوحٗا وَٱلَّذِيٓ أَوۡحَيۡنَآ إِلَيۡكَ وَمَا وَصَّيۡنَا بِهِۦٓ إِبۡرَٰهِيمَ وَمُوسَىٰ وَعِيسَىٰٓۖ أَنۡ أَقِيمُواْ ٱلدِّينَ وَلَا تَتَفَرَّقُواْ فِيهِۚ ﴾ [سورة الشورى: 13]
{Ngài đã qui định cho các ngươi tôn giáo mà Ngài đã truyền xuống cho Nuh và tôn giáo mà TA đã mặc khải cho Ngươi (Muhammad) cũng là những gì TA đã truyền cho Ibrahim, Musa và Isa. Hãy giữ vững tôn giáo và chớ chia rẽ trong đó.} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 13).
Mặc dù hệ thống giáo luật có khác nhau như Allah I đã phán:
﴿ لِكُلّٖ جَعَلۡنَا مِنكُمۡ شِرۡعَةٗ وَمِنۡهَاجٗاۚ ﴾ [سورة المائدة: 48]
{TA đã qui định cho từng Sứ giả trong các ngươi một hệ thống luật pháp và một lề lối.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 48 – 50).
Nhưng tôn giáo vẫn là một tức chỉ thờ phượng một mình Allah I duy nhất như Nabi ﷺ đã nói:
« نَحْنُ مَعَاشِرَ الأَنْبِيَاءِ أَوْلاَدُ عَلاَّتٍ: دِينُنَا وَاحِدٌ »
“Chúng ta, các vị Nabi đều là những đứa con cùng cha khác mẹ, tôn giáo của chúng ta là một".
Câu hỏi 26: Việc thờ phượng duy nhất một mình Allah I có thể hình thành hay không nếu không phủ nhận các tà thần, bằng chứng?
Ø Trả lời: Sự thờ phượng Allah I không thể hình thành nếu không có sự phủ nhận các tà thần. Allah I phán:
﴿ فَمَن يَكۡفُرۡ بِٱلطَّٰغُوتِ وَيُؤۡمِنۢ بِٱللَّهِ فَقَدِ ٱسۡتَمۡسَكَ بِٱلۡعُرۡوَةِ ٱلۡوُثۡقَىٰ ﴾ [سورة البقرة : 256]
{Chắc chắn điều chân lý và lẽ phải bao giờ cũng rõ ràng và khác biệt với điều ngụy tạo và sai lệch. Do đó, người nào phủ nhận tà thần và tin tưởng nơi Allah thì quả thật y đã nắm chặt sơi dây cứu rỗi không bao giờ đứt.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 256).
﴿وَلَقَدۡ بَعَثۡنَا فِي كُلِّ أُمَّةٖ رَّسُولًا أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱجۡتَنِبُواْ ٱلطَّٰغُوتَۖ﴾ [سورةالنحل : 36]
{Và quả thật, TA đã cử phái đến với mỗi cộng đồng một vị sứ giả với mệnh lệnh rằng hãy thờ phượng Allah và tránh xa tà thần} (Chương 16 – Annahl, câu 36).
Nabi ﷺ nói:
« مَنْ قَالَ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَكَفَرَ بِمَا يُعْبَدُ مِنْ دُونِ اللهِ حَرُمَ مَالُهُ وَدَمُهُ وَحِسَابُهُ عَلَى اللهِ » رواه مسلم.
“Ai nói không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và phủ nhận những gì được thờ phượng khác Ngài thì tài sản và tính mạng của y Haram xâm phạm và quyền xét xử là do nơi Allah thanh toán" (Muslim).
+ + +
Câu hỏi 27: Shirk là gì?
Ø Trả lời: Shirk là hướng một hình thức thờ phượng nào đó đến ai (vật) khác Allah I, hoặc tin rằng có thượng đế và đấng điều hành khác ngoài Allah I, hoặc gán một thứ gì đó từ các tên gọi cũng như các thuộc tính của Allah I cho ai (vật) khác Ngài. Tất cả những điều này đều là Shirk với Allah I bị nghiêm cấm như Allah I đã phán:
﴿ وَٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَلَا تُشۡرِكُواْ بِهِۦ شَيۡٔٗاۖ ﴾ [سورة النساء: 36]
{Các ngươi hãy thờ phượng Allah và tuyệt đối không được Shirk với Ngài (tổ hợp với Ngài trong thờ phượng) bất cứ thứ gì.} (Chương 4 – Annisa', câu 36).
Lời Tawhid “لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ" - “Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah" khẳng định rằng Allah I không có đối tác ngang hàng trong quyền được thờ phượng, quyền tạo hóa và điều hành vũ trụ và mọi vạn vật và trong các tên gọi và các thuộc tính của Ngài.
+ + +
Câu hỏi 28: Trình bày chi tiết các dạng Shirk?
Ø Trả lời: Shirk có hai dạng: đại Shirk và tiểu Shirk.
Dạng Shirk thứ nhất: Đại Shirk là trọng tội bị trục xuất khỏi tôn giáo và người nào chết trong tình trạng Shirk này thì sẽ đời đời kiếp kiếp sống trong Hỏa Ngục. Allah I phán:
﴿ مَا كَانَ لِلۡمُشۡرِكِينَ أَن يَعۡمُرُواْ مَسَٰجِدَ ٱللَّهِ شَٰهِدِينَ عَلَىٰٓ أَنفُسِهِم بِٱلۡكُفۡرِۚ أُوْلَٰٓئِكَ حَبِطَتۡ أَعۡمَٰلُهُمۡ وَفِي ٱلنَّارِ هُمۡ خَٰلِدُونَ ١٧ ﴾ [سورة التوبة: 17]
{Những người thờ đa thần không xứng đáng làm công việc bảo quản các Thánh đường của Allah bởi vì chúng tự xác nhận mình không có đức tin. Đó là những kẻ mà việc làm sẽ không có kết quả và chúng sẽ vào ở đời đời kiếp kiếp trong Hỏa ngục.} (Chương 9 – Attawbah, câu 17).
﴿ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَغۡفِرُ أَن يُشۡرَكَ بِهِۦ وَيَغۡفِرُ مَا دُونَ ذَٰلِكَ لِمَن يَشَآءُۚ وَمَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَقَدِ ٱفۡتَرَىٰٓ إِثۡمًا عَظِيمًا ٤٨ ﴾ [سورة النساء: 48]
{Quả thật, Allah không tha thứ cho hành vi Shirk (hành vi gán ghép một đối tác ngang hàng với Allah trong thờ phượng) nhưng Ngài sẽ tha thứ cho những tội lỗi khác cho người nào Ngài muốn. Và ai làm điều Shirk với Allah thì quả thật y đã phạm phải một đại trọng tội không thể tha thứ.} (Chương 4 - Annisa', câu 48).
Đại Shirk tập hợp bốn điều:
1- Shirk trong cầu xin và khấn vái: Allah I phán:
﴿ فَإِذَا رَكِبُواْ فِي ٱلۡفُلۡكِ دَعَوُاْ ٱللَّهَ مُخۡلِصِينَ لَهُ ٱلدِّينَ فَلَمَّا نَجَّىٰهُمۡ إِلَى ٱلۡبَرِّ إِذَا هُمۡ يُشۡرِكُونَ ٦٥ ﴾ [سورة العنكبوت : 65]
{Khi chúng lên tàu ra khơi, chúng cầu nguyện khấn vái Allah, chúng dâng trọn cả đức tin cho Ngài. Nhưng khi Ngài cứu chúng trở lại đất liền một cách an toàn thì chúng lại làm điều Shirk (cầu nguyện và khấn vái các thần linh khác Ngài)} (Chương 29 – Al-'Ankabut, câu 65).
2- Shirk trong tuân lệnh va phủ phục: Nhận lấy tạo vật của Allah I làm thần linh, làm thượng đế để phục tùng và qui phục. Allah I phán:
﴿ ٱتَّخَذُوٓاْ أَحۡبَارَهُمۡ وَرُهۡبَٰنَهُمۡ أَرۡبَابٗا مِّن دُونِ ٱللَّهِ ﴾ [سورة التوبة: 31]
{Chúng đã nhận lấy tu sĩ Do thái và tu sĩ Công giáo làm Thượng Đế của chúng thay vì phải là Allah.} (Chương 9 – Attawbah, câu 31).
3- Shirk trong tình yêu: Yêu thương ai (vật) khác Allah I giống như yêu thương Ngài. Allah I phán:
﴿ وَمِنَ ٱلنَّاسِ مَن يَتَّخِذُ مِن دُونِ ٱللَّهِ أَندَادٗا يُحِبُّونَهُمۡ كَحُبِّ ٱللَّهِۖ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَشَدُّ حُبّٗا لِّلَّهِۗ وَلَوۡ يَرَى ٱلَّذِينَ ظَلَمُوٓاْ إِذۡ يَرَوۡنَ ٱلۡعَذَابَ أَنَّ ٱلۡقُوَّةَ لِلَّهِ جَمِيعٗا وَأَنَّ ٱللَّهَ شَدِيدُ ٱلۡعَذَابِ ١٦٥ ﴾ [سورة البقرة : 165]
{Và trong nhân loại, có những kẻ đã dựng lên những thần linh ngang hàng cùng với Allah. Họ yêu thương chúng giống như tình yêu họ dành cho Allah. Còn những người có đức tin thì một lòng yêu thương Allah. Và nếu những người làm điều sai quấy có thể nhìn thấy sự thật thì chắc chắn họ sẽ không thấy gì ngoài sự trừng phạt bởi lẽ mọi quyền lực đều thuộc nơi Allah và quả thật Allah rất nghiêm khắc trong việc trừng phạt.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 165).
4- Shirk trong sự định tâm: Allah I phán:
﴿ مَن كَانَ يُرِيدُ ٱلۡحَيَوٰةَ ٱلدُّنۡيَا وَزِينَتَهَا نُوَفِّ إِلَيۡهِمۡ أَعۡمَٰلَهُمۡ فِيهَا وَهُمۡ فِيهَا لَا يُبۡخَسُونَ ١٥ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ لَيۡسَ لَهُمۡ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ إِلَّا ٱلنَّارُۖ وَحَبِطَ مَا صَنَعُواْ فِيهَا وَبَٰطِلٞ مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١٦ ﴾ [سورة هود: 15، 16]
{Những ai ham muốn sự hào nhoáng của đời sống trần tục thì TA sẽ trả đầy đủ phần công lao của họ và TA sẽ không hề cắt giảm một tí nào ở nơi đó. Nhưng họ sẽ là những kẻ không hưởng được gì ở Đời sau ngoài ngọn lửa nơi Hỏa ngục, lúc đó họ mới nhận thấy rằng công trình của họ nơi trần gian sẽ tiêu tan và việc làm mà họ đã từng làm nơi đó chỉ là vô nghĩa.} (Chương 11 – Hud, câu 15, 16).
Dạng Shirk thứ hai: Tiểu Shirk, một trong các hình thức Shirk này là một số lời nói liên kết giữa Allah với một số tạo vật chẳng hạn như (مَا شَاءَ اللهُ وَشِئْتَ) – (Điều Allah và anh muốn), (وَلَوْ لَا الله وَفُلَان) – (Nếu không có Allah và anh thì ..), sự thề nguyện với ai (vật) khác ngoài Allah, ... Bởi thế, một người được yêu cầu phải tẩy sạch trái tim của y khỏi mọi điều Shirk nhỏ hay lớn. Allah I phán:
﴿ فَمَن كَانَ يَرۡجُواْ لِقَآءَ رَبِّهِۦ فَلۡيَعۡمَلۡ عَمَلٗا صَٰلِحٗا وَلَا يُشۡرِكۡ بِعِبَادَةِ رَبِّهِۦٓ أَحَدَۢا ١١٠ ﴾ [سورة الكهف : 110]
{Do đó, người nào mong muốn được gặp Thượng Đế của y thì hãy làm việc thiện tốt và chớ đừng Shirk với Thượng Đế của y một ai (vật) khác trong lúc thờ phượng Ngài} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 110).
Và dạng tiểu Shirk là dạng Shirk kín đáo khó nhận thấy, và hầu như không thể nhận biết nó bởi vì nó còn khó thấy hơn cả dấu chân của con kiến đﷺn. Cũng chính vậy nó được gọi là Riya' có nghĩa sự phô trương những việc làm ngoan đạo để cho ai đó nhìn thấy chứ không hoàn toàn thành tâm vì Allah I. Thiên sứ của Allah ﷺ đã rất lo sợ cho cộng đống tín đồ của Người dính vào dạng Shirk này, Người ﷺ nói:
« إِنَّ أَخْوَفَ مَا أَخَافُ عَلَيْكُمُ الشِّرْكُ الأَصْغَرُ »
“Quả thật, điều mà Ta lo sợ nhất cho các ngươi là tiểu Shirk"
Các vị Sahabah y nghﷺ vậy hỏi đó là gì thì Người nói: “Riya'" (Ahmad).
+ + +
Câu hỏi 29: Sự khác biệt giữa đại Shirk và tiểu Shirk ở Ngày Sau là gì?
Ø Trả lời: Sự khác biệt giữa đại Shirk và tiểu Shirk ở Ngày Sau: người làm Shirk với dạng đại Shirk sẽ không được tha thứ tội lỗi nếu như y không sám hối trước khi chết, mọi việc làm ngoan đạo và thiện tốt của y sẽ vô giá trị nơi Allah I và y sẽ phải đời đời kiếp kiếp sống trong Hỏa Ngục; còn người làm Shirk với dạng tiểu Shirk thì cũng được cho rằng sẽ không được Allah I tha thứ tội lỗi nếu như không sám hối bởi lời phán mang ý nghĩa tổng quát:
﴿ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَغۡفِرُ أَن يُشۡرَكَ بِهِۦ ﴾ [سورة النساء: 48]
{Quả thật, Allah không tha thứ cho hành vi Shirk (hành vi gán ghép một đối tác ngang hàng với Allah trong thờ phượng).} (Chương 4 - Annisa', câu 48).
Tuy nhiên, tiểu Shirk không làm cho tất cả mọi việc làm ngoan đạo thiện tốt mất hết giá trị mà chỉ có việc làm nào có sự hiện diện của nó thì mới vô giá trí, và người làm điều thuộc dạng tiểu Shirk sẽ không phải sống đời đời kiếp kiếp trong Hỏa Ngục. Người của tiểu Shirk có thể vào Thiên Đàng nếu việc làm thiện tốt của có trọng lượng nặng hơn trên chiếc cân còn bằng không y phải vào Hỏa Ngục nhưng sau đó được trở ra.
Cầu xin Allah I phù hộ và chﷺ trở tránh xa khỏi mọi điều Shirk!!!.
+ + +
Câu hỏi 30: Ảnh hưởng của Shirk đối với người làm Shirk như thế nào?
Ø Trả lời: Ảnh hưởng của Shirk đối với người làm Shirk có vô số tác hại, tiêu biểu:
1- Thất bại và thua thiệt ở trên cõi đời này và ở cõi Đời Sau, Allah I phán:
﴿ وَمِنَ ٱلنَّاسِ مَن يَعۡبُدُ ٱللَّهَ عَلَىٰ حَرۡفٖۖ فَإِنۡ أَصَابَهُۥ خَيۡرٌ ٱطۡمَأَنَّ بِهِۦۖ وَإِنۡ أَصَابَتۡهُ فِتۡنَةٌ ٱنقَلَبَ عَلَىٰ وَجۡهِهِۦ خَسِرَ ٱلدُّنۡيَا وَٱلۡأٓخِرَةَۚ ذَٰلِكَ هُوَ ٱلۡخُسۡرَانُ ٱلۡمُبِينُ ١١ ﴾ [سورة الحج: 11]
{Và trong nhân loại có kẻ thờ phượng Allah đứng trên bờ lề (của đức tin). Bởi thế, nếu gặp điều phúc lành thì y sẽ hài lòng với nó. Ngược lại, nếu gặp hoạn nạn thì y quay mặt sang phía khác. Thế là y thất bại ở cõi đời này và ở cõi Đời Sau. Đấy quả thật là một sự thua thiệt và mất mát rõ ràng.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 11).
2- Shirk làm cho một người lệch hướng khỏi con đường ngay chính để đến với sự lầm lạc. Allah I phán:
﴿ يَدۡعُواْ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَا لَا يَضُرُّهُۥ وَمَا لَا يَنفَعُهُۥۚ ذَٰلِكَ هُوَ ٱلضَّلَٰلُ ٱلۡبَعِيدُ ١٢﴾ [سورة الحج: 12]
{Y cầu nguyện ngoài Allah những kẻ không gây hại cho y cũng không mang lợi cho y. Như thế là y đang lầm lạc rất xa.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 12).
3- Tác hại của Shirk là chỉ có hại chứ không có lợi, Allah I phán:
﴿ يَدۡعُواْ لَمَن ضَرُّهُۥٓ أَقۡرَبُ مِن نَّفۡعِهِۦۚ لَبِئۡسَ ٱلۡمَوۡلَىٰ وَلَبِئۡسَ ٱلۡعَشِيرُ ١٣ ﴾ [سورة الحج: 13]
{Y cầu nguyện kẻ hãm hại y chứ không mang lợi gì cho y. Chắc chắn đó là một người chủ và một người bạn đồng hành rất xấu xa.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 13).
4- Shirk là không phải là con đường chính đạo, Allah I phán:
﴿ أَفَمَن يَمۡشِي مُكِبًّا عَلَىٰ وَجۡهِهِۦٓ أَهۡدَىٰٓ أَمَّن يَمۡشِي سَوِيًّا عَلَىٰ صِرَٰطٖ مُّسۡتَقِيمٖ ٢٢ ﴾ [سورة الملك: 22]
{Thế, một người gục mặt bước đi với đáng điệu đáng khinh được hướng dẫn đúng đường hay một người bước đi bình thản trên chính đạo?} (Chương 22 – Al-Mulk, câu 22).
5- Shirk đánh mất bản thân và gia đình của mỗi linh hồn, Allah I phán:
﴿ قُلۡ إِنَّ ٱلۡخَٰسِرِينَ ٱلَّذِينَ خَسِرُوٓاْ أَنفُسَهُمۡ وَأَهۡلِيهِمۡ يَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِۗ أَلَا ذَٰلِكَ هُوَ ٱلۡخُسۡرَانُ ٱلۡمُبِينُ ١٥ ﴾ [سورة الزمر: 15]
{Hãy bảo họ: “Những kẻ mất mát là những ai sẽ đánh mất bản thân (linh hồn) và gia đình vào Ngày Phục Sinh. Đó thực sự là một sự thất bại rõ ràng".} (Chương 39 – Azzumar, câu 15).
6- Shirk làm mất đi sự bình thản, an toàn và sự chỉ đạo ở ba nơi: cõi trần gian, cõi Barzakh (cõi chết hãy cõi mộ) và cõi Đời Sau. Allah I phán:
﴿ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَتَطۡمَئِنُّ قُلُوبُهُم بِذِكۡرِ ٱللَّهِۗ أَلَا بِذِكۡرِ ٱللَّهِ تَطۡمَئِنُّ ٱلۡقُلُوبُ ٢٨﴾ [سورة الرعد: 28]
{Những ai có đức tin và luôn cảm thấy sự thanh bình trong tim với sự tưởng nhớ Allah và quả thật chỉ có sự tưởng nhớ Allah mới khiến trái tim thanh bình.} (Chương 13 – Arra'd, câu 28).
﴿ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَلَمۡ يَلۡبِسُوٓاْ إِيمَٰنَهُم بِظُلۡمٍ أُوْلَٰٓئِكَ لَهُمُ ٱلۡأَمۡنُ وَهُم مُّهۡتَدُونَ ٨٢﴾ [سورة الأنعام: 82]
{Những ai có đức tin và không trộn lẫn đức tin thuần túy của họ với điều sai trái (của việc tôn thờ đa thần) thì họ là những người sẽ được an toàn nhất bởi vì họ được hướng dẫn đúng thﷺo Chính Đạo.} (Chương 6 – Al-An'am, câu 82).
7- Shirk là điều bất công nhất mà con người bất công với chính bản thân mình. Allah I phán:
﴿ إِنَّ ٱلشِّرۡكَ لَظُلۡمٌ عَظِيمٞ ١٣ ﴾ [سورة لقمان: 13]
{Quả thật, Shirk là điều bất công vô cùng nghiêm trọng".} (Chương 31 – Luqman, câu 13).
8- Shirk không mang lại lợi ích cho dù có làm việc thiện tốt như thế nào. Allah I phán:
﴿ مَا كَانَ لِلۡمُشۡرِكِينَ أَن يَعۡمُرُواْ مَسَٰجِدَ ٱللَّهِ شَٰهِدِينَ عَلَىٰٓ أَنفُسِهِم بِٱلۡكُفۡرِۚ أُوْلَٰٓئِكَ حَبِطَتۡ أَعۡمَٰلُهُمۡ وَفِي ٱلنَّارِ هُمۡ خَٰلِدُونَ ١٧ ﴾ [سورة التوبة: 17]
{Những người thờ đa thần không xứng đáng làm công việc bảo quản các Thánh đường của Allah bởi vì chúng tự xác nhận mình không có đức tin. Đó là những kẻ mà việc làm sẽ không có kết quả và chúng sẽ vào ở đời đời kiếp kiếp trong Hỏa ngục.} (Chương 9 – Attawbah, câu 17).
﴿ وَقَدِمۡنَآ إِلَىٰ مَا عَمِلُواْ مِنۡ عَمَلٖ فَجَعَلۡنَٰهُ هَبَآءٗ مَّنثُورًا ٢٣ ﴾ [سورة الفرقان: 23]
{Và TA sẽ xét lại công trình nào mà chúng đã làm ra và sẽ làm cho nó thành tro bay tứ tán.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 23).
9- Shirk và Kufr (vô đức tin) không những làm hại đến cá nhân mà còn làm hại đến tập thể, là nguyên nhân gây chia rẽ, mâu thuẫn, bởi lẽ con đường chân lý chỉ có một còn con đường Shirk và Kufr là không chân lý thường có nhiều bất đồng, mâu thuẫn và trái nghịch cũng như sự mơ hồ không rõ ràng. Allah I phán:
﴿ بَلۡ كَذَّبُواْ بِٱلۡحَقِّ لَمَّا جَآءَهُمۡ فَهُمۡ فِيٓ أَمۡرٖ مَّرِيجٍ ٥ ﴾ [سورة ق: 5]
{Không, chúng phủ nhận Chân lý (Qur'an) khi Nó đến với chúng cho nên chúng đâm ra lúng túng và lẫn lộn.} (Chương 50 – Qaf, câu 5). Tức không biết đâu là thật và đâu là giả, đâu là chân lý và đâu là sai trái.
10- Shirk là nguyên nhân thất bại và mất mát trong của cải và vật chất, người làm điều Shirk cho dù có cố gắng và nỗ lực thế nào trong con đường ngoan đạo thì y vẫn không thành công. Bởi nó là hành vi xấu xa nhất đối với Đấng đã ban ân huệ; Ngài đã ban cho y nhiều ân huệ nhưng y lại lệch khỏi con đường và sự hài lòng của Ngài.
11- Một trong những tác hại của Shirk là nó sẽ khiến bị trừng phạt ở trên đời này, Allah I phán:
﴿ وَضَرَبَ ٱللَّهُ مَثَلٗا قَرۡيَةٗ كَانَتۡ ءَامِنَةٗ مُّطۡمَئِنَّةٗ يَأۡتِيهَا رِزۡقُهَا رَغَدٗا مِّن كُلِّ مَكَانٖ فَكَفَرَتۡ بِأَنۡعُمِ ٱللَّهِ فَأَذَٰقَهَا ٱللَّهُ لِبَاسَ ٱلۡجُوعِ وَٱلۡخَوۡفِ بِمَا كَانُواْ يَصۡنَعُونَ ١١٢ ﴾ [سورة النحل : 112]
{Và Allah đã đứa ra một thí dụ so sánh: Có một thị trấn an ninh và yên bình, mọi nguồn lương thực đã đến với nó từ khắp mọi nơi một cách rất dồi dào nhưng nó đã phủ nhận những ân huệ đó của Allah cho nên Allah bắt nó nếm mùi cùng khổ của sự đói khát và sợ hãi bởi những tội lỗi mà chúng đã từng làm} (Chương 16 – An-Nahl, câu 112).
12- Sự chia rẽ là kết quả của sự Kufr, Shirk trong khi Tawhid và Iman thì tập hợp đến với tiếng nói chung. Với Tawhid và Iman, Allah I đã giﷺo sự kinh hãi trong trái tim của kẻ thù đối với người Muslim, và Iman cũng là nguyên nhân t trở nên giàu có bởi vì những người có đức tin luôn an tâm và tỉnh táo trong việc tìm kiếm bổng lộc và nguồn sống. Nabi ﷺ nói:
« أَلَمْ أَجِدْكُمْ ضُلاَّلاً فَهَدَاكُمُ اللهُ بِى ، وَكُنْتُمْ مُتَفَرِّقِينَ فَأَلَّفَكُمُ اللهُ بِى وَعَالَةً فَأَغْنَاكُمُ اللهُ بِى » رواه البخاري ومسلم.
“Chẳng phải là Ta thấy các ngươi lầm lạc rồi Allah đã hướng dẫn các người bởi Ta, và các ngươi trong tình trạng chia rẽ nhau rồi Allah đã đoàn kết các ngươi lại bởi Ta, và khi các người nghèo khổ Allah đã làm cho các ngươi giàu có bởi Ta" (Albukhari, Muslim).
13- Người của Shirk luôn bối rối giữa sự thờ phượng và dục vọng của bản thân trong khi người của Tawhid luôn nhận thức rõ Đấng Thờ Phượng và con đường đến với Ngài chỉ một con đường duy nhất. Allah I phán:
﴿ وَأَنَّ هَٰذَا صِرَٰطِي مُسۡتَقِيمٗا فَٱتَّبِعُوهُۖ وَلَا تَتَّبِعُواْ ٱلسُّبُلَ فَتَفَرَّقَ بِكُمۡ عَن سَبِيلِهِۦۚ ذَٰلِكُمۡ وَصَّىٰكُم بِهِۦ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ١٥٣ ﴾ [سورة الأنعام: 153]
{Và quả thật đây là con đường ngay chính của Ta (Muhammad). Các ngươi hãy thﷺo nó và chớ thﷺo con đường nào khác sợ rằng nó sẽ đưa các ngươi lệch khỏi con đường của Ngài (Allah). Ngài chỉ thị cho các ngươi như thế để các ngươi trở thành những người ngay chính sợ Allah.} (Chương 6 – Al-An'am, câu 153).
+ + +
Câu hỏi 31: Taghut là gì?
Ø Trả lời: Taghut (طَاغُوْت) là một danh từ được lấy từ tiếng Tughyan (طُغْيَان) có nghĩa là vượt quá giới hạn, sự thái quá. Từ Tughyan có thể nói về sự vật và con người, nói về sự vật chẳng hạn như lời phán của Allah I:
﴿ إِنَّا لَمَّا طَغَا ٱلۡمَآءُ حَمَلۡنَٰكُمۡ فِي ٱلۡجَارِيَةِ ١١ ﴾ [سورة الحاقة: 11]
{Quả thật TA (Allah) đang mang các ngươi trôi nổi khi nước dâng lên quá mức.} (Chương 69 – Al-Ha-qah, câu 11).
Còn nói về con người thì Tughyan có nghĩa là sự Kufr, tội lỗi và thái quá. Và trong Qur'an, tất cả những gì được thờ phượng ngoài Allah I đều được gọi là Taghut như Ngài I phán:
﴿ فَمَن يَكۡفُرۡ بِٱلطَّٰغُوتِ وَيُؤۡمِنۢ بِٱللَّهِ فَقَدِ ٱسۡتَمۡسَكَ بِٱلۡعُرۡوَةِ ٱلۡوُثۡقَىٰ لَا ٱنفِصَامَ لَهَاۗ ﴾ [سورة البقرة : 256]
{Do đó, người nào phủ nhận Taghut (tà thần) và tin tưởng nơi Allah thì quả thật y đã nắm chặt sơi dây cứu rỗi không bao giờ đứt.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 256).
﴿وَلَقَدۡ بَعَثۡنَا فِي كُلِّ أُمَّةٖ رَّسُولًا أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱجۡتَنِبُواْ ٱلطَّٰغُوتَۖ﴾ [سورةالنحل : 36]
{Và quả thật, TA đã cử phái đến với mỗi cộng đồng một vị sứ giả với mệnh lệnh rằng hãy thờ phượng Allah và tránh xa Taghut (tà thần)} (Chương 16 – Annahl, câu 36).
+ + +
Câu hỏi 32: Số lượng của Taghut (tà thần) có được biết không?
Ø Trả lời: Taghut thì rất nhiều, trong đó, kẻ được coi là chúa tể của Taghut là Iblis; còn tất tả những Taghut còn lại là tất cả những ai được thờ phượng và hài lòng cho việc làm đó, những ai kêu gọi người khác thờ phượng mình, những ai tự xưng là biết được điều vô hình và những ai xét xử không bằng giáo luật của Allah I ban xuống.
+ + +
Câu hỏi 33: Ý nghĩa tổng quát và ý nghĩa cụ thể hay riêng biệt của Islam là gì?
Ø Trả lời: Ý nghĩa tổng quát của Islam là quy thuận và phủ phục Allah I bằng sự độc tôn hóa trong thờ phượng và tuân thﷺo mệnh lệnh của Ngài, không can hệ đến Shirk cũng những người làm điều Shirk; còn ý nghĩa cụ thể và riêng biệt thì Islam có nghĩa là thực hiện và duy trì các cấp bậc nền tảng của tôn giáo, đó là Islam, Iman và Ihsan, và mỗi cấp bậc đều có các trụ cột căn bản.
+ + +
Câu hỏi 34: Có bao nhiêu điều phá hủy Islam, kể ra?
Ø Trả lời: Có 10 điều phá hỏng Islam
1- Shirk với Allah I.
2- Người nào dựng lên những kẻ trung gian để nhờ vả họ với Allah I hoặc để cầu xin phúc lành nơi họ thì y là Kafir, là kẻ thờ đa thần.
3- Cho rằng Islam không hoàn hảo.
4- Ai ghét một điều gì đó từ những gì được Nabi ﷺ mang đến thì người đó là Kafir cho dù y có làm thﷺo.
5- Không phủ nhận những người thờ đa thần hoặc tin tưởng nơi họ.
6- Giễu cợt và nhạo báng một điều gì đó từ tôn giáo của Allah I.
7- Dùng các loại ma thuật và bùa ngải.
8- Ủng hộ và trợ giúp những người thờ đa thần chống lại những người Muslim.
9- Có ý định rời bỏ Islam.
10- Phản đối và chống lại tôn giáo của Allah I.
+ + +
Câu hỏi 35: Thế nào là phân xử không thﷺo những gì Allah ban xuống? Giới luật qui định thế nào về việc phân xử không thﷺo những gì Allah ban xuống?
Ø Trả lời: Sự phân xử không thﷺo những gì Allah ban xuống có nghĩa làm thﷺo giáo luật của Allah I ban xuống, và đây là việc làm Shirk, vô đức tin và Bid'ah. Nếu ai cho phép làm thﷺo những gì ngoài giáo luật mà Ngài đã ban xuống thì người đó là Kafir. Allah I phán:
﴿ وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ٤٤ ﴾ [سورة المائدة: 44]
{Và ai không xét xử thﷺo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ không có đức tin.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 44).
﴿ وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٤٥ ﴾ [سورة المائدة: 45]
{Và ai không xét xử thﷺo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ làm điều sai quáy.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 45).
﴿ وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡفَٰسِقُونَ ٤٧ ﴾ [سورة المائدة: 47]
{Và ai không xét xử thﷺo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ dấy loạn.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 47).
+ + +
Câu hỏi 36: Những người của Tawhid có sự hơn kém nhau trong Thiên Đàng không?
Ø Trả lời: Sau khi đã rõ rằng ai chết đi trong tình trạng Shirk thì người đó sẽ là người của Hỏa Ngục, y sẽ không bao giờ có cơ hội vào Thiên Đàng; còn những người của Tawhid thì họ khác nhau về sự mạnh yếu trong Tawhid của họ, và nhìn một cách tổng thể thì họ được phân thành ba bậc cấp:
1- Bậc cấp thứ nhất: Người của Tawhid nhưng lại phạm những điều tội lỗi, đây là những người bất công với chính bản thân mình.
2- Bậc cấp thứ hai: Những người thuộc cấp được gọi là Muqtasid (trung cấp) tức những người làm đầy đủ các nghĩa vụ bắt buộc của tôn giáo và từ bỏ những điều Haram và làm một số điều khuyến khích và từ bỏ một số điều không được ưa thích trong Islam.
3- Bậc cấp thứ ba: Những người tiên phong làm điều ngoan đạo và thiện tốt, họ là những người không những hoàn thành tốt những nghĩa vụ bắt buộc của tôn giáo mà họ còn nỗ lực hết mình trong việc thực hiện những điều khuyến khích, họ không những từ bỏ tất cả những điều Haram mà còn từ bỏ tất cả những điều mà Islam không ưa thích.
Và tất cả những người này không bị đời đời kiếp kiếp trong Hỏa Ngục bởi vì họ đã chết trong Tawhid, họ đã an toàn khỏi Shirk, và trong Hadith Nabi ﷺ đã nói:
« مَنْ مَاتَ لاَ يُشْرِكُ بِاللهِ شَيْئًا دَخَلَ الْجَنَّةَ وَمَنْ مَاتَ يُشْرِكُ بِاللهِ شَيْئًا دَخَلَ النَّارَ » رواه مسلم.
“Ai chết đi mà không Shirk với Allah một điều gì thì sẽ được vào Thiên Đàng còn ai chết đi có Shirk với Allah một điều gì thì y sẽ vào Hỏa Ngục." (Muslim).
+ + +
Câu hỏi 37: Giới luật về việc lo sợ điều Shirk?
Ø Trả lời: Việc sợ Shirk là điều bắt buộc bởi hậu quả nghiêm trọng của nó mang lại cho con người, và nó là sự bất công trên thế gian và ở cõi Đời Sau. Allah I phán:
﴿ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَغۡفِرُ أَن يُشۡرَكَ بِهِۦ وَيَغۡفِرُ مَا دُونَ ذَٰلِكَ لِمَن يَشَآءُۚ وَمَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَقَدِ ٱفۡتَرَىٰٓ إِثۡمًا عَظِيمًا ٤٨ ﴾ [سورة النساء: 48]
{Quả thật, Allah không tha thứ cho hành vi Shirk (hành vi gán ghép một đối tác ngang hàng với Allah trong thờ phượng) nhưng Ngài sẽ tha thứ cho những tội lỗi khác cho người nào Ngài muốn. Và ai làm điều Shirk với Allah thì quả thật y đã phạm phải một đại trọng tội không thể tha thứ.} (Chương 4 - Annisa', câu 48).
Lời cảnh báo rằng sẽ không được tha thứ khiến con người phải lo sợ cho hành vi Shirk. Allah I phán:
﴿ إِنَّهُۥ مَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَقَدۡ حَرَّمَ ٱللَّهُ عَلَيۡهِ ٱلۡجَنَّةَ وَمَأۡوَىٰهُ ٱلنَّارُۖ وَمَا لِلظَّٰلِمِينَ مِنۡ أَنصَارٖ ٧٢ ﴾ [سورة المائدة: 72]
{Quả thật, người nào làm điều Shirk với Allah thì y sẽ bị cấm vào Thiên Đàng và chỗ ở của y sẽ là nơi Hỏa ngục. Và những kẻ làm điều sai quấy sẽ không được ai giúp đỡ} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 72).
Và Nabi ﷺ nói:
« مَنْ مَاتَ وَهْوَ يَدْعُو مِنْ دُونِ اللهِ نِدًّا دَخَلَ النَّارَ » رواه البخاري.
“Ai chết đi trong tình trạng y cầu xin và khấn vái một thần linh ngoài Allah thì y sẽ vào Hỏa Ngục" (Albukhari).
Những lời giáo lý này gởi thông điệp cho biết rằng phải lo sợ điều Shirk, tương tự có những lời giáo lý khác làm cho người Muslim phải lo sợ đối với Shirk bởi vì nó sẽ làm mất hết giá trị của các việc làm ngoan đạo và thiện tốt của một người. Allah I phán:
﴿ لَئِنۡ أَشۡرَكۡتَ لَيَحۡبَطَنَّ عَمَلُكَ وَلَتَكُونَنَّ مِنَ ٱلۡخَٰسِرِينَ ٦٥ ﴾ [سورة الزمر: 65]
{Nếu Ngươi làm điều Shirk (thờ phượng một thần linh khác cùng với Allah) thì việc làm của các ngươi sẽ trở thành vô nghĩa và chắc chắn rằng Ngươi sẽ là đồng bọn của những kẻ thất bại thật thảm hại.} (Chương 39 – Azzumar, câu 65).
Allah I phán về lời cầu nguyện của Nabi Ibrahim u:
﴿ وَإِذۡ قَالَ إِبۡرَٰهِيمُ رَبِّ ٱجۡعَلۡ هَٰذَا ٱلۡبَلَدَ ءَامِنٗا وَٱجۡنُبۡنِي وَبَنِيَّ أَن نَّعۡبُدَ ٱلۡأَصۡنَامَ ٣٥ ﴾ [سورة إبراهيم: 35]
{Và (hãy nhớ) khi Ibrahim cầu nguyện, thưa: “Lạy Thượng Đế của bề tôi! Xin Ngài làm cho thành phố (Makkah) này thanh bình và yên ổn và xin Ngài giữ bề tôi và con cháu của bề tôi xa khỏi việc thờ phượng các thần tượng"} (Chương 14 – Ibrahim, câu 35).
Chúng ta hãy xﷺm Nabi Ibrahim u đã lo sợ như thế nào cho bản thân mình về điều Shirk trong khi đức tin Iman của Người rất mãnh liệt, vị thế của Người rất cao quý và Người là Khalﷺﷺl của Allah I tức được Ngài thương yêu và ân sủng nhất.
Do đó, thật không đúng cho người Muslim khi y luôn kiêu hãnh và tự tin rằng mình sẽ tránh được cám dỗ của dục vọng và Shaytan mà y phải thờ phượng Allah I bằng lòng kính sợ và cầu xin Ngài sự vững chắc, và ai sau Nabi Ibrahim u bảo đảm an toàn khỏi những tai ương và thử thách!.
Còn Nabi của chúng ta Muhammad ﷺ đã rất lo sợ cho các vị Sahabah y trong khi họ là những người tốt nhất trong cộng đồng tín đồ của Người, Người nói:
« إِنَّ أَخْوَفَ مَا أَخَافُ عَلَيْكُمُ الشِّرْكُ الأَصْغَرُ »
“Quả thật, điều mà Ta lo sợ nhất cho các ngươi là tiểu Shirk"
Các vị Sahabah y nghﷺ vậy hỏi đó là gì thì Người nói: “Riya'" (Ahmad).
+ + +
Câu hỏi 38: Sợ ai (vật) ngoài Allah có phải là Shirk không, hãy trình bày các dạng sợ?
Ø Trả lời: Sợ ai (vật) ngoài Allah I mang nhiều ý nghĩa khác biệt nhau, và điều này rất rõ ràng, Alhamdulillah, qua các lời giáo lý và bằng tiếng Ả Rập.
Quả thật, sợ là sự thờ phượng dành cho Allah I, việc hướng nó đến ai (vật) khác ngoài Ngài là Shirk. Điều này có nghĩa rằng con người từ bỏ thờ phượng Allah I hoặc làm điều tội lỗi với Allah I vì sợ ảnh hưởng đến bụt tượng, thần linh hay người chết nào đó, hoặc vì sợ một người sống không thể mang lại lợi ích cũng như không thể gây hại, sự sợ này là dạng bị nghiêm cấm. Allah I phán:
﴿ إِنَّمَا ذَٰلِكُمُ ٱلشَّيۡطَٰنُ يُخَوِّفُ أَوۡلِيَآءَهُۥ فَلَا تَخَافُوهُمۡ وَخَافُونِ إِن كُنتُم مُّؤۡمِنِينَ ١٧٥ ﴾ [سورة آل عمران: 175]
{Chỉ Shaytan mới xúi giục các ngươi sợ bạn bè của nó; bởi thế, chớ sợ chúng mà hãy sợ TA (Allah) nếu các ngươi là những người có đức tin.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 175).
﴿ فَلَا تَخۡشَوۡهُمۡ وَٱخۡشَوۡنِي ﴾ [سورة البقرة: 150]
{Bởi thế, các ngươi chớ sợ chúng mà hãy sợ TA (Allah).} (Chương 2 – Albaqarah, câu 150).
Còn nỗi sợ hãi xuất phát từ cảm xúc tự nhiên của con người như sợ thú dữ, kẻ thù, kẻ cướp thì đấy là nỗi sợ hãi mang tính bảo vệ, phòng ngừa và chuẩn bị không gây ảnh hưởng đến đức tin Iman, không gia tăng cũng như không làm giảm Tawhid của một người, bởi vì đó là những nguyên nhân thực tế, và những tai hại có thể xảy ra từ kẻ thù và thú dữ, riêng sự giải thoát khỏi Hỏa Ngục và thu nhận vào Thiên Đàng thì không nằm trong tay bất cứ tạo vật nào mà nguyên nhân là sự tuân lệnh Allah I và thờ phượng Ngài.
Nỗi sợ hãi được coi là Shirk thường được gọi là nỗi sợ hãi điều xấu, đó là con người sợ hãi từ tạo vật nào đó về những điều mà nó không có quyền năng ngoại trừ Allah I như làm cho bệnh, ngăn bổng lộc hoặc làm cho nghèo, .. và nỗi sợ hãi này thuộc dạng đại Shirk.
· Nỗi sợ hãi một tạo vật nào đó dẫn đến làm điều Haram hoặc từ bỏ nghĩa vụ tôn giáo là Haram.
· Nỗi sợ hãi lời cảnh báo của Allah I rằng Ngài sẽ trừng phạt những kẻ tội lỗi và trái lệnh Ngài, đây là nỗi sợ thuộc bậc cấp cao nhất của đức tin Iman.
· Nỗi sợ thﷺo bản chất tự nhiên được tạo ra trong con người chẳng hạn như sợ thú dữ, đây là dạng sợ hãi được phép không bị nghiêm cấm.
+ + +
Câu hỏi 39: Giới luật về sự chia rẽ trong Islam?
Ø Trả lời: Trong một Hadith được ghi lại rằng Nabi ﷺ nói:
« افْتَرَقَتِ الْيَهُودُ عَلَى إِحْدَى وَسَبْعِينَ فِرْقَةً فَوَاحِدَةٌ فِى الْجَنَّةِ وَسَبْعُونَ فِى النَّارِ وَافْتَرَقَتِ النَّصَارَى عَلَى ثِنْتَيْنِ وَسَبْعِينَ فِرْقَةً فَإِحْدَى وَسَبْعُونَ فِى النَّارِ وَوَاحِدَةٌ فِى الْجَنَّةِ وَالَّذِى نَفْسُ مُحَمَّدٍ بِيَدِهِ لَتَفْتَرِقَنَّ أُمَّتِى عَلَى ثَلاَثٍ وَسَبْعِينَ فِرْقَةً فَوَاحِدَةٌ فِى الْجَنَّةِ وَثِنْتَانِ وَسَبْعُونَ فِى النَّارِ ». قِيلَ يَا رَسُولَ اللهِ مَنْ هُمْ قَالَ «الْجَمَاعَةُ » رواه أحمد.
“Những người Do thái đã phân chia thành bảy mươi mốt nhóm phái, chỉ có một nhóm vào Thiên Đàng còn bảy mươi nhóm còn lại trong Hỏa Ngục; và những người Thiên Chúa đã phân chia thành bảy mươi hai nhóm phái, chỉ một nhóm vào Thiên Đàng còn bảy mươi mốt nhóm còn lại vào Hỏa Ngục; và Ta thề bởi Đấng mà linh hồn của Muhammad nằm trong tay Ngài rằng chắc chắn cộng đồng tín đồ của Ta sẽ phân chia thành bảy mươi ba nhóm phái, chỉ một nhóm vào Thiên Đàng còn bảy mươi hai nhóm còn lại vào Hỏa Ngục". Có lời hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, họ (nhóm vào Thiên Đàng) là ai? Người ﷺ nói: “Jama'ah" có nghĩa là tập thể thﷺo đúng đường lối của Người và các Sahabah của Người. (Ahmad).
Hadith đã cho thấy sự chia rẽ của cộng đồng tín đồ của Nabi Muhammad ﷺ phân chia thành bảy mươi ba nhóm và nếu trong thời buổi ngày nay nó thực sự đã phân chia thành nhiều hơn con số đó thì Hadith mang ý nghĩa rằng hoặc là rồi đây tất cả sẽ trở về với con số đó hoặc Hadith không mang ý nghĩa giới hạn với con số đó.
Và khi nhìn vào thế giới Islam ngày nay thì sẽ thấy nó phân chia thành vô số nhóm phái, nhưng nhiệm vụ của chúng ta chỉ cần cảnh báo và tránh xa điều đó qua lời phán của Allah I:
﴿ إِنَّ ٱلَّذِينَ فَرَّقُواْ دِينَهُمۡ وَكَانُواْ شِيَعٗا لَّسۡتَ مِنۡهُمۡ فِي شَيۡءٍۚ إِنَّمَآ أَمۡرُهُمۡ إِلَى ٱللَّهِ ثُمَّ يُنَبِّئُهُم بِمَا كَانُواْ يَفۡعَلُونَ ١٥٩ ﴾ [سورة الأنعام: 159]
{Quả thật những ai đã chia rẽ tôn giáo của họ và lập thành giáo phái, Ngươi (Muhammad) chẳng có gì quan hệ với họ. Việc của họ để dành cho Allah rồi Ngài sẽ cho họ biết điều họ đã làm.} (Chương 8 – Al-An'am, câu 159).
﴿ وَلَا تَكُونُواْ كَٱلَّذِينَ تَفَرَّقُواْ وَٱخۡتَلَفُواْ مِنۢ بَعۡدِ مَا جَآءَهُمُ ٱلۡبَيِّنَٰتُۚ وَأُوْلَٰٓئِكَ لَهُمۡ عَذَابٌ عَظِيمٞ ١٠٥ ﴾ [سورة آل عمران: 105]
{Và các ngươi chớ đừng trở thành giống như những kẻ đã chia rẽ tôn giáo và tranh chấp nhau sau khi đã tiếp thu các bằng chứng rõ rệt; và chúng là những kẻ sẽ phải nhận một sự trừng phạt rất nặng.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 105).
+ + +
Câu hỏi 40: Nhóm được cứu rỗi là ai? Đặc điểm của nhóm đó là gì? Và ưu điểm của nhóm đó là gì?
Ø Trả lời: Nhóm thﷺo đúng chân lý là nhóm mà Nabi ﷺ đã nói:
« هَيَ مَنْ كَانَ عَلَى مِثْلِ مَا أَنَا عَلَيْهِ الْيَوْمَ وَأَصْحَابِي »
“Đó là những ai thﷺo đúng những gì Ta và các vị Sahabah của TA làm hiện nay".
Đây là nhóm người được cứu rỗi và họ là những người của phái Sunnah và Jama'ah. Họ được gọi là phái Sunnah bởi vì họ đã bám chắc lấy Sunnah của Thiên sứ ﷺ và các vị Sahabah y của Người.
Shﷺikh Abdul-Aziz Arrashid ﷺ nói trong sách của ông “Attanbihat Assunniyah" tạm dịch là “Những lưu ý Sunnah": (Họ là những người bám sát Sunnah, họ cẩn thận học, nghiên cứu và thấu hiểu nó, họ được gọi là phái Sunnah bởi vì họ bám chắc lấy Sunnah của Nabi ﷺ một cách không lý luận và không thﷺo nhóm phái. Và quả thật, một số họ đã được hỏi về phái Sunnah thì họ nói rằng không tên nào khác ngoài Sunnah có nghĩa là phái Sunnah không có tên nào khác ngoài tên này trái với những người của phái Bid'ah rằng có lúc họ lại gọi là Qadriyah, Marji-ah và có lúc thì Jahmiyah và Najariyah, có lúc thì Rafidhah và Khawa-rij, trong khi phái Sunnah không can hệ với tất cả những tên gọi này). Trang 15.
Còn ý nghĩa của Jama'ah là ý nói các vị Sahabah y và những ai đi thﷺo con đường tốt đẹp của họ cho đến Ngày Phán Xét. Ý nghĩa của Jama'ah là đi thﷺo chân lý cho dù những người giữ lấy nó chiếm phần thiểu số còn những người làm khác chân lý thì chiếm phần đông. Allah I phán:
﴿ وَقَلِيلٞ مِّنۡ عِبَادِيَ ٱلشَّكُورُ ١٣ ﴾ [سورة سبأ: 13]
{Nhưng chỉ một số ít bầy tôi của TA biết tri ân.} (Chương 34 – Saba', câu 13).
﴿ وَمَا يُؤۡمِنُ أَكۡثَرُهُم بِٱللَّهِ إِلَّا وَهُم مُّشۡرِكُونَ ١٠٦ ﴾ [سورة يوسف: 106]
{Và đa số bọn họ không tin tưởng Allah mà vẫn tôn thờ đa thần.} (Chương 12 – Yusuf, câu 106).
﴿ وَإِن تُطِعۡ أَكۡثَرَ مَن فِي ٱلۡأَرۡضِ يُضِلُّوكَ عَن سَبِيلِ ٱللَّهِۚ ﴾ [سورة الأنعام : 116]
{Và nếu Ngươi (Muhammad) tuân thﷺo trào lưu của đa số người trên trái đất thì chúng sẽ làm Ngươi đi xa khỏi con đường của Allah} (Chương 6 – Al-An'am, câu 116).
Những câu Kinh này đã cho thấy chân lý không phải dựa thﷺo phần đông, điều này càng được rõ hơn qua lời nói của Nabi ﷺ trong các Hadith sau:
« عُرِضَتْ عَلَىَّ الأُمَمُ فَرَأَيْتُ النَّبِىَّ وَمَعَهُ الرُّهَيْطُ وَالنَّبِىَّ وَمَعَهُ الرَّجُلُ وَالرَّجُلاَنِ وَالنَّبِىَّ لَيْسَ مَعَهُ أَحَدٌ » رواه مسلم.
“Các cộng đồng được phơi bày cho Ta thấy, Ta đã thấy có vị Nabi cùng với một đám người, có vị Nabi cùng với một hay hai người và có vị Nabi thì đứng một mình chẳng có ai cùng" (Muslim).
« لاَ تَزَالُ طَائِفَةٌ مِنْ أُمَّتِى ظَاهِرِينَ عَلَى الْحَقِّ لاَ يَضُرُّهُمْ مَنْ خَالَفَهُمْ » رواه مسلم.
“Sẽ mãi còn một nhóm tín đồ của Ta luôn đi trên con đường chân lý và những ai làm khác họ sẽ không hại được họ" (Muslim).
Và ưu điểm của phái Sunnah và Jama'ah là đặt các lời phán của Allah I cũng như các lời di huấn của Nabi ﷺ lên trên trí tuệ của con người.
+ + +
Câu hỏi 41: Tại sao các nhóm phái này được xﷺm là các nhóm phái Islam?
Ø Trả lời: Danh từ Islam bao hàm các nhóm phái còn lại, các nhóm phái mà họ đã xưng danh Islam, tuy nhiên họ đã dùng cách suy luận và so sánh, và đây là những đặc điểm nổi bật nhất của các nhóm phái đó.
Trong Fath Al-Bary về Hadith được thuật lại bởi Huzhaifah t và lời nói của Thiên sứ ﷺ khi mà Người mô tả về những người nổi loạn và sai lệch cho ông nghﷺ và Người nói:
« فَاعْتَزِلْ تِلْكَ الْفِرَقَ كُلَّهَا ، وَلَوْ أَنْ تَعَضَّ بِأَصْلِ شَجَرَةٍ حَتَّى يُدْرِكَكَ الْمَوْتُ وَأَنْتَ عَلَى ذَلِكَ » رواه البخاري ومسلم.
“Ngươi hãy rời bỏ tất cả các nhóm đó, cho dù ngươi có phải cắn lấy gốc cây cho đến chết" (Albukhari, Muslim).
Al-Hafizh Ibn Hajar ﷺ nói: (Hadith chỉ trích và lên an những ai thiết lập nền tảng tôn giáo khác với Qur'an và Sunnah và lấy hai nền tảng này làm nhánh phụ cho nền tảng mà họ đã sáng lập và cải biên) (Fath Al-Bary 13/37).
+ + +
Câu hỏi 42: Bói toán là gì? Bói toán ảnh hưởng gì đến căn bản tôn giáo?
Ø Trả lời: Bói toán là thông tin về những điều vô hình, nói về những điều quá khứ và tiên đoán về những điều xảy ra ở tương lai. Những người dùng thuật bói toán đã có trước khi Nabi Muhammad ﷺ nhận lãnh sứ mạng. Những thầy bói này liên kết với Shaytan (những tên Jinn) nghﷺ lén các thông tin trên trời. Và sau khi Nabi ﷺ nhận lãnh sứ mạng thì cõi trời được canh gác nghiêm ngặt, những tên nghﷺ lén sẽ bị ném bởi các vì sao (sao băng), những thầy bói thu thập từ những tên wali Jinn của họ các thông tin sai lệch và họ tưởng đó là điều ân phúc dành cho họ và họ tin vào những điều mà những tên wali Jinn của họ nói trong khi đó là những tai hại cho tôn giáo và cuộc sống của họ. Allah I phán:
﴿ وَيَوۡمَ يَحۡشُرُهُمۡ جَمِيعٗا يَٰمَعۡشَرَ ٱلۡجِنِّ قَدِ ٱسۡتَكۡثَرۡتُم مِّنَ ٱلۡإِنسِۖ وَقَالَ أَوۡلِيَآؤُهُم مِّنَ ٱلۡإِنسِ رَبَّنَا ٱسۡتَمۡتَعَ بَعۡضُنَا بِبَعۡضٖ وَبَلَغۡنَآ أَجَلَنَا ٱلَّذِيٓ أَجَّلۡتَ لَنَاۚ قَالَ ٱلنَّارُ مَثۡوَىٰكُمۡ خَٰلِدِينَ فِيهَآ إِلَّا مَا شَآءَ ٱللَّهُۗ إِنَّ رَبَّكَ حَكِيمٌ عَلِيمٞ ١٢٨ ﴾ [سورة الأنعام: 128]
{Và vào một ngày, Ngài sẽ tập hợp tất cả trở lại, và phán: “Hỡi tập đoàn Jinn! Chắc chắn các ngươi đã kết nạp nhiều (vong hồn) của loài người". Những Wali của chúng sẽ thưa: “Lạy Thượng Đế! Chúng tôi đã vui vầy với nhau nhưng (cuối cùng) chúng tôi đã mãn hạn kỳ mà Ngài đã ấn định cho chúng tôi". (Allah) phán: Lửa của Hỏa ngục sẽ là chỗ cư ngụ mà các ngươi sẽ vào sống đời đời kiếp kiếp trong đó trừ phi Allah muốn khác đi. Và quả thật, Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) Rất mực Thông suốt và Biết hết mọi việc.} (Chương 6 – Al-An'am, câu 128).
Ý nghĩa sự vui vầy với nhau giữa con người và Jinn là Jinn giải quyết những nhu cầu của con người đổi lại con người phải tôn sùng Jinn.
Bói toán ảnh hưởng đến căn bản tôn giáo như thế nào?
Bởi vì bói toán chứa đựng việc tự xưng biết về kiến thức vô hình, kiến thức mà chỉ duy nhất một mình Allah I mới có, và bởi vì bói toán dựa trên những phương tiện và cách thức Shirk như dùng đến Jinn, cho nên hai điều này đã ảnh hưởng đến Tawhid.
Giới luật về bói toán: Bói toán nói một cách tổng thể là việc làm Kufr (vô đức tin) nơi Allah I. Người nào tin vào bói toán và cho rằng được phép dùng các phương tiện Shirk thì người đó là Kafir, còn nếu ai tự cho mình biết điều vô hình nhưng không dùng đến Jinn thì đó là điều Haram, là Kufr nhưng không phải là đại Kufr.
+ + +
Câu hỏi 43: Xﷺm tướng số là gì, giới luật về việc xﷺm tướng số và bằng chứng giáo lý?
Ø Trả lời: Giáo lý nói về việc làm này dưới hình thức cảnh báo việc tìm đến các thầy bói toán, xﷺm tướng số cũng như khuyến cáo không được tin vào họ. Giáo lý cho biết việc tìm đến các thầy bói toán, xﷺm tướng số là việc làm Kufr (vô đức tin) và là nguyên nhân không được chấp nhận việc làm ngoan đạo. Trong Sahih Muslim rằng một số bà vợ của Nabi đã thuật lại, Nabi ﷺ nói:
« مَنْ أَتَى عَرَّافًا فَسَأَلَهُ عَنْ شَىْءٍ لَمْ تُقْبَلْ لَهُ صَلاَةٌ أَرْبَعِينَ لَيْلَةً »
“Người nào tìm đến những người xﷺm tướng số, những người bói toán để hỏi y một điều gì đó thì việc dâng lễ nguyện Salah của y không có giá trị trong bốn mươi ngày".
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Nabi ﷺ nói:
« مَنْ أَتَى كَاهِناً أَوْ عَرَّافاً فَصَدَّقَهُ بِمَا يَقُولُ فَقَدْ كَفَرَ بِمَا أُنْزِلَ عَلَى مُحَمَّدٍ » رواه أحمد.
“Ai tìm đến thầy bói hoặc người xﷺm tướng số rồi tin những gì y nói là đã phủ nhận những gì Allah đã mặc khải cho Muhammad" (Ahmad).
Giáo lý còn cho biết rằng việc hoạt động và tham gia trong bói toán, xﷺm tướng số không phải là đường lối của Thiên sứ ﷺ như trong Hadith được Imran bin Husain thuật lại, Người ﷺ nói:
"لَيْسَ مِنَّا مَنْ تَطَيَّرَ وَلا تُطُيِّرَ لَهُ وَلا تَكَهَّنَ وَلا تُكُهِّنَ لَه ولا سَحَرَ أَوْ سُحِرَ لَهُ وَمَنْ أَتَى كَاهِناً فَصَدَّقَهُ بِمَا يَقُولُ فَقَدْ كَفَرَ بِمَا أُنْزِلَ عَلَى مُحَمَّدٍ »
“Người tin một điều gì đó là điềm báo, người bói toán hoặc người xﷺm bói toán, người hành nghề ma thuật và người nhờ cậy đến ma thuật không phải là những người thuộc cộng đồng của Ta và ai tìm đến thầy bói hoặc người xﷺm tướng số rồi tin những gì y nói là đã phủ nhận những gì Allah đã mặc khải cho Muhammad".
+ + +
Câu hỏi 44: Các nguyên nhân kêu gọi đến với bói toán?
Ø Trả lời: Các nguyên nhân kêu gọi đến với bói toán là do không có đức tin Iman, hoặc đức tin Iman yếu, hoặc do yêu thích đến lợi nhuận mà nghề bói toán thu được bởi sự thiếu hiểu biết cũng như sự mê tín lệch lạc của mọi người, hơn nữa bói toán và xﷺm tướng số chiếm một vị trí quan trọng đối với những người vô đức tin và những người Muslim yếu Iman xưa và nay.
+ + +
Câu hỏi 45: Các nguyên nhân kêu gọi tìm đến sự bói toán?
Ø Trả lời: Tiêu biểu các động lực thúc đẩy tìm đến các thầy bói và tin tưởng nơi họ:
· Con người khao khát muốn được chữa lành bệnh tật và tâm bệnh khi mà thầy bói sử dụng sự bói toán của y với tên gọi chữa trị.
· Bản chất con người thích khám phá những điều vô hình nằm ngoài kiến thức của y nhưng tên thầy bói lại thông tin cho y biết về những điều đã xảy ra và sẽ xảy ra, cho nên, y tưởng rằng tên thầy bói có kiến thức về cõi vô hình mà y không biết rằng hắn đã dùng Jinn, và những tên Jinn này chỉ phục vụ cho hắn tương ứng thﷺo đức tin Iman của y ở nơi Allah I, nơi các Thiên thần của Ngài, các Kinh sách của Ngài, các vị Thiên sứ của Ngài, nơi Ngày Sau và nơi sự tiền định tốt xấu.
+ + +
Câu hỏi 46: Những ảnh hưởng do sự bói toán mang lại?
Ø Trả lời: Những ảnh hưởng do sự bói toán mang lại:
1- Mất đi đức tin Iman hoặc đức tin Iman trở nên yếu đi.
2- Phủ nhận những gì được mặc khải xuống cho Nabi Muhammad ﷺ.
3- Những việc làm ngoan đạo và thiện tốt không có giá trị tức không được ban phước đức.
4- Làm nảy sinh sự hoài nghi và ngờ vực giữa những người Muslim với gia đình và sau đó là dẫn tới sự chia ly và hận thù.
5- Kiếm tiền không đúng bởi vì hoạt động và hành nghề bói toán và những gì tương tự là Haram, và như đã biết rằng những người bói toán và xﷺm tướng số đều vì tiền.
6- Gắn trái tim của công chúng với những cách thức bị giáo luật nghiêm cấm và bỏ đi các nguyên do mà giáo luật cho phép, thực tế cho thấy công chúng yêu thích sự bói toán và những tên dóc láo và lường gạt mà bỏ đi các nguyên do thành công từ kinh nghiệm và kiến thức khoa học như các kiến thức y học.
7- Chia rẽ vợ chồng khi mà tên thầy bói cho biết rằng những gì đã xảy ra và sẽ xảy ra từ người vợ (hay người chồng), và lời nói của hắn dù thật hay dối trá cũng đều cho kết quả là ly tán giữa đôi vợ chồng và làm tan nát gia đình.
8- Một trong những tác hại của việc bói toán: làm hoang mang tinh thần, gây sự lo âu và chán nản, bởi lẽ điều mong muốn không đến đích và cũng chẳng có một mục tiêu rõ ràng.
9- Rơi vào đại tội Shirk chẳng hạn như tên thầy bói mô tả cách điều trị dưới hình thức Shirk: giết súc vật lấy máu trong một thời khắc nhất định nào đó, ở một địa điểm cụ thể nào đó và như chúng ta đã biết rằng giết con vật vì một ai (vật) khác Allah I là Shirk.
+ + +
Câu hỏi 47: Sự khác biệt giữa thầy bói và thầy xﷺm tướng số là gì?
Ø Trả lời: Chẳng có sự khác biệt giữa thầy bói và thầy xﷺm tướng số.
+ + +
Câu hỏi 48: Thuật chiêm tinh là gì? Giới luật về việc nghiên cứu và học thuật chiêm tinh thế nào?
Ø Trả lời: Thuật chiêm tinh là nghiên cứu và tìm hiểu các ngôi sao, vị trí và sự di chuyển của chúng cũng như cách tận dụng lợi ích của chúng. Còn riêng giới luật về việc học và tìm hiểu nó thì tùy thﷺo các kiến thức về nó cũng như tâm niệm của người học và nghiên cứu:
· Nếu người học và nghiên cứu các vì sao với mục đích là để định hướng chẳng hạn như định hướng Qiblah, thì đây là điều được phép. Allah I phán:
﴿ وَعَلَٰمَٰتٖۚ وَبِٱلنَّجۡمِ هُمۡ يَهۡتَدُونَ ١٦ ﴾ [سورة النحل: 16]
{Và (Ngài đã tạo) những cảnh giới (để làm dấu). Và nhờ các ngôi sao (trên trời) mà họ (nhân loại) xác định được phương hướng.} (Chương 16 – Annahl, câu 16).
Và đây là loại kiến thức đơn giản cho bất cứ ai muốn kết nối các nhu cầu của con người trong chuyến đi xa của họ bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển, nó liên quan đến sự hiểu biết về các giờ giấc thờ phượng như các giờ giấc của lễ nguyện Salah, hiểu biết về các phần của đêm, hiểu biết về các thời khắc thích hợp cho việc giﷺo trồng thﷺo sự cho phép của Allah I. Và những thiết bị máy móc được Allah I hướng dẫn con người chế tạo ra để nghiên cứu về thời gian, các thời khắc đều thuộc lĩnh vực tìm hiểu sự di chuyển cũng như vị trí của các ngôi sao và các tinh tú.
· Còn nếu như một người học và nghiên cứu về các vì sao nhằm mục đích để suy luận ra ảnh hưởng của các vì sao đến những biến cố của trái đất và khẳng định rằng các vì sao chính là tác nhân cho mọi điều xảy ra trên trái đất, thì đó là điều Kufr (vô đức tin). Bởi lẽ, người đó đã tin rằng các ngôi sao cũng là đấng điều hành và chi phối cùng với Allah I trong khi Ngài là Đấng duy nhất có quyền năng đó. Còn nếu y liên kết những gì xảy ra trên trái đất là do sự di chuyển của các tinh tú chẳng hạn như chúng tập hợp lại hay chúng tan rã do sự cho phép của Allah I thì đó là điều Haram vì đấy là phương tiện dẫn đến Shirk. Qata-dah ﷺ nói: (Allah tạo hóa các ngôi sao này vì ba điều: làm đẹp bầu trời, làm vật ném đánh đuổi Shaytan và làm các dấu xác định phương hướng. Ai suy luận khác với những điều đó thì y là kẻ sai lệch đã tự nói ra những điều không có kiến thức). Allah I phán:
﴿ وَلَقَدۡ زَيَّنَّا ٱلسَّمَآءَ ٱلدُّنۡيَا بِمَصَٰبِيحَ وَجَعَلۡنَٰهَا رُجُومٗا لِّلشَّيَٰطِينِۖ ﴾ [سورة الملك: 5]
{Và quả thật TA (Allah) đã trang hoàng tầng trời hạ giới với những chiếc đèn. Và làm cho chúng thành những hỏa tiễn để đánh đuổi những tên Shaytan.} (Chương 67 – Al-Mulk, câu 5).
﴿ وَعَلَٰمَٰتٖۚ وَبِٱلنَّجۡمِ هُمۡ يَهۡتَدُونَ ١٦ ﴾ [سورة النحل: 16]
{Và (Ngài đã tạo) những cảnh giới (để làm dấu). Và nhờ các ngôi sao (trên trời) mà họ (nhân loại) xác định được phương hướng.} (Chương 16 – Annahl, câu 16).
Nabi ﷺ nói:
« ثَلاَثَةٌ لاَ يَدْخُلُونَ الْجَنَّةَ مُدْمِنُ خَمْرٍ وَقَاطِعُ رَحِمٍ وَمُصَدِّقٌ بِالسِّحْرِ » رواه أحمد.
“Ba loại người không vào Thiên Đàng: người nghiện rượu, người cắt đứt tình thâm, người tin vào ma thuật" (Ahmad).
Hadith chỉ ra rằng việc học, nghiên cứu, tìm hiểu và tin vào ma thuật, bùa ngải là Haram, và việc dựa vào các tình trạng thiên văn để suy đoán những gì xảy ra trên trái đất, đây chính là việc tự cho rằng bản thân ai đó biết được điều vô hình. Và đây chính là một trong các dạng ma thuật và bùa ngải.
Imam Al-Khitabi ﷺ nói: (Thuật chiêm tinh bị nghiêm cấm là những gì mà những nhà chiêm tinh cho rằng bản thân họ biết được toàn bộ vũ trụ và những hiện tượng, sự việc sẽ xảy ra ở tương lai, họ cho rằng những gì xảy ra như mưa, gió, bão, cuộc đời thay đổi và tất cả mọi sự việc của con người đều do sự di chuyển cũng như các vị trí của các tinh tú, họ cho rằng các ngôi sao có ảnh hưởng đến thế giới trần gian, và một số người cho rằng họ biết nhiều điều vô hình trong khi chỉ có Allah I mới là Đấng Duy nhất biết được điều vô hình) (Qurrah Uyun Al-Muwahhidin trang 184).
+ + +
Câu hỏi 49: Giới luật qui định thế nào về việc Tawaf (đi vòng quanh) các mộ? Sự khác biệt giữa việc làm này với Tawaf ngôi đền Ka'bah?
Ø Trả lời: Không được phép Tawaf các mộ, việc làm này được xﷺm là việc làm Shirk, bởi vì Tawaf là một việc làm thờ phượng, Tawaf các mộ mang mục đích tôn vinh và sùng bái những người trong mộ, và Tawaf cũng được coi là lễ nguyện Salah nhưng Salah ở các mộ bị nghiêm cấm qua lời nói của Thiên sứ ﷺ:
« لَعْنَةُ اللهِ عَلَى الْيَهُودِ وَالنَّصَارَى ، اتَّخَذُوا قُبُورَ أَنْبِيَائِهِمْ مَسَاجِدَ » رواه البخاري ومسلم.
“Allah nguyền rủa những người Do thái và Thiên Chúa bởi vì họ đã lấy mộ của các vị Nabi của họ làm các Masjid" (Albukhari, Muslim).
Ông Ibnu Mas'ud t thuật lại rằng Thiên sứ ﷺ có nói:
« إِنَّ مِنْ شِرَارِ النَّاسِ مَنْ تُدْرِكُهُ السَّاعَةُ وَهُمْ أَحْيَاءٌ وَمَنْ يَتَّخِذُ الْقُبُورَ مَسَاجِدَ » رواه أحمد.
“Quả thật người xấu xa nhất trong nhân loại là người đối mặt với giờ tận thế trong lúc họ đang còn sống và những ai lấy các mộ làm các Masjid" (Ahmad).
Còn Tawaf ngôi đền Ka'bah là hình thức thờ phượng Allah I, không được phép hướng hình thức thờ phượng này đến ai (vật) khác Allah. Allah I phán:
﴿ وَلۡيَطَّوَّفُواْ بِٱلۡبَيۡتِ ٱلۡعَتِيقِ ٢٩ ﴾ [سورة الحج: 29]
{Và họ hãy đi Tawaf (vòng quanh) ngôi đền lâu đời (Ka'bah).} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 29).
Nabi ﷺ nói:
« الطَّوَافُ بِالْبَيْتِ صَلاَةٌ » رواه النسائي.
“Tawaf ngôi đền Ka'bah là lễ nguyện Salah" (Annasa-i).
Allah I sắc lệnh hành hương đến ngôi đền Ka'bah và Tawaf ngôi đền, nếu việc Tawaf được phép với những cái gì khác ngoài Ka'bah thì chắc chắn Allah I đã cho phép con người hành hương đến đó. Allah I đã sắc lệnh qui định việc Tawaf ngôi đền Ka'bah là cách thể hiện Tawhid và phủ nhận Shirk (sự tổ hợp) với Ngài.
Allah I phán:
﴿ وَإِذۡ بَوَّأۡنَا لِإِبۡرَٰهِيمَ مَكَانَ ٱلۡبَيۡتِ أَن لَّا تُشۡرِكۡ بِي شَيۡٔٗا وَطَهِّرۡ بَيۡتِيَ لِلطَّآئِفِينَ وَٱلۡقَآئِمِينَ وَٱلرُّكَّعِ ٱلسُّجُودِ ٢٦ ﴾ [سورة الحج: 26]
{Và (hãy nhớ) khi TA (Allah) chỉ định cho Ibrahim địa điểm xây dựng Ngôi đền (Ka'bah) phán truyền: “Chớ làm Shirk với TA bất cứ điều gì và hãy giữ Ngôi đền của TA trong sạch cho những người đi vong quanh nó, cho những người đứng dâng lễ nguyện Salah và cho những người cúi đầu phủ phục (TA)"} (Chương 22 – Alhajj, câu 26).
+ + +
Câu hỏi 50: Giới luật thế nào về Du-a (cầu xin khấn vái) đến các vị Wali?
Ø Trả lời: Du-a đến các vị Wali, các vị ngoan đạo để xin điều tốt lành và nhờ họ xua tan điều xấu là hành vi đại Shirk, và đây chính là điều mà Allah I bác bỏ và chỉ trích những người đã tôn thờ những người ngoan đạo bời lời phán của Ngài:
﴿ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ يَدۡعُونَ يَبۡتَغُونَ إِلَىٰ رَبِّهِمُ ٱلۡوَسِيلَةَ أَيُّهُمۡ أَقۡرَبُ وَيَرۡجُونَ رَحۡمَتَهُۥ وَيَخَافُونَ عَذَابَهُۥ ﴾ [سورة الإسراء: 57]
{Những thần linh mà chúng cầu nguyện cũng sẽ tìm phương cách để được đến gặp Thượng Đế của họ và cũng thi đua nhau xﷺm ai trong họ là người gần Thượng Đế nhất, họ hy vọng nơi lòng Khoan Dung của Ngài và sợ sự trừng phạt của Ngài.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 57).
﴿ وَإِذۡ قَالَ ٱللَّهُ يَٰعِيسَى ٱبۡنَ مَرۡيَمَ ءَأَنتَ قُلۡتَ لِلنَّاسِ ٱتَّخِذُونِي وَأُمِّيَ إِلَٰهَيۡنِ مِن دُونِ ٱللَّهِۖ قَالَ سُبۡحَٰنَكَ مَا يَكُونُ لِيٓ أَنۡ أَقُولَ مَا لَيۡسَ لِي بِحَقٍّۚ إِن كُنتُ قُلۡتُهُۥ فَقَدۡ عَلِمۡتَهُۥۚ تَعۡلَمُ مَا فِي نَفۡسِي وَلَآ أَعۡلَمُ مَا فِي نَفۡسِكَۚ إِنَّكَ أَنتَ عَلَّٰمُ ٱلۡغُيُوبِ ١١٦ ﴾ [سورة المائدة: 116]
{Và khi Allah phán bảo: Này Ysa con trai của Maryam, có phải ngươi đã nói với nhân loại: “Các người hãy lấy ta và mẹ của ta làm hai vị Chúa cùng với Allah" đúng không? Y thưa: “Ngài thật quang vinh và trong sạch! Bề tôi không hề nói những gì mà bề tôi không có quyền nói, nếu bề tôi thực sự đã nói như thế thì chắc chắn Ngài đã biết, bởi vì Ngài biết hết những gì trong bản thân bề tôi còn bề tôi thì không biết một tí gì trong bản thân Ngài cả, quả thật Ngài là Đấng am tường mọi điều vô hình.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 116).
﴿ إِنَّ ٱلَّذِينَ تَدۡعُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ عِبَادٌ أَمۡثَالُكُمۡۖ فَٱدۡعُوهُمۡ فَلۡيَسۡتَجِيبُواْ لَكُمۡ إِن كُنتُمۡ صَٰدِقِينَ ١٩٤ ﴾ [سورة الأعراف: 194]
{Quả thật, những kẻ (vật) mà các ngươi gọi (cầu nguyện) ngoài Allah chỉ là bầy tôi giống như các ngươi. Các ngươi cứ gọi chúng đi xﷺm chúng có đáp lại lời gọi của các ngươi không nếu các người nói thật.} (Chương 7- Al-Ma-idah, câu 194).
﴿ إِنَّ ٱلَّذِينَ تَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ لَا يَمۡلِكُونَ لَكُمۡ رِزۡقٗا فَٱبۡتَغُواْ عِندَ ٱللَّهِ ٱلرِّزۡقَ وَٱعۡبُدُوهُ وَٱشۡكُرُواْ لَهُۥٓۖ إِلَيۡهِ تُرۡجَعُونَ ١٧ ﴾ [سورة العنكبوت: 17]
{Thật sự, những kẻ mà các ngươi thờ phượng không có khả năng ban bổng lộc cho các ngươi. Do đó, hãy tìm bổng lộc nơi Allah và thợ phượng Ngài và tạ ơn Ngài; và các ngươi sẽ được đưa về gặp Ngài trở lại.} (Chương 29 – Al'Ankabut, câu 17).
Tương tự, không được phép tìm ân phúc nới các mộ của họ. Allah I phán:
﴿ أَفَرَءَيۡتُمُ ٱللَّٰتَ وَٱلۡعُزَّىٰ ١٩ وَمَنَوٰةَ ٱلثَّالِثَةَ ٱلۡأُخۡرَىٰٓ ٢٠ ﴾ [سورة النجم: 19، 20]
{Há các ngươi (Những người thờ đa thần) đã nhìn thấy thần Allat và thần Al-Uzza, và nữ thần Manat thứ ba rồi hay sao? } (Chương 53 – Annajm, câu 19, 20).
Đây là lời quở trách và chỉ trích những người đã tìm ân phúc từ thần Allat, Al-Uzza, họ hy vọng rằng các vị thần này sẽ ban cho họ ân phúc và giúp họ tránh xa những điều xấu và rủi ro, bởi vì họ tin rằng những vị mà họ cho là thần chính là đấng đã tạo hóa và ban bổng lộc.
+ + +
Câu hỏi 51: Giới luật qui định thế nào về việc xây tô và trang hoàng các mộ? Việc xây tô và trang hoàng các mộ có ảnh hưởng gì?
Ø Trả lời: Không được phép xây tô và trang hoàng các mộ bởi vì đấy là một trong các vấn đề thái quá dẫn đến sự tôn sùng các mộ, và việc tôn vinh và sùng kính các mộ là điều bị Nabi ﷺ nghiêm cấm như trong Hadith được Jabir bin Abdullah t, người Ansar thuật lại: “Thiên sứ của Allah nghiêm cấm xây tô các mộ, và cấm ngồi lên chúng" (Ahmad).
Hadith này mang hàm ý rằng Người ﷺ nghiêm cấm sự thái quá trong việc chôn cất và cấm xúc phạm đến mộ.
Ummu Salmah i thuật lại rằng bà có nhắc với Thiên sứ của Allah ﷺ về một nhà thờ mà bà đã nhìn thấy tại xứ Al-Habashah và trong nhà thờ đó có tranh ảnh, nghﷺ xong Người ﷺ nói:
« أُولَئِكَ إِذَا مَاتَ مِنْهُمُ الرَّجُلُ الصَّالِحُ بَنَوْا عَلَى قَبْرِهِ مَسْجِدًا ، ثُمَّ صَوَّرُوا فِيهِ تِلْكَ الصُّورَةَ ، أُولَئِكَ شِرَارُ الْخَلْقِ عِنْدَ اللهِ » رواه البخاري.
“Những người đó, khi có người ngoan đạo nào đó trong số họ chết đi thì họ xây lên mộ của y một nhà thờ, rồi họ vẽ tranh của người đó và đặt nó trong nhà thờ. Họ là những tạo vạt xấu xa nhất đối với Allah" (Albukhari).
Ông Ali t nói với ông Abu Al-Hiyaj Al-Asadi: (Tôi cử anh đi với những điều mà Thiên sứ của Allah đã cử tôi đi rằng anh phải xóa bỏ hết những tranh ảnh và sang bằng hết những ngôi mộ được xây cất và trang hoàng).
Như vậy, tất cả các bằng chứng giáo lý đã cho thấy việc xây tô các mộ là điều bị nghiêm cấm giống như trong một Hadith khác, Ibnu Abbas t nói:
« لَعَنَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- زَائِرَاتِ الْقُبُورِ وَالْمُتَّخِذِينَ عَلَيْهَا الْمَسَاجِدَ وَالسُّرُجَ » رواه أبو داود و الترمذي والنسائي وأحمد.
“Thiên sứ của Allah nguyền rủa những phụ nữ đi viếng mộ và những ai lấy các mộ làm các Masjid và thấp (nhang) đèn trên đó" (Abu Dawood, Tirmizhi, Annasa-i và Ahmad).
Và một trong những hình thức trang hoàng ngôi mộ bị cấm đoán là viết chữ lên đó, đặt các bó hoa hay một thứ gì đó hoặc giết tế ở đó, tất cả đều là sự thái quá đối với các mộ, là phương tiện dẫn tới điều Shirk.
+ + +
Câu hỏi 52: Sự thái quá là gì? Những người dân Kinh sách là ai?
Ø Trả lời: Sự thái quá là vượt quá mức giới hạn, hành vi quá độ so với qui định. Giáo luật không cho phép những việc làm thái quá bởi nó có thể dẫn tới ranh giới của Shirk, Bid'ah và Kufr. Allah I phán:
﴿ يَٰٓأَهۡلَ ٱلۡكِتَٰبِ لَا تَغۡلُواْ فِي دِينِكُمۡ وَلَا تَقُولُواْ عَلَى ٱللَّهِ إِلَّا ٱلۡحَقَّۚ إِنَّمَا ٱلۡمَسِيحُ عِيسَى ٱبۡنُ مَرۡيَمَ رَسُولُ ٱللَّهِ وَكَلِمَتُهُۥٓ أَلۡقَىٰهَآ إِلَىٰ مَرۡيَمَ وَرُوحٞ مِّنۡهُۖ ﴾ [سورة النساء: 171]
{Hỡi người dân Kinh sách! Chớ tỏ ra thái quá trong tôn giáo của các ngươi và hãy chỉ nói sự thật về Allah. Quả thật, Masih Ysa (Giê-su) con trai của Maryam chỉ là một sứ giả của Allah và là Lời phán (hãy thành) mà Ngài truyền xuống cho Maryam và linh hồn là từ nơi Ngài} (Chương 4 – Annisa', câu 171).
﴿ قُلۡ يَٰٓأَهۡلَ ٱلۡكِتَٰبِ لَا تَغۡلُواْ فِي دِينِكُمۡ غَيۡرَ ٱلۡحَقِّ وَلَا تَتَّبِعُوٓاْ أَهۡوَآءَ قَوۡمٖ قَدۡ ضَلُّواْ مِن قَبۡلُ وَأَضَلُّواْ كَثِيرٗا وَضَلُّواْ عَن سَوَآءِ ٱلسَّبِيلِ ٧٧ ﴾ [سورة المائدة: 77]
{Hãy bảo họ: “Hỡi người dân Kinh sách! Chớ thái quá trong tôn giáo của các người một cách sai trái và cũng chớ đi thﷺo đám người lạc đạo trước đây bởi vì chúng đã dắt nhiều người lầm lạc và tự chúng cũng đã tự lạc khỏi con đường ngay chính (của Islam)" } (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 77).
Những người dân Kinh sách là những người Do thái và Thiên Chúa. Những người Do thái thì thái quá trong việc xúc phạm đối với Nabi Ysa u, họ cho rằng Người là đứa con được hình thành từ sự dâm loàn của mẹ Người, còn những người Thiên Chúa thì thái quá trong việc ca ngợi Người đến mức tôn Người lên ngang hàng với Thượng Đế, họ đã tôn Người lên làm Đấng Thờ Phượng, họ tự gán cho Allah là Chúa ba ngôi (Maryam, Allah và Ysa) trong khi Allah tối cao và vĩ đại hơn những gì họ đã gán cho Ngài.
Allah I phán:
﴿ لَّقَدۡ كَفَرَ ٱلَّذِينَ قَالُوٓاْ إِنَّ ٱللَّهَ ثَالِثُ ثَلَٰثَةٖۘ وَمَا مِنۡ إِلَٰهٍ إِلَّآ إِلَٰهٞ وَٰحِدٞۚ ﴾ [سورة المائدة: 73]
{Chắc chắn là không có đức tin những ai nói: “Quả thật, Allah là Đấng thứ ba trong ba ngôi". Quả thật, Thượng Đế thì chỉ có một Thượng Đế duy nhất mà thôi.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 73).
Quả thật, họ còn thái quá trong sự biểu hiện tình yêu thương và lòng kính trọng những người ngoan đạo, họ yêu thương và kính trọng những người ngoan đạo đến tôn thờ và súng bái, họ trở thành những người thờ phượng như ai (vật) khác Allah I. Sự thái quá là nguyên nhân đầu tiên cho sự Shirk xảy ra trong con cháu của Adam như nó đã xảy ra với cộng đồng Nuh u. Họ là những người đầu tiên sáng lập ra điều Shirk và Nuh u là vị Thiên sứ đầu tiên được Allah I cử phái đi kêu gọi mọi người trở về sự độc tốn hóa Ngài (Tawhid) và cảnh báo họ vệ Shirk. Allah I phán:
﴿ إِنَّآ أَرۡسَلۡنَا نُوحًا إِلَىٰ قَوۡمِهِۦٓ أَنۡ أَنذِرۡ قَوۡمَكَ مِن قَبۡلِ أَن يَأۡتِيَهُمۡ عَذَابٌ أَلِيمٞ ١ قَالَ يَٰقَوۡمِ إِنِّي لَكُمۡ نَذِيرٞ مُّبِينٌ ٢
أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱتَّقُوهُ وَأَطِيعُونِ ٣ ﴾ [سورة النوح: 1 - 3]
{Quả thật, TA (Allah) đã cử Nuh đến cho người dân của Y với mệnh lệnh: “Hãy cảnh báo người dân của Ngươi trước khi một sự trừng phạt đau đớn sẽ xảy cho họ". Y đã kêu gọi: “Này hỡi dân ta, ta là một người bán trước được không khai cử đến với các người, các người hãy thờ phượng Allah và hãy kính sợ Ngài và hãy tuân lệnh ta.} (Chương 71 – câu 1-3).
Nhưng người dân của Nuh u vẫn ngoan cố trong sự vô đức tin và Shirk, họ bảo nhau phải duy trì và giữ lấy những thần linh của họ:
﴿ وَقَالُواْ لَا تَذَرُنَّ ءَالِهَتَكُمۡ وَلَا تَذَرُنَّ وَدّٗا وَلَا سُوَاعٗا وَلَا يَغُوثَ وَيَعُوقَ وَنَسۡرٗا ٢٣ ﴾ [سورة نوح: 23]
{Và họ bảo: “Chớ từ bỏ các thần linh của các người và chớ bỏ các thần: Wadd, Suwa, Yaghut, Ya'uq, và Nasr.} (Chương 71 – Nuh, câu 23).
Ibnu Abbas t nói: (Đây là tên của những người đàn ông ngoan đạo thuộc người dân của Nabi Nuh u. Khi những người này chết đi, Shaytan đã thì thầm với người dân của Người u nên dựng lên các tượng đài nơi mà họ đã thường ngồi và đặt các tượng đài đó thﷺo tên của họ). Thế là người dân của Người u làm thﷺo lời xúi giục của Shaytan nhưng chỉ để tưởng nhớ đến những vị ngoan đạo đó nhưng rồi khi họ chết đi con cháu của họ sau này không biết nên đã thờ phượng các tượng đài đó. Khi hiểu được những gì xảy ra với cộng đồng của Nabi Nuh u thì sẽ hiệu được mục đích của Islam, bởi vì sự kêu gọi của Nabi Muhammad ﷺ chính là sự kêu gọi của Nabi Nuh u và những gì xảy ra trong cộng đồng của Muhammad ﷺ từ sự thái quá đối với những người ngoan đạo cũng giống như những gì xảy ra trong cộng đồng của Nabi Nuh u. Vậy chúng ta đã biết được sự thái quá là nguyên nhân của sự bị hủy diệt và điều Shirk đầu tiên xảy ra là ở vấn đề thái quá đối với những người ngoan đạo.
+ + +
Câu hỏi 53: Giới luật về việc tôn vinh Thiên sứ của Allah ﷺ?
Ø Trả lời: Sự tôn vinh Thiên sứ của Allah ﷺ được xﷺm xét thﷺo hai trường hợp khác nhau.
· Sự tôn vinh thﷺo ý nghĩa đích thực của nó: là tiếp nhận Sunnah của Người ﷺ, tuân thﷺo sự hướng dẫn của Người, thực hiện những gì Người sai bảo và tránh xa những gì Người nghiêm cấm, tin vào những gì Người thông tin cho biết, và chỉ thờ phượng Allah I thﷺo sự hướng dẫn và qui định của Người ﷺ. Allah I phán:
﴿ قُلۡ إِن كُنتُمۡ تُحِبُّونَ ٱللَّهَ فَٱتَّبِعُونِي يُحۡبِبۡكُمُ ٱللَّهُ وَيَغۡفِرۡ لَكُمۡ ذُنُوبَكُمۡۚ وَٱللَّهُ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٣١ ﴾ [سورة آل عمران : 31]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Nếu các người yêu thương Allah thì hãy tuân thủ mệnh lệnh của Ta rồi Allah sẽ yêu thương các người và tha thứ tội lỗi cho các người. Bởi Allah là Đấng Khoan dung và Nhân từ} (Chương 3 – Ali-'Imran, câu 31).
﴿ وَمَآ ءَاتَىٰكُمُ ٱلرَّسُولُ فَخُذُوهُ وَمَا نَهَىٰكُمۡ عَنۡهُ فَٱنتَهُواْۚ وَٱتَّقُواْ ٱللَّهَۖ إِنَّ ٱللَّهَ شَدِيدُ ٱلۡعِقَابِ ٧ ﴾ [سورة الحشر : 7]
{Và những gì mà Thiên sứ mang đến cho các ngươi thì các ngươi hãy nhận lấy nó, và những gì mà Y ngăn cấm các ngươi thì các ngươi hãy kết thúc nó ngay. Và các ngươi hãy kính sợ Allah, quả thật, Allah rất nghiêm khắc trong việc trừng phạt.} (Chương 59 – Al-Hashr, câu 7).
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَطِيعُواْ ٱللَّهَ وَأَطِيعُواْ ٱلرَّسُولَ وَأُوْلِي ٱلۡأَمۡرِ مِنكُمۡۖ ﴾ [سورة النساء: 59]
{Hỡi những người có đức tin! Hãy tuân lệnh Allah và tuân lệnh Thiên sứ cũng như hãy tuân lệnh vị lãnh đạo trong số các ngươi.} (Chương 4 – An-Nisa, câu 59).
Nabi ﷺ nói:
« مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا ، فَهْوَ رَدٌّ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai làm một việc làm nào đó mà nó không nằm trong sứ mạng của Ta thì việc làm đó không được chấp nhận" (Albukhari và Muslim).
· Sự tôn vinh một cách thái quá, tôn kính quá độ đến mức sùng bái và thờ phượng thì không được phép. Nabi ﷺ nói:
« إِيَّاكُمْ وَالْغُلُوَّ فِى الدِّينِ فَإِنَّمَا أَهْلَكَ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمُ الْغُلُوُّ فِى الدِّينِ » رواه ابن ماجه وأحمد.
“Các ngươi hãy coi chừng sự thái quá trong tôn giáo bởi quả thật những người trước thời các ngươi đã bị hủy diệt bởi sự thái quá trong tôn giáo" (Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Thiên sứ của Allah ﷺ chỉ là một người bề tôi chứ không phải là Đấng thờ phượng, Người là vị Thiên sứ phải được tuân lệnh và đi thﷺo.
Và một trong những hình thức thái quá đối với Người ﷺ là hướng một sự thờ phượng nào đó đến Người ﷺ như cầu nguyện đến Người, cầu xin phúc lành nơi Người, tìm sự cứu rỗi nơi Người; và một trong những hình thức thái quá đối với Người ﷺ là tán dương và ca ngợi quá mức bởi vì Người đã nói:
« إِيَّاكُمْ وَالْغُلُوَّ فِى الدِّينِ فَإِنَّمَا أَهْلَكَ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمُ الْغُلُوُّ فِى الدِّينِ » رواه ابن ماجه وأحمد.
“Các ngươi hãy coi chừng sự thái quá trong tôn giáo bởi quả thật những người trước thời các ngươi đã bị hủy diệt bởi sự thái quá trong tôn giáo" (Ibnu Ma-jah và Ahmad).
+ + +
Câu hỏi 54: Giới luật về việc Du-a (cầu nguyện, khấn vái) đến Thiên sứ của Allah ﷺ tại mộ của Người?
Ø Trả lời: Du-a (cầu nguyện, khấn vái) đến Thiên sứ của Allah ﷺ tại mộ của Người là việc làm Shirk cho dù ở gần hay ở cách xa mộ của Người, bởi vì việc Du-a là hình thức thờ phượng chỉ được phép hướng đến một mình Allah I duy nhất. Allah I phán nghiêm cấm vị Nabi của Ngài:
﴿ وَلَا تَدۡعُ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَا لَا يَنفَعُكَ وَلَا يَضُرُّكَۖ فَإِن فَعَلۡتَ فَإِنَّكَ إِذٗا مِّنَ ٱلظَّٰلِمِينَ ١٠٦ ﴾ [سورة يونس: 106]
{Và chớ cầu nguyện ngoài Allah những kẻ không mang lại lợi ích cũng chẳng gây hại được Ngươi.} (Chương 10 – Yunus, câu 106).
Nabi ﷺ nói:
« إِنَّهُ لَا يُسْتَغَاثُ بِي وَإِنَّمَا يُسْتَغَاثُ بِاللهِ » الجوامع الكبير
“Quả thật, không được cầu xin phúc lành đến Ta mà chỉ được cầu xin phúc lành đến một mình Allah" (Al-Jawa-mia' Al-Kabir).
Người nào muốn được sự cầu xin ân xá của Thiên sứ ﷺ thì hãy làm thﷺo Sunnah của Người và hãy cầu xin Allah I ân xá cho y vào Ngày Phán Xét. Đây chính là điều mà Thiên sứ của Allah ﷺ yêu thích, Allah I phán:
﴿ قُلۡ إِن كُنتُمۡ تُحِبُّونَ ٱللَّهَ فَٱتَّبِعُونِي يُحۡبِبۡكُمُ ٱللَّهُ وَيَغۡفِرۡ لَكُمۡ ذُنُوبَكُمۡۚ وَٱللَّهُ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٣١ ﴾ [سورة آل عمران : 31]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Nếu các người yêu thương Allah thì hãy tuân thủ mệnh lệnh của Ta rồi Allah sẽ yêu thương các người và tha thứ tội lỗi cho các người. Bởi Allah là Đấng khoan dung và nhân từ} (Chương 3 – Ali-'Imran, câu 31).
+ + +
Câu hỏi 55: Giới luật về việc Du-a bên mộ của Nabi ﷺ?
Ø Trả lời: Du-a bên mộ Nabi ﷺ hướng mặt về ngôi mộ là không được phép cho dù là mộ của Nabi hay mộ của ai khác, bởi vì Allah I không qui định bất cứ nơi nào là Qiblah ngoài ngôi đền Ka'bah cả. Qiblah duy nhất cho người Muslim dù còn sống hay đã chết chỉ có một đó là ngôi đền Ka'bah. Còn khi nào người Muslim muốn cầu nguyện cho bản thân mình hay cầu nguyện cho người Muslim khác thì y hãy hướng mặt về Qiblah, đây là điều được giáo luật khuyến khích; còn nếu y muốn dâng lễ nguyện Salah thì bắt buộc y phải hướng mặt về Qiblah.
Ý nghĩa cho việc không được phép hướng mặt đến mộ trong lúc Du-a là bởi vì đó là phương tiện gắn kết trái tim với người chết và hướng những gì thuộc riêng một mình Allah I đến với ai (vật) khác ngoài Ngài.
+ + +
Câu hỏi 56: Khái niệm về Sihr và cho biết giới luật về nó cùng với bằng chứng giáo lý?
Ø Trả lời: Thﷺo nghĩa của từ Sihr là những gì bí ẩn và nhẹ nhàng, còn thﷺo thuật ngữ giáo lý thì Sihr có nghĩa là bùa chú và phép thuật làm ảnh hướng đến tinh thần, tâm hồn và thể xác của con ngươi như gây bệnh tật, làm chết người, và chia cắt tình nghĩa vợ chồng.
Việc học, tìm hiểu, nghiên cứu và hoạt động Sihr la Haram dẫn đến Kufr bởi Allah I đã phán:
﴿ وَٱتَّبَعُواْ مَا تَتۡلُواْ ٱلشَّيَٰطِينُ عَلَىٰ مُلۡكِ سُلَيۡمَٰنَۖ وَمَا كَفَرَ سُلَيۡمَٰنُ وَلَٰكِنَّ ٱلشَّيَٰطِينَ كَفَرُواْ يُعَلِّمُونَ ٱلنَّاسَ ٱلسِّحۡرَ ﴾ [سورة البقرة: 102]
{Và họ đã đi thﷺo những điều mà những tên Shaytan đã đọc (lệch lạc) về quyền lực của Sulayman. Và Sulayman đã không phủ nhận đức tin mà chính những tên Shaytan đã phủ nhận đức tin, chúng chỉ dạy nhân loại phép thuật.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 102).
Nabi ﷺ nói:
« اجْتَنِبُوا السَّبْعَ الْمُوبِقَاتِ » . قَالُوا يَا رَسُولَ اللهِ ، وَمَا هُنَّ قَالَ « الشِّرْكُ بِاللهِ ، وَالسِّحْرُ ، وَقَتْلُ النَّفْسِ الَّتِى حَرَّمَ اللهُ لإِلاَّ بِالْحَقِّ ، وَأَكْلُ الرِّبَا ، وَأَكْلُ مَالِ الْيَتِيمِ ، وَالتَّوَلِّى يَوْمَ الزَّحْفِ ، وَقَذْفُ الْمُحْصَنَاتِ الْمُؤْمِنَاتِ الْغَافِلاَتِ » رواه البخاري ومسلم.
“Hãy tránh bảy điều hủy hoại". Các vị Sahabah liền hỏi : “Thưa Thiên sứ của Allah, chúng là những gì ?". Thiên sứ nói: “Đó là shirk (tức gán cho Allah một đối tác ngàng hàng cùng với Ngài), ma thuật (bùa ngải), truất đi mạng sống mà Allah đã làm thành thiêng liêng ngoại trừ để thiết lập công lý, cho vay ăn lãi, xâm chiếm tài sản của con mồ côi, trốn chạy trên chiến trường, và vu khống những người phụ nữ đạo đức không giữ thân thể". (Albukhari và Muslim).
+ + +
Câu hỏi 57: Sihr (ma thuật, bùa ngải) là thực hay ảo tưởng?
Ø Trả lời: Một số Sihr là thực, có ảnh hưởng đến thể xác, tinh thần và tâm hồn, nó có thể làm cho bệnh, làm chết người, và chia rẽ một người với vợ (chồng ) của y. Nếu Sihr không thực thì chắc chắn Allah I đã không phán qui định rằng người dùng Sihr là người phủ nhận đức tin, đã không phán rằng y sẽ không có phần tốt đẹp nào ở Đời Sau cả và đã không ra lệnh bảo phải cầu xin Ngài chﷺ chở và bảo vệ khỏi nó.
Một số Sihr chỉ là ảo giác: những gì được thực hiện trước mắt của mọi người với những thứ chỉ mang tính ảo giác không thực hoặc với thủ thuật nhanh lẹ làm hoa mắt người nhìn. Loại Sihr này không gây hại đến thể xác mà chỉ là trò lừa và thủ thuật khéo léo
Và những hình thức Sihr với ý nghĩa gây ảo giác hay chỉ là những thủ thuật khéo léo để đánh lừa cái nhìn của người khác được gọi là ảo thuật hoặc trò bịp bợm trong cờ bạc. Và những hình thức Sihr ở dạng này giáo luật qui định là Haram chưa đến mức Kufr (vô đức tin).
+ + +
Câu hỏi 58: Việc Nabi ﷺ bị Sihr có phải là thực không? Và ai đã làm Sihr hại Người?
Ø Trả lời: Chuyện Nabi ﷺ bị Sihr là sự thực. Kẻ đã làm Sihr hại Người chính là một người Do thái tên Lubaid bin Al-A'sam. Hắn đã làm một cái gút thắt từ vỏ thân cây chà là khô và đặt nó vào trong cái giếng, tuy nhiên, Allah I đã gởi xuống hai vị Thiên thần gỡ Sihr đó cho Nabi ﷺ và họ đã cho Người biết kẻ đã làm Sihr hại Người cũng như cho biết chỗ của cái gút thắt và bảo Người cầu xin Allah I chﷺ chở. Và Allah I đã mặc khải hai chương Kinh: Al-Falaq và Annas (được gọi là hai chương Isti'a-zdah tức cầu sự chﷺ chở nơi Allah thoát khỏi điều xấu), với hai chương Kinh này Allah I đã giải Sihr cho Nabi ﷺ, và hai chương Kinh này trở thành những lời niệm chú cho cộng đồng tín đồ của Nabi Muhammad ﷺ để tránh tà ma và bủa ngải.
+ + +
Câu hỏi 59: Việc Nabi ﷺ bị Sihr có mâu thuẫn với vị thế Nabi của Người không?
Ø Trả lời: Việc Nabi ﷺ bị Sihr không mâu thuẫn cũng như không phủ nhận vị thế Nabi của Người bởi vì Sihr không thể ảnh hưởng đến trí tuệ và sự nhận thức và tinh thần của Người mà nó chỉ ảnh hưởng đến thân xác của Người ﷺ mà thôi. Hơn nữa, Allah I là Đấng bảo toàn cho Lời Mặc Khải của Ngài như Ngài đã phán:
﴿ إِنَّا نَحۡنُ نَزَّلۡنَا ٱلذِّكۡرَ وَإِنَّا لَهُۥ لَحَٰفِظُونَ ٩ ﴾ [سورة الحجر:9]
{Quả thật, TA (Allah) đã ban lời nhắc nhở (Qur'an) xuống và TA sẽ luôn bảo quản nó} (Chương 15 – Al-Hijr, câu 9).
Việc Sihr làm ảnh hưởng đến thể xác của Nabi ﷺ là bằng chứng rõ ràng và mạnh mẽ chứng minh Nabi ﷺ chỉ là một con người phàm tục giống như bao người phàm khác, rằng Người cũng phải đối mặt với những bệnh tật, nhưng tai kiếp mà những người phàm khác phải đối mặt. Và bằng chứng co việc Allah I ban đặc ân cho Người ﷺ là Ngài đã cho Người thoát khỏi tác hại của Sihr, và đây cũng là bằng chứng rằng Sihr đã thực sự xảy ra đối với Người ﷺ và cũng là nguyên nhân mà giáo luật qui định việc niệm chú và cầu xin chﷺ chở từ Allah I tránh khỏi Sihr và những điều xấu.
Quả thật, Nabi ﷺ đã tìm sự cứu rỗi nơi Allah I để thoát khỏi những điều gây hại và điều xấu giống như bao người phàm tục khác tìm sự cứu rỗi nơi Ngài.
Và mọi sự việc xảy ra đều do sự cho phép của Allah I như Ngài đã phán:
﴿ وَمَا هُم بِضَآرِّينَ بِهِۦ مِنۡ أَحَدٍ إِلَّا بِإِذۡنِ ٱللَّهِۚ ﴾ [سورة البقرة: 102]
{Và họ (những người làm bùa thuật) không hại được ai ngoài trừ có phép của Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 102).
+ + +
Câu hỏi 60: Giới luật về việc dùng phương pháp trị liệu bằng Sihr?
Ø Trả lời: Việc dùng phương pháp điều trị bằng Sihr là không được phép trong Islam bởi vị nó liên quan đến đức tin Iman. Nếu dùng Sihr để giải Sihr thì việc làm đó hủy hoại đức tin Iman, cũng chính vì vậy nên Allah I đã sắc lệnh qui định niệm chú và cầu xin Ngài chﷺ chở để giải Sihr và những điều gây hại khác. Trong một Hadith được ghi lại, khi Thiên sứ của Allah ﷺ được hỏi về việc Annushrah thì Người nói:
« هُوَ مِنْ عَمَلِ الشَّيْطَانِ » رواه أبو داود وأحمد.
“Đấy là việc làm của Shaytan" (Abu Dawood và Ahmad).
Annushrah là hình thức giải Sihr, có hai dạng:
Dạng thứ nhất: Dùng Sihr giải Sihr, hình thức này là người làm Sihr và bị Sihr đều nhờ vả đến sự giúp đỡ của Shaytan, đây là hình thức giải Sihr không được phép.
Dạng thứ hai: Giải Sihr bằng niệm chú, cầu xin Allah I chﷺ chở, cùng với những lời Du-a thﷺo giáo lý và những phương thuốc điều trị được phép, đây là hình thức giải Sihr được phép.
Và một số lời niệm chú cũng như cách giải Sihr thﷺo giáo lý Islam:
Ä Đọc chương: (قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلۡفَلَقِ) và (قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلنَّاسِ).
Ä Một số học giả nói: giã nhuyễn lá táo lấy nước pha vào nước lã rồi đọc: Ayah Kursi (câu 225 của chương Albaqarah), ba chương Kinh (112, 113, 114): (قُلۡ هُوَ ٱللَّهُ أَحَدٌ) (قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلۡفَلَقِ), (قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلنَّاسِ) và các câu Kinh dưới đây:
﴿ فَوَقَعَ ٱلۡحَقُّ وَبَطَلَ مَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١١٨ فَغُلِبُواْ هُنَالِكَ وَٱنقَلَبُواْ صَٰغِرِينَ ١١٩ وَأُلۡقِيَ ٱلسَّحَرَةُ سَٰجِدِينَ ١٢٠ قَالُوٓاْ ءَامَنَّا بِرَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٢١ رَبِّ مُوسَىٰ وَهَٰرُونَ ١٢٢ ﴾ [سورة الأعراف: 118 - 122]
﴿ مَا جِئۡتُم بِهِ ٱلسِّحۡرُۖ إِنَّ ٱللَّهَ سَيُبۡطِلُهُۥٓ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يُصۡلِحُ عَمَلَ ٱلۡمُفۡسِدِينَ ٨١ وَيُحِقُّ ٱللَّهُ ٱلۡحَقَّ بِكَلِمَٰتِهِۦ وَلَوۡ كَرِهَ ٱلۡمُجۡرِمُونَ ٨٢ ﴾ [سورة يونس: 81، 82]
﴿ إِنَّمَا صَنَعُواْ كَيۡدُ سَٰحِرٖۖ وَلَا يُفۡلِحُ ٱلسَّاحِرُ حَيۡثُ أَتَىٰ ٦٩ ﴾ [سورة طه: 69]
ü Sau đó, thổi phun nhẹ ba lần vào nước lá táo (hoặc nước lã) rồi dùng nó tắm cho người bệnh .. Insha-Allah, với cách này, người bệnh sẽ được Allah I giải thoát khỏi Sirh.
+ + +
Câu hỏi 61: Tairah là gì và giới luật qui định thế nào về sự việc này?
Ø Trả lời: Tairah có nghĩa là tin rằng các loài chim nào đó là điềm báo cho điều tốt hay xấu, họ tin rằng nếu gặp một loài chim nào đó bay đến thﷺo một hướng nào đó thì sẽ mang điều tốt hay điều xấu nào đó, chẳng hạn như nếu chim bay đến thﷺo hướng bên phải thì đó là điềm báo cho một điều tốt lành và may mắn, còn nếu như con chim đó bay đến thﷺo hướng bên trái thì đó là điềm báo cho một điều xấu và rủi ro. Đây là niềm tin sai lệch không có cơ sở giáo lý, niềm tin sai lệch này đã có từ thời của Fir'aun (Pharaon) và những người của thời kỳ ngu muội (trước Islam). Allah I đã bác bỏ niềm tin sai lệch này và Ngài bắt buộc những người có đức tin phải gắn trái tim của họ với Ngài và tin nơi Ngài, còn tất cả tạo vật chẳng có quyền năng mang lại điều lành hay gây điều dữ. Allah I phán phủ nhận niềm tin sai lệch của Fir'aun và đồng bọn của hắn về những điều mà hắn và đồng bọn của hắn cho rằng là điềm báo xấu:
﴿ وَإِن تُصِبۡهُمۡ سَيِّئَةٞ يَطَّيَّرُواْ بِمُوسَىٰ وَمَن مَّعَهُۥٓۗ أَلَآ إِنَّمَا طَٰٓئِرُهُمۡ عِندَ ٱللَّهِ وَلَٰكِنَّ أَكۡثَرَهُمۡ لَا يَعۡلَمُونَ ١٣١ ﴾ [سورة الأعراف: 131]
{Và khi chúng gặp điều bất hạnh chúng đổ tội cho Musa và những ai thﷺo Y đã mang điều xui xẻo đến nhưng thực chất đối với Allah điều xui xẻo chỉ là của chúng, nhưng đa số bọn chúng không biết.} (Chương 7 – Al-Araf, câu 131).
Khi chúng gặp chuyện chẳng lành thì chúng đổ tội cho Nabi Musa u và các tín đồ của Người, chúng bảo rằng sự xui xẻo là đến từ nơi Người và các tín đồ của Người. Allah I đã nói cho chúng biết rằng Nabi Musa u chỉ mang đến điều tốt đẹp và phúc lành, và Ngài cho chúng biết rằng những điều xấu và không may mà chúng gặp phải là bởi vì chúng đã không tin và làm thﷺo Musa nên đó là nguyên nhân Allah trừng phạt chúng {nhưng thực chất đối với Allah điều xui xẻo chỉ là của chúng}.
Như vậy, những điều xấu xảy ra cho Fir'aun và đồng bọn của hắn là do những hành động và việc làm xấu xa và tội lỗi của họ nhưng họ là không nhận thấy lỗi lầm và sai trái của họ. Allah I phán:
﴿ وَلَٰكِنَّ أَكۡثَرَهُمۡ لَا يَعۡلَمُونَ ١٣١ ﴾ [سورة الأعراف: 131]
{Nhưng đa số bọn chúng không biết.} (Chương 7 – Al-Araf, câu 131).
﴿ قَالُوٓاْ إِنَّا تَطَيَّرۡنَا بِكُمۡۖ لَئِن لَّمۡ تَنتَهُواْ لَنَرۡجُمَنَّكُمۡ وَلَيَمَسَّنَّكُم مِّنَّا عَذَابٌ أَلِيمٞ ١٨ قَالُواْ طَٰٓئِرُكُم مَّعَكُمۡ أَئِن ذُكِّرۡتُمۚ بَلۡ أَنتُمۡ قَوۡمٞ مُّسۡرِفُونَ ١٩ ﴾ [سورة يس: 18، 19]
{Họ bảo: “Chúng tôi thấy có điềm xui nơi các ông. Nếu các ông không chịu ngưng thì chắc chắn chúng tôi sẽ ném đá giết các ông và chắc chắn chúng tôi sẽ áp dụng hình phạt đau đớn với các ông".(Các sứ giả đáp): “Điềm xui của quí vị là do nơi quí vị. Sao quí vị cho là điều xui khi được nhắc nhở. Không, quí vị đúng là một đám người phạm mọi thứ tội.} (Chương 36 – Yasin, câu 18, 19).
Nabi I nói:
« الطِّيَرَةُ شِرْكٌ الطِّيَرَةُ شِرْكٌ » رواه أبو داود.
“Tairah là Shirk, Tairah là Shirk" (Abu Dawood).
v Tóm lược: Những gì con người lấy làm nguyên nhân trong khi Allah I không coi đó là nguyên nhân thì đó là tiểu Shirk còn nếu như y tin rằng nó mang lại điều lành và ban điều dữ thì y đã phạm vào đại Shirk. Quả thật, Nabi ﷺ đã dạy cách giải tỏa đối với ai nhìn thấy hay nghﷺ thấy một điều gì đó không tốt đẹp bằng lời niệm chú:
« اللَّهُمَّ لاَ يَأْتِى بِالْحَسَنَاتِ إِلاَّ أَنْتَ وَلاَ يَدْفَعُ السَّيِّئَاتِ إِلاَّ أَنْتَ وَلاَ حَوْلَ وَلاَ قُوَّةَ إِلاَّ بِكَ » رواه أبو داود.
“Ollo-humma la ya'ti bil-hasana-t illa anta wa la yadfa'u assayyi-at illa anta wa la hawla wa la quwata illa bika"
“Lạy Allah, không có điều tốt đẹp và phúc lành nào đến ngoài sự cho phép của Ngài, và không có một điều xấu nào được xua tan ngoài quyền năng của Ngài, và không có một quyền lực hay sức mạnh nào ngoài Ngài" (Abu Dawood).
Và khi nào có một điều gì đó không tốt lành xảy đến với bản thân người Muslim thì y hãy nói:
« اللَّهُمَّ لاَ خَيْرَ إِلاَّ خَيْرُكَ وَلاَ طَيْرَ إِلاَّ طَيْرُكَ وَلاَ إِلَهَ غَيْرُكَ » رواه أحمد.
“Ollo-humma la khoiro illa khoiruka wa la toiro illah toiruka wa la Ila-ha ghoiruka"
“Lạy Allah, quả thật không điều tốt lành ngoài điều tốt lành của Ngài, không có điều xấu nào ngoài sự an bài của Ngài và không Thượng Đế nào ngoài Ngài" (Ahmad).
+ + +
Câu hỏi 62: Sự khác biệt giữa điềm xấu và điềm tốt?
Ø Trả lời: Sự khác biệt giữa điềm xấu và điềm tốt: điềm xấu là cách nghĩ xấu về Allah I, hướng một điều gì đó thuộc về Ngài đến ai (vật) khác Ngài, gắn nối trái tim với tạo vật không ban lợi cũng chẳng gây hại, còn điềm tốt là cách nghĩ tốt nơi Allah I, tin rằng Ngài luôn đáp lại những mong muốn. Nghĩ tốt về Allah I là điều được yêu cầu còn nghĩ xấu về Ngài là điều bị nghiêm cấm; nghĩ tốt về Allah I là một phần của đức tin Iman và là đặc điểm của người có đức tin, còn nghĩ xấu về Ngài là bản chất và đặc điểm của Nifaq (giả tạo) và những người Munafiq.
Allah I phán:
﴿ بَلۡ ظَنَنتُمۡ أَن لَّن يَنقَلِبَ ٱلرَّسُولُ وَٱلۡمُؤۡمِنُونَ إِلَىٰٓ أَهۡلِيهِمۡ أَبَدٗا وَزُيِّنَ ذَٰلِكَ فِي قُلُوبِكُمۡ وَظَنَنتُمۡ ظَنَّ ٱلسَّوۡءِ وَكُنتُمۡ قَوۡمَۢا بُورٗا ١٢ ﴾ [سورة الفتح: 12]
{Không, các ngươi nghĩa rằng Sứ giả (của Allah) và những người có đức tin sẽ không bao giờ trở về gặp gia đình, và điều đó làm cho các ngươi cảm thấy khoan khoái trong lòng và cac snguowi đã có tư tưởng xấu; và các ngươi là một đám người sắp bị suy vong.} (Chương 48 – Al-Fath, câu 12).
Và sự suy nghĩ tốt lành là biểu hiện của sự lạc quan chẳng hạn như đề cập đến lời nói tốt lành hoặc biểu hiện hành vi tốt đẹp với hy vọng điều tốt đẹp nơi Thượng Đế và cầu xin Ngài phúc lành giống như một người bị bệnh khi y nghﷺ được lời nói bình an và lành bệnh thì y tinh thần của y sẽ trở nên tốt hơn vì y hy vọng nơi điều tốt lành ở Thượng Đế của y.
Và điềm xấu khiến tinh thần bi quan bị nghiêm cấm trong giáo lý, hình ảnh thí dụ cho điều này chẳng hạn như một người khi bắt đầu chuyến đi xa hay vào đầu ngày y nhìn thấy một người tật nguyền: người què hay người mù thì y trở nên lo lắng và cho rằng đó là điềm báo xấu và rủi ro cho chuyến đi xa hay cho ngày hôm đó và y đã hủy chuyến đi hoặc cẩn trọng cho ngày hôm đó. Đây là niềm tin lệch lạc bị nghiêm cấm. Do đó, người Muslim hãy nên kính sợ Allah I và tìm lấy những nguyên nhân được giáo lý cho phép.
Một hình thức tin vào điềm báo xấu bị nghiêm cấm là tìn vào thời gian nào đó, giờ khắc nào đó sẽ không tốt lành cho chuyến đi xa hoặc không tốt lành cho một công việc nào đó, chẳng hạn như không đi xa vào tháng Safar hay không cưới gả vào tháng Shauwal và vào ngày thứ tư. Nabi ﷺ nói:
« لاَ عَدْوَى وَلاَ طِيَرَةَ وَلاَ هَامَةَ وَلاَ صَفَرَ » رواه البخاري ومسلم.
“Chẳng phải do truyền nhiễm, chẳng có điềm gở, chẳng do chim cú hay do tháng Safar" (Albukhari và Muslim).
Mọi sự vật và thời gian đều là tạo vật của Allah I chẳng có quyền năng ban lợi hay gây hại bất cứ điều gì.
v Có một vấn đề cần làm rõ, đó là một số người vẫn còn thắc mắc về lời di huấn của Nabi ﷺ:
« إِنْ كَانَ التَّشَاؤُم فَفِيْ ثَلَاثِ: فِيْ الدَّابَةِ وَالْمَرْأَةِ أَوْ البَقْعَةِ »
“Nếu có sự bi quan thì chỉ với ba thứ: vật cưỡi, phụ nữ và nơi chốn"
Sự bi quan muốn nói trong Hadith này không mang ý nghĩa là được phép tin rằng ba thứ này là điềm báo cho điều xấu, mà nó chỉ mang y nghĩa rằng được phép rời xa và từ bỏ ba thứ này nếu gặp phải trở ngại, chẳng hạn như người Muslim được phép bán con vật cưỡi của mình, được phép ly dị vợ của y và được phép bán nơi ở của mình.
Allah I phán:
﴿ وَإِذَا رَأَيۡتَ ٱلَّذِينَ يَخُوضُونَ فِيٓ ءَايَٰتِنَا فَأَعۡرِضۡ عَنۡهُمۡ حَتَّىٰ يَخُوضُواْ فِي حَدِيثٍ غَيۡرِهِۦۚ وَإِمَّا يُنسِيَنَّكَ ٱلشَّيۡطَٰنُ فَلَا تَقۡعُدۡ بَعۡدَ ٱلذِّكۡرَىٰ مَعَ ٱلۡقَوۡمِ ٱلظَّٰلِمِينَ ﴾ [سورة الأنعام: 68]
{Và khi Ngươi thấy những kẻ đâm đầu cãi nhau một cách vô ích về các Lời mặc khải của TA thì hãy lánh xa họ cho đến khi họ đổi sang câu chuyện khác, còn nếu Shaytan làm cho Ngươi quên việc đó thì sau khi nhớ lại Ngươi chớ ngồi chung với những kẻ làm điều sai quấy.} (Chương 6 – Al-An'am, câu 68).
Chúng ta được phép tránh xa những điều là nguyên nhân gây điều xấu và đó không phải là niềm tin vào điềm gở, bởi vì điềm gở có nghĩa là tin rằng nó sẽ mang lại điều rủi ro trong khi nó chẳng liên quan gì.
Câu hỏi 63: Tawassul là gì và giới luật qui định thế nào?
Ø Trả lời: Tawassul là việc dùng phương tiện nào đó để đến gần Allah I. Người bề tôi không được phép dùng bất cứ phương tiện nào không nằm trong sự cho phép của giáo lý, và một trong những phương tiện đến gần Allah I được phép dùng là qua các tên gọi hoàn mỹ và các thuộc tính tối cao của ngài. Ngài I phán:
﴿ وَلِلَّهِ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰ فَٱدۡعُوهُ بِهَاۖ ﴾ [سورة الأعراف: 180]
{Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất, bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó.} (Chương 7 – Al-'Araf, câu 180).
Và một trong những phương tiện khác được phép dùng để đến gần Allah I là các việc làm ngoan đạo và thiện tốt. Allah I phán:
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ وَٱبۡتَغُوٓاْ إِلَيۡهِ ٱلۡوَسِيلَةَ وَجَٰهِدُواْ فِي سَبِيلِهِۦ لَعَلَّكُمۡ تُفۡلِحُونَ ٣٥ ﴾ [سورة المائدة: 35]
{Này hỡi những người có đức tin! Các ngươi hãy kính sợ Allah và hãy tìm phương cách hướng về Ngài và hãy chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Ngài để may ra các ngươi được thành đạt.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 35).
﴿ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ يَدۡعُونَ يَبۡتَغُونَ إِلَىٰ رَبِّهِمُ ٱلۡوَسِيلَةَ أَيُّهُمۡ أَقۡرَبُ﴾[سورة الإسراء: 57]
{Những thần linh mà chúng cầu nguyện cũng sẽ tìm phương cách để được đến gặp Thượng Đế của họ và cũng thi đua nhau xﷺm ai trong họ là người gần Thượng Đế nhất.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 57).
Và như đã biết những phương cách đến gần Allah I của các vị Nabi ﷺ là những việc làm ngoan đạo, thiện tốt và phục tùng, chấp hành mệnh lệnh của Ngài. Và đây là bằng chứng phủ nhận tất cả những ai (vật) được thờ phượng ngoài Allah cũng như những ai (vật) được nhờ vả can thiệp để đến gần Ngài. Điều mà giáo lý yêu cầu là hãy dùng phương cách thﷺo đúng đường lối của các vị Nabi ﷺ, hãy thực hành thﷺo những gì được ra lệnh và từ bỏ những gì bị ngăn cấm. Allah I phán:
﴿ رَبَّنَآ ءَامَنَّا بِمَآ أَنزَلۡتَ وَٱتَّبَعۡنَا ٱلرَّسُولَ فَٱكۡتُبۡنَا مَعَ ٱلشَّٰهِدِينَ ٥٣ ﴾ [سورة آل عمران: 53]
{Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Bầy tôi tin tưởng nơi điều mà Ngài đã ban xuống và bầy tôi tuân thﷺo Sứ giả (Ysa). Bởi thế, xin Ngài ghi tên của bầy tôi cùng với các nhân chứng của sự thật.} (Chương 3 – Ali- Imran, câu 53).
﴿ رَّبَّنَآ إِنَّنَا سَمِعۡنَا مُنَادِيٗا يُنَادِي لِلۡإِيمَٰنِ أَنۡ ءَامِنُواْ بِرَبِّكُمۡ فََٔامَنَّاۚ رَبَّنَا فَٱغۡفِرۡ لَنَا ذُنُوبَنَا وَكَفِّرۡ عَنَّا سَئَِّاتِنَا وَتَوَفَّنَا مَعَ ٱلۡأَبۡرَارِ ١٩٣ ﴾ [سورة آل عمران: 193]
{Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Bầy tôi đã nghﷺ lời kêu gọi của một vị gọi mời đến với đức tin Iman, bảo rằng các người hãy tin nơi Thượng Đế của các người thế là bầy tôi đã tin tưởng. Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài tha thứ tội lỗi cho bầy tôi và xóa bỏ những việc làm xấu xa của bầy tôi và xin Ngài hãy bắt hồn bầy tôi ra đi cùng với những người ngoan đạo.} (Chương 3 – Ali – Imran, câu 193).
Và một trong các phương cách được phép hướng về Allah I là phương cách của ba người bị kẹt trong hang núi khi bị một tảng đá to rơi xuống đậy lấp miệng hang. Họ đã hướng về Ngài bằng các việc làm ngoan đạo của họ, người đầu tiên đã hướng về Ngài bằng sự hiếu thảo với cha mẹ, người thứ hai hướng về Ngài bằng việc luôn tránh việc ăn đồ Haram và người thứ ba thì hướng về Ngài bằng việc nói không với Zina khi đã sẵn sàng vào cuộc. Mỗi người họ đều nói: Lạy Allah, nếu Ngài biết rằng quả thật bề tôi làm như thế là chỉ vì muốn được Ngài hài lòng thì xin Ngài hãy giải thoát bầy tôi khỏi khó khăn mà bầy tôi đang gặp phải. Thế là tảng đá từ từ nhích ra và họ thoát ra ngoài.
Sau đây là toàn bộ Hadith về câu chuyện của ba người này:
Ông Abu Abdurrahman, Abdullah bin Umar t thuật lại, tôi đã nghﷺ Thiên sứ của Allah ﷺ nói: “Trước thời của các ngươi có ba người lữ hành vào trú đêm trong một hang núi vì mưa to, không may có một tảng đá to từ trên núi lăn xuống miệng hang làm cho ba người không thể ra ngoài được, họ bị kẹt trong hang núi đó. Lúc ấy họ khuyên bảo với nhau : - Quả thật không ai có thể cứu thoát chúng ta khỏi tảng đá này ngoài việc khẩn nguyện cầu xin Allah với những việc làm tốt của chúng ta.
Thế là người thứ nhứt cầu nguyện, nói: “Lạy Thượng Đế, bề tôi đã từng có cha mẹ già lớn tuổi sống chung, bề tôi chưa hề để ai dùng bữa sữa tối trước hai người họ. Có một ngày vì phải đi tìm cỏ trên cánh đồng xa nên bề tôi về muộn, nhưng khi vừa về đến nhà thì bề tôi vội đi vắt sữa dê ngay để hầu bữa tối cho cha mẹ nhưng cha mẹ bề tôi đã ngủ say. Bề tôi không muốn đánh thức cha mẹ dậy cũng như không muốn ai dùng bữa tối trước họ. Vì thế, bề tôi đã cầm trên tay nồi sữa và đứng đợi cho đến hừng đông để cha mẹ khi thức dậy có thể dùng ngay. Lạy Thượng Đế, bề tôi làm như thế là chỉ để làm đẹp lòng Ngài, vậy xin Ngài hãy cứu bầy tôi ra khỏi tảng đá này". Dứt lời, tảng đá nhích ra một ít nhưng họ vẫn chưa thể ra được.
Người thứ hai tiếp tục khấn nguyện, nói: “Lạy Thượng Đế, bề tôi đã từng yêu say đắm cô nàng ﷺm họ và tha thiết muốn được ân ái với nàng, nhưng nàng luôn khước từ bề tôi. Cho đến khi vào một năm hạn hán thì nàng tìm đến bề tôi, bề tôi mới trao cho nàng 120 đồng vàng với điều kiện là nàng phải bằng lòng sự đòi hỏi của bề tôi và nàng đã bằng lòng. Nhưng đến lúc bề tôi đặt hai tay lên đùi nàng thì nàng bảo: - Hãy kính sợ Allah, đừng cởi chiếc nhẫn của người con gái khi chưa có quyền (không phải là chồng). Lúc ấy, lập tức bề tôi rời khỏi nàng mặc dù nàng là người mà bề tôi yêu thích nhất, bề tôi cũng bỏ hẳn số tiền vàng mà đã trao nàng. Lạy Thượng Đế, bề tôi làm thế chỉ vì để làm hài lòng Ngài thì xin Ngài hãy cứu bày tôi thoát khỏi tảng đá này". Một lần nữa tảng đá nhích ra thêm một chút nhưng vẫn chưa đủ để ba người thoát ra ngoài.
Người cuối cùng tiếp tục cầu nguyện, nói: “Lạy Thượng Đế, bề tôi đã từng thuê người làm công và đều trả tiền công đầy đủ cho họ. Nhưng chỉ còn lại một người bỏ đi mà không biết lý do gì không nhận tiền công, bề tôi đã lấy số tiền đó đầu tư cho đến khi nó trở thành một tài sản lớn thì người đó quay lại tìm bề tôi và bảo: - Hởi bề tôi của Allah, hãy hoàn trả tiền công cho tôi !!! Bề tôi nói với y: - Tất cả những gì anh thấy từ đàn lạc đà, bò, cừu, dê và những người hầu đều là tiền công của anh. Y nói : - Anh không đùa với tôi chứ hỡi người bề tôi của Allah ? Bề tôi nói: - Tôi không đùa, tất cả đều là của anh. Thế là, người đó đã lấy hết tất cả không chừa lại một thứ gì. Lạy Thượng Đế, bề tôi làm thế chỉ để làm hài lòng Ngài thì xin Ngài hãy cứu bầy tôi thoát khỏi tảng đá này". Dứt lời, tảng đá nhích ra đủ để bà người họ thoát ra ngoài" (Albukhari, Muslim).
Một phương cách thứ ba được phép hướng về Allah I, đó là nhờ vả một người ngoan đạo còn sống trên thế gian cầu xin Allah I giùm. Đây là hình thức được phép, bằng chứng cho điều này là một người dân quê ở sa mạc đã nhờ Thiên sứ của Allah ﷺ cầu xin Allah I ban mưa. Ngài đã đáp lại lời cầu xin của Người ﷺ cho một đám mưa xuống kéo dài liên tục mấy ngày liền đến nỗi người đàn ông sa mạc đó phải nhờ Người cầu xin Ngài cho ngừng mưa vào thứ sáu kế tiếp, và Người đã cầu xin Ngài cho ngừng mưa và Ngài đã cho ngừng mưa. Một bằng chứng khác, Umar t đã từng yêu cầu Abbas cầu xin Allah I ban mưa xuống.
Như vậy, hình thức tawassul được phép chỉ có ba hình thức:
1- Tawassul với các tên gọi và các thuộc tính của Allah.
2- Tawassul với các việc làm ngoan đạo và thiện tốt.
3- Tawassul bằng lời cầu nguyện của một người ngoan đạo còn sống trên thế gian.
+ + +
Câu hỏi 64: Shafa'ah là gì? Các dạng Shafa'ah và trình bày dạng nào được phép và không được phép cùng với bằng chứng giáo lý?
Ø Trả lời: Shafa'ah thﷺo nghĩa của từ có nghĩa là sự can thiệp, còn trong Qur'an có nghĩa là phương tiện để đạt được điều mong muốn và nó được gọi là trung giang.
Shafa'ah thﷺo Qur'an và Sunnah được chia là hai loại: Shafa'ah bị phủ định và Shafa'ah được khẳng định. Và con người đối với Shafa'ah được chia thành hai thành phần: thành phần thứ nhất là những người khẳng định Shafa'ah một cách hoàn toàn tức họ cho rằng sự can thiệp ở Đời Sau giống như sự can thiệp ở đời trần tục này, họ chính là những người thờ đa thần (Mushrik) và những người Thiên Chúa, mỗi khi họ có chuyện gì họ cầu xin những vị mà họ cho rằng có quyền năng can thiệp với Allah I giùm họ; thành phần thứ hai là những người phủ nhận Shafa'ah một cách hoàn toàn, họ chính là những người Do thái và một số tín đồ Bid'ah thuộc cộng đồng tín đồ của Nabi Muhammad ﷺ, họ không tin có sự Shafa'ah nào cả.
Thành phần khẳng định Shafa'ah một cách hoàn toàn như những người thờ đa thần, những người Thiên Chúa, họ luôn tôn kính thái quá đối với các vị Nabi, các Thiên thần và những người ngoan đạo, họ cho rằng những vị này luôn can thiệp giùm cho họ khi họ cầu xin; còn một số người Bid'ah thì phủ nhận nó tất cả ngoại trừ Shafa'ah vào Ngày Phán Xét.
Riêng phái Sunnah và Jama'ah nói: Shafa'ah có hai dạng: Shafa'ah không được thừa nhận từ các hình thức, các loại mà những người thờ đa thần và những người Thiên Chúa đã khẳng định như Allah I đã phán:
﴿ فَمَا تَنفَعُهُمۡ شَفَٰعَةُ ٱلشَّٰفِعِينَ ٤٨ ﴾ [سورة المدثر: 48]
{Bởi thế, không một sự can thiệp nào của những người can thiệp có thể giúp ích được cho chúng.} (Chương 74 – Al-Muddaththir, câu 48).
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِمَّا رَزَقۡنَٰكُم مِّن قَبۡلِ أَن يَأۡتِيَ يَوۡمٞ لَّا بَيۡعٞ فِيهِ وَلَا خُلَّةٞ وَلَا شَفَٰعَةٞۗ وَٱلۡكَٰفِرُونَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٢٥٤ ﴾ [سورة البقرة: 254]
{Hỡi những người có đức tin! Hãy chi dùng tài sản mà TA (Allah) đã cung cấp cho các ngươi (để làm việc thiện) trước khi xảy ra Ngày mà sẽ không có việc mua bán đổi chác, sẽ không có tình bạn hữu nghị (bao chﷺ cho nhau) và cũng sẽ không có sự can thiệp nào. Và những kẻ không có đức tin là những kẻ làm điều sai quấy.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 254).
﴿ وَأَنذِرۡ بِهِ ٱلَّذِينَ يَخَافُونَ أَن يُحۡشَرُوٓاْ إِلَىٰ رَبِّهِمۡ لَيۡسَ لَهُم مِّن دُونِهِۦ وَلِيّٞ وَلَا شَفِيعٞ لَّعَلَّهُمۡ يَتَّقُونَ ٥١ ﴾ [سورة الأنعام: 51]
{Và hãy dùng Nó (Qur'an) để cảnh báo những ai sợ việc sẽ bị tập trung trình diện trước Thượng Đế của họ, rằng sẽ không có một người bảo hộ hay một người can thiệp nào ngoài Ngài có thể giúp đỡ họ được. Mục đích để cho họ sợ Allah mà giữ mình khỏi phạm tội.} (Chương 6 – Al-An'am, câu 51).
Shafa'ah được khẳng định có hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất: Sự cho phép của Allah I đến người can thiệp để y có quyền can thiệp (cầu xin sự ân xá nơi Allah).
Điều kiện thứ hai: Sự hài lòng của Allah I đối với người được cầu xin ân xá.
Allah I phán:
﴿ وَلَا يَشۡفَعُونَ إِلَّا لِمَنِ ٱرۡتَضَىٰ ﴾ [سورة الأنبياء: 28]
{Và họ không thể can thiệp giùm cho ai được ngoại trừ người nào mà Ngài hài lòng.} (Chương 21 – Al-Ambiya', câu 28).
﴿ مَن ذَا ٱلَّذِي يَشۡفَعُ عِندَهُۥٓ إِلَّا بِإِذۡنِهِۦۚ ﴾ [سورة البقرة: 255]
{Ai là người có thể can thiệp được với Ngài nếu không có phép của Ngài?} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 255).
﴿ وَكَم مِّن مَّلَكٖ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ لَا تُغۡنِي شَفَٰعَتُهُمۡ شَيًۡٔا إِلَّا مِنۢ بَعۡدِ أَن يَأۡذَنَ ٱللَّهُ لِمَن يَشَآءُ وَيَرۡضَىٰٓ ٢٦﴾ [سوروة النجم: 26]
{Và có bao nhiêu Thiên thần trong các tầng trời mà sự can thiệp chẳng có kết quả gì trừ phi Allah chấp thuận cho ai mà Ngài muốn và hài lòng.} (Chương 53 – Annajm, câu 26).
Allah I phủ nhận tất cả những sự can thiệp nào mà Ngài không cho phép, Ngài phán:
﴿ قُلِ ٱدۡعُواْ ٱلَّذِينَ زَعَمۡتُم مِّن دُونِ ٱللَّهِ لَا يَمۡلِكُونَ مِثۡقَالَ ذَرَّةٖ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَلَا فِي ٱلۡأَرۡضِ وَمَا لَهُمۡ فِيهِمَا مِن شِرۡكٖ وَمَا لَهُۥ مِنۡهُم مِّن ظَهِيرٖ ٢٢ وَلَا تَنفَعُ ٱلشَّفَٰعَةُ عِندَهُۥٓ إِلَّا لِمَنۡ أَذِنَ لَهُۥۚ ﴾ [سورة سبأ: 22 ، 23]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Hãy cầu nguyện ngoài Allah những kẻ mà các người xác nhận là thần linh của các người. Chúng chẳng kiểm soát được một vật gì trong các tầng trời và trái đất cho dù đó chỉ là sức nặng của một hạt nguyên tử đi chăng nữa; và chúng cũng không có sự hợp tác nào trong trời đất; và trong bọn chúng không có một tên nào là vị ủng hộ của Ngài cả. Và việc can thiệp với Ngài (Allah) chẳng có hiệu lực gì trừ phi với ai mà Ngài cho phép.} (Chương 34 – Saba', câu 22, 23).
Một số vị học giả nói: quả thật câu Kinh này đã cắt đứt các sợi mạch Shirk trong các trái tim khi họ cho rằng Shafa'ah không cần đến hai điều kiện trên hoặc họ phủ nhận hoàn toàn sự Shafa'ah.
Những người sẽ hưởng được quyền được cầu xin ân xá là những người chết trong Tawhid như Hadith được ghi lại rằng khi Nabi ﷺ được hỏi ai là người đáng nhận được sự cầu xin ân xá của Người thì Người nói: “Ai nói lời tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) một cách trung thực bằng cả trái tim của y".
Shafa'ah được khẳng định có nhiều loại:
ü Đại Shafa'ah là sự cầu xin ân xá của Nabi ﷺ vào lúc Phán Xét, sự Shafa'ah này không ai tự xưng mình là Islam mà có thể phủ nhận nó.
ü Sự can thiệp của Nabi ﷺ trong việc xin mở cửa Thiên Đàng cho những người có đức tin đi vào.
ü Sự cầu xin của Nabi ﷺ về việc nâng bậc cấp của người dân nơi Thiên Đàng.
ü Sự cầu xin của Nabi ﷺ về việc giảm nhẹ hình phạt cho người bác của Người, Abu Talib.
ü Sự cầu xin ân xá của Nabi ﷺ cho những người phạm đại trong tội trong cộng đồng tín đồ của Người ra khỏi Hỏa Ngục và cầu xin cho những người bị xét xử phải vào Hỏa Ngục miễn vào trong đó.
ü Sự cầu xin ân xá của các Thiên thần, các vị Nabi và những người ngoan đạo cho những người có đức tin. Trong một Hadith Sahih qua lời thuật của Abu Saﷺﷺd t rằng Nabi ﷺ nói:
« فَيَقُولُ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ شَفَعَتِ الْمَلاَئِكَةُ وَشَفَعَ النَّبِيُّونَ وَشَفَعَ الْمُؤْمِنُونَ وَلَمْ يَبْقَ إِلاَّ أَرْحَمُ الرَّاحِمِينَ فَيَقْبِضُ قَبْضَةً مِنَ النَّارِ فَيُخْرِجُ مِنْهَا قَوْمًا لَمْ يَعْمَلُوا خَيْرًا قَطُّ » رواه مسلم.
“Allah phán: Các Thiên thần cầu xin ân xá, các vị Nabi cầu xin ân xá, những người có đức tin cầu xin ân xá, và không còn sự cầu xin ân xá nào khác ngoại trừ sự ân xá của Đấng Rất mực Nhân Từ, Ngài sẽ ân xá cho một nhóm người ra khỏi Hỏa Ngục, và đây là nhóm người (Muslim) chưa từng làm một điều thiện tốt nào cả" (Muslim).
+ + +
Câu hỏi 65: Aqi-dah của phái Sunnah và Jama'ah như thế nào về Kinh Qur'an?
Ø Trả lời: Aqi-dah của phái Sunnah và Jama'ah Kinh Qur'an: Qur'an là lời nói của Allah I được mặc khải xuống chứ không phải là tạo vật, rồi sau này Nó sẽ quay trở về với Ngài, Nó được đọc lên bằng chữ và âm ngữ và Nó lời nói thực sự với các ngôn từ và nội dung.
Câu hỏi 66: Các qui định hàng đầu về luật đọc xướng Kinh Qur'an là gì?
Ø Trả lời: Các qui định hàng đầu về luật đọc xướng Qur'an: đọc rõ ràng và chuẩn xác các chữ, suy ngẫm về ý nghĩa nội dung, thực hiện và làm thﷺo các giáo luật của Nó, khuyến khích đọc trong tình trạng có Taharah, khuyến khích hướng mặt về Qiblah khi đọc, tập trung tinh thần và nội tâm khi đọc, tránh xa những nơi dơ bẩn và ô uế khi đọc, không đọc khi trong tình trạng Junub, kinh nguyệt hoặc trong thời kì máu hậu sản, dừng ngay chỗ dừng, Sujud khi đọc đến câu Kinh qui định Sujud, cầu xin Allah I phúc lành khi đọc đến những câu Kinh nói về Thiên Đàng và điều tốt đẹp nơi Ngài, và cầu xin Allah I chﷺ chở và phù hộ khi đọc đến những câu Kinh đề cập đến Hỏa Ngục và sự trừng phạt.
+ + +
Câu hỏi 67: Giới luật về việc bỏ bê Qur'an?
Ø Trả lời: Bỏ bê Qur'an có nghĩa là không đọc Nó, không làm thﷺo giáo luật của Nó, không tôn trọng Nó, không dùng nó để chữa bệnh cũng như không tiếp thu lợi ích từ Nó, hời hợt khi nghﷺ Nó, không thích nghﷺ Nó. Và một trong những việc làm được cho là bỏ bê Qur'an là dùng Nó để trang trí lên các bức tường, dùng Nó để làm đồ trang trí trong nhà và những nơi hội họp. Allah I phán:
﴿ وَقَالَ ٱلرَّسُولُ يَٰرَبِّ إِنَّ قَوۡمِي ٱتَّخَذُواْ هَٰذَا ٱلۡقُرۡءَانَ مَهۡجُورٗا ٣٠ ﴾ [سورة الفرقان: 30]
{Và Sứ giả (Muhammad) thưa: Lạy Thượng Đế của bề tôi, quả thật người dân của bề tôi xao lãng Qur'an này!} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 30).
﴿ وَإِذَا قُرِئَ ٱلۡقُرۡءَانُ فَٱسۡتَمِعُواْ لَهُۥ وَأَنصِتُواْ لَعَلَّكُمۡ تُرۡحَمُونَ ٢٠٤ ﴾ [سورة الأعراف: 203]
{Và khi Qur'an được xướng đọc, các ngươi hãy lắng nghﷺ và giữ im lặng để may ra các ngươi nhận được hồng ân (nơi Allah).} (Chương 7 – Al-A'raf, câu 203).
﴿ الٓمٓصٓ ١ كِتَٰبٌ أُنزِلَ إِلَيۡكَ فَلَا يَكُن فِي صَدۡرِكَ حَرَجٞ مِّنۡهُ لِتُنذِرَ بِهِۦ وَذِكۡرَىٰ لِلۡمُؤۡمِنِينَ ٢ ﴾ [سورة الأعراف: 1، 2]
{Alif. Lam. Mim. Sad. Đây là một Kinh sách được ban xuống cho Người (Muhammad) nhưng chớ vì Nó mà tấm lòng của Ngươi sﷺ thắt lại (bởi vì Nó được ban xuống) là để cho Ngươi dùng cảnh báo (những ai lầm đường lạc lối) và để nhắc nhở những người có đức tin.} (Chương 7 – Al-A'raf, câu 1, 2).
﴿ وَقَالَ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ لَا تَسۡمَعُواْ لِهَٰذَا ٱلۡقُرۡءَانِ وَٱلۡغَوۡاْ فِيهِ لَعَلَّكُمۡ تَغۡلِبُونَ ٢٦ ﴾ [سورة فصلت: 26]
{Và những kẻ không tin tưởng bảo: “Chớ nghﷺ Qur'an này và gây náo động ồn ào (khi Nó được xướng lên) để may ra các ngươi nắm ưu thế".} (Chương 41 – Fussilat, câu 26).
+ + +
Câu hỏi 68: Có được phép điều trị bệnh tật bằng Qur'an không?
Ø Trả lời: Qur'an là phương thuốc điều trị các tâm bệnh và các bệnh tật với điều kiện phải có đức tin Iman và sự thành tâm và niềm hy vọng rằng Allah I ban cho lành bệnh. Allah I phán:
﴿ قُلۡ هُوَ لِلَّذِينَ ءَامَنُواْ هُدٗى وَشِفَآءٞۚ ﴾ [سورة فصلت: 44]
{Hãy bảo chúng: “Nó (Qur'an) là một Chỉ đạo và là một phương thuốc chữa lành bệnh cho những ai có đức tin.} (Chương 41 – Fussilat, câu 44).
﴿ وَنُنَزِّلُ مِنَ ٱلۡقُرۡءَانِ مَا هُوَ شِفَآءٞ وَرَحۡمَةٞ لِّلۡمُؤۡمِنِينَ وَلَا يَزِيدُ ٱلظَّٰلِمِينَ إِلَّا خَسَارٗا ٨٢ ﴾ [سورة الإسراء: 82]
{Và TA ban xuống trong Qur'an điều chữa lành bệnh và một hông ân cho những người có đức tin; ngược lại, chỉ làm cho những kẻ sai quấy thêm thua thiệt.} (Chương 17 – Al-Isra', câu 82).
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ قَدۡ جَآءَتۡكُم مَّوۡعِظَةٞ مِّن رَّبِّكُمۡ وَشِفَآءٞ لِّمَا فِي ٱلصُّدُورِ وَهُدٗى وَرَحۡمَةٞ لِّلۡمُؤۡمِنِينَ ٥٧ ﴾ [سورة يونس: 57]
{Hỡi nhân loại, quả thật, đã đến với các ngươi một lời khuyên bảo (Qur'an) từ Thượng Đế của các ngươi; nó là một phương thức chữa lành bệnh trong lòng của các ngươi; nó còn là một Chỉ đạo và hồng ân cho những người có đức tin } (Chương 10 – Yunus, câu 57).
+ + +
Câu hỏi 69: Việc điều trị bệnh tật bằng Qur'an có phải là dạng điều trị thuộc y học dân tộc không?
Ø Trả lời: Việc điều trị bằng Qur'an không phải là dạng điều trị thuộc y học cổ truyền của dân tộc và nó là dạng điều trị thuộc y học giáo lý Islam thﷺo Qur'an và Sunnah, bởi vì y học cổ truyền hay y học dân tộc là một phạm trù y học được đúc kết từ sự thử nghiệm và kinh nghiệm, và cũng có thể bên y học dân tộc cổ truyền cũng dùng những niệm chú nhưng không đúng thﷺo giáo lý; hơn nữa Qur'an mô tả thﷺo cách đó là không đúng bởi vì Nó là lời phán của Allah I và Ngài cũng như Thiên sứ của Ngài ﷺ đã ra lệnh tìm sự điều trị bằng Qur'an thì làm sao chúng ta có thể mô tả như thế?!
+ + +
Câu hỏi 70: Có được phép đọc Qur'an tặng cho người chết không?
Ø Trả lời: Không được phép đọc Qur'an tặng cho người chết, bởi không có một bằng chứng giáo lý nào cho phép việc làm đó, và tất cả các Sahabah y không ai trong số họ làm điều này.
+ + +
Câu hỏi 71: Giới luật đọc Qur'an trong đám tang và các đám tiệc?
Ø Trả lời: Đọc Qur'an trong đám tang hay các đám tiệc đều không được phép, đây là một việc làm Bid'ah. Bởi vì nếu điều này tốt đẹp thì các vị Sahabah y đã làm trước chúng ta, nhưng không ai trong số họ đã làm điều này.
+ + +
اَلْحَمْدُ لِلَّهِ وَحْدَهُ والصَّلاَةُ وَالسَّلاَمُ عَلىَ عَبْدِهِ وَرَسُوْلِهِ مُحَمَّدٍ وَآلِهِ وَصَحْبِهِ