Những Điều Quan Trọng Cho Phụ Nữ Muslim Trong Ramadan
Các bản dịch của bài viết
Các danh mục
Full Description
Những Điều Quan Trọng Cho Phụ Nữ Muslim Trong Ramadan
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [
Ban kiên thức giáo lý Da-rul-Watan
Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa
2014 - 1435
﴿ ما يهم المرأة في رمضان ﴾
« باللغة الفيتنامية »
القسم العلمي بمدار الوطن
ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم
مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى
2014 - 1435
ﭑ ﭒ ﭓ ﭔ
Nhân Danh Allah
Đấng Rất Mực Độ Lượng
Đấng Rất Mực Khoan Dung
اَلْحَمْدُ لِلَّهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى خَاتَمِ الْأَنْبِيَاءِ وَالْمُرْسَلِيْنَ، نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ، أَمَّا بَعْدُ . .
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài, cầu xin bằng an và phúc lành cho vị Nabi, vị Thiên sứ cuối cùng, Nabi của chúng ta Muhammad, và cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người . .
Đây là bức thông điệp ngắn gọn về những điều quan trọng của phụ nữ Muslim trong tháng Ramadan từ những giáo luật, lễ nghĩa, các Sunnah của nhịn chay và các lợi ích của nó cũng như những phẩm chất đạo đức mà người phụ nữ Muslim cần phải tu dưỡng và làm đẹp nó trong tháng hồng phúc này.
Cầu xin Allah Tối Cao và Ân Phúc ban điều hữu ích cho bức thông điệp này và chấp nhận nó thành một việc làm thành tâm chỉ hướng đến sắc diện cao quý của Ngài duy nhất.
Thứ nhất: Ý nghĩa của nhịn chay
Nhịn chay: là hình thức thờ phượng Allah Tối Cao bằng cách không ăn uống từ lúc rạng đông cho đến khi mặt trời lặn.
Thứ hai: Giới luật nhịn chay
Nhịn chay Ramadan là nghĩa vụ bắt buộc được khẳng định bởi Qur’an, Sunnah và Ijma’ (sự thống nhất của các học giả), là một trong năm trụ cột của Islam. Ai phủ nhận nghĩa vụ bắt buộc của nó thì là người bị trục xuất khỏi Islam trở thành người ngoại đạo, y cần phải quay lại sám hối, nếu y quay lại sám hối thì vẫn được chấp nhận còn không y phải bị giết như một người ngoại đạo.
Thứ ba: Ai là người có nghĩa vụ phải nhịn chay
1. Nhịn chay là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim tỉnh táo, trưởng thành (tính từ lúc dậy thì), có khả năng nhịn chay, là người đang tại nơi cư trú không phải là người đi đường, không nằm trong những điều bị cấm nhịn chay.
2. Người ngoại đạo không nhịn chay, khi vào Islam không cần phải nhịn chay bù lại.
3. Trẻ nhỏ chưa đến tuổi dậy thì không bắt buộc phải nhịn chay.
4. Người bị bệnh tâm thần, điên dại và mất trí không có nghĩa vụ phải nhịn chay và cũng không cần phải nuôi ăn người nghèo.
5. Người già yếu không có khả năng nhịn chay phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo.
6. Người bệnh đang chờ hồi sức được phép không nhịn chay nếu gặp trở ngại và phải nhịn bù lại sau khi đã hồi phục hoàn toàn.
7. Người đang mang thai và người đang cho con bú nếu gặp trở ngại và khó khăn trong nhịn chay do có thai hoặc do cho con bú hoặc lo sợ đứa con của mình thì được phép không nhịn chay và phải nhịn bù lại.
8. Người cần phải ăn uống khẩn cấp để cứu sống tính mạng sau hỏa hoạn hay chết đuối, và phải nhịn bù lại.
9. Người đi đường được phép nhịn hoặc không nhịn tùy ý muốn, và nếu không nhịn thì phải nhịn bù lại.
10. Người có kinh nguyệt hoặc máu hậu sản không được nhịn chay nhưng phải nhịn chay bù lại.
Thứ tư: Nhịn chay Ramadan được sắc lệnh khi nào?
Nhịn chay Ramadan được sắc lệnh trong năm thứ hai theo lịch Hijri. Thiên sứ của Allah e đã nhịn chay được chín lần Ramadan.
Thứ năm: Làm sao để xác định vào tháng Ramadan?
Xác định vào tháng Ramadan bằng hai yếu tố:
Thứ nhất: Nhìn thấy trăng lưỡi liềm đầu tháng.
Thứ hai: Tính tháng Sha’ban tròn ba mươi ngày.
Cơ sở giáo lý cho điều này là Hadith của Ibn Umar t rằng Nabi e đã nói:
« إِذَا رَأَيْتُمُ الْهِلاَلَ فَصُومُوا وَإِذَا رَأَيْتُمُوهُ فَأَفْطِرُوا فَإِنْ غُمَّ عَلَيْكُمْ فَاقْدُرُوا لَهُ » متفق عليه.
“Khi nào các ngươi nhìn thấy trăng lưỡi liềm đầu tháng thì các ngươi hãy nhịn chay và khi nào các người nhìn thấy nó thì các ngươi hãy xả chay, nhưng nếu các ngươi không nhìn thấy nó do có nhiều mây thì các ngươi cứ ước tính cho nó” (Albukhari, Muslim).
Nếu do mây quá nhiều và che khuất làm chúng ta không nhìn thấy trăng lưỡi liềm đầu tháng (hoặc cuối tháng) thì chúng ta cứ tính một tháng đủ ba mươi ngày.
Thứ sáu: Phải định tâm trong đêm
Phải định tâm đối với nhịn chay bắt buộc trong đêm trước rạng đông bởi vì định tâm là điều kiện để nhịn chay bắt buộc có giá trị và bởi vì định tâm giúp phân biệt giữa các hành vi thờ phượng và các hành vi sinh hoạt đời thường. Nabi Muhammad e nói:
« مَنْ لَمْ يُجْمِعِ الصِّيَامَ قَبْلَ الْفَجْرِ فَلاَ صِيَامَ لَهُ » صحيح سنن أبي داود.
“Ai không định tâm nhịn chay trước rạng đông thì y không có sự nhịn chay” (Sahih Sunan Abu Dawood).
« مَنْ لَمْ يُبَيِّتِ الصِّيَامَ مِنَ اللَّيْلِ فَلاَ صِيَامَ لَهُ » صحيح سنن النسائي.
“Ai không định tâm nhịn chay trong đêm thì y không có sự nhịn chay” (Sahih Sunan Annasa-i).
Phải định tâm một phần trong đêm dù chỉ trước Fajar một khoảnh khắc.
Sự định tâm trong tất cả các hình thức thờ phượng đều nằm ở con tim chứ không nói bằng lời.
Sheikh Islam ﷺ nói: bất cứ ai biết rõ rằng ngày mai Ramadan, y muốn nhịn chay thì có nghĩa là y đã định tâm, và đó là cách mà hầu hết mọi người trong dân chúng Muslim định tâm.
Thứ bảy: Thời gian nhịn chay
Sự nhịn chay bắt đầu từ lúc rạng đông cho đến khi mặt trời lặn. Khi nào ánh rạng đông ló dạng thì người nhịn chay phải nhịn ngay lập tức cho dù có nghe hay không nghe tiếng Azan. Nếu nghe thấy tiếng Azan vào giờ Fajar thì bắt buộc phải nhịn ngay, và người nữ Muslim phải nỗ lực trong việc xác định chính xác cho đúng giờ bắt đầu nhịn chay cũng như giờ kết thúc.
Thứ tám: Những điều làm hư nhịn chay
Sheikh Ibnu Uthaimeen ﷺ nói: Người nhịn chay không hư sự nhịn chay khi nào ăn uống một thứ gì đó một cách quên, không biết hoặc bị cưỡng ép. Nếu người nhịn chay quên và đã ăn hoặc đã uống thì sự nhịn chay của y không bị hư bởi vì y không cố ý mà do quên.
Nếu người nhịn chay ăn hoặc uống vì tưởng rằng mặt trời đã lặn hoặc tưởng rằng ánh rạng đông chưa ló dạng thì sự nhịn chay của y không bị hư, vì y đã không biết.
Nếu người nhịn chay xúc miệng và nước đi vào cổ họng một cách không mong muốn thì không hư sự nhịn chay bởi vì y không có chủ ý.
Nếu người nhịn chay xuất tinh trong lúc ngủ (mộng tinh) thì không hư sự nhịn chay bởi vì nó nằm ngoài sự kiểm soát của y. ]Tóm lước nhịn chay[.
Có tám điều làm hư nhịn chay
Thứ nhất: Giao hợp vợ chồng, khi nào người nhịn chay giao hợp vợ chồng vào ban ngày của Ramadan thì nhịn chay bị hư, y vẫn phải tiếp tục cuộc nhịn chay của ngày hôm đó, phải sám hối với Allah và cầu xin Ngài thứ và ăn năn vì điều đã làm, và y phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó đồng thời còn phải chịu phạt Kaffa-rah: chuộc và trả tự do cho một nô lệ, nếu không tìm thấy nô lệ thì phải nhịn chay hai tháng liền sau đó, nếu không có khả năng nhịn chay hai tháng liền thì phải nuôi ăn sáu mưới người nghèo và mỗi một người nghèo là nửa Sa’ thức ăn trong xứ.
Người phụ nữ Muslim hiểu biết hãy tránh những điều khiến rơi vào đại tội này, hãy tránh các bước cám dỗ của Shaytan để khỏi rơi vào điều nghiêm cấm của Allah.
Thứ hai: Ăn, uống có chủ ý, dù là ăn qua đường miệng hay qua đường mũi. Người ăn uống có chủ ý phải tiếp tục nhịn chay phần còn lại của ngày hôm đó; y phải sám hối, cầu xin tha thứ tội lỗi và phải cảm thấy ăn năn hối hận về điều đã làm; sau đó y phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó.
Thứ ba: Xuất tinh ngoài trạng thái ngủ, như thủ dâm hoặc mơn trớn, hôn, âu yếm vợ chồng hoặc dưới các hình thức kích thích khác. Người phạm vào điều này cũng giống như người ăn, uống có chủ ý.
Thứ tư: Tiêm dịch truyền dinh dưỡng, thứ dịch truyền mang ý nghĩa giống như thức ăn và đồ uống nuôi dưỡng cơ thể thì cũng được xem là thức ăn và đồ uống. Riêng đối với tiêm thuốc không phải là dịch truyền dinh dưỡng thì không làm hư sự nhịn chay.
Thứ năm: Truyền máu, giống như người nhịn chay bị xuất huyết và phải truyền máu để bù lại lượng máu đã mất.
Thứ sáu: Xuất kinh nguyệt và máu hậu sản, người có kinh nguyệt và người có máu hậu sản bị cấm nhịn chay trong suốt thời gian kinh nguyệt và máu hậu sản, nếu họ nhịn chay thì sự nhịn chay đó không có giá trị.
Thứ bảy: Xuất máu từ người nhịn chay bằng hình thức giác lể, hoặc bị chảy máu, hoặc lấy máu để hiến hoặc lấy máu để cấp cứu người bệnh, ... bởi Nabi e đã nói:
« أَفْطَرَ الْحَاجِمُ وَالْمَحْجُومُ » رواه أحمد وأبو داود والنسائي, وصححه الألباني.
“Người giác lể và người bị giác lể đều hư sự nhịn chay” (Ahmad, Abu Dawood và Annasa-i ghi lại, và Sheikh Albani xác nhận Hadith Sahih).
Còn máu tự xuất ra nằm ngoài sự kiểm soát như chảy máu mũi, máu răng thì không làm hư sự nhịn chay bởi nó không phải là hình thức giác lể và không mang ý nghĩa của việc giác lể.
Thứ tám: Ói mửa có chủ ý, còn nếu ói mửa không có chủ ý mà là do buồn nôn thì không làm hư sự nhịn chay bởi Nabi e nói:
« مَنْ ذَرَعَهُ الْقَىْءُ فَلَيْسَ عَلَيْهِ قَضَاءٌ وَمَنِ اسْتَقَاءَ عَمْدًا فَلْيَقْضِ » رواه أهل السنن وحسنه الترمذي, وصححه الألباني.
“Ai ói do buồn nôn thì không cần phải nhịn chay bù lại còn ai ói mửa có chủ ý thì phải nhịn chay bù lại” (Abu Dawood, Tirmizhi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah ghi lại; Tirmizhi xác nhận Hadith tốt, Sheikh Albani xác nhận Hadith Sahih).
Thứ chín: Những điều được phép cho người nhịn chay và không làm hư sự nhịn chay
1- Nước bọt, còn đờm thì phải cho ra ngoài.
2- Siwak: là điều Sunnah trong nhịn chay và ngoài nhịn chay.
3- Xuất Mazdi (chất nhờn dính ở đầu dương vật khi có sự mơn trớn kích dục hoặc hưng phấn) không làm hư sự nhịn chay.
4- Dùng nước hoa, còn chất thơm dạng xông trầm hương thì không được phép vì khói sẽ đi vào đường mũi và đến dạ dạy.
5- Dùng kém đánh răng, nhưng phải cẩn thận đừng để kem trôi vào dạ dày.
6- Dùng thuốc nhỏ mắt và nhỏ tai.
7- Dùng thuốc xịt miệng được sử dụng trong điều trị hen suyễn.
8- Dùng chất màu đen thoa mắt (làm đẹp), dùng vào ban đêm tốt hơn cho người nhịn chay.
9- Phụ nữ dùng cây lá móng nhuộm đỏ không làm hư nhịn chay.
10- Lấy một ít máu để xét nghiệm không ảnh hưởng đến sự nhịn chay.
11- Bơm chất lỏng để thụt (bơm rửa ruột) khi cần không ảnh hưởng đến nhịn chay.
12- Nếm thức ăn khi cần bằng cách để lên đầu lưỡi để nhận biết vị ngọt, mặn, lạt của thức ăn, nhưng phải cẩn thận tránh việc nuốt vào.
13- Chồng hôn vợ không làm hư nhịn chay, nhưng khi nào một trong hai xuất tinh thì người đó hư nhịn chay.
14- Trì hoãn việc tắm Junub hoặc sau khi dứt kinh nguyệt (máu hậu sản) cho đến giờ Fajar.
15- Dùng nước làm mát cơ thể vào ban ngày Ramadan để giải tỏa cơn nóng.
Thứ mười: Giáo lý và lợi ích của nhịn chay
1- Nhịn chay là hình thức thờ phượng thể hiện tình yêu dành cho Thượng Đế của y và để đạt được sự hài lòng của Ngài.
2- Trong nhịn chay là sự rèn luyện kìm chế và kiểm soát bản thân và đạt được sự thanh lọc cho cơ thể.
3- Một trong những ý nghĩa của nhịn chay là để tăng thêm lòng Taqwa (sự ngay chính, ngoan đạo) khi nào người nhịn chay thực hiện đúng bản chất của nhịn chay, đây là ý nghĩa thiêng liêng của nhịn chay.
4- Một trong những ý nghĩa của nhịn chay là người giàu ý thức được ân huệ của Allah dành cho họ, họ sẽ tạ ơn Ngài và nghĩ đến những anh em đồng đạo khác mà chia sẻ với họ.
5- Một trong các giá trị nhịn chay: duy trì sức khỏe cho cơ thể từ việc hạn chế thức ăn, để hệ thống tiêu hóa được nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định.
6- Một trong các lợi ích của nhịn chay: rèn luyện con người tính kiên nhẫn, chịu đựng và kiên cường.
7- Một trong các lợi ích của nhịn chay: giúp người tuân lệnh Allah dễ dàng chấp hành mệnh lệnh của Ngài.
8- Một trong các lợi ích của nhịn chay: làm cho trái tim hiền lành, hướng thiện.
9- Một trong các lợi ích của nhịn chay: có thể giúp trái tim người bề tôi yêu thích hành đạo và ghét làm điều tội lỗi.
10- Một trong các lợi ích của nhịn chay: nó là một cách tuyệt vời để thay đổi, để tăng cường ý chí, hình thành phẩm chất đạo đức cao, và để đạt được sự yên bình trong tâm hồn, và nó là một biểu hiện tuyệt vời trong các biểu hiệu có một không hai của cộng đồng tín đồ Islam.
11- Một trong các lợi ích của nhịn chay: nó hạn chế sự ham muốn và dục vọng của bản thân.
12- Một trong các lợi ích của nhịn chay: làm quen với một nề nếp, đúng giờ giấc và quan tâm đến giá trị thời gian.
Thứ mười một: Lễ nghĩa và Sunnah của nhịn chay
1- Lập tức xả chay khi xác định mặt trời đã lặn bởi Nabi e đã nói:
« لاَ يَزَالُ النَّاسُ بِخَيْرٍ مَا عَجَّلُوا الْفِطْرَ » متفق عليه.
“Mọi người vẫn mãi được phúc lành khi mà họ vội vã xả chay” (Albukhari, Muslim).
2- Xả chay với chà là tươi hoặc chà là khô hoặc nước lã: quả thật, Nabi e thường xả chay trước khi dâng lễ nguyện Salah với các quả chà là tươi, nếu không thì với các chà là khô, nếu không có chà là khô thì Người uống vài ngụm nước (Tirmizhi ghi lại, và Sheikh Albani xác nhận Hadith Sahih).
3- Du-a (cầu nguyện, khấn vái) trước lúc xả chay bởi Nabi e nói:
« إِنَّ لِلصَّائِمِ عِنْدَ فِطْرِهِ لَدَعْوَةً مَا تُرَدُّ » رواه أبو داود, وحسنه الدارقطني.
“Quả thật, lời cầu xin của người nhịn chay lúc xả chay sẽ không bị khước từ (được Allah đáp lại)” (Abu Dawood ghi lại, Adda-ra-qutni xác nhận Hadith tốt).
Và khi xả chay thì Nabi e thường nói:
« ذَهَبَ الظَّمَأُ وَابْتَلَّتِ الْعُرُوقُ وَثَبَتَ الأَجْرُ إِنْ شَاءَ اللهُ » رواه أبو داود, وحسنه الدارقطني.
“Zdahaba azhzhoma-u wabtallati al’uru-q wa thabata al-ajru insha-Ollo-h”
“Cơn khát đã mất, các dây mạch đã ướt và ân phước chắc được ban cho theo ý của Allah” (Abu Dawood ghi lại, Adda-ra-qutni xác nhận Hadith tốt).
4- Trì hoãn bữa ăn Suhur và thường xuyên duy trì bữa ăn này, bởi Nabi e nói:
« تَسَحَّرُوا فَإِنَّ فِى السَّحُورِ بَرَكَةً » رواه البخاري ومسلم.
“Các ngươi hãy dùng bữa Suhur bởi quả thật trong bữa Suhur có sự hồng phúc” (Albukhari, Muslim).
Ông Anas t thuật lại, Zaid bin Thabit t nói: chúng tôi dùng bữa Suhur cùng vời Nabi e rồi Người đứng dậy đi ra Salah. Anas t hỏi: giữa bữa ăn Suhur và Azan là khoảng bao lâu? Zaid t nói: độ khoảng 50 câu Kinh Qur’an. (Albukhari, Muslim).
5- Kiềm chế chiếc lưỡi và các bộ phận khác của cơ thể khỏi những điều Haram. Nabi e nói:
« الصِّيَامُ جُنَّةٌ فَإِذَا كَانَ يَوْمُ صَوْمِ أَحَدِكُمْ فَلاَ يَرْفُثْ وَلاَ يَصْخَبْ فَإِنْ شَاتَمَهُ أَحَدٌ أَوْ قَاتَلَهُ فَلْيَقُلْ إِنِّى امْرُؤٌ صَائِمٌ » متفق عليه.
“Nhịn chay là tấm chắn, nếu vào ngày nhịn chay của ai đó trong số các ngươi thì y chớ nói lời sàm bậy, chớ quát mắng ầm ĩ, nếu có ai đó chửi rủa hoặc gây chiến với y thì y hay nói: tôi là người đang nhịn chay” (Albukhari, Muslim).
« مَنْ لَمْ يَدَعْ قَوْلَ الزُّورِ وَالْعَمَلَ بِهِ فَلَيْسَ للهِ حَاجَةٌ فِى أَنْ يَدَعَ طَعَامَهُ وَشَرَابَهُ » (أخرجه البخاري ح (1903)).
“Ai không bỏ lời nói sàm bậy và dối trá mà cứ hành động thì quả thật Allah đâu có nhu cầu cần đến việc y bỏ thức ăn và thức uống của y” (Albukhari: Hadith (1903)).
6- Tiếp đãi đồ xả chay cho người nhịn chay, Nabi e nói:
« مَنْ فَطَّرَ صَائِمًا كَانَ لَهُ مِثْلُ أَجْرِهِ غَيْرَ أَنَّهُ لاَ يَنْقُصُ مِنْ أَجْرِ الصَّائِمِ شَيْئًا » أخرجه أحمد والنسائي وصححه الألباني
“Ai tiếp đãi thức ăn đồ uống xả chay cho một người nhịn chay thì y sẽ được ân phước giống như ân phước của người nhịn chay đó và ân phước của người nhịn chay đó không bị mất mát gì cả.” (Hadith do Ahmad và Annasa-i ghi lại, được Albani xác thực).
7- Rộng lượng và nhiều Sadaqah, quả thật, Thiên sứ của Allah, Muhammad e là người rộng rãi và hào phóng nhất trong thiên hạ và nhất là vào tháng Ramadan, sự rộng lượng và hào phóng của Người e còn hơn những cơn gió được thổi đi khi Người gặp đại Thiên thần Jibril (Albukhari, Muslim).
8- Tích cực đọc Qur’an, bởi Ramadan là tháng của Qur’an, quả thật đại Thiên thần Jibril u thường ôn Qur’an cho Nabi e mỗi ngày trong tháng Ramadan. Những người tiền nhân ngoan đạo Salaf luôn đặt hàng đầu việc đọc Qur’an trong tháng Ramadan. Imam Azzahri mỗi khi vào Ramadan thì ông nói: Ramadan là tháng để đọc Qur’an và bố thí thức ăn.
9- Dâng lễ nguyện Tara-wih trong đêm, quả thật Nabi e yêu thích dâng lễ nguyện trong đêm Ramadan, Người e nói:
« مَنْ قَامَ رَمَضَانَ إِيمَانًا وَاحْتِسَابًا غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ » (متفق عليه)
“Ai đứng dâng lễ nguyện Salah hằng đêm của Ramadan với đức tin và niềm hy vọng, y sẽ được tha thứ những tội lỗi đã qua” (Albukhari, Muslim).
Không vấn đề gì nếu phụ nữ tham gia dâng lễ nguyện Tara-wih với tập thể tại Masjid với điều kiện không chưng diện và làm thơm cơ thể bằng nước hoa và không chen lấn với nam giới khi rời Masjid.
10- Săn đón đêm định mệnh Qadr và tạo sức sống cho đêm đó bằng sự năng thờ phượng. Quả thật, Nabi e đã khuyến khích chúng ta săn đón đêm định mệnh Qadr, Người nói:
« تَحَرَّوْا لَيْلَةَ الْقَدْرِ فِى الْوِتْرِ مِنَ الْعَشْرِ الأَوَاخِرِ مِنْ رَمَضَانَ » رواه البخاري.
“Các ngươi hãy săn đón đêm định mệnh Qadr vào đêm lẻ trong mười ngày cuối của Ramadan” (Albukhari).
« مَنْ قَامَ لَيْلَةَ الْقَدْرِ إِيمَانًا وَاحْتِسَابًا غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ » (متفق عليه)
“Ai đứng dâng lễ nguyện Salah trong đêm định mệnh Qadr với đức tin và niềm hy vọng, y sẽ được tha thứ những tội lỗi đã qua” (Albukhari, Muslim).
Việc tạo sức sống cho đêm đó là năng dâng lễ nguyện Salah, đọc Qur’an, tụng niệm, Du-a, cầu xin tha thứ và sám hối với Allah.
Bà A’ishah i nói: Tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah, nếu em gặp được đêm định mệnh Qadr thì em nên nói gì? Người e nói:
« قُوْلِيْ: اللَّهُمَّ إِنَّكَ عَفُوٌّ تُحِبُّ الْعَفْوَ فَاعْفُ عَنِّى » رواه الترمذي وقال: حسن صحيح.
“Nàng hãy nói: Ollo-humma innak afu-wun tuhibbu al-afwa fa’fu anni – Lạy Allah, quả thật, Ngài là Đấng tha thứ, Ngài thích tha thứ xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi” (Tirmizhi ghi lại, và ông nói: Hadith Sahih tốt).
11- I’tikaf, quả thật Nabi Muhammad e thường Itikaf vào mười ngày cuối mỗi tháng Ramadan và vào năm cuối của cuộc đời thì Người e đã Itikaf đến hai mươi ngày. (Theo sự ghi nhận của Albukhari). Người phụ nữ được phép I’tikaf nếu không gặp trở ngại, bởi bà A’ishah i nói: từng có một người vợ bệnh rong kinh trong các bà vợ của Người I’tikaf cùng với Thiên sứ của Allah e (Albukhari).
Bắt buộc phải có một chỗ dành riêng cho phụ nữ I’tikaf để không người đàn ông nào nhìn thấy họ, tương tự, bắt buộc người phụ nữ phải có sự cho phép từ người giám hộ của cô ta như chồng hoặc ai khác, và phải đảm bảo rằng con cái và chồng không bị ảnh hưởng trong thời gia I’tikaf của cô ta.
12- Đi Umrah trong tháng Ramadan, Nabi e nói:
« عُمْرَةٌ فِى رَمَضَانَ تَعْدِلُ حَجَّةً أَوْ قَال: حَجَّةً مَعِيْ » أخرجه البخاري ومسلم.
“Hành hương Umrah trong tháng Ramadan sẽ bằng với chuyến hành hương Hajj, hoặc giống như đi Hajj cùng Ta” (Albukhari, Muslim ghi lại).
Thứ mười hai: Cách giúp phụ nữ nhịn chay trong việc hành đạo và tuân lệnh
1- Kính sợ Allah Tối Cao và tin rằng Ngài luôn theo dõi tất cả mọi lời nói, hành động thầm kín hay công khai.
2- Nhiều tụng niệm, tìm học các lời tụng niệm.
3- Tránh những người bạn xấu.
4- Thường ở trong nhà đừng ra ngoài ngoại trừ thực sự cần thiết.
5- Không thức khuya, bởi vì ngủ ban đêm sẽ giúp thức dậy sớm, và nên hạn chế ngủ ngày.
6- Giữ chiếc lưỡi không nói xấu, mách lẻo, nói dối và vu khống.
7- Ý thức giá trị của thời gian và biết tận dụng thời gian cho phù hợp và bắt đầu với những điều quan trọng nhất.
8- Cảm nhận sự thiêng liêng và hồng phúc của tháng.
9- Cứ sám hối, không chán nản và tuyệt vọng vì những tội lỗi.
Cầu xin Allah Tối Cao và Toàn Năng phù hộ tất cả những người Muslim nam và nữ đến được với những gì Ngài hài lòng.
وَآخِرُ دَعْوَانَا أَنِ الْحَمْدُ لِلَّهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ.
Và cuối lời xin nói lời tạ ơn và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài!!!