×
Giáo Lý Thực Hành Trong Thờ Phượng - Phần Hỏi Đáp Về Đức Tin Iman -: Quyển sách tập hợp các câu hỏi được Sheikh, nhà thông thái Muhammad bin Soleh Al-U’thaimeen phúc đáp liên quan đến A’qidah, sự sạch sẽ, Salah, Zakat, nhịn chay và hành hương Hajj

    Giáo Lý Thực Hành Trong Thờ Phượng

    - Phần Hỏi Đáp Về Đức Tin Iman -

    فقه العبادات
    - فتاوى العقيدة -

    >Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية

    Tác giả: Nhà thông thái sheikh Muhammad bin Saaleh Al-ﷻ‬'thaimeen

    —™

    Dịch thuật: Abu Hisaan ibnu Ysa

    فقه العبادات

    - فتاوى العقيدة -

    المؤلف: فضيلة الشيخ العلامة

    محمد بن صالح العثيمين

    —™

    ترجمة: أبو حسان ابن عيسى

    بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ

    Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,

    Đấng Rất Mực Khoan Dung

    Lời Mở Đầu

    إِنَّ الْحَمْدَ لِلَّهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِينُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ وَنَعُوذُ بِاللهِ مِنْ شُرُورِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِهِ اللهُ فَلَا مُضِلَّ لَهُ، وَمَنْ يُضْلِلْ فَلَا هَادِيَ لَهُ، وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَعَلَى آلِهِ وَأَصْحَابِهِ وَمَنْ تَبِعَهُمْ بِإِحْسَانِ إِلَى يَوْمِ الدِّيْنِ وَسَلَّمَ تَسْلِيماً كَثِيراً، أَمَّا بَعْدُ:

    Alhamdulillah, mọi lời ca ngợi và tụng niệm đều kính dâng Allah, bầy tôi xin tạ ơn Ngài, thành tâm cầu xin Ngài giúp đỡ và tha thứ. Khẩn cầu Allah che chở tránh khỏi mọi điều xấu xuất phát từ bản thân và trong mọi việc làm của bầy tôi. Chắc rằng ai đã được Ngài dẫn dắt sẽ không bao giờ lầm lạc và ai đã bị Ngài bỏ mặc sẽ không tìm được đâu là chân lý. Bề tôi tuyên thệ không có Thượng Đế nào đích thực ngoài Allah, Đấng duy nhất không có cộng tác hay đối tác cùng Ngài và xin chứng nhận Muhammad là nô lệ, là Thiên Sứ, là Rasul của Ngài, cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người, cho gia quyến của Người, cho bằng hữu của Người và cho tất cả những ai noi theo tấm gương cao quí của họ cho đến ngày cuối cùng, Am maa Ba'd:

    Quyển sách “Giáo Lý Thực Hành Trong Thờ Phượng" đã được xuất bản nhiều lần kể từ năm 1416 H (nhằm năm 1995), xem đây là ấn bản đầu tiên và chúng tôi xin gởi lời cám ơn trịnh trọng đến giáo sư tiến sĩ Abullah bin Muhammad bin Ahmad Al-Taiyaar - cầu xin Allah ban điều tốt cho ông -.

    Nhằm thực hiện theo tiêu chí, qui tắc và di huấn của Sheikh Muhammad bin Saaleh Al-ﷻ‬'thaimeen – cầu xin Allah thương xót ông – đã để lại là được phép xuất bản khi quyển sách được chuẩn bị và kiểm duyệt kỷ càng. Và người soạn thảo đã sắp xếp các câu hỏi cho thứ tự hơn là Sheikh Sulaiman bin Muhammad Al-Shabaanah – cầu xin Allah thương xót ông –.

    Cho nên, đây là bản soạn cuối cùng của quyển sách này.

    Chúng tôi khẩn cầu Allah biến việc làm này thành tâm vì Ngài, Đấng Rộng Lượng; xin biến nó hữu ích cho cộng đồng Islam.

    Khẩn cầu Allah ban trọng hậu cho tác giả quyển sách phần thưởng tốt đẹp, xin thu nhận ông ta và thiên đàng vĩnh cữu của Ngài, quả thật, Ngài rất gần để đáp lại lời thỉnh cầu.

    Xin tạ ơn Allah Đấng Chúa Tể của toàn vũ trụ và muôn loài.

    Cầu xin bình an và phúc lành cho Nabi Muhammad, cho gia quyến cùng tất cả bằng hữu của Người.

    Hội đồng kiến thức

    Thuộc Hội Từ Thiện của Sheikh Muhammad bin Saaleh Al-ﷻ‬'thaimeen

    dkf

    PHẦN HỎI ĐÁP VỀ ĐỨC TIN IMAN

    Thuyết Độc Thần & Niềm Tin Iman

    Mục đích tạo hóa con người

    Hỏi (1): Thưa Sheikh mục đích con người được tạo hóa là để làm gì ?

    Đáp:

    بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ. الْحَمْدُ لِلَّهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ أُصَلِّي وَأُسَلِّمُ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَأَصْحَابِهِ أَجمَعِيْنَ، أَمَّا وَبَعْدُ:

    Nhân danh Allah Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung. Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah Đấng Chúa Tể của vũ trụ và muôn loài. Tôi cầu xin Allah ban phúc lành và bình an cho Nabi Muhammad, cho dòng dõi và cho tất cả bằng hữu của Người, Amma Ba'd:

    Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi muốn nhắc về một qui tắc chung trong việc tạo hóa và qui định giáo luật của Allah – Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao – và qui tắc này được rút ra từ lời phán của Ngài – Đấng Hồng Phúc & Tối Cao –:

    ﴿وَهُوَ ٱلۡعَلِيمُ ٱلۡحَكِيمُ ٢﴾ التحريم: 2

    {Và Ngài là Đấng Am Tường, Đấng Sáng Suốt.} Al-Tahreem: 2 (chương 66), Allah phán ở chương khác:

    ﴿إِنَّ ٱللَّهَ كَانَ عَلِيمًا حَكِيمٗا ١﴾ الأحزاب: 1

    {Chắc chắn Allah luôn am tường, luôn sáng suốt.} Al-Ahzaab: 1 (chương 33). Ngoài ra, còn có rất nhiều câu Kinh khác khẳng định sự sáng suốt của Allah – Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao – trong việc tạo hóa và qui định giáo luật tức Ngài luôn sáng suốt trong việc tạo hóa bất cứ vật gì hoặc qui định bất cứ luật lệ nào. Chắc chắn trong bất cứ tạo vật mà Allah đã tạo đều có ý nghĩa thiêng liêng trong việc tồn vong của nó, và chắc chắn không một giáo luật nào mà Ngài đã qui định lại không có ý nghĩa thiêng liêng trong nó, không phân biệt là lệnh bắt buộc hoặc lệnh cấm hoặc lệnh được phép.

    Tuy nhiên, ý nghĩa thiêng liêng đó có khi chúng ta biết hoặc đôi khi không biết; có khi trong số chúng ta có người biết và số khác thì không. Tùy theo kiến thức và sự nhận thức của mỗi người mà biết được ý nghĩa này.

    Một khi bạn đã chấp nhận vấn đề vừa nêu thi tôi xin trả lời câu hỏi bạn: Việc Allah tạo hóa ra loại Jin (ma) và loài người mang một ý nghĩa thiêng liêng và cao cả, đó là thờ phượng Ngài Đấng Hồng Phúc & Tối Cao, như Ngài đã phán:

    ﴿وَمَا خَلَقۡتُ ٱلۡجِنَّ وَٱلۡإِنسَ إِلَّا لِيَعۡبُدُونِ ٥٦﴾ الذاريات: 56

    {Và TA (Allah) đã không tạo hóa ra loài Jin (ma) và loài người ngoại trừ là để chúng tôn thờ riêng TA.} Al-Zariyat: 56 (chương 51), Allah phán ở chương khác:

    ﴿أَفَحَسِبۡتُمۡ أَنَّمَا خَلَقۡنَٰكُمۡ عَبَثٗا وَأَنَّكُمۡ إِلَيۡنَا لَا تُرۡجَعُونَ ١١٥﴾ المؤمنون: 115

    {Phải chăng các ngươi nghĩ rằng TA (Allah) chỉ tạo hóa các ngươi để giải trí và rằng các ngươi sẽ không trở lại trình diện TA chăng ? } Al-Muminoon: 115 (chương 23), và Ngài phán:

    ﴿أَيَحۡسَبُ ٱلۡإِنسَٰنُ أَن يُتۡرَكَ سُدًى ٣٦﴾ القيامة: 36

    {Há con người nghĩ rằng y sẽ không bị phục sinh sống lại (sau khi đã chết) ư ?} Al-Qiyaamah: 36 (chương 75). Ngoài các câu Kinh này còn có rất nhiều khác khẳng định mục đích loài Jin và loài người được tạo ra là để tôn thờ riêng Allah.

    Và sự thờ phượng sẽ không được xem là thờ phượng cho đến khi hạ thấp mình vì Allah - Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao - bằng tình yêu, bằng lòng sùng kính mà thực hiện các sắc lệnh của Ngài và tránh xa mọi điều Ngài đã cấm, theo cách thức mà Allah đã qui định sẵn, Allah phán:

    ﴿وَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مُخۡلِصِينَ لَهُ ٱلدِّينَ حُنَفَآءَ﴾ البينة: 5

    {Và chúng (tức con người) được lệnh chỉ phải thờ phụng riêng Allah, triệt để thần phục Ngài một cách chính trực.} Al-Baiyinah: 5 (chương 98). Đây chính là ý nghĩa mà loài Jin và loài người tồn tại trên cõi đời này. Cho nên, những ai phủ nhận Thượng Đế, cao ngạo không thờ phượng Ngài là y đã tự tách mình thoát khỏi ý nghĩa thiêng liêng mà y có mặt trên đời này. Chính hành động đó của y đã khẳng định rằng Allah chỉ tạo hóa ra vạn vật để giải trí, phù phiếm, cho dù y không nói ra.

    Hỏi (2): Quí Sheikh, việc thờ phượng mà chúng ta hiểu, có thể hiểu theo dạng tổng thể và dạng cụ thể không ?

    Đáp: Có, như đã nhắc ở trên sự thờ phượng là hạ thấp mình vì Allah - Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao - bằng tình yêu, bằng lòng sùng kính mà thực hiện các sắc lệnh của Ngài và tránh xa mọi điều Ngài đã cấm, theo cách thức mà Allah đã qui định sẵn. Đây là dạng tổng thể.

    Còn dạng cụ thể – tức phân tích – Sheikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nói: “Là tổng hợp tất cả những gì làm Allah thương yêu và hài lòng từ lời nói, hành động tay chân và suy nghĩ nội tâm như sợ hãi, bất an, ủy thác, Salah, Zakat, nhịn chay và những việc khác đã được bộ luật qui định."

    Theo một số ﷻ‬'lama (học giả Islam) khác thì hiểu thờ phượng theo cách khác, theo qui luật tự nhiên và theo qui luật giáo lý. Việc thờ phượng theo qui luật tự nhiên chính là dạng tổng thể gồm người Muslim và không phải Muslim, người lương thiện và người ác bá, bởi Allah phán:

    ﴿إِن كُلُّ مَن فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ إِلَّآ ءَاتِي ٱلرَّحۡمَٰنِ عَبۡدٗا ٩٣﴾ مريم: 93

    {Trong khi, bất cư ai trong các tầng trời và trái đất đều phải đến trình điện Đấng Rất mực Độ lượng như một người nô lệ.} Mar-yam: 93 (Chương 19). Tất cả vạn vật trong trời đất đều phủ phục trước Allah – Đấng Vinh Quang & Tối Cao -, không một vật thể nào dám kháng lệnh của Ngài. Đây chính là việc thờ phượng theo qui luật tự nhiên.

    Còn việc thờ phượng dạng cụ thể chính là việc thờ phượng theo giáo lý, việc thờ phượng này chỉ dành riêng cho người theo Islam, bởi chỉ có họ mới thực thi sắc lệnh của Ngài. Trong việc thờ phượng dạng cụ thể này có dạng thờ phượng đặc biệt riêng, đó là việc thờ phượng của giới Rasul điển hình như câu Kinh:

    ﴿تَبَارَكَ ٱلَّذِي نَزَّلَ ٱلۡفُرۡقَانَ عَلَىٰ عَبۡدِهِۦ﴾ الفرقان: 1

    {Thật hồng phúc thay Đấng đã thiên khải xuống Thiên Kinh Qur'an cho bề tôi (Muhammad) của Ngài.} Al-Firqaan: 1 (chương 25), Allah phán ở chương khác:

    ﴿وَإِن كُنتُمۡ فِي رَيۡبٖ مِّمَّا نَزَّلۡنَا عَلَىٰ عَبۡدِنَا﴾ البقرة: 23

    {Và nếu các ngươi còn nghi ngờ về những gì TA (Allah) mặc khải (Kinh Qur'an) cho bề tôi (Muhammad) của TA.} Al-Baqarah: 23 (chương 2), Allah phán ở chương khác:

    ﴿وَٱذۡكُرۡ عِبَٰدَنَآ إِبۡرَٰهِيمَ وَإِسۡحَٰقَ وَيَعۡقُوبَ﴾ ص: 45

    {Và hãy nhớ đến những người bề tôi Ibrahim, Ishaq và Ya'qub của TA.} Saad 45 (chương 38).

    Hỏi (3): Quí Sheikh, việc thờ phượng theo qui luật tự nhiên có được ban thưởng không ?

    Đáp: Việc thờ phượng đó sẽ không được ban thưởng gì cả, bởi việc con người có chấp nhận hạ mình trước Allah hay không thì con người phải bị bệnh, phải mất người thân, phải bị nghèo trong khi y không hề muốn, ngược lại rất ghét nữa là khác. Tuy nhiên, việc hạ mình đó với Allah là qui luật tự nhiên mà thôi.

    Nhiệm vụ bắt buộc đầu tiên

    Hỏi (4): Quí Sheikh, nhiệm vụ đầu tiên bắt buộc con người phải thực hiện là gì ?

    Đáp: Nhiệm vụ đầu tiên bắt buộc con người là phải mời gọi thiên hạ trở về tôn thờ Đấng Tạo Hóa, như được phân tích trong Hadith Mu-a'z bin Jabal t khi ông được Nabi bảo đi làm nhiệm vụ ở Yamen, Người dặn:

    {إِنَّكَ تَأْتِي قَوْماً مِنْ أَهْل الكِتَابِ، فَادْعُهُمْ إِلَى شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ، وَأَنِّي رَسُولُ اللهِ}

    “Nhóm người mà anh sẽ phải gặp đây, họ là thị dân Kinh Sách (Do Thái & Thiên Chúa), anh hãy mời gọi họ chấp nhận La i la ha il lol loh (không có Thượng Đế nào đích thực ngoại trừ Allah) và Ta là Rasul của Allah."([1]) Đây chính là nhiệm vụ đầu tiên mà loài người cần phải thực hiện, là độc tôn Allah duy nhất trong thờ phượng và chứng nhận Muhammad là Thiên Sứ của Ngài. Thêm vào đó, việc độc tôn Allah duy nhất để thờ phượng là điều kiện thứ nhất tức Ikhlos (thành tâm) và việc chứng nhận Muhammad là Thiên Sứ là điều kiện thứ hai tức noi theo Sunnah của Người, đây lại là hai điều kiện không thể thiếu để giúp một việc thờ phượng được chấp nhận.

    Sự kết chặt giữa Shahaadah([2]) với các thể loại Tawhid

    Hỏi (5): Quí Sheikh, câu Shahaadah có bao gồm các thể loại Tawhid không ?

    Đáp: Câu Shahaadah bao gồm cả các loại Tawhid hoặc trùm lấy, hoặc bắt buộc. Giống như khi nói: (أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) làm người nghe hiểu người nói muốn nhắc đến Tawhid thờ phượng hay còn gọi là Tawhid Uluhiyah, thì trong Tawhid này trùm lấy cả Tawhid Rububiyah, bởi những ai tôn thờ Allah duy nhất đều đã hài lòng chấp nhận Tawhid Rububiyah và bao trùm cả Tawhid Asma và Sifat, bởi khi ai tôn thờ Allah đều chấp nhận Allah mới là Thượng Đế đích thực để thờ phượng do Ngài sở hữu các Đại Danh tốt đẹp và các Thuộc Tính thiêng liêng, vì lẽ này mà Nabi Ibrahim u đã thưa chuyện với cha Người:

    ﴿إِذۡ قَالَ لِأَبِيهِ يَٰٓأَبَتِ لِمَ تَعۡبُدُ مَا لَا يَسۡمَعُ وَلَا يُبۡصِرُ وَلَا يُغۡنِي عَنكَ شَيۡٔٗا ٤٢﴾ مريم: 42

    {Hãy nhớ khi Ibrahim đã thưa chuyện với cha Y rằng: “Này cha yêu, tại sao cha lại tôn thờ những thứ không thể nghe, không thể nhìn, không thể gây hại và cũng không thể giúp ích gì được cho cho vậy ?"} Mar-yam: 42 (chương 19). Tawhid thờ phượng chính là Tawhid Uluhiyah và trùm cả Tawhid Rububiyah và Tawhid Asma và Sifat.

    Ý nghĩa từ Tawhid

    Hỏi (6): Quí Sheikh, Tawhid nghĩa là gì ?

    Đáp: Tawhid nghĩa là làm cái gì đó trở thành một duy nhất, điều này không thể thực hiện được ngoại trừ bằng cách phủ nhận và khẳng định, tức phủ nhận tất cả mọi thứ trừ điều muốn khẳng định song khẳng định cho điều đó.

    Thí dụ: Rằng con người sẽ không có được Tawhid cho đến khi tuyên thệ La i la ha il lol loh (tức không có Thượng Đế đích thực ngoại trừ Allah), lúc này bạn đã phủ nhận tất cả sự thờ phượng ngoài Allah, song bạn đã khẳng định sự thờ phượng là của riêng Ngài.

    Nếu không sử dụng cách này sẽ không thể làm cái gì đó thành duy nhất được, bởi nếu nói: “Người đàn ông đứng" lúc này bạn mới khẳng định việc đứng của ông ta, chứ không phải là người duy nhất đứng bởi có thể người khác cũng đang đứng. Nếu nói: “Không có ai đứng" lúc này bạn phủ nhận hoàn toàn không có ai đứng cả. Cho nên, chỉ có cách nói: “Không có ai đứng ngoại trừ Zaid hoặc không người nào đứng ngoại trừ người đàn ông" thì lúc này bạn đã xác định chỉ một người duy nhất đứng, ngoài ra không còn ai đứng nữa.

    Tóm lại, để xác định Tawhid của một người cần phải áp dụng qui tắc phủ nhận và khẳng định.

    Hỏi (7): Quí Sheikh, Tawhid tổng thể có mấy dạng ?

    Đáp: Theo ﷻ‬'lama (học giả Islam) thì chia Tawhid thành ba dạng: Tawhid Uluhiyah, Tawhid Rububiyah và Tawhid Asma & Sifat. Ba dạng Tawhid này đã được họ đồng thống nhất sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng từ Qur'an và Hadith mới đi đến kết quả này. Cho nên, Tawhid không thể ra khỏi ba dạng này.

    Các dạng của Tawhid

    Hỏi (8): Quí Sheikh, Tawhid có mấy dạng, mong được Sheikh phân tích và nêu thí dụ cho từng thể loại ?

    Đáp: Tổng thể Tawhid có ba dạng, có thể gom lại dưới một định nghĩa chung là sự dành riêng cho Allah – Đấng Hiển Vinh & Tối Cao – mọi điều mà Ngài xứng đáng.

    Ba dạng của Tawhid gồm:

    1) Dạng thứ nhất: Tawhid Rububiyah nghĩa là chấp nhận Allah là Đấng Tạo Hóa, Đấng Vương Quyền, Đấng Cai Quản.

    * Nền tảng thứ nhất: Duy chỉ Allah là Đấng Tạo Hóa, bởi ngoài Allah không ai có khả năng tạo hóa như Ngài, Allah phán:

    ﴿هَلۡ مِنۡ خَٰلِقٍ غَيۡرُ ٱللَّهِ يَرۡزُقُكُم مِّنَ ٱلسَّمَآءِ وَٱلۡأَرۡضِۚ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَۖ﴾ فاطر: 3

    {Phải chăng có Đấng Tạo Hóa nào khác ngoài Allah đã cung phụng cho các ngươi (những thứ đó) từ trên trời xuống và cả dưới đất lên hay sao? Không, chỉ có Ngài duy nhất mà thôi.} Faa-tir: 3 (chương 35). Ở câu Kinh khác Allah phủ nhận

    ﴿أَفَمَن يَخۡلُقُ كَمَن لَّا يَخۡلُقُۚ أَفَلَا تَذَكَّرُونَ ١٧﴾ النحل: 17

    {Chẳng lẻ, Ðấng tạo hóa ra (tất cả) lại ngang hàng với kẻ không thể tạo hóa ra bất cứ gì hay sao? Thế tại sao các ngươi không biết suy nghĩ ?} Al-Nahl: 17 (chương 16). Allah chính là Đấng Tạo Hóa duy nhất, Ngài đã tạo hóa ra tất cả vạn vật và ấn định số mệnh cho từng vật một. Tạo vật của Allah bao gồm tất cả những gì xảy ra theo hành động của Ngài và tất cả hành động của tất cả tạo vật, và để góp phần hoàn mỹ niềm tin Iman vào tiền định là phải tin tưởng vào Allah là Đấng đã tạo ra hành động của con người như Ngài đã phán:

    ﴿وَٱللَّهُ خَلَقَكُمۡ وَمَا تَعۡمَلُونَ ٩٦﴾ الصافات: 96

    {Trong Khi chính Allah đã tạo hóa ra các ngươi và tất cả mọi hành động cử chỉ của các ngươi.} Al-Saffaat: 96 (chương 37).

    Về mặt này: Hành động của con người là tính cách của y, con người là tạo vật của Allah, khi Ngài tạo ra vật gì là Ngài tạo luôn tính cách cho nó.

    Mặt khác: Hành động của con người chỉ xảy ra khi y có ý muốn cương quyết và khả năng đầy đủ; cả hai ý muốn và khả năng cũng là hai tạo vật của Allah, Đấng tạo ra nguyên nhân và cả nhân tố.

    Xin hỏi: Nếu nói Allah là Đấng duy nhất của tạo hóa vậy tại sao Allah vẫn còn công nhận khả năng tạo hóa của ai khác ngoài Ngài, như Ngài đã phán:

    ﴿فَتَبَارَكَ ٱللَّهُ أَحۡسَنُ ٱلۡخَٰلِقِينَ ١٤﴾ المؤمنون: 14

    {Do đó, phúc thay Allah, Đấng xuất sắc nhất trong những ai tạo hóa.} Al-Muminoon: 14 (chương 23), và Hadith mà Nabi nói về những người tạc tượng:

    {يُقَالُ لَهُمْ أَحْيُوا مَا خَلَقْتُمْ}

    “Có lời thách thức chúng: Các ngươi hãy làm sống dậy thứ mà các ngươi đã tạo hóa."([3])

    Trả lời: Rằng những ai ngoài Allah không thể tạo hóa giống như Allah đã tạo hóa, họ không thể tạo từ không trở thành có, lại càng không thể phục sinh sau khi chết. Tất cả những ai ngoài Allah chỉ có thể thay đổi từ hình dạng này sang thành hình dạng khác, trong khi tất cả đều là tạo vật của Allah.

    Thí dụ: Thợ tạc tượng muốn tạo ra một bức tượng con chim, con lạc đà thì y không thể không dùng đến vật liệu như đất, xi măng, sáp hoặc thứ gì khác trong quá trình tạc tượng của mình, hoặc y muốn vẽ bức tranh màu thì y phải cần đến bút màu, nước sơn màu .v.v.. trong khi đó, tất cả vật liệu mà họ sử dụng đều là tạo vật của Allah - Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao -. Đến đây thấy sự khác biệt giữa việc Allah tạo hóa và những ai ngoài Ngài tạo hóa. Kết luật duy chỉ Allah là Đấng Tạo Hóa duy nhất đã tạo hóa tất cả mọi thứ.

    * Nền tảng thứ hai: Vương quyền là của riêng Allah, chính Ngài là Đấng Chúa Tể duy nhất của trời đất và tất cả vạn vạn trong chúng, như Allah phán:

    ﴿تَبَٰرَكَ ٱلَّذِي بِيَدِهِ ٱلۡمُلۡكُ وَهُوَ عَلَىٰ كُلِّ شَيۡءٖ قَدِيرٌ ١﴾ الملك: 1

    {Hồng phúc thay Đấng đã sở hữu (toàn vũ trụ) trong tay Ngài và Ngài có khả năng trên tất cả vạn vật.} Al-Mulk: 1 (chương 67), Allah phán ở chương khác:

    ﴿قُلۡ مَنۢ بِيَدِهِۦ مَلَكُوتُ كُلِّ شَيۡءٖ وَهُوَ يُجِيرُ وَلَا يُجَارُ عَلَيۡهِ﴾ المؤمنون: 88

    {Hãy hỏi chúng (Muhammad): “Ai là Đấng nắm quyền thống trị mọi vật trong tay Ngài; Đấng đó toàn quyền chi phối mà không ai dám đôi co trong quyền chi phối đó."} Al-Muminoon: 88 (chương 23). Cho nên Allah mới chính là Đấng Chúa Tể có vương quyền tuyệt đối, duy chỉ Ngài chi phối tất cả. Còn ngoài Allah vẫn được Ngài công nhận họ có vương quyền nhưng vương quyền đó có giới hạn như Ngài phán:

    ﴿أَوۡ مَا مَلَكۡتُم مَّفَاتِحَهُۥٓ﴾ النور: 61

    {Hoặc những nơi mà các ngươi sở hữu trong tay chìa khóa mở cửa.} Al-Noor: 61 (chương 24), và Allah phán:

    ﴿إِلَّا عَلَىٰٓ أَزۡوَٰجِهِمۡ أَوۡ مَا مَلَكَتۡ أَيۡمَٰنُهُمۡ﴾ المؤمنون: 6

    {Ngoại trừ đối với vợ hoặc với những người nô lệ nữ thuộc quyền sở hữu của họ.} Al-Muminoon: 6 (chương 23), ngoài ra, còn có rất nhiều câu Kinh khác Allah công nhận vương quyền của con người. Tuy nhiên, vương quyền của họ không hề giống như vương quyền của Allah, vương quyền của con người luôn có giới hạn và định lượng, giống như nhà của Zaid thì ﷻ‬'mar không có quyền và nhà của ﷻ‬'mar thì Zaid không có quyền, cho nên con người chỉ có thể có quyền trên những gì được Allah cho phép mà thôi. Vì lẽ này Nabi cấm phung phí tiền bạc([4]). Allah phán:

    ﴿وَلَا تُؤۡتُواْ ٱلسُّفَهَآءَ أَمۡوَٰلَكُمُ ٱلَّتِي جَعَلَ ٱللَّهُ لَكُمۡ قِيَٰمٗا ﴾ النساء: 5

    {Và cấm các ngươi giao tài sản của các ngươi cho những kẻ Safih (những người sử dụng tài sản không mang lại lợi ích), bởi đó là thứ mà Allah đã ban cho các ngươi tạo dựng cuộc sống.} Al-Nisa: 5 (chương 4). Đây là bằng chứng cho vương quyền của con người có giới hạn hoàn toàn khác với vương quyền của Allah là tuyệt đối, mãi mãi và tất cả, Ngài tự do làm theo ý muốn của Ngài, không ai có quyền hỏi Ngài điều gì ngược lại họ sẽ phải bị Ngài thẩm tra.

    * Nền tảng thứ ba: Duy chỉ Allah chi phối, cai quản toàn vũ trụ, Ngài toàn quyền quyết định mọi việc của trời đất như đã phán:

    ﴿أَلَا لَهُ ٱلۡخَلۡقُ وَٱلۡأَمۡرُۗ تَبَارَكَ ٱللَّهُ رَبُّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٥٤﴾ الأعراف: 54

    {Chẳng phải việc tạo hóa và quyền chi phối là của riêng Ngài hay sao! Thật phúc thay Allah, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài.} Al-A'raaf: 54 (chương 7). Quyền cai quản của Allah là tất cả, không một việc gì lại xảy ra ngoài ý muốn của Ngài, cũng không dám đôi co trước Ngài. Còn quyền cai quản của con người có giới hạn có chừng mực giống như con người quản lý tiền bạc, tài sản, vợ con, nô lệ của riêng y mà thôi.

    Tóm lại, Tawhid Rububiyah là công nhận duy chỉ Allah là Đấng Tạo Hóa, là Đấng Vương Quyền và là Đấng Cai Quản.

    2) Dạng thứ hai: Tawhid Uluhiyah nghĩa là chấp nhận Allah duy nhất xứng đáng để thờ phượng; con người không được tạo dựng một thần linh hoặc một ai đó ngang hàng với Allah trong việc thờ phượng, khấn vái và cúng tế giống như y thờ phượng, khấn vái và cúng tế Allah. Đây là dạng Tawhid mà người Đa Thần đã lầm lạc nên họ đã bị Nabi chiến đấu với họ, Người cho phép chiếm hữu phụ nữ, con cái, tài sản, đất đai, nhà cửa của người Đa Thần. Vì mục đích của Tawhid này mà Allah đã cử phái xuống trái đất giới Rasul (Thiên Sứ) và thiên khải kèm theo Họ Kinh Sách của Ngài. Đây là dạng Tawhid mà giới Rasul luôn đề cao nhất trong việc rèn luyện giáo dân của mình nhằm tránh mọi hình thức thờ phượng ngoài Allah, bởi việc thờ phượng không được xem là thờ phượng nếu nó không được hướng đến Allah duy nhất, tuyệt đối không được hướng đến Thiên Thần hoặc Rasul hoặc con người ngoan đạo nào đó hoặc bất cứ vật thể nào khác trong vũ trụ.

    Bất cứ ai vi phạm về dạng Tawhid này thì y là người đa thần, Kaafir (phản đạo), cho dù y có chấp nhận Tawhid Rububiyah và Tawhid Asma & Sifat, giống như một người tin tưởng duy chỉ Allah là Đấng Tạo Hóa, Đấng Vương Quyền, Đấng Cai Quản và Ngài sở hữu các Đại Danh tốt đẹp và Thuộc Tính thiêng liêng nhưng lại tôn thờ một thần linh khác cùng với việc thờ phượng Allah thì niềm tin Iman vào hai dạng Tawhid kia chẳng giúp gì được cho y hoặc y đi cầu xin, khấn vái, giết tế hướng đến người chết thì y vẫn là người đa thần, Kaafir (phản đạo) muôn đời trong hỏa ngục, bởi Allahd đã khẳng định:

    ﴿إِنَّهُۥ مَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَقَدۡ حَرَّمَ ٱللَّهُ عَلَيۡهِ ٱلۡجَنَّةَ وَمَأۡوَىٰهُ ٱلنَّارُۖ وَمَا لِلظَّٰلِمِينَ مِنۡ أَنصَارٖ ٧٢﴾ المائدة: 72

    {“Chắc rằng, ai thờ phượng thần linh khác ngoài Allah là đã bị Ngài sẽ cấm y vào Thiên Đàng và tống khứ y vào nơi ở của y trong hỏa ngục. Và chắc chắn không có sự giúp đỡ nào dành cho đám người làm bất công."} Al-Maa-idah: 72 (chương 5).

    Tin rằng những ai từng đọc và hiểu được Qur'an sẽ nhận thức được nguyên nhân mà Nabi đã chiến tranh với người Đa Thần, được quyền giết họ, bắt phụ nữ và trẻ em họ làm nô lệ, hưởng đất đai, nhà cửa, tài sản của họ trong khi họ đã tin tưởng duy chỉ Allah là Đấng Tạo Hóa không mải mai nghi ngờ là chỉ vì họ đã thờ phượng thần linh khác ngoài Allah nên họ đã bị xâm phạm sinh mạng và tài sản.

    3) Dạng thứ ba: Tawhid Asma và Sifat nghĩa là công nhận tất cả các Đại danh mà Allah đã tự xưng, đã tự miêu tả về Ngài trong Qur'an hoặc qua lời nói của Nabi và công nhận tất cả các thuộc tính mà Allah đã khẳng định cho bản thân Ngài không mải mai suy luận, không đặt thí dụ, không tự miêu tả và luôn dựa trên mặt có thật không mường tượng.

    Với dạng Tawhid này đã làm lầm lạc một số phe phái tự xưng mình là Muslim, trong khi họ chẳng phải người Muslim, trong họ có nhóm đã thái quá phủ nhận và tẩy chay một số thuộc tính của Allah đến độ tự đẩy mình khỏi vành đai Islam; trong họ có nhóm trung lập; trong họ có nhóm gần với nhóm Sunnah. Để được bình an ở dạng Tawhid Asma & Sifat này thì tín đồ Muslim cần phải đi theo con đường đã được giới Salaf (hiền nhân) đã vạch ra, đó là tin tưởng tất cả những gì Allah đã tự xưng, tự miêu tả về Ngài trên mặt đúng thật, không mường tượng, không suy luận, không nêu thí dụ, cũng không miêu tả.

    Thí dụ: Allah tự xưng là Al-Haiyu, Al-Qoiyum (nghĩa là Đấng Sống Mãi, Đấng Tự Hữu), bắt buộc tín đồ Muslim phải tin rằng Al-Haiyu là một trong các đại danh của Allah, đồng thời tin tưởng ý nghĩa của đại danh đó, tức tin tưởng sự sống của Allah hoàn mỹ không có khởi điểm cũng như không có kết thúc.

    Allah tự xưng là Al-Same' Al-A'lim (nghĩa là Đấng Hằng Nghe, Đấng Am Tường), bắt buộc tín đồ Muslim tin rằng Al-Same' là một trong các đại danh của Allah và sự nghe là một trong các thuộc tính của Ngài, rằng Allah luôn nghe thấy.

    Thí dụ khác: Allah phán:

    ﴿وَقَالَتِ ٱلۡيَهُودُ يَدُ ٱللَّهِ مَغۡلُولَةٌۚ غُلَّتۡ أَيۡدِيهِمۡ وَلُعِنُواْ بِمَا قَالُواْۘ بَلۡ يَدَاهُ مَبۡسُوطَتَانِ يُنفِقُ كَيۡفَ يَشَآءُۚ﴾ المائدة: 64

    {Và người Do Thái đã tuyên bố: “Đôi tay của Allah đã bị xiềng xích." Nhưng không, đôi tay của chúng mới bị xiềng xích và chúng đã bị nguyền rủa bời lời nói tài trời ngông cuồng đó. Ngược lại, đôi tay của Ngài luôn tự do, Ngài dùng phân phát thiên lộc của Ngài như thế nào tùy ý.} Al-Maa-idah: 64 (chương 5). Trong câu Kinh Allah khẳng định {Ngược lại, đôi tay của Ngài luôn tự do.} tức đôi tay của Allah luôn linh hoạt dùng để ban phát vô giới hạn, bắt buộc tín đồ Muslim phải tin tưởng Allah có đôi tay như thế dùng để phân phát theo ý Ngài. Nhưng tuyệt đối không được so sánh, miêu tả, suy luận dù chỉ bằng suy nghĩ về hình dạng đôi tay của Ngài giống như một tạo vật nào đó trong vũ trụ, bởi Allah đã khẳng định:

    ﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ١١﴾ الشورى: 11

    {Chắc rằng không một vật thể giống Ngài cả. Trong khi Ngài là Ðấng Hằng Nghe, Ðấng Hằng Thấy.} Al-Shura: 11 (chương 42), và Allah phán ở chương khác:

    ﴿قُلۡ إِنَّمَا حَرَّمَ رَبِّيَ ٱلۡفَوَٰحِشَ مَا ظَهَرَ مِنۡهَا وَمَا بَطَنَ وَٱلۡإِثۡمَ وَٱلۡبَغۡيَ بِغَيۡرِ ٱلۡحَقِّ وَأَن تُشۡرِكُواْ بِٱللَّهِ مَا لَمۡ يُنَزِّلۡ بِهِۦ سُلۡطَٰنٗا وَأَن تَقُولُواْ عَلَى ٱللَّهِ مَا لَا تَعۡلَمُونَ ٣٣﴾ الأعراف: 33

    {(Hỡi Muhammad) hãy loan báo rằng: “Thượng Đế của Ta đã cấm làm mọi điều thô bỉ xấu xa dù công khai hay kín đáo, cấm làm tội lỗi, cấm ép người khác gian dâm (hoặc thông dâm), cấm tôn thờ bên cạnh Allah bất cứ thần linh nào khác trong khi Ngài không hạ lệnh cho làm điều sùng bái đó và cấm miêu tả về Allah về những gì mà các người không hề có chút kiến thức về điều các người nói."} Al-A'raaf: 33 (chương 7), và Allah phán ở chương khác:

    ﴿وَلَا تَقۡفُ مَا لَيۡسَ لَكَ بِهِۦ عِلۡمٌۚ إِنَّ ٱلسَّمۡعَ وَٱلۡبَصَرَ وَٱلۡفُؤَادَ كُلُّ أُوْلَٰٓئِكَ كَانَ عَنۡهُ مَسُۡٔولٗا ٣٦﴾ الإسراء: 36

    {Và cấm Ngươi (Muhammad) miêu tả về điều gì đó trong khi Ngươi không tí kiến thức về nó, bởi lẽ tất cả mọi cái nghe, cái nhìn và cả con tim (dùng để suy nghĩ) đều bị hạch hỏi vào ngày sau.} Al-Isra: 36 (Chương 17).

    Cho nên, ai dám thí dụ đôi tay của Allah giống như đôi tay nào đó trong vũ trụ là y đã bác bỏ đi lời khẳng định của Allah:

    ﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ١١﴾ الشورى: 11

    {Chắc rằng không một vật thể giống Ngài cả. Trong khi Ngài là Ðấng Hằng Nghe, Ðấng Hằng Thấy.} Al-Shura: 11 (chương 42), và đã kháng sắc lệnh của Ngài:

    ﴿فَلَا تَضۡرِبُواْ لِلَّهِ ٱلۡأَمۡثَالَۚ﴾ النحل: 74

    {Cấm các người đặt thí dụ để miêu tả về Allah.} Al-Nahl: 74 (chương 16). Và ai miêu tả về đôi tay đó là y đã dám khoác lác nói điều mà y chẳng có tí tị kiến thức nào về việc y nói.

    Tầm quan trọng của Tawhid Asma & Sifat

    Hỏi (9): Quí Sheikh, tôi muốn Sheikh giải thích tỉ mỉ hơn về dạng Tawhid thứ ba, Tawhid Asma & Sifat.

    Đáp: Thật ra, dạng Tawhid thứ ba này Tawhid Asma & Sifat phải được nói là rất quan trọng, bởi chỉ vì dạng Ta‎whid này đã làm cho cộng đồng Islam chia thành rất nhiều giáo phái, nhưng Allah chỉ hướng dẫn một giáo phái duy nhất đi đúng theo chỉ đạo của Ngài đó là đường lối Salaf (nhóm hiền nhân ngoan đạo) và những ai noi theo họ.

    Qui tắc cho dạng Tawhid này như đã nêu ở trên là tín đồ Muslim phải khẳng định những gì Allah đã tự khẳng định hoặc được khẳng định qua lời của Rasul bằng các Đại Danh và Thuộc Tính về Allah dựa trên mặt có thật, không mường tượng, không so sánh, không đặt thí dụ, không miêu tả.

    Ngoài thí dụ đã phân tích ở trên, tôi xin nêu ra thí dụ khác về thuộc tính của Allah, đó là việc Allah ngự trị trên ngai vương của Ngài. Trong Qur'an Allah đã bảy lần khẳng định Ngài ngự trị trên ngai vương bằng lời phán:اِسْتَوَى" (Is ta wa). Theo ngôn từ Ả rập thì từ này có nghĩa là tọa vị trên cao, điển hình như câu Kinh:

    ﴿ٱلرَّحۡمَٰنُ عَلَى ٱلۡعَرۡشِ ٱسۡتَوَىٰ ٥﴾ طه: 5

    {Đấng Rất Mực Độ Lượng đang ngự trị trên ngai vương.} Taaha: 5 (chương 20), và những câu Kinh khác tương tự. Có nghĩa là Allah tọa vị trên cao bằng thuộc tính của riêng Ngài hoàn toàn khác với tất cả vạn vật trong vũ trụ, không hề giống bộ dạng con người ngồi trên giường, ngồi trên lưng súc vật, ngồi trên tàu xe, như được Allah miêu tả qua câu Kinh:

    ﴿وَجَعَلَ لَكُم مِّنَ ٱلۡفُلۡكِ وَٱلۡأَنۡعَٰمِ مَا تَرۡكَبُونَ ١٢ لِتَسۡتَوُۥاْ عَلَىٰ ظُهُورِهِۦ ثُمَّ تَذۡكُرُواْ نِعۡمَةَ رَبِّكُمۡ إِذَا ٱسۡتَوَيۡتُمۡ عَلَيۡهِ وَتَقُولُواْ سُبۡحَٰنَ ٱلَّذِي سَخَّرَ لَنَا هَٰذَا وَمَا كُنَّا لَهُۥ مُقۡرِنِينَ ١٣ وَإِنَّآ إِلَىٰ رَبِّنَا لَمُنقَلِبُونَ ١٤﴾ الزخرف: 12 - 14

    {Và (Allah) đã chế tạo cho các ngươi thuyền bè và súc vật để các ngươi cưỡi lên chúng * Một khi các ngươi ngồi an toàn trên (thuyền bè) và trên lưng (súc vật) thì các ngươi hãy tạ ơn ân huệ mà Thượng Đế các ngươi đã ban và hãy nói: “Vinh quang thay Allah! Đấng đã chinh phục vật này cho bầy tôi sử dụng trong khi bầy tôi không có khả năng chinh phục * Và chắc chắn bầy tôi sẽ trở về gặp Ngài (vào ngày sau)."} Al-Zukhruf: 12 - 14 (chương 43). Việc con người ngồi trên vật gì đó không thể mang đi so sánh với hình thức ngự trị của Allah trên ngai vương được, bởi Allah không hề giống với bất cứ vật thể nào trên đời này.

    Một sai lầm to lớn là việc ai đó giải thích chữ “اِسْتَوَى" (Is ta wa) bằng chữ “اِسْتَوَلَّى" (Is ta wal la) nghĩa là thống trị, bởi đây là hình thức bóp méo ý nghĩa ngôn từ và đối lập hoàn toàn với sự thống nhất của Sahabah và Tabi-i'n (thế hệ sau Sahabah) bắt buộc phải giữ nguyên từ gốc. Đối với người Mumin (người có đức tin) không được phép thốt lời lẽ như thế đối với Allah - Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao -, cộng thêm, Qur'an được thiên khải bằng chính ngôn từ Ả rập không tí nghi ngờ, như Allah đã khẳng định:

    ﴿إِنَّا جَعَلۡنَٰهُ قُرۡءَٰنًا عَرَبِيّٗا لَّعَلَّكُمۡ تَعۡقِلُونَ ٣﴾ الزخرف: 3

    {Rằng TA thiên khải Nó Qur'an xuống bằng tiếng Ả rập để các ngươi dễ dàng thấu hiểu.} Al-Zukhruf: 3 (chương 43), Allah phán ở chương khác:

    ﴿وَإِنَّهُۥ لَتَنزِيلُ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٩٢ نَزَلَ بِهِ ٱلرُّوحُ ٱلۡأَمِينُ ١٩٣ عَلَىٰ قَلۡبِكَ لِتَكُونَ مِنَ ٱلۡمُنذِرِينَ ١٩٤ بِلِسَانٍ عَرَبِيّٖ مُّبِينٖ ١٩٥﴾ الشعراء: 192 - 195

    {Và rằng Nó (Qur'an) do Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài ban xuống * Do chính Jibril đã mang Nó xuống * Mang đặt vào quả tim của Ngươi (Muhammad) để Ngươi trở thành một Người báo trước * Bằng tiếng Ả rập minh bạch rõ ràng.} Al-Shu-a'-ra: 192 – 195 (chương 26). Cho nên, từ “اِسْتَوَى" (Is ta wa) theo tiếng Ả rập là tọa vị trên cao không được phép bóp méo thành nghĩa khác.

    Việc dùng từ “اِسْتَوَلَّى" (Is ta wal la) để giải thích từ “اِسْتَوَى" (Is ta wa) dẫn đến một hậu quả to lớn, đó là làm thay đổi ý nghĩa của câu Kinh:

    ﴿إِنَّ رَبَّكُمُ ٱللَّهُ ٱلَّذِي خَلَقَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَ فِي سِتَّةِ أَيَّامٖ ثُمَّ ٱسۡتَوَىٰ عَلَى ٱلۡعَرۡشِۖ﴾ الأعراف: 54

    {Quả thật, Thượng Đế của các ngươi là Allah, Đấng đã tạo hóa các tầng trời và trái đất trong sáu ngày, sau đó Ngài ngự trị trên ngai vương.} Al-A'raaf: 54 (chương 7). Thì câu Kinh này mang ý nghĩa là ngai vương có trước khi trời đất được tạo hóa, tức ngai vương không nằm trong vương quyền của Allah dù trước hoặc ngay cả lúc tạo hóa trời đất. Ý nghĩa này hoàn toàn sai với lời phán Qur'an.

    Kết luận, việc dùng từ “اِسْتَوَلَّى" (Is ta wal la) để giải thích từ “اِسْتَوَى" (Is ta wa) dẫn đến hai hậu quả to lớn:

    Thứ nhất: Bóp méo ý nghĩa ngôn từ.

    Thứ hai: Miêu tả về Allah – Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao – bằng thứ không xứng đáng với Ngài.

    Nhiệm vụ đối với từng dạng Tawhid

    Hỏi (10): Quí Sheikh, nhiệm vụ của chúng ta đối với từng dạng Tawhid này ra sao ?

    Đáp: Bắt buộc chúng ta phải hết lòng tin những gì đã phân tích theo từng dạng Tawhid là những đặc thù riêng của Allah.

    Thảm họa khi thờ phượng ngoài Allah

    Hỏi (11): Quí Sheikh, giáo lý ra sao đối với việc chuyển một thể loại thờ phượng nào đó ngoài Allah - Đấng Hiển Vinh - ?

    Đáp: Tất nhiên việc thờ phượng chỉ được công nhận khi hướng đến Allah duy nhất và một điều ai cũng rõ là sự giết tế là một hình thức thờ phượng nên con người chỉ được phép kính dâng Thượng Đế duy nhất, bởi lời phán:

    ﴿فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَٱنۡحَرۡ ٢﴾ الكوثر: 2

    {Bởi thế, hãy chỉ vì Thượng Đế Ngươi (Muhammad) mà dâng lễ Salah và đâm yếu hầu (súc vật).} Al-Kawthar: 2 (chương 108). Vì vậy, ai giết tế súc vật hướng đến ai khác ngoài Allah vì sùng bái, vì sợ hãi, vì cúng bái giống như y đã thể hiện với Allah là y đã trở thành người Mushrik (tổ hợp việc thờ phượng với Allah), và Allah đã qui định rõ ràng là người Mushrik sẽ bị Ngài cấm vào thiên đàng và muôn đời trong hỏa ngục.

    Dựa vào lời phân tích trên: Đối với ai đã giết tế súc vật vì người chết – mà họ xem là Waly chẳng hạn – là y đã trở thành người Mushrik hoàn toàn rời khỏi vành đai Islam. Lời khuyên thật lòng dành cho người này là kết thúc ngay việc làm đó mà quay về sám hối với Allah, một khi biết lỗi kịp thời sám hối và hướng sự hành đạo giết tế, Salah, nhịn chay... đến Allah duy nhất thì y sẽ được Allah xóa cho tội lỗi đã qua, bởi Ngài đã phán:

    ﴿قُل لِّلَّذِينَ كَفَرُوٓاْ إِن يَنتَهُواْ يُغۡفَرۡ لَهُم مَّا قَدۡ سَلَفَ﴾ الأنفال: 38

    {(Hỡi Muhammad) hãy bảo chúng những kẻ phủ nhận Allah: “Nếu chúng ngưng ngay việc chống đối Allah (tức gia nhập Islam) thì sẽ được Ngài tha thứ cho họ tất cả những gì trong quá khứ."} Al-Anfaal: 38 (chương 8). Chẳng những thế, Ngài còn ban thưởng trọng hậu cho y và thay đổi những tội lỗi thành những ân phước, Allah phán:

    ﴿وَٱلَّذِينَ لَا يَدۡعُونَ مَعَ ٱللَّهِ إِلَٰهًا ءَاخَرَ وَلَا يَقۡتُلُونَ ٱلنَّفۡسَ ٱلَّتِي حَرَّمَ ٱللَّهُ إِلَّا بِٱلۡحَقِّ وَلَا يَزۡنُونَۚ وَمَن يَفۡعَلۡ ذَٰلِكَ يَلۡقَ أَثَامٗا ٦٨ يُضَٰعَفۡ لَهُ ٱلۡعَذَابُ يَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِ وَيَخۡلُدۡ فِيهِۦ مُهَانًا ٦٩ إِلَّا مَن تَابَ وَءَامَنَ وَعَمِلَ عَمَلٗا صَٰلِحٗا فَأُوْلَٰٓئِكَ يُبَدِّلُ ٱللَّهُ سَئَِّاتِهِمۡ حَسَنَٰتٖۗ وَكَانَ ٱللَّهُ غَفُورٗا رَّحِيمٗا ٧٠﴾ الفرقان: 68 - 70

    {Và những người không cầu nguyện đến một thần linh nào khác cùng với Allah, và không giết sinh mạng nào mà Allah đã nghiêm cấm trừ phi vì điều chân lý, cũng không phạm Zina, và ai dám Zina ắt sẽ bị ném vào thung lũng Athaama (một thung lũng lửa trong hỏa ngục dùng để trừng trị kẻ Zina) * Hành phạt dành cho y sẽ tăng lên bội phần vào ngày phán xét và sẽ ở trong đó muôn đời một cách nhục nhã * Ngoại trừ ai biết hối cải và tin tưởng và làm việc thiện thì họ sẽ được Allah đổi điều xấu (tội lỗi) của họ thành điều tốt lành (phúc đức) bởi vì Allah là Đấng Hằng Tha thứ, rất mực Khoan dung.} Al-Furqaan: 68 - 70 (Chương 25). Và những ai thật lòng quay về sám hối chắc rằng Allah rất mừng cho những ai biết hối cải.

    Ý nghĩa hai lời tuyên thệ

    Hỏi (12): Quí Sheikh, hai lời tuyên thệ

    لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ

    “Laa i laa ha il lol loh wa an na mu ham ma dar ro su lul loh", nghĩa là gì ?

    Đáp: Hai lời tuyên thệ “Laa i laa ha il lol loh wa an na mu ham ma dar ro su lul loh" là chiếc chìa khóa của Islam, bởi lẽ sẽ không thể vào được ngưỡng cửa Islam trừ phi sử dụng chiếc chìa khóa này, vì vậy mà Rasul khi gởi Mu-a'z bin Jabal t đến xứ Yamen, việc đầu tiên Người bảo ông phải làm đó là mời gọi quần chúng chấp nhận mà tuyên thệ “Laa i laa ha il lol loh wa an na mu ham ma dar ro su lul loh"

    Lời tuyên thệ đầu tiên tức câu “لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ" (Laa i laa ha il lol loh) là người nói phải thốt ra lời và phải hiểu trong lòng rằng không có bất cứ thần linh, bất cứ Thượng Đế nào đáng để tôn thờ ngoại trừ Allah duy nhất.

    Trong câu nói này gồm hai vế phủ nhận và khẳng định. Vế phủ nhận là “لَا إِلَـٰهَ" (Laa i laa ha) nghĩa là không có thần linh, không có Thượng Đế; và vế khẳng định là “إِلَّا اللهُ" (il lol loh) nghĩa là ngoại trừ Allah. Trong lời tuyên thệ này có một ẩn từ, đó là từ “حَقٌّ" (Haq) vì vậy câu tuyên thệ được đầy đủ phải là “لَا إِلَـٰهَ حَقٌّ إِلَّا اللهُ" (Laa i laa ha haq qun il lol loh) nghĩa là không có Thượng Đế nào đích thực ngoại trừ Allah. Khi thốt lời tuyên thệ này yêu cầu người nói phải hiểu và khẳng định trong lòng mình là hết lòng thành tâm chấp nhận Allah duy nhất để thờ phượng và phủ nhận hết tất cả mọi thần linh khác ngoài Ngài.

    * Có một thắc mắc:

    Làm sao có thể nói “لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ" trong khi đó chính Allah đã công nhận ngoài Ngài có rất nhiều thần linh được thờ phượng, điển hình lời phán:

    ﴿وَمَا ظَلَمۡنَٰهُمۡ وَلَٰكِن ظَلَمُوٓاْ أَنفُسَهُمۡۖ فَمَآ أَغۡنَتۡ عَنۡهُمۡ ءَالِهَتُهُمُ ٱلَّتِي يَدۡعُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ مِن شَيۡءٖ لَّمَّا جَآءَ أَمۡرُ رَبِّكَۖ ﴾ هود: 101

    {Và TA đã không bất công với chúng, ngược lại chính chúng đã tự bất công với bản thân mình (do đã phủ nhận sứ mạng của Rasul), bên cạnh đó, những thần linh mà chúng cầu nguyện ngoài Allah không giúp ích gì được cho chúng cả khi mà sắc lệnh trừng phạt của Allah gián xuống.} Hud: 101 (chương 11), và Allah phán:

    ﴿وَلَا تَجۡعَلۡ مَعَ ٱللَّهِ إِلَٰهًا ءَاخَرَ﴾ الإسراء: 39

    {Và cấm Ngươi tạo dựng một thần linh ngang hàng với Allah.} Al-Isra: 39 (chương 17), và Allah phán:

    ﴿وَلَا تَدۡعُ مَعَ ٱللَّهِ إِلَٰهًا ءَاخَرَۘ﴾ القصص: 88

    {Và cấm Ngươi (Muhammad) cầu nguyện cùng với Allah một thần linh nào khác.} Al-Qasas: 88 (chương 28) và làm sao phủ nhận các thần linh khác cho được trong khi các Rasul đã bảo với giáo dân mình:

    ﴿ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مَا لَكُم مِّنۡ إِلَٰهٍ غَيۡرُهُۥٓ﴾ الأعراف: 59

    {“Các người hãy thờ phượng Allah, các người không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Ngài"} Al-A'raaf, câu 59 (Chương 7).

    Xin trả lời cho thắc mắc này: Trong câu tuyên thệ “لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ" có một ý nghĩa thâm thúy là: Tất cả thần linh được tôn thờ ngoài Allah vẫn được gọi là thần linh, là thượng đế, tuy nhiên, chỉ là thần linh, là thượng đế ảo, vô thực, không đáng để thờ phượng, không có bất cứ quyền năng nào của thượng đế cả, với bằng chứng từ Qur'an qua lời phán:

    ﴿ذَٰلِكَ بِأَنَّ ٱللَّهَ هُوَ ٱلۡحَقُّ وَأَنَّ مَا يَدۡعُونَ مِن دُونِهِ ٱلۡبَٰطِلُ وَأَنَّ ٱللَّهَ هُوَ ٱلۡعَلِيُّ ٱلۡكَبِيرُ ٣٠ ﴾ لقمان: 30

    {Sở dĩ như thế là bởi Allah, Ngài là Đấng Chí Tôn và những gì được cầu xin khấn vái ngoài Ngài (từ con người, ma quỉ, hay vật thể nào khác .v.v..) tất cả đều do hư cấu. Quả thật, Allah, Ngài là Đấng Tối Cao, Đấng Vĩ Đại.} Luqmaan: 30 (chương 31), ở câu Kinh khác Allah phán:

    ﴿ أَفَرَءَيۡتُمُ ٱللَّٰتَ وَٱلۡعُزَّىٰ ١٩ وَمَنَوٰةَ ٱلثَّالِثَةَ ٱلۡأُخۡرَىٰٓ ٢٠ أَلَكُمُ ٱلذَّكَرُ وَلَهُ ٱلۡأُنثَىٰ ٢١ تِلۡكَ إِذٗا قِسۡمَةٞ ضِيزَىٰٓ ٢٢ إِنۡ هِيَ إِلَّآ أَسۡمَآءٞ سَمَّيۡتُمُوهَآ أَنتُمۡ وَءَابَآؤُكُم مَّآ أَنزَلَ ٱللَّهُ بِهَا مِن سُلۡطَٰنٍۚ إِن يَتَّبِعُونَ إِلَّا ٱلظَّنَّ وَمَا تَهۡوَى ٱلۡأَنفُسُۖ وَلَقَدۡ جَآءَهُم مِّن رَّبِّهِمُ ٱلۡهُدَىٰٓ ٢٣﴾ النجم: 19 - 23

    {Há các ngươi đã thấy (thần) Al-Lat và (thần) Al-ﷻ‬'zza * Cả nữ thần Ma-naat thứ ba hay sao ? * Phải chăng giống đực thuộc về các người còn giống cái thì thuộc về Ngài (Allah) hay sao ? * Đó đúng là một sự phân chia chẳng công bằng * Quả thật, đó chẳng qua là những tên gọi mà các người và cha mẹ của các người đã gán đặt cho chúng chứ Allah đã không ban xuống một chút thẩm quyền nào cả. Chúng chỉ làm theo điều chúng tưởng tượng và theo điều mà bản thân của chúng mong muốn trong lúc chắc chắn một Chỉ đạo từ Thượng Đế của chúng đã đến cho chúng.} Al-Najm: 19 – 23 (chương 53), và câu Kinh miêu tả về lời đối đáp mà Nabi Yusuf đã nói:

    ﴿مَا تَعۡبُدُونَ مِن دُونِهِۦٓ إِلَّآ أَسۡمَآءٗ سَمَّيۡتُمُوهَآ أَنتُمۡ وَءَابَآؤُكُم مَّآ أَنزَلَ ٱللَّهُ بِهَا مِن سُلۡطَٰنٍۚ﴾ يوسف: 40

    {Những gì mà các ngươi đang thờ phụng chỉ là những tên gọi do chính các ngươi và cha mẹ của các ngươi đã gán ghép cho chúng, chứ Allah đã không ban cấp cho một chút thẩm quyền nào.} Yusuf: 40 (chương 12).

    Tóm lại, ý nghĩa của câu “لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ" là không có Thượng Đế đích thực nào ngoại trừ Allah - Đấng Hùng Mạnh & Vinh Quang -, còn tất cả thần linh ngoài Ngài dù là Rasul, là Thiên Thần, là con người, là đất đá, là cây cối, là mặt trời, là mặt trăng hoặc bất cứ vật gì đều chỉ là hư cấu do con người tạo dựng gán ghép, tất cả đều không có tí quyền năng của Thượng Đế, duy chỉ Allah duy nhất mới có quyền năng Thượng Đế thật sự.

    Ý nghĩa lời chứng nhận Muhammad ra su lul loh

    Hỏi (13): Quí Sheikh, vậy còn ý nghĩa câu chứng nhận “وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ" (Muhammad ro su lul loh) nghĩa là gì ?

    Đáp: Câu chứng nhận này có ý nghĩa là chấp nhận bằng con tim và nói ra lời câu rằng Muhammad bin Abdullah Al-Qurashi Al-Haashimi là Sứ Giả, là Thiên Sứ, là Rasul, là Nabi của Allah – Đấng Hùng Mạnh & Vinh Quang – được cử phái đến với loài Jin (ma) và loài người, như Allah phán:

    ﴿قُلۡ يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ إِنِّي رَسُولُ ٱللَّهِ إِلَيۡكُمۡ جَمِيعًا ٱلَّذِي لَهُۥ مُلۡكُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِۖ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَ يُحۡيِۦ وَيُمِيتُۖ فََٔامِنُواْ بِٱللَّهِ وَرَسُولِهِ ٱلنَّبِيِّ ٱلۡأُمِّيِّ ٱلَّذِي يُؤۡمِنُ بِٱللَّهِ وَكَلِمَٰتِهِۦ وَٱتَّبِعُوهُ لَعَلَّكُمۡ تَهۡتَدُونَ ١٥٨ ﴾ الأعراف: 158

    {Hãy bảo họ (Muhammad): “Hỡi nhân loại! Ta là Rasul của Allah được cử phái đến cho tất cả mọi người. (Allah) là Đấng thống trị các tầng trời và trái đất, không có Thượng Đế nào đích thực ngoại trừ Ngài, Đấng ban cho cái sống và cái chết. Bởi thế, hãy tin tưởng vào Allah và vào Rasul của Ngài, một vị Nabi mù chữ đã hết lòng tin tưởng vào Ngài, vào các lời mặc khải của Ngài. Các Ngươi hãy noi theo Y để may ra các ngươi được hướng dẫn đúng chân lý đích thực."} Al-A'raaf: 158 (chương 7), và Allah phán:

    ﴿تَبَارَكَ ٱلَّذِي نَزَّلَ ٱلۡفُرۡقَانَ عَلَىٰ عَبۡدِهِۦ لِيَكُونَ لِلۡعَٰلَمِينَ نَذِيرًا ١ ﴾ الفرقان: 1

    {Thật hồng phúc thay Đấng đã thiên khải xuống Thiên Kinh Qur'an cho bề tôi (Muhammad) của Ngài, để làm người khuyến cáo thiên hạ trước một hành phạt khủng khiếp.} Al-Firqaan: 1 (chương 25).

    Việc chứng nhận Muhammad là Rasul của Allah là phải làm theo những điều sau đây:

    1) Tin thật lòng mọi thông tin được Người báo.

    2) Thi hành mọi lệnh mà Người bảo.

    3) Tránh xa mọi điều bị Người cấm.

    4) Chỉ tôn thờ Allah theo cung cách mà Người đã chỉ dạy.

    5) Một lòng tin rằng Rasul Muhammad không có quyền năng gì trong việc tạo hóa hoặc hoán chuyển vũ trụ càng khôn, lại càng không đáng để thờ phượng. Ngược lại, Người cũng chỉ là một nô lệ trung thành, một vị Sứ Giả không dối trá, Người không có quyền năng để trục lợi hoặc gây hại bất cứ ai, ngoại trừ điều nào Allah muốn, như Ngài phán:

    ﴿قُل لَّآ أَقُولُ لَكُمۡ عِندِي خَزَآئِنُ ٱللَّهِ وَلَآ أَعۡلَمُ ٱلۡغَيۡبَ وَلَآ أَقُولُ لَكُمۡ إِنِّي مَلَكٌۖ إِنۡ أَتَّبِعُ إِلَّا مَا يُوحَىٰٓ إِلَيَّۚ﴾ الأنعام: 50

    {Hãy bảo chúng (Muhammad): “Ta không tự cho mình sử hữu trong tay những kho báu của Allah, Ta cũng không hề biết được bất cứ việc thiên cơ huyền bí nào, lại càng không xưng rằng Ta là Thiên Thần. Chẳng qua, Ta chỉ làm theo những gì Ta được mặc khải cho TA thôi."} Al-An-a'm: 50 (chương 6).

    Rasul Muhammad cũng chỉ là một nô lệ được lệnh phải thi hành theo mọi lệnh mà Allah đã bảo Người, như được phán:

    ﴿قُلۡ إِنِّي لَآ أَمۡلِكُ لَكُمۡ ضَرّٗا وَلَا رَشَدٗا ٢١ قُلۡ إِنِّي لَن يُجِيرَنِي مِنَ ٱللَّهِ أَحَدٞ وَلَنۡ أَجِدَ مِن دُونِهِۦ مُلۡتَحَدًا ٢٢﴾ الجن: 21 - 22

    {Hãy bảo chúng (Muhammad): “Ta không hề nắm trong tay quyền ám hại hoặc hướng dẫn một ai đó." * Hãy bảo chúng tiếp: “Chắc chắn rằng sẽ không một ai có thể cứu Ta thoát khỏi hành phạt của Allah (nếu Ta bất tuân Ngài) và ngoài Ngài ra Ta cũng sẽ không tìm được đâu chổ nương tựa an toàn."} Al-Jin: 21 - 22(chương 72), và Allah phán:

    ﴿قُل لَّآ أَمۡلِكُ لِنَفۡسِي نَفۡعٗا وَلَا ضَرًّا إِلَّا مَا شَآءَ ٱللَّهُۚ وَلَوۡ كُنتُ أَعۡلَمُ ٱلۡغَيۡبَ لَٱسۡتَكۡثَرۡتُ مِنَ ٱلۡخَيۡرِ وَمَا مَسَّنِيَ ٱلسُّوٓءُۚ إِنۡ أَنَا۠ إِلَّا نَذِيرٞ وَبَشِيرٞ لِّقَوۡمٖ يُؤۡمِنُونَ ١٨٨ ﴾ الأعراف: 188

    {Hãy bảo chúng (Muhammad): “Ta không có quyền quyết định điều lợi hoặc hại cho chính bản thân của Ta trừ phi điều nào Allah muốn. Và nếu Ta biết điều vô hình thì chắc chắn Ta sẽ tom góp nhiều điều tốt cho Ta và Ta đã tránh được mọi điều bất hạnh rồi. Chẳng qua Ta chỉ là một người khuyến cáo (về hành phạt hỏa ngục) và thông báo tin mừng (thiên đàng) đến với nhóm người có lòng tin nơi (Allah).} Al-A'raaf: 188 (chương 7).

    Đấy chính là ý nghĩa của hai lời tuyên thệ

    لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ

    (Laa i laa ha il lol loh wa an na mu ham ma dar ro su lul loh)

    Với ý nghĩa này làm chúng ta nhận thức được rằng trên đời này dù đó là Rasul Muhammad hoặc là bất cứ ai trong thế gian này đều không đáng để con người chúng ta cúi đầu quỳ lạy, cầu xin, khấn vái, sợ hãi van xin ngoại trừ vì Allah duy nhất và rằng Muhammad chỉ đáng ở địa vị làm một nô lệ, là Rasul, là Nabi, là Sứ Giả, là Thiên Sứ của Allah mà thôi.

    Sự khác nhau giữa tin tưởng trong lòng và thốt ra lời

    Hỏi (14): Quí Sheikh, khác nhau ra sao giữa việc tin tưởng trong lòng và thốt ra lời, có bắt buộc gom chung hai thứ không ?

    Đáp: Khác nhau hoàn toàn giữa tin tưởng trong tim và thốt ra lời. Trong thiên hạ có người chỉ thốt ra lời mà con tim hoàn toàn không tin tưởng giống như nhóm người Munaafiq (đạo đức giả), Allah đã miêu tả về đám người Munaafiq này:

    ﴿إِذَا جَآءَكَ ٱلۡمُنَٰفِقُونَ قَالُواْ نَشۡهَدُ إِنَّكَ لَرَسُولُ ٱللَّهِۗ﴾ المنافقون: 1

    {Khi đến gặp Ngươi (Muhammad), những người Munaa-fiq (giả tạo đức tin) bảo: “Chúng tôi chứng nhận Ngài đích thực là Sứ giả của Allah".} rồi Allah lại khẳng định:

    ﴿وَٱللَّهُ يَشۡهَدُ إِنَّ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ لَكَٰذِبُونَ ١﴾ المنافقون: 1

    {Trong khi Allah biết rất rõ ràng Ngươi đích thực là vị Sứ Giả của Ngài. Và Allah cũng xác nhận những kẻ Munaa-fiq đích thực là những kẻ nói dối.} Al- Munaafiqoon: 1 (chương 63). Đám người Munaafiq này đã thốt ra lời lời tuyên thệ nhưng không chịu thốt ra lời tuyên thệ, sự chấp nhận này không giúp ích gì cho bản thân y trong cộng đồng Islam, bởi chúng ta chỉ có thể nhận xét bên ngoài, còn giữa y với Allah thì chỉ Allah mới rõ. Ở cuộc sống trần gian này không thể xem ai đó là người Muslim cho đến khi y thốt ra hai lời tuyên thệ này, trừ phi người mất năng lực nói thì sẽ xem xét đến hành động của y. Bằng không bắt buộc phải chấp nhận bằng con tim và thốt ra bằng lời.

    Sự ngộ nhận và câu trả lời

    Hỏi (15): Quí Sheikh, điều mà khiến chúng tôi đặt ra câu hỏi này là có một nhóm người khi gọi họ đến với sự hành đạo thì trong họ có người đáp: “Allah là Thượng Đế của con tim" muốn được Sheikh giải thích rõ ràng.

    Đáp: Vâng, còn chúng tôi nói rằng: “Allah là Thượng Đế của con tim và cả chiếc lưỡi" chứ không phải chỉ có con tim không, nếu như ai đó có một con tim tốt lành thì hành động của y cũng sẽ tốt lành theo bởi Nabi đã nói:

    {أَلَا وَإِنَّ فِي الْجَسَدِ مُضْغَةً إِذَا صَلَحَتْ صَلَحَ الْجَسَدُ كُلُّهُ وَإِذَا فَسَدَتْ فَسَدَ الْجَسَدُ كُلُّهُ أَلَا وَهِيَ الْقَلْبُ}

    “Chẳng phải trong mỗi cơ thể có một cục máu nếu nó tốt lành thì cả cơ thể sẽ tốt lành còn nếu nó hư đốn thì cả cơ thể sẽ hư đốn theo, chẳng phải đó là con tim hay sao ?"([5]) Hadith này đập tan mọi lời kêu căn của những ai mỗi khi làm tội lỗi với Allah thì y lại biện hộ “lòng kính sợ là nằm ở đây" rồi y chỉ vào lòng ngực mình, đây quả là câu nói chân lý nhưng người nói dùng với ngụ ý xấu bào chữa cho hành động xấu của bản thân, chẳng lẽ họ chưa nghe Allah:

    ﴿سَيَقُولُ ٱلَّذِينَ أَشۡرَكُواْ لَوۡ شَآءَ ٱللَّهُ مَآ أَشۡرَكۡنَا وَلَآ ءَابَآؤُنَا وَلَا حَرَّمۡنَا مِن شَيۡءٖۚ﴾ الأنعام: 148

    {Những kẻ Đa Thần sẽ bảo rằng: “Nếu Allah muốn thì chúng tôi và tổ tiên chúng tôi đã không phạm Shirk (tổ hợp với Ngài trong việc tôn thờ) rồi và Ngài cũng chẳng cấm chúng tôi điều gì."} Al-An-a'm: 148 (chương 6). Nhóm Đa Thần đổ thừa: {Nếu Allah muốn thì chúng tôi và tổ tiên chúng tôi đã không phạm Shirk (tổ hợp với Ngài trong việc tôn thờ) rồi} lời bào chữa này không vì mục đích muốn trở lại chân lý mà họ muốn được tiếp tục ở trên sự phủ nhận Allah của họ, họ muốn tiếp tục tôn thờ thần linh của họ, nên Allah đã phán:

    ﴿كَذَٰلِكَ كَذَّبَ ٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِهِمۡ حَتَّىٰ ذَاقُواْ بَأۡسَنَاۗ﴾ الأنعام: 148

    {Tương tự thế những kẻ trước chúng cũng đã phủ nhận Ngài, cho đến khi chúng nếm được hành phạt của TA.} Al-An-a'm: 148 (chương 6). Thấy rằng lời biện hộ đổ thừa cho tiền định để được thoát khỏi trách móc và hành phạt nhưng họ vẫn không tránh được.

    Tuy nhiên, có một trường hợp có thể đổ thừa cho tiền định, như Allah phán:

    ﴿ٱتَّبِعۡ مَآ أُوحِيَ إِلَيۡكَ مِن رَّبِّكَۖ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَۖ وَأَعۡرِضۡ عَنِ ٱلۡمُشۡرِكِينَ ١٠٦ وَلَوۡ شَآءَ ٱللَّهُ مَآ أَشۡرَكُواْۗ﴾ الأنعام: 106

    {(Hỡi Muhammad), Ngươi hãy bám lấy mọi sắc lệnh được thiên khải cho Ngươi từ Thượng Đế Ngươi, Ngài là Thượng Đế duy nhất xứng đáng được thờ phụng và Ngươi hãy xa lánh nhóm người Đa Thần * Và giá như Allah muốn là chúng đã không phạm Shirk rồi.} Al-An-a'm: 106 (chương 6). Ở câu Kinh này Allah phán: {Và giá như Allah muốn là chúng đã không phạm Shirk rồi}, Hai câu nói hoàn toàn giống nhau về nội dung nhưng khác nhau về hoàn cảnh nói ra nó. Việc phạm Shirk ở câu Kinh thứ hai Allah muốn cho Nabi biết việc họ phạm Shirk là do Allah quyết định thế.

    Quan trọng, những ai khi được khuyên bảo thì lại nói “lòng kính sợ là nằm ở đây" câu nói chân lý nhưng người nói có ngụ ý xấu bào chữa tội lỗi bản thân, còn người phát ngôn câu nói “lòng kính sợ là nằm ở đây" chính là Nabi , đồng thời Người cũng là tác giả câu nói:

    {أَلَا وَإِنَّ فِي الْجَسَدِ مُضْغَةً إِذَا صَلَحَتْ صَلَحَ الْجَسَدُ كُلُّهُ وَإِذَا فَسَدَتْ فَسَدَ الْجَسَدُ كُلُّهُ أَلَا وَهِيَ الْقَلْبُ}

    “Chẳng phải trong mỗi cơ thể có một cục máu nếu nó tốt lành thì cả cơ thể sẽ tốt lành còn nếu nó hư đốn thì cả cơ thể sẽ hư đốn theo, chẳng phải đó là con tim hay sao ?" Nếu như ai đó có con tim biết kính sợ là y đã có hành động biết kính sợ bởi hành động là sản phẩm của suy nghĩ giấu bên trong.

    Hiểu về đức tin Iman

    Hỏi (16): Quí Sheikh, như thế nào hiểu đúng về đức tin Iman và các nền tảng của nó, mong được Sheikh nói sơ lược về điều này ?

    Đáp: Đức tin Iman có hai cách hiểu:

    a) Hiểu theo nghĩa từ Ả rập là thừa nhận và tin tưởng vào điều gì đó.

    b) Hiểu theo nghĩa giáo lý là sự thừa nhận bắt buộc tâm phục và phục tùng, sẽ chưa đủ nếu ai đó chỉ thừa nhận đức tin trong lòng cho đến khi y phục tùng bằng hành động.

    Thí dụ: Một người chấp nhận sứ mạng của Nabi Muhammad và biết được đó là Sứ Giả của Allah nhưng y không thực thi mọi điều mà Người sai bảo thì y vẫn chưa phải là người Mumin (người tin tưởng). Bởi xưa kia, những người Đa Thần vẫn chấp nhận sứ mạng của Nabi Muhammad nhưng họ không thực thi theo lệnh của Người mà vẫn đi theo tôn giáo tổ tiên, nên niềm tin Iman đó không giúp ích gì được cho họ. Cho nên, định nghĩa đức tin Iman theo nghĩa giáo lý cụ thể hơn là định nghĩa của ngôn từ Ả rập và đôi khi nó lại tổng quát hơn giống như câu Kinh:

    ﴿وَمَا كَانَ ٱللَّهُ لِيُضِيعَ إِيمَٰنَكُمۡۚ﴾ البقرة: 143

    {Và Allah không hề làm cho đức tin Iman của các ngươi trở thành vô nghĩa.} Al-Baqarah: 143 (chương 2), từ đức tin Iman ở câu Kinh nghĩa là lễ Salah hướng đến Masjid Aqso ở Palestine. Nếu xét về mặt ngôn từ thì Salah không được xem là đức tin Iman bởi nó là hành động bên ngoài còn đức tinh Iman theo nghĩa ngôn từ là vấn đề tiềm ẩn bên trong.

    Cho nên, nếu muốn hiểu đức tin Iman theo nghĩa giáo lý thì cần phải hiểu là sự thừa nhận bắt buộc tâm phục và phục tùng, còn không thì không được gọi là đức tin Iman.

    Mối liên quan giữa cách hiểu này với Hadith của Jibreel u

    Hỏi (17): Quí Sheikh, cách hiểu này có giống như cách hiểu mà Rasul đã trả lời với Jibreel u khi hỏi Người về đức tin Iman ?

    Đáp: Giống như nhau, bởi đức tin vào Allah, vào giới Thiên Thần, vào các Kinh Sách, vào giới Rasul là đức tin thật sự bắt buộc tâm phục và phục tùng. Thì ai đó chỉ tin tưởng vào Allah, vào giới Thiên Thần, vào các Kinh Sách, vào giới Rasul nhưng không tâm phục và phục tùng thì niềm tin Iman đó chẳng có tác dụng gì. Vì vậy, đức tin Iman đúng thật là phải tin tưởng trong lòng và phục tùng bằng hành động.

    Hỏi (18): Quí Sheikh, nếu có người hỏi về đức tin Iman thì phải trả lời ra sao, bằng câu “là sự thừa nhận bắt buộc tâm phục và phục tùng" hay trả lời giống như Rasul đã trả lời “là đức tin vào Allah, vào giới Thiên Thần, vào các Kinh Sách, vào giới Rasul" ?

    Đáp: Chỉ cần trả lời “là sự thừa nhận bắt buộc tâm phục và phục tùng" là đủ nếu người đó muốn hiểu rộng hơn thì giải thích “là đức tin vào Allah, vào giới Thiên Thần, vào các Kinh Sách, vào giới Rasul".

    Hiểu về đức tin Iman và các nền tảng của nó

    Hỏi (19): Quí Sheikh, tôi muốn được hiểu sâu hơn về đức tin Iman và các nền tảng của nó.

    Đáp: Phần ở trên đã đề cặp đến hai định nghĩa, định nghĩa của ﷻ‬'lama và định nghĩa được Nabi nhắc trong Hadith Jibreel u. Định nghĩa của ﷻ‬'lama là định nghĩa khái quát cả tôn giáo, đó là “là sự thừa nhận bắt buộc tâm phục và phục tùng" được rất nhiều ﷻ‬'lama viết về Usul, viết về A'qidah định nghĩa nó, còn định nghĩa được Nabi nhắc trong Hadith Jibreel u là định nghĩa cụ thể về đức tin tìm ẩn bên trong tim.

    Islam được thể hiện qua các hành động bên ngoài, một khi ai đó chấp nhận tuyên thệ Laa i laa ha il lol loh là người đó đã có đức tin Iman. Tuy nhiên, với lời tuyên thệ đó bắt buộc họ phải thực hành để thể hiện mình là người Muslim nên phải dâng lễ Salah, xuất Zakat, nhịn chay và hành hương Hajj.

    Còn các nền tảng mà Rasul trả lời câu hỏi của Jibreel u là:

    {الإِيْمَانُ أَنْ تُؤْمِنَ بِاللهِ وَمَلاَئِكَتِهِ وَكُتُبِهِ وَرُسُلِهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ وَتُؤْمِنَ بِالْقَدَرِ خَيْرِهِ وَشَرِّهِ}

    “Đức tin Iman là anh tin tưởng nơi Allah, vào giới Thiên Thần của Ngài, vào các Kinh Sách của Ngài, vào giới Rasul của Ngài, vào ngày cuối cùng và vào định mệnh tốt xấu."([6]) bây giờ chúng ta bắt đầu phân tích những mấu chốt quan trong sáu niềm tin Iman này:

    Tin tưởng vào Allah: Niềm tin Iman này gồm bốn phần: Tin tưởng Allah luôn tồn tại; tin tưởng vào Rububiyah của Ngài; tin tưởng vào Uluhiyah của Ngài và tin tưởng vào Asma và Sifat của Ngài.

    C Tin tưởng Allah luôn tồn tại: Là sự tin tưởng kiên định trong lòng rằng Allah – Đấng Hiển Vinh & Tối Cao – luôn tồn tại, và không một ai phủ nhận sự tồn tại của Allah ngoại trừ những ai muốn đề cao bản thân mình, do bởi tất cả những ai có trí óc bình thường đều không cho rằng vũ trụ này ngẫu nhiên tồn tại hoặc không do ai tạo ra. Đây chính là điểm đồng nhất của giới có trí óc bình thường do bởi có đến bốn bằng chứng khẳng định cho việc tồn tại này của Allah, đó là trí tuệ, bản tính bẩm sinh trong con người, sưh cảm nhận và giáo lý.

    ü Về bằng chứng trí tuệ: Thấy rằng sự tồn của vũ trụ, các tầng trời, trái đất và những gì trong nó, các vì sao, núi non, sông ngòi, cây cối, súc vật, vật vô chi .v.v. là sản phẩm mà không một ai, không một thần linh nào có thể tạo ra được. Vậy, tất cả tồn tại được do đâu? Chẳng lẻ tất cả chỉ ngẫu nhiên tồn tại? Hoặc không do bất cứ ai tạo ra? Hoặc chúng tự hình thành bản thân chúng. Đây là ba giả thuyết bị trí tuệ bác bỏ mà chỉ chấp nhận giả thuyết thứ tư do tính phù hợp.

    Về giả thuyết vũ trụ ngẫu nhiên tồn tại chắc chắn sẽ bị trí tuệ gạt bỏ một bên do không thể xảy ra, bởi sự tồn tại vĩ đại của vũ trụ và tất cả những gì diễn ra không thể ngẫu nhiêu được, chắc chắn phải có động lực tạo thành, thấy mọi thứ đều luôn di chuyển theo một vĩ đạo nhất định, lôgic. Còn sự việc được ngẫu nhiên hình thành sẽ vô trật tự, không theo một qui tắc nào cả do nó ngẫu nhiên.

    Về giả thuyết tự nó hình thành bản thân nó, cũng viễn vong vô cùng bởi mọi việc trước khi tồn tại chẳng có gì cả, khi không có gì cả làm sao tự hình thành bản thân mình được.

    Về giả thuyết tồn tại không do ai tạo ra, giả thuyết này giống như việc cho rằng ngẫu nhiên tồn tại, quả là trù tượng.

    Chỉ còn mỗi giả thuyết duy nhất đó là có Đấng Tạo Hóa, Đấng đó chính là Allah như Ngài đã khẳng định:

    ﴿أَمۡ خُلِقُواْ مِنۡ غَيۡرِ شَيۡءٍ أَمۡ هُمُ ٱلۡخَٰلِقُونَ ٣٥ أَمۡ خَلَقُواْ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَۚ بَل لَّا يُوقِنُونَ ٣٦﴾ الطور: 35 - 37

    {Chẳng phải chúng đã được tạo hóa từ cái không là gì cả hay phải chăng chúng là Đấng tạo hóa ? * Phải chăng chúng đã tạo hóa các tầng trời và trái đất? Không, chúng không có niềm tin vững chắc vào điều đó} Al-Toor: 35 - 36 (Chương 52).

    ü Về bằng chứng bản tính bẩm sinh trong con người khẳng định Allah luôn tồn tại thì không cần phải dẫn chứng bởi mỗi người vốn đã công nhận Thượng Đế y luôn tồn tại, như Nabi đã khẳng định:

    {كُلُّ مَوْلُودٍ يُولَدُ عَلَى الْفِطْرَةِ، فَأَبَوَاهُ يُهَوِّدَانِهِ أَوْ يُنَصِّرَانِهِ أَوْ يُمَجِّسَانِهِ}

    “Mỗi đứa trẻ đều được sinh ra trong bẩm sinh (tin tưởng Allah), nhưng rồi cha mẹ nó là người Do Thái hoặc người Thiên Chúa hoặc người thờ lửa biến chúng thành tín đồ đó."([7]) Và thực tế chứng minh được điều này, thấy rằng bất cứ ai trên đời này mỗi khi bị nạn kiếp, hoặc bị rơi vào tuyệt vọng hoặc hoàn cảnh tương tự thì bổng dưng chiếc lưỡi của y gọi những lời không kiểm soát được như: Ôi Thượng Đế hoặc ôi Allah (mà người Việt hay gọi ôi trời ơi), điều này khẳng định bẩm sinh trong mỗi người đã công nhận sự tồn tại của Thượng Đế Allah - Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao -.

    ü Về bằng chứng sự cảm nhận tồn tại của Allah, chúng ta đã nghe không ít việc Allah đã đáp lại lời cầu xin của những ai cầu xin trực tiếp Ngài, như họ khấn vái: “Lạy Thượng Đế" tức khắc họ được đáp lại, thì trong Qur'an có vô số hình ảnh như thế này, điển hình như câu Kinh:

    ﴿۞وَأَيُّوبَ إِذۡ نَادَىٰ رَبَّهُۥٓ أَنِّي مَسَّنِيَ ٱلضُّرُّ وَأَنتَ أَرۡحَمُ ٱلرَّٰحِمِينَ ٨٣ فَٱسۡتَجَبۡنَا لَهُۥ فَكَشَفۡنَا مَا بِهِۦ مِن ضُرّٖۖ﴾ الأنبياء: 83 - 84

    {Và (hãy nhớ) Ayyub (Job) khi Y cầu xin Thượng Đế của Y mà khấn vái: “Bề tôi đã gặp nạn và Ngài là Đấng khoan dung nhất của những người tỏ lòng khoan dung." * Bởi thế TA đã đáp lại lời cầu xin của Y. Rồi TA đã làm tan nỗi khổ mà từ lâu Y đã cam chịu.} Al-Ambiya: 83 - 84 (chương 21).

    Trong Sunnah cũng có vô số hình ảnh tương tự, điển hình như Hadith Anas bin Maalik t kể: Một người đàn ông bước vào Masjid lúc Nabi nói Khutbah thứ sáu mà nói: “Tiêu tan rồi tài sản và mọi nơi đều khô cằn, xin Rasul hãy cầu xin Allah ban mưa cho chúng tôi." Lập tức Rasul giơ đôi tay lên mà khấn vái:

    {اللَّهُمَّ أَغِثْنَا، اللَّهُمَّ أَغِثْنَا، اللَّهُمَّ أَغِثْنَا}

    “Lạy Allah, xin ban mưa cho bầy tôi, lạy Allah, xin ban mưa cho bầy tôi, lạy Allah, xin ban mưa cho bầy tôi." Lúc đó trên vùng trời sa mạc không một bóng mây, nhưng khi Rasul chưa kịp bước xuống bụt giảng là mưa đã rơi ướt cả râu Người và thế là mưa kéo dài cả một tuần. Đến thứ sáu tuần sau cũng người đàn ông đó chạy đến nói: “Thưa Rasul, tiêu tan hết rồi nhà của, tài sản cũng chìm trong mưa, xin Rasul cầu xin Allah ngừng mưa." Lập tức Rasul giơ đôi bàn tay lên khấn vái:

    {اللَّهُمَّ حَوَالَيْنَا، وَلاَ عَلَيْنَا}

    “Lạy Allah, xin ban mưa hữu ích cho bầy tôi chứ đừng gây hại bầy tôi."([8]) Xong Người đưa tay chỉ về một hướng lập tức bầu trời liền trong xanh dưới sự ưng thuận của Allah. Thế là mọi người rời khỏi nhà dưới ánh nắng mặt trời. Đây chính là bằng chứng cảm nhận khẳng định sự tồn tại của Thượng Đế Allah - Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao -.

    ü Về bằng chứng giáo lý: Nhiều vô số cho bằng chứng này, nguyên quyển Qur'an và tất cả Sunnah Soheeh và mọi nguồn tin chính xác đều khẳng định sự tồn tại của Allah - Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao - như Allah phán trong Qur'an vĩ đại:

    ﴿وَلَوۡ كَانَ مِنۡ عِندِ غَيۡرِ ٱللَّهِ لَوَجَدُواْ فِيهِ ٱخۡتِلَٰفٗا كَثِيرٗا ٨٢﴾ النساء: 82

    {Và nếu như từ một Đấng nào khác ngoài Allah thì chắc chắn chúng sẽ tìm thấy trong đó nhiều điều mâu thuẫn.} Al-Nisa: 82 (chương 4).

    Còn niềm tin Iman về Rububiyah của Ngài, về Uluhiyah của Ngài và về Asma và Sifat của Ngài thì đã được phân tích kỹ lúc phân loại Tawhid.

    Đáp lại người vô thần

    Hỏi (20): Quí Sheikh, thấy rằng nhóm người vô thần sẽ bảo bây giờ đây chúng tôi là những người trí tuệ, khẳng định rằng Thượng Đế Allah không tồn tại, vậy trả lời họ bằng cách nào ?

    Đáp: Trước tiên tôi muốn đính chính câu nói của anh rằng họ là người trí tuệ, nếu nói họ có trí tuệ để hiểu và nhận thức thì quả họ có trí tuệ đó, nếu ý anh bảo họ nhận thức đúng về chân lý thì họ không phải là người có trí tuệ, do chính Allah đã miêu tả nhóm người ngoại đạo là nhóm người điếc, câm, mù và vô nhận thức, tuy nhiên họ có tri thức cảm nhận.

    Đáp lại nhóm người này bằng cách, là khi họ dám khẳng định như vậy thì họ chỉ là nhóm người cải bướng, thể hiện cao ngạo bởi họ biết rằng cánh cửa chỉ là vật vô tri làm sao tự hình thành hoặc chuyển đổi được mà bắt buộc phải nhờ đến thợ mộc hoặc một ai đó tạo ra nó và họ một mực khẳng định rằng thức ăn và thức uống mà họ ăn uống hằng ngày phải có ai đó sản xuất ra, có ai đó gieo trồng, bởi họ đinh ninh rằng không một ai trên đời có năng lực hô biến ra thức ăn, thức uống mà không cần đến khâu trồng trọt và tưới tiêu.

    Nhóm người này lại càng hiểu rằng tất cả con người không có khả năng tạo ra những thứ này nhưng họ vẫn ngoan cố khẳng định để đề cao bảo thân mình, tỏ thái độ kêu căng. Loại người như thế này sẽ không bao giờ chấp nhận những gì bạn nói đâu, chỉ tiêu hau thời gian của bạn vô bổ đối với nhóm người này. Tuy nhiên có số ﷻ‬'lama gợi ý cách kêu gọi nhóm người này là bằng cách trưng cầu dâng ý chứ không tranh luận.

    Niềm tin Iman và các nền tảng

    Hỏi (21): Quí Sheikh, bây giờ chỉ còn mỗi các nền tảng của niềm tin Iman là gì ?

    Đáp: Niềm tin Iman giống như Nabi đã định nghĩa là tin tưởng vào Allah, vào giới Thiên Thần... và chúng ta đã phân tích rồi niềm tin Iman vào Allah, đến niềm tin Iman vào giới Thiên Thần, họ là một thế giới ẩn được Allah tạo ra từ ánh sáng và biến họ mực mực thi hành sắc lệnh của Ngài,

    ﴿يُسَبِّحُونَ ٱلَّيۡلَ وَٱلنَّهَارَ لَا يَفۡتُرُونَ ٢٠﴾ الأنبياء: 20

    {Chúng tán dương ca tụng Ngài cả ngày lẫn đêm một cách không ngừng nghỉ.} Al-Ambiya: 20 (chương 21), Allah phán ở chương khác:

    ﴿لَّا يَعۡصُونَ ٱللَّهَ مَآ أَمَرَهُمۡ وَيَفۡعَلُونَ مَا يُؤۡمَرُونَ ٦﴾ التحريم: 6

    {Chúng không bất tuân Allah về điều gì mà Ngài ra lệnh cho chúng và thi hành đúng những điều mà chúng được lệnh.} Al-Tahreem: 6 (chương 66).

    Thiên Thần được chia ra thành nhiều nhóm và mỗi nhóm có việc làm, nhiệm vụ và cấp bậc khác nhau. Lớn nhất là Đại Thiên Thần Jibreel u đảm trách chuyển lời mặc khải từ Thượng Đế đến tất cả Rasul dưới đất như Allah phán:

    ﴿نَزَلَ بِهِ ٱلرُّوحُ ٱلۡأَمِينُ ١٩٣ عَلَىٰ قَلۡبِكَ لِتَكُونَ مِنَ ٱلۡمُنذِرِينَ ١٩٤ بِلِسَانٍ عَرَبِيّٖ مُّبِينٖ ١٩٥﴾ الشعراء: 193 - 195

    {Do chính Jibreel đã mang Nó xuống * Mang đặt vào quả tim của Ngươi (Muhammad) để Ngươi trở thành một Người báo trước * Bằng tiếng Ả rập minh bạch rõ ràng.} Al-Shu-a'-ra: 193 – 195 (chương 26), và Allah phán:

    ﴿قُلۡ نَزَّلَهُۥ رُوحُ ٱلۡقُدُسِ مِن رَّبِّكَ بِٱلۡحَقِّ﴾ النحل: 102

    {Ngươi (Muhammad) hãy bảo chúng: “Ruh Al-Qudus (Đại Thiên Thần Jibreel) mang Nó (Qur'an) xuống từ Thượng Đế của Ngươi bằng sự thật."} Al-Nahl: 102 (chương 16). Nabi đã tận mắt nhìn thấy Jibreel u hai lần bằng hình dạng thật, một lần Người thấy Jibreel u xuất hiện với hình dạng sáu trăm chiếc cánh bao phủ toàn bộ bầu trời.([9])

    Mikaa-il thuộc số những Thiên Thần khổng lồ được Allah giao trọng trách quản lý mưa và sự đâm chồi của đất sau mưa.

    Isrofil cũng thuộc số những Thiên Thần khổng lồ được Allah giao phó thổi những hồi còi tận thế và cũng thuộc số những Thiên Thần khiên ngai vương vĩ đại trong ngày tận thế.

    Đây là ba đại Thiên Thần mà Rasul thường hay nói trong lời Du-a' Istiftaah của Salah trong đêm, bằng lời Du-a':

    {اللَّهُـمَّ رَبَّ جِبْرَائِيلَ، وَمِيـكَائِيلَ، وَإِسْـرَافِيلَ، فَـاطِرَ السَّـمَاوَاتِ وَالْأَرْضِ، عَـالِمَ الْغَيْبِ وَالشَّـهَادَةِ، أَنْتَ تَحْـكُمُ بَيْنَ عِبَـادِكَ فِيمَـا كَانُوا فِيهِ يَخْـتَلِفُـونَ، اهْـدِنِـي لِمَـا اخْـتُلِفَ فِيـهِ مِـنَ الْحَـقِّ بِإِذْنِكَ، إِنَّكَ تَهْـدِي مَـنْ تَشَـاءُ إِلَـى صِـرَاطٍ مُسْـتَقِيـمٍ}

    “Ol lo hum ma rab ba jib ro il, wa mi kaa il, wa is ro fil, faa ti ros sa maa waa ti wal ardh, a' li mal ghoi bi wash sha haa dah, an ta tah ku mu bai na i' baa di ka fi maa kaa nu fi hi yakh ta li fun, eh di ni li makh tu li fa fi hi mi nal ha qi bi iz nik, in na ka tah di man ta shaa u i la si ro tim mus ta qim."([10]) Hadith do Muslim ghi.

    Sở dĩ, nhắc đến ba đại Thiên Thần này là do nhiệm vụ của họ gắn liền với sự sống và sự phục sinh của chúng ta, họ là ba đại Thiên Thần tốt nhất mà chúng ta biết được. Ngoài ra, còn có Thần Chết nhận trọng trách rút hồn người hết tuổi đời; hai Thiên Thần nhận trọng trách bám sát con người để biên chép mọi việc làm thiện ác, một Thiên Thần bên phải và một Thiên Thần bên trái; nhóm Thiên Thần được giao phó đi tìm nhóm người ngồi tụng niệm, tán dương Allah... và ai muốn biết nhiều hơn thì tham khảo thêm các sách viết về chủ đề này.

    Niềm tin Iman vào giới Thiên Thần

    Hỏi (22): Quí Sheikh, còn điều gì liên quan đến niềm tin Iman vào giới Thiên Thần nữa không, muốn được Sheikh mở rộng thêm hay là chúng ta chuyển đến các nền tảng còn lại ?

    Đáp: Còn sót lại ở nền tảng thứ hai này, niềm tin vào giới Thiên Thần là một mực tin những gì cụ thể và những gì khái quát về giới Thiên Thần. Tức đối với những gì cụ thể thì chúng ta nói: Chúng tôi tin tưởng vào Allah, tin tưởng vào Jibreel, Mikaa-il, Isrofil, Thần Chết, Thiên Thần cai quản hỏa ngục .v.v.. còn những Thiên Thần khác thì chúng ta chỉ biết chung chung về họ thì chúng tin tưởng vào họ một cách tổng thể.

    Về số lượng của Thiên Thần, nhiều vô số chỉ riêng Allah mới biết họ bao nhiêu, Nabi nói:

    {الْبَيْتُ الْمَعْمُورُ فِى السَّمَاءِ السَّابِعَةِ يَدْخُلُهُ كُلَّ يَوْمٍ سَبْعُونَ أَلْفَ مَلَكٍ، إِذَا خَرَجُوا مِنْهُ لَمْ يَعُودُوا إِلَيْهِ آخِرُ مَا عَلَيْهِمْ}

    “Ngôi nhà Al-Ma'mur trên tầng trời thứ bảy mỗi ngày có đến bảy mươi ngàn Thiên Thần đi vào, sau khi họ ra khỏi ngôi nhà thì không một ai trong số họ quay lại đó lần nữa."([11]) trong một lần khác thì Rasul nói:

    {مَا مِنْ مَوْضِعٍ أَرْبَعُ أَصَابِعَ فِي السَّمَاءِ إِلَّا فِيهِ مَلَكٌ قَائِمٌ لِلَّهِ أَوْ رَاكِعٌ أَوْ سَاجِدٌ}

    “Cứ cách khoảng bốn ngón tay là có một Thiên Thần đứng Salah hoặc Rukua' hoặc quỳ lạy Allah"([12]) tuy nhiên số Thiên Thần này chúng ta không biết công việc, nhiệm vụ, chức vụ họ là gì trừ phi được giáo lý thông báo, nếu không chúng ta chỉ tin vào họ một cách tổng quát.

    Giới Thiên Thần, họ có một số quyền năng nhất định mà con người không có, đây chính là một trong những dấu hiệu của Allah, và việc tin tưởng vào họ chính là tin tường vào Allah và quyền lực vô biên của Ngài. Bắt buộc tín đồ Muslim chúng ta phải thương yêu tất cả Thiên Thần bởi họ đều là tin tưởng Allah, luôn thực thi sắc lệnh của Ngài, ai dám hận thù với bất cứ Thiên Thần nào thì y chính là Kafir (kẻ ngoại đạo), bởi Allah đã phán:

    ﴿مَن كَانَ عَدُوّٗا لِّلَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ وَرُسُلِهِۦ وَجِبۡرِيلَ وَمِيكَىٰلَ فَإِنَّ ٱللَّهَ عَدُوّٞ لِّلۡكَٰفِرِينَ ٩٨ ﴾ البقرة: 98

    {Ai là kẻ thù của Allah, của các Thiên Thần của Ngài, của các Rasul của Ngài, của Jibreel và của Mikaa-eel, thì chính Allah lại là kẻ thù của nhóm người không có đức tin đó.} Al-Baqarah: 98 (chương 2), và Allah phán:

    ﴿قُلۡ مَن كَانَ عَدُوّٗا لِّـجِبۡرِيلَ فَإِنَّهُۥ نَزَّلَهُۥ عَلَىٰ قَلۡبِكَ بِإِذۡنِ ٱللَّهِ مُصَدِّقٗا لِّمَا بَيۡنَ يَدَيۡهِ﴾ البقرة: 97

    {Hãy công bố đi (Muhammad): “Ai đã từng hận thù Jibreel trong khi Y đã mang Nó (Qur'an) đặt vào lòng Ngươi bằng sắc lệnh của Allah nhằm xác định mọi việc xảy ra trước Ngươi".} Al-Baqarah: 97 (chương 2).

    Tóm lại, tín đồ Muslim đều phải thương yêu tất cả Thiên Thần và tuyệt đối không được xâm hại đến bất cứ ai trong số họ, bởi họ cũng là đám bầy tôi của Allah, luôn thực thi đúng nhiệm vụ được giao phó.

    Niềm tin Iman vào các Kinh Sách

    Hỏi (23): Quí Sheikh, nền tảng thứ ba về niềm tin Iman là thế nào ?

    Đáp: Nền tảng thứ ba tin tưởng vào Kinh Sách của Allah, là tin tưởng vào tất cả Kinh Sách đã được Allah thiên khải xuống. Theo Qur'an thì cứ mỗi vị Rasul được Allah ban riêng cho một Quyển Kinh, như Allah phán:

    ﴿لَقَدۡ أَرۡسَلۡنَا رُسُلَنَا بِٱلۡبَيِّنَٰتِ وَأَنزَلۡنَا مَعَهُمُ ٱلۡكِتَٰبَ وَٱلۡمِيزَانَ لِيَقُومَ ٱلنَّاسُ بِٱلۡقِسۡطِۖ﴾ الحديد: 25

    {Quả thật, TA (Allah) đã cử các Sứ giả của TA đến với những bằng chứng rõ rệt và đã ban xuống cùng với Chúng Kinh Sách và chiếc Cân (công lý).} Al-Hadeed: 25 (chương 57), và Allah phán:

    ﴿كَانَ ٱلنَّاسُ أُمَّةٗ وَٰحِدَةٗ فَبَعَثَ ٱللَّهُ ٱلنَّبِيِّۧنَ مُبَشِّرِينَ وَمُنذِرِينَ وَأَنزَلَ مَعَهُمُ ٱلۡكِتَٰبَ بِٱلۡحَقِّ لِيَحۡكُمَ بَيۡنَ ٱلنَّاسِ فِيمَا ٱخۡتَلَفُواْ فِيهِۚ﴾ البقرة: 213

    {Ban đầu nhân loại chỉ là một cộng đồng duy nhất. Sau đó, (vì họ lầm lạc) nên Allah đã lần lượt cử phái đến họ các vị Nabi (xuất thân từ họ) để báo tin mừng (cho những ai tin tưởng và noi theo) đồng thời răng đe (những kẻ bất tuân), và Allah đã ban cùng với các Nabi đó Kinh Sách chứa đựng chân lý để Chúng dựa vào đó mà xét xử sự tranh chấp bất đồng của nhân loại.} Al-Baqarah: 213 (chương 2).

    Chúng ta cần phải tin tưởng hết tất cả Kinh Sách được nêu cho chúng ta biết tên như Tawrah (Kinh Cựu Ước) ban cho Musa (Môi Sê) u, Injeel (Kinh Tân Ước) ban cho Ysa (Giê Su) u, Zabur ban cho Dawood (David) u, Suhuf của Ibrahim (Abraham) u và Thiên Kinh Qur'an, đây là những Kinh Sách chúng ta biết được tên còn những Kinh Sách không được nêu tên thì chúng ta tin tưởng khái quát bởi Allah không bắt một ai làm quá khả năng của mình.

    Hỏi: Tuy nhiên, chúng ta tin tưởng như thế nào cho đúng ?

    Đáp: Bất cứ nguồn thông tin nào được truyền lại chính xác từ các Kinh Sách này đều bắt buộc chúng ta phải tin tưởng bởi có nguồn gốc từ Allah; về các giáo lý thực hành được truyền lại từ các Kinh Sách này thì không bắt buộc chúng ta thực thi theo mà chỉ thực thi theo Qur'an duy nhất. Riêng những nguồn tin được truyền tải không rõ nguồn gốc, không xác định được thực hư thì chúng ta im lặng không công nhận đúng cũng không bác bỏ là sai trước các nguồn tin đó, bởi tất cả Kinh Sách ngoài Qur'an đều bị chỉnh sửa, bị thay đổi, bị thêm bớt rất nhiều.

    Niềm tin Iman vào giới Rusul

    Hỏi (24): Quí Sheikh, nền tảng thứ tư về niềm tin Iman vào giới Rasul ra sao ?

    Đáp: Niềm tin Iman vào giới Rasul, tức Sứ Giả hay Thiên Sứ hay còn gọi là Nabi là tin tưởng rằng Allah đã cử phải đến với loài người những Rasul xuất thân từ loài người, để xướng đọc cho họ nghe các lời mặc khải của Allah và tẩy sạch họ. Rasul đầu tiên được cử phái đến với con người chính là Nuh u và vị cuối cùng là Muhammad và tất nhiên, trước Nuh u không có một vị Rasul nào được cử phái đến với con người. Chúng tôi biết có một điểm sai của các nhà sử học đã cho rằng Idrees u đến trước Nuh u, bởi chính Allah đã khẳng định trong Qur'an:

    ﴿إِنَّآ أَوۡحَيۡنَآ إِلَيۡكَ كَمَآ أَوۡحَيۡنَآ إِلَىٰ نُوحٖ وَٱلنَّبِيِّۧنَ مِنۢ بَعۡدِهِۦۚ﴾ النساء: 163

    {Quả thật, TA đã mặc khải cho Ngươi (Muhammad) giống như việc TA đã mặc khải cho Nuh và các Nabi sau Y.} Al-Nisa: 163 (chương 4), cộng thêm Hadith Soheeh kể về lời biện hộ mà mọi người kéo nhau đến gặp Nuh u mà thưa: “Người là Rasul đầu tiên được Allah cử phái đến với loài người."([13]) Đến đây khẳng định rằng không có bất cứ Rasul nào được cử phái đến trước Nuh u cả. Và sẽ không còn bất cứ Rasul hay Nabi nào đến sau Muhammad , bởi Allah đã khẳng định:

    ﴿مَّا كَانَ مُحَمَّدٌ أَبَآ أَحَدٖ مِّن رِّجَالِكُمۡ وَلَٰكِن رَّسُولَ ٱللَّهِ وَخَاتَمَ ٱلنَّبِيِّۧنَۗ﴾ الأحزاب: 40

    {Muhammad không phải là người cha của một ai trong số đàn ông của các người mà Y chỉ là Rasul của Allah và là vị Nabi cuối cùng.} Al-Ahzaab: 40 (chương 33).

    Kể cả lúc Nabi Ysa u con trai bà Mar-yam giáng trần ở giai đoạn cuối thì Người cũng chỉ cũng cố lại bộ luật Islam của Nabi Muhammad của chúng ta, Người hoàn toàn không thêm bớt bất cứ giáo luật nào trong Islam, bởi đây là bổn phận của Nabi Ysa u cũng như các vị Nabi khác đều phải tin sứ mạng của Muhammad như Allah phán:

    ﴿وَإِذۡ أَخَذَ ٱللَّهُ مِيثَٰقَ ٱلنَّبِيِّۧنَ لَمَآ ءَاتَيۡتُكُم مِّن كِتَٰبٖ وَحِكۡمَةٖ ثُمَّ جَآءَكُمۡ رَسُولٞ مُّصَدِّقٞ لِّمَا مَعَكُمۡ لَتُؤۡمِنُنَّ بِهِۦ وَلَتَنصُرُنَّهُۥۚ قَالَ ءَأَقۡرَرۡتُمۡ وَأَخَذۡتُمۡ عَلَىٰ ذَٰلِكُمۡ إِصۡرِيۖ قَالُوٓاْ أَقۡرَرۡنَاۚ قَالَ فَٱشۡهَدُواْ وَأَنَا۠ مَعَكُم مِّنَ ٱلشَّٰهِدِينَ ٨١﴾ آل عمران: 81

    {Và hãy nhớ, khi Allah đặt giao ươc với giới Nabi rằng: “Cho dù TA (Allah) có ban cho các ngươi Kinh Sách và trí tuệ sáng suốt ra sao nhưng một khi có vị Rasul được cử đến kế nhiệm thì bắt buộc các ngươi phải hết lòng tin tưởng Y và hết lòng hổ trợ Y." Allah hỏi: “Các ngươi có chấp nhận giao ước này của TA không ?" Tất cả Nabi đồng đáp: “Bầy tôi xin chấp nhận." Allah phán: “Thế thì các ngươi hãy xác nhận đi và TA cũng sẽ cùng các ngươi xác nhận."} Ali I'mraan: 81 (chương 3). Trong sứ mạng của Muhammad là xác nhận lại mọi nguồn tin của các Nabi trước đã loan báo, và tín đồ Muslim phải một lòng tin tưởng rằng vị Rasul đầu tiên là Nuh u và vị Rasul cuối cùng là Muhammad .

    Và cách thức tin tưởng tất cả Rasul là những nguồn thông tin nào chính xác thì chúng ta tin tưởng và xác nhận nó đúng bởi nó có nguồn gốc từ Allah, còn về mặt giáo lý thì không bắt buộc chúng ta làm theo mà chỉ làm theo mỗi bộ giáo lý được Nabi Muhammad của chúng ta mang đến duy nhất.

    Đối với vị Rasul, vị Nabi nào được Allah gọi tên họ thì chúng ta tin tưởng vào họ còn những ai không được gọi tên thì chúng ta tin chung chung về họ giống như niềm tin Iman vào Kinh Sách và Thiên Thần vậy.

    Niềm tin Iman vào ngày cuối cùng

    Hỏi (25): Quí Sheikh, niềm tin Iman vào nền tảng thứ năm là ngày cuối cùng, như thế nào ?

    Đáp: Là tin tưởng rằng cả vũ trụ sẽ có ngày bị hủy diệt và ngày đó được gọi là ngày cuối cùng bởi không còn ngày nào sau ngày hôm đó. Khởi điểm của con người là không là gì, rồi bổng tồn tại trong bụng mẹ, rồi được chuyển đến thế giới trần gian, rồi chuyển đến cõi Al-Barzakh (tức cõi mộ), rồi được phục sinh vào ngày tận thế. Đó là năm giai đoạn của mỗi một người, Allah phán:

    ﴿هَلۡ أَتَىٰ عَلَى ٱلۡإِنسَٰنِ حِينٞ مِّنَ ٱلدَّهۡرِ لَمۡ يَكُن شَيۡٔٗا مَّذۡكُورًا ١﴾ الإنسان: 1

    {Chẳng phải con người đã từng ở trong thời kỳ mà y không là gì cả hay sao ?} Al-Insaan: 1 (chương 76). Câu Kinh nói về giai đoạn đầu tiên của con người không là gì cả, rồi được tìm thấy trong bụng mẹ, rồi được chuyển tới thế giới trần gian, Allah phán:

    ﴿وَٱللَّهُ أَخۡرَجَكُم مِّنۢ بُطُونِ أُمَّهَٰتِكُمۡ لَا تَعۡلَمُونَ شَيۡٔٗا﴾ النحل: 78

    {Và Allah đã đẩy các ngươi ra khỏi bụng mẹ mình mà các ngươi không hề hay biết gì.} Al-Nahl: 77 (chương 16). Với cuộc sống trần gian con người phải lao động, rồi kết thúc cuộc đời bằng cái chết để chuyển tiếp đến cõi Al-Barzakh là khoảng giữa cuộc sống trần gian và ngày tận thế. Cho nên, niềm tin Iman vào ngày tận thế là tin giống như lời nhận định của Sheikh Al-Islam Ibnu Taimiyah ﷺ‬ nói trong bộ sách Al-A'qidah Al-Waasitiyah: “Là tin tưởng tất cả thông tin được Nabi nói về các sự kiện xảy ra sau khi chết, tin tưởng vào sự thử thách trong cõi mộ được hưởng thụ hoặc bị trừng phạt, tin tưởng vào ngày phục sinh, tin tưởng vào tiếng còi tận thế, việc tính sổ, cách cân công đức và tội lỗi, giếng Al-Hawdh và tất cả những thông tin khác liên quan được nhắc trong Qur'an và trong Sunnah nói về mọi việc xảy ra sau khi chết."

    Niềm tin Iman vào sự thử thách nơi cõi mộ là sau khi người chết được chôn xuống lòng đất thì có hai Thiên Thần xuất hiện để thẩm tra y về Thượng Đế y là ai, về tôn giáo y là gì và về sứ giả của y là ai. Đối với người Mumin (có đức tin) sẽ được Ngài phù hộ trả lời đúng ba câu hỏi đó mà đáp: “Thượng Đế tôi là Allah, tôn giáo tôi là Islam và Sứ Giả của tôi là Muhammad." Nếu không phải người Mumin thì y chỉ ú ớ mà bảo: “Ha ha, tôi không biết, tôi nghe mọi người nói nên nói theo" sau cuộc thẩm tra này sẽ là sự hưởng thụ hoặc bị trừng phạt cho đến ngày tận thế. Nếu không phải là người Muslim sẽ phải đấm chìm trong hành phạt đến ngày tận thế còn người Muslim tội lỗi sẽ bị trừng trị trong một thời hạn nhất định, chỉ có Allah mới rõ là bao lâu rồi y được Ngài xá tội.

    Ở cuộc sống trần gian nổi đau tác động trực tiếp lên thể xác, thí dụ cú đấm tác động lên thể xác làm cho thể xác bị đau và làm cho linh hồn thiểu não, còn ở ngày sau thì hoàn toàn ngược lại mọi nỗi đau và niềm sung sướng đều tác động trực tiếp lên linh hồn, tuy nhiên đôi khi thể xác cũng chịu tác động từ hành phạt hoặc sự hưởng thụ đó.

    Khi ngày tận thế vĩ đại được bắt đầu thì tất cả loài người được phục sinh sống trở lại từ ngôi mộ kéo đến trình diện Đấng Chúa Tể vũ trụ và muôn loài với hình dạng chân không giầy dép, trần trụi không gì che thân và cơ thể lành lặn tức cả cơ thể sẽ trở lại hiện trạng ban đầu kể cả những miếng da hoặc phần cơ thể nào bị đứt thậm chí da qui đầu bị cắt ở trần gian cũng sẽ trở lại bình thường, Allah phán:

    ﴿كَمَا بَدَأۡنَآ أَوَّلَ خَلۡقٖ نُّعِيدُهُۥۚ﴾ الأنبياء: 104

    {Giống như việc TA khởi nguyên sự tạo hóa lần đầu, TA sẽ tái lập nó.} Al-Ambiya 104 (Chương 21). Sau đó, đến việc thanh toán như được nhắc trong Qur'an và Sunnah, rồi đến kết quả là được vào thiên đàng hoặc bị đầy vào hỏa ngục. Những ai được vào thiên đàng là mãi mãi muôn đời trong nó và ai bị đẩy vào hỏa ngục nếu là người Kafir (phủ nhận Allah) là mãi mãi muôn đời trong hỏa ngục, riêng người Muslim bị tội lỗi sẽ bị trừng phạt trong hỏa ngục tùy theo tội lỗi nặng nhẹ của y hoặc y sẽ được biện hộ hoặc được lòng thương xót của Allah xá tội cho y.

    Niềm tin Iman vào định mệnh

    Hỏi (26): Quí Sheikh, còn lại mỗi niềm tin Iman vào định mệnh, mong được Sheikh phân tích. Cầu xin Allah trọng hậu cho Sheikh.

    Đáp: Niềm tin Iman vào định mệnh là một nền tảng đức tin quan trọng và vĩ đại. Chỉ vì niềm tin Iman này mà từ thời xa xưa, đến thời đại Nabi và ngay cả thời đại chúng ta đã xảy ra biết bao là tranh cải và xung đột. Tuy nhiên, đó là những cuộc tranh luận không đáng có bởi – Alhamdulillah – sự việc đã hiển nhiên rõ ràng như bạch nhật, không cần bàn luận luận hay suy nghĩ gì cả. Vậy, niềm tin Iman chính là tin tưởng rằng Allah đã tiền định tất cả mọi việc như Ngài đã phán:

    ﴿وَخَلَقَ كُلَّ شَيۡءٖ فَقَدَّرَهُۥ تَقۡدِيرٗا﴾ الفرقان: 2

    {Và Ngài (Allah) đã tạo hóa tất cả mọi vạn vật và Ngài đã định đoạt mỗi vật theo đúng mức lượng của nó.} Al-Firqaan: 2 (chương 25). Việc tiền định đó luôn phù hợp và thể hiện sự sáng suốt của Đấng Tạo Hóa do nó luôn mang lại kết quả tốt đẹp cho con người trong cuộc sống.

    Niềm tin Iman vào định mệnh được xoay quanh bốn điều:

    Thứ nhất: Kiến thức, đó là niềm tin đinh ninh rằng Allah thông thạo tất cả mọi điều bằng kiến thức cả Ngài, Ngài tin thông hết mọi chuyện quá khứ, hiện tại lẫn tương lai, không phân biệt đó là hành động của Ngài hay là hành động của tạo vật gồm con người, động vật, .v.v. khái quát và chi tiết. Kiến thức đó của Ngài được miêu tả là vô tận và mãi mãi với rất nhiều bằng chứng từ Qur'an và Sunnah khẳng định điều này, Allah phán:

    ﴿إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَخۡفَىٰ عَلَيۡهِ شَيۡءٞ فِي ٱلۡأَرۡضِ وَلَا فِي ٱلسَّمَآءِ ٥﴾ آل عمران: 5

    {Chắc chắn không một vật (hay việc gì) ở trong đất và cả trên trời lại có thể giấu che được Allah.} Ali I'mraan 6 (Chương 3), và Allah phán:

    ﴿۞وَعِندَهُۥ مَفَاتِحُ ٱلۡغَيۡبِ لَا يَعۡلَمُهَآ إِلَّا هُوَۚ وَيَعۡلَمُ مَا فِي ٱلۡبَرِّ وَٱلۡبَحۡرِۚ وَمَا تَسۡقُطُ مِن وَرَقَةٍ إِلَّا يَعۡلَمُهَا وَلَا حَبَّةٖ فِي ظُلُمَٰتِ ٱلۡأَرۡضِ وَلَا رَطۡبٖ وَلَا يَابِسٍ إِلَّا فِي كِتَٰبٖ مُّبِينٖ ٥٩﴾ الأنعام: 59

    {Mọi chìa khóa (hay kho tàn) của cõi vô hình huyền bí đều nằm nơi Ngài (Allah), chỉ riêng Ngài mới biết rõ chúng. Bởi Ngài biết rõ mọi điều từ trên đất liền và cả dưới đại dương, không một chiếc lá nào rụng xuống, cũng không một hạt giống nào chôn sâu dưới cái u tối của đất đai, cũng không một cái xanh tươi hay khô héo nào mà Ngài lại không biết, (tất cả) đều được ghi sẵn trong một quyển sổ (định mệnh) rõ ràng.} Al-An-a'm: 59 (chương 6).

    ﴿وَلَقَدۡ خَلَقۡنَا ٱلۡإِنسَٰنَ وَنَعۡلَمُ مَا تُوَسۡوِسُ بِهِۦ نَفۡسُهُۥۖ﴾ ق: 16

    {Và chắc chắn TA đã tạo hóa con người và biết điều mà bản thân y thì thào (xúi giục) y.} Qaaf: câu 16 - 18 (Chương 50), và Allah phán:

    ﴿وَٱللَّهُ بِمَا تَعۡمَلُونَ عَلِيمٞ ٢٨٣﴾ البقرة: 283

    {Và Allah luôn am tường việc làm của các ngươi.} Al-Baqarah: 283 (chương 2). Ngoài ra, còn rất nhiều câu Kinh khác khẳng định Allah tin thông tất cả mọi động tĩnh của tất cả vạn vật không ngoại trừ, Ngài biết khát quát và chi tiết cụ thể.

    Đây là cấp bậc của niềm tin Iman vào định mệnh, ai bác bỏ cấp bậc này thì y là Kaafir (ngoại đạo), bởi y đã phủ nhận Allah, phủ nhận Rasul của Ngài và cả Ijma' (sự thống nhất) của cộng đồng Muslim, đã đâm thủng vào tính toàn mỹ của Allah do đối lập với kiến thức là ngu dốt và quên lãng, cả hai là yếu điểm lớn, trong khi Allah đã kể lại câu trả lời của Nabi Musa u khi bạo chúa Fir-a'wn hỏi:

    ﴿قَالَ فَمَا بَالُ ٱلۡقُرُونِ ٱلۡأُولَىٰ ٥١ قَالَ عِلۡمُهَا عِندَ رَبِّي فِي كِتَٰبٖۖ لَّا يَضِلُّ رَبِّي وَلَا يَنسَى ٥٢﴾ طه: 51 - 52

    {Fir-a'wn hỏi: “Vậy, các thế hệ trước như thế nào ?" * Musa đáp: “Hoàn cảnh của chúng được ghi chép sẵn trong quyển sổ nơi Thượng Đế của Ta, Ngài không bao giờ nhầm lẫn và lại càng không quên sót điều gì."} Taaha: 51 - 52 (chương 20). Tức Allah sẽ không sai lệch với những gì thực hiện ở tương lại và không hề quên bất cứ gì của quá khứ.

    Thứ hai: Là tin tưởng Allah đã định đoạt sẵn mọi thứ từ khi trước tạo hóa cho đến ngày tận thế, bởi khi Allah tạo hóa ra cây viết thì phán bảo nó: “Ngươi hãy viết đi." Cây viết hỏi: “Lạy Thượng Đế, bề tôi viết điều gì ?" Allah bảo: “Ngươi viết tất cả mọi thứ."([14]) Vì vậy, tất cả mọi việc đều diễn ra giống y như sự tiền định cho đến ngày tận thế. Mọi thứ được Allah biên chép trong Quyển Sổ Mẹ được gọi là Al-Lawhu Al-Mahfooz được cứ giữ nơi Ngài.

    Bằng chứng cho điều này và điều trước là lời phán:

    ﴿أَلَمۡ تَعۡلَمۡ أَنَّ ٱللَّهَ يَعۡلَمُ مَا فِي ٱلسَّمَآءِ وَٱلۡأَرۡضِۚ إِنَّ ذَٰلِكَ فِي كِتَٰبٍۚ إِنَّ ذَٰلِكَ عَلَى ٱللَّهِ يَسِيرٞ ٧٠ ﴾ الحج : 70

    {Há Ngươi (Muhammad) không biết rằng Allah hiểu biết tất cả mọi điều trên trời và dưới đất hay sao? Quả thật, tất cả mọi sự việc đều nằm trong một Quyển Sổ. Quả thật, điều đó đối với Allah thật đơn giản và dễ dàng.} Al-Hajj: 70 (chương 22). Allah khẳng định: ﴿إِنَّ ذَٰلِكَ فِي كِتَٰبٍۚ {Quả thật, tất cả mọi sự việc đều nằm trong một Quyển Sổ.} tức mọi thứ đã được Allah sắp xếp sẵn và được Ngài biết tường tận và câu: ﴿فِي كِتَٰبٍۚ {trong một Quyển Sổ} tức trong quyển Al-Lawhu Al-Mahfooz và tất cả mọi thứ đều đơn giản đối với Ngài ﴿إِنَّ ذَٰلِكَ عَلَى ٱللَّهِ يَسِيرٞ ٧٠ {Quả thật, điều đó đối với Allah thật đơn giản và dễ dàng.} và những điều trong Quyển Sổ đôi khi được miêu tả chi tiết giống như trường hợp sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ sau khi được bốn tháng tuổi thì một Thiên Thần được phái đến với bào thai đó để thổi vào nó linh hồn và phán cho nó bốn điều: Bổng lộc của nó, tuổi thọ của nó, việc làm của nó, được hạnh phúc hoặc bị bất hạnh, giống như Nabi đã miêu tả trong Hadith Sohee do Abdullah bin Mas-u'd t tường thuật.([15])

    Và đêm Lailatul Qadr (đêm định mệnh) cũng đã được tiền định xuất hiện lúc nào của năm, Allah phán:

    ﴿إِنَّآ أَنزَلۡنَٰهُ فِي لَيۡلَةٖ مُّبَٰرَكَةٍۚ إِنَّا كُنَّا مُنذِرِينَ ٣ فِيهَا يُفۡرَقُ كُلُّ أَمۡرٍ حَكِيمٍ ٤ أَمۡرٗا مِّنۡ عِندِنَآۚ إِنَّا كُنَّا مُرۡسِلِينَ ٥﴾ الدخان: 3 - 5

    {Rằng, TA (Allah) đã mặc khải Nó (Qur'an) xuống vào một đêm hồng phúc. Chắn chắn TA dùng Nó để khuyến cáo thiên hạ * Trong đêm đó, mọi công việc công minh (về tuổi thọ, bổng lộc, sống chết) đều được quyết định * Lệnh theo chỉ thị của TA bởi TA là Đấng cử phái (Rasul).} Al-Dukhaan: 3 – 5 (chương 44).

    Thứ ba: Tin tưởng mọi việc dù lớn hay nhỏ xảy ra trong vũ trụ đều nằm trong ý muốn của Allah, dù đó là hành động của Allah hay là hành động của con người hay là hành động của vạn vật, Allah phán:

    ﴿وَيَفۡعَلُ ٱللَّهُ مَا يَشَآءُ ٢٧﴾ إبراهيم: 27

    {Và Allah làm bất cứ điều gì Ngài muốn.} Ibrahim: 27 (chương 14), và Allah phán:

    ﴿وَلَوۡ شَآءَ لَهَدَىٰكُمۡ أَجۡمَعِينَ ٩﴾ النحل: 9

    {Và nếu muốn là Allah đã hướng dẫn hết tất cả các ngươi.} Al- Nahl: 9 (chương 16), và Allah phán:

    ﴿وَلَوۡ شَآءَ رَبُّكَ لَجَعَلَ ٱلنَّاسَ أُمَّةٗ وَٰحِدَةٗۖ ﴾ هود :118

    {Và nếu muốn Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) sẽ làm cho toàn nhân loại thành một cộng đồng duy nhất.} Hud: 118 (chương 11), và Allah phán:

    ﴿إِن يَشَأۡ يُذۡهِبۡكُمۡ وَيَأۡتِ بِخَلۡقٖ جَدِيدٖ ١٦﴾ فاطر: 16

    {Nếu muốn, Ngài sẽ hủy diệt hết tất cả các người và lặp lại sự tạo hóa mới.} Faa-tir: 16 (chương 35), ngoài ra còn có rất nhiều câu Kinh khác khẳng định hành động của Allah nằm trong ý muốn của Ngài. Tương tự, hành động của tất cả vạn cũng nằm trong ý muốn của Ngài, Allah phán:

    ﴿وَلَوۡ شَآءَ ٱللَّهُ مَا ٱقۡتَتَلَ ٱلَّذِينَ مِنۢ بَعۡدِهِم مِّنۢ بَعۡدِ مَا جَآءَتۡهُمُ ٱلۡبَيِّنَٰتُ وَلَٰكِنِ ٱخۡتَلَفُواْ فَمِنۡهُم مَّنۡ ءَامَنَ وَمِنۡهُم مَّن كَفَرَۚ وَلَوۡ شَآءَ ٱللَّهُ مَا ٱقۡتَتَلُواْ وَلَٰكِنَّ ٱللَّهَ يَفۡعَلُ مَا يُرِيدُ ٢٥٣﴾ البقرة: 253

    {Và nếu Allah muốn thì những người sống sau (thời đại của các Rasul) đã không chiến tranh lẫn nhau sau khi đã chứng kiến những bằng chứng rõ rệt (của Allah) nhưng chúng đã bất đồng ý kiến với nhau, bởi thế trong chúng có người tin tưởng và có người không tin. Và nếu Allah muốn thì chúng đã không chiến tranh lẫn nhau. Nhưng Allah muốn làm bất cứ gì Ngài muốn.} Al-Baqarah: 253 (chương 2). Câu Kinh quả quyết việc làm của con người vẫn nằm trong ý muốn của Allah, nếu Allah muốn không làm thì chắc họ sẽ không làm.

    Thứ tư: Tin tưởng đinh ninh Allah là Đấng Tạo Hóa tất cả, ngoài Ngài tất cả đều là tạo vật của Ngài. Allah đã tạo ra vạn vật và tạo ra hành động của chúng, bởi hành động và lời nói của vạn vật là thuộc tính, một khi vạn vật là tạo vật của Allah thì thuộc tính của chúng cũng là tạo vật của Ngài, với bằng chứng là lời phán:

    ﴿وَٱللَّهُ خَلَقَكُمۡ وَمَا تَعۡمَلُونَ ٩٦﴾ الصافات: 96

    {Và chính Allah đã tạo hóa ra các ngươi và tất cả hành động cử chỉ của các ngươi.} Al-Saffaat: 95 - 96 (chương 37), Allah đã khẳng định rõ ràng là Ngài tạo hóa ra loài người và tất cả hành động của họ.

    Trên là bốn điều tạo nên niềm tin Iman thực thụ toàn mỹ về định mệnh. Tóm lại, tin tưởng vào định mệnh là tinh rằng Allah am tường mọi việc, mọi vật từ khái quát đến chi tiết cụ thể. Thứ hai: Tin rằng Allah đã định đoạt sẵn mọi việc được biên chép trong Al-Lawhu Al-Mahfooz (Quyển Sổ Mẹ). Thứ ba: Tin rằng tất cả mọi sự kiện, mọi hiện tượng xảy ra đều nằm trong ý muốn của Allah. Thứ tư: Tin rằng Allah là Đấng Tạo Hóa ra tất cả mọi thứ.

    Tuy nhiên, việc tin tưởng vào định mệnh không phủ nhận đi việc tạo ra nguyên nhân, ngược lại, giáo lý Islam buộc tín đồ phải tạo ra nguyên nhân để đạt được tiền định, bởi nguyên nhân là kết quả của mọi việc. Có lần thủ lĩnh ﷻ‬'mar bin Al-Khattaab t cùng nhóm người đi Shaam, đang trên đường đi thì nhận được tin khu vực muốn đến có dịch bệnh, lập tức ﷻ‬'mar t cho hợp gấp để có quyết định tiếp tục đi hay quay về Madinah, cuối cùng ﷻ‬'mar t quyết định trở về Madinah. Lúc này, ông Abu ﷻ‬'baidah A'mir bin Al-Jarraah t – ông là người được ﷻ‬'mar xem trọng – mới hỏi: “Này thủ lĩnh cộng đồng Mumin, chẵng lẽ ông lại chạy trốn tiền định sao ?" ﷻ‬'mar t đáp: “Đúng, ta chạy từ tiền định của Allah đến với tiền định khác của Ngài." Lúc xảy ra sự việc thì ông Abdur Rahmaan bin Al-A'wf t vắng mặt do nhu cầu riêng, khi trở lại với mọi người thì ông thuật lại lời Nabi nói về dịch bệnh:

    {إِذَا سَمِعْتُمْ بِهِ فِى أَرْضٍ فَلاَ تَقْدَمُوا عَلَيْهِ وَإِذَا وَقَعَ بِأَرْضٍ وَأَنْتُمْ بِهَا فَلاَ تَخْرُجُوا فِرَاراً مِنْهُ}

    “Khi các ngươi nghe được bệnh dịch xảy ra ở khu vực nào thì các người đừng đến đó, và khi nó xảy ra tại nơi các ngươi đang sinh sống thì các ngươi đừng rời khỏi khu vực đó."([16])

    Mấu chốt vấn đề là câu nói của ﷻ‬'mar t: “Tôi chạy từ tiền định của Allah đến với tiền định khác của Ngài." Là bằng chứng buộc tín đồ Muslim phải tạo nguyên nhân và lý do để đạt được tiền định của Allah. Nếu có ai nói: “Tôi tin vào tiền định của Allah rằng Ngài sẽ ban cho tôi con cái nên không cần lập gia đình" đây là hạn người bị xem là khùng điên. Tương tự, ai nói: “Tôi tin vào tiền định của Allah, Ngài sẽ ban bổng lộc cho tôi" nhưng y không lao động, đây là hạn người bị xem là lười biếng. Cho nên, để đạt được tiền định tốt hoặc tránh tiền định xấu thì con người cần phải tạo lý do, tìm nguyên nhân đúng thật và phù hợp còn ai chỉ mơ tưởng viễn vong thì quả là sự sai lầm.

    Có một lập luận cho rằng: “Nếu như hành động của tôi nằm trong tiền định của Allah thì tại sao tôi lại bị thanh toán mỗi khi làm tội lỗi, trong khi hành động lại là tiền định của Allah ?"

    Đáp: Anh không có biện luận nào để biện minh cho tội lỗi của mình được, bởi Allah không hề ép anh làm tội lỗi, thấy rằng lúc anh chuẩn bị làm tội lỗi không có dấu hiệu nào báo trước là tiền định anh sẽ làm tội lỗi, bởi con người không thể biết được tiền định ra sao cho đến khi sự việc xảy ra, thế tại sao trước khi anh làm tội lỗi anh không nghỉ rằng Allah tiền định cho anh là làm làm việc thiện để anh thực hiện nó. Giống như mọi việc trong cuộc sống, anh thấy đó là việc tốt nên anh đã làm và anh biết đó là việc xấu nên anh đã tránh xa, thế tại sao anh không áp dụng hình thức này vào hành đạo cho ngày sau. Tôi không tin rằng có ai đó khi được báo cho biết: “Đến Makkah có hai đường, một con đường bình an và dễ dàng đến và con đường còn lại khó đi và gian nan" mà y lại cho đi con đường khó đi và gian nan, tin rằng y sẽ chọn con đường bình an và dễ dàng. Điều này cũng không hề khác bởi thiên đàng có lối đi riêng và hỏa ngục có lối đi riêng khác. Một khi anh chọn con đường đi vào hỏa ngục thì anh giống như người đã chọn con đường khó đi và gian nan để đến Makkah, vậy tại sao bạn lại hài lòng chọn con đường dẫn đến khổ ải mà không chọn con đường đến hưởng thụ. Nếu ai đó đổ thừa cho định mệnh mỗi khi làm sai, làm tội lỗi thì sự biện minh đó vô tác dụng bởi Allah đã gởi Rasul, gởi Sứ Giả đến phân trần hết mọi điều, Allah phán:

    ﴿رُّسُلٗا مُّبَشِّرِينَ وَمُنذِرِينَ لِئَلَّا يَكُونَ لِلنَّاسِ عَلَى ٱللَّهِ حُجَّةُۢ بَعۡدَ ٱلرُّسُلِۚ﴾ النساء: 165

    {Các vị Rasul, Chúng vừa là những người báo tin lành (cho người tin tưởng) vừa là những người cảnh báo (kẻ bất tin) để nhân loại không còn có lý do khiếu nại với Allah sau khi các vị Rasul được phái đến.} Al-Nisa: 165 (chương 4).

    Tăng và giảm niềm tin Iman

    Hỏi (27): Quí Sheikh, niềm tin Iman có tăng lên và giảm xuống không, nếu có thì điều gì làm nó tăng lên và điều gì làm nó giảm xuống ?

    Đáp: Còn sót lại một vấn đề liên quan đến niềm tin Iman vào định mệnh đó là thành quả của niềm tin Iman nó tác động mạnh đến tính cách, đó là khi anh tin tưởng tất cả mọi việc xảy ra đều do tiền định của Allah sắp đặt sẵn thì lúc hạnh phúc anh biết tạ ơn Allah chứ không tự mãn, không thấy rằng hạnh phúc này là anh đáng phải có, do chính anh tạo ra, ngược lại, hiểu rằng đó là tiền định của Allah thông qua các lý do mà anh đã làm. Điều này làm cho anh chuyên tâm hơn trong việc hành đạo mà Allah đã ra lệnh anh, lúc này đập tan bản tính cao thượng trước Allah và nhận biết đó là hồng ân Allah đa ban cho, Ngài phán:

    ﴿يَمُنُّونَ عَلَيۡكَ أَنۡ أَسۡلَمُواْۖ قُل لَّا تَمُنُّواْ عَلَيَّ إِسۡلَٰمَكُمۖ بَلِ ٱللَّهُ يَمُنُّ عَلَيۡكُمۡ أَنۡ هَدَىٰكُمۡ لِلۡإِيمَٰنِ إِن كُنتُمۡ صَٰدِقِينَ ١٧﴾ الحجرات: 17

    {Chúng xem việc theo Islam của chúng như là một ân huệ ban cho Ngươi (Muhammad). Hãy bảo chúng: “ các ngươi chớ xem việc theo Islam của các ngươi là một ân huệ ban cho Ta, mà đúng hơn là Allah đã thiên ân cho các ngươi trong việc Ngài đã hướng dẫn các ngươi đến với đức tin Iman, nếu các ngươi đã chân thật."} Al-Hujuraat :17 (chương 49). Và mỗi khi gặp tai nạn anh cũng không quá buồn bã, quá đau lòng, quá hối tiếc do tiền định của Allah đã an bày, chẳng phải Rasul đã từng nói:

    {الْمُؤْمِنُ الْقَوِيُّ خَيْرٌ وَأَحَبُّ إِلَى اللهِ مِنْ الْمُؤْمِنِ الضَّعِيفِ وَفِي كُلٍّ خَيْرٌ احْرِصْ عَلَى مَا يَنْفَعُكَ وَاسْتَعِنْ بِاللهِ وَلَا تَعْجَزْ وَإِنْ أَصَابَكَ شَيْءٌ فَلَا تَقُلْ لَوْ أَنِّي فَعَلْتُ كَانَ كَذَا وَكَذَا وَلَكِنْ قُلْ قَدَرُ اللهِ وَمَا شَاءَ فَعَلَ فَإِنَّ لَوْ تَفْتَحُ عَمَلَ الشَّيْطَانِ}

    “Người có đức tin mạnh mẽ được Allah yêu thương hơn người có đức tin yếu và cả hai đều được tốt đẹp. Hãy bảo vệ mọi điều có lợi cho anh rồi cầu xin Allah giúp đỡ và chớ có tuyệt vọng, một khi gặp phải hoạn nạn chớ nói: Nếu như tôi làm thế này là sự việc sẽ khả quan hơn, nhưng hãy nói: Tiền định Allah đã định nay đã thành, bởi chữ “nếu" sẽ mở cửa cho việc làm xấu của Shayton bắt đầu."([17])

    Niềm tin Iman vào tiền định làm tấm lòng luôn thanh thản, không buồn rầu với những gì đã qua cũng không lo lắng, bồn chồn mọi việc của tương lai, Allah phán:

    ﴿مَآ أَصَابَ مِن مُّصِيبَةٖ فِي ٱلۡأَرۡضِ وَلَا فِيٓ أَنفُسِكُمۡ إِلَّا فِي كِتَٰبٖ مِّن قَبۡلِ أَن نَّبۡرَأَهَآۚ إِنَّ ذَٰلِكَ عَلَى ٱللَّهِ يَسِيرٞ ٢٢ لِّكَيۡلَا تَأۡسَوۡاْ عَلَىٰ مَا فَاتَكُمۡ وَلَا تَفۡرَحُواْ بِمَآ ءَاتَىٰكُمۡۗ وَٱللَّهُ لَا يُحِبُّ كُلَّ مُخۡتَالٖ فَخُورٍ ٢٣﴾ الحديد : 22 - 23

    {Không một tai họa nào rơi xuống trái đất hoặc nhằm vào bản thân các ngươi mà lại không được ghi chép trong Quyển Sổ Định Mệnh trước khi TA thể hiện nó. Quả thật, điều đó rất đơn giản đối với Allah. Để cho các ngươi chớ buồn về vật gì đã mất và chớ mừng cuống quýt về vật gì đã được ban cho các ngươi. Và Allah không yêu thương những kẻ khoác lác khoe khoang.} Al-Hadeed: 22 - 23 (chương 57).

    Còn những người không tin tưởng vào định mệnh chắc chắn sẽ gào thét, hối tiếc mỗi khi bản thân gặp chuyện lúc đó Shayton mở cho y tất cả các cửa của ước gì, phải chi, giá như... và y sẽ cuống quýt, tâm đắc và tự mãn khi có được niềm vui còn người tin tưởng tiền định không hề có bản tính này.

    Về việc gia tăng niềm tin Iman và giảm xuống, theo tập thể Sunnah và Jamaa-a'h định nghĩa về niềm tin Iman là sự thừa nhận trong tim, nói ra lời và hành động bằng thể xác. Một khi hội tụ đủ ba điều này thì lúc đó niềm tin Iman sẽ có tăng và có giảm, bởi niềm tin trong tim luôn có mức chênh lệch, bởi tin tức do một người báo hoàn toàn khác với tin tức được hai người báo, cứ thế.

    Vì vậy, mà Nabi Ibrahim u đã cầu xin:

    ﴿وَإِذۡ قَالَ إِبۡرَٰهِۧمُ رَبِّ أَرِنِي كَيۡفَ تُحۡيِ ٱلۡمَوۡتَىٰۖ قَالَ أَوَ لَمۡ تُؤۡمِنۖ قَالَ بَلَىٰ وَلَٰكِن لِّيَطۡمَئِنَّ قَلۡبِيۖ ﴾ البقرة: 260

    {Và hãy nhớ khi Ibrahim thưa (với Allah): “Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài cho bề tôi thấy việc Ngài phục sinh cái chết sống lại như thế nào ?" Allah phán hỏi: “Hẳn nhà Ngươi không tin (việc phục sinh) hay sao ?" (Ibrahim) thưa: “Bẫm không phải thế, nhưng để bề tôi vững tâm hơn (về việc đó)."} Al-Baqarah: 260 (chương 2). Niềm tin Iman liền được tăng khi con tim thừa nhận, sự thừa nhận đó làm con tim yên tâm, thanh thản và mỗi khi y lắng nghe được sự nhắc nhở về thiên đàng, hỏa ngục thì niềm tin Iman gia tăng hơn nữa tựa như nó đang diễn ra ngay trước mặt còn khi lơ là thì lòng kiên định bị giảm xuống ở trong tim.

    Tương tự, niềm tin Iman được gia tăng khi tụng niệm Allah, đối với ai tụng niệm Allah mười lần sẽ không so sánh được người khác tụng niệm Allah đến trăm lần, tất nhiên người thứ hai niềm tin Iman gia tăng hơn. Và ai chuyên tâm hành đạo gồm cả hình thức Waajib (bắt buộc) và Sunnah (khuyến khích) sẽ có niềm tin Iman hơn hẳn người chỉ thực hiện Waajib; người làm Sunnah ít sẽ có niềm tin Iman ít hơn người làm Sunnah nhiều. Và việc tăng và giảm niềm tin Iman đều có bằng chứng từ Qur'an và Hadith, Allah phán:

    ﴿وَمَا جَعَلۡنَآ أَصۡحَٰبَ ٱلنَّارِ إِلَّا مَلَٰٓئِكَةٗۖ وَمَا جَعَلۡنَا عِدَّتَهُمۡ إِلَّا فِتۡنَةٗ لِّلَّذِينَ كَفَرُواْ لِيَسۡتَيۡقِنَ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ وَيَزۡدَادَ ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِيمَٰنٗا﴾ المدثر: 31

    {Và TA đã không chỉ định ai quản lý hỏa ngục ngoài những Thiên Thần (hung tợn, nghiêm nghị), và TA đã không cho chúng cơ hội thử thách (đến 19 lần) ngoài mục đích cho đám người được ban cho Kinh Sách đinh ninh rằng sứ mạng (của Muhammad) là thật và để đám người Mumin được gia tăng niềm tin Iman.} Al-Mud-dath-thir: 31 (chương 74), và Allah phán:

    ﴿وَإِذَا مَآ أُنزِلَتۡ سُورَةٞ فَمِنۡهُم مَّن يَقُولُ أَيُّكُمۡ زَادَتۡهُ هَٰذِهِۦٓ إِيمَٰنٗاۚ فَأَمَّا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ فَزَادَتۡهُمۡ إِيمَٰنٗا وَهُمۡ يَسۡتَبۡشِرُونَ ١٢٤ وَأَمَّا ٱلَّذِينَ فِي قُلُوبِهِم مَّرَضٞ فَزَادَتۡهُمۡ رِجۡسًا إِلَىٰ رِجۡسِهِمۡ وَمَاتُواْ وَهُمۡ كَٰفِرُونَ ١٢٥﴾ التوبة: 124 - 125

    {Và khi có một chương Kinh được ban xuống thì có người trong bọn chúng lên tiếng: “Ai trong quí vị sẽ tăng thêm đức tin với nó ?". Bởi thế, đối với những ai có đức tin thì nó sẽ gia tăng đức tin cho họ và họ hoan hỉ * Còn đối với những ai mang một chứng bệnh (nghi hoặc) trong lòng, thì nó sẽ làm cho bệnh tình của họ ô nhiễm thêm, cái này chồng lên cái kia và chúng sẽ chết trong tình trạng mất đức tin. } Al-Tawbah: 124 - 125 (chương 9).

    Và có Hadith Soheeh, Nabi đã nói:

    {مَا رَأَيْتُ مِنْ نَاقِصَاتِ عَقْلٍ وَدِينٍ أَذْهَبَ لِلُبِّ الرَّجُلِ الْحَازِمِ مِنْ إِحْدَاكُنَّ}

    “Điều làm cho các nàng không bằng nam giới đó là sự thiếu sót của các nàng về trí tuệ và việc hành đạo."([18]) Cho nên, niềm tin Iman là có tăng và giảm, vậy điều gì làm nó tăng lên và điều gì làm nó tụt xuống?

    Về các lý do gia tăng niềm tin Iman là:

    Lý do thứ nhất: Việc nhận biết và hiểu sâu hơn về các Đại Danh và Thuộc Tính của Allah làm gia tăng Iman, cứ mỗi lần hiểu nhiều hơn, sâu hơn là những lần gia tăng niềm tin Iman, chắc chắn thế. Thấy rằng giới ﷻ‬'lama họ luôn tận tường về các Đại Danh và Thuộc Tính của Allah nên niềm tin họ kiên định hơn những ai ngoài họ về mặt này.

    Lý do thứ hai: Việc suy ngẫm về các dấu hiệu trong vũ trụ và trong giáo luật của Allah làm niềm tin Iman gia tăng, càng nghiên cứu sâu về vũ trụ như trời đất, con người, động vật, sông ngòi.v.v. càng làm cho đức tin kiên định hơn, mạnh mẽ hơn, Allah phán:

    ﴿وَفِي ٱلۡأَرۡضِ ءَايَٰتٞ لِّلۡمُوقِنِينَ ٢٠ وَفِيٓ أَنفُسِكُمۡۚ أَفَلَا تُبۡصِرُونَ ٢١﴾ الذاريات : 20 - 21

    {Và trên trái đất có những dấu hiệu (nhận biết sự hiện hữu của Đấng Tạo Hóa, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài) dành cho những người có đức tin kiên định. Và ngay cả ở nơi bản thân các ngươi (hỡi con người cũng có những dấu hiệu để nhận biết sự hiện hữu của Ngài); há các ngươi không nhìn thấy hay sao!} Al-Zariyaat: 20 - 21 (chương 51).

    Lý do thứ ba: Hành đạo nhiều hơn, người Muslim càng hành đạo càng gia tăng niềm tin Iman của y không phân biệt là bằng lời tụng niệm, xướng đọc Qur'an hay là bằng hành động như Salah, nhịn chay, hành hương Hajj... tất cả đều gia tăng về hình thức lẫn số lượng.

    Về các lý do làm giảm niềm tin Iman là:

    Lý do thứ nhất: Mù tịch về các Đại Danh và Thuộc Tính của Allah, điều này kéo niềm tin Iman giảm tụt dốc, bởi y không có kiến thức về các Đại Danh và Thuộc Tính của Allah là động lực gia tăng niềm tin Iman.

    Lý do thứ hai: Ngoãnh mặt với việc suy ngẫm về các dấu hiệu trong vũ trụ và trong giáo lý của Allah, hoặc sẽ làm cho niềm tin Iman dậm chân tại chổ không thể phát triển hơn.

    Lý do thứ ba: Làm tội lỗi, quả thật, tội lỗi có ảnh hưởng rất tiêu cực đến con tim và niềm tin Iman, vì vậy mà Nabi nói:

    {لَا يَزْنِي الزَّانِي حِينَ يَزْنِي وَهْوَ مُؤْمِنٌ}

    “Người Zina([19]) không hề có đức tin lúc y đang Zina."([20])

    Lý do thứ tư: Bỏ hành đạo, chắc chắn việc bỏ hành đạo sẽ làm niềm tin Iman tụt dốc dữ dội, nếu bỏ việc hành đạo Waajib (bắt buộc) y sẽ bị thanh toán; nếu bỏ việc hành đạo Sunnah hoặc bỏ việc hành đạo Waajib có lý do thì không bị thanh toán, vì lẽ này mà Rasul mới cho rằng phụ nữ không bằng nam giới do trí tuệ kém và thiếu sót trong hành đạo. Nguyên nhân làm phụ nữ thiếu sót trong hành đạo là những ngày bị kinh nguyệt phụ nữ bị cấm Salah và nhịn chay, với mặt làm cho việc hành đạo của phụ nữ ít hơn nam giới.

    Hỏi (28): Quí Sheikh, có một số người cho rằng niềm tin Iman không hề tăng và giảm, họ cho là tội lỗi sẽ xóa sạch niềm tin Iman biến người Muslim đó thành Kaafir, làm sao để trả lời họ ?

    Đáp: Trả lời với họ bằng những gì đã được đề cặp ở trên từ Qur'an và Sunnah cộng thêm những gì xảy ra. Chúng tôi muốn nói với họ rằng: Ngay lúc này có một người đến báo với các anh: “người đàn ông đó đã đến nơi" và người báo tin là người tin cậy trong các anh. Lúc này, các anh đã tin trong lòng người đó đã đến nơi. Lát sau, một người khác đến cũng cho biết người đó đã đến nơi, chẳng phải lòng tin của các anh lúc này tăng lên hay sao ? Tất nhiên là tăng lên rồi, đến khi các anh tận mắt thấy người đó thì lòng tin của các anh lại tăng lên đỉnh điểm. Cho nên, việc lồng ghép lời nói và hành động vào đức tin Iman là hoàn toàn chính xác, đây là bằng chứng rõ ràng khẳng định đức tin Iman có tăng và giảm.

    Bác bỏ việc niềm tin Iman có tăng và giảm

    Hỏi (29): Quí Sheikh, giáo lý ra sao việc một người không thừa nhận việc niềm tin Iman có tăng và giảm ?

    Đáp: Cần phải dựa vào hoàn cảnh của người bác bỏ, nếu sự bác bỏ của y cho rằng đó là điều dối trá, chống đối thì y là Kaafir (người ngoại đạo) do đã phủ nhận điều mà Qur'an đã khẳng định, còn nếu y suy luận thì sự suy luận có cấp bậc, có thể đạt đến đỉnh điểm trở thành Kaafir và có thể không. Vì vậy, khi ai nói: “niềm tin Iman tăng và giảm là suy luận của riêng tôi" thì tùy vào suy luận của y.

    Biểu hiệu không phân xử theo luật được Allah ban xuống

    Hỏi (30): Quí Sheikh, biểu hiệu để nhận biết việc không phân xử theo luật được Allah ban xuống?

    Đáp: Việc phân xử không theo luật được Allah thiên khải xuống, chia thành hai nhóm:

    Nhóm nhất: Xóa bỏ hoàn toàn luật của Allah, thay thế bằng luật do con người qui định, giống như những ai thay thế luật Islam trong mua bán bằng qui luật do con người đặt để, đây bị xem là đại tội Kufr bị trục xuất khỏi vành đai Islam, bởi y đã tự tôn bản thân mình lên địa vị tạo hóa do tự qui định pháp lý, một điều Allah không cho phép. Chẳng những vậy, tất cả những ai lấy giáo luật khác giáo luật của Allah để phân xử giữa người với người, đó là hành động mà Allah cho là Shirk (đồng vai vế với Allah), Ngài phán:

    ﴿أَمۡ لَهُمۡ شُرَكَٰٓؤُاْ شَرَعُواْ لَهُم مِّنَ ٱلدِّينِ مَا لَمۡ يَأۡذَنۢ بِهِ ٱللَّهُۚ﴾ الشورى: 21

    {Hoặc phải chăng chúng có những thần linh (do chúng tôn thờ) đã thiết lập cho chúng một tôn giáo trong khi Allah không cho phép (như thế).} Al-Shura: 21 (chương 42).

    Nhóm hai: Vẫn giử nguyên bộ giáo luật của Allah, nhưng thẩm phán, người cầm quyền phân xử không theo giáo lý được Allah thiên khải, điều này được chia làm ba trường hợp:

    Trường hợp 1: Cố tình phân xử khác với luật của Allah và cho rằng điều này tốt hơn, phù hợp hơn với mọi người hoặc cố tình cho là luật này tương đương với luật Islam hoặc cho rằng được phép phân xử theo luật ngoài luật của Allah ban xuống thì đây là hành động Kaafir, đẩy người thẩm phán rời khỏi vành đai Islam, bởi y không hài lòng về bộ giáo luật của Allah và không công nhận đó là luật phân xử giữa mọi người.

    Trường hợp 2: Công nhận luật của Allah là công bằng, hữu ích cho mọi người và có công nhận tội lỗi với Allah nhưng y không phân xử theo Islam là cố ý bất công do y và người đó có tư thù, nên y không muốn phân xử theo luật Islam, chứ trong lòng không muốn thay thế luật Islam và tin rằng không được phép thay thế luật của Allah. Đối với thẩm phán này không bị xem là Kaafir mà chỉ là thẩm phán bạo ngược, bất công.

    Trường hợp 3: Phân xử không theo luật Islam nhưng trong lòng tin rằng luật Islam mới chân lý, mới hữu cho con người, nhưng y vẫn không theo luật Islam vì mục đích tư lợi cho bản thân hoặc cho người được phân xử, với cách phân xử này y đã phạm tội với Allah, y là kẻ hư đốn, trượt mình khỏi sự phục tùng Allah.

    Đối với ba trường hợp này được Allah thiên khải xuống ba câu Kinh, ở trường hợp thứ nhất, Allah phán:

    ﴿وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ٤٤ ﴾ المائدة: 44

    {Và ai không xét xử theo giáo lý được Allah mặc khải xuống thì đó là những kẻ không có đức tin.} Al-Maa-idah: 44 (Chương 5). Trường hợp thứ hai thì Allah phán:

    ﴿وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٤٥﴾ المائدة: 45

    {Và ai không xét xử theo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ làm điều sai quấy.} Al-Maa-idah: 45 (Chương 5). Trường hợp thứ ba thì Allah phán:

    ﴿وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡفَٰسِقُونَ ٤٧﴾ المائدة: 47

    {Và rằng ai không phân xử theo những gì được Allah thiên khải thì chúng là đám người hư đốn.} Al-Maa-idah: 47 (Chương 5).

    Đây là vấn đề rất ư là nhạy cảm và nguy hiểm đã và đang xảy ra trong thời đại chúng ta ngày nay, có một số người tâm đắc, kiêu hãnh với những hiến pháp, luật pháp ngoài bộ luật Islam, đôi khi họ cuồng mê và ưu tiên bộ luật đó hơn bộ luật của Allah và Rasul của Ngài, trong khi họ nào biết rằng bộ luật của Allah và Rasul của Ngài sẽ trường tồn đến ngày tận thế, bởi Nabi được gởi đến cho toàn thể loài người cho đến ngày tận thế, được Đấng Vinh Quanh tinh thông mọi hoàn cảnh của loài người cho đến ngày tận thế, cho nên không một bộ luật nào hữu ích cho cuộc sống đạo và đời cho đến ngày tận thế bằng bộ luật Islam cả. Rằng ai khẳng định hoặc nghỉ rằng ngoài bộ luật của Allah thì hiến pháp ngày nay do con người đặt để phù hợp hơn, hữu ích hơn cho con người thì y đã bị rơi vào lầm lạc hiển nhiên, buộc y phải quay lại sám hối và tạ tội với Allah và tự kiểm lại mình.

    Sự khác nhau giữa người bất công và người hư đốn

    Hỏi (31): Quí Sheikh, Sheikh đã phân tích hai loại người bất công và người hư đốn gần giống nhau có thể gọp họ thành một. Tuy nhiên, người bất công là người không phân xử theo luật Allah thiên khải nhưng trong lòng y đinh ninh luật Allah tốt nhất, do y muốn trừng trị người nào đó nên phân xử không theo luật Allah; còn người hư đốn là người cũng không phân xử theo luật Allah và y cũng biết luật Allah công bằng hơn, do chỉ vì tư lợi bản thân hoặc để làm hài lòng ai đó nên đã không phân xử theo luật Allah. Vậy, hai loại người này khác nhau như thế nào ?

    Đáp: Sự khác nhau giữa hai người này, người bất công chỉ muốn gây bất công với người khác mà không nhìn vào bất cứ mặt nào khác. Còn người hư đốn là người tư lợi bản thân.

    Sự thật về bói toán

    Hỏi (32): Quí Sheikh, bói toán là gì ?

    Đáp: Bói toán là cách đoán mò để tìm sự thật dựa trên những thứ vô căn cứ, trước kia, ở thời tiền Islam có nhóm người đã sử dụng thuật kết nối với ma quỉ do chúng đi nghe lén thông tin ở trên trời. Với thông tin được ma quỉ cung cấp sau khi nghe lén ở trên trời các thầy bói thêm bớt lời lẽ khi nói chuyện với mọi người, một khi điều gì xảy ra phù hợp với điều họ nói thì họ liền thừa cơ hội để trục lợi từ những tín đồ mê tín, từ đó họ trở thành tâm điểm để của tín đồ mê tín tới lui thăm hỏi ý kiến mỗi khi có việc cần.

    Thầy bói là người nói về chuyện huyền bí ở tương lai, và những người tìm đến thầy bói được chia thành ba nhóm:

    Nhóm một: Đến để hỏi thông tin nhưng trong lòng không tin những thì thầy bói nói, đây là hành động Haram (bị cấm). Nhóm người này gặp phải hậu quả là lễ Salah của họ không được công nhận trong bốn mươi ngày, như được ghi trong Hadith Soheeh do Muslim ghi từ Nabi đã nói:

    {مَنْ أَتَى عَرَّافًا فَسَأَلَهُ لَمْ تُقْبَلْ لَهُ صَلاَةٌ أَرْبَعِينَ يَوْمًا أَوْ أَرْبَعِينَ لَيْلَةً}

    “Ai tìm đến thầy bói để hỏi thì lễ Salah của y không được chấp nhận trong bốn mươi ngày đêm."([21])

    Nhóm hai: Đến hỏi và tin tưởng hết những gì thầy bói nói, nhóm người này đã phủ nhận Allah do đã tin thầy bói việc tự xưng am hiểu chuyện huyền bí, hành động này y đã bác bởi lời khẳng định của Allah trong Qur'an:

    ﴿قُل لَّا يَعۡلَمُ مَن فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ ٱلۡغَيۡبَ إِلَّا ٱللَّهُۚ﴾ النمل: 65

    {(Hỡi Muhammad) hãy báo với nhân loại: “Không một ai dù ở trên trời (như Thiên Thần) cũng như (ma quỉ, loài người) ở dưới đất có thể biết được chuyện huyền bí thiên cơ, ngoại trừ Allah duy nhất (tinh thông tất cả)."} Al-Naml: 65 (chương 27). Việc bác bỏ thông tin từ Allah và Rasul của Ngài là hành động phủ nhận đức tin, vì vậy, có Hadith Soheeh rằng Nabi nói:

    {مَنْ أَتَى كَاهِناً فَصَدَّقَهُ بِمَا يَقُولُ فَقَدْ كَفَرَ بِمَا أُنْزِلَ عَلَى مُحَمَّدٍ ﷺ}

    “Ai tìm đến thầy bói và tin tưởng những gì hắn nói thì y đã phủ nhận những gì được thiên khải cho Muhammad ."([22]) đối với nhóm người này cần phải mau mau quay lại sám hối với Allah, bằng không thì việc hành đạo của y như Salah, nhịn chay... đều vô nghĩa, nếu chết vẫn chưa sám hối tội lỗi này thì y chết là người ngoại đạo mãi mãi trong hỏa ngục.

    Nhóm ba: Đến gặp và hỏi thầy bói với mục đích phơi bày sự giả dối, lường gạt của y cho thiên hạ biết mà tránh xa, đừng trúng bẩy của y nữa, đây là động được phép với bằng chứng Nabi đã tìm đến Ibnu Soiyaad, lúc đó Nabi đã giấu một điều trong lòng để thách đố nó có biết được điều mà Người đang giấu trong lòng không. Nó nói: “Al-Dukh" ý muốn nói từ Al-Dukhon, thế là Rasul nói:

    {اِخْسَأْ، فَلَنْ تَعْدُوَ قَدْرَكَ}

    “Cố gắng đi, nhưng ngươi chẳng có thể đâu."([23])

    Giáo lý việc thường xuyên đến thầy bói

    Hỏi (33): Quí Sheikh, giáo lý ra sao đối với những ai thường xuyên tìm đến thầy bói ?

    Đáp: Họ được chia thành ba nhóm:

    Nhóm nhất: Tìm đến thầy để hỏi nhưng không tin lời y nói, cũng không vì mục đích vạch trần sự dối trá của thầy bói, đây là hành động Haram chịu hậu quả bốn mươi ngày hành lễ Salah không được công nhận (nhưng vẫn phải hành lễ nếu bỏ là Kaafir).

    Nhóm hai: Tìm đến hỏi thăm và tin tưởng lời thầy bói nói thì y là Kaafir, bởi đã phủ nhận lời phán:

    ﴿قُل لَّا يَعۡلَمُ مَن فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ ٱلۡغَيۡبَ إِلَّا ٱللَّهُۚ﴾ النمل: 65

    {(Hỡi Muhammad) hãy báo với nhân loại: “Không một ai dù ở trên trời (như Thiên Thần) cũng như (ma quỉ, loài người) ở dưới đất có thể biết được chuyện huyền bí thiên cơ, ngoại trừ Allah duy nhất (tinh thông tất cả)."} Al-Naml: 65 (chương 27).

    Nhóm ba: Tìm đến hỏi với mục đích vạch trần sự dối trá, lọc lừa, gian manh của thầy bói. Chúng tôi đã nói hành động này được phép, tuy nhiên, nếu việc tìm đến thầy bói dẫn đến chuyện khác tệ hại hơn thì trở thành bị cấm. Bởi theo qui tắc bất cứ điều dẫn đến nguy hiểm thì nó trở thành đều Haram.

    Chiêm tinh và giáo lý về nó

    Hỏi (34): Quí Sheikh, chúng tôi muốn hiểu về thuật chiêm tinh và giáo lý Islam về nó ?

    Đáp: Chiêm tinh là hành động nhìn lên các vì sao, các tinh tú trên trời để đoán mọi việc xảy ra dưới đất, nghĩa là mỗi khi trên trời xuất hiện vì sao lạ hoặc sự lặn mất hoặc di chuyển đi nơi khác hoặc một sự thay đổi bất kỳ nào đó thì các nhà chiêm tinh liền dựa đoán chuyện gì sẽ xảy ra trên trái đất. Thuật chiêm tinh là một hình thức của bùa ngãi, đây là hành động Haram (bị cấm), bởi tất cả mọi việc họ nói đều là viễn vong vô cơ sở, do tất cả những gì xảy ra dưới đất hoàn toàn không liên quan đến bất cứ thay đổi nào trên trời. Cũng vì lẽ này mà thời tiền Islam mọi người cho rằng hiện tượng nhật thực và nguyệt thực chỉ xảy ra khi một người vĩ đại nào đó chết, có lần con trai Ibrahim của Người chết thì xảy ra hiện tượng nhật thực thì mọi người xôn xao cho rằng vì cái chết của Ibrahim nên mới nhật thực, lập tức Rasul bước lên bụt giảng mà nói:

    {إِنَّ الشَّمْسَ وَالْقَمَرَ آيَتَانِ مِنْ آيَاتِ اللهِ، لاَ يَنْكَسِفَانِ لِمَوْتِ أَحَدٍ وَلاَ لِحَيَاتِهِ}

    “Quả thật, mặt trời và mặt trăng là hai dấu hiệu trong các dấu hiệu của Allah, chúng không tạo nên nhật thực (cũng như nguyệt thực) vì cái chết hay sự sống của bất cứ ai."([24]) Rasul đã phá tan mọi suy luận ràng buộc sự thay đổi dưới đất bằng sự thay đổi trên trời. Thuật chiêm tinh vốn là một hình thức của bùa ngãi dựa trên những điều tưởng tượng, suy luận vô căn cứ, dẫn lối con người đi vào tuyệt vọng mà không có điểm dừng.

    Một thể loại khác của thuật chiêm tinh, con người được phép áp dụng đó là dựa vào sự xuất hiện của các vì sao để đoán thời gian, sự giao mùa, thí dụ nói: “Khi xuất hiện vì sao tên đó là đã bắt đầu mùa mưa; hoặc bắt đầu mùa thu hoạch." Hoặc những câu nói tương tự thì được phép áp dụng.

    Hỏi (35): Quí Sheikh, vậy kiến thức đó tựa như dấu hiệu thay đổi vũ trụ ?

    Đáp: Đúng vậy, giống như khi mặt trời nghiên bóng là bước vào Zhuhr, khi mặt trời lặn là bước vào Maghrib, v.v..

    Sự liên quan giữa chiêm tinh và bói toán

    Hỏi (36): Quí Sheikh, có mối quan hệ nào giữa chiêm tinh và bói toán không ?

    Đáp: Cả hai đều có chung nguồn gốc là hư cấu và trục lợi, moi tiền thiên hạ, gây thiệt hại về tinh thần cho tất cả tín đồ mê tín như gây hoang mang, sợ hãi, lo âu.v.v.

    Điều nào nguy hại hơn

    Hỏi (37): Quí Sheikh, điều nào nguy hại hơn đối với tín đồ Muslim ?

    Đáp: Tùy theo khu vực từng nơi điều nào phổ biến, nhưng nhìn chung cả hai đều rất nguy hại đến tín đồ Muslim.

    Sự thật về bùa ngãi

    Hỏi (38): Quí Sheikh đã nói thuật chiêm tinh là một hình thức của bùa ngãi, vậy bùa ngãi là gì ?

    Đáp: Là cụm từ miêu tả thứ nhẹ nhàng và nguyên nhân tiềm ẩn nhưng có tác hại rất lớn mà mọi người không phát hiện. Theo định nghĩa này thì thuật chiêm tinh và bói toán cũng được xem là bùa ngãi, kể cả sự trình bày lưu loát thu hút cũng được xem là bùa ngãi như Nabi đã nói:

    {إِنَّ مِنَ الْبَيَانِ لَسِحْرًا}

    “Quả thật, sự trình bày là bùa ngãi."([25]) vì vậy, bất cứ gì gây ảnh hưởng mà không rõ nguyên nhân đều được xem là bùa ngãi.

    Hỏi (39): Quí Sheikh, nhưng định nghĩa “thứ nhẹ nhàng và nguyên nhân tiềm ẩn" là nghĩa gì ạ ?

    Đáp: Thứ nhẹ nhàng và tiềm ẩn trái ngược với mạnh mẽ và phơi bày, thí dụ thầy bùa làm bùa thương bằng hành động nhẹ nhàng nhưng người bị bùa thì lại yêu thương mãnh liệt hoặc làm bùa ghét thì người bị bùa ghét tựa như kẻ thù trong khi tình yêu mãnh liệt và hận thù đỉnh điểm không rõ nguyên nhân gì.

    Giáo lý về bùa ngãi và việc học nó

    Hỏi (40): Quí Sheikh, giáo lý Islam ra sao về bùa ngãi và việc học hỏi nó ?

    Đáp: Học bùa ngãi là Haram (bị cấm) và sẽ trở thành Kufr (phủ nhận đức tin) nếu sử dụng bùa ngãi bằng cách nương tựa ma quỷ, bởi Allah phán:

    ﴿وَٱتَّبَعُواْ مَا تَتۡلُواْ ٱلشَّيَٰطِينُ عَلَىٰ مُلۡكِ سُلَيۡمَٰنَۖ وَمَا كَفَرَ سُلَيۡمَٰنُ وَلَٰكِنَّ ٱلشَّيَٰطِينَ كَفَرُواْ يُعَلِّمُونَ ٱلنَّاسَ ٱلسِّحۡرَ وَمَآ أُنزِلَ عَلَى ٱلۡمَلَكَيۡنِ بِبَابِلَ هَٰرُوتَ وَمَٰرُوتَۚ وَمَا يُعَلِّمَانِ مِنۡ أَحَدٍ حَتَّىٰ يَقُولَآ إِنَّمَا نَحۡنُ فِتۡنَةٞ فَلَا تَكۡفُرۡۖ فَيَتَعَلَّمُونَ مِنۡهُمَا مَا يُفَرِّقُونَ بِهِۦ بَيۡنَ ٱلۡمَرۡءِ وَزَوۡجِهِۦۚ وَمَا هُم بِضَآرِّينَ بِهِۦ مِنۡ أَحَدٍ إِلَّا بِإِذۡنِ ٱللَّهِۚ وَيَتَعَلَّمُونَ مَا يَضُرُّهُمۡ وَلَا يَنفَعُهُمۡۚ وَلَقَدۡ عَلِمُواْ لَمَنِ ٱشۡتَرَىٰهُ مَا لَهُۥ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ مِنۡ خَلَٰقٖۚ﴾ البقرة: 102

    {Và bọn chúng đã nghe và làm theo lời cám dỗ (ngọt bùi) của Shaytaan (ma quỷ) nói lệch lạc về quyền lực của Sulayman, trong khi đó Sulayman không hề phủ nhận đức tin (nơi Allah), ngược lại chỉ có lũ Shaytaan bọn chúng đã phủ nhận niềm tin (vào Allah), chúng đã dạy loài người bùa ngãi đã được ban xuống cho hai Thiên Thần Harut và Marut tại Baabeel (Ba bi lôn). Nhưng khi hai Thiên Thần này dạy bùa ngãi cho mọi người thì họ luôn bảo rằng: “Chúng tôi chỉ mang bùa ngãi đến để thử thách các ngươi (các ngươi chớ học hỏi bởi chính bùa ngãi này sẽ) hủy bỏ niềm tin Iman (vào Allah) của các ngươi." Tuy nhiên loài người vẫn cứ học từ hai Thiên Thần đó toàn những bùa ngãi dùng để chia ly vợ chồng. Và (những bùa ngãi đó) sẽ không làm hại được ai trên đời này ngoại trừ được Allah ưng thuận. Và con người (học hỏi về bùa ngãi) chỉ toàn mang lại cho họ điều thiệt thân chứ hoàn toàn không mang lại ích tốt lành nào cả. Trong khi họ luôn biết rằng ai mua bán bùa ngãi sẽ không được hưởng bất cứ phần thưởng nào (tốt lành) ở đời sau nơi Allah.} Al-Baqarah: 102 (chương 2).

    Vì vậy, việc học bùa ngãi bằng cách nương tựa ma quỷ là hành động Kufr (xóa đức tin), và việc sử dụng nó là hành động Kufr, gieo bất công và hận thù vào lòng người khác. Với tội trạng này thầy bùa bị kết án tử phản đạo nếu y sử dụng bùa ngãi nương tựa ma quỷ hoặc sẽ xử tử để răng đe thị chúng và cắt đứt đi mối hiểm họa đe dọa an bình cộng đồng Islam bởi y mà ra.

    Vậy bùa ngãi có thật không ?

    Hỏi (41): Quí Sheikh, bùa ngãi có thật không hãy chỉ là thứ viễn vong do con người thêu dệt ?

    Đáp: Bùa ngãi là có thật không còn gì nghi ngờ, và tác hại của nó cũng là thật, nhưng việc làm chuyển động vật đứng im hoặc làm đứng im vật chuyển động là viễn vong không có thật. Bạn hãy nghiêm cứu câu Kinh mà Allah miêu tả về câu chuyện bùa ngãi của gia đình bạo chúa Fir-a'wn, Allah phán:

    ﴿سَحَرُوٓاْ أَعۡيُنَ ٱلنَّاسِ وَٱسۡتَرۡهَبُوهُمۡ وَجَآءُو بِسِحۡرٍ عَظِيمٖ ١١٦﴾ الأعراف: 116

    {Trò mà thuật của chúng đã làm cho hoa mắt mọi người, và đã làm cho họ khiếp đãm trước trò ma thuật vĩ đại đó.} Al-A'raaf: 116 (Chương 7), họ làm hoa mắt mọi người bằng cách khi nhìn vào các sợi dây, các cây gậy cứ tưởng chúng là những con rắn đang bò, giống như Allah phán ở chương Taha:

    ﴿فَإِذَا حِبَالُهُمۡ وَعِصِيُّهُمۡ يُخَيَّلُ إِلَيۡهِ مِن سِحۡرِهِمۡ أَنَّهَا تَسۡعَىٰ ٦٦﴾ طه: 66

    {Thế là chúng dùng trò ma thuật làm những sợ dây thừng và những cây gậy biến thành như những con rắn biết bò trước mặt.} Taaha: 66 (chương 20). Vì vậy, bùa ngãi không thể duy chuyển vật đứng im và làm đứng vậy chuyển động được mà nó chỉ làm cho người bị trúng bùa hoa mắt cử tưởng vật đứng im đang chuyển động và vật đang chuyển động bị khống chế đứng im được thể hiện rất rõ ràng. Tác hại của bùa ngãi là gây ảnh hưởng xấu đến tâm trí, thể xác, giác quan con người là sự thật.

    Mối liên quan giữa bói toán và bùa ngãi

    Hỏi (42): Quí Sheikh đã định nghĩa thầy bói và thầy bùa, vậy giữa hai người này có liên quan gì nhau không ?

    Đáp: Như đã nói: Thầy bói dùng thuật bói toán để lừa bịp thiên hạ, báo cho họ biết chuyện quá khứ, tương lai. Còn thầy bùa gây ảnh hưởng xấu đến trí tuệ, sức khỏe con người làm người bị trúng bùa ngộ nhận là hiện tượng có thật.

    Nabi có bị trúng bùa không ?

    Hỏi (43): Quí Sheikh, theo được biết là Rasul của Allah từng bị trúng bùa, chúng tôi muốn Sheikh cho biết Nabi bị trúng bùa như thế nào và việc trúng bùa đó có ảnh hưởng gì đến sứ mạng của Người không ?

    Đáp: Trong hai bộ Soheeh và những bộ sách khác ghi Nabi đã từng bị trúng bùa,([26]) tuy nhiên, hoàn toàn không gây trở ngại đến sứ mạng của Người, bởi mục đích việc hại bùa là muốn Người làm điều tác hại nào đó trong gia đình Người nhưng Người chưa kịp làm là đã được Allah thiên khải chỉ dạy cách tháu gỡ bùa chú đó, lúc đó, Rasul đã đọc hai chương Kinh cuối của Qur'an: Al-Falaq (113) và Al-Naas (114) thế là bùa ếm Người đã được tháo, và kẻ đã ra tay hại Rasul chính là người Do Thái tên Labeed bin Al-A'sam.

    Có một số người đã bác bỏ việc Nabi bị trúng bùa này với lý do nếu công nhận là đã tin theo lời vu khống của đám người Kafir, đám người bất công đã miêu tả Nabi là người bị trúng bùa như Allah đã thuật trong Qur'an:

    ﴿إِن تَتَّبِعُونَ إِلَّا رَجُلٗا مَّسۡحُورًا ٤٧﴾ الإسراء: 47

    {Các anh chỉ đi theo một người đàn ông bị bùa chú.} Al-Isra: 47 (chương 17). Đây chẳng qua là lời vu khống mà nhóm người ngoại đạo đã gán ghép cho Rasul nhằm ngăn chặn sứ mạng của Người, chứ việc Nabi bị trúng bùa là thật không ai được phép phủ nhận nó vì sự nhận thức nông cạn của mình, tuy nhiên, bùa ngãi đó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sứ mạng và sự thờ phượng của Người.

    Sự thật về Ilhaad (tạm dịch là vô tín ngưỡng)

    Hỏi (44): Quí Sheikh, như thế nào là Ilhaad về các Đại Danh và Thuộc Tính của Allah ?

    Đáp: Từ Ilhaad theo văn tự Ả Rập gốc có nghĩa là “nghiên về một bên" điển hình như lời phán:

    ﴿وَلَقَدۡ نَعۡلَمُ أَنَّهُمۡ يَقُولُونَ إِنَّمَا يُعَلِّمُهُۥ بَشَرٞۗ لِّسَانُ ٱلَّذِي يُلۡحِدُونَ إِلَيۡهِ أَعۡجَمِيّٞ وَهَٰذَا لِسَانٌ عَرَبِيّٞ مُّبِينٌ ١٠٣﴾ النحل: 103

    {Và TA đã tận tường lời mà chúng đã vu khống Ngươi (Muhammad): “Chẳng qua Y được người phàm nào đó dạy". Bọn chúng nghiên về ngôn ngữ nước ngoài trong khi đây lại là ngôn ngữ Ả Rập chính thống.} Al-Nahl: 103 (chương 16), và từ Ilhaad còn nói về Lahad được móc sang một bên của lổ nguyệt để chôn người chết. Và không hiểu rõ nghĩa từ Ilhaad này trừ phi hiểu nghĩa từ trái nghĩa đó là từ Istiqaamah, bởi có câu: “Bằng điều ngược lại hiểu rõ sự việc". Istiqaamah về vác Đại Danh và Thuộc Tính của Allah là hiểu đúng thật ý nghĩa về các Đại Danh và Thuộc Tính của Allah dựa theo mặt phù hợp với Allah, không suy luận, không thí dụ, không mô phỏng, bởi đó là qui tắc của tập thể Sunnah và Jamaa-a'h về lĩnh vực này. Một khi chúng ta hiểu rõ Istiqaamah về lĩnh vực này thì nghĩa trái ngược nó là Ilhaad, theo giới ﷻ‬'lama định nghĩa Ilhaad về các Đại Danh và Thuộc Tính của Allah có nghĩa là: “Làm trái lại những điều bắt buộc phải tin tưởng." Và Ilhaad gồm các thể loại sau:

    Loại thứ nhất: Bác bỏ một điều gì đó hoặc một thuộc tính nào đó giống như thời tiền Islam đã phủ nhận tên (الرحمن) Al-Rahmaan là tên của Allah hoặc công nhận tên của Allah nhưng phủ nhận thuộc tính của tên đó giống như một nhóm Bid-a'h đã làm, họ bảo: “Allah là (رحيم) Rahim nhưng không độ lượng; là (سميع) Same' nhưng không nghe; là (بصير) Basir nhưng không thấy." Trong khi tên Rahim nghĩa là Đấng Rất Mực Độ Lượng; tên Same' là Đấng Hằng Nghe và tên Basir là Đấng Hằng Thấy.

    Loại thứ hai: Gọi Allah bằng những tên mà Ngài không hề tự xưng, bởi các tên Allah mang hình thức Tawqif (qui định sẵn) cho nên cấm mọi hình thức gọi Allah bằng các tên mà Ngài đã không tự xưng, đây là hình thức nói về Allah khi không có kiến thức về lời nói, thí dụ như đã Thiên Chúa đã gọi Allah là cha v.v..

    Loại thứ ba: Tin rằng các Đại Danh và Thuộc Tính của Allah giống như các đại danh và thuộc tính của tạo vật, từ đó suy luận và mô phỏng. Hành động suy luận và mô phỏng giống với tạo vật nào đó chính là hành động phủ nhận đức tin, bởi đã phủ nhận lời khẳng định của Allah trong Qur'an, Allah phán:

    ﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ١١﴾ الشورى: 11

    {Chắc rằng không một vật thể giống Ngài cả. Trong khi Ngài là Ðấng Hằng Nghe, Ðấng Hằng Thấy.} Al-Shura: 11 (chương 42), và Allah phán:

    ﴿هَلۡ تَعۡلَمُ لَهُۥ سَمِيّٗا ٦٥﴾ مريم: 65

    {Há ngươi biết có ai giống Ngài chăng?} Mar-yam 65 (Chương 19).

    Sheikh Al-Na-i'm bin Hammaad Al-Khazzaa-i' ﷺ‬ thầy của Imam Al-Bukhari ﷺ‬ nói: “Ai mô phỏng Allah giống như vật thể nào đó thì y là Kaafir; ai bác bỏ thuộc tính nào mà Allah đã tự xưng thì y là Kaafir và việc Allah tự xưng danh hoặc tự miêu tả về Ngài không phải để mô phỏng."

    Loại thứ tư: Rút tên Allah để đặt cho bụt tượng giống như thời tiền Islam đã gọi thần Lat được rút từ tên Al-Ilaah; gọi thần Al-ﷻ‬'zza được rút từ tên Al-A'ziz; gọi thần Munaah được rút từ tên Al-Mannaan. Cho nên cấm việc dùng tên hoặc thuộc tính nào đó của Allah để đặt tên cho ai đó, cho vật thể nào đó.

    Thể loại Shirk

    Hỏi (45): Quí Sheikh, các thể loại Shirk như thế nào ?

    Đáp: Như đã phân tích Tawhid được cấu thành bởi hai điều phủ nhận và khẳng định, trong bản thân ai không hội tụ được hai điều này là y đã phạm phải tội Shirk.

    Shirk gồm hai thể loại:

    a) Đại Shirk: Là tất cả những điều được giáo lý gọi là Shirk kèm theo việc trục xuất người vi phạm rời khỏi vành đai Islam, trở thành người ngoại đạo. Thí dụ: Hướng một trong các hình thức thờ phượng đến với ai khác Allah, như hành lễ Salah không vì Allah, hoặc nhịn chay không vì Allah, hoặc giết súc vật không vì Allah. Tương tự, việc cầu xin, khấn vái, nguyện thề ngoài Allah cũng là đại Shirk, như cầu xin người chết, cầu xin ma quỉ hoặc van vái người vắng mặt với nhưng điều chỉ có Allah mới thực hiện được. Ngoài ra, còn có rất nhiều thể loại đại Shirk khác được ghi chép trong sách Tawhid.

    b) Tiểu Shirk: Là tất cả lời nói, hành động bị giáo lý gọi là Shirk nhưng không trục xuất người vi phạm rời khỏi vành đai Islam. Thí dụ: Thề thốt không bằng danh nghĩa Allah, bởi Nabi nói:

    {مَنْ حَلَفَ بِغَيْرِ اللَّهِ فَقَدْ كَفَرَ أَوْ أَشْرَكَ}

    “Ai thề thốt không bằng danh nghĩa Allah là đã rơi vào Kufr (phủ nhận đức tin) hoặc đã phạm Shirk."([27]) Tuy nhiên, người thề không tin rằng vật được thề ngoài Allah vĩ đại tương đồng với Allah. Trường hợp này chính là tiểu Shirk, không phân biệt vật được thề được mọi người tôn trọng hay không được tôn trọng. Vì vậy, cấm tín đồ Muslim thề bằng danh nghĩa Nabi, hoặc ai khác, hoặc Ka'bah, hoặc Jibreel, Mikaa-il v.v.

    Một thể loại khác của tiểu Shirk là Shirk ẩn giống như khoe khoang, phô trương, thể hiện. Thí dụ: Một người đứng hành lễ Salah ngay từ đầu vì Allah, bổng nghiêm trang hơn, trịnh trọng hơn trong động tác do y biết có người nào đó đang theo dõi mình. Bất cứ ai trịnh trọng nghiêm trang trong hành đạo để được mọi khen ngợi hoặc làm từ thiện để được danh tiếng thì đó là Shirk. Ngoài ra, còn có rất nhiều thể loại đại Shirk khác được ghi chép trong sách Tawhid.

    Định nghĩa các thể loại Shirk

    Hỏi (46): Quí Sheikh, chúng tôi biết các thể loại của Shirk, tuy nhiên có định nghĩa cụ thể cho từng loại không ?

    Đáp: Như đã định nghĩa ở trên: Tiểu Shirk là tất cả lời nói, hành động bị giáo lý gọi là Shirk nhưng không trục xuất người vi phạm rời khỏi vành đai Islam. Đại Shirk là tất cả những điều được giáo ly gọi là Shirk kèm theo việc trục xuất người vi phạm rời khỏi vành đai Islam, trở thành người ngoại đạo

    Bỏ hành đạo có bị xem là Shirk không ?

    Hỏi (47): Quí Sheikh, có Hadith do Imam Muslim ghi, Rasul nói:

    {بَيْنَ الرَّجُلِ وَبَيْنَ الشِّرْكِ وَالْكُفْرِ تَرْكُ الصَّلاَةِ}

    “Vách chắn bảo vệ con người với sự thờ đa thần và phủ nhận đức tin (vào Allah) sẽ bị đổ vỡ một khi y bỏ hành lễ Salah."([28]) vậy việc bỏ bê bổn phận hành đạo có bị xem Shirk không ?

    Đáp: Nhìn chung thì việc bỏ lễ Salah cũng bị xem là Shirk do y làm theo sở thích, bất cứ ai đề cao sở thích bản thân hơn việc tuân lệnh Allah thì bị xem là Shirk như Allah phán:

    ﴿أَفَرَءَيۡتَ مَنِ ٱتَّخَذَ إِلَٰهَهُۥ هَوَىٰهُ وَأَضَلَّهُ ٱللَّهُ عَلَىٰ عِلۡمٖ﴾ الجاثية: 23

    {Há Ngươi (Muhammad) không nhìn thấy những kẻ tôn lý tưởng mình làm thượng đế chăng, thế là Allah đẩy y vào lầm lạc bởi kiến thức của y.} Al-Jaa-thiyah: 23 (chương 45). Tuy nhiên, hành động này chỉ bị xem một thể loại của Shirk mà thôi chứ Shirk có ý nghĩa sâu sắc hơn.

    Sự thật về tôn giáo Islam

    Hỏi (48): Quí Sheikh, như thế nào là tôn giáo Islam ?

    Đáp: Islam theo nghĩa chung là tất cả việc tôn thờ Allah bằng các hình thức giáo lý được giới Rasul truyền đạt, kể từ khi Allah tạo ra con người cho đến ngày tận thế. Với định nghĩa này thì từ Nabi Nuh – Rasul đầu tiên của nhân loại – đến các Nabi sau Người như Ibrahim (Abraham) , Musa (Môi-sê , Ysa (Giêsu) v.v.. đều được xem là tôn giáo Islam bởi có vô số câu Kinh trong Qur'an xác định cho sứ mạng của Họ được Allah gởi Họ đến với nhân loại.

    Còn Islam theo định nghĩa riêng: Là tôn giáo do Nabi Muhammad truyền đạt, bởi kể từ khi sứ mạng của Nabi Muhammad được chính thức nhậm chức là tất cả tôn giáo được thiên khải trước đó đều bị thay thế bởi tôn giáo do Muhammad mang đến. Từ đó, ai theo Nabi Muhammad thì được gọi là tín đồ Muslim, còn ai không theo thì không phải là người Muslim, do Islam có nghĩa là tuân phục Allah kể cả sở thích. Thế nên, người Muslim trong tộc người Do Thái chỉ là người sống trong thời đại của Musa (Môi-sê) u và người Muslim trong người Thiên Chúa chỉ là những ai sống trong thời của Ysa (Giêsu) u. Kể từ khi sứ mạng của Nabi Muhammad được chính thức thì tất cả người Do Thái và Thiên Chúa không còn là người Muslim nữa do họ đã phủ nhận sứ mạng của Muhammad . Vì vậy, kể từ khi đó cho đến ngày tận thế không ai được phép cho rằng tôn giáo của Do Thái và Thiên Chúa là tôn giáo chân lý được Allah công nhận nữa, ai dám tin như thế thì y là người Kaafir (ngoại đạo) bởi Allah phán:

    ﴿إِنَّ ٱلدِّينَ عِندَ ٱللَّهِ ٱلۡإِسۡلَٰمُۗ﴾ آل عمران: 19

    {Quả thật, tôn giáo được thừa nhận nơi Allah duy nhất chỉ có Islam.} Ali I'mraan: 19 (chương 3), và Allah phán:

    ﴿وَمَن يَبۡتَغِ غَيۡرَ ٱلۡإِسۡلَٰمِ دِينٗا فَلَن يُقۡبَلَ مِنۡهُ﴾ آل عمران: 85

    {Và ai tìm kiếm một đạo nào khác ngoài tôn giáo Islam thì việc làm đó của y sẽ không bao giờ được (Allah) chấp nhận.} Ali I'mraan: 85 (chương 3).

    Đây chính là tôn giáo Islam được Allah đã ân sủng cho Nabi Muhammad và giáo dân của Người, bởi Allah phán:

    ﴿ٱلۡيَوۡمَ أَكۡمَلۡتُ لَكُمۡ دِينَكُمۡ وَأَتۡمَمۡتُ عَلَيۡكُمۡ نِعۡمَتِي وَرَضِيتُ لَكُمُ ٱلۡإِسۡلَٰمَ دِينٗاۚ﴾ المائدة: 3

    {Ngày hôm nay, TA đã hoàn tất cho các ngươi tôn giáo của các ngươi và TA đã hoàn thành trọn vẹn cho các ngươi ân huệ của TA và TA đã hài lòng lấy Islam làm tôn giáo cho các ngươi.} Ma-i-dah: 3 (Chương 5). Đây là bằng chứng rành rành khẳng định bất cứ ai không theo Muhammad thì y không phải là tín đồ Muslim, cho dù ai đó có tôn thờ Allah như thế nào ngoài đường lối Islam thì cũng chẳng giúp gì được cho y vào ngày tận thế.

    Cấm tín đồ Muslim xem tôn giáo nào đó ngoài Islam có giá trị đối với Allah, lại càng không được xem người Do Thái và Thiên Chúa là anh em đồng đạo với chúng ta hoặc nói: “Quả thật, tôn giáo của họ vẫn có giá trị, bởi được thiên khải trước chúng ta."

    Khi chúng ta nói: Islam là việc tôn thờ Allah bằng các hình thức giáo lý được Allah qui định, phải tuân phục Ngài bằng tất cả hành động bên ngoài lẫn nội tâm như niềm tin, lời nói và hành động, có thế mới gọi là tôn giáo hoàn chỉnh. Đến đây có sự kết hợp giữa Islam và đức tin Iman, thấy rằng Islam là thể hiện ra bên ngoài kèm theo lời tuyên thệ còn đức tin Iman là những hành động nội tâm bên trong, với bằng chứng cụ thể cho việc tách Islam và đức tin Iman, Allah phán:

    ﴿ ۞قَالَتِ ٱلۡأَعۡرَابُ ءَامَنَّاۖ قُل لَّمۡ تُؤۡمِنُواْ وَلَٰكِن قُولُوٓاْ أَسۡلَمۡنَا وَلَمَّا يَدۡخُلِ ٱلۡإِيمَٰنُ فِي قُلُوبِكُمۡۖ﴾ الحجرات: 14

    {Những người Arập (du mục) nói: “Chúng tôi đã tin tưởng rồi." Hãy bảo chúng (Muhammad): “Các ngươi chưa có đức tin nhưng hãy nói chúng tôi đã thần phục (Islam). Do bởi đức tin Iman vẫn chưa thấm nhuần vào tim của các ngươi."} Al-Hujuraat: 14 (chương 49), và Allah kể về câu chuyện của Nabi Lut u:

    ﴿فَأَخۡرَجۡنَا مَن كَانَ فِيهَا مِنَ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ ٣٥ فَمَا وَجَدۡنَا فِيهَا غَيۡرَ بَيۡتٖ مِّنَ ٱلۡمُسۡلِمِينَ ٣٦﴾ الذاريات: 35 - 36

    {Thế là chúng tôi đã đưa những người Mumin rời khỏi nơi đó (ngôi làng sắp bị trừng phạt) * Nhưng chúng tôi chỉ thấy mỗi ngôi nhà Muslim duy nhất.} Al-Zariyaat: 35 - 36 (chương 51).

    Thấy rằng có sự phân biệt rõ ràng giữa Muslim và Mumin, bởi trong một ngôi làng thể hiện bề ngoài là Islam kể cả vợ của Nabi Lut u cũng phản bội nên tất cả đã trở thành Kaafir. Ngôi nhà được cứu khỏi hành phạt là ngôi nhà có đức tin Iman thật sự đi vào con tim của họ chứ không phải chỉ có Islam, và bằng chứng rõ ràng hơn cho việc phân biệt giữa Muslim và Mumin (hoặc Islam và đức tin Iman) là Hadith ﷻ‬'mar bin Al-Khattaab t kể về Jibreel u hỏi Rasul thế nào là Islam ? Người đáp:

    {الإِسْلاَمُ أَنْ تَشْهَدَ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا ﷺ رَسُولُ اللهِ وَتُقِيمَ الصَّلاَةَ وَتُؤْتِيَ الزَّكَاةَ وَتَصُومَ رَمَضَانَ وَتَحُجَّ الْبَيْتَ}

    “Anh hài lòng tuyên thệ Laa i laa ha il lol loh và Muhammad ro su lul loh (tức không có Thượng Đế đích thực nào ngoại trừ Allah và Muhammad là Thiên Sứ của Ngài), rồi dâng lễ Salah thật chu đáo, xuất Zakat bắt buộc, nhịn chay tháng Ramadan và hành hương Hajj." Và khi được hỏi về đức tin Iman thì Rasul đáp:

    {أَنْ تُؤْمِنَ بِاللهِ وَمَلاَئِكَتِهِ وَكُتُبِهِ وَرُسُلِهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ وَتُؤْمِنَ بِالْقَدَرِ خَيْرِهِ وَشَرِّهِ}

    “Là anh tin tưởng nơi Allah, vào các Thiên Thần của Ngài, vào các Kinh Sách của Ngài, vào các Thiên Sứ của Ngài, vào ngày tận thế và vào định mệnh tốt xấu."

    Tóm lại, khi nói Islam thì gồm cả tôn giáo trong đó có đức tin Iman, còn khi phân tích thì Islam được giải thích bởi những hành động bên ngoài của thể xác và lời nói; và đức tin Iman thì được giải thích bằng những hành động của nội tâm, của con tim như sự tin tưởng.

    Hỏi (49): Quí Sheikh, như vậy Islam có đến hai định nghĩa, định nghĩa tổng thể và định nghĩa riêng ?

    Đáp: Đúng vậy, Islam có đến hai định nghĩa như đã phân tích ở trên.

    Toghut và các thể loại của nó

    Hỏi (50): Quí Sheikh, Toghut là gì và chi tiết như thế nào ?

    Đáp: Toghut có nghĩa là vượt mức qui định, như Allah phán:

    ﴿إِنَّا لَمَّا طَغَا ٱلۡمَآءُ حَمَلۡنَٰكُمۡ فِي ٱلۡجَارِيَةِ ١١﴾ الحاقة: 11

    {Chính TA đã chuyên chở các ngươi trôi nổi trên tàu khi nước nổi quá mức.} Al-Haqqaah: 11 (chương 69). Và có một định nghĩa tuyệt vời của Sheikh Ibnu Al-Qoiyim ﷺ‬ cho từ Toghut, ông nói: “Toghut là tất cả những gì con người vượt mức qui định, từ thờ phượng hoặc noi theo hoặc phục tùng."

    Các bụt tượng được thờ phượng thay vì Allah là Toghut; các ﷻ‬'lama (học giả Islam) lợi dụng kêu gọi đến tư lợi bản thân và đưa thiên hạ vào lầm lạc là Toghut và những ai kêu gọi đến với Bid-a'h (đổi mới tôn giáo), đến với những điều Haram đã bị Allah cấm hoặc cấm những thứ Allah cho Halal hoặc ngụy biện để dẫn giới thẩm phán xa rời giáo luật Islam đến với các luật lệ do con người qui định trái ngược với bộ luật Islam, bởi họ đã vượt mức của người am hiểu về luật lệ Islam vì lệnh họ là phải bám lấy Sunnah (tức Hadith), và do họ là truyền nhân của giới Nabi, bơi giới Nabi đã không để lại di sản nào cho cộng đồng ngoài kiến thức, đường lối, chủ trương, giáo dục và truyền đạt, một khi giới ﷻ‬'lama vượt mức qui định ngụy biện để lôi kéo giới thẩm phán rời bộ luật Islam thì họ chính là Toghut.

    Ý nghĩa từ: “hoặc phục tùng" trong định nghĩa của Sheikh ﷺ‬ là muốn nói đến cấp lãnh đạo tuân theo bộ luật Islam hoặc hiến pháp quốc gia. Một khi cấp lãnh đạo ra lệnh không đi ngược lệnh của Allah và Rasul của Ngài thì họ là cấp lãnh đạo tuân theo luật Islam đồng thời tuân theo hiến phấp quốc gia, lệnh này bắt buộc tất cả giáo dân phải tuân hành theo. Việc tuân lệnh cấp lãnh đạo trong trường hợp này được xem là tuân lệnh Allah. Vì vậy, giáo dân cần suy xét xem về các lệnh được ban hành của một quốc gia Islam có đi ngược lệnh Allah và Rasul của Ngài hay không và biết rằng việc tuân lệnh đó được xem là sự thờ phượng Allah, bởi Allah đã phán:

    ﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَطِيعُواْ ٱللَّهَ وَأَطِيعُواْ ٱلرَّسُولَ وَأُوْلِي ٱلۡأَمۡرِ مِنكُمۡۖ﴾ النساء: 59

    {Hỡi tín đồ có đức tin, hãy tuân lệnh Allah, hãy tuân lệnh Rasul (Muhammad) và cấp lãnh đạo (người Muslim) trong các ngươi (nếu lệnh đó khớp với Qur'an hoặc Sunnah).} Al-Nisa: 59 (chương 4).

    Còn việc tuân lệnh cấp lãnh đạo thực thi hiến pháp quốc gia. Nếu cấp lãnh đạo thuộc loại nghiêm khắc được mọi người tuân lệnh do thẩm quyền mạnh thậm chí họ không có đức tin Islam hoặc có đức tin Islam, và lệnh ban hành đó mang lợi ích cho cả cấp lãnh đạo và nhân dân; hoặc việc tuân lệnh lãnh đạo do bởi họ quá hà khắc làm mọi người khiếp sợ, bởi sẽ trừng phạt mạnh đối với ai dám kháng lệnh họ. Vì vậy, việc tuân lệnh cấp lãnh đạo thực thi hiến pháp được chia thành nhiều cấp bậc:

    - Trường hợp 1: Lãnh đạo mạnh về đức tin Islam và quyền lực, đây là cấp bậc cao nhất.

    - Trường hợp 2: Lãnh đạo yếu về đức tin Islam lẫn quyền lực, đây là cấp bậc thấp nhất, là mối hiểm họa cho xã hội, cho cấp lãnh đạo và nhân dân, bởi do yếu về đức tin và quyền lực dẫn đến ý thức kém, quản lý kém.

    - Trường hợp 3: Lãnh đạo mạnh về đức tin Islam nhưng quyền lực yếu.

    - Trường hợp 4: Lãnh đạo yếu về đức tin Islam nhưng mạnh về quyền lực.

    Hai trường hợp 3 và 4 là cấp bậc trung hòa. Tuy nhiên trường hợp 4 sẽ cải thiện được xã hội; còn trường hợp 3 sẽ dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội, nhưng đôi khi kết quả ngược lại do ý thức giữa con người và Thượng Đế mạnh hơn vẫn cải thiện được xã hội cho dù quyền lực có yếu.

    Tóm lại, khi giáo dân thực hành theo lệnh ban hành của cấp lãnh đạo phải hiểu rõ việc tuân lệnh này được xem là hình thức thờ phượng Allah. Riêng về định nghĩa của Sheikh Ibnu Al-Qoiyim ﷺ‬: “Toghut là tất cả những gì con người vượt mức qui định, từ thờ phượng hoặc noi theo hoặc phục tùng." Nghĩa là một khi cấp lãnh đạo ban hành lệnh trái ngược lệnh Allah và Rasul của Ngài thì giáo dân được quyền không thực thi, đúng hơn là bị cấm thực thi các lệnh đó bởi con người bị cấm nghe lời con người làm trái lệnh của Allah, bởi Ngài đã lồng ghép việc tuân lệnh cấp lãnh đạo nằm trong việc tuân lệnh Allah và Rasul của Ngài hoặc việc tuân lệnh cấp lãnh đạo chỉ là nhánh nhỏ phụ thuộc vào việc tuân lệnh Allah và Rasul của Ngài, như câu Kinh đã phán:

    ﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَطِيعُواْ ٱللَّهَ وَأَطِيعُواْ ٱلرَّسُولَ وَأُوْلِي ٱلۡأَمۡرِ مِنكُمۡۖ﴾ النساء: 59

    {Hỡi tín đồ có đức tin, hãy tuân lệnh Allah, hãy tuân lệnh Rasul (Muhammad) và cấp lãnh đạo (người Muslim) trong các ngươi (nếu lệnh đó khớp với Qur'an hoặc Sunnah).} Al-Nisa: 59 (chương 4). Trong câu Kinh đã không lặp lại từ hãy tuân lệnh cấp lãnh đạo giống như đã lặp lại hãy tuân lệnh Rasul, sau khi đã ra lệnh tuân lệnh Allah. Được truyền lại chính xác từ Rasul là con người chỉ được phép tuân lệnh con người trong phạm vi không đi ngược giáo lý Islam, còn khi ai đó kể cả cha mẹ ra lệnh làm ngược lệnh Allah là cấm giáo dân và con cái thực thi lệnh đó. Nếu ai đó làm theo thì y đã vượt mức qui định.

    Niềm tin của người Muslim về Nabi Ysa (Giê Su) u

    Hỏi (51): Quí Sheikh, niềm tin của người Muslim đối với Ysa u con trai của Mar-yam (tức Giê-su) ra sao? Và giáo lý như thế nào đối với câu nói đã giết và đã đống Ysa u lên thánh giá ?

    Đáp: Niềm tin của tín đồ Muslim đối với Ysa u con trai Mar-yam, rằng Người là một trong các vị Rasul cao quí của Allah và là một trong năm vị Rasul kiên định được tuyên dương, họ gồm: Muhammad , Ibrahim (Abraham) u, Musa (Môi Sê) u, Ysa u và Nuh u. Allah đã hai lần nhắc đến họ trong Qur'an, ở chương Al-Ahzaab:

    ﴿وَإِذۡ أَخَذۡنَا مِنَ ٱلنَّبِيِّۧنَ مِيثَٰقَهُمۡ وَمِنكَ وَمِن نُّوحٖ وَإِبۡرَٰهِيمَ وَمُوسَىٰ وَعِيسَى ٱبۡنِ مَرۡيَمَۖ وَأَخَذۡنَا مِنۡهُم مِّيثَٰقًا غَلِيظٗا ٧﴾ الأحزاب: 7

    {Và khi TA đã nhận lời giao ước với các Nabi, từ Ngươi (Muhammad) và từ Nuh, Ibrahim, Musa và Ysa, con trai của Mar-yam, và TA đã nhận từ nơi Chúng lời giao ước thật nặng nề.} Al-Ahzaab: 7 (Chương 33), và ở chương Al-Shura:

    ﴿۞شَرَعَ لَكُم مِّنَ ٱلدِّينِ مَا وَصَّىٰ بِهِۦ نُوحٗا وَٱلَّذِيٓ أَوۡحَيۡنَآ إِلَيۡكَ وَمَا وَصَّيۡنَا بِهِۦٓ إِبۡرَٰهِيمَ وَمُوسَىٰ وَعِيسَىٰٓۖ أَنۡ أَقِيمُواْ ٱلدِّينَ وَلَا تَتَفَرَّقُواْ فِيهِۚ﴾ الشورى: 13

    {TA (Allah) đã mặc khải xuống cho các người một tôn giáo (Islam) mà Ngài đã truyền xuống cho Nuh, và đây cũng (tôn giáo) mà TA đang mặc khải cho Ngươi (Muhammad), và trước đó TA đã truyền cho Ibrahim (Abraham), Musa (Moses), và Ysa (Giê-su và ra lệnh bảo chúng): “Hãy thành lập tôn giáo và chớ phân chia bè phái trong tôn giáo."} Al-Shura: 13 (chương 42).

    Ysa u cũng chỉ là người phàm thuộc giống nồi của tổ phụ Adam u được sinh ra từ mẹ không cha, Người chỉ là nô lệ và Rasul của Allah, là nộ lệ không có thẩm quyền được thờ phượng và là Rasul chân thật, Người không sở hữu bất cứ quyền năng nào của tạo hóa, giống như Allah đã khẳng định:

    ﴿إِنۡ هُوَ إِلَّا عَبۡدٌ أَنۡعَمۡنَا عَلَيۡهِ وَجَعَلۡنَٰهُ مَثَلٗا لِّبَنِيٓ إِسۡرَٰٓءِيلَ ٥٩﴾ الزخرف: 59

    {Y (Ysa) chỉ là một người bề tôi. TA (Allah) ban ân cho Y và lấy Y làm một cái gương cho con cháu của Israel.} Al-Zukhruf: 59 (Chương 43).

    Chắc rằng Ysa u đã chưa từng ra lệnh giáo dân của Người tôn vinh Người và mẹ Người làm hai thượng đế thay vì tôn thờ Allah duy nhất, ngược lại, Người luôn nhất nhất thực thi theo sứ mạng đã được Allah ra lệnh, Allah đã thuật lại lời nói của Người với giáo dân:

    ﴿أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ رَبِّي وَرَبَّكُمۡۚ﴾ المائدة: 117

    {Là hãy tôn thờ Allah Thượng Đế của Ta và của các ngươi} Al-Maa-idah: 117 (chương 5).

    Và Ysa u được tạo ra bằng lời phán của Allah:

    ﴿إِنَّ مَثَلَ عِيسَىٰ عِندَ ٱللَّهِ كَمَثَلِ ءَادَمَۖ خَلَقَهُۥ مِن تُرَابٖ ثُمَّ قَالَ لَهُۥ كُن فَيَكُونُ ٥٩﴾ آل عمران: 59

    {Đối với Allah, trường hợp của Ysa (Giê-su) giống như trường hợp của Adam. Ngài tạo Y từ đất bụi rồi phán cho Y: “Hãy thành!" và Y đã thành như thế.} Ali I'mran: 59 (Chương 3).

    Chắc rằng giữa Ysa u và Nabi Muhammad không có Rasul hay Nabi nào được cử phái đến cả, như Allah phán:

    ﴿وَإِذۡ قَالَ عِيسَى ٱبۡنُ مَرۡيَمَ يَٰبَنِيٓ إِسۡرَٰٓءِيلَ إِنِّي رَسُولُ ٱللَّهِ إِلَيۡكُم مُّصَدِّقٗا لِّمَا بَيۡنَ يَدَيَّ مِنَ ٱلتَّوۡرَىٰةِ وَمُبَشِّرَۢا بِرَسُولٖ يَأۡتِي مِنۢ بَعۡدِي ٱسۡمُهُۥٓ أَحۡمَدُۖ فَلَمَّا جَآءَهُم بِٱلۡبَيِّنَٰتِ قَالُواْ هَٰذَا سِحۡرٞ مُّبِينٞ ٦﴾ الصف: 6

    {Và hãy nhớ rằng khi Ysa con trai của Mar-yam, bảo: “Này hỡi con cháu của Israel, quả thật, Ta chính là Sứ giả của Allah được phái đến với các ngươi để xác nhận những điều trong Tawrah (Kinh Cựu Ước) được mặc khải trước Ta và để báo tin mừng về một Sứ giả của Allah sẽ đến sau Ta có tên là Ahmad". Nhưng khi Y đến gặp chúng với những bằng chứng rõ rệt thì chúng lại bảo: “Đây là một trò phù thủy hiển hiện."} Al-Saf: 6 (chương 61).

    Và không một ai có đức tin toàn diện cho đến khi một lòng tin rằng Ysa u là nô lệ và là Rasul của Allah, Người hoàn toàn vô can với mọi lời vu khống ghán ghép của bọn người Do Thái, họ bảo: “Y là con hoang, là con Zina" - cầu xin Allah che chở - bởi chính Allah đã minh oan cho Người. Và tín đồ Muslim hoàn toàn vô can với sự hiểu lệch lạc của người Thiên Chúa đã tôn vinh Ysa u và mẹ của Người thành hai thượng đế để tôn thờ thay vì tôn thờ Allah duy nhất, trong họ có người bảo: “Người là con của Allah" và có người thì bảo: “Người là thượng đế ngôi thứ ba".

    Về việc giết chết và đóng người trên thánh giá, chính Allah đã bác bỏ nguồn tin thất thiệt này bằng lời phán rõ ràng, dứt khoát trong Qur'an:

    ﴿وَقَوۡلِهِمۡ إِنَّا قَتَلۡنَا ٱلۡمَسِيحَ عِيسَى ٱبۡنَ مَرۡيَمَ رَسُولَ ٱللَّهِ وَمَا قَتَلُوهُ وَمَا صَلَبُوهُ وَلَٰكِن شُبِّهَ لَهُمۡۚ وَإِنَّ ٱلَّذِينَ ٱخۡتَلَفُواْ فِيهِ لَفِي شَكّٖ مِّنۡهُۚ مَا لَهُم بِهِۦ مِنۡ عِلۡمٍ إِلَّا ٱتِّبَاعَ ٱلظَّنِّۚ وَمَا قَتَلُوهُ يَقِينَۢا ١٥٧ بَل رَّفَعَهُ ٱللَّهُ إِلَيۡهِۚ وَكَانَ ٱللَّهُ عَزِيزًا حَكِيمٗا ١٥٨ وَإِن مِّنۡ أَهۡلِ ٱلۡكِتَٰبِ إِلَّا لَيُؤۡمِنَنَّ بِهِۦ قَبۡلَ مَوۡتِهِۦۖ وَيَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِ يَكُونُ عَلَيۡهِمۡ شَهِيدٗا ١٥٩﴾ النساء: 157 - 159

    {Và chúng bảo: “Chúng tôi đã giết chết Masih Ysa con trai của Mar-yam, Sứ giả của Allah", nhưng thực ra chúng không hề giết cũng như không hề đóng đinh được Y trên cây thánh giá mà chỉ là một sự hóa đổi dung mạo tương tự đã được trình bày cho chúng thấy. Và quả thật, những ai bất đồng ý kiến về việc (sát hại Ysa) hoàn toàn đều mơ hồ, chúng không hề biết rõ mà chỉ là phỏng đoán. Nhưng một điều chắc chắn là chúng không hề giết được Y * Mà chính Allah đã đưa Y lên ở nơi Ngài, bởi Allah Toàn Năng Sáng Suốt * Và quả thật, chỉ một số người Kinh sách tin tưởng Y trước khi xảy ra sự kiện về cái chết của Y. Và vào Ngày Phục Sinh, Y sẽ là nhân chứng đối chất lại với chúng trước Allah.} Al-Nisa: 157 – 159 (Chương 4).

    Qua các bằng chứng vừa nêu, ai còn tin rằng Ysa u con trai Mar-yam đã bị giết, bị đóng trên thánh giá là y đã bác bỏ Qur'an và ai bác bỏ Qur'an là người Kaafir (ngoại đạo). Chúng ta, tín đồ Muslim một lòng tin tưởng rằng Ysa u chưa bị giết, cũng không bị đóng lên thánh giá, nhưng chúng ta tuyên bố rằng người Do Thái phải lãnh tội sát hại và đóng Ysa u lên thánh giá như chúng đã khẳng định điều đó, tiếc rằng chúng chưa thực hiện được ý đồ thối tha của chúng, chẳng qua chúng chỉ giết được một người trong chúng đã bị Allah biến ngoại hình giống Ysa u rồi đóng y lên thánh giá mà tuyên bố: “Chúng tôi đã giết được Masih con trai của Mar-yam, Rasul của Allah." Vì vậy, Do Thái giáo phải lãnh trọn tội trạng sát hại và đóng Ysa u lên thánh giá như chúng đã tin thế. Thực tế, chính Allah đã giải thoát cho Ysa u mà đưa Người lên trời bằng thể xác lẫn linh hồn, rồi đến thời gian sau này Người được lệnh giáng trần cũng cố lại giáo luật Islam do Nabi Muhammad đã truyền đạt, rồi Người già và chết, rồi được chôn dưới đất, rồi được phục sinh sống lại như bao người khác thuộc giống nồi của Nabi Adam u, bởi Allah phán:

    ﴿مِنۡهَا خَلَقۡنَٰكُمۡ وَفِيهَا نُعِيدُكُمۡ وَمِنۡهَا نُخۡرِجُكُمۡ تَارَةً أُخۡرَىٰ ٥٥﴾ طه: 55

    {Từ nó (tức đất) TA đã tạo hóa ra các ngươi và TA sẽ hoàn các ngươi trở lại trong nó, rồi từ nó TA sẽ phục sinh các ngươi trở lại một lần nữa.} Taaha: 55 (chương 20), và Allah phán:

    ﴿قَالَ فِيهَا تَحۡيَوۡنَ وَفِيهَا تَمُوتُونَ وَمِنۡهَا تُخۡرَجُونَ ٢٥﴾ الأعراف: 25

    {Allah phán: “Trong nó (tức đất) các ngươi sinh sống, cũng trong các ngươi (được chôn cất sau) chết và từ nó các ngươi được phục sinh."} Al-A'raaf: 27 (Chương 7).

    Sự chia rẻ của cộng đồng

    Hỏi (52): Quí Sheikh, cộng đồng Islam đã chia rẻ thành bao nhiêu nhóm sau khi Rasul Muhammad qua đời ?

    Đáp: Có Hadith Nabi đã thông báo về sự chia rẻ cộng đồng rằng: “Cộng đồng Do Thái chia rẻ thành bảy mươi mốt nhóm; Thiên Chúa giáo chia rẻ thành bảy mươi hai nhóm và cộng đồng Islam này sẽ chia rẻ thành bảy mươi ba nhóm, tất cả đều bị sa vào hỏa ngục ngoại trừ một nhóm duy nhất. Đó là nhóm nào bám lấy đường lối Sunnah của Nabi và bằng hữu của Người."([29]) Nhóm người chiến thắng đó là nhóm người hoàn toàn vô can với mọi điều Bid-a'h (cải cách tôn giáo) trên trần gian và họ sẽ tiếp tục được bình an khỏi hỏa ngục vào ngày phán xét cuối cùng, nhóm người này sẽ luôn được Allah phù hộ và bảo vệ ngẩn cao đầu cho đến ngày giờ tận thế.

    Trong bảy mươi ba nhóm đó chỉ có một nhóm duy nhất ở trên chân lý còn bảy mươi hai nhóm còn lại rơi vào lầm lạc, cho nên, mỗi nhóm đều cho rằng nhóm mình thuộc nhóm chân lý đó. Nhóm Bid-a'h được chia thành năm nhóm lớn rồi được chia thành nhiều nhóm nhỏ đến số lượng đã thông báo trong Hadith. Có một số người bảo: “Bảy mươi hai nhóm đó sẽ không thể nhận biết hết được họ cho đến khi ngày giờ tận thế bắt đầu."

    Tuy nhiên, chúng ta tín đồ Muslim phải luôn miệng bảo rằng, cộng đồng Islam này sẽ chia rẻ thành bảy mươi ba nhóm, tất cả đều bị sa vào hỏa ngục ngoại trừ một nhóm duy nhất. Bất cứ ai làm khác đường lối Sunnah của Nabi và đường đối của Sahabah (bằng hữu của Người) là y đã rơi vào bảy mươi hai nhóm trong hỏa ngục, và có khi Nabi ám chỉ sự chia rẻ về các giáo lý gốc, giáo lý căn bản, bởi đến hiện tại chúng tôi biết có khoảng mười nhóm hoặc có khi Người ám chỉ sự chia rẻ giáo lý gốc, giáo lý cơ bản cộng thêm giáo lý phụ khác như một số người đã bảo. Wollohu A'lam (chỉ có Allah mới rõ tận tường).

    Các đặc điểm của nhóm chiến thắng

    Hỏi (53): Quí Sheikh, các đặc điểm nổi trội của nhóm chiến thắng đó là gì ?

    Đáp: Các đặc điểm nổi bật của nhóm chiến thắng là bám lấy đường lối Sunnah của Nabi về mọi mặt như đức tin Iman, sự hành đạo, phong cách và mối quan hệ. Đây là bốn mặt nổi trội nhất của nhóm chiến thắng.

    Về đức tin Iman: Họ tin tưởng vào tất cả những gì được Qur'an và Sunnah khẳng định; họ thuần túy ba thể loại Tawhid Rububiyah, Uluhiyah và Asma & Sifaat.

    Về sự hành đạo: Họ bám lấy toàn diện những gì được Rasul truyền đạt về thờ phượng, đúng từ thể loại, cung cách, số lượng, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, chắc chắn không thấy ở họ thêm bớt hoặc tạo ra bất cứ hình thức nào mới trong tôn giáo của Allah. Ngược lại, họ rất mực ngoan ngoãn trước Allah và Rasul của Ngài, họ chẳng dám lấy lời nói của mình hoặc của ai đó đặt trước Qur'an cũng như Hadith, lại càng không dám hành đạo mà không có bằng chứng rõ ràng từ Qur'an và Sunnah.

    Về phong cách: Họ có tách phong rất đẹp như mong muốn điều tốt đẹp cho người Muslim khác, vị tha, lượng thứ, mặt vui vẻ, lời nói tốt lành và những nhân cách tốt đẹp khác.

    Về mối quan hệ: Họ luôn thật thà và minh bạch trong mối quan hệ như Nabi đã di huấn:

    {الْبَيِّعَانِ بِالْخِيَارِ مَا لَمْ يَتَفَرَّقَا فَإِنْ صَدَقَا وَبَيَّنَا بُورِكَ لَهُمَا فِى بَيْعِهِمَا، وَإِنْ كَتَمَا وَكَذَبَا مُحِقَتْ بَرَكَةُ بَيْعِهِمَا}

    “Việc mua bán là tự do lựa chọn miễn sao vẫn chưa rời khỏi nhau. Nếu cả hai thật thà và minh bạch trong mua bán sẽ được ban may mắn cho cuộc trao đổi đó, và nếu như giấu giếm, lừa dối nhau là đã xóa đi may mắn trong cuộc trao đổi đó."([30])

    Đây là bốn điểm nổi bật của nhóm Sunnah và Jamaa-a'h, nhóm thành đạt được hội ngộ cùng Nabi .

    Tác hại việc thiếu mất vài đặc điểm đó

    Hỏi (54): Quí Sheikh, với bốn đặc điểm đức tin Iman, sự hành đạo, phong cách và mối quan hệ, nếu ai đó bị thiếu hoặc mất một trong bốn đặc điểm này thì có bị rời khỏi nhóm thành đạt không ?

    Đáp: Việc thiếu một trong các đặc điểm này không hẳn đẩy tín đồ rời khỏi nhóm thành đạt này, giống như Allah đã phán:

    ﴿وَلِكُلّٖ دَرَجَٰتٞ مِّمَّا عَمِلُواْۚ﴾ الأنعام: 132

    {Và tất cả sẽ được ban cấp bậc tương xứng với việc làm của chúng.} Al-An-a'm: 132 (chương 6). Cụ thể như: Nếu thiếu sót về mặt Tawhid hoặc làm điều Bid-a'h sẽ đẩy y rời khỏi nhóm thành đạt này, thí dụ như thêm bớt trong thờ phượng hoặc mất đi lòng Ikhlos (thành tâm); nếu thiếu sót về mặt phong cách và mối quan hệ sẽ không đẩy y rời khỏi nhóm thành đạt, nhưng y sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi tội lỗi đó của mình.

    Hỏi (55): Quí Sheikh, ngoài bốn đặc điểm nêu trên nói về nhóm thành đặt, thì có thêm đặc điểm nào nữa không ?

    Đáp: Thật ra, ngoài bốn đặc điểm trên thì nhóm thành đạt không còn thêm bất cứ đặc điểm nào khác, bởi bốn đặc điểm đó vốn rất đầy đủ và minh bạch. Tuy nhiên có thể phân tích cụ thể về đặc điểm phong cách.

    Tính nổi trội nhất của phong cách của nhóm thành đạt là họ thống nhất quan điểm và lời nói cùng làm theo chỉ đạo từ Qur'an,

    ﴿۞شَرَعَ لَكُم مِّنَ ٱلدِّينِ مَا وَصَّىٰ بِهِۦ نُوحٗا وَٱلَّذِيٓ أَوۡحَيۡنَآ إِلَيۡكَ وَمَا وَصَّيۡنَا بِهِۦٓ إِبۡرَٰهِيمَ وَمُوسَىٰ وَعِيسَىٰٓۖ أَنۡ أَقِيمُواْ ٱلدِّينَ وَلَا تَتَفَرَّقُواْ فِيهِۚ﴾ الشورى: 13

    {TA (Allah) đã mặc khải xuống cho các người một tôn giáo (Islam) mà Ngài đã truyền xuống cho Nuh, và đây cũng (tôn giáo) mà TA đang mặc khải cho Ngươi (Muhammad), và trước đó TA đã truyền cho Ibrahim (Abraham), Musa (Moses), và Ysa (Giê-su và ra lệnh bảo chúng): “Hãy thành lập tôn giáo và chớ phân chia bè phái trong tôn giáo."} Al-Shura: 13 (chương 42).

    Allah đã báo trước việc chia rẻ nhóm là hành động sai trái không liên can đến Nabi Muhammad , như được phán:

    ﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ فَرَّقُواْ دِينَهُمۡ وَكَانُواْ شِيَعٗا لَّسۡتَ مِنۡهُمۡ فِي شَيۡءٍۚ﴾ الأنعام: 159

    {Quả thật, đối với những kẻ nào kết bè phái để chia rẻ cộng đồng và thành lập giáo phái riêng, thì việc làm đó của chúng không hề liên quan hay liên can đến Ngươi (Muhammad).} Al-An-a'm: 159 (chương 6). Việc cùng chung quan điểm và lời nói là đặc điểm trội nhất của nhóm thành đạt, nhóm Sunnah và Jamaa-a'h, dẫu như giữa họ có bất đồng ý kiến về các giáo lý nhỏ lẻ do kiến thức và tầm nhận thức mỗi người mỗi khác thì họ vẫn luôn xem nhau là anh em, trong lòng họ không hề nẩy sinh hận thù, căm phẩn gì cả. Thí dụ: Hai người bất đồng ý kiến về việc ăn thịt lạc đà có hư nước Wudu hay không, một người cho rằng hư do có bằng chứng xác thực và người kia cho rằng không hư cũng có bằng chứng xác thực. Ngoài mặt hai người họ không cùng nhau về quan điểm nhưng đã cùng nhau về qui tắc đã được thống nhất là chỉ làm theo bằng chứng cụ thể Soheeh. Trong trường hợp này cả hai đều đúng là bám lấy Qur'an và Sunnah.

    Không thể che dấu được đối với những ai từng nghiên cứu về tiểu sử Nabi rằng ngay trong thời đại của Người vẫn xảy ra bất đồng ý kiến giữa các Sahabah, rõ ràng nhất là sau khi trở về nhà từ chiến trường Al-Ahzaab (đào chiến hào), Đại Thiên Thần Jibreel u đến truyền lệnh tấn công tộc người Do Thái, dòng tộc Quroizoh do họ dám đơn phương bội ước, để thúc dục tiến độ tấn công họ nên Rasul đã bảo:

    {لاَ يُصَلِّيَنَّ أَحَدٌ الْعَصْرَ إِلاَّ فِى بَنِى قُرَيْظَةَ}

    “Không ai được phép hành lễ Salah Al-O'sr trừ phi đến được vùng đất của dòng tộc Quroizoh."([31]) Lập tức Sahabah khởi binh từ Madinah hướng đến dòng tộc Quroizoh. Khi đến giờ Salah Al-O'sr họ chia làm hai nhóm, một nhóm không hành lễ Salah Al-O'sr cho đến khi đặt chân đến dòng tộc Quroizoh giống như Nabi đã bảo và nhóm này đã hành lễ Salah Al-O'sr sau khi mặt trời lặn; nhóm còn lại thì hành lễ Salah khi đến giờ, họ giải thích: “Rasul chỉ muốn chúng ta nhanh chóng tấn công dòng tộc Quroizoh không trể nảy chứ Người không hề muốn chúng ta trì hoãn lễ Salah Al-O'sr đến hết giờ." Cả hai nhóm đều đúng, bởi không ai trong hai nhóm bị Rasul khiển trách. Mặc dầu họ bất đồng ý kiến nhưng tình cảm giữa họ không hề bị sứt mẻ tí nào, do mỗi bên có sự hiểu biết khác nhau về bằng chứng.

    Vì lẽ đó, tôi thấy rằng nhiệm vụ chung của giáo đồ Muslim, những ai tự xưng mình là Sunnah, là cộng đồng thống nhất, tuyệt đối không chia phe đảng trong cộng đồng, nhóm này muốn thế này, nhóm thứ hai muốn thế khác và nhóm thứ ba lại muốn một điều khác v.v.. đừng chỉ vì bất đồng ý kiến về vài vấn đề nhỏ lẻ dẫn đến mọi người ghét bỏ nhau, chia rẻ nhau, nói xấu lẫn nhau. Đối với người có khôn ngoan sẽ tự nhận thức được vấn đề nặng nhẹ, quan trọng và không quan trọng. Tôi thấy, nhiệm vụ chung của tín đồ Muslim Sunnah và Jamaa-a'h phải đoàn kết thắt chặt tay, cùng chúng chí hướng dẫu cho có hiểu khác nhau về bằng chứng phụ thuộc vào kiến thức mỗi người cũng đừng vì vậy mà mang lòng thù hận nhau, ranh ghét nhau. Bởi lẻ, kẻ thù vốn luôn ao ước cộng đồng Islam nẩy sinh xung đột để chúng ngư ong đắt lợi, không khác biệt giữa kẻ thù công khai đối đầu hay là kẻ thù khoát chiếc cánh đỡ đầu lo lắng cho Islam. Cho nên, nhiệm vụ của nhóm thành đạt phải biết phân biệt rõ ràng sự việc, đặc biệt phải luôn thống nhất chung quan điểm và tiếng nói.

    Phó thác đúng và phó thác không đúng

    Hỏi (56): Quí Sheikh, phó thác như thế nào là đúng và như thế nào là sai ?

    Đáp: Phó thác hay ủy thác nghĩa là tìm cách, tìm phương tiện đưa đến mục tiêu. Nó được chia thành hai loại:

    Loại phó thác đúng, là dùng đúng cách đưa đến điểm yêu cầu.

    Loại phó thác sai, là dùng sai cách nên không đưa đến mục tiêu.

    Về loại thứ nhất, là phó thác đúng cách đưa đến điểm yêu cầu: Loại này được chia thành nhiều thể loại nhỏ:

    Thứ nhất: Phó thác bằng các Đại Danh & Thuộc Tính của Allah bằng cách chung hoặc bằng cách cụ thể, thí dụ cầu xin các Đại Danh của Allah bằng cách chung như có Hadith do Abdullah bin Mas-u'd t thuật lại lời cầu xin xóa tan buồn gầu và lo âu:

    {اللَّهُـمَّ إِنَّـي عَبْدُكَ، ابْنُ عَبْدِكَ، ابْنُ أَمَتِكَ، نَاصِيَتِـي بِيَدِكَ، مَاضٍ فِـيَّ حُكْمُكَ، عَدْلٌ فِـيَّ قَضَـاؤُكَ، أَسْـأَلُكَ بِكُلِّ اسْـمٍ هُـوَ لَـكَ، سَـمَّيْتَ بِهِ نَفْسَـكَ، أَوْ أَنْزَلْتَهُ فِـي كِتَابِكَ، أَوْ عَلَّمْتَهُ أَحَـدًا مِـنْ خَـلْقِكَ، أَوْ اسْـتَأْثَرْتَ بِهِ فِـي عِلْمِ الْغَيْبِ عِنْدَكَ، أَنْ تَجْـعَلَ الْقُرْآنَ رَبِيعَ قَلْبِـي، وَنُورَ صَدْرِي، وَجِلَاءَ حُزْنِـي، وَذَهَابَ هَمِّـي}

    “Ol lo hum ma in ni a'b duk, ib nu a'b dik, ib nu a ma tik, naa si ya ti bi ya dik, maa dhin fi ya huk muk, a'd lun fi ya qo dho uk, as a lu ka bi kul lis min hu wa lak, sam mai ta bi hi naf sak, aw an zal ta hu fi ki taa bik, aw a'l lam ta hu a ha dan min khol qik, a wis ta thar ta bi hi fi i'l mil ghoi bi i'n dak, an taj a' lal qur ã na ro bi a' qol bi, wa nu ro sod ri, wa ji laa a huz ni, wa za haa ba ham mi."([32]) các Đại Danh & Thuộc Tính mang ý nghĩa chung là câu:

    {أَسْـأَلُكَ بِكُلِّ اسْـمٍ هُـوَ لَـكَ، سَـمَّيْتَ بِهِ نَفْسَـكَ}

    “as a lu ka bi kul lis min hu wa lak, sam mai ta bi hi naf sak"([33])

    Còn cầu xin cụ thể là cầu xin bằng chính Đại Danh giải quyết được nhu cầu, thí dụ: Ông Abu Bakr t đã yêu cầu Nabi dạy ông ta lời cầu xin để ông cầu xin trong lễ Salah, Rasul dạy:

    {اللَّهُـمَّ إِنِّـي ظَلَمْتُ نَفْسِـي ظُلْمـاً كَثِـيرًا، وَلَا يَغْفِـرُ الذُّنُـوبَ إِلَّا أَنْتَ، فَاغْفِـرْ لِـي مَغْفِـرَةً مِـنْ عِنْـدِكَ، وَارْحَمْنِـي، إِنَّك أَنْتَ الْغَفُـورُ الرَّحِيـمُ}

    “Ol lo hum ma in ni zo lam tu naf si zul man ka thi ro, wa laa yagh fi ruz zu nu ba il laa an ta, fagh fir li mugh fi ro tan min i'n dik, war ham ni, in na ka an tan gho fu rur ro him."([34]) việc cầu xin sự tha thứ và thương xót là cầu xin bằng hai Đại Danh trong Hadith là phù hợp nhất:

    {إِنَّك أَنْتَ الْغَفُـورُ الرَّحِيـمُ}

    “in na ka an tan gho fu rur ro him."([35]) cách cầu xin này nằm trong thể loại cầu xin được Qur'an bảo:

    ﴿وَلِلَّهِ الأسْمَاءُ الْحُسْنَى فَادْعُوهُ بِهَا﴾ الأعراف: 180

    {Allah có các Đại Danh tốt đẹp nhất. Do đó, hãy cầu xin Ngài với các Đại Danh đó.} Al-A'raaf: 180 (Chương 7), lời cầu xin này gồm cả thảy hai thể loại, cầu xin thờ phượng và cầu xin vấn đề.

    Về việc phó thác cho Allah bằng các Thuộc Tính của Ngài, nó cũng tương tự như phó thác bằng các Đại Danh, có cả cách chung và cách cụ thể. Thí dụ về cách chung, nguyện cầu: “Ol lo hum ma in ni as a lu ka bi as maa i kal hus na wa si faa ti kal u' la..."([36]) rồi nêu nhu cầu của bạn; còn về cách cụ thể được đề cặp trong Hadith:

    {اللَّهُـمَّ بِعِلْمِكَ الْغَيْبَ وَقُدْرَتِكَ عَلَـى الْخَلْقِ، أَحْيِنِـي مَـا عَلِمْتَ الْحَيَاةَ خَيْرًا لِـي، وَتَوَفَّنِـي إِذَا عَلِمْتَ الْوَفَاةَ خَيْرًا لِـي}

    “Ol lo hum ma bi i'l mi kal ghoi ba, wa qud ro ti ka a' lal khol qi, ah yi ni maa a' lim tal ha yaa ta khoi ron li, wa taf fa ni i za a' lim tal wa faa ta khoi ron li."([37]) lời cầu xin phó thác cho Allah bằng các thuộc tính thấu hiểu và khả năng của Allah:

    {اللَّهُـمَّ بِعِلْمِكَ الْغَيْبَ وَقُدْرَتِكَ عَلَـى الْخَلْقِ}

    “Ol lo hum ma bi i'l mi kal ghoi ba, wa qud ro ti ka a' lal khol qi."

    Thứ hai: Phó thác cho Allah bằng niềm tin Iman vào Allah và Rasul của Ngài mà nguyện cầu: “Lạy Allah, quả thật bề tôi đã tin tưởng nơi Ngài và Rasul của Ngài, xin hãy tha thứ cho bề tôi" hoặc “xin ban thành công cho bề tôi" hoặc cầu: “Lạy Allah, bằng niềm tin của bề tôi nơi Ngài và Rasul của Ngài, xin hãy ban cho bề tôi ...", hoặc cầu xin bằng Qur'an:

    ﴿إِنَّ فِي خَلۡقِ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ وَٱخۡتِلَٰفِ ٱلَّيۡلِ وَٱلنَّهَارِ لَأٓيَٰتٖ لِّأُوْلِي ٱلۡأَلۡبَٰبِ ١٩٠ ٱلَّذِينَ يَذۡكُرُونَ ٱللَّهَ قِيَٰمٗا وَقُعُودٗا وَعَلَىٰ جُنُوبِهِمۡ وَيَتَفَكَّرُونَ فِي خَلۡقِ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ رَبَّنَا مَا خَلَقۡتَ هَٰذَا بَٰطِلٗا سُبۡحَٰنَكَ فَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ ١٩١ رَبَّنَآ إِنَّكَ مَن تُدۡخِلِ ٱلنَّارَ فَقَدۡ أَخۡزَيۡتَهُۥۖ وَمَا لِلظَّٰلِمِينَ مِنۡأَنصَارٖ ١٩٢ رَّبَّنَآ إِنَّنَا سَمِعۡنَا مُنَادِيٗا يُنَادِي لِلۡإِيمَٰنِ أَنۡ ءَامِنُواْ بِرَبِّكُمۡ فََٔامَنَّاۚ رَبَّنَا فَٱغۡفِرۡ لَنَا ذُنُوبَنَا وَكَفِّرۡ عَنَّا سَئَِّاتِنَا وَتَوَفَّنَا مَعَ ٱلۡأَبۡرَارِ ١٩٣﴾ آل عمران: 190 - 193

    {Quả thực, trong việc tạo hóa các tầng trời, trái đất và trong việc luân chuyển của ban đêm và ban ngày là những dấu hiệu cho những người hiểu biết * Họ là những người tưởng nhớ Allah (trong mọi hoàn cảnh) lúc đứng, lúc ngồi cũng như lúc nằm nghiêng một bên và nghiền ngẫm (về sự mầu nhiệm) trong việc tạo hóa các tầng trời và trái đất (đến nỗi phải thốt lên): “Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Ngài đã không tạo hóa (mọi thứ) này vô mục đích. Quang vinh và trong sạch thay Ngài! Xin Ngài hãy bảo vệ bầy tôi tránh khỏi sự trừng phạt của hỏa ngục * Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Quả thực, ai đã bị Ngài tống vào hỏa ngục thì đó là kẻ đã bị Ngài sỉ nhục. Và những kẻ lầm đường lạc lối sẽ không được ai giúp đỡ * Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Bầy tôi đã nghe được lời gọi của (Rasul Muhammad) mời đến với đức tin, Người bảo: “Này các bạn hãy tin tưởng nơi Thượng Đế của các bạn" bởi thế bầy tôi đã tin tưởng * Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin ngài hãy tha tội cho bầy tôi, xin hãy xóa bỏ mọi việc làm xấu mà bầy tôi đã phạm, và hãy cho bầy tôi được chết cùng với nhóm người đức hạnh."} Ali I'mraam: 190 – 193 (chương 3). Câu kinh dạy chúng ta phó thác cho Allah bằng niềm tin Iman nơi Ngài mà cầu xin sự tha thứ, xóa sạch tội lỗi và xin được hội ngộ cùng nhóm người đức hạnh.

    Thứ ba: Phó thác cho Allah bằng các việc làm đức hạnh, điển hình như câu chuyện về ba người đàn ông bị kẹt trong hang núi do bị tản đá khổng lồ rơi từ trên cao xuống lắp kín miệng hang, cả ba người đều phó thác cho Allah bằng những việc ngoan đạo từng làm trước kia, người đầu tiên phó thác bằng việc hiếu thảo, người thứ hai phó thác bằng việc bảo tồn tiết hạnh và người thứ ba phó thác bằng việc trả công đầy đủ cho công nhân, cả ba đều cầu xin:

    {اللَّهُمَّ إِنْ كُنْتُ فَعَلْتُ ذَلِكَ مِنْ أَجْلِكَ فَافْرُجْ عَنَّا مَا نَحْنُ فِيهِ. فَانْفَرَجَتِ الصَّخْرَةُ}

    “Lạy Allah, nếu như bề tôi đã làm việc đó vì Ngài, xin hãy cứu bầy tôi thoát khỏi hoạn nạn này. Thế là tản đá duy chuyển sang một bên."([38]) đây là hình ảnh phó thác cho Allah bằng việc hành đạo.

    Thứ tư: Phó thác cho Allah bằng chính hoàn cảnh của mình tức thở than với Allah bằng hoàn cảnh khó khăn hiện tại giống như Musa u đã thỉnh cầu:

    ﴿رَبِّ إِنِّي لِمَآ أَنزَلۡتَ إِلَيَّ مِنۡ خَيۡرٖ فَقِيرٞ ٢٤﴾ القصص: 24

    {Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin hãy ban cho kẻ nghèo hèn này điều tốt đẹp.} Al-Qasas: 24 (Chương 28), sau lời cầu xin Người liền được Allah ban cho biết bao là điều tốt lành. Tương tự, Nabi Zakkariya u cũng đã than thở với Allah về hoàn cảnh khốn khó của mình:

    ﴿رَبِّ إِنِّي وَهَنَ ٱلۡعَظۡمُ مِنِّي وَٱشۡتَعَلَ ٱلرَّأۡسُ شَيۡبٗا وَلَمۡ أَكُنۢ بِدُعَآئِكَ رَبِّ شَقِيّٗا ٤﴾ مريم: 4

    {Lạy Thượng Đế của bề tôi, quả thật, tuy xương cốt của bề tôi đã già yếu và tóc bề tôi đã hóa bạc nhưng bề tôi không cảm thấy việc cầu xin Ngài làm bề tôi bất mãn.} Mar-yam: 4 (chương 19).

    Trên là các cách phó thác đúng, được phép thực hiện bởi sẽ được người phó thác đến được mục tiêu.

    Loại thứ năm của việc phó thác

    Hỏi (57): Quí Sheikh, ngoài bốn loại phó thác nêu trên còn loại phó thác nào khác nữa không ?

    Đáp: Có, ngoài bốn thể loại phó thác nêu trên còn loại thứ năm là nhờ người ngoan đạo với lòng tin lời thỉnh cầu của ông ta được chấp nhận mà cầu xin dùm, bởi xưa kia Sahabah thường tìm đến nhờ Nabi cầu xin Allah cho họ, cho tập thể và cho từng cá thể, như trong hai bộ Soheeh Al-Bukhari và Muslim, từ Hadith Anas bin Maalik t kể: Một người đàn ông bước vào Masjid lúc Nabi nói Khutbah thứ sáu mà nói: “Tiêu tan rồi tài sản và mọi nơi đều khô cằn, xin Rasul hãy cầu xin Allah ban mưa cho chúng tôi." Lập tức Rasul giơ đôi tay lên mà khấn vái:

    {اللَّهُمَّ أَغِثْنَا، اللَّهُمَّ أَغِثْنَا، اللَّهُمَّ أَغِثْنَا}

    “Lạy Allah, xin ban mưa cho bầy tôi, lạy Allah, xin ban mưa cho bầy tôi, lạy Allah, xin ban mưa cho bầy tôi." Lúc đó trên vùng trời sa mạc không một bóng mây, nhưng khi Rasul chưa kịp bước xuông bụt giảng là mưa đã rơi ướt cả râu Người và thế là mưa kéo dài cả một tuần. Đến thứ sáu tuần sau cũng người đàn ông đó chạy đến nói: “Thưa Rasul, tiêu tan hết rồi nhà của, tài sản cũng chìm trong mưa, xin Rasul cầu xin Allah ngừng mưa." Lập tức Rasul giơ đôi bàn tay lên khấn vái:

    {اللَّهُمَّ حَوَالَيْنَا، وَلاَ عَلَيْنَا}

    “Lạy Allah, xin ban mưa hữu ích cho bầy tôi chứ đừng gây hại bầy tôi." Xong Người đưa tay chỉ về một hướng lập tức bầu trời liền trong xanh dưới sự ưng thuận của Allah. Thế là mọi người rời khỏi nhà dưới ánh nắng mặt trời.([39])

    Ngoài ra, còn rất nhiều trường hợp Sahabah đến nhờ Nabi cầu xin cho từng cá thể. Điển hình như lúc Nabi thông báo trong giáo dân của Người có được bảy mươi ngàn người vào thiên đàng không bị tính sổ, cũng không hành phạt,

    {هُمُ الَّذِينَ لاَ يَتَطَيَّرُونَ، وَلاَ يَسْتَرْقُونَ، وَلاَ يَكْتَوُونَ، وَعَلَى رَبِّهِمْ يَتَوَكَّلُونَ}

    “Họ là những người không tin may rủi và không chữa bệnh bằng tà thuật và đốt trên da." ông ﷻ‬'kaashah bin Muhsin t lặp tức đứng dậy nói: “Hỡi Rasul của Allah, Người hãy cầu xin Allah cho tôi trong số họ." Rasul bảo: “Anh trong số họ."([40])

    Tuy nhiên, hình thức này chỉ được phép đối với ai có niềm tin là lời cầu xin của họ có cơ hội được Allah chấp nhận cao hơn do thấy được ở họ sự ngoan đạo, thứ hai người nhờ cầu xin dùm nên chọn những loại cầu xin có lợi cho mình và cả người cầu xin dùm, bởi khi người Muslim cầu xin dùm cho người Muslim khác thì có một Thiên Thần đứng trên đầu mà cầu nguyện lại cho y: “Cầu xin Allah chấp nhận lời cầu xin của y và xin ban cho y giống như điều y cầu xin dùm." Vả lại, việc cầu xin dùm là hành động ngoan thiện và Allah thương yêu những ai làm ngoan thiện.

    Phó thác sai và các thể loại của nó

    Hỏi (58): Quí Sheikh, sau khi biết và hiểu rõ về phó thác đúng, chúng tôi muốn biết tiếp về các thể loại phó thác sai, mong được Sheikh giải thích.

    Đáp: Phó thác sai là phó thác bằng những cách, những phương tiện không được Allah cho phép tức không có nguồn gốc từ Qur'an và cũng không có trong Sunnah, các hình thức phó thác này bị xem là lố bịch không phù hợp với suy nghĩ của người bình thường, điển hình như phó thác cho Allah bằng việc cầu nguyện người chết; nhờ vả người chết cầu xin cho mình, đây là hình thức phó thác sai lầm không phù hợp với luật Islam. Đây chỉ là hành động của người kém thông minh, vốn chỉ có họ mới nhờ người chết cầu xin Allah cho mình, bởi người chết mọi việc làm của họ đã bị cắt đứt vĩnh viễn, kể cả Nabi cũng không thể cầu xin cho bất cứ ai được, vì lẽ này mà vào thời ﷻ‬'mar t làm thủ lãnh, thời tiết hạn hán khô cằn nên ông đã tập hợp Sahabah để cầu xin mưa, ông đã không van vái Nabi cầu xin dùm mà lại nhờ đến bác của người ông Al-A'bbaas t, ﷻ‬'mar t nói:

    {اللَّهُمَّ إِنَّا كُنَّا نَتَوَسَّلُ إِلَيْكَ بِنَبِيِّنَا ﷺ فَتَسْقِينَا، وَإِنَّا نَتَوَسَّلُ إِلَيْكَ بِعَمِّ نَبِيِّنَا فَاسْقِنَا}

    “Lạy Allah, trước kia bầy tôi đã nhờ cậy Nabi của bầy tôi cầu xin mưa thì được Ngài ban mưa. Nay bầy tôi xin nhờ đến bác của Nabi bầy tôi cầu xin mưa thay, xin Ngài hãy ban mưa cho bầy tôi."([41]) Nếu như cầu xin người chết là phương tiện phó thác là ﷻ‬'mar t và tất cả Sahabah đã cầu nguyện Nabi rồi, bởi lời cầu xin của Nabi được Allah chấp nhận hơn là lời cầu xin của Al-A'bbaas bin Abdul Muttolib t.

    Tóm lại, việc phó thác cho Allah bằng cách nhờ cậy người chết cầu xin là hình thức sai lầm, không được phép áp dụng.

    Trong cách hình thức phó thác sai là nhờ vào địa vị của Nabi, điển hình như nói: “Lạy Allah, bề tôi cầu xin Ngài hãy vì địa vị của Nabi của Ngài mà hãy cho bề tôi điều này, điều này..." bởi địa vị của Nabi chỉ mang lợi ích cho riêng Người mà thôi, còn chúng ta không hề được hưởng đặc ân đó. Nếu như ai muốn nhờ vả đến Nabi sau khi chết thì hãy cầu nguyện: “Lạy Allah, với niềm tin mà bề tôi đã tin vào Rasul của Ngài hoặc với tình yêu mà bề tôi đã dành cho Rasul của Ngài" hoặc những lời cầu xin tương tự thì được xem là hình thức phó thác đúng.

    Lời biện hộ hữu hiệu và lời biện hộ vô hiệu

    Hỏi (59): Quí Sheikh, lời biện hộ hữu hiệu và lời biện hộ vô hiệu, là như thế nào ?

    Đáp: Biện hộ theo nghĩa của giáo lý là nhờ người bào chữa để được hưởng lợi hoặc thoát được điều gây hại.

    Biện hộ có hai loại, loại hữu hiệu mang hữu ích cho người được bào chữa và loại vô hiệu chẳng giúp ích gì cho người được bào chữa.

    Loại biện hộ hữu hiệu, là những lời biện hộ được xác nhận từ Qur'an và Sunnah, chỉ có tác dụng đối với nhóm người sùng bái Allah về mặt Tawhid và Ikhlos (thành tâm), bởi khi Abu Huroiroh t hỏi: “Thưa Rasul của Allah, ai là người diễm phúc hưởng được lời biện hộ của Người ?" Nabi đáp:

    {مَنْ قَالَ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ خَالِصًا مِنْ قَلْبِهِ}

    “Là ai nói laa i laa ha il lol loh thành tâm từ con tim y."([42]) Lời biện hộ chỉ hữu hiệu khi phù hợp ba điều kiện: Thứ nhất: Sự hài lòng của Allah về người biện hộ; thứ hai: Sự hài lòng của Allah về người được biện hộ; thứ ba: Sự đồng ý của Allah cho người biện hộ. Cả ba điều kiện này nằm trong câu Kinh:

    ﴿وَكَم مِّن مَّلَكٖ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ لَا تُغۡنِي شَفَٰعَتُهُمۡ شَيًۡٔا إِلَّا مِنۢ بَعۡدِ أَن يَأۡذَنَ ٱللَّهُ لِمَن يَشَآءُ وَيَرۡضَىٰٓ ٢٦ ﴾ النجم: 26

    {Và có bao nhiêu Thiên Thần trong các tầng trời mà lời biện hộ của chúng chẳng có kết quả gì trừ phi Allah chấp thuận cho ai Ngài muốn và hài lòng ?} Al-Najm: 26 (chương 53). Cụ thể hơn là ở câu Kinh:

    ﴿مَن ذَا ٱلَّذِي يَشۡفَعُ عِندَهُۥٓ إِلَّا بِإِذۡنِهِۦۚ﴾ البقرة: 255

    {Ai là người có thể biện hộ được với Ngài nếu không có sự cho phép của Ngài ?} Al-Baqarah: 255 (chương 2), Allah phán ở câu Kinh khác:

    ﴿يَوۡمَئِذٖ لَّا تَنفَعُ ٱلشَّفَٰعَةُ إِلَّا مَنۡ أَذِنَ لَهُ ٱلرَّحۡمَٰنُ وَرَضِيَ لَهُۥ قَوۡلٗا ١٠٩﴾ طه: 109

    {Ngày hôm đó, không có lời biện hộ nào có giá trị ngoại trừ người nào được Đấng Al-Rahmaan cho phép và lời nói của y được Ngài thỏa mãn.} Taaha: 109 (Chương 20), và Allah phán:

    ﴿يَعۡلَمُ مَا بَيۡنَ أَيۡدِيهِمۡ وَمَا خَلۡفَهُمۡ وَلَا يَشۡفَعُونَ إِلَّا لِمَنِ ٱرۡتَضَىٰ وَهُم مِّنۡ خَشۡيَتِهِۦ مُشۡفِقُونَ ٢٨﴾ الأنبياء: 28

    {Ngài luôn tận tường mọi điều xảy ra trước chúng và mọi điều xảy ra sau chúng; và không ai trong chúng được phép biện hộ cho ai ngoại trừ người nào được Ngài hài lòng và với Ngài chúng luôn khiếp sợ.} Al-Ambiya: 28 (Chương 21). Bắt buộc phải có ba điều khoản này thì lời biện hộ mới có giá trị.

    Xong, chúng tôi xin nói về loại biện hộ thứ hai loại biện hộ vô hiệu không giúp ích gì cho người được biện hộ, đó là lời biện bạch của người Đa Thần cho rằng thần linh của họ sẽ biện hộ cho họ trước Allah, chắc chắn lời biện hộ này vô giá trị bởi Allah phán:

    ﴿فَمَا تَنفَعُهُمۡ شَفَٰعَةُ ٱلشَّٰفِعِينَ ٤٨﴾ المدثر: 48

    {Lời biện hộ của những kẻ biện hộ chẳng giúp ích gì được cho chúng.} Al-Muddaththir: 48 (chương 74). Nguyên nhân là do Allah không hài lòng về hành động đa thần của họ, và bởi Allah vốn không chấp nhận cho đám nô lệ của Ngài làm điều Kufr (phủ nhận đức tin) và hành động phá hoại của họ. Nhóm Đa Thần biện minh rằng các thần linh mà họ thờ phượng sẽ đứng ra can thiệp cho họ trước Allah, vì ngộ nhận nên họ đã bám lấy thứ vô giá trị mà cứ tưởng có giá trị, với hành động đó không thêm gì cho họ ngoài việc đẩy họ xa rời Allah nhiều hơn.

    Trở về lời biện hộ hữu ích, giới ﷻ‬'lama đã chia lời biện hộ này thành hai thể loại: Lời biện hộ chung và lời biện hộ riêng. Loại biện hộ chung được Allah dành cho những ai Ngài muốn trong đám nô lệ ngoan đạo của Ngài biện hộ cho người nào được Ngài ân sủng cho y hưởng lời biện hộ đó. Còn loại biện hộ riêng chỉ dành cho Nabi , và vĩ đại nhất là lời biện hộ trong ngày phán xét cuối cùng khi loài người chìm trong đau khổ và khiếp sợ không thể lớn hơn nữa, họ bàn nhau tìm ai đó biện hộ cho họ trước Allah. Thế là họ kéo đến gặp thủy tổ Adam u, rồi đến Nuh u, rồi đến Ibrahim u, rồi đến Musa u, rồi đến Ysa u, tất cả họ đều từ chối cuối cùng họ tìm đến Muhammad , Người liền đứng dậy đến trước Allah mà biện hộ để họ được thoát khỏi hoàn cảnh khủng khiếp ngày hôm đó. Allah đã chấp nhận lời biện hộ đó của Nabi , đây âu cũng là vị trí quang vinh mà Allah đã hứa ân sủng cho Người được nhắc trong câu Kinh:

    ﴿وَمِنَ ٱلَّيۡلِ فَتَهَجَّدۡ بِهِۦ نَافِلَةٗ لَّكَ عَسَىٰٓ أَن يَبۡعَثَكَ رَبُّكَ مَقَامٗا مَّحۡمُودٗا ٧٩﴾ الإسراء: 79

    {Và trong đêm Ngươi (Muhammad) hãy hành lễ Salah Sunnah, mong rằng với điều này Ngươi sẽ được Thượng Đế phục sinh trên cương vị cao cả được trầm trồ khen ngợi.} Al-Isra: 79 (Chương 17).

    Trong lời biện hộ dành riêng cho Rasul : Là biện hộ cho dân cư thiên đàng được vào thiên đàng, cụ thể là lúc họ đang đi trên cầu Sirot được bắt giữa thiên đàng và hỏa ngục, lúc đó con tim của họ được sàn lọc thêm sạch sẽ cho đến khi hoàn toàn tinh khiết rồi mới có lệnh vào thiên đàng. Tuy nhiên, họ không được vào thiên đàng và cửa thiên đàng sẽ không mở trừ phi Nabi lên tiếng biện hộ.

    Còn những lời biện hộ chung, là dành cho những ai ngoan đạo tự biện hộ cho thân mình và cho người khác thuộc tín đồ có đức tin vì tội đáng bị đốt trong hỏa ngục được vào thiên đàng. Lời biện hộ này dành chung cho tất cả Nabi, cho người chết vì Jihaad và người ngoan đạo. Wollohu A'lim.

    Niềm tin của Salaf (người ngoan đạo thời trước) về Thiên Kinh Qur'an

    Hỏi (60): Quí Sheikh, niềm tin Iman của Salaf như thế nào về Thiên Kinh Qur'an ?

    Đáp: Niềm tin Iman của Salaf về Thiên Kinh Qur'an giống như niềm tin Iman của họ về các Đại Danh & Thuộc Tính của Allah, niềm tin Iman đó hoàn toàn dựa theo sự xác nhận của Qur'an và Sunnah. Như chúng ta đã biết Allah đã khẳng định Qur'an chính là lời phán của Ngài,

    ﴿وَإِنۡ أَحَدٞ مِّنَ ٱلۡمُشۡرِكِينَ ٱسۡتَجَارَكَ فَأَجِرۡهُ حَتَّىٰ يَسۡمَعَ كَلَٰمَ ٱللَّهِ ثُمَّ أَبۡلِغۡهُ مَأۡمَنَهُۥۚ﴾ التوبة: 6

    {Và nếu có một người Đa Thần nào đến xin Ngươi (Muhammad) chỗ tị nạn thì hãy che chở giúp y mãi cho đến khi y thấm nhuần lời phán của Allah, sau đó hộ tống y đến nơi an toàn.} Al-Tawbah: 6 (Chương 9). Chắc chắn rằng ý nghĩa: {lời phán của Allah} ở câu Kinh này chính là Thiên Kinh Qur'an, và Allah phán:

    ﴿إِنَّ هَٰذَا ٱلۡقُرۡءَانَ يَقُصُّ عَلَىٰ بَنِيٓ إِسۡرَٰٓءِيلَ أَكۡثَرَ ٱلَّذِي هُمۡ فِيهِ يَخۡتَلِفُونَ ٧٦﴾ النمل: 76

    {Quả thật, Qur'an này đã kể lại cho dòng tộc Isro-il nghe về đa số mâu thuẫn, xung đột mà chúng đã từng tranh cả nhau.} Al-Naml: 76 (chương 27). Cho nên, Qur'an chính là lời phán thật sự từ Allah cả từ lẫn nghĩa, Ngài phán bảo Thiên Thần tin cậy Jibreel u mang đến đặt vào tim của Nabi để Người dùng Nó thị chúng thiên hạ bằng ngôn ngữ Ả Rập thuần túy. Giới Salaf tin rằng Qur'an là lời phán của Allah được Ngài thiên khải cho Nabi Muhammad với thời gian là hai mươi ba năm, tùy theo sự kiện mà Allah thiên khải lệnh phán phù hợp.

    Song, Qur'an được thiên khải có khi bằng nguyên nhân rõ ràng và có khi không có nguyên nhân nhằm kể lại các sự kiện xảy ra thời trước. Giới Salaf nói: “Quả thật, Qur'an có khởi nguồn từ Allah và rồi sẽ được Allah thu hồi lại ở cuối thời đại." Đây chính là câu nói của giới Salaf về Qur'an.

    Chúng ta cũng đã biết Allah đã miêu tả Qur'an bằng các thuộc tính vĩ đại như Qur'an sáng suốt; Qur'an sáng chói; Qur'an vĩ đại; Qur'an vinh quang, đây là những thuộc tính mà Allah dùng miêu tả về lời phán của Ngài. Thế nên, ai bám lấy Qur'an và thực thi theo bằng các hành động bên ngoài và nội tâm, người đó sẽ được Allah ban cho vinh quang, vĩ đại, sáng suốt, hãnh diện, quyền lực mà những người không bám theo Qur'an không có được các đức tính này. Với tin mừng vĩ đại tôi kêu gọi tất cả tín đồ Muslim từ lãnh đạo đến thường dân; từ ﷻ‬'lama đến người kém kiến thức đến với việc bám lấy Qur'an bằng các hành động bên ngoài lẫn nội tâm bên trong, để đạt được sự hài lòng nơi Allah, rồi sẽ được hãnh diện, được hạnh phúc, được vinh quang và được lừng lẫy khắp trời đông tây.

    Các giáo lý nổi bậc về xướng đọc Qur'an

    Hỏi (61): Quí Sheikh, các giáo lý nổi bậc nhất về xướng đọc Qur'an là gì ?

    Đáp: Người xướng đọc Qur'an nên tránh đọc Qur'an lúc không có Wudu và bị cấm xướng đọc khi đang bị Junub([43]), người bị Junub bị cấm đọc Qur'an cho đến khi tắm xong, bởi có nhiều Hadith cấm đọc Qur'an trong trường hợp này. Riêng phụ nữ có kinh nguyệt thì giới ﷻ‬'lama có bất đồng ý kiến, với hai ý kiến nổi bậc như sau:

    Nhóm thứ nhất nói: Được phép đọc Qur'an trong thời gian có kinh nguyệt, bởi không có bằng chứng cụ thể từ Qur'an cũng như Sunnah về việc cấm phụ nữ kinh nguyệt đọc Qur'an, thì chiếu theo luật gốc là vô can cho đến khi có bằng chứng cụ thể về lệnh cấm này.

    Nhóm thứ hai nói: Không được phép đọc Qur'an trong thời gian kinh nguyệt, bởi họ thuộc thành phần bắt buộc phải tắm Junub và bởi được truyền lại rất nhiều Hadith từ Nabi về việc cấm này.

    Kết luật: Theo nhận định của tôi về vấn đề này là không nên đọc Qur'an vì mục đích xướng đọc để được phước. Còn nếu như đọc vì nhu cầu như sợ bị quên; hoặc đọc dạy con cái, dạy học sinh do làm giáo viên; hoặc đọc trả bài do là học sinh, các trường hợp này được phép đọc. Tương tự, phụ nữ kinh nguyệt được đọc những câu Kinh riêng lẻ như Ayat Kursi vào mỗi sáng, mỗi chiều và lúc ngủ, bởi đây là nhu cầu thiết yếu của tín đồ Muslim. Tôi nhận thấy điều này gần đúng nhất dựa theo nhu cầu của phụ nữ kinh nguyệt, một khi các cô có nhu cầu cần đọc thì cứ đọc, và khi không có nhu cầu đọc thì không nên đọc.

    Người đọc Qur'an cũng nên quan tâm đến việc xướng đọc bằng cả nội tâm, suy nghĩ về từng câu, từng chữ trong Qur'an vĩ đại nhất là các câu Kinh kể về thông tin xưa, các câu chuyện thời trước hoặc các giáo lý, bởi Allah thiên khải Qur'an cốt là để giáo dục tính đồ Muslim,

    ﴿كِتَٰبٌ أَنزَلۡنَٰهُ إِلَيۡكَ مُبَٰرَكٞ لِّيَدَّبَّرُوٓاْ ءَايَٰتِهِۦ وَلِيَتَذَكَّرَ أُوْلُواْ ٱلۡأَلۡبَٰبِ ٢٩﴾ ص: 29

    {Thiên Kinh (Qur'an) mà TA đã mặc khải cho Ngươi (Muhammad) là Kinh Sách đầy hồng phúc, dành để cho những ai có khối óc suy nghĩ về những câu Kinh trong Nó và để dành cho những người hiểu biết mà ghi nhớ.} Saad 29 (chương 38).

    Có sự khác biệt rõ ràng tựa nhật nguyệt đối với hai dạng người xướng đọc Qur'an lào lào bằng đầu môi với người xướng đọc và hiểu được lời mình đang đọc. Người xướng đọc Qur'an bằng con tim sẽ động lại ở họ sự suy nghĩ, tác động làm niềm tin Iman vượt bậc thêm, và thấy ở họ áp dụng Qur'an ngay trên bản thân họ.

    Một điều nên làm đối với người đọc Qur'an, nên xướng đọc từ từ, rõ ràng từng câu, từng chữ, đúng luật xướng đọc, không nên đọc vội lướt nhanh, bỏ từ, bỏ chữ hoặc phát âm không rõ, tuy nhiên đôi khi nên đọc nhanh nhưng không được bỏ từ, bỏ chữ.

    Hỏi (62): Quí Sheikh, giáo lý ra sao về việc xướng đọc Qur'an cho linh hồn người chết ?

    Đáp: Xướng đọc Qur'an cho người chết, nghĩa là người đọc Qur'an muốn cho ân phước đó cho người quá cố trong cộng đồng người Muslim. Vấn đề này có nhiều hai ý kiến khác nhau của ﷻ‬'lama([44]), ý kiến cho là không được phép, bởi việc đọc Qur'an đó không giúp ích gì cho người chết; ý kiến thứ hai cho là được phép, tức tín đồ Muslim được phép đọc Qur'an bằng định tâm cho người Muslim quá cố, không phân biệt là người trong họ hoặc là người Muslim xa lạ. Theo tôi thì ý kiến thứ hai đúng.([45]) Tuy nhiên, việc làm tốt nhất của người còn sống là cầu xin cho người quá cố còn các việc hành đạo khác là để dành cho thân mình, bởi Nabi nói:

    {إِذَا مَاتَ الإِنْسَانُ انْقَطَعَ عَمَلُهُ إِلاَّ مِنْ ثَلاَثٍ: صَدَقَةٌ جَارِيَةٌ، وَعِلْمٌ يُنْتَفَعُ بِهِ، وَوَلَدٌ صَالِحٌ يَدْعُو لَهُ}

    “Khi con người chết là mọi việc làm của y cũng bị đứt, ngoại trừ ba điều: Tài sản bố thí còn lưu hậu thế; kiến thức (Islam hữu ích; và đứa con Soleh cầu xin cho y."([46]) Trong Hadith Rasul bảo đứa con Soleh cầu xin cho cha chứ Người không nói xướng đọc Qur'an cho cha, hành lễ Salah cho cha, cũng không nói nhịn chay cho cha, Người chỉ nói đứa con Soleh cầu xin cho cha. Hadith khẳng định việc làm tốt nhất của thân nhân người chết làm cho người chết là cầu xin cho họ, còn tất cả mọi việc làm ngoan đạo khác không có cách nào đưa ân phước đến với người quá cố.

    Đối với hành động thuê người đọc Qur'an cho người chết sau khi chết và sau khi chôn để ân phước đến với người chết là hành động Bid-a'h. Khẳng định rằng ân phước này không đến được người chết bởi người đọc Qur'an muốn lợi ích của trần gian, trong khi ai hành đạo vì mục đích trần gian thì y sẽ chẳng hưởng bất cứ gì ở ngày sau, như Allah đã khẳng định:

    ﴿مَن كَانَ يُرِيدُ ٱلۡحَيَوٰةَ ٱلدُّنۡيَا وَزِينَتَهَا نُوَفِّ إِلَيۡهِمۡ أَعۡمَٰلَهُمۡ فِيهَا وَهُمۡ فِيهَا لَا يُبۡخَسُونَ ١٥ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ لَيۡسَ لَهُمۡ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ إِلَّا ٱلنَّارُۖ وَحَبِطَ مَا صَنَعُواْ فِيهَا وَبَٰطِلٞ مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١٦﴾ هود: 15 – 16

    {Ai muốn đời sống trần tục này với vẻ hào nhoáng của nó thì TA sẽ trả đầy đủ phần công lao của chúng nơi đó và chúng sẽ không bị cắt giảm một tí nào nơi đó * Chúng là những kẻ không hưởng được gì ở đời sau ngoài hỏa ngục. (Lúc đó chúng sẽ nhận thấy rằng) công trình của chúng nơi trần gian sẽ tiêu tan, và những việc làm mà chúng đã từng làm sẽ trở thành vô nghĩa.} Hud: 15 - 16 (chương 11).

    Nhân đây, tôi muốn nhắc nhủ quí đạo hữu có hành động thuê người xướng đọc Qur'an cho người quá cố rằng hãy giữ gìn, bảo vệ và chi tiêu tài sản của mình một cách đúng đắn, phù hợp vị lợi ích của bản thân hoặc lợi ích của người thừa kế. Đây là hành động Bid-a'h và ân phước chắc không đến được người quá cố, riêng người nhận tiền công cho việc xướng đọc Qur'an cho người chết không được hưởng gì ngoại tiền công đã nhận, chứ nơi Allah, anh ta không hưởng thêm bất cứ gì ngoài tội lỗi. Đến đây, thân nhân người chết mất tiền mà ân phước vẫn không đến được người quá cố.

    Đọc Al-Faatihah cho linh hồn Nabi

    Hỏi (63): Quí Sheikh, việc di ngôn đọc Al-Faatihah cho linh hồn Nabi hoặc thay ông ta đọc Al-Faatiha tại mộ của Nabi ?

    Đáp: Đối với lời di ngôn này không bắt buộc thực hiện, đúng hơn là cấm thực hiện do đã trăng trối điều không phù hợp giáo lý Islam, bởi Nabi không cho phép bất cứ ai tôn thờ Allah rồi lấy ân phước đó tặng Nabi . Nếu việc này được phép làm là Sahabah là nhóm đầu tiên làm nó, vả lại, Nabi vốn không cần đến hình thức này, bởi bất cứ tín đồ Muslim nào hành đạo thì Nabi cũng đã hưởng được ân phước giống như y vậy như Người nói:

    {إِنَّ الدَّالَّ عَلَى الْخَيْرِ كَفَاعِلِهِ}

    “Quả thật, người chỉ làm điều thiện tựa như người đã làm."([47])

    Cho nên, đây là hành động phù phiếm, giễu cợt, là hành động Bid-a'h không có nguồn gốc cơ sở, không được bất cứ ai trong nhóm Salaf làm nó. Nếu người chết di ngôn: “Các con hãy đọc Al-Faatihah tại mộ Nabi thay cha" lời di ngôn này cấm thực hiện nó, bởi hành động chọn một địa điểm nào đó để hành đạo không có nguồn gốc cơ sở là điều Bid-a'h. Giới ﷻ‬'lama đã phân tích kỹ và đưa ra kết luận nếu việc hành đạo sẽ không được chấp nhận cho đến khi phù hợp với sáu điều như: Về nguyên nhân; về thể loại; về số lượng; về hình thức; về thời gian và về nơi chốn.

    dkf

    Mục Lục

    Trang

    Tiêu Đề

    STT

    1

    Lời mở đầu

    PHẦN HỎI ĐÁP VỀ ĐỨC TIN

    Thuyết độc thần & niềm tin Iman

    4

    Mục đích tạo hóa con người

    1

    9

    Nhiệm vụ bắt buộc đầu tiên

    2

    10

    Sự kết chặt giữa Shahaadah với các thể loại Tawhid

    3

    11

    Ý nghĩa từ Tawhid

    4

    12

    Các dạng của Tawhid

    5

    23

    Tầm quan trọng của Tawhid Asma & Sifat

    6

    26

    Nhiệm vụ đối với từng dạng Tawhid

    7

    27

    Thảm họa khi thờ phượng ngoài Allah

    8

    29

    Ý nghĩa hai lời tuyên thệ

    9

    33

    Ý nghĩa lời chứng nhận Muhammad ra su lul loh

    10

    37

    Sự khác nhau giữa tin tưởng trong lòng và thốt ra lời

    11

    38

    Sự ngộ nhận & câu trả lời

    12

    41

    Hiểu về đức tin Iman

    13

    42

    Mối liên quan giữa cách hiểu này với Hadith của Jibreel u

    14

    43

    Hiểu về đức tin Iman và các nền tảng của nó

    15

    49

    Đáp lại người vô thần

    16

    50

    Niềm tin Iman và các nền tảng

    17

    53

    Niềm tin Iman vào giới Thiên Thần

    18

    55

    Niềm tin Iman vào các Kinh Sách

    19

    57

    Niềm tin Iman vào giới Rusul

    20

    60

    Niềm tin Iman vào ngày cuối cùng

    21

    63

    Niềm tin Iman vào định mệnh

    22

    73

    Tăng và giảm niềm tin Iman

    23

    81

    Bác bỏ việc niềm tin Iman có tăng và giảm

    24

    81

    Biểu hiệu không phân xử theo luật được Allah ban xuống

    25

    85

    Sự khác nhau giữa người bất công và người hư đốn

    26

    85

    Sự thật về bói toán

    27

    88

    Giáo lý việc thường xuyên đến thầy bói

    28

    89

    Chiêm tinh và giáo lý về nó

    29

    90

    Sự liên quan giữa chiêm tinh và bói toán

    30

    91

    Điều nào nguy hại hơn

    31

    91

    Sự thật về bùa ngãi

    32

    92

    Giáo lý về bùa ngãi và việc học nó

    33

    94

    Vậy bùa ngãi có thật không ?

    34

    95

    Mối liên quan giữa bói toán và bùa ngãi

    35

    95

    Nabi có bị trúng bùa không ?

    36

    97

    Sự thật về Ilhaad (tạm dịch là vô tín ngưỡng)

    37

    99

    Thể loại Shirk

    38

    101

    Định nghĩa các thể loại Shirk

    39

    101

    Bỏ hành đạo có bị xem là Shirk không ?

    40

    102

    Sự thật về tôn giáo Islam

    41

    107

    Toghut và các thể loại của nó

    42

    111

    Niềm tin của người Muslim về Nabi Ysa (Giê-su) u

    43

    116

    Sự chia rẻ của cộng đồng

    44

    118

    Các đặc điểm của nhóm chiến thắng

    45

    119

    Tác hại việc thiếu mất vài đặc điểm đó

    46

    124

    Phó thác đúng và phó thác không đúng

    47

    131

    Loại thứ năm của việc phó thác

    48

    133

    Phó thác sai và các thể loại của nó

    49

    135

    Lời biện hộ hữu hiệu và lời biện hộ vô hiệu

    50

    139

    Niềm tin của Salaf (người ngoan đạo thời trước) về Thiên Kinh Qur'an

    51

    141

    Các giáo lý nổi bậc về xướng đọc Qur'an

    52

    147

    Đọc Al-Faatihah cho linh hồn Nabi

    53

    ([1]) Hadith do Al-Bukhari số (1496) và Muslim ghi số (19).

    ([2]) Shahaadah là câu tuyên thệ:

    أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ

    ([3]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (2105) và Muslim ghi số (2107).

    ([4]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (1477) và Muslim ghi số (1715).

    ([5]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (52) và Muslim ghi số (1599).

    ([6]) Hadith do Muslim ghi số (8).

    ([7]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (1357) và Muslim ghi số (2658).

    ([8]) Hadithi do Al-Bukhari ghi số (1014) và Muslim ghi số (897).

    ([9]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (3232 & 3234).

    ([10]) Ý nghĩa: {Lạy Allah, Ngài là Chủ Nhân của Jib-ro-il, Mi-ka-il và Is-ro-fil, Đấng đã tạo ra các tầng trời và đất, Đấng am tường mọi việc vô hình và hữu hình, Ngài là Thẩm Phán phân xử mọi điều tranh cải giữa đám bầy tôi của Ngài. Cầu xin hãy hướng dẫn bề tôi làm đúng nhất trong sự bị tranh cải đó bằng mệnh lệnh của Ngài. Quả thực, Ngài muốn hướng dẫn bất cứ ai tùy thích theo con đường chính đạo.}

    ([11]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (3207) và Muslim ghi số 164).

    ([12]) Hadith do Al-Tirmizhi ghi số (2321) và Ahmad ghi số (5/173), Ibnu Maajah ghi số (4190) và Al-Tirmizhi nói: “Hadith Hasan Ghoreeb."

    ([13]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (3340) và Muslim ghi số (194).

    ([14]) Hadith do Ahmad ghi số (5/318), Al-Tirmizhi ghi số (2155) và nói: “Ghareeb" và Abu Dawood ghi số (4700).

    ([15]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (3208) và Muslim ghi số (2643).

    ([16]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (5729) và Muslim ghi số (2219).

    ([17]) Hadith do Muslim ghi số (2664).

    ([18]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (304) và Muslim ghi số (79 – 80).

    ([19]) Zina là quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.

    ([20]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (5578) và Muslim ghi số (57).

    ([21]) Hadith do Muslim ghi số (2230).

    ([22]) Hadith do Al-Tirmizhi ghi số (135) và Ibnu Maajah ghi số (639) và được nhà thông thái Ahmad Shaakir xác thực là Soheeh trong phần chú thích của ông về Sunan Al-Tirmizhi số (1/244).

    ([23]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (6173) và Muslim ghi số (2925).

    ([24]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (1048) và Muslim ghi số (911).

    ([25]) Hadith do Al-Bukhari ghi (5146) và Muslim ghi số (869).

    ([26]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (3268) và Muslim ghi số (2189).

    ([27]) Hadith do Al-Tirmizhi ghi số (1535) và Ahmad ghi số (2/69).

    ([28]) Hadith do Muslim ghi số (82).

    ([29]) Hadith do Abu Dawood ghi số (4596), Al-Tirmizhi ghi số (2640, 2641), Ibnu Maajah ghi số (3991,03992) và Ahmad ghi số (2/332) và Hadith trong bộ Soheeh Al-Jaame' số (1083).

    ([30]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (2110) và Muslim ghi số (1532).

    ([31]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (4119) và Muslim ghi số (1770).

    ([32]) Ý nghĩa: {Lạy Allah, bề tôi là nô lệ của Ngài, là con của nô lệ nam và nô lệ nữ của Ngài, mọi hành động của bề tôi trong tay Ngài, mọi qui luật của Ngài có hiệu lực trên bề tôi, mọi định mệnh Ngài sắp đặt cho bề tôi đều công bằng. Cầu xin Ngài bằng tất cả các Đại Danh mà Ngài tự xưng, hoặc Ngài đã mặc khải trong các Kinh Sách, hoặc Ngài đã dạy cho các Thiên Sứ, hoặc các Đại Danh bí mật dành riêng cho Ngài chỉ Ngài mới biết, hãy biến Qur'an thành niềm vui của con tim bề tôi, thành ánh sáng trong lồng ngực bề tôi, cầu xin hãy giải tỏa sự ưu sầu và xua tan đi nỗi ưu sầu của bề tôi.} Hadith do Ahmad ghi số (1/391).

    ([33]) Ý nghĩa: {Cầu xin Ngài bằng tất cả các Đại Danh mà Ngài tự xưng.}

    ([34]) Ý nghĩa: {Lạy Allah, bề tôi đã sai quấy rất nhiều, không ai có khả năng tha thứ cho sự sai quấy đó mà chỉ có Ngài. Cầu xin Ngài lượng thứ, khoan dung cho bề tôi. Quả thực, Ngài là Đấng Rất Mực Khoan Dung, Rất Mực Nhân Từ.} Hadith do Al-Bukhari ghi số (834) và Muslim ghi số (2705).

    ([35]) Ý nghĩa: {Quả thực, Ngài là Đấng Rất Mực Khoan Dung, Rất Mực Nhân Từ.}

    ([36]) Ý nghĩa: {Lạy Allah, bề tôi cầu xin bằng các Đại Danh tốt đẹp và các Thuộc Tính ưu việt của Ngài, xin hãy....}

    ([37]) Ý nghĩa: {Lạy Allah, Ngài am tường mọi điều huyền bí và có khả năng trên mọi tạo vật, xin hãy ban cho bề tôi được sống nếu cuộc sống tốt đẹp hơn đối với bề tôi, bằng ngược lại hãy ban cho cái chết nếu sự chết đó tốt hơn đối với bề tôi.} Hadith do Al-Nasaa-i, Ahmad ghi và đã được Sheikh Al-Albani xác thực là Soheeh.

    ([38]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (2272) và Muslim ghi số (2743).

    ([39]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (1021) và Muslim ghi số (897).

    ([40]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (5705) và Muslim ghi số (220).

    ([41]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (1010).

    ([42]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (99).

    ([43]) Junub là sau khi quan hệ dù không xuất tinh hoặc bị xuất tinh bằng các lý do khác như mộng tinh, thủ dâm...

    ([44]) Theo ý kiến của bốn Imam lớn về vấn đề này như sau:

    - Theo trường phái Al-Hanafi, trích từ sách Al-Fiqh Al-Akbar của Imam Mala Aly Al-Qori Al-Hanafi, trang 115: “Việc xướng đọc Qur'an tại mồ mã, nghĩa địa là hành động sai trái đối với Abu Hanifah, Maalik và Ahmad theo một mặt. Bởi đây là hành động cải cách tôn giáo vốn không có trong Sunnah." Tương tự, Sheikh Shaareh Al-Ehya cũng đồng tình (quyển 3, trang 285) nói: “Theo lời giải đáp thắc mắc của trường phái Al-Hanafi, Imam Al-Barkawi nói trong quyển sách Al-Toriqoh Al-Muhammadiyah chương 3 về các vấn đề Bid-a'h sai lầm đưa con người đến lầm lạc mà cứ tưởng là tốt đẹp ... đến đoạn: Việc người chết di ngôn bảo người thân chiêu đãi thức ăn cho khách đến chia buồn vào ngày chết và các ngày sau đó và việc trả tiền công cho người xướng đọc Qur'an, tụng niệm cho người chết .v.v.. tất cả đều hành động Bid-a'h đáng lên án, đáng bài trừ; và người lấy tiền công đọc Qur'an hoặc tụng niệm cho người chết là Haram (bị cấm), anh ta đã phạm tội vì đã xướng đọc Qur'an và tụng niệm vì mục đích trần gian." Hết. Imam, nhà thông thái Al-A'ini người phân tích Soheeh Al-Bukhari nói: “Cấm hành động xướng đọc Qur'an vì trần gian, người nhận tiền và đưa tiền, cả hai đều mang tội." Hết. Sheikh Taajush Shari-a'h nói trong sách Sharhul Hidaayah: “Quả thật việc xướng đọc Qur'an vì lợi ích trần gian thì phần thưởng không đến được người chết cũng như người đọc."

    - Theo trường phái Al-Shafi-i': Imam Al-Shafi-i' dẫn chứng việc phần thưởng đọc Qur'an không đến được người chết là câu Kinh:

    ﴿وَأَن لَّيۡسَ لِلۡإِنسَٰنِ إِلَّا مَا سَعَىٰ ٣٩﴾ النجم: 39

    {Và con người sẽ được thưởng hoặc bị phạt tùy vào hành đồng đã làm.} Al-Najm: 39 (chương 53), và Hadith, Nabi nói:

    {إِذَا مَاتَ الإِنْسَانُ انْقَطَعَ عَمَلُهُ إِلاَّ مِنْ ثَلاَثٍ: صَدَقَةٌ جَارِيَةٌ، وَعِلْمٌ يُنْتَفَعُ بِهِ، وَوَلَدٌ صَالِحٌ يَدْعُو لَهُ}

    “Khi con người chết là mọi việc làm của y cũng bị đứt, ngoại trừ ba điều: Tài sản bố thí còn lưu hậu thế; kiến thức (Islam hữu ích; và đứa con Soleh cầu xin cho y." Imam Al-Nawawi nhận xét khi phân tích Hadith này: “Việc xướng đọc Qur'an và hành lễ Salah với nguyện vọng ân phước đó dành tặng người chết, theo trường phái Al-Shafi-i' và Al-Jamhur (đại đa số học giả chuyên giáo lý thực hành) đều cho rằng ân phước đó không đến được người chết." Hết. Câu nói này được Imam Al-Nawawi lặp lại nhiều lần trong phần phân tích bộ Soheeh Muslim.

    ([45]) Theo Fataawa (hỏi & đáp) Nur A'lad Darb, quyển 14, trang 194: “Đây là vấn đề mà giới ﷻ‬'lama có hai ý kiến, nhóm cho rằng đọc Qur'an giúp ích cho người chết với bằng chứng, họ xem giống như là việc bố thí thay người chết, cầu xin cho người chết; còn nhóm khác điển hình như Al-Shafi-i' nói: Không được phép, ân phước đó không đến được người chết, bởi không có bằng chứng cụ thể bởi Nabi không làm, cũng không một Sahabah nào làm. Vả lại, việc hành đạo không phải chuyện để so sánh, bởi nó đã được ấn định sẵn. Cho nên, ân phước sẽ không đến được người chết trừ phi có bằng chứng khẳng định là được giống như bố thí thay người chết, cầu xin cho người chết, hành hương Hajj và ﷻ‬'mroh cho người chết, trả nợ cho người chết, tất cả hành động này là được do có bằng chứng cụ thể khẳng định. Riêng việc xướng đọc Qur'an hoặc hành lễ Salah rồi tặng ân phước đó cho người chết là không có bằng chứng cho hành động này." Kết luận: Vấn đề đọc Qur'an cho người chết là hành động sai trái, Bid-a'h bởi không có bằng chứng cụ thể cho hành động này.

    ([46]) Hadith do Muslim ghi số (1631).

    ([47]) Hadith do Muslim ghi số (1893) và Al-Tirmizhi ghi số (2670).