Như Thế Này Nabi Đã Nhịn Chay Ramadan
Các danh mục
Full Description
Như Thế Này Nabi e Đã Nhịn Chay Ramadan
(Trích từ quyền Zaadul-Ma’aad của học giả Ibnu Al-Qayyim)
هكذا صام النبي صلى الله عليه وسلم رمضان
من زاد المعاد لابن القيم
>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية
Ban kiến thức giáo lý trực thuộc Madaar Al-Watn
القسم العلمي بمدار الوطن
Biên dịch: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm thảo: Abu Hisaan Ibnu Ysa
ترجمة: أبو زيتون عثمان بن إبراهيم
مراجعة: أبو حسان ابن عيسى
بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,
Đấng Rất Mực Khoan Dung
اَلْحَمْدُ لِلَّهِ وَحْدَهُ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى مَنْ لَا نَبِيَّ بَعْدَهُ، أَمَّا بَعْدُ:
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên một mình Allah, Đấng Duy Nhất; cầu xin Allah I ban bằng an và phúc lành cho vị Nabi, vị mà không có vị Nabi nào khác được cử đến sau Người ...
Mục đích và giá trị của nhịn chay
Imam Ibnu Al-Qayyim ﷺ nói: Nhịn chay mang mục đích và các giá trị sau:
1. Kiềm hãm bản thân khỏi sự ham muốn, dục vọng và làm cho nó ngừng đi theo những thói quen được lặp đi lặp lại.
2. Thay đổi sự cảm thụ của bản thân để chuẩn bị cho việc tìm kiếm những gì mang mục tiêu của hạnh phúc và chấp nhận những gì dẫn đến cuộc sống vĩnh hằng và trường tồn.
3. Chịu đói và chịu khát một cách thực tế để có sự cảm nhận cái khổ và khó khăn một cách trung thực nhằm nhắc nhở bản thân nghĩ đến tình cảnh đói khát của những người nghèo khổ đói rách.
4. Thu hẹp dòng chảy của Shaytan trong con người bề tôi bằng sự thu hẹp dòng chảy của thức ăn và đồ uống.
5. Để cơ quan duy trì sự sống quan trọng nhất của cơ thể khỏi sự hoạt động liên tục và thường xuyên.
6. Để các cơ quan của cơ thể được nghỉ ngơi và mọi sức mạnh của ham muốn được dằn lại; giữ vững tinh thần được kiên cường, đó là dây cương của những người kính sợ Allah I, là chiếc áo giáp của những người chiến đấu vì Ngài và là sự rèn luyện thân thể cho những người ngoan đạo và đức hạnh.
7. Nhịn chay là việc làm trong số các việc làm vì Thượng Đế, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài bởi quả thật người nhịn chay chẳng làm gì khác ngoài việc từ bỏ dục vọng của y, thức ăn của y và đồ uống của y để phục tùng mệnh lệnh của Đấng Thờ Phượng.
8. Nhịn chay là điều bí mật và thầm kín giữa người bề tôi và Thượng Đế của y và không một ai có thể biết được nó ngoại trừ một mình Thượng Đế của y. Ai đó có thể biểu hiện công khai cho mọi người biết về việc y nhịn ăn, nhịn uống, nhịn nhục dục của bản thân nhưng y lại ăn uống và thực hiện hành vi nhục dục một cách thầm kín và bí mật. Cho nên người nhịn chay đích thực là người nhịn ăn, nhịn uống và nhịn nhục dục ngay cả trong thầm kín và bí mật nên chỉ có Allah I là Đấng biết rõ về bí mật và thầm kín đó của người bề tôi. Đó là bản chất đích thực của nhịn chay.
Sự ảnh hưởng của nhịn chay đến tâm hồn và thể xác
Nhịn chay mang lại sự ảnh hưởng đáng ngạc nhiên trong việc bảo trì các cơ quan ngoại và nội của cơ thể. Nhịn chay làm giảm mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể giúp chúng được nghỉ ngơi vì đã hoạt động liên tục không ngừng trong một thời gian dài, đồng thời giúp thanh lọc và tống khứ các chất bất lợi gây hại đến sức khỏe ra khỏi cơ thể.
Nhịn chay giúp cơ thể kiềm hãm dục vọng và ham muốn và giúp trái tim gia tăng Taqwa (lòng kính sợ Allah I và ngoan đạo) như Allah I đã phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ كُتِبَ عَلَيۡكُمُ ٱلصِّيَامُ كَمَا كُتِبَ عَلَى ٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ١٨٣﴾ [سورة البقرة: 183]
{Hỡi những ai có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho những người trước các ngươi, mong rằng các ngươi sẽ ngay chính biết kính sợ Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 183).
Thiên sứ của Allah e nói:
{الصَّوْمُ جُنَّةٌ} متفق عليه.
“Nhịn chay là tấm chắn (hay chiếc áo giáp)”(Albukhari, Muslim).
Và Người e bảo những ai có lòng ham muốn tình dục dâng cao nhưng lại không có khả năng cưới vợ hãy nhịn chay bởi vì nhịn chay sẽ giúp họ ngăn các hành vi Haram do lòng hàm muốn nhục dục sai khiến.
Sự cải thiện lợi ích do nhịn chay mang lại đích thực được trí tuệ lành lặn và bản chất tự nhiên ngay chính của con người thừa nhận. Allah I sắc lệnh nó xuống cho các bề tôi của Ngài vì thương xót họ, muốn ban điều tốt cho họ và vì để bảo vệ họ từ tâm hồn đến thể xác.
Và quả thật, sự hướng dẫn và cung cách của Thiên sứ e là sự hướng dẫn hoàn hảo nhất, là cung cách tốt nhất và dễ dàng nhất trong việc đạt được mục đích và các giá trị của nhịn chay cũng như là cách hoàn hảo nhất và dễ dàng nhất để mỗi người chấp hành và thực hiện.
Lý do đình trệ việc sắc lệnh nhịn chay
Việc ngăn nhân loại khỏi thói quen hằng ngày của họ cũng như kiềm hãm dục vọng của bản thân họ là một trong những điều khó khăn đối với họ. Cho nên việc sắc lệnh nghĩa vụ nhịn chay được đình trệ đến khoảng giữa của Islam sau cuộc Hijrah mục đích là để cho mỗi bản thân người bề tôi thấm nhuần Tawhid và quen với lễ nguyện Salah cũng như các mệnh lệnh của Qur’an.
Nhịn chay được sắc lệnh vào năm thứ hai sau Hijrah (tức năm thứ hai theo niên lịch Hijri của Islam). Thiên sứ của Allah e nhịn chay được chín lần Ramadan thì Người qua đời.
Nhịn chay được sắc lệnh như thế nào?
Ban đầu nhịn chay được sắc lệnh theo hình thức lựa chọn giữa nó và nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, sau đó từ việc được quyền lựa chọn chuyển thành nghĩa vụ bắt buộc.
Tuy nhiên, người già yếu lớn tuổi và phụ nữ không có khả năng nhịn chay thì được phép không nhịn chay mà dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo; đối với người bệnh và đi đường xa thì cũng được phép không nhịn chay nhưng phải nhịn bù lại; người mang thai và cho con bú nếu lo sợ cho bản thân thì cũng được qui định giống như người bệnh và người đi đường xa nhưng nếu lo sợ cho bào thai hay đứa con đang bú thì ngoài việc nhịn chay bù còn phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo.
Nhịn chay được sắc lệnh theo thứ tự ba bước thiết lập:
Bước thứ nhất: Nghĩa vụ nhịn chay trên hình thức lựa chọn.
Bước thứ hai: Nghĩa vụ nhịn chay trở thành điều bắt buộc, tuy nhiên, nếu người nhịn chay ngủ trước khi xả chay thì bị cấm ăn và uống cho đến đêm hôm sau. Bước thứ hai này được xóa bỏ và được thay thế bằng bước thiết lập thứ ba dưới đây.
Bước thứ ba: Nghĩa vụ nhịn chay theo hình thức mà giáo lý đã qui định cho đến ngày Tận Thế.
Nhiều hình thức thờ phượng trong Ramadan
Sự hướng dẫn của Thiên sứ e trong tháng Ramadan là nhiều hình thức thờ phượng. Cứ mỗi khi vào tháng Ramadan, đại Thiên Thần Jibril u đến ôn lại Qur’an cho Thiên sứ e; và mỗi khi gặp đại Thiên Thần Jibril u thì Người e trở nên rộng lượng hơn, sự rộng lượng của Người e như cơn gió thổi đi, Người e là người rộng lượng nhất trong nhân loại, và sự rộng lượng của Người càng nhiều hơn trong Ramadan. Trong tháng Ramadan, Thiên sứ của Allah e làm rất nhiều: nhiều Sadaqah và việc thiện tốt, đọc nhiều Qur’an, dâng lễ nguyện Salah nhiều, nhiều tụng niệm, và I’tikaaf (lánh trần trong Masjid).
Vào tháng Ramadan, Thiên sứ của Allah e thường qui định riêng cho mình sự thờ phượng và hành đạo đặc biệt hơn những tháng khác, đến nỗi có lúc người hành đạo và thờ phượng Allah I một cách liên tục không ngừng nghỉ.
Tuy nhiên, Thiên sứ của Allah e ngăn cấm các vị Sahabah của Người thờ phượng và hành đạo một cách liên tục và không ngừng nghỉ như thế. Họ đã nói với Người e: Chẳng phải Người đã liên tục và không ngừng nghỉ đó sao? Người e nói:
{لَسْتُ كَهَيْئَتِكُمْ إِنِّى أَبِيتُ }
“Ta không giống như các người, quả thật Ta có ngủ”
Còn trong một lời dẫn khác:
{إِنِّى أَظَلُّ يُطْعِمُنِى رَبِّى وَيَسْقِينِى}
“Quả thật, Ta có ngủ, Thượng Đế của Ta cho Ta ăn và cho Ta uống”.
(Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).
Thiên sứ của Allah e ngăn cấm sự hành đạo và thờ phượng liên tục không ngừng nghỉ là vì thương cho cộng đồng tín đồ của Người bời vì Người cho phép sự hành đạo liên tục cho đến tận khuya. Trong Sahih Albukhari có ghi lại rằng ông Abu Sa’eed Al-Khudri đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تُوَاصِلُوا ، فَأَيُّكُمْ أَرَادَ أَنْ يُوَاصِلَ فَلْيُوَاصِلْ حَتَّى السَّحَرِ}
“Các ngươi đừng liên tục (trong hành đạo, cần nghỉ ngơi), nhưng nếu ai đó trong các ngươi muốn hành đạo liên tục thì hãy liên tục đến bữa khuya thôi”.
Đây là sự liên tục cân đối và dễ dàng cho người nhịn chay, và thực ra bữa khuya ở đây mang ý nghĩa giống như bữa tối chỉ có điều là nó được trì hoãn đến tận khuya.
Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc xác định tháng
Trong sự hướng dẫn của Thiên sứ e rằng việc nhịn chay chỉ bắt đầu bởi việc nhìn thấy trăng lưỡi liềm của một người chuyên trách, hoặc chỉ cần một người nào đó nhìn thấy là được công nhận giống như Người e đã nhịn chay bởi Ibnu Umar t đã nhìn thấy và một lần khác Người nhịn chay bởi một người dân sa mạc đã nhìn thấy. Thiên sứ của Allah e đã công nhận thông tin của hai người đó mà không cần họ phải nói lời nói xác nhận. Và nếu không nhìn thấy trăng lưỡi liềm thì làm tròn 30 ngày cho tháng Sha’baan bởi vì Thiên sứ của Allah e khi vào đêm 30 của tháng Sha’baan mà không nhìn thấy trăng lưỡi liềm do có nhiều mây thì Người làm tròn 30 ngày cho tháng Sha’baan, sau đó Người nhịn chay.
Thiên sứ của Allah e không nhịn chay vào ngày có mây (ngày 30 của Sha’baan) và Người cũng không ra lệnh như thế, mà Người ra lệnh phải làm tròn 30 ngày cho tháng Sha’baan khi trời nhiều mây. Đó là việc làm của Người và mệnh lệnh của Người, không có sự mâu thuẫn giữa hành động và lời nói khi Người e nói:
{فَإِنْ غُمَّ عَلَيْكُمْ فَاقْدُرُوا لَهُ} متفق عليه.
“Nhưng nếu mây che khuất tầm nhìn của các ngươi thì các ngươi hãy ước tính cho nó” (Albukhari, Muslim).
Ước tính ở đây có nghĩa là làm tròn 30 ngày cho tháng đã bị mây che khuất tầm nhìn, đó là tháng Sha’baan giống như Thiên sứ của Allah e đã nói trong Hadith Sahih được Albukhari ghi lại:
{فَإِنْ غُبِّىَ عَلَيْكُمْ فَأَكْمِلُوا عِدَّةَ شَعْبَانَ ثَلاَثِينَ}
“Nhưng nếu mây che khuất tầm nhìn của các ngươi thì các ngươi hãy làm tròn ba mươi ngày cho tháng Sha’baan”.
Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc xác định đã hết tháng
Thiên sứ của Allah e ra lệnh cho mọi người nhịn chay bởi một người Muslim nhìn thấy trăng lưỡi liềm nhưng để xác định hết tháng nhịn chay thì Người e ra lệnh phải có hai người nhìn thấy trăng lưỡi liềm.
Nếu đã có hai người xác nhận rằng họ đã nhìn thấy trăng lưỡi liềm của ngày 29 thì ngày 30 là ngày tiến hành lễ nguyện Salah Eid và mọi người sẽ trở lại ăn uống bình thường.
Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc xả chay và dùng bữa Suhur
Thiên sứ của Allah e nhanh vội xả chay ngay khi đến giờ và Người khuyến khích làm vậy, Người e dùng bữa Suhur và khuyến khích mọi người dùng bữa Suhur, Người e thường dùng trễ bữa Suhur và khuyến khích mọi người làm vậy.
Thiên sứ của Allah e khuyến khích xả chay với chà là khô, nếu không có chà là khô thì xả chay với nước. Đây là sự hoàn hảo của lòng thương xót và lời khuyên nơi Người e dành cho cộng đồng tín đồ của mình bởi quả thật việc cho thức ăn ngọt tự nhiên nào đó song hành với cái dạ dày trống rỗng dễ dàng hấp thụ hơn, và sẽ bổ sung nhanh năng lượng cho cơ thể.([1])
Thức ăn ngọt của Madinah là chà là khô, nó còn là lương thực của họ, và chà là chín tươi là hoa quả của họ.
Còn đối với nước: Quả thật, gan sẽ bị khô do sự nhịn chay nên cần làm ướt nó với nước trước tiên, sau đó mới bổ sung phần thức ăn. Cũng chính vì lẽ này, cách tốt nhất trước khi cho người đói ăn nên cho uống một ít nước rồi sau đó mới tiếp thức ăn. Và những gì trong quả chà là và nước chứa đựng những chất đặc biệt có lợi cho tim mà chỉ có những bác sĩ chuyên khoa về tim mới biết rõ.([2])
Cùng với Thiên sứ của Allah e trong xả chay
Thiên sứ của Allah e xả chay trước khi dâng lễ nguyện Salah.
Người e thường xả chay với các quả chà là chín tươi – nếu có – còn nếu không có thì Người xả chay với các quả chà là khô, còn nếu không có chà là khô thì Người xả chay với nước.
Khi Người e xả chay thì Người thường nói:
{ذَهَبَ الظَّمَأُ وَابْتَلَّتِ الْعُرُوقُ وَثَبَتَ الأَجْرُ إِنْ شَاءَ اللهُ} رواه أبو داود.
“Cơn khát đã qua, các đường máu đã lưu thông trở lại và phần ân phước đã được khẳng định Insha-Allah.” (Abu Dawood).
Thiên sứ của Allah e di huấn:
{إِنَّ لِلصَّائِمِ عِنْدَ فِطْرِهِ لَدَعْوَةً مَا تُرَدُّ} رواه ابن ماجه.
“Quả thật, người nhịn chay khi cầu nguyện lúc xả chay sẽ được chấp nhận” (Ibnu Ma-jah).
Và có ghi nhận rằng Thiên sứ của Allah e đã di huấn:
{إِذَا أَقْبَلَ اللَّيْلُ مِنْ هَا هُنَا ، وَأَدْبَرَ النَّهَارُ مِنْ هَا هُنَا ، وَغَرَبَتِ الشَّمْسُ ، فَقَدْ أَفْطَرَ الصَّائِمُ} متفق عليه.
“Khi đêm đến từ lúc này, và ban ngày đã qua từ lúc này, và mặt trời đã lặn thì quả thật người nhịn chay đã xả chay” (Albukhari, Muslim).
Có nghĩa là cứ đến giờ là xả chay chứ không cần phải định tâm gì cả.
Phong cách của người nhịn chay
Thiên sứ của Allah e cấm người nhịn chay nói lời tục, dâm ô, chửi rủa, đáp lại lời chửi rủa. Nếu có người chửi rủa và gây chiến, Thiên sứ của Allah e bảo người nhịn chay nói: “Tôi đang nhịn chay” (theo sự ghi chép của Albukhari, Muslim).
Có lời bảo rằng: Người nhịn chay phải nói bằng lời. Đây là quan điểm rõ rệt đúng theo lời Hadith.
Có lời nói rằng: Người nhịn chay nói bằng tâm, tức luôn tự nhắc bản thân rằng mình đang nhịn chay.
Có lời nói rằng: Người nhịn chay nói bằng lời đối với nhịn chay bắt buộc và nói trong lòng đối với nhịn chay tự nguyện; bởi vì khi làm vậy tránh xa được Riya’ (phô trương, không còn sự chân thành một cách hoàn toàn).
Đi đường trong tháng Ramadan
Thiên sứ của Allah e đi đường trong Ramadan thì có lúc Người nhịn chay và có lúc Người không nhịn chay, và các vị Sahabah của Người lựa chọn trong sự việc đó.
Thiên sứ của Allah e bảo các vị Sahabah không nhịn chay khi đến gần kẻ địch, mục đích để họ có sức cho chiến đấu.
Không nhịn chay do Jihaad
Không nhịn chay mang lại sức mạnh cho người đi Jihaad khi họ đối mặt với kẻ thù, vậy họ có được phép không nhịn chay không?
Quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm là họ được phép, đây là quan điểm được Ibnu Taymiyah ﷺ lựa chọn, và với quan điểm này các doanh trại quân đội Islam đều Fata-wa mỗi khi đối mặt với kẻ thù tại Damascus.
Và không phải nghi ngờ gì nữa rằng việc không nhịn chay do Jihaad đáng được cho phép hơn việc không nhịn chay chỉ vì đi đường. Không những thế, việc cho phép không nhịn chay đối với người đi đường đã lưu ý rằng được phép không nhịn chay trong trường hợp này (Jihaad) bởi vì nó đáng được ưu tiên hơn; hơn nữa sự khó khăn trong việc Jihaad lớn hơn sự khó khăn trong việc đi đường và người Jihaad cần đến việc không nhịn chay nhiều hơn người đi đường.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَأَعِدُّواْ لَهُم مَّا ٱسۡتَطَعۡتُم مِّن قُوَّةٖ وَمِن رِّبَاطِ ٱلۡخَيۡلِ﴾ [سورة الأنفال: 60]
{Và hãy dồn tất cả sức mạnh của các ngươi kể cả những con chiến mã để chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chống lại chúng} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 60).
Không nhịn chay khi gặp kẻ thù là một trong các nguyên nhân trọng yếu để duy trì sức mạnh.
Thiên sứ của Allah e đã Tafseer sức mạnh được thể hiện ở cái ném và phóng giáo, nhưng cái ném và phóng giáo sẽ không phát huy sức mạnh nếu như không ăn uống.
Thiên sứ của Allah e đã nói với các vị Sahabah khi họ đã đến gần kẻ địch:
{إِنَّكُمْ قَدْ دَنَوْتُمْ مِنْ عَدُوِّكُمْ وَالْفِطْرُ أَقْوَى لَكُمْ}
“Quả thật, các ngươi đã đến gần với kẻ địch nên việc không nhịn chay sẽ tạo sức mạnh hơn cho các ngươi”.
Đây là sự miễn giảm, nhưng sau đó sự miễn giảm này trở thành mệnh lệnh khi họ đã dừng chân, Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّكُمْ مُصَبِّحُو عَدُوِّكُمْ وَالْفِطْرُ أَقْوَى لَكُمْ فَأَفْطِرُوا} رواه مسلم.
“Quả thật, sáng các ngươi sẽ gặp kẻ thù, việc không nhịn chay sẽ tạo sức mạnh cho các ngươi, bởi thế, các ngươi hay ăn uống (không được nhịn chay nữa)” (Muslim).
Việc các vị Sahabah đã tiến gần đến kẻ thù và việc họ cần đến sức mạnh khi gặp kẻ thù là nguyên nhân để không nhịn chay trong khi việc đi đường thì không nói đến nguyên nhân tại sao được phép không nhin chay.
Riêng việc cho phép không nhịn chay đối với việc đi đường thì Thiên sứ của Allah e nói:
{هِىَ رُخْصَةٌ مِنَ اللهِ فَمَنْ أَخَذَ بِهَا فَحَسَنٌ وَمَنْ أَحَبَّ أَنْ يَصُومَ فَلاَ جُنَاحَ عَلَيْهِ} رواه مسلم.
“Đó là sự giảm nhẹ từ nơi Allah, bởi thế, ai tiếp nhận nó thì đó là điều tốt, còn ai thích nhịn chay thì cũng không mang tội.”(Muslim).
Thiên sứ của Allah e đi đường trong Ramadan ở hầu hết các trận chiến: trong trận chiến Badr, trong trận chinh phục Makkah.
Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về khoảng cách bao xa được cho là đi đường xa
Thiên sứ của Allah e không qui định cụ thể khoảng cách đi đường bao xa mà người nhịn chay được phép không nhịn chay, và không bằng chứng xác thực nào nói lên điều đó.
Quả thật, vị Sahabah Dahiyah Al-Kalbi đã không nhịn chay khi đi đường khoảng ba dặm và ông thường nói với những ai nhịn chay: quả thật, các người đã ghét bỏ sự chỉ đạo của Muhammad e.
Các vị Sahabah khi muốn đi đường thì họ hủy sự nhịn chay mà không cần xem xét rằng đã đi khỏi nhà cửa của ngôi làng hay chưa và họ nói rằng đó là Sunnah của Thiên sứ e như Ubaid bin Jabbar đã nói: “Tôi lên thuyền cùng với Abu Basrah Al-Ghafaary, một vị Sahabah của Thiên sứ để khởi hành từ Al-Fastaat trong tháng Ramadan. Chưa qua khỏi nhà cửa thì ông ta đã cho gọi mang tấm trải đựng thức ăn đến. Tôi nói: Chẳng phải vẫn còn nhìn thấy nhà cửa hay sao? Ông Abu Basrah nói: Chẳng lẻ anh không muốn làm theo Sunnah của Thiên sứ e à?!” (Hadith do Abu Dawood và Ahmad ghi lại).
Muhammad bin Ka’ab nói: “Tôi đến gặp Anas bin Malik trong tháng Ramadan lúc ông chuẩn bị đi đường, con vật cưỡi đã được chuẩn bị, ông mặc áo đi đường và gọi người mang thức ăn đến và ăn. Tôi nói với ông: đó là điều Sunnah à? Ông nói: Đúng vậy, đây là điều Sunnah. Rồi ông cưỡi và khởi hành”.
Học giả Tirmizdi nói: Hadith này tốt; còn học giả Addaaraqutni nói: Anas đã ăn khi mặt trời gần lặn khuất.
Đây là những chứng tích rõ rệt cho ai muốn đi đường trong suốt ban ngày của Ramadan được phép không nhịn chay.
Sự hướng dẫn của Thiên sứ e trong vấn đề tắm Junub
Thiên sứ của Allah e đã từng trong tình trạng Junub (chưa tắm sau khi đã quan hệ giao hợp) với vợ của Người khi đến giờ Salah Fajar. Người đã tắm sau Azaan Fajar và nhịn chay.
Thiên sứ của Allah e thường hôn một số bà vợ của Người trong lúc Người đang nhịn chay Ramadan([3]), và Người thường súc miệng với nước trong lúc nhịn chay.
Sự hướng dẫn của Thiên sứ e về việc ăn hoặc uống do quên
Ai ăn hoặc uống do quên thì không phải nhịn chay bù lại bởi vì đó là do Allah I đã cho y ăn và cho y uống, chứ đó không phải là sự ăn uống đến từ chủ tâm của y. Việc ăn uống do quên giống như việc ăn uống trong lúc ngủ và nếu hành vi của người đang ngủ không được qui tội thì hành vi của người quên cũng không được qui tội.
Những điều làm hư sự nhịn chay
Những gì xác thực đến từ Thiên sứ của Allah e cho thấy rằng những điều làm hư sự nhịn chay là: ăn, uống, giác lể, và nôn mửa.
Còn Kinh Qur’an thì chỉ ra rằng việc quan hệ tình dục là điều làm hư sự nhịn chay giống như ăn và uống, điều này không có sự bất đồng quan điểm trong giới học giả. Còn việc kẻ viền đen cho mắt chẳng ảnh hưởng gì đến việc nhịn chay cả.
Thiên sứ của Allah e có dùng Siwaak trong lúc Người nhịn chay, đây là điều xác thực.
Imam Ahmad ﷺ nói rằng Thiên sứ của Allah e có xối nước tắm từ trên đầu xuống trong lúc Người đang nhịn chay; và Người e có súc miệng, súc mũi trong lúc đang nhịn chay nhưng Người cấm người nhịn chay hít quá mạnh trong lúc súc mũi.
Imam Ahmad ﷺ cũng nói rằng việc cho rằng Thiên sứ của Allah e có giác lể trong lúc Người đang nhịn chay là không xác thực.
Và cũng không xác thực khi nói rằng Thiên sứ của Allah e cấm người nhịn chay dùng Siwaak vào đầu và cuối ngày.
([1]) Thực tế các bác sĩ khuyến cáo nên ăn đồ ngọt tại một số thời điểm, trong đó có một thời điểm mà theo lời khuyên của họ: Thời điểm cơ thể mệt mỏi hay khi bị đói, nhiệt lượng trong cơ thể mất đi quá nhiều, cơ thể suy nhược, ăn một ít đồ ngọt, lượng đường trong đó có thể được máu hấp thụ nhanh hơn các thức ăn thông thường khác nên sẽ nhanh chóng bổ sung năng lượng cho cơ thể.
([2]) Những nhà nghiên cứu tại Luân Đôn đã chỉ ra rằng quả chà là có chứa rất nhiều các loại khoáng chất, ít nhất là 15 loại với hàm lượng cao Kali, Selen, Ma-giê… Kali là khoáng chất quan trọng giúp cơ thể chống lại bệnh cao huyết áp – một trong số những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tim. Một chén chà là chứa khoảng 964mg Kali, chiếm khoảng 28% nhu cầu Kali cần thiết hàng ngày. Khi lượng Kali trong cơ thể tăng lên, chúng sẽ giúp bài tiết Natri, từ đó làm giảm huyết áp.
([3]) Tuy nhiên, Thiên sứ của Allah e là người có thể kiềm hãm được bản thân, nhưng những ai khác ngoài Người thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Chính vì lẽ đó mà giới học giả cho rằng việc làm này là Makruh (nên bỏ thì tốt hơn) đối với người đang nhịn chay vì sợ không thể kiềm chế được bản thân.