×
Huynh Đệ Trong Islam: Đây là bài thuyết giảng thứ sáu phân tích tầm quan trọng của tình cảm anh đồng đạo và địa vị tình cảm này trong Islam, trong những việc đầu tiên mà Nabi – cầu xin Allah ban bình an & phúc lành cho Người – đã thực hiện sau khi vào Madinah là kết nghĩa anh em cho những người Muhaajireen với những người Ansaar - cầu xin Allah hài lòng về họ -.

    Huynh Đệ Trong Islam

    ] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

    Biên soạn

    Abu Zaytune Usman Ibrahim

    Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa

    2014 - 1436

    الأخوة في الإسلام

    « باللغة الفيتنامية »

    جمع وترتيب:

    أبو زيتون عثمان إبراهيم

    مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

    2014 - 1436

    Phần Một

    إِنَّ الحَمْدَ لِلَّهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِيْنُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ، وَنَعُوْذُ بِاللهِ مِنْ شُرُوْرِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِ اللهُ فَلاَ مُضِلَّ لَهُ، وَ مَنْ يُضْلِلْ فَلاَ هَادِيَ لَهُ. وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ

    ﴿يَاأَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا اتَّقُوا اللَّهَ حَقَّ تُقَاتِهِ وَلا تَمُوتُنَّ إِلا وَأَنْتُمْ مُسْلِمُونَ﴾ [سورة آل عمران : 102]

    ﴿يَاأَيُّهَا النَّاسُ اتَّقُوا رَبَّكُمُ الَّذِي خَلَقَكُمْ مِنْ نَفْسٍ وَاحِدَةٍ وَخَلَقَ مِنْهَا زَوْجَهَا وَبَثَّ مِنْهُمَا رِجَالا كَثِيرًا وَنِسَاءً وَاتَّقُوا اللَّهَ الَّذِي تَسَاءَلُونَ بِهِ وَالأرْحَامَ إِنَّ اللَّهَ كَانَ عَلَيْكُمْ رَقِيبًا﴾ [سورة النساء : 1]

    ﴿يَاأَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا اتَّقُوا اللَّهَ وَقُولُوا قَوْلا سَدِيدًا يُصْلِحْ لَكُمْ أَعْمَالَكُمْ وَيَغْفِرْ لَكُمْ ذُنُوبَكُمْ وَمَنْ يُطِعِ اللَّهَ وَرَسُولَهُ فَقَدْ فَازَ فَوْزًا عَظِيمًا﴾ [سورة الأحزاب: 70 ، 71]

    Khi đến Madinah, việc đầu tiên mà Thiên sứ của Allah e tiến hành làm sau khi đã dựng lên Masjid Annababawi là kết nghĩa tình huynh đệ đồng đạo giữa những người Ansaar (cư dân Madinah) và những người Muhajir (từ Makkah đến).

    Tại sao Thiên sứ của Allah e lại bắt đầu với việc làm này, nó mang ý nghĩa gì trong Islam? Câu trả lời không cần phải do dự và suy nghĩ, đó là bởi vì tình huynh đệ trong Islam là nền tảng vững chắc và yếu tố cần thiết tạo nên sức mạnh cho sự tồn tại của cộng đồng tín đồ Islam; không những vậy, tình huynh đệ đồng đạo là bản chất và tinh thần của Islam như Allah I đã phán:

    ﴿إِنَّمَا ٱلۡمُؤۡمِنُونَ إِخۡوَةٞ﴾ [سورة الحجرات: 10]

    {Quả thật, chỉ những người có đức tin mới là anh em của nhau.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 10).

    Một trong những hình ảnh đẹp mang đậm bản chất của tinh thần Islam cũng như biểu hiện đức tin Iman trọn vẹn của các vị Sahabah ở việc thể hiện tình huynh đệ đồng đạo khi được Thiên sứ của Allah e kết nghĩa tình anh em giữa họ lại với nhau là hình ảnh của hai vị Sahabah: Abdurrahman bin Awf và Sa’ad bin Arrabi’a (cầu xin Allah hài lòng về họ). Hai vị Sahabah này khi được Thiên sứ của Allah e kết nghĩa anh em với nhau thì Sa’ad bin Arrabi’a nói với Abdurrahman bin Awf t: “Tôi là người giàu có nhất trong những người Ansaar, tôi sẽ chia cho anh phân nửa tài sản của tôi .. và tôi có hai người vợ, anh cứ xem yêu quý người nào thì nói với tôi .. tôi sẽ ly dị và anh sẽ cưới cô ta”. Sa’ad bin Arrabi’a t nói một cách chân thành và bằng cả tấm lòng chứ không “nói suông”. Abdurrahman bin Awf t hiểu được tấm lòng chân thành và cảm nhận được tính rộng lượng, sự hào phóng và nghĩa khí của Sa’ad, nhưng không vì thế mà sinh lòng ham và có ý lợi dụng, Abdurrahman bin Awf t nói với người anh em tốt bụng của mình, Sa’ad: “Cầu xin Allah ban phúc lành cho tài sản của anh và gia đình của anh, tôi thực sự cảm kích lòng tốt của anh ..”. Nói xong rồi ông xin mọi người chỉ cho ông khu chợ, mọi người đã chỉ ông đến khu chợ Bani Qainuqa’ và ông ra chợ và tự mình tìm cách mưu sinh.

    Đây chỉ là một hình ảnh tiêu biểu trong nhiều hình ảnh cao đẹp và sáng ngời về tình anh em đồng đạo của các vị Sahabah y. Nếu chúng ta ngược dòng thời gian trở về với họ qua các tiểu sử cuộc sống và sự hành đạo của họ thì chắc chắn chúng ta sẽ thấy ở nơi họ những phẩm chất đạo đức cao đẹp cùng với tinh thần Islam vô cùng mãnh liệt, đặc biệt là nghĩa cữ cao đẹp trong tình huynh đệ đồng đạo giữa họ với nhau.

    Những hình ảnh về tình yêu thương và trái tim luôn nghĩ tới nhau giữa tình anh em đồng đạo trong Islam đã được lịch sử gìn giữ trải qua bao thời đại. Một trong những hình ảnh tiêu biểu cho nghĩa cử cao đẹp này là những gì được Umar t kể lại, ông nói: “Một vị Sahabah trong các vị Sahabah của Thiên sứ e được biếu cho một cái đầu cừu thì anh ta nói: “quả thật, có một người anh em cần nó hơn tôi”. Thế là, anh ta mang nó để tìm đến người kia, người kia lại mang đi cho người anh em khác vì nghĩ rằng người đó cần hơn mình, cứ như thế, cái đầu cừu được di chuyển lần lượt từ người này đến người khác thành một vòng tròn và cuối cùng trở lại cho người đầu tiên”. (Al-Ihya’ 3/273).

    Đó là phẩm chất đạo đức cao đẹp của họ, là nghĩa cử cao quý và đích thực của tình anh em đồng đạo Islam trong thời của các vị Sahabah cao quý y.

    Có lẽ những hình ảnh cao đẹp của các vị Sahabah không dễ tìm thấy trong cộng đồng Muslim của chúng ta ở thời đại ngày nay, tuy nhiên, là người Muslim, là người có đức tin nơi Allah, tin nơi cuộc sống cõi Đời Sau, tin nơi sự thưởng phạt của Ngày Phán Xét cuối cùng, tin nơi Thiên Đàng với sự hưởng thụ khoái lạc và niềm hạnh phúc bất tận, và tin nơi Hỏa Ngục, chốn đọa đày và đau khổ tột cùng chưa từng có trên thế gian, thì chúng ta cần phải luôn ghi nhớ những lời răn dạy của Allah I và Thiên sứ của Ngài e để mà phấn đấu và rèn luyện bản thân.

    Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:

    ﴿إِنَّمَا ٱلۡمُؤۡمِنُونَ إِخۡوَةٞ فَأَصۡلِحُواْ بَيۡنَ أَخَوَيۡكُمۡۚ وَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ لَعَلَّكُمۡ تُرۡحَمُونَ ١٠﴾ [سورة الحجرات: 10]

    {Quả thật, chỉ những người có đức tin mới là anh em của nhau. Bởi thế, các ngươi hãy giải hòa giữa hai người anh em của các ngươi và các ngươi hãy kính sợ Allah, mong rằng các ngươi được thương xót (nơi Ngài).} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 10).

    Tình anh em đồng đạo có thể nói còn lớn hơn cả tình máu mủ ruột thịt bởi tình anh em máu mủ có thể bị cắt đứt bởi sự khác tôn giáo còn tình anh em đồng đạo không hề bị cắt đứt bởi sự không có quan hệ máu mủ mà tình anh em đồng đạo được củng cố bền vững bởi đức tin Iman và lòng Taqwa.

    Thiên sứ của Allah nói:

    ((لاَ تَحَاسَدُوا وَلاَ تَنَاجَشُوا وَلاَ تَبَاغَضُوا وَلاَ تَدَابَرُوا وَلاَ يَبِعْ بَعْضُكُمْ عَلَى بَيْعِ بَعْضٍ وَكُونُوا عِبَادَ اللهِ إِخْوَانًا. الْمُسْلِمُ أَخُو الْمُسْلِمِ لاَ يَظْلِمُهُ وَلاَ يَخْذُلُهُ وَلاَ يَحْقِرُهُ. التَّقْوَى هَا هُنَا)) رواه مسلم.

    “Các ngươi chớ ghen tị và đố kỵ nhau, chớ thăm dò và theo dõi nhau, chớ thù ghét nhau, chớ quay lưng với nhau, và chớ mua bán chèn ép và lấn lướt trên mua bán của nhau, mà các ngươi hãy là những người bề tôi của Allah trong tình anh em đồng đạo. Người Muslim là anh em của người Muslim, người Muslim chớ bất công, hạ thấp và khinh miệt người Muslim. Lòng Taqwa (sự kính sợ và ngoan đạo) là ở đây.”. Thiên sứ của Allah lấy tay chỉ vào ngực của Người. (Hadith do Muslim ghi lại).

    Đây là lời răn dạy về cách hành xử với nhau giữa các anh em đồng đạo Muslim, chỉ cần chúng ta loại trừ được những bản chất và tính khí xấu này khỏi con người của chúng ta thì chúng ta mới có thể duy trì được tình huynh đệ tốt đẹp trong Islam.

    Trong lời dặn dò của Thiên sứ e, có một số bản chất xấu và cực kỳ tai hại mà người Muslim cần phải cố gắng tránh xa hoặc cần phải cố gắng loại trừ chúng khỏi trái tim nếu chúng tồn tại trong đó. Những bản chất đó là lòng đố kỵ và ghen tị; theo dõi và dọ thám; thù ghét; và quay lưng cắt đứt quan hệ với nhau.

    Ä Lòng đố kỵ và ghen tỵ là nguyên nhân chính khiến Iblis bất tuân Allah I và trở thành kẻ phản nghịch Kafir. Khi Allah I ra lệnh bảo Iblis cúi đầu phủ phục trước Adam u để tỏ lòng thành kính thì hắn đã không làm theo mệnh lệnh, hắn mang sự đố kỵ và ghen tị trong lòng với Adam, hắn cho rằng Adam u chỉ được tạo ra từ đất rẻ mạt không đáng để hắn tỏ lòng thành kính bởi hắn tốt hơn và cao quí hơn rất nhiều do hắn được tạo ra từ lửa mạnh mẽ và quyền lực hơn.

    Lòng đố kỵ và ghen tỵ là nguyên nhân của sự thù hằn và giết chóc đầu tiên trến mặt đất. Qabil vì sự đố kỵ và ganh tị với người anh em ruột thịt của mình Habil do Allah chấp nhận vật tế của Habil mà không đón nhận vật tế của mình nên đã xuống tay giết chết Habil.

    Lòng đố kỵ và ghen tỵ còn hủy hoại hết ân phước, công đức của người Muslim mà y không hề hay biết, như Thiên sứ của Allah e nói:

    ((إِيَّاكُمْ وَالْحَسَدَ فَإِنَّ الْحَسَدَ يَأْكُلُ الْحَسَنَاتِ كَمَا تَأْكُلُ النَّارُ الْحَطَبَ)) رواه أبو داود.

    “Các ngươi hãy tránh xa lòng đố kỵ và ghen tỵ, bởi quả thật lòng đố kỵ và ghen tỵ sẽ ăn hết ân phước và công đức của các ngươi giống như lửa ăn củi khô vậy.” (Abu Dawood).

    Người mang lòng đố kỵ và ghen tỵ là như thế nào? Các học giả nói rằng người mang lòng đố kỵ và ghen tỵ là người mong muốn ân huệ của người khác tan biến chẳng hạn như thấy người khác giàu có thì muốn cho người ta nghèo, thấy người khác có công ăn việc làm tốt thì muốn cho người ta mất việc, .. hoặc coi bản thân mình mới xứng đáng còn người khác thì không chẳng hạn như một người thấy đồng nghiệp của mình được thăng chức thì cho rằng người đó không xứng đáng mà mình mới xứng đáng được thăng chức, hay một người nhìn thấy ai đó đảm trách một công việc thì y nghĩ rằng công việc đó mang lại lợi ích và tiếng tâm nên y mong muốn mình phải đảm nhiệm và cho rằng chỉ có y mới xứng đáng còn người đó thì không.

    Ä Bản chất xấu và tai hại thứ hai mà người Muslim cần phải tránh là sự thù ghét lẫn nhau, và bản chất này cũng từ lòng đố kỵ và ghen tị mà ra. Người Musim nào không thể loại bỏ bản chất xấu này thì có nghĩa rằng y đi ngược lại với tinh thần và bản chất của Islam, đi ngược lại với đức tin Iman. Thiên sứ của Allah e nói:

    ((لا يُؤْمِنُ أَحَدُكُمْ حَتَّى يُحِبَّ لأَخِيهِ مَا يُحِبُّ لِنَفْسِهِ)) رواه البخاري ومسلم

    “Đức tin Iman của ai đó trong các ngươi sẽ không được hoàn thiện cho đến khi nào các ngươi biết yêu thương người anh em của mình giống như yêu thương chính bản thân.” (Albukhari, Muslim).

    Trong một Hadith Sahih, Thiên sứ của Allah e nêu ra bảy tốp người được che mát dưới bóng mát của Allah I vào một ngày không có bóng mát nào ngoài bóng mát của Ngài. Nằm trong bảy tốp người hưởng được đặc ân đó là những người yêu thương nhau vì Allah I, họ hợp lại vì Allah và chia tay cũng vì Ngài.

    Đó là tinh thần, là bản chất của Islam và đức tin Iman. Có người nói rằng là con người thì không ai tránh khỏi sự giận hờn và hỉ nộ khi có ai đó bất công với mình, bởi vì đó cảm xúc rất tự nhiên và rất bản năng vốn có của con người. Lời nói này hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, Allah muốn chúng ta chế ngự cơn giận, muốn chúng ta rèn luyện tính kiên nhẫn chịu đựng và Ngài muốn chúng ta xí xóa, thông cảm và độ lượng và tha thứ cho nhau. Đây chính là phẩm chất cao đẹp của một người Muslim, một người có đức tin muốn được ân phước nơi Allah. Allah phán:

    ﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ كُتِبَ عَلَيۡكُمُ ٱلۡقِصَاصُ فِي ٱلۡقَتۡلَىۖ ٱلۡحُرُّ بِٱلۡحُرِّ وَٱلۡعَبۡدُ بِٱلۡعَبۡدِ وَٱلۡأُنثَىٰ بِٱلۡأُنثَىٰۚ فَمَنۡ عُفِيَ لَهُۥ مِنۡ أَخِيهِ شَيۡءٞ فَٱتِّبَاعُۢ بِٱلۡمَعۡرُوفِ وَأَدَآءٌ إِلَيۡهِ بِإِحۡسَٰنٖۗ ذَٰلِكَ تَخۡفِيفٞ مِّن رَّبِّكُمۡ وَرَحۡمَةٞۗ فَمَنِ ٱعۡتَدَىٰ بَعۡدَ ذَٰلِكَ فَلَهُۥ عَذَابٌ أَلِيمٞ ١٧٨﴾ [سورة البقرة: 178]

    {Hỡi những người có đức tin, luật Qisaas về việc giết người được qui định như sau: sinh mạng của một người tự do đổi lấy sinh mạng của một người tự do; sinh mạng của một người nô lệ đổi lấy sinh mạng của một người nô lệ; một người phụ nữ đổi lấy một người phụ nữ; nhưng nếu phạm nhân nào được anh (em) của nạn nhân lượng thứ cho phần nào thì hãy làm theo yêu cầu hợp lý của y và bồi thường cho nạn nhân một cách tốt đẹp. Đây là sự giảm khinh và là sự khoan dung từ Thượng Đế của các ngươi. Bởi thế, sau các qui định nêu trên, ai vượt quá mức giới hạn thì sẽ bị trừng trị đích đáng.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 178).

    Ngay cả việc giết người, một cái tội mà Allah I qui định dùng mạng để trả mạng thì Ngài vẫn kêu gọi sự thông cảm và xí xóa từ bên phía nạn nhân dành cho phạm nhân.

    Việc thông cảm, xí xóa và tha thứ cho người anh em Muslim của mình sẽ được Allah ban cho Thiên Đàng, như một Hadith Sahih thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đã chỉ ra một người đàn ông thuộc cư dân nơi Thiên Đàng cho các vị Sahabah biết. Và người đàn ông đó không phải là vị Sahabah thường xuyên sát cánh với Thiên sứ cũng không phải là người hành đạo nổi trội hay đặc biệt hơn người khác, ông ta chỉ thực hiện trọn các nghĩa vụ và bổn phận của Islam chứ không hề làm thêm bất cứ một điều Sunnah nào khác, tuy nhiên, chỉ có một điều duy nhất khiến ông ta được Thiên sứ của Allah báo tin là người của Thiên Đàng, đó là hằng đêm trước khi ông đặt đầu lên gối để ngủ thì ông luôn nói với lòng mình: “Mình tha thứ, xí xóa và bỏ qua hết cho những ai đã làm lỗi với mình trong ngày hôm nay”.

    Thăm dò, theo dõi với ý muốn soi mói và bới móc lỗi lầm cũng như chuyện không hay của người anh em đồng đạo là một bản chất xấu mà Thiên sứ của Allah e đã khuyến cáo.

    Bản chất này hay việc làm này cũng xuất phát từ lòng đố kỵ và thù ghét mà ra, bởi vì khi có sự đố kỵ trong lòng thì sẽ có sự căm ghét và khi đã căm ghét thì luôn có thành kiến, và khi có thành kiến thì chuyện gì cũng nghi ngờ, và sự nghi ngờ dẫn đến dọ xét và theo dõi. Allah I phán:

    ﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱجۡتَنِبُواْ كَثِيرٗا مِّنَ ٱلظَّنِّ إِنَّ بَعۡضَ ٱلظَّنِّ إِثۡمٞۖ وَ لَا تَجَسَّسُواْ﴾ [سورة الحجرات: 12]

    {Hỡi những ai có đức tin! Hãy tránh nghi kỵ càng nhiều càng tốt. Quả thật, sự nghi kỵ trong một vài trường hợp là một tội và chớ dọ thám ...} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 12).

    Allah phán nhắc nhở người Muslim rằng, đôi lúc sự nghi ngờ là một tội lỗi bởi vì sự nghi ngờ không đúng sẽ dẫn đến điều vu khống và vu khống là một đại trọng tội trong Islam.

    Thật ra trong cuộc sống, có nhiều sự việc, nhiều cảnh tượng, khi chúng ta nhìn vào thì những gì chúng ta thấy lại không mang ý nghĩa giống như những gì chúng ta đã nhìn thấy.

    Có một nhóm người đang ngồi, trong đó có một vài người Muslim. Bổng nhiên, từ đằng xa xuất hiện một người đàn ông lạ mặt chạy đến. Người đàn ông chạy đến có gương mặt rất ngầu và có vẻ hung tợn, nhìn không mấy thân thiện, ông ta có thân hình vạm vỡ và khỏe, ông ta chạy đến với thân người cởi trần, trên người thì dính đầy máu me, trên tay lại cầm con con dao sắt bén. Khi đến chỗ của nhóm người đang ngồi thì ông ta la lên hỏi: Ở đây ai là người Muslim? Cả nhóm người đều lắc đầu bởi vì ai cũng sợ, một vài người Muslim trong nhóm càng hoảng hơn và không dám nhận mình là Muslim bởi vì họ nghĩ rằng với bộ dạng của người đàn ông này thì chắc chắn ông ta chỉ muốn chuyện chẳng lành với người Muslim thôi. Sau khi hỏi tìm người Muslim nhưng không tìm thấy thì người đàn ông đó quay đi. Một lát sau, người đàn ông đó quay lại và đội trên đầu một con dê, tay vẫn cầm con dao. Ông chạy đến và hỏi: “Ở đây có ai là người Muslim không, tôi muốn nhờ giúp giết con dê này theo cách của Islam!”. Giờ cả nhóm người đang ngồi kia mới vỡ lẽ ra và hiểu được ý đồ của người đàn ông lạ mặt đó.

    Câu chuyện là một hình ảnh thí dụ rằng không phải những gì chúng ta nhìn thấy đều mang ý nghĩa giống như những gì chúng ta thấy, cho nên, chúng ta chớ vội vã và hấp tấp kết luận một điều gì đó khi chưa thực sự rõ bởi cảnh tượng chưa thể nói lên nội dung đích thực của sự việc.

    Cuộc sống trần gian không phải lúc nào cũng êm ả, cũng phẳng lặng và bình yên mà nó luôn xen lẫn với sự gập ghềnh, trắc trở và sống gió, nó cũng giống như cảm xúc của con người có lúc đầy tình thương, yêu mến, hài hòa và vui vẻ nhưng có lúc lại phẫn nộ, thù ghét, khó chịu và gây go nhưng chỉ cần người Muslim biết kiên nhẫn, có tình yêu thương của Islam, có lòng Taqwa và có đức tin Iman trọn vẹn thì chắc chắn y sẽ xí xóa, sẽ bao dung, và sẽ tha thứ để duy trì nghĩa cử cao đẹp của tình huynh đệ đồng đạo trong Islam.

    Thiên sứ của Allah e nói:

    ((الْمُؤْمِنُ الَّذِى يُخَالِطُ النَّاسَ وَيَصْبِرُ عَلَى أَذَاهُمْ أَعْظَمُ أَجْراً مِنَ الَّذِى لاَ يُخَالِطُ النَّاسَ وَلاَ يَصْبِرُ عَلَى أَذَاهُمْ)) رواه أحمد.

    “Người có đức tin hòa nhập với mọi người và kiên nhẫn trước những điều phiền hà và gây hại của họ sẽ được ban ân phước to lớn hơn người có đức tin không hòa nhập với mọi người và không kiên nhẫn chịu đựng trước những điều phiền hà và gây hại của họ” (Ahmad).

    Dù có chuyện xích mích dẫn đến hiềm khích giữa hai người Muslim với nhau thì chúng ta hãy dùng đức tin Iman, lòng Taqwa và tình anh em đồng đạo trong Islam mà hóa giải và hàn gắn trở lại; chúng ta hãy nghĩ đến phần thưởng mà Allah dành cho người nào có đức tin biết loại bỏ cái tôi của bản thân mà yêu thương xí xóa cho người anh em đồng đạo của mình. Chúng ta hãy lắng nghe những lời răn dạy của Thiên sứ Muhammad vĩ đại của chúng ta để rèn luyện cho bản thân mình:

    ((أَنَّ رَجُلاً زَارَ أَخًا لَهُ فِى قَرْيَةٍ أُخْرَى فَأَرْصَدَ اللهُ لَهُ عَلَى مَدْرَجَتِهِ مَلَكًا فَلَمَّا أَتَى عَلَيْهِ قَالَ أَيْنَ تُرِيدُ قَالَ أُرِيدُ أَخًا لِى فِى هَذِهِ الْقَرْيَةِ. قَالَ هَلْ لَكَ عَلَيْهِ مِنْ نِعْمَةٍ تَرُبُّهَا قَالَ لاَ غَيْرَ أَنِّى أَحْبَبْتُهُ فِى اللهِ عَزَّ وَجَلَّ. قَالَ فَإِنِّى رَسُولُ اللهِ إِلَيْكَ بِأَنَّ اللهَ قَدْ أَحَبَّكَ كَمَا أَحْبَبْتَهُ فِيهِ)) رواه ومسلم.

    “Có một người đàn ông đi viếng người anh em của anh ta ở một ngôi làng nọ, trên đường đi của anh ta Allah đã cử xuống một vị Thiên Thần (dưới hình của một người phàm). Vị Thiên thần hỏi anh ta: Anh muôn đi đâu? Anh ta nói: Tôi muốn đi viếng người anh em của tôi ở làng này. Vị Thiên thần hỏi: Anh có mối quan hệ thân thiết nào với người đó không? Anh ta nói: Không, tôi viếng người đó chỉ vì tôi yêu quý người đó trong con đường của Allah. Vị Thiên thần của Allah nói: Quả thật, ta là Thiên sứ của Allah được Ngài cử đến để báo cho ngươi biết rằng quả thật Allah đã yêu quý ngươi giống như ngươi đã yêu quí người đó vì con đường chính nghĩa của Ngài.” (Muslim).

    ((قِتَالُ الْمُؤْمِنِ كُفْرٌ وَسِبَابُهُ فُسُوقٌ وَلاَ يَحِلُّ لِمُسْلِمٍ أَنْ يَهْجُرَ أَخَاهُ فَوْقَ ثَلاَثَةِ أَيَّامٍ)) رواه أحمد.

    “Giết người có đức tin là Kufr (vô đức tin), chửi và nhục mạ người có đức tin là hành động xấu và tội lỗi, và người Muslim không được phép bỏ người anh em của mình (tức không nhìn mặt và không nói chuyện với người anh em của mình) quá ba ngày.” (Ahmad).

    ((لاَ تَبَاغَضُوا ، وَلاَ تَحَاسَدُوا ، وَلاَ تَدَابَرُوا ، وَكُونُوا عِبَادَ اللهِ إِخْوَانًا ، وَلاَ يَحِلُّ لِمُسْلِمٍ أَنْ يَهْجُرَ أَخَاهُ فَوْقَ ثَلاَثَةِ أَيَّامٍ)) رواه البخاري ومسلم.

    “Các ngươi chớ ghen tị và đố kỵ nhau, chớ thăm dò và theo dõi nhau, chớ thù ghét nhau, chớ quay lưng với nhau, và chớ mua bán chèn ép nhau, mà các ngươi hãy là những người bề tôi của Allah trong tình anh em đồng đạo. và người Muslim không được phép bỏ người anh em của mình (tức không nhìn mặt và không nói chuyện với người anh em của mình) quá ba ngày.” (Albukhari, Muslim).

    ((مَنْ تَوَاضَعَ لِلهِ دَرَجَةً رَفَعَهُ اللهُ دَرَجَةً حَتَّى يَجْعَلَهُ فِى عِلِّيِّينَ وَمَنْ تَكَبَّرَ عَلَى اللهِ دَرَجَةً وَضَعَهُ اللهُ دَرَجَةً حَتَّى يَجْعَلَهُ فِى أَسْفَلِ السَّافِلِينَ)) رواه أحمد.

    “Ai hạ mình khiêm tốn vì Allah một bậc Allah sẽ nâng người đó lên một bậc, cứ như thế Ngài sẽ ghi danh y vào trong Illi-yeen (sổ bộ ghi danh những người nơi Thiên Đàng); còn ai tự cao một bậc trước Allah thì Allah sẽ hạ y xuống một bậc và cứ như thế Ngài sẽ hạ y xuống tận cùng ở dưới đáy.” (Ahmad).

    ((ثَلاَثٌ مَنْ كُنَّ فِيهِ وَجَدَ حَلاَوَةَ الإِيمَانِ أَنْ يَكُونَ اللهُ وَرَسُولُهُ أَحَبَّ إِلَيْهِ مِمَّا سِوَاهُمَا ، وَأَنْ يُحِبَّ الْمَرْءَ لاَ يُحِبُّهُ إِلاَّ لِلَّهِ، وَأَنْ يَكْرَهَ أَنْ يَعُودَ فِى الْكُفْرِ كَمَا يَكْرَهُ أَنْ يُقْذَفَ فِى النَّارِ)) رواه البخاري ومسلم.

    “Ba điều mà ai có nó trong lòng mình thì y sẽ tìm thấy vị ngọt của đức tin Iman: yêu thương Allah và Thiên sứ của Ngài hơn bất cứ ai (vật) khác, yêu thương một người chỉ vì Allah, và ghét quay lại với Kufr giống như ghét bị ném vào trong lửa.” (Albukhari, Muslim).

    اللهم أَعِزَّ الْإِسْلَامَ وَالمُسْلِمِيْنَ، وَأَذِلَّ الشِّرْكَ وَالْمُشْرِكِيْنَ، وَدَمِّرْ أَعْدَاءَ الدِّيْنِ، وَاجْعَلْ هذَا الْبَلَدَ آمنًا مُطْمَئِنًّا وَسَائِرِ بِلَادِ الْمُسْلِمِيْنَ.

    اللهم أَصْلِحْ أَحْوَالَ الْمُسْلِمِيْنَ، اللهم أَصْلِحْ أَحْوَالَ الْمُسْلِمِيْنَ فِيْ كُلِّ مَكَانٍ، اللهم اجْمَعْهُمْ عَلَى الْحَقِّ وَالْهُدَى،

    اللهم إِنَّا نَسْأَلُكَ الْعَفْوَ وَالْعَافِيَةَ وَالْمُعَافَاةَ الدَّائِمَةَ فِيْ الدِّيْنَ وَالدُّنْيَا وَالْآخِرَةِ.

    اللهم وَفِّقْنَا لِلصَّالَحَات، وَكَفِّرْ عَنَّا السِّيِّئَات، وَتَقَبَّلْ صَلَاتَنَا وَصِيَامَنَا وَدُعَاءَنَا، وَصَالِحَ أَعْمَالِنَا إِنَّكَ أَنْتَ السَّمِيْعُ الْعَلِيْمُ، وَتُبْ عَلَيْنَا إِنَّكَ أَنْتَ التَّوَّابُ الرُّحِيْمُ.

    اللهم آتِ نُفُوْسَنَا تَقْوَاهَا، وَزَكِّهَا أَنْتَ خَيْرُ مَنْ زَكَّاهَا، أَنْتَ وَلِيُّهَا وَمَوْلَاهَا.

    ﴿رَبَّنَآ ءَاتِنَا فِي ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ حَسَنَةٗ وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ﴾ [البقرة: 201].

    ﴿سُبۡحَٰنَ رَبِّكَ رَبِّ ٱلۡعِزَّةِ عَمَّا يَصِفُونَ ١٨٠ وَسَلَٰمٌ عَلَى ٱلۡمُرۡسَلِينَ ١٨١ وَٱلۡحَمۡدُ لِلَّهِ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٨٢﴾ [سورة الصافات: 180 - 182]