Giáo Luật Zakah
Các danh mục
Full Description
Giáo Luật Zakah
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [
Biên soạn
Khối Dịch Thuật Văn Phòng Nghiên Cứu Kiến Thức Trường Đại Học Islam Tại Al-Madinah Al-Munawwarah
Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa
Kiểm duyệt: Abu Zaytune Usman bin Ibrahim
2012 - 1433
﴿ أحكام الزكاة ﴾
« باللغة الفيتنامية »
جمع وترتيب: قسم الترجمة للجامعة الإسلامية بالمدينة المنورة
ترجمة: محمد زين بن عيسى
مراجعة: أبو زيتون عثمان إبراهيم
2012 - 1433
!
Nhân Danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung
1- Định nghĩa Zakah:
& Theo tiếng Ả rập, Zakah có nghĩa là sự thanh lọc, phát triển và sự tăng thêm.
& Theo thuật ngữ giáo luật, Zakah có nghĩa là phần tài sản bắt buộc phải xuất cho những dạng người nhất định khi đã đến thời điểm và định mức phải xuất dựa trên những điều kiện nhất định theo giáo luật.
& Nói một cách dễ hiểu, Zakah là bổn phận của mỗi người Muslim có của dư dả phải xuất ra một phần để bố thí cho người nghèo, người khó khăn và những dạng người được giáo luật quy định khi nào đã đến thời điểm phải xuất theo quy định.
2- Tầm quan trọng của Zakah trong Islam:
Zakah là một trong năm nền tảng trụ cột của Islam, & Allah phán:
﴿وَأَقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتُواْ ٱلزَّكَوٰةَ ﴾ البقرة: ٤٣
{Và hãy dâng lễ nguyện Salah và xuất Zakah} Al-Baqarah: 43 (chương 2).
& Nabi e nói:
«بُنِىَ الْإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ، وَإِقَامِ الصَّلاَةِ، وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ ، وَالْحَجِّ ، وَصَوْمِ رَمَضَانَ»
“Islam được dựng trên năm trụ cột: Lời tuyên thệ chứng nhận không có Đấng thờ phượng nào khác xứng đáng được thờ phượng ngoài Allah duy nhất và Mohmammad là vị thiên sứ của Ngài, dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah, đi hành hương Hajj và nhịn chay Ramadan.” (Hadith do Al-Bukhary và Muslim ghi lại)
Allah sắc lệnh luật Zakah nhằm làm tinh khiết nguồn của cải và tăng phúc lộc cho chủ sở hữu, Ngài phán:
﴿خُذۡ مِنۡ أَمۡوَٰلِهِمۡ صَدَقَةٗ تُطَهِّرُهُمۡ وَتُزَكِّيهِم بِهَا﴾ التوبة: ١٠٣
{(Hỡi Muhammad) hãy lấy từ trong tài sản của họ dùng làm bố thí nhằm thanh lọc bản thân họ.} Al-Tawbah: 103 (chương 9).
Qua việc làm này, Ngài muốn các bề tôi của Ngài biết chia sẻ, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, người giàu có của dư dả giúp đỡ người nghèo khó thiếu ăn đói rách. Sự việc này thể hiện tính nhân đạo và tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”. Bên cạnh đó, Allah muốn trừ khử đi tính keo kiệt trong bản thân bề tôi của Ngài, và Ngài muốn làm cho xã hội tín đồ Muslim được ấm no và hạnh phúc trong sự đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.
3- Giới luật về Zakah:
Zakah là nghĩa vụ, là bổn phận của tất cả mọi người Muslim, những ai đã sở hữu số tài sản đến mức phải xuất và đã đến thời điểm phải xuất theo quy định của giáo luật, kể cả người chưa trưởng thành hay người bị mất trí như tâm thần hay điên dại thì người bảo hộ và quản lý tài sản cho họ phải có bổn phận xuất Zakah giùm họ. Người Muslim nào chống đối và cho rằng Zakah không phải bổn phận bắt buộc thì y sẽ trở thành Kafir (kẻ ngoại đạo), còn người Muslim nào không chịu xuất Zakah vì sự keo kiệt và tham lam thì họ là những kẻ nghịch đạo và mang tội với Allah, họ sẽ bị Allah trừng phạt ở ngày sau như Ngài đã khuyến cáo:
﴿وَٱلَّذِينَ يَكۡنِزُونَ ٱلذَّهَبَ وَٱلۡفِضَّةَ وَلَا يُنفِقُونَهَا فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ فَبَشِّرۡهُم بِعَذَابٍ أَلِيمٖ ٣٤ يَوۡمَ يُحۡمَىٰ عَلَيۡهَا فِي نَارِ جَهَنَّمَ فَتُكۡوَىٰ بِهَا جِبَاهُهُمۡ وَجُنُوبُهُمۡ وَظُهُورُهُمۡۖ هَٰذَا مَا كَنَزۡتُمۡ لِأَنفُسِكُمۡ فَذُوقُواْ مَا كُنتُمۡ تَكۡنِزُونَ ٣٥ ﴾ التوبة: ٣٤ – ٣٥
{Và có những kẻ dự trữ vàng và bạc nhưng không chi dùng nó cho chính nghĩa của Allah thì hãy báo cho họ biết về một hình phạt đau đớn. Vào ngày đó, số vàng bạc mà chúng đã tích trữ sẽ được nung đỏ trong lửa rồi được mang đóng vào trán, hông và lưng của chúng, (và có lời bảo chúng): “Đây chính là vật mà các ngươi đã tích trữ cho bản thân các ngươi. Thôi thì các ngươi hãy nếm lấy món mà các ngươi đã tích trữ đi nhé.”} Al-Tawbah: 34 – 35 (chương 9).
Nabi e nói:
((مَا مِنْ صَاحِبِ كَنْزٍ لَا يُؤَدِّي زَكَاتَهُ إِلَّا أُحْمِيَ عَلَيْهِ فِي نَارِ جَهَنَّمَ فَيُجْعَلُ صَفَائِحَ فَيُكْوَى بِهَا جَنْبَاهُ وَجَبِينُهُ حَتَّى يَحْكُمَ اللهُ بَيْنَ عِبَادِهِ فِي يَوْمٍ كَانَ مِقْدَارُهُ خَمْسِينَ أَلْفَ سَنَةٍ ثُمَّ يَرَى سَبِيلَهُ إِمَّا إِلَى الْجَنَّةِ وَإِمَّا إِلَى النَّارِ...))
“Không một ai tích trữ vàng bạc rồi không chịu xuất Zakah mà lại không bị lôi đến hỏa ngục để được người ta dùng bản kim loại đốt nóng ấn lên hông, lên trán của hắn cho đến khi nào Allah phán xét tất cả mọi bề tôi của Ngài vào một ngày mà thời gian của nó dài tới năm chục ngàn năm. Và lúc bấy giờ hắn sẽ biết rõ hắn sẽ đến được với Thiên Đàng hay hắn phải bị đày trong Hỏa Ngục.” Hadith do Al-Bukhary và Muslim ghi lại.
4- Các Điều kiện bắt buộc xuất Zakah:
+ Islam (tức phải là người Muslim, còn người Kafir thì không bắt buộc)
+ Tự do, tức người làm chủ bản thân của y, y không phải là người lệ thuộc vào một ai khác, bởi người nô lệ và người Kitabiyah (người cam kết tự buôn bán để chuộc lại bản thân) thì không bắt buộc phải Zakah vì họ không có sở hữu gì trong tay.
+ Sở hữu lượng tài sản đến mức phải xuất theo qui định của giáo luật.
+ Tài sản sở hữu là tài sản đang nắm chắc trong tay của người sỡ hữu, có nghĩa những tài sản nằm ngoài những nhu cầu cần thiết không đem lại sự giàu có cho một người như thức ăn, quần áo, nhà ở...
+ Đến thời điểm phải xuất Zakah theo quy định của giáo luật, giáo luật quy định một năm một lần tức cứ mỗi mười hai tháng là phải Zakah một lần. Và điều này chỉ dành riêng đối với dạng tài sản như gia súc nuôi, vàng bạc hay tiền và những hàng hóa kinh doanh, còn đối với các cây trồng lương thực, mỏ quặng kim loại thì không quy định theo một năm mà được quy định theo mỗi lần thu hoạch, vì Allah phán:
﴿وَءَاتُواْ حَقَّهُۥ يَوۡمَ حَصَادِهِۦۖ الأنعام: ١٤١
{Và hãy trả phần thuế (hoa lợi) vào ngày gặt hái.} Al-An-a'm: 141 (chương 6).
Và bởi vì quặng, mỏ kim loại là tài sản được thu lợi từ đất nên giáo luật đã quy định phải xuất Zakah sau mỗi lần thu hoạch như các dạng cây trồng lương thực.
5- Các loại tài sản bắt buộc xuất Zakah:
Có năm loại:
% Loại thứ nhất: Vàng, bạc và những gì có giá trị tương đương như các loại tiền tệ hiện hành, đối với loại tài sản này thì mức phải xuất Zakah là 2,5 % giá trị toàn bộ tài sản.
+ Đối với vàng: Mức lượng vàng có được từ 20 Mithqal trở lên là phải xuất Zakah. (một Mithqal tương đương 4,25g, 20 Mithqal × 4,25g = 85g, tương đương với 2 lượng 2 chỉ 6 phân 7 li)
+ Đối với bạc: Mức lượng bạc có từ 200 Dirham trở lên là phải xuất Zakah. (Một Dirham tương đương 2,975g, 200 Dirham × 2,975 = 595g, tương đương với 15 lượng 8 chỉ 6 phân 7 li).
+ Đối với các loại tiền hiện hành: Tất cả các loại tiền có được dù là đồng đô la, Euro, Việt nam đồng hay bất cứ các loại tiền tệ nào khác miễn sao giá trị của nó tương đương với 2 lượng 2 chỉ 6 phân 7 li trở lên thì bắt buộc người sỡ hữu phải xuất Zakah.
& Cách tính mức xuất Zakah:
2,5% × tổng tài sản có được = số phải xuất Zakat |
* Thí dụ: Sau một năm, đến thời điểm xuất Zakah, một người Muslim tính thấy tổng tài sản của y có được là 3 lượng vàng. Như vậy là bắt buộc y phải xuất Zakah bởi vì mức tài sản có được phải xuất là 2 lượng 2 chỉ 6 phân 7 li, trong khi y có tới 3 lượng. Cách tính mức xuất Zakah cho y là:
(2,5% × 3 lượng) = (2,5 × 3) : 100 = 7 phân 5 li
Vậy mức phải xuất Zakah của y là 7 phân 5 li.
Bằng chứng về việc cách xuất vàng và bạc là Hadith của ông Aly t thuật lại lời Nabi e:
((إِذَا كَانَتْ لَكَ مِائَتَانِ دِرْهَمٍ وَحَالَ عَلَيْهَا الْحَوْلُ فَفِيهَا خَمْسَةُ دَرَاهِمِ، وَلَيْسَ عَلَيْكَ شَيْءٌ حَتَّى يَكُوْنَ لَكَ عِشْرُوْنَ دِيْنَاراً وَحَالَ عَلَيْهَا الْحَوْلُ فَفِيهَا نِصْفُ دِيْنُارٍ، فَمَا زَادَ فَبِحِسَابٍ ذَلِكَ، وَلَيْسَ فِي مَالِ زَكَاةٍ حَتَّى يَحُوْلَ عَلَيْهِ الْحَوِلُ))
“Nếu giáp năm anh có được 200 Dirham thì anh phải xuất 5 Dirham, còn nếu giáp năm anh có được 20 Dinar thì anh phải xuất nửa Dinar, còn nếu anh có nhiều hơn thế thì cứ tính theo tổng số tài sản mà anh có được để xuất, và việc Zakah chỉ bắt buộc khi nào đã đến thời điểm phải xuất theo quy định (một năm một lần)” Hadith do Abu Dawood ghi lại và đây là Hadith Hasan.
& Hỏi : Vàng nữ trang có phải Zakah không ?
& Đáp : Nếu vàng nữ trang chỉ để dự trữ không đeo thì bắt buộc phải xuất Zakah, vấn đề này không có sự tranh cải trong giới học giả. Còn riêng đối với vàng nữ trang dùng để đeo thì theo quan điểm đúng nhất và chính xác nhất trong hai quan điểm của giới học giả là phải xuất Zakah, chiếu theo các Hadith nói chung chung về sự bắt buộc xuất Zakah vàng và bạc, điển hình như hai Hadith của ông A’mr bin Shu-aib t thuật lại: Có người phụ nữ cùng với đứa con gái của bà đến gặp Nabi e, trên tay đứa con gái có đeo đôi vòng tay thật to bằng vàng. Nabi e bảo:
((أَتُعْطِينَ زَكَاةَ هَذَا ؟))
“Bà có xuất Zakah cho hai chiếc vòng tay này không ?” Người phụ nữ đáp: Thưa, không ạ. Nabi e nói:
((أَيَسُرُّكِ أَنْ يُسَوِّرَكِ اللهُ بِهِمَا يَوْمَ الْقِيَامَةِ سِوَارَيْنِ مِنْ نَارٍ ؟))
“Chẳng lẽ bà lại thích Allah biến hai cái vòng đó thành hai cái vòng lửa cho bà vào ngày Phán xét hay sao ?” Thế là bà ta cởi ngay hai chiếc vòng đó ra đưa cho Nabi e và nói: Đôi vòng tay này là của Allah và Rasul của Ngài. (Hadith do Abu Dawood, Al-Tirmizhi và Al-Nasa-i ghi lại).
Bà A-i’-shah t thuật lại: Khi Nabi e bước vào nhà, Người gặp trên tay tôi đeo những chiếc nhẫn vàng với kiểu dáng bản to thì Người hỏi:
((مَا هَذَا يَا عَائِشَةُ ؟))
“Đây là gì vậy hỡi A-ishah ?” Tôi nói: Em đã làm nó đó, em muốn trưng diện để cho Người e xem? Nabi e lại hỏi:
((أَتُؤَدِّينَ زَكَاتَهُنَّ ؟))
“Em có xuất Zakah những thứ này không ?” Tôi nói: Không hoặc nói Masha Allah. Nabi e bảo:
((هُوَ حَسْبُكِ مِنْ النَّارِ))
“Nó là phần thưởng cho em từ hỏa ngục đó.” (Hadith do Abu Dawood và những người khác ghi lại).
% Loại thứ hai: Gia súc nuôi
Gia súc gồm lạc đà, bò, dê và cừu, bắt buộc phải xuất Zakah nếu đã nuôi được giáp năm với bằng chứng trong Hadith, Nabi e nói:
((فِي كُلِّ إِبِلٍ سَائِمَةٍ صَدَقَةٌ))
“Trong tất cả lạc đà đã giáp năm phải xuất Zakah.” Hadith do Ahmad, Abu Dawood và Al-Nasa-y ghi lại.
Nabi e nói:
((فِي صَدَقَةِ الْغَنَمِ فِي سَائِمَتِهَا))
“Phải xuất Zakah dê và cừu khi đã giáp năm.” Hadith do Al-Bukhary ghi lại.
Bảng hướng dẫn cách tính Zakah cho gia súc (Vật nuôi)
Loại | Số lượng | Số lượng xuất Zakat | |
Từ | Đến | ||
Lạc đà | 5 | 9 | Một con cừu cái |
10 | 14 | Hai con cừu cái | |
15 | 19 | Ba con cừu cái | |
20 | 24 | Bốn con cừu cái | |
25 | 35 | Một con lạc đà cái một tuổi | |
36 | 45 | Một con lạc đà cái hai tuổi | |
46 | 60 | Một con lạc đà cái ba tuổi | |
61 | 75 | Một con lạc đà cái bốn tuổi | |
76 | 90 | Hai con lạc đà cái hai tuổi | |
91 | 120 | Hai con lạc đà cái ba tuổi | |
Hơn 120 con | Theo đa số học giả Ulama thì cứ thêm 40 còn thì một con lạc đà cái hai tuổi, cứ thêm 50 con thì một con lạc đà cái ba tuổi | ||
Bò | 30 | 39 | Con bò đực hoặc cái một tuổi |
40 | 59 | Con bò cái hai tuổi | |
60 | 69 | Hai con bò một tuổi | |
70 | 79 | Một con bò một tuổi và một còn bò cái hai tuổi | |
Hơn 79 con | Cứ hơn 30 con thì một con bò một tuổi và cứ 40 con thì một con bò cái hai tuổi | ||
Dê & Cừu | 40 | 120 | Một con cừu cái |
121 | 200 | Hai con cừu cái | |
201 | 300 | Ba con cừu cái | |
Hơn 300 con | Cứ thêm 100 con thì một con cừu cái |
# Cách tính trên dựa theo các Hadith xác thực được ghi chép trong bộ Al-Bukhary, và các vị Sunnan khác.
# Số lượng vật nuôi được tính cả số lượng các con mẹ cùng với số lượng các con mà chúng sản sinh ra.
# Nếu gia súc được nuôi để kinh doanh thì bắt buộc phải xuất Zakah theo dạng hàng hóa mua bán còn nếu dùng để cày bừa hoặc dùng để nhân giống thì không phải Zakah, như được nói trong Hadith của ông Abu Hurairah t thuật lại lời Nabi e:
((لَيْسَ عَلَى الْمُسْلِمِ فِي عَبْدِهِ وَلَا فَرَسِهِ صَدَقَةٌ))
“Người Muslim không bắt buộc phải xuất Zakah trên đầy tớ và ngựa cưỡi của y." Hadith do Al-Bukhary và Muslim ghi lại.
% Loại thứ ba: Các loại hạt và trái quả dùng làm lương thực
# Theo đại đa số học giả thì mỗi tín đồ bắt buộc phải xuất Zakah các loại hạt và trái quả dùng làm lương thực khi nào sản lượng thu hoạch từ 5 Wisq trở lên vì Nabi e đã nói:
((لَيْسَ فِيمَا دُوْنَ خَمْسَةِ أَوْسُقٍ صَدَقَةٌ))
“Dưới năm Wisq là không có Zakah” Hadith do Al-Bukhary và Muslim ghi lại.
# Một Wisq tương đương khoảng 60 Saa, một Saa tương đương khoảng bốn bụm tay người đàn ông trung bình, 300 Saa tương đương 652,8 kg.
# Thời điểm phải xuất Zakah về các loại hạt và trái quả dùng làm lương thực là sau mỗi mùa thu hoạch chứ không phải sau một năm, vì Allah phán:
﴿ ﯕ ﯖ ﯗ ﯘﯙ﴾ الأنعام: ١٤١
{Và hãy trả phần thuế (hoa lợi) vào ngày gặt hái.} Al-An-a'm: 141.
# Đối với các loại cây trồng được tưới tiêu bằng nguồn nước tự nhiên mà không tốn kinh phí và nhân lực như nước mưa thì số lượng phải xuất Zakah là một phần mười (1/10) của sản lượng thu hoạch, còn đối với các loại cây trồng được tưới tiêu bằng nguồn nhân lực và kinh phí thì chỉ xuất một phần hai mươi (1/20), vì Nabi e nói:
((فِيمَا سَقَتْ السَّمَاءُ وَالْأَنْهَارُ وَالْعُيُونُ أَوْ كَانَ عَثَرِيًّا الْعُشْرُ وَفِيمَا سُقِيَ بِالسَّوَانِي أَوْ النَّضْحِ نِصْفُ الْعُشْرِ))
“Những gì được tưới tiêu bằng nước mưa, sông ngòi, giếng (mà không tốn hao công sức cũng như tiền của) thì xuất Zakah một phần mười, còn nếu như được tưới tiêu bằng nhân lực và hao tốn kinh phí thì xuất phân nửa của một phần mười (tức một phần hai mươi).” Hadith do Al-Bukhary và Muslim ghi lại.
% Loại thứ tư: Hàng hóa kinh doanh
# Tất cả những gì được người Muslim kinh doanh mua bán thì bắt buộc phải xuất Zakah vì đó được coi là tài sản chung chung của y. Và mức lượng có được mà người sở hữu phải xuất Zakah được tính theo giá trị tương đương với vàng hay bạc, (vàng là từ 2 lượng 2 chỉ 6 phân 7 li trở lên, còn bạc từ 15 lượng 8 chỉ 6 phân 6 li trở lên). Có nghĩa là mỗi năm khi đến thời điểm xuất Zakah thì người chủ kinh doanh sẽ tổng lại tất cả hàng hóa hiện có (không tính theo giá trị lúc mua mà tính theo giá lúc xuất Zakah), sau khi tổng lại tất cả mà giá trị của nó tương đương với 2 lượng vàng 2 chỉ 6 phân 7 li trở lên hoặc 15 lượng bạc 8 chỉ 6 phân 6 li trở lên thì y phải xuất Zakah.
Mức phải xuất Zakah là 2,5 % tổng giá trị toàn bộ hàng hóa, bao gồm cả lợi nhuận nếu vốn đã đủ Nisab (mức tài sản có được phải xuất Zakah), còn trường hợp số vốn chưa đủ Nisab cho đến khi cộng số lời vào chung thì không bắt buộc xuất Zakah mà phải bắt đầu tính từ đó đến năm sau mới xuất.
% Loại thứ năm: Quặng mỏ và kho báu.
+ Quặng mỏ: là tất cả những gì rất có giá trị được khai thác dưới lòng đất như vàng, bạc, sắt, đồng, hồng ngọc, dầu... bắt buộc xuất Zakah từ chúng, vì Allah đã phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ وَمِمَّآ أَخۡرَجۡنَا لَكُم مِّنَ ٱلۡأَرۡضِۖ﴾ البقرة: ٢٦٧
{Hỡi những người có đức tin! Hãy chi dùng những món vật tốt mà các ngươi đã thu hoạch được (để xuất Zakah) và những vật mà TA đã ban phát cho các người từ trong đất.} Al-Baqoroh: 267 (chương 2).
Theo đại đa số học giả Ulama thì mức xuất Zakah cũng như vàng và bạc tức xuất 2,5 % tổng số lượng khai thác được sau mỗi lần khai thác.
+ Kho báu:
Là những vật quý giá được tìm thấy dưới đất do người xưa chôn cất trong phần đất Islam hoặc đất chiến tranh hoặc đất thuộc địa của Islam.
Đối với kho báu có dấu hiệu Islam như tên Nabi hoặc tên của một vị thủ lĩnh Muslim nào đó hoặc câu kinh Qur'an hoặc những vật dụng, nữ trang... tất cả những thứ đó là vật bị đánh rơi không được phép chiếm hữu đến khi tìm ai là người chủ nhân bởi vì chủ sở hữu không bị mất quyền về những gì mình đánh mất.
Số lượng xuất Zakah là một phần năm với bằng chứng qua Hadith của ông Abu Hurairah t thuật lời Nabi e:
((وَفِي الرِّكَازِ الْخُمُسُ))
“Và kho báu thì xuất một phần năm.”
Theo đa số Ulama bắt buộc xuất Zakah đối với kho báu tìm được dù ít hay nhiều, chia phần xuất Zakah như chia chiến lợi phẩm và số dư đưa lại cho người phát hiện ra kho báu như Umar đã đưa số kho báu sau khi xuất Zakah cho một người phát hiện.
6- Hướng chi tiêu phần Zakah:
Người xuất Zakah được phép chia phần Zakah cho tám loại người sau:
+ Người nghèo: họ là người không có gì đảm bảo cuộc sống hoặc chỉ có được chút ít gì đó, họ được phép hưởng số tiền chi dùng cho cả năm.
+ Người cận nghèo hay người có hoàn cảnh khó khăn: là người thiếu thốn, cái ăn cái mặc chưa được no đủ nhưng hoàn cảnh vẫn tốt hơn người nghèo, họ được phép hưởng số tiền chi dùng cho cả năm.
+ Người đứng ra thu gom, trông coi và bảo vệ của Zakah, họ được phép hưởng số tiền phù hợp với việc làm của họ do Imam xem xét.
+ Những người muốn hàng gắn tình cảm của họ: họ chia làm hai loại:
* Người Kafir: cho họ với hy vọng họ vào Islam hoặc đừng làm hại, gây khó khăn cho người Muslim hoặc những gì tương tự.
* Người Muslim: cho họ nhằm làm đức tin họ tăng thêm...
+ Nô lệ: họ được phép hưởng số tiền có thể chuộc thân mình thoát khỏi kiếp nô lệ.
+ Người thiếu nợ: họ gồm hai loại:
- Người thiếu nợ nhiều không có khả năng trả nợ, họ được phép hưởng số tiền trả hết nợ.
- Người lãnh nợ giùm người khác nhằm phục dịch đường chính nghĩa của Allah, họ được phép hưởng số tiền để làm nhiệm vụ đó cho dù họ có giàu đi chăng.
+ Phục vụ chính nghĩa của Allah: tức dùng tiền làm lương bổng cho các chiến sĩ ngoài sa trường hoặc phục vụ cho chiến tranh.
+ Người lỡ đường: Họ được phép hưởng số tiền nhằm đưa họ trở về quê nhà.
! Bằng chứng qua lời phán của Allah:
﴿۞إِنَّمَا ٱلصَّدَقَٰتُ لِلۡفُقَرَآءِ وَٱلۡمَسَٰكِينِ وَٱلۡعَٰمِلِينَ عَلَيۡهَا وَٱلۡمُؤَلَّفَةِ قُلُوبُهُمۡ وَفِي ٱلرِّقَابِ وَٱلۡغَٰرِمِينَ وَفِي سَبِيلِ ٱللَّهِ وَٱبۡنِ ٱلسَّبِيلِۖ فَرِيضَةٗ مِّنَ ٱللَّهِۗ وَٱللَّهُ عَلِيمٌ حَكِيمٞ ٦٠﴾ التوبة: ٦٠
{Thật ra, của Zakah chỉ dành cho người nghèo, người thiếu thốn, người thu và quản lý của Zakah, người hòa giải và hàng gắn tình cảm, người nô lệ, người thiếu nợ dùng để phục vụ chính nghĩa của Allah và người lỡ đường. Đó là mệnh lệnh của Allah bởi vì Allah rất mực am tường, sáng suốt.} Al-Tawbah: 60 (chương 9).
Cầu xin Allah ban thành công cho tất cả !!!
dkf