×
Đây là các trang viết nói về nhóm người Nusayris, thông qua các chủ đề tìm hiểu: Khái niệm giáo phái Nusayris, tại sao nó được gọi như vậy, và những tên gọi khác của nhóm phái này. Sự ra đời của giáo phái Nusayris; những người tên tuổi trong giáo phái Nusayris; tín ngưỡng của giáo phái Nusayris; các mật hiệu nhận biết nhau của những người Nusayris; vấn đề thề nguyền đối với giáo phái Nusayris; các giáo điều của giáo phái Nusayris; các ngày lễ của giáo phái Nusayris; các sách và mô hình của giáo phái Nusayris, cách thức gia nhập tín ngưỡng của Nusayris. Các nhóm trong giáo phái Nusayris; sự thù địch của giáo phái Nusayris với những người Muslim; và giới luật Islam về giáo phái Nusayris.

 Giáo Phái Nusayris Thực tế – Lịch sử - Tín ngưỡng

ﭑ       ﭒ  ﭓ  ﭔ

Nhân Danh Allah

Đấng Rất Mực Độ Lượng

Đấng Rất Mực Khoan Dung

Lời mở đầu

اَلْحَمْدُ لِلهِ  وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى رَسُوْلِ اللهِ، وَبَعْدُ:

Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, cầu xin bằng an và phúc lành cho Thiên sứ của Allah.

Đây là các trang viết nói về nhóm người Nusayris, thông qua các chủ đề tìm hiểu:

Ä  Khái niệm giáo phái Nusayris, tại sao nó được gọi như vậy, và những tên gọi khác của nhóm phái này.

Ä  Sự ra đời của giáo phái Nusayris.

Ä  Những người tên tuổi trong giáo phái Nusayris.

Ä  Tín ngưỡng của giáo phái Nusayris.

Ä  Các mật hiệu nhận biết nhau của những người Nusayris.

Ä  Vấn đề thề nguyền đối với giáo phái Nusayris.

Ä  Các giáo điều của giáo phái Nusayris.

Ä  Các ngày lễ của giáo phái Nusayris.

Ä  Các sách và mô hình của giáo phái Nusayris

Ä  Cách thức gia nhập tín ngưỡng của Nusayris.

Ä  Các nhóm trong giáo phái Nusayris.

Ä  Sự thù địch của giáo phái Nusayris với những người Muslim.

Ä  Giới luật Islam về giáo phái Nusayris([1]).

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phần tìm hiểu, cầu xin Allah phù hộ và soi sáng.

 Khái niệm giáo phái Nusayris, tại sao nó được gọi như vậy, và những tên gọi khác của giáo phái này

1-      Khái niệm giáo phái Nusayris: Là một nhóm phái bí truyền, nổi lên từ hệ phái Shi’ah (Shiite – Si-ai theo cách gọi của người Việt) thuộc dòng mười hài Imam ([2]) vào thế kỷ thứ ba của niên lịch Hijri dưới sự sáng lập của một người đàn ông có tên là Muhammad bin Nusayr.

2-      Tại sao nó được gọi như vậy?([3])

Giáo phái Nusayris được gọi với cái tên như vậy là dựa theo tên của người đã sáng lập ra nó, đó chính là Muhammah bin Nusayr Annumairi, có nguồn gốc Ba Tư, sống vào thế kỷ thứ ba niên lịch hijri. Ông là người đã sáng lập ra giáo phái, các hệ thống giáo lý của nó và tuyên truyền, kêu gọi mọi người đến với nó.

3-      Những tên gọi khác của giáo phái này([4]):

Giáo phái Nusayris còn được biết đến với những tên gọi khác, tiêu biểu như:

§  Numairiyah: dựa theo tên Muhammad bin Nusayr Annumairi; có lời cho rằng, ông ta là một trong những người có quyền hành đối với bộ tộc Numair cho nên nó được gọi là như vậy([5]).

§  Ma’nawiyah: Vì họ nói về Ali bin Abu Talib t rằng ông là Ma’na có nghĩa là Thượng Đế, Ma’na là một biểu tượng của Thượng Đế theo quan niệm và đức tin của họ, họ khẳng định rằng Ali bên ngoài là vị Imam nhưng bên trong là Thượng Đế([6]).

§  Alawiyun hoặc Alawiyah: theo sự tối cao của Ali bin Abu Talib dưới quan niệm của họ, và họ thích tên gọi này. Có lời bảo rằng quả thật trong suốt quá trình cai trị của đế quốc pháp đối với Syria năm 1920 tây lịch, những người pháp đã gọi họ với tên gọi này nhằm mục đích khích lệ họ, che đậy sự thật của họ hoặc để ủng hộ họ([7]).

§  Ali Ila-hiyah (Ali Thượng Đế): gọi theo lời khẳng định của họ rằng Ali bin Abu Talib t là Thượng Đế.

§  Mu’minun wa ahlul-tawhid (Những người có đức tin và những người của Tawhid): Họ tự đặt cho bản thân họ với tên gọi này([8]).

§  Hasha-shun (Những người nghiện thuốc): Quả thật, họ được biết đến với tên gọi này trong lịch sử bởi vì những người chức sắc trong giáo phái của họ thường là những người nghiện thuốc lá và các loại chất kích thích([9]).

Và có vẻ như biệt danh này không những chỉ đặc biệt dành riêng cho giáo phái Nusayris mà còn dành cho một số giáo phái bí truyền khác.

Đây là một số tên gọi của giáo phái Nusayris, và e rằng những tên gọi được biết đến nhiều nhất về giáo phái này là Alawiyah hoặc Alawiyun.

 Sự ra đời của giáo phái Nusayris

Như đã nói ở trên, giáo phái Nusayris là một nhóm phái bí truyền, nổi lên từ hệ phái Shi’ah dòng mười hai Imam.

Cho nên, các nguồn để tìm hiểu và nghiên cứu về giáo phái Nusayris là tập trung vào một tiêu điểm rằng Nusayris xuất hiện ở thế kỷ thứ ba Hijri dưới sự sáng lập của ông Muhammad bin Nusayr Annumairi, người gốc Ba Tư, và sau này tên của ông trở thành tên của giáo phái.

Đây là quá trình ra đời và hình thành của giáo phái Nusayris một cách tổng thể.

Riêng về phần mở rộng vấn đề này cần phải xem xét đến vấn đề Imam và sự phỉ báng của hệ Shi’ah dòng mười hai Imam, rồi sau đó mới có thể hiểu được cụ thể như thế nào về sự xuất hiện của giáo phái Nusayris.

Giảng giải cho điều này, chúng ta nói rằng quả thật những người Shi’ah (Shiite hay Si-ai) được gọi với biệt danh “Mười hai vị Imam” là bởi vì họ cho rằng vấn đề Imam là một trụ cột trong các trụ cột nền tảng của tôn giáo, người nào không thừa nhận nó là người không có đức tin Iman. Và Imam đối với họ là Thượng Đế hiện thân qua vị Nabi, và Imam  - Thượng Đế hiện thân qua vị Nabi này chính là Ali bin Abu Talib t. Họ tuyệt đối tin rằng Ali là vị Imam tối cao đó thay cho Nabi e khi Người qua đời và họ cho rằng điều này đã được Allah mặc khải chỉ thị, và họ tin rằng tất cả các vị Imam đều không phạm sai lầm và tội lỗi, tất các vị Imam này đều được Allah ban cho sự thanh khiết, và tất cả họ chỉ gói gọn trong số mười hai vị Imam mà thôi, đó là các vị sau đây:

1- Ali bin Abu Talib, ra đời trước sự Mặc khải mười năm và tử đạo vào năm bốn mươi tuổi.

2- Al-Hasan bin Ali (biệt danh Azzaki) (3_50 hijri)

3- Al-Husain bin Ali (biệt danh Sayyid Shuhada’) (4_61 hijri).

4- Abu Muhammad Ali bin Al-Hasan (biệt danh Zainul-Abideen) (38 _95 hijri).

5- Abu Ja’far Muhammad bin Ali (biệt danh Baqir) (57 _ 114 hijri).

6- Abu Abdullah Ja’far bin Muhammad (biệt danh Sadiq) (83 _148 hijri).

7- Abu Ibrahim Musa bin Ja’far (biệt danh Al-Kazhim) (128 _183 hijri).

8- Abu Al-Hasan Ali bin Musa (biệt danh Arridha) (148_202 hoặc 203 hijri).

9- Abu Ja’far Muhammad bin Ali (biệt danh Al-Jawad) (195_220 hijri).

10- Abu Al-Hasan Ali bin Muhammad (biệt danh Al-Hadi) (212_254 hijri).

11- Abu Muhammad Al-Hasan bin Ali (biệt danh Al-Askari) (232_260 hijri).

12- Abu Al-Qasim Muhammad bin Al-Hasan (biệt danh Al-Mahdi).

Nhưng có phải sự việc diễn ra đúng theo như lời họ khẳng định, có phải tất cả mười hai vị Imam sẽ nối tiếp nhau theo đúng như họ đã quả quyết?

Câu trả lời là không, bởi vì vị Imam thứ mười một – Al-Hasan Al-Askari – mất năm 260 hijri mà không có con cái nối dõi. Theo lời thuật của những nhà đại học giả sau này của họ, và các tài liệu, các sách của Shi’ah đều thừa nhận rằng vị Imam này không có người kế vị cũng như không ai từng biết rằng ông ta có con cái; hơn nữa tài sản ông để lại đều được chia cho người anh (em) trai Ja’far và mẹ của ông.

Quả thật, hệ phái Shi’ah đã rất bối rối sau cái chết của Al-Hasan Al-Askari không có một mụn con nào, những thế hệ sau ông đã phân tán thành nhiều nhóm phái, theo lời của Al-Mas’u-di rằng nó đã phân thành hai mươi nhóm phái hoặc hai mươi lăm nhóm phái theo lời của Al-Qami.([10])

Ngay cả một số người thuộc hệ phái Shi’ah còn cho rằng quả thật Imam đã chấm dứt, và cái chết của Al-Hasan không có một đứa con nào là sự chấm hết cho hệ phái Shi’ah bởi vì nền tảng trụ cột của nó đã mất và nền tảng trụ cột đó chính là Imam([11]).

Tuy nhiên, ý tưởng về sự ẩn mình – sự ẩn mình của Imam – một học thuyết giáo lý của người Do Thái trở thành học thuyết giáo lý mà hệ phái Shi’ah đã áp dụng sau khi nó đã rạn nứt cũng như các cơ sở giáo lý của nó đã sụp đổ. Và điều này trở thành đức tin vào sự ẩn mình của đứa con trai ông Al-Hasan Al-Askari, nó trở thành một trục xoay của đức tin ở nơi họ. Và điều này có vẻ là lối thoát tốt nhất cho Shi’ah sau khi đã bế tắt và rối loạn, và họ thật sự không có lối thoát nào khác ngoại trừ điều này([12]).

Và từ điểm này, họ kêu gọi và tuyên truyền rằng quả thật Al-Hasan Al-Askari có con, họ nói: Quả thật, đứa con của ông đã bị che khuất khỏi mọi ánh mắt của con người, có hai sự ẩn mình: sự ẩn mình nhỏ và sự ẩn mình lớn. Giống như họ đã nói dối về Ja’far rằng ông đã nói: Người Imam có hai sự ẩn mình: tạm thời và lâu dài, sự ẩn mình tạm thời là vị Imam sẽ ẩn mình tại một nơi mà chỉ có những người Shi’ah mới biết, còn sự ẩn mình lâu dài chỉ có những người trung thành nhất với y mới biết([13]).

Quả thật, hệ phái Shi’ah gặp sự bế tắc trong vấn đề ẩn mình của Imam, và vấn đề này là một trụ cột giáo lý nền tảng của Shi’ah nhưng lại thuộc các vấn đề mà Shi’ah phải bối rối vì không có lời giải thích thỏa đáng, mọi điều trong vấn đề còn mơ hồ vì sự ẩn mình kéo dài không biết đến bao giờ và mọi thông điệp về vị Imam đều bị cắt đứt([14]).

Và e rằng sự bế tắc trong vấn đề ẩn mình của Imam mà Shi’ah gặp phải chính là việc họ đưa ra lý do ẩn mình của Imam làm lời giải thích đã không thể thuyết phục những trí tuệ lành mạnh và tỉnh táo. Shi’ah thường biện minh rằng nguyên do Imam ẩn mình không lộ diện vì sợ bị giết trong khi họ lại luôn miệng nói các vị Imam đều biết khi nào họ sẽ chết và sẽ không chết trừ phi đó là ý muốn của họ. Nếu đúng như lời họ nói thì tại sao Imam lại sợ chết và phải ẩn mình trong khi cái chết nằm trong tay của y, chẳng phải y có quyền năng quyết định cho cái chết của mình?!([15])

Còn đối với địa điểm ẩn mình của Imam thì họ cho rằng Imam đang ẩn mình trong tầng hầm của Samarra, y sẽ đi ra khỏi chỗ đó vào ngày cuối cùng của thời đại.

Họ cho rằng Imam đang sống ẩn mình chờ đợi, y sẽ quay về làm cho trái đất trở lại đầy ắp nền công lý giống như nó đã từng đầy ắp sự bất công và tàn ác.

Và sau khi giáo lý này tức giáo lý về sự ẩn mình của Imam được lan truyền và nhân rộng thì lại xuất hiện một nhóm phái, những kẻ tự xưng mình là những vị trung gian giữa vị Imam ẩn mình trong tầng hầm với những người Shi’ah.

Và một trong những người này là Muhammad bin Nusayr, người mà những người đi theo ông đã lấy tên của ông làm tên cho giáo phái được ông sáng lập: Nusayris.

Kể từ đó, giáo phái Nusayris được hình thành song song với những giáo phái khác, mỗi giáo phái đều đi theo một vị trong số những người tự xưng là những vị trung gian liên hệ giữa vị Imam ẩn mình và các giáo đồ, họ phủ nhận tất cả những ai khác ngoài vị trung gian của họ. Chính vì thế, giáo phái Nusayris nói rằng: Quả thật, Muhammad bin Nusayr là cánh cửa của Allah, Ngài sẽ không nhận cánh cửa nào khác ngoài cánh cửa này, và sau đó y trở thành tên của vị ẩn mình - Imam Muhammad Al-Hasan Al-Askari, rồi tiếp tục trở thành vị Nabi, bởi thế, hai tên: Mahdi người bạn của thời gian và Sayyid Abu Shu’aib đều là Muhammad bin Nusayr([16]).

Và sau đó, giáo phái Nusayris càng ngày càng phát triển, và Muhammad bin Nusayr đã thái quá trong việc tôn sùng Ali rồi tự xưng là Nabi, y đưa ra một giáo luật cho phép các loại quan hệ tình dục bị giáo luật Islam nghiêm cấm, y cho phép nam giới quan hệ tình dục với nhau qua đường hậu môn và cho rằng đó là hành vi giao cấu rất bình thường thuộc cách giải quyết nhu cầu sinh lý tốt đẹp và lành mạnh, và quả thật Allah chẳng nghiêm cấm bất cứ điều gì về các vấn đề đó([17]).

Sự hình thành của giáo phái Nusayris là như thế, nó đã phát triển và trở nên càng ngày càng lệch lạc một cách trầm trọng, và điều này sẽ được rõ hơn trong các phần tìm hiểu tiếp theo.

 Những người tiếng tâm nhất của giáo phái Nusayris([18])

1- Muhammad bin Nusayr: Quả thật, gần như phần lớn ai cũng đồng thuận rằng người đã sáng lập ra giáo phái này chính là Muhammad bin Nusayr bin Bakr Annumairi.

Ông thường được gọi với cái tên Abu Shu’aib thuộc bộc tộc Numair gốc Ba Tư dòng Khuzestan.

Ông là biểu hiện của hai vị Imam cận đại trong các vị Imam Shi’ah: Ali Al-Hadi, vị Imam thứ mười 214_254 hijri và Al-Hasan Al-Askari, vị Imam thứ mười một 230_260 hijri.

Ông là người luôn ủng hộ và bám sát Imam thứ mười một nhưng rồi sau đó ông tự tách thành một giáo phái biệt lập; có lời cho rằng ông đã tự nhận mình là nhà tiên tri mang sứ mạng Thiên sứ thậm chí còn đưa bản thân lên đến vị trí Thượng Đế.

Cũng có lời nói rằng ông đã cho phép các hành vi dâm ô và đồi trụy.

Ông chết năm 270 hijri.

2- Muhammad bin Jundub: Là người tiếp nối Muhammad bin Nusayr, gần như không có nguồn thông tin nào rõ ràng về ông, chỉ biết rằng ông xuất xứ từ Ba Tư.

3- Al-Ganplani: Tên thật là Abu Muhammad Abdullah bin Muhammad Al-Janan thuộc địa danh Ganplani của xứ Ba Tư.

Ông được biết đến với các biệt danh: Al-Abid, Zahid, và Al-Faris.

Theo các nguồn tài liệu đều thống nhất rằng ông rời bỏ quê hương Ganplani của ông đến Ai Cập. Ông đã cầm đầu giáo phái Nusayris trong khoảng thời gian từ năm 235 đến năm 287 hijri.

Đến đây, ta thấy rằng những người thủ lĩnh thuở ban đầu của giáo phái Nusayris đều có gốc gác Ba Tư.

4- Al-Husain bin Hamdan Al-Khasibi: Sau khi Al-Ganplani qua đời, những người chức sắc trong giáo phái Nusayris bổ nhiệm học trò của ông, Al-Husain bin Hamdan Al-Khasibi sinh năm 260 hijri tại Ai Cập, lên kế vị thủ lĩnh của giáo phái.

Sau khi Al-Ganplani qua đời, Al-Khasibi đã trở thành cơ quan tối cao của giáo phái Nusayris, y định cư chủ yếu tại thành phố Baghdad và đi ngao du đến các giáo đồ. Sau đó, vào thời gian cuối đời thì y định cư tại thành phố phía bắc Aleppo của Syria. Y mất năm 346 hijri, có lời nói y mất năm 358.

Al-Khasibi được coi là người có thẩm quyền nhất trong số những vị chức sắc của giáo phái Nusayris. Y là người dẫn giải, và củng cố giáo phái, những sắc thái cuối cùng của giáo lý, các lễ nguyện Salah, các lời tụng niệm và nguyện cầu cũng như những nghi thức tín ngưỡng khác của giáo phái Nusayris đều được thiết lập từ Y.

Và quả thật, tuổi thọ của y đã giúp ích cho y khi mà y đã sống trong khoảng thời gian dài 260_358 hijri, sự thông minh cũng như khả năng củng cố, duy trì và phát triển giáo phái của y đã cho y một danh hiệu “Sheikh của tôn giáo”.

5- Một số giáo sĩ khác của Nusayris: Ngoài những thành phần được nêu trên còn có những giáo sĩ khác ít được nhắc đến, tiêu biểu như Muhammad Ali Al-Jali, Ali Al-Jisri, Sulayman Afandi Al-Azdani tác giả của cuốn sách “Al-Bakurah Assulayma-niyah”, là người được đào tạo thực thụ từ các bàn tay của giáo phái Nusayris. Ali Al-Jisri Sulayman sau đó, chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo dưới sự kêu gọi của một trong các nhà truyền giáo Thiên Chúa, ông đã chạy trốn đến Beirut và đã khám phá được những bí mật của giáo phái Nusayris. Giáo phái Nusayris cử người thuyết phục ông quay về và khi ông trở về thì họ sát hại ông đến chết và thiêu đốt xác của ông.

Cuốn sách được nói của ông gần như mất tích, và bạn sẽ thấy nhiều điều phi lý từ nó trong các trang tiếp theo dưới đây.

 Giáo lý của Nusayris

Giáo lý của Nusayris được pha trộn từ nhiều học thuyết khác nhau, nó được kết cấu từ học thuyết của Shi’ah, Majus (thờ lửa), và Thiên Chúa giáo xoay quanh về quyền lực, liên minh, thuyết luân hồi (tái sinh trong một thân xác mới) và giải thích những điều huyền bí.

Sau đây là phần trình bày một số giáo lý của Nusayris:

Ä  Cho rằng Ali bin Abu Talib là Thượng Đế: Giáo lý nền tảng của những giáo đồ Nusayris là thần thánh hóa Ali, họ khẳng định Ali là Thượng Đế hoặc là hóa thân của Thượng Đế.

Họ cũng khẳng định thuyết ba ngôi đó là Ali, Muhammad và Salman Al-Farisi, họ lấy ba tên này làm biểu hiệu qua ba chữ cái đầu của các tên (ع – م - س) và họ giải thích ba biểu hiệu này là tượng trưng cho (nội dung, danh xưng, cánh cửa).

Nội dung: có nghĩa là sự vô hình tuyệt đối, tức Allah đã ký hiệu cho Ngài bằng chữ (ع).

Danh xưng: là hình ảnh của nội dung được biểu hiện ra bên ngoài, kí hiệu đặc trưng bằng chữ (م).

Cánh cửa: là con đường dẫn đến nội dung với kí hiệu đặc trưng là chữ (س)([19]).

Những người Nusayris cho rằng chỗ ngụ của Ali là đám mây, cho nên khi một đám mây bay ngang qua họ thì họ nói: Chào Salam đến người hỡi Abu Hasan!

Và họ còn nói: tiếng sấm là tiếng của Ali và sét là cây roi của người. Chính vì vậy mà họ luôn tôn vinh những đám mây([20]).

Một số giáo đồ Nusayris thì cho rằng Ali hóa thân vào mặt trăng([21]).

Giáo phái Nusayris cho rằng Ali bin Abu Talib đã tạo ra Muhammad và Muhammad thì tạo ra Salman Al-Farisi, Salman tạo ra định lượng và định lượng tạo ra con người, chính vì vậy mà họ gọi Ali là Thượng Đế của nhân loại([22]).

Các giáo đồ Nusayris luôn mâu thuẫn, có lúc thì cho rằng Ali là Thượng Đế, có lúc lại nói Ali cùng cộng sự với Muhammad trong sứ mạng Thiên sứ([23]).

Một số nhóm Nusayris chẳng hạn như Al-Kala-ziyah thì không cho rằng Muhammad là Đấng tạo hóa và điều hành vũ trụ bởi vì theo sự xem xét của họ thì không được phép gán thuộc tính đó một lúc thì cho Ali và một lúc khác thì cho Muhammmad. Tuy nhiên, một nhóm khác, đó là nhóm Ash-Shima-liyah thì trả lời rằng quả thật Muhammad và Ali luôn liên kết với nhau không thể tách rời, mục đích vĩ đại là Ali và Muhammad cũng là đấng tạo hóa, và nếu chúng tôi nói rằng Muhammad có thuộc tính tạo hóa và điều hành vũ trụ thì cũng không sai bởi vì giáo lý của chúng tôi và của các người đều là ba ngôi trong một([24]).

Ä  Sư luân hồi, sự hóa kiếp hay sự tái sinh các linh hồn: Đây là trụ cột chính trong các trụ cột quan trọng của giáo phái Nusayris, giáo lý của họ là muốn thay thế cho sự phục sinh và Ngày Tận Thế([25]).

Giáo phái Nusayris tin vào sự luân hồi và chuyển kiếp của các linh hồn. Theo họ, linh hồn khi lìa khỏi thân xác thì nó sẽ được cho mặc một bộ trang phục mới, và trang phục này như thế nào sẽ tùy thuộc vào đức tin của một người đối với giáo phái của họ hay sự vô đức tin của y đối với giáo phái của họ. Theo giáo lý này của họ thì họ thấy rằng sự ban thưởng và trừng phạt không phải ở Thiên Đàng và Hỏa Ngục mà là ở ngay trên thế gian này([26]).

Họ cho rằng người có đức tin nơi giáo phái của họ sẽ chuyển kiếp bảy lần trước khi giành được vị trí trong các ngôi sao([27]). Và từ điểm này, họ cho rằng tất cả những gì trên bầu trời từ các tinh tú đều là những linh hồn của những người có đức tin ngoan đạo thuộc giáo đồ của họ. Và cũng chính từ điểm này, họ đã gọi Ali bin Abu Talib là vị thủ lĩnh của loài ong: tức thủ lĩnh của những người có đức tin, hoặc thủ lĩnh của những tinh tú và các vì sao, và những vì sao và các tinh tú chính là những linh hồn của những người có đức tin ngoan đạo([28]).

Còn đối với những linh hồn xấu thì những người Nusayris cho rằng chúng sẽ hóa kiếp thành những loài thú vật bẩn thỉu chẳng hạn như loài chó, sói, heo, khỉ ...

Và những linh hồn xấu cũng có thể chuyển kiếp thành đá, sắt, theo họ những quá núi có thể là sự chuyển kiếp của những linh hồn của những kẻ tự cao tự đại, những kẻ gian ác, những kẻ đã bất công với những người của chân lý, những người của chân lý ý nói là những người của giáo phái Nusayris.

Trong giáo lý luân hồi và chuyển kiếp của họ còn có một loại chuyển kiếp và luân hồi khác nữa, họ cho rằng những người thuộc giáo đồ của họ làm điều tội lỗi sẽ chuyển kiếp trở lại trần gian thành những người Do Thái, hoặc Thiên Chúa, hoặc Muslim Sunni (tức theo Sunnah).

Họ cũng cho rằng bất cứ người nào phủ nhận giáo phái của họ, lệch lạc khỏi giáo phái chân lý của họ thì người đó trở thành một tên Iblis thực sự chứ không phải là một hình thức so sánh hay giả dụ. Chiếu theo lý này của họ thì quả thật họ đã khẳng định rằng tất cả những ai không phải là giáo đồ của Nusayris đều là Iblis chỉ ẩn núp dưới hình hài của con người mà thôi([29]).

Tác giả cuốn sách “Al-Bakurah Assulayma-niyah”, ông Sulayman Al-Azdani nói([30]): Quả thật, tất cả giáo phái Nusayris đều cho rằng những học giả Muslim uyên bác khi chết đi, linh hồn của họ sẽ chuyển kiếp thành kiếp con lừa, những học giả của Thiên Chúa giáo thì chuyển thành kiếp lợn, còn những học giả Do Thái thì chuyển thành kiếp khỉ, riêng những giáo đồ của họ phạm điều tội lỗi thì chuyển thành kiếp các loài gia súc, riêng những ai chỉ trích và phàn nàn giáo phái thì sau khi chết họ sẽ biến thành khỉ, còn những giáo đồ có tốt có xấu thì sẽ chuyển thành kiếp những nhóm người không thuộc giáo phái của họ([31]).

Và dĩ nhiên không phải nghi ngờ gì nữa rằng tín ngưỡng này hoàn toàn sai lệch, giáo lý sự luân hồi chuyển kiếp thành mọi hình thái đã hủy hoại một trụ cột trong các trụ cột nền tảng của đức tin Iman, đó là đức tin nơi cõi Đời Sau, nơi đó có sự thanh toán và phán xét để thưởng phạt, có Thiên Đàng và Hỏa Ngục cũng như những điều khác thuộc cõi Đời Sau.

Không có đức tin nơi cõi Đời Sau là vô đức tin “Kufr” bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam. Quả thật có rất nhiều câu Kinh Qur’an cho thấy về điều đó, tiêu biểu như lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

﴿ وَمَن يَكۡفُرۡ بِٱللَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ وَكُتُبِهِۦ وَرُسُلِهِۦ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ فَقَدۡ ضَلَّ ضَلَٰلَۢا بَعِيدًا ١٣٦  ﴾   [سورة النساء: 136]

{Và người nào phủ nhận Allah, phủ nhận các thiên thần của Ngài, các kinh sách của Ngài, các Sứ giả của Ngài và Ngày Tận thế thì quả thật y đã lầm lạc rất xa.} (Chương 4 – Annisa’, câu 136).

Ä  Thù hằn và căm ghét các vị Sahabah: Giáo phái Nusayris ngoài vị Sahabah Ali bin Abu Talib ra thì họ đều có thái độ thù địch với hầu hết các vị Sahabah khác, họ thù hằn và khinh thường các vị Sahabah, đặc biệt là đối với Abu Bakr, Umar và Uthman, họ nguyền rủa, xúc phạm và xỉ nhục các vị Sahabah này([32]).

Đó là vì họ cho rằng các vị Sahabah này đã phạm tội chống lại Ali, đã cướp đoạt lấy chức vụ Khalif của Ali, bởi thế, nên họ đã thù ghét vô cùng ba vị Sahabah này, họ chửi rủa, nhục mạ với những ngôn từ cay nghiệt([33]).

Họ tố cáo và gán cho Abu Bakr và Umar – cầu xin Allah hài lòng cho hai người họ - những biệt danh riêng, họ khẳng định hai người này là hai kẻ ô uế đáng nguyền rủa, họ cho rằng hai người này là hai kẻ tàn bạo và độc ác, là Fir’aun (Pharaon) của cộng đồng này, hai người này là những kẻ Munafiq (giả tạo đức tin), là kẻ thù của Nabi e và là nguồn gây hại cho tôn giáo Islam.

Và họ khẳng định rằng Abu Bakr t là cha của mọi điều xấu xa và tội lỗi, họ bảo rằng ông không đáng được gọi Siddiq bởi vì ông chỉ thực sự tin tưởng sau khi ông đã nhìn thấy từ Nabi e trong hang núi những phép màu khiến ông phải kinh ngạc và bối rối, lúc đó, ông mới nói bằng cả tấm lòng: Này Muhammad, bây giờ tôi đã tin tưởng anh thực sự là vị phù thủy vĩ đại([34]).

Và một trong những sự căm ghét và khinh miệt đối với Umar t là họ thường tổ chức lễ ăn mừng cho ngày ông bị ám sát, họ gọi đây là “Ngày chết của Dalam, kẻ bị Allah nguyền rủa”, ngày này được tổ chức hàng năm vào ngày mồng chín của tháng ba theo niên lịch Islam.

Và sự Jihad đối với giáo phái Nusayris là chửi rủa, nhục mạ và xúc phạm cay nghiệt đến Abu Bakr, Umar, Uthman và những vị Sahabah khác([35]).

Tác giả cuốn sách Al-Bakurah Assulayma-niyah nói rằng ông đã nghe lại từ Muhammad bin Nusayr nói: Ai muốn được cứu rỗi khỏi cái nóng của Hỏa Ngục thì hãy nói: Lạy Allah, xin Ngài hãy nguyền rủa nhóm người bất công và tàn ác, họ là những kẻ đã hủy hoại Islam chứ không làm một điều cải thiện nào, họ là những người đáng bị đày xuống Hỏa Ngục, người đầu tiên trong bọn họ là Abu Bakr đáng bị nguyền rủa, kế đến là Umar bin Al-Khattbab đầy tội lỗi, Uthman bin Affan là tên Shaytan bị nguyền rủa, Talah, Sa’ad, Saeed, Khalid bin Al-Walid người bạn của những cây trụ sắt, Mu’a-wiyah và con trai của y Yazid, Al-Hajjaj bin Yusuf Aththaqafi Annakid, Abdul Malik bin Marwan Al-Balid, Harun Arrashid, họ là những kẻ mãi mãi bị nguyền rủa, phải bị trừng phạt vào ngày đã được hứa, ngày mà sẽ có tiếng bảo Hỏa Ngục đã đầy chưa và nó trả lời còn thêm nữa không, sau đó hỡi Ali bin Abu Talib, quả thật ngài sẽ làm những gì ngài muốn và phán quyết những gì ngài muốn([36]).

Đây là sự nhìn nhận của giáo phái Nusayris đối với những vị đã lan truyền và nhân rộng Islam đến mọi miền trên thế giới, những vị được Allah ca ngợi trong Kinh Sách thiêng liêng của Ngài về sự ngoan đạo và tấm lòng tinh khiết của họ, Ngài phán:

﴿ مُّحَمَّدٞ رَّسُولُ ٱللَّهِۚ وَٱلَّذِينَ مَعَهُۥٓ أَشِدَّآءُ عَلَى ٱلۡكُفَّارِ رُحَمَآءُ بَيۡنَهُمۡۖ تَرَىٰهُمۡ رُكَّعٗا سُجَّدٗا يَبۡتَغُونَ فَضۡلٗا مِّنَ ٱللَّهِ وَرِضۡوَٰنٗاۖ  ﴾ [سورة الفتح: 29]

{Muhammad là sứ giả của Allah. Và những ai đi theo y thì rất nghiêm khắc với những kẻ vô đức tin nhưng rất thương xót lẫn nhau. Ngươi (Muhammad) sẽ thấy họ cúi đầu và quỳ lạy vì họ muốn tìm kiếm hồng phúc và sự hài lòng nơi Allah}  (Chương 48 – Al-Fath, câu 29).

Và Thiên sứ của Allah e đã nói về họ:

« خَيْرُ النَّاسِ قَرْنِى ، ثُمَّ الَّذِينَ يَلُونَهُمْ » رواه البخاري ومسلم.

“Những người tốt đẹp nhất là những người trong thế kỷ của Ta, kế đến là những người tiếp nối sau họ” (Albukhari: 3651, Muslim: 1533).

Quả thật, giáo phái Nusayris hoàn toàn sai lệch và trở nên tà đạo, bởi giáo lý của họ là xuyên tạc giáo lý Islam, họ không thực hiện và thi hành theo giáo luật của Islam, họ chỉ biết chửi rủa, xúc phạm các vị Sahabah, giáo lý của họ chỉ là thế.

Ä  Tôn vinh Ibnu Muljam: Ngược lại với sự thù ghét các vị Sahabah thì giáo phái Nusayris lại tôn vinh và yêu mến Abdurrahman bin Muljam, kẻ đã giết Ali bin Abu Talib. Giáo phái Nusayris xem hắn là một vị ân phúc và tốt nhất trong nhân loại, bởi vì họ cho rằng y đã giải thoát thần linh khỏi loài người, giải thoát thần linh khỏi cơ thể đầy bóng tối và ô uế([37]).

Từ điểm này cho thấy, quả thật những người Nusayris phán xét và nhận định là điều tội lỗi đối với ai nguyền rủa hay nhắc đến Ibnu Muljam với điều xấu, thật là một nghịch lý lạ lùng và một sự mâu thuẫn đáng kinh ngạc! Thức chất, người Nusayris này, họ yêu, ghét, khen, chê, chiến đấu và hòa bình chỉ dựa theo ý muốn bất chợt, theo dục vọng của bản thân, tư tưởng bất thường chứ không có một chút trí tuệ, hoặc logic hay tín ngưỡng tôn giáo nào cả([38]).

Ä  Tôn vinh rượu: Rượu đối với giáo phái Nusayris có một vị trí và vai trò rất đặc biệt, nó là sự thiêng liêng và tinh khiết trong mắt của họ vì nó giúp những kẻ cầm đầu trong việc nhập những giáo lý huyền bí vào đầu những người thiếu hiểu biết. Bởi thế, họ gọi nó là Abdul-Nur (bề tôi của ánh hào quang) có nghĩa là họ cho rằng rượu được tạo ra từ cây Annur (cây hào quang), đó chính là nho([39]).

Và rượu đã trở thành một nghi lễ quan trọng và thiêng liêng trong cuộc sống của mỗi giáo đồ Nusayris, và nó trở thành một trụ cột quan trọng trong các trụ cột linh thiêng của họ đối với các lễ hội và tiệc tùng ăn mừng của họ([40]).

Do đó, rượu giữ một vai trò quan trọng đối với giáo phái Nusayris, không những thế, họ còn cho rằng Allah chỉ định rượu là Halal đối với họ vì họ là những vị wali của Ngài, họ là những người có đức tin nơi Ngài và ý thực được Ngài qua một cá thể con người chính là Ali; và họ khẳng định rằng Ngài nghiêm cấm rượu đối với những kẻ phủ nhận Allah tức những người không có đức tin nơi Ali([41]).

Và việc họ tôn vinh rượu chỉ vì mục đích của giáo lý sai lệch và tà đạo muốn vô hiệu hóa giáo luật Islam và cho phép phạm vào những điều Allah nghiêm cấm. Bởi thế, chúng ta thấy một số lễ nguyện của họ được gọi là Al-Qaddas (sự linh thiêng) là muốn ám chỉ sự linh thiêng của rượu vì sự linh thiêng theo quan niệm của họ là được những nhà chức sắc, những vị cầm đầu giáo phái uống nó([42]).

Ä  Khinh thường và miệt thị phụ nữ: Giáo phái Nusayris miệt thị và coi khinh phụ nữ, trong mắt của họ, phụ nữ là một trong các loại biến chất làm ảnh hướng tới người không có đức tin, phụ nữ giống như loài vật bởi vì họ chỉ là sự tồn tại của cơ thể biết nói và khi họ chết thì chỉ là những xác chết chứ không có linh hồn([43]).

Dựa theo lý này thì quả thật giáo phái Nusayris không dạy phụ nữ của họ các lễ nguyện Salah, họ nghiêm cấm phụ nữ thực hành các nghi lễ tôn giáo([44]).

Phụ nữ Nusayris không được quyền hưởng tài sản thừa kế từ cha của cô ta nếu như cô ta có anh (em) trai, tuy nhiên, thỉnh thoảng cô ta được cho một phần nhỏ từ tài sản thừa kế nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ.

Và khi kết hôn, người phụ nữ là vật trao đổi có nghĩa là cha cô ta gả cô ta cho một người đàn ông đã đáp ứng chị (em) gái hay con gái cho ông (người cha của người phụ nữ được nói) hay con trai của ông. Và trường hợp này thì người phụ nữ chẳng bao giờ được hưởng tiền cưới bởi vì cô ta là món hàng giao dịch thương mại([45]).

Ä  Cho phép quan hệ tình dục Haram: Giáo phái Nusayris không những không cấm quan hệ tình dục Haram mà họ cho rằng phụ nữ là thú vui xác thịt. Al-Qalshandi nói về họ: Họ là một nhóm người đáng bị nguyền rủa, họ là nhóm người hèn hạ, mang giáo lý của Majus, họ không cấm quan hệ tình dục với các con gái, chị (em) gái và mẹ([46]).

Và khi mà phụ nữ luôn bị miệt thị và xem thường đối với họ thì họ cho phép làm chuyện Zina với họ, bởi theo quan niệm của họ người phụ nữ sẽ không hoàn thiện đức tin trừ phi cô ta phải cho phép anh (em) trại có đức tin của cô ta hưởng thụ xác thịt của cô ta, và họ qui định không cho phép người ngoài cũng như người không nằm trong giáo phái của họ.

Và điều này giải thích cho chúng ta một cách rất rõ ràng rằng hiện tượng phụ nữ là một phần của sự hiếu khách khi nhập vào những giáo lý huyền bí, tương tự, những kiểu khiêu dâm tuyệt đối xuất hiện trong các lễ hội như lễ hội Annuruz, Giáng sinh, và những lễ hội khác, đây là những thời điểm để các ly rượu xoay vòng và nam nữ pha trộn với nhau([47]).

Giáo phái Nusayris gọi việc tiếp đãi phụ nữ cho khách nếu như khách là những người trong giáo phái là nghĩa vụ bắt buộc, là điều thỏa đáng.

Tác giả cuốn sách “Albakurah Assulayma-niyah”, ông Sulayman Al-Azdani nói về một buổi trò chuyện với một vị Imam Nusayris, người giáo đồ đó nói với ông: nghĩa vụ bắt buộc, điều thỏa đáng, ông được phép hưởng thụ nó.

Ông Sulayman nói tiếp: Sau đó vài ngày, tôi du lịch đến thành phố Antaqiyah, tại một làng có tên là Wadi Al-Jurb, tôi được một vị trưởng lão tiếp đón riêng biệt, ông tiếp đãi tôi tại nhà riêng của ông như một vị khách quí, và khi trời tối, họ đã chuẩn bị cho tôi một phòng ngủ riêng. Khoảng 2 giờ khuya thì có tiếng gõ cửa, tôi mở cửa thì một người phụ nữ bước vào, cô ta đóng cửa lại, nằm cạnh tôi và tôi thật sự bối rối không biết cư xử thế nào với cô ta, một lát sau đó, cô ta mới mở lời nói chuyện với tôi, cô ta bảo: Hay là ông không đón nhận phần nghĩa vụ bắt buộc này?

Lúc bấy giờ tôi mới hiểu ra lời nói của Imam đó, tôi mới biết rằng nghĩa vụ bắt buộc và điều thỏa đáng chính là việc họ lấy phụ nữ của họ ra tiếp đãi những người đồng giáo phái.

Và trong ngày tiếp theo, tôi từng nghĩ với lòng rằng tôi sẽ đính hôn với con gái của vị Imam của họ, và mỗi khi bất cứ một vị Sheikh nào trong bọn họ đến thăm tôi thì bắt buộc tôi phải tiếp đãi họ theo cách “nghĩa vụ bắt buộc và điều thỏa đáng” đó sao, đây quả là điều rất khó khăn, tôi không bao giờ chấp nhận([48]).

Và cũng là điều tự nhiên rằng những giáo lý này đưa chúng ta trở về với những lời nói của các nhà sử học về việc hợp pháp hóa sự loạn luân mà Muhammad bin Nusayr đã kêu gọi trong buổi đầu của sự truyền bá giáo phái của ông, tương tự, ông ta cũng kêu gọi hợp pháp hóa quan hệ tình dục nam giới với nam giới và ông cho rằng đây là hình thức của sự hạ mình phủ phục trước Thượng Đế([49]).

Việc hợp thức hóa hành vi loạn luân cũng như hợp thực hóa mọi hành vi tình dục không giới hạn đối với giáo phái huyền bí nói chung được xem như hành vi nghiện thuốc. Học trò Al-Hasan Ibnu Assabah, người đã gây nghiện cho các giáo đồ của y và đưa họ vào thiêng đường đầy ắp phụ nữ để y áp đặt cho họ bất cứ điều gì y muốn.

Tương tự, một nhóm phái Qaramitah, họ thường tổ chức gặp mặt nhau trong một nơi tối tăm giữa đàn ông và phụ nữ, để thực hiện hành vi dâm loạn, người đàn ông sẽ quan hệ tình dục với bất kỳ người phụ nữ nào y tìm thấy trong bóng tôi, có thể là chị (em) gái của y, có thể là mẹ của y hoặc bất cứ người phụ nữ nào khác([50]).

Ä  Trá hình: Họ che giấu giáo lý của họ với những ai không nằm trong giáo phái của họ, họ chỉ thể hiện trước thiên hạ những điều không phải những điều bí mật của họ.

Sulayman Al-Azdani, tác giả cuốn sách Albakurah nói: Quả thật, họ luôn giả vờ trước mọi nhóm phái khác, và khi họ gặp những người Muslim thì họ thề và nói: chúng tôi cũng giống như các người, chúng tôi nhịn chay và dâng lễ nguyện Salah. Khi họ vào Masjid cùng với người Muslim thì họ chẳng đọc bất cứ thứ gì của lễ nguyện Salah mà họ chỉ làm những động tác giống như người Muslim, còn miệng của họ thì nguyền rủa và xúc phạm Abu Bakr, Umar, Uthman và những vị Sahabah khác. Họ ví sự giả vờ của họ đối với các nhóm phái khác giống như một hình ảnh theo lời họ: quả thật chúng tôi là cơ thể còn những nhóm phái khác là y phục; bất cứ loại y phục nào một người mặc vào đều không có hại đến y, và người nào không giả vờ tức không mặc quần áo là kẻ điên bởi vì người tỉnh táo không đi trần truồng ngoài chợ.

Nhưng tôi sẽ cho biết kí hiệu mà họ nhận biết người không phải giáo đồ của họ là khi nào một người nói: Quả thật, tôi không thờ phượng Ali bin Abu Talib. Khi một người nói như vậy thì người đó chính là người đã phủ nhận giáo lý và tín ngưỡng của giáo phái, một giáo đồ của họ sẽ không thể nói lời này trừ phi y từ bỏ tôn giáo của y hoặc khi nào y để hở lễ nguyện Salah của y thì y đã rời bỏ giáo phái của y. Đây là điều mà vị thủ lĩnh của họ Al-khasibi nói: Ai tiết lộ bí mật của chúng ta thì y bị cấm thiêng đàng của chúng ta([51]).

Tác giả của Albakurah nói về cuộc tranh luận của ông với họ: Tôi đã cố gắng tranh luận với họ, tôi nói với họ: quả thật, giáo phái này đi ngược lại với Qur’an, vì Kinh Qur’an đã nói:

﴿ إِنَّ ٱلَّذِينَ يَكۡتُمُونَ مَآ أَنزَلۡنَا مِنَ ٱلۡبَيِّنَٰتِ وَٱلۡهُدَىٰ مِنۢ بَعۡدِ مَا بَيَّنَّٰهُ لِلنَّاسِ فِي ٱلۡكِتَٰبِ أُوْلَٰٓئِكَ يَلۡعَنُهُمُ ٱللَّهُ وَيَلۡعَنُهُمُ ٱللَّٰعِنُونَ ١٥٩ ﴾ [سورة البقرة: 159]

{Quả thật, những ai giấu giếm những gì mà TA ban xuống từ những bằng chứng rõ rệt cũng như chỉ đạo được trình bày minh bạch cho nhân loại trong Kinh sách thì họ là những người sẽ bị Allah và người đời nguyền rủa.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 159).

Vậy nếu giáo phái của các người được hướng dẫn đúng đắn sao các người lại che giấu nó và dám gánh chịu sự nguyền rủa này, hơn nữa, các người cũng nên biết rằng bất cứ vị thượng đế nào ra lệnh phải che giấu việc thờ phượng ngài trước mọi người thì chỉ có hai mục đích chủ yếu: hoặc là vị thượng đế đó sợ vị thượng đế khác, sợ bị trả đủa, hoặc là vị thượng đế đó là kẻ lừa đảo. Những điều này không thể nào xảy ra với Đấng Tạo Hóa đã tạo ra nhân loại, làm sao Ngài lại phải sợ tạo vật của Ngài hoặc làm sao Ngài có thể là kẻ lường gạt, chẳng lẽ Ngài là Thượng Đế tuyệt đối công bằng lại qui định những giáo luật sai trái thế này ư? Và nếu dựa theo lý này, thì Ngài không được trừng phạt những người không có đức tin nơi Ngài bởi vì nếu Ngài trừng phạt họ thì Ngài là Thượng Đế bất công([52]).

Ä  Giải thích một cách huyền bí: Giải thích một cách huyền bí hoặc cho rằng các văn bản của giáo luật là sự thể hiện diện mạo bên ngoài, còn điều huyền bí bên trong là phải dựa theo giáo lý của Nusayris. Giáo phái Nusayris khẳng định rằng chỉ có họ mới là những học giả thực sự đủ uyên thâm về những điều huyền bí sâu thẳm. Theo giáo lý của Nusayris, việc nhận thức được hai cung bậc: công khai rõ ràng bên ngoài và huyền bí bên trong là cốt lõi của sự thờ phượng, nó giúp họ thực hiện các nghĩa vụ và sự thờ phượng bởi vì trong nhìn nhận của họ nó là sự xiềng xích và chế ngự những người thiếu hiểu biết và lơ đễnh([53]).

Những người Nusayris cho rằng người nào nhận thức được những điều huyền bí thì những việc làm thể hiện hành vi bên ngoài không cần phải thực hiện nữa, y sẽ ra khỏi phạm vi tôi tớ và bị chế ngự để đến với sự tự do hoàn toàn([54]).

Theo lý này, những người Nusayris đã giải thích tất cả mọi sự thờ phượng bằng những lý lẽ xa vời với trí tuệ, xa vời với logic ngôn từ và phương pháp giảng dạy tôn giáo.

Sau đây là một số lời giải thích của họ:

o   Lời tuyên thệ Shahadah: là trụ cột đầu tiên của các trụ cột Islam, nhưng là cái gì đối với giáo phái Nusayris?

Họ nói rằng lời tuyên thệ này ám chỉ một công thức (ع – م - س) tượng trưng cho (Ali bin Abu Talib – Muhammad – Salman Al-farisy) theo thứ tự.

o   Lễ nguyện Salah: là trụ cột thứ hai của các trụ cột Islam, nhưng là gì đối với giáo phái Nusayris?

Họ cho rằng lễ nguyện Salah là sự nhận thức và giác ngộ của giáo đồ Nusayris bởi những điều huyền bí trong tôn giáo của họ, và điều này chỉ dành riêng cho năm vị: Ali, Muhammad, Alhsan, Al-Hosain và Fatimah (họ gọi Fatimah với biệt danh là Fatir). Năm vị này trong giáo phái Nusayris được xem là năm vị thanh khiết hoặc họ được coi là đại diện Muhammad([55]).

o   Nhịn chay: Nhịn chay bắt buộc đối với họ là sự che giấu những bí mật của họ, đó là che giấu bí mật liên quan đến ba mươi người đàn ông tượng trưng cho các ngày Ramadan và ba mươi người phụ nữ cho các đêm Ramadan. Bởi thế, việc biết được tên của sáu mươi người này và đọc lên là sẽ hoàn tất việc nhịn chay([56]).

o   Zakah: Riêng Zakah đối với họ là biểu hiện của Salman Al-Farisi, chỉ cần nhắc đến tên Salman Al-Farisi là đã xong phần nghĩa vụ Zakah([57]).

o   Hajj: Đối với họ tất cả các nghi thức cũng như các biểu hiệu của Hajj chỉ là những kí hiệu của những cá thể cụ thể nào đó, Hajj đối với họ là chỉ cần nhận biết những cá nhân với những cái tên của họ là coi như xong nghĩa vụ([58]).

Sulayman Al-Azdani, tác giả cuốn sách Al-Bakurah Assulayma-niyah, nói về Tafseer chương thứ mười bốn có tên là ngôi nhà Ma’mur rằng chương này đã được những bậc tiền bối của họ liệt vào nghĩa vụ Hajj, ngôi nhà được lệnh phải viếng thăm trong Qur’an cũng như các trụ cột, trần và bức tường của nó là ngụ ý về sự nhận biết những cá nhân đó.

Ngôi nhà là bức màn của vị (م), Safa là mức lượng, hai ngưỡng cửa là Al-Hasan và Al-Hosain, khoảng của cánh cửa là sự nhận biết Ja’far Assadiq, Marwah là sự nhận biết Abu Addar, sự linh thiêng của Al-Haram là nhận biết Salman Al-Farisi, và những điều này luôn được tìm thấy trong hầu hết các sách của họ, và sự nhận biết những người này là phần kết của Hajj đối với họ.

Còn việc những người Muslim du hành đến Makkah, theo họ, đó là điều lệch lạc đáng bị khiển trách.

o   Jihad: Jihad đối với giáo phái Nusayris có hai loại được tác giả của Al-Bakurah Assulayma-niyah cho biết: loại thứ nhất là chửi rủa Abu Bakr, Umar, Uthman và những vị Sahabah khác, cùng với tất cả những ai cho rằng Ali bin Abu Talib hoặc các vị Nabi đã ăn, uống, kết hôn hoặc có con với phụ nữ của họ, bởi lẽ, giáo phái Nusayris tin rằng Ali và các vị Nabi là những vị từ trên trời xuống không có cơ thể, còn những cơ thể mà họ hiện thân chỉ là sự vật, chúng không phải là những cơ thể thực sự của họ.

Loại Jihad thứ hai là việc ẩn giấu giáo phái của họ đối với những nhóm phái khác, họ không được thể hiện giáo phái của mình với những ai khác cho dù phải đối mặt với sự nguy hiểm thậm chí là cái chết([59]).

o   Tình trạng Janabah (thể trạng sau khi xuất tinh do quan hệ vợ chồng hay dưới hình thức nào đó): đối với họ là sự kháng cự, chống đối và thiếu hiểu biết về những kiến thức huyền bí([60]).

o   Taharah: đối với họ có nghĩa là sự thù địch và căm ghét với những ai chống đối và kháng cự, và là sự hiểu biết kiến thức huyền bí([61]).

Tiến sĩ Muhammad Al-Khateeb nói chú thích cho những lời giải thích huyền bí: cứ như thế, chúng ta đã rõ rằng tất cả mọi nghĩa vụ tôn giáo cũng như các hình thức thờ phượng của Islam từ những việc làm và hành vị công khai ra ngoài đều chẳng nghĩa lý gì đối với giáo phái này cả, tất cả mọi sự thờ phượng đều chỉ được thể hiện bằng cách tưởng niệm đến những cá nhân nhất định nào đó là được.

Theo lý này, chúng ta thấy rằng không cần phải có các Masjid bởi vì họ thực hiện lễ nguyện Salah tại những nơi riêng biệt và bí ẩn. Đối với họ, lễ nguyện Salah không phải là thực hiện theo cách thức của những người Muslim mà là sự tưởng nhớ đến các kí hiệu, các biểu tượng của những cá nhân cụ thể nào đó mà giáo phái Nusayris chỉ ra trong các thời điểm thờ phượng([62]).

Và ông cũng nói thêm rằng: cũng theo lý này nên họ không cần phải làm Taharah khi thực hiện lễ nguyện Salah của họ, giao hợp, xuất tinh đều không làm hư Taharah mà điều làm hư nó chính là sự chống đối giáo phái và thiếu hiểu biết về kiến thức huyền bí, bởi thế, Taharah đối với họ thực ra là sự thù đích và căm ghét những ai chống đối và kháng cự họ và không hiểu biết kiến thức huyền bí([63]).

o   Ngày Phán Xét (Ngày Tận Thế, Ngày Phục Sinh): đối với họ thật ra chỉ là ngày xuất hiện Muhammad bin Al-Hasan Al-Askari, người sẽ tiêu diệt hết mọi kẻ thù của họ([64]).

 Những mật hiệu để nhận biết nhau giữa giáo đồ Nusayris

Tác giả cuốn sách Al-Bakurah Assulayma-niyah nói: những mật hiệu mà họ nhận biết nhau là nếu có một người lạ đến gặp những người Nusayris, hỏi họ, nói: Tôi có một người thân, các người có biết người đó không? Họ trả lời: Người đó tên gì? Y nói: Al-Hosain. Họ nói: Ibnu Hamdan, và y nói: Al-Khasibi.

Mật hiệu thứ hai để họ nhận biết nhau: họ nói với người lạ: Tấm vải muslin của bác anh là bao nhiêu lớp? Nếu người đó trả lời: Mười sáu, thì họ sẽ chấp nhận y.

Mật hiệu thứ ba: Nếu bác của anh khát nước thì ông ta uống từ đâu? Câu trả lời: từ ngọn suối Al-Alawiyah.

Mật hiệu thứ tư: Nếu bác anh bị lạc thì điều gì sẽ hướng dẫn ông ta? Câu trả lời: Râu của Mu’awiyah.

Mật hiệu thứ năm: Nếu bác anh bị lạc mất thì anh sẽ gặp ông ta ở đâu? Câu trả lời: Tại Nasabah.

Mật hiệu thứ sáu: Bốn, hai cái bốn, ba và hai và số lượng của họ hai lần trong tôn giáo của anh ở đâu? Câu trả lời: Tại Al-Musafarah.

Câu hỏi: Hãy phân loại họ cho tôi biết. Câu trả lời: Trong số họ có mười bảy vị Iraq, mười bảy vị Shami và mười bảy vị ẩn. Câu hỏi: Tìm thấy họ ở đâu? Câu trả lời: Tại cửa thành phố Harran. Câu hỏi: Họ làm gì? Câu trả lời: Họ nhận lấy điều công lý và cho lại điều công lý([65]).

 Sự thề thốt đối với giáo phái Nusayris

Tác giả cuốn sách Al-Bakurah Assulayma-niyah nói: Sự thề thốt đối với giáo phái Nusayris là bạn đặt tay của bạn trong tay của y (người Nusayris) và nói: Tôi thề với anh bởi sự uy tín của anh bằng sự giao ước của Ali, vị thủ lĩnh của những người có đức tin và bằng sự giao ước của (ع  م  س) thì người đó sẽ không thể nói dối sau đó.

Và cũng có thể bạn lấy ngón tay của bạn chạm nước bọt của bạn và đặt nó lên cổ của y (người Nusayris) và bạn nói: Tôi xin vô can với tội lỗi của tôi và tôi đặt nó lên cổ của anh và tôi thề với anh, hoặc cũng có thể bạn nói với y rằng tôi thề với anh bởi nền tảng tôn giáo của anh bằng điều bí ẩn của giao ước (ع  م  س) xin anh hãy cho tôi biết sự thật của điều này ... thì y sẽ không dám nói dối. Đây là sự thề thốt cố định đối với nhóm phái Asshama-liyah, người Nusayris nghĩ rằng người thề thốt theo lối này sẽ chuyển hết tội lỗi cho người được thề thốt([66]).

 Các giáo điều của giáo phái Nusayris([67])

Tiến sĩ Abdurrahman Badawi tóm lược các giáo điều của giáo phái Nusayris, ông đã biên soạn nó thành một quyển sách nhỏ với nhan đề (Sách giáo điều của giáo phái Nusayris) được lưu giữ tại thư viện nội địa tại Paris, sách được trình bày theo hình thức hỏi đáp, gồm 101 câu hỏi.

Quả thật, tiến sĩ Sabir Ta’i-mi đã lược lại một số câu hỏi đáp theo những gì được tiến sĩ Abdurrahman Badawi biên soạn, và phần lược này sẽ được trình bày dưới đây:

1.       Ai là đấng đã tạo ra chúng ta?

Ø  Trả lời: Ali bin Abu Talib, thủ lĩnh của những người có đức tin.

2.       Chúng ta biết Ali là Thượng Đế từ đâu?

Ø  Trả lời: Từ những gì ngài đã nói về bản thân ngài trong bài thuyết giảng lúc ngài đứng trên bục giảng, ngài nói: Ta là bí ẩn của các bí ẩn, Ta là cây của các ánh sáng, Ta là bằng chứng của các tầng trời, Ta là vị truyền bá, Ta là vị làm chứng cho giao ước, Ta là vị kiềm hãm mọi tiếng động, Ta là vị khởi động các giông tố, Ta là vị điều hành những đám mây mưa, Ta là lý lẽ của mọi lý lẽ, Ta là bản chất cổ xưa, Ta là vị đầu tiên và cuối cùng, Ta là sự huyền bí và công khai minh bạch, Ta là ánh sáng của các vị Imam ngoan đạo.

3.       Ai là người đã kêu gọi chúng ta đến với sự nhận thức Thượng Đế của chúng ta?

Ø  Trả lời: Muhammad giống như Người đã nói trong bài thuyết giảng cuối cùng với lời: Quả thật, y – tức Ali – là Thượng Đế của Ta và của các người.

4.       Nếu y – tức Ali – chính là Thượng Đế sao ngài là có tính đồng nhất với những cơ thể đồng nhất? Có nghĩa là sao ngài lài hiện thân của một cơ thể người?

Ø  Trả lời: Ngài không phải là sự đồng nhất mà ngài ẩn mình trong Muhammad dưới hình thức chuyển đổi và lấy tên gọi là Ali.

5.       Thượng Đế của chúng ta chuyển đổi bao nhiêu lần để hiện thân trong hình hài con người?

Ø  Trả lời: Quả thật, ngài ẩn mình bảy lần:

-          Trong cơ thể của Adam với tên gọi là Habil.

-          Trong cơ thể của Nuh với tên gọi Shaib.

-          Trong cơ thể của Ya’qub với tên gọi Yusuf.

-          Trong cơ thể của Musa với tên gợi Yu-sha’.

-          Trong cơ thể Sulayman với tên gọi A-sif.

-          Trong cơ thể Ysa với tên gọi Ba-tirah.

-          Trong cơ thể của Muhammad với tên gọi Ali.

6.       Ngài ẩn mình như thế này rồi sau đó lại xuất hiện là như thế nào?

1.       Trả lời: Đây là điều bí ẩn trong việc chuyển đổi của Ngài, điều mà chỉ có Allah mới biết rõ như chính Ngài đã phán.

7.       Ngài có xuất hiện công khai một lần nữa không?

2.       Trả lời: Có, ngài xuất hiện không cần sự biến đổi và hiện thân vào các hình thể khác, ngài xuất hiện bằng sự tối cao và oai nghiêm của Ngài.

8.       Sự xuất hiện của Thượng Đế là gì?

Ø  Trả lời: Đấng Tạo Hóa xuất hiện qua cách hiện thân vào con người, vào một hình hài đẹp nhất.

9.       Hãy nói rõ hơn về điều này?

Ø  Trả lời: Khi (Nội dung) nhập vào (Cánh cửa) thì ngài ẩn mình với (Tên gọi), và ngài tự thu nhận ngài giống như vị bảo hộ của chúng ta Ja’far Assadiq đã nói.

10.   Nhưng (Nội dung), (Tên gọi)(Cánh cửa) là gì?

Ø  Trả lời: Đây là ba ngôi không thể tách rời nhau như câu nói của chúng ta: (بسم الله الرحمن الرحيم): Allah là (Nội dung), Arrahman là (Tên gọi) và Arrahim là (Cánh cửa), như vậy đó ...

11.   Qur’an là gì?

Ø  Trả lời: Là sự báo tin về sự xuất hiện của vị bảo hộ của chúng ta trong hình hài của con người.

12.   Ai đã dạy Muhammad Qur’an?

Ø  Trả lời: Vị bảo hộ của chúng ta, đó là (Nội dung) trên chiếc lưỡi của Jibril.

13.   Các tín đồ được quyền tiết lộ với một người khác về điều bí ẩn trong các điều huyền bí không?

Ø  Trả lời: Không được phép tiết lộ với một ai khác ngoại trừ đó là anh em đồng đạo của y, nếu không sẽ bị Allah nỗi giận.

14.   Sự linh thiêng đầu tiên là gì?

1.       Trả lời: Là điều được thiết lập trước sự kêu gọi Annuruz.

15.   Sự kêu gọi Annuruz là gì?

Ø  Trả lời: Sự linh thiêng của rượu trong chiếc cốc.

16.   Trong số những vị Sheikh của chúng ta, ai là vị mang sự truyền bá đến khắp mọi xứ sở?

Ø  Trả lời: Abu Abullah Al-Hosain bin Hamdan.

17.   Tại sao chúng ta được gọi với cái tên Khasibiyah?

Ø  Trả lời: Bởi vì chúng ta đi theo các giáo điều của vị Sheikh của chúng ta: Abu Abdullah Al-Hosain bin Hamdan Al-Khasibi.

 Các lễ hội của giáo phái Nusayris

Giáo phái Nusayris có nhiều lễ hội, tiến sĩ Muhammad Al-Khateeb nói: Về các ngày lễ hội của họ có thể phân thành: lễ hội Islam, lễ hội Shi’ah dòng mười hai vị Imam, lễ hội Thiên Chúa giáo, và lễ hội Ba Tư.

Điều này cho thấy giáo phái Nusayris được hình thành từ các nguồn không đồng nhất, và các cơ cấu đức tin khác nhau được qui tụ từ những tín ngưỡng và truyền thống khác nhau, khi mà chúng ta thấy nhóm người này ăn mừng ngày lễ Eid Fitri và Eid Al-Adha và sau đó chúng ta lại thấy họ đi rất xa để đến với những ngày lễ giáng sinh và Barbara của Thiên Chúa([68]).

Những ngày lễ trọng đại của họ là những ngày dưới đây([69]):

1-      Lễ Al-Ghadir: Họ tổ chức vào ngày 18 tháng Zdul-Hijjah, đây là ngày lễ của phái Shi’ah nói chung. Nguyên nhân họ lấy ngày này làm ngày đại lễ là những gì được đề cập đến việc kết tình huynh đệ của Nabi vào ngày Ghadir (Khumma), Ghadir cách Juhfah chừng ba dặm, xung quanh có nhiều cây cối, nó là một bụi cây mà thường được gọi là Khumma. Trong quá trình trở về từ chuyến hành hương Hajj chia tay, Người đã dừng chân tại Ghadir và kết huynh đệ cho các vị Sahabah nhưng Người không kết huynh đệ cho Ali với một ai trong số họ, cho nên Nabi thấy điều đó là thiếu sót với Ali, nên Người đã ôm Ali và nói: Ngươi có hài lòng rằng đối với ta ngươi sẽ giống như Harun đối với Musa ngoại trừ sau ta sẽ không có vị Nabi nào nữa không?.

Rồi Người quay sang các vị Sahabah của Người và nói: Ai là người mà Ta là vị yêu thương của y thì Ali cũng là vị yêu thương của y, lạy Allah, xin Ngài hãy yêu thương ai yêu thương y (Ali) và căm ghét ai căm ghét y([70]).

Và đó là nhằm vào ngày 18 tháng Zhul-Hijjah năm thứ 10 hijri. Quả thật, những người xác thực từ các học giả Hadith đều xác định rằng lời “lạy Allah, xin Ngài hãy yêu thương ai yêu thương y (Ali) và căm ghét ai căm ghét y” là bịa đặt, và hơn nữa lời cầu nguyện của Nabi luôn được chấp nhận và đáp lại trong khi lời Du-a này không được đáp lại, và quả thật người giết chết Ali là người thuộc những người được giao ước dưới gốc cây, và điều này lại là bắng chứng khẳng định rằng lời Du-a đó không phải là lời Du-a của Nabi([71]).

Và tất cả các Hadith kết tình huynh đệ của Ali đều là bịa đặt, và đích thực Nabi e không có kết nghĩa huynh đệ cho bất cứ một ai mà Người chỉ có kết nghĩa huynh đệ giữa những người Muhajir (dân Makkah di cứ đến Madinah) và những người Ansar (dân Madinah) vào năm thứ nhất hijri, riêng câu nói “Ngươi có hài lòng rằng đối với ta ngươi sẽ giống như Harun đối với Musa ngoại trừ sau ta sẽ không có vị Nabi nào nữa” thì Người đã nói với Ali trong trận chiến Tabuk và Người không hề lặp lại.

2- Lễ Firash (lễ tưởng niệm chiếc giường): Họ tổ chức ngày lễ này để tưởng nhớ đêm mà Ali nằm trên chiếc giường của Nabi khi mà Quraish muốn ám sát Nabi.

 3- Lễ A’shura: Đó là ngày thứ 10 của tháng Muharram, việc làm của họ cũng giống như việc làm của những người Shi’ah còn lại, đó là ngày để họ tưởng nhớ đến cái chết của Al-Hosain con trai của Ali tại Kurbala. Tuy nhiên, giáo phái Nusayris không cho rằng Al-Hosain đã chết mà Al-Hosain đang ẩn mình giống như Ysa con trai Maryam u.

4- Lễ Annuruz: tức ngày mới của Ba Tư, họ ăn mừng lễ này trong suốt mùa xuân, và đây là ngày lễ có gốc từ Ba Tư, có lời cho rằng đó là ngày mà ánh sáng được tạo ra, và một số người lại nói rằng đó là thời điểm sơ khai của vũ trụ. Giáo phái Nusayris đã ăn mừng ngày lễ này.

5- Lễ Maharjan: Đây là lễ ăn mừng vào đầu mùa thu, cũng là một ngày lễ của người Ba Tư.

6- Lễ Giáng sinh: Đó là đêm hai mươi bốn tháng mười hai theo niên lịch La Mã.

7- Các ngày lễ phổ biến: Đó là những ngày lễ có nguồn gốc từ Thiên Chúa Giáo như lễ Phục sinh, lễ Hiển Linh, lễ Chúa Nhật, lễ Giáng Thế.

Và quả thật, một trong những kẻ cầm đầu giáo phái Nusayris, ông Abu Saeed Attibri đã biên soạn một cuốn sách xung quanh chủ đề này với nhan đề “Tổng hợp các lễ hội”. Và quả thật, tiến sĩ Abdurrahman Badawi đã nói trong cuốn sách của ông về những nhóm phái Islam với các chương mục:

Ä  Những thông điệp về tháng Ramadan và những gì đề cập đến sự bằng an của một số vị Wali trong nhóm phái của họ.

Ä  Du-a tháng Ramadan.

Ä  Nói về ngày lễ Fitri.

Ä  Thuyết giảng lễ Fitri.

Ä  Du-a lễ Fitri.

Ä  Nói về lễ Al-Adha.

Ä  Du-a lễ Al-Adha.

Ä  Thuyết giảng lễ Al-Adha.

Ä  Những thông điệp về lễ Al-Ghadir.

Ä  Nói về lễ Firash.

Ä  Lễ Mubahalah.

Ä  Nói về lễ A’shura.

Ä  Tìm hiểu về ngày Karbala và những điều được những người của Tawhid truyền đạt lại về ngày đó, và đọc những bài thơ của Abu Abdullah Al-Khasibi.

Ä  Cái chết của Dalam, kẻ bị Allah nguyền rủa.

Ä  Du-a cái chết của Dalam.

Ä  Du-a đêm Giáng sinh.

Ä  Thông tin về Almaharjan và Annuruz.

Ngoài ra, còn nhiều ngày lễ khác nữa([72]). Và những ngày lễ của Nusayris, họ thường chiêu đãi rượu vang và tập hợp tất cả phụ nữ và trẻ em của họ ra ngoài thị trấn tại các vườn cây, các khu hoang vắng để sau đó các lễ hội này lần lượt biến thành các lễ hội đồi trụy và dâm loạn([73]).

 Một số nội dung mẫu từ sách Nusayris

Như chúng ta đã được biết rằng những thờ phượng, những nghĩa vụ tôn giáo đối với giáo phái Nusayris chỉ là sự tưởng nhớ và tụng niệm một số vị được cho là linh thiêng và thần thánh đối với họ, và những sự tụng niệm được thực hiện trong những bối cảnh nhất định.

Và trong sự tụng niệm và tưởng nhớ linh thiêng này đã phơi bày rõ cho chúng ta rằng giáo phái Nusayris đã biến Ali bin Abu Talib thành Thượng Đế, tương tự họ cũng linh thiêng hóa ba chữ (ع  - م - س).

Và thực chất ý nghĩa của từ Quddas chỉ ra rằng giáo phái Nusayris bị ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo, và từ này hoàn toàn nguyên văn từ Thiên Chúa bởi vì nó là một trong các nghi lễ mà họ tín ngưỡng.

Giáo phái Nusayris chiêu đãi những cốc rượu trong suốt các nghi lễ, những nghi lễ cũng như những sự tưởng niệm mang tính chất thiêng liêng đối với họ bởi vì nó là chốn hội tụ các thánh kinh đối với họ.

Tiến sĩ Al-Khateeb nhận xét về các nghi lễ này và ghi nhận tầm quan trọng của việc đọc nó đối với ai muốn tìm hiểu tín ngưỡng và giáo lý của nhóm người này, ông nói: Trong thực tế, đọc nó là cần thiết cho bất cứ ai là người nghiên cứu và viết sách nói về giáo phái này, bởi vì bằng cách đọc y sẽ thấy rõ ràng toàn bộ cấu trúc tín ngưỡng và giáo lý của họ một cách tổng thể, y sẽ hiểu bản chất thực sự của nó thông qua các sách của họ cũng như các bản thảo của họ, thứ mà giáo phái Nusayris không thể chối cãi và phủ nhận([74]).

Tác giả cuốn sách Albakurah Assulaymaniyah kể ra một số học thuyết giáo lý của họ:

·         Quddas Attaiyib: Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy nhìn chỗ đứng này của các ngươi nơi mà các ngươi đang tập hợp, các ngươi hãy lấy đi khỏi trái tim của các ngươi sự hận thù, sự nghi ngờ và ganh ghét, để các ngươi hoàn thiện tôn giáo của các ngươi bằng sự ý thức Thượng Đế của các ngươi, các ngươi được khuyến khích cầu nguyện, và vị bảo vệ chúng ta và các ngươi sẽ yêu quí và ban vinh dự cho ngôi nhà của các ngươi.

Các ngươi hãy biết rằng Ali bin Abu Talib đang đứng cùng với các ngươi, đang hiện diện giữa các ngươi, đang nghe, đang thấy và biết những gì ở trên bảy tầng trời và những gì nằm sâu trong lòng đất, ngài biết rõ những gì trong lòng, ngài là Đấng Quyền lực và Hằng Tha thứ, các ngươi hãy coi chừng này hỡi anh em chớ đừng cười, đừng ho trong các giờ cầu nguyện cùng với những kẻ thiếu hiểu biết, bởi đó là hành động xấu xa nhất, đến gần với cái chết và vô hiệu hóa mọi việc làm ngoan đạo.

Tuy nhiên, các ngươi hãy lắng nghe lời của Imam bởi quả thật ngài đang đứng trong các ngươi giống như cái đứng của một vị độc nhất tối cao và thông lãm.

Quả thật, Ta đã hòa Attaiyib này vào trong sự định tâm này giống như các tầng trời hòa vào trong bảy vị Imam thuần túy và thanh khiết, một sự hiện thân dưới hình hài con người, các ngươi hãy để bản thân các ngươi tốt lành và tinh khiết từ những việc làm ngoan đạo. Quả thật, (م) luôn chiếm vị trí đặc biệt với (س) mọi lúc, còn Ali là Thượng Đế mà tất cả tôn giáo phải hướng hoàn toàn về Ngài, quả thật, những gì cầu xin ngoài ngài đều là sai trái không chân lý, sự thờ phượng các tạo vật là vô lý, bởi vì ngài là đấng tối cao, ngài cao ở vị trí của ngài, ngài là đấng thông lãm, tối cao và vĩ đại([75]).

·         Quddas Bakhur: Các linh hồn đi vòng quanh ngôi nhà Al-Ma’mur tại nơi của Thượng Đế với niềm vui và hạnh phúc. Quả thật, Sheikh của chúng ta, vị chủ nhân của chúng ta Muhammad bin Sinan Azzahri, cầu xin người ban cho chúng ta sự bằng an, người đã đứng dâng lễ nguyện Salah cùng với tập thể mỗi ngày đêm một lần hay hai lần, viên hồng ngọc của người nắm lấy tay người, có lời nói là viên ngọc bích, và có lời thì nói viên hoàng ngọc, nó dẫn người đi ngao du đến vườn hoa Fatimah, hoàn thiện niềm vui.

Hỡi những người có đức tin, các người hãy biết rằng ánh sáng chính là Muhammad, ban đêm là Salman, các người hãy làm bốc hơi những chiếc cốc của các người, hãy thắp sáng các ngọn đèn của các người, và các người hãy cùng nhau nói: mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng đã ban cho các ngươi ân phúc trọn vẹn, Đấng mà bí mật của Ngài luôn được che giấu, quả thật Ngài là Đấng Quảng Đại, Tối Cao và Vĩ Đại. Hỡi những người có đức tin, các người hãy có đức tin, hãy tin tưởng rằng người bề tôi của Ánh sáng là điều Halal cho các người nhưng lại Haram đối với những ai ngoài các người. (người bề tôi của Ánh sáng ý nói rượu)([76]).

·         Quddas Al-Azan: Đó là lời: Allah là Đấng vĩ đại nhất, Allah là Đấng vĩ đại nhất, Allah là Đấng vĩ đại nhất, bề tôi hướng mặt bề tôi đến vị chủ nhân Muhammad đáng được ca ngợi, bí ẩn của Người là mục đích, mắt của Người là cảm xúc biểu hiện kiến thức và quyền uy, thanh lọc cho nội dung, đó là mắt của sự tối cao, và nội dung chính là Ali, còn Fatir  thì oai nghiêm, Al-Hasan thì hoàn hảo, và Muhsin bí ẩn đầy ân phúc: Hỡi những người có đức tin, ta là người bề tôi được khẳng định bởi những điều mà vị chủ nhân Salman đã thông qua trong lúc kêu gọi và Azan, người Azan azan trên tháp cao lan truyền lời Azan: Allah là Đấng vĩ đại nhất, Allah là Đấng vĩ đại nhất, tôi chứng nhận rằng không có Thượng Đế nào khác ngoài Ali, vị thủ lĩnh của mật ong đáng được thờ phượng, không có bức màn chắn nào ngoài vị chủ nhân Muhammad đáng được ca ngợi, và không có cánh cửa nào ngoài vị chủ nhân Salman Al-Farisi, và rằng vị chủ nhân Muhammad, bức màn của ngài kết chặt, sứ mang Nabi của ngài được gởi đến, kinh sách của ngài được ban xuống, ngai vương của ngài vĩ đại, chiếc ghế của ngài vững chắc, và rằng chủ nhân Salman cánh cửa của ngài rộng lượng, chiếc thuyền cứu rỗi, ánh mắt của cuộc sống, hãy đến dâng lễ nguyện Salah, hãy đến dâng lễ nguyện Salah, các người hãy dâng lễ nguyện Salah hỡi những người có đức tin, các người sẽ vào được Thiên Đàng mà các người đã được hứa, hãy đến với sự thành công, hãy đến với sự thành công, rồi các ngươi sẽ thành công hỡi những người có đức tin, các người sẽ loại trừ hết những tối tâm của cơ thể, các người sẽ ở cùng với các nàng trinh nữ và những thiếu niên, các người hãy ngắm nhìn vị bảo hộ của các người, vị thủ lĩnh mật ong, Ali vĩ đại, Allah vĩ đại nhất, Allah vĩ đại nhất, Ali vị thủ lĩnh mật ong vĩ đại hơn bất cứ ai tự cao tự đại, ngài tự hữu không lệ thuộc,

Ngài thức mãi không cần ngủ, Allah vĩ đại nhất, Allah vĩ đại nhất, quả thật, lễ nguyện Salah đã được tiến hành trên các cánh cửa của nó và làm vững chắc lời bào chữa cho những người thực hiện nó.

Bề tôi cầu xin ngài ôi hỡi vị thủ lĩnh mật ong, ôi hỡi Ali bin Abu Talib cho cuộc dâng lễ nguyện Salah luôn được duy trì theo sự tồn tại của các tầng trời và trái đất, xin ngài hãy làm cho vị chủ nhân Muhammad là vị cuối cùng, là vị nhịn chay và là vị cầu nguyện, xin ngài làm cho vị chủ nhân Salman được bình an, được thanh lọc, xin ngài làm cho người là cánh tay phải của giáo phái, là nguồn ủng hộ cho giáo phái, xin ngài làm cho Abu Ad-Dar là cánh tay trái của nó và là sự hoàn hảo của nó, và xin ngài làm cho thế giới là con đường đến với nó và những người có đức tin là những người hướng dẫn đến với nó mãi tới tận ngày sau, Amin([77]).

Tác giả của cuốn sách Albakurah đề cập đến mười sáu chương tóm lược giáo lý của Nusayris, và những chương này mang các tiêu đề sau:

السورة الأولى

واسمها الأول

السورة الثانية

واسمها تقديسة ابن الولي

السورة الثالثة

واسمها تقديسة أبي سعيد

السورة الرابعة

واسمها النسبة

السورة الخامسة

واسمها الفتح

السورة السادسة

واسمها الجود

السورة السابعة

واسمها السلام

السورة الثامنة

واسمها الإشارة

السورة التاسعة

واسمها العين العلوية

السورة العاشرة

واسمها العقد

السورة الحادية عشرة

واسمهاالشهادة، والعامة تسميها الجيل

السورة الثانية عشرة

واسمها الإمامية

السورة الثالثة عشرة

واسمها الساخرة

السورة الرابعة عشرة

واسمها البيت

السورة الخامسة عشرة 

واسمها الحجابية

السورة السادسة عشرة   

واسمها النقيبية

Dưới đây là một vài thí dụ tiêu biểu từ một số chương đó:

Ø  Chương thứ nhất có tên là Al-Auwal: Quả thật, sẽ thành công đối với ai ủng hộ cầu xin bởi Ta là người bề tôi, Ta đã chinh phục bởi sự đáp lại đầu tiên bằng tình yêu thiêng liêng của Nội dung thủ lĩnh mật ong Ali bin Abu Talib, có biệt danh là Abu Hidarah, Abu Turab, từ đó ta khởi đầu và từ đó ta thành công, với sự tưởng nhớ nó ta thắng lợi và bởi nó ta được cứu rỗi và với nó ta trở về, và trong nó ta được ân phúc, trong nó ta cầu xin trợ giúp, trong nó ta bắt đầu, và trong nó ta kết thúc với tôn giáo đúng đắn và sự kiên định vững chắc .. ([78]).

Ø  Chương thứ ba có tên sự thiêng liêng của Abu Sa’eed: Bề tôi cầu xin ngài ôi hỡi vị vua của các vị vua, ôi hỡi vị thủ lĩnh mật ong, hỡi Ali, hỡi đấng ban phát, hỡi đấng còn mãi, hỡi đấng hằng tha thứ, bề tôi cầu xin ngài với năm điều tinh khiết, sáu điều tối cao, bảy hành tinh ngọc trai, tám vị thiên thần hùng mạnh gánh chiếc ngai vương, chín điều ca ngợi, mười con gà được giết, mười một ngưỡng cửa, mười hai vị Imam, họ là chân lý ở nơi ngài, ôi hỡi mục đích của tất cả, ôi thủ lĩnh mật ong, ôi người bạn của xứ sở cao cả, ôi đấng duy nhất, tên của ngài là duy nhất, cánh cửa của ngài là duy nhất, ôi hỡi đấng xuất hiện trong bảy mái vòm tự, xin ngài làm cho con tim của bầy tôi và thân xác của bầy tôi vững chắc trong sự nhận thức ngài, xin ngài hãy giái thoát bầy tôi khỏi sự hiện thân của con người, xin ngài hãy mặc cho bầy tôi những chiếc áo ánh sáng giữa các hành tinh trên trời([79]).

Ø  Chương thứ năm có tên Al-Fath([80]): Nguyên văn chương Annasr:

 ﴿ إِذَا جَآءَ نَصۡرُ ٱللَّهِ وَٱلۡفَتۡحُ وَرَأَيۡتَ ٱلنَّاسَ يَدۡخُلُونَ فِي دِينِ ٱللَّهِ أَفۡوَاجٗا  فَسَبِّحۡ بِحَمۡدِ رَبِّكَ وَٱسۡتَغۡفِرۡهُۚ إِنَّهُۥ كَانَ تَوَّابَۢا ﴾

{Khi Allah ban cho thắng lợi đến. Và Ngươi thấy thiên hạ từng đoàn, từng đoàn gia nhập tôn giáo của Allah. Thì Ngươi hãy tán dương Thượng Đế của Ngươi và hãy xin Ngài tha thứ cho Ngươi. Quả thật, Ngài là Đấng Hằng Tha thứ.}, và có phần bổ sung với nội dung: bề tôi chứng nhận rằng vị bảo hộ của bề tôi, thủ lĩnh mật ong Ali đã tạo ra vị chủ nhân Muhammad từ chính ánh sáng của ngài, ngài đặt tên người với tên của ngài, với linh hồn của ngài, ngai vương của ngài, bệ ngồi của ngài và thuộc tính của ngài, người gắn liền với ngài, người không tách rời ngài, người gắn liền với ngài bằng ánh sáng, người thuộc về ngài giống như sự cảm nhận giữa linh hồn với linh hồn hoặc giống như các tia mặt trời hoặc giống như vòng xoáy của nước từ nước, hoặc giống như ánh sáng chói chang của sét từ sét, hoặc giống như cái nhìn từ người nhìn, hoặc giống như cái động từ tĩnh, bởi thế, nếu muốn, Ali bin Abu Talib sẽ xuất hiện và nếu muốn ngài sẽ ẩn mình dưới ánh sáng của ngài.

Và bề tôi chứng nhận vị chủ nhân Muhammad đã tạo ra vị chủ nhân Salman từ ánh sáng của ánh sáng của người, người lấy vị ấy làm cánh cửa của người, mang Kinh sách của người, và vị ấy là Salsal và Salsabil, đó là Jabir và Jibra-il, là Al-Huda và Al-Yaqin, là bản chất đích thực của Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài. Và bề tôi chứng nhận rằng vị chủ nhân Salman tạo ra năm trẻ mồ côi cao quí: hành tinh, bông hoa, xạ hương, hồng ngọc, và ngọc thạch tương ứng với Al-Miqdar bin Al-Aswad, Abu Azzdar Al-Ghafari, Abdullah bin Rawwahah Al-Ansari, Uthman bin Mazh’un Annajashi và Qanbar bin Kadan Al-Dusi. Họ là những bề tôi của vị bảo hộ chúng ta, vị thủ lĩnh của những người có đức tin, họ là các vị đã tạo ra thế giới này từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam, đất liền và biển cả, đồng bằng và đồi núi, từ màu xanh cho đến màu vàng, đến các mái vòm của vua, đến thành phố của chủ nhân Muhammad Assamirah, họ đồng thuận trên ý kiến của chủ nhân Abu Abdullah, họ không than phiền, không tham gia, không tiết lộ sự huyền bí của Ali bin Abu Talib, họ không làm rách bức màn của ngài, họ chỉ đi vào với ngài bằng cánh cửa, hãy làm cho những người có đức tin thành những người có đức tin, vững lòng, ủng hộ chống lại kẻ thù của họ, kẻ thù của chúng ta, xin hãy để bầy tôi với toàn bộ họ là những người có đức tin, vững chắc, huyền bí chống lại kẻ thù của bầy tôi và kẻ thù của họ và giành thắng lợi trong việc chinh phục một cách bí ẩn, và sự chinh phục sẽ trên tay phải bởi sự bí ẩn của chủ nhân Muhammad và Fatir – tức Fatimah – và Alhasan, Al-Husain và Muhsin và những người cầu xin an lành cho họ.

Ø  Chương mười ba có tên Assakhirah (Sự châm biếm, mỉa mai)([81]): Tất cả những gì trong các tầng trời và tất cả những gì trên trái đất đều tán dương Allah, và Ngài là Đấng Quyền Lực, Đấng Sáng Suốt, mọi vương quyền đều tán dương Allah, nhân danh Allah và với danh Allah, và sự huyền bí của chủ nhân Abu Abdullah, sự huyền bí của Sheikh và các đứa con của ngài, những người được đặc ân uống từ biển (ع.م.س) và họ gồm năm mươi mốt người trong đó mười bảy người là người Iraq, mười bảy người là người xứ Sham, mười bảy người là bí ẩn, và họ cùng đứng trên cánh cửa của thành phố Hirran để nhận và ban phát điều chân lý, người nào theo giáo phải của họ, thờ phượng theo sự thờ phượng của họ thì Allah sẽ phù hộ cho người đó nhận thức được Ngài, còn người nào không theo giáo phái của họ và cũng không thờ phượng theo sự thờ phượng của họ thì y sẽ bị Allah nguyền rủa bởi sự huyền bí của Sheikh và con cái của ngài, những vị mà với sự huyền bí của họ Allah làm hành phúc tất cả.

Ø  Chương thứ mười bốn có tên ngôi nhà Ma’mur([82]): Nguyên văn câu kinh Qur’an từ câu 1 đến câu 6:

وَٱلطُّورِ ١ وَكِتَٰبٖ مَّسۡطُورٖ ٢ فِي رَقّٖ مَّنشُورٖ ٣ وَٱلۡبَيۡتِ ٱلۡمَعۡمُورِ ٤ وَٱلسَّقۡفِ ٱلۡمَرۡفُوعِ ٥ وَٱلۡبَحۡرِ ٱلۡمَسۡجُورِ ٦

Thề bởi ngọn nui Tur (nơi xảy ra sự việc mặc khải), và bởi Kinh sách đã được ghi khắc, nơi miếng da thuộc được mở ra, bởi ngôi nhà Ma’mur (ở bên trên bảy tầng trời), bởi mái vòm (bầu trời) được dựng trên cao, và bởi biển cả dâng trào. (Phần bổ sung thêm:) Qua sự huyền bí của Talib, Aqil, và Ja’far Attiyar, họ là anh em của Ali bin Abu Talib, ánh sáng từ ánh sáng, châu báu từ châu báu, và Ali bin Abu Talib hoàn hảo hơn tất cả anh (chị) em, những người cha, những bà mẹ, ngài là người duy nhất và mãi tồn tại bí ẩn không có vỏ bọc, ngài là bí ẩn của ngôi đền, trần của ngôi đền, đất của ngôi đền và bốn góc của ngôi đền. Còn ngôi đền là chủ nhân Muhammad, trần ngôi đền là Abu Talib, đất ngôi đền là Fatimah con gái của sư tử, và bốn góc của ngôi đền là Muhammad, Fatir, Al-Hasan và Al-Husain, và bí mật của góc bí ẩn được giấu trong ngôi đền, cái là một nửa của ngôi đền là Muhsin, bí ẩn được che giấu.

 Cách gia nhập giáo lý của giáo phái Nusayris([83])

Giáo phái Nusayris phân các tín đồ thành hai tầng lớp: những người trí thức và những người ngu dốt.

Và khi nào một trong những người ngu dốt của Nusayris muốn gia nhập tầng lớp những người trí thức thì y phải qua nhiều giai đoạn để mà họ có thể chắc chắn rằng y thành tâm và trung thực. Bởi thế, họ không truyền bá hết mọi bí mật cùng một lúc mà là dần dần thông qua các buổi giảng thuyết.

Việc gia nhập được bắt đầu bằng cách người thanh niên muốn điều đó sẽ nhận lấy một vị thầy thuộc các Sheikh của họ, vị thầy này được họ gọi là đứa con tinh thần hay đứa con tôn giáo sẽ làm trung gian giữa cậu thanh niên và các buổi tọa đàm giáo lý của các Sheikh.

Và đây là đứa con đích thực theo sự khẳng định của họ, bởi vì y đã dẫn đến sự hạnh phúc và tốt lành. Còn những đứa con ruột thịt thực sự thì chẳng có ân phúc gì cả bởi vì chúng chỉ là những đứa con được đẻ ra do ham muốn sinh lý, nguyên nhân chúng ra đời là để đến với cõi bất hạnh.

Chính vì lẽ đó, sự hạ mình hết mức là yêu cầu cần thiết của học trò đối với vị thầy của y, nếu không, y không thể lĩnh hội được những bí mật của tôn giáo, bởi vì theo họ sự lĩnh hội kiến thức giáo lý của một người sẽ không đạt được trừ phi phải có sự hạ mình hết mức đối với người anh em có đức tin của y. 

Sự hạ mình đối với họ qua hai giai đoạn:

Thứ nhất: Đặt các đôi giày của các Sheikh lên đầu của cậu thanh niên muốn tham gia vào giáo lý, y phải hôn các bàn chân của các vị Sheikh này.

Thứ hai: Buổi thuyết giảng thứ hai được hoàn tất bởi việc y đón nhận sự quan hệ xác thịt của những người đàn ông dành cho y, bởi vì việc làm này đối với họ biểu hiện sự không tự cao tự đại, biểu hiện sự hạ mình đối với người anh em có đức tin của mình.

Và khi chúng ta quay trở lại với các nguyên tắc cơ bản của Ibnu Nusayr, người sáng lập ra giáo phái và kêu gọi đến với nó, chúng ta sẽ thấy sự hạ mình khiêm tốn trong cái nhìn tổng thể: theo lời thuật của Sa’ad Al-Qami rằng Yahya bin Abdurrahman bin Khaqan đã nhìn thấy Ibnu Nusayr và một cậu học trò của ông đang ở trên lưng của ông (quan hệ đồng tính với ông). Abdurrahman bin Khaqan nói: Tôi gặp Ibnu Nusayr và lãnh giáo ông về điều đó thì ông nói: Quả thật, đấy là sự hưởng thụ, và đó là một trong cách biểu hiện sự hạ mình khiêm tốn đối với Allah và bỏ đi sự tự cao tự đại([84]).

Và sự việc này là thủ tục được thực hiện trong buổi truyền dạy giáo lý thứ hai, nó diễn ra sau khi những chiếc cốc rượu được rót đầy cùng với việc cho phụ nữ vào nằm ngủ bên cạnh để có những cuộc giao ban, và đấy là thời khắc quyết định rằng người học trò sẽ thực sự trở nên hạ mình bằng cả lời nói và hành động.

Phụ nữ và rượu là hai thứ giữ vai trò quan trọng giúp cậu thanh niên gia nhập vào những bí mật của tôn giáo, hai thứ đó được coi là phần thưởng tiếp đãi khi đi vào Firdaus (tâng cao nhất trong Thiên Đàng).

Tiến sĩ Al-Khateeb ghi chú về điều đó qua lời của ông: Theo sự nhận xét của tôi thì việc truyền thụ những bí mật của giáo phái Nusayris là ở rượu và phụ nữ. Nó cho chúng ta thấy quá trình gây mê tâm lý, thể chất và tinh thần đối với cậu thanh niên muốn lĩnh hội những bí mật của tôn giáo, những chiếc cốc rượu là thú vui gây mê tinh thần của cậu thanh niên, sau đó phụ nữ sẽ hoàn tất nhiệm vụ của rượu, lúc bấy giờ cậu thanh niên sẽ không thể từ chối bất cứ điều gì từ bí mật của tôn giáo, bởi lẽ cậu thanh niên đang ở trong mê cung của Firdaus nơi Thiên Đàng: rượu và phụ nữ([85]).

Cứ như vậy, quá trình gia nhập vào giáo phái Nusayris phải qua nhiều giai đoạn trong đó phải chịu nhiều hình thức xỉ nhục và kinh hãi, sau đó sẽ là những bước lĩnh hội bí mật của giáo phái, và sau đó là sự thề thốt tuyệt đối phải giấu kín những bí mật của giáo phái không được tiết lộ.

Và sau đây là một lời kể của một người về câu chuyện ông gia nhập giáo phái Nusayris, và chủ nhân câu chuyện chính là tác giả của cuốn sách Al-Bakurah Assulayma-niyah: Sulayman Al-Azdani, người đã trả cho cuộc sống của mình một cái giá về việc công khai các bí mật.

Sulayman Al-Azdani kể về câu chuyện của ông, nói: “Tôi sinh năm 1250 Hijri tại thành phố Antakya (tên cũ là Antioch thuộc quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ), tôi đã sống và lớn lên ở đó khoảng 7 năm, sau đó tôi di chuyển đến Adana. Khi tôi được 18 tuổi bộ tộc của tôi hé lộ cho tôi biết về những bí mật huyền bí của họ, những điều mà họ không hề hé lộ trừ phi người mà họ muốn hé lộ phải ở độ tuổi này hoặc ở độ tuổi 20.

Và vào một ngày nọ, họ tập hợp lại tất cả và gọi tôi đến trình diện họ, họ mang cho tôi một cốc rượu, sau đó vị giáo chủ đứng sát bên cạnh tôi và nói với tôi: Con hãy nói rằng bởi sự huyền bí của đức hạnh của người ôi hỡi người bác của tôi, hỡi chủ nhân của tôi, vương miệng trên đầu tôi, tôi là học trò của người, và chiếc giày của người đặt trên đầu tôi.

Và khi tôi đã uống cốc rượu vị Imam hướng về tôi và nói với tôi: Cậu có hài lòng lấy những chiếc giày của những người có mặt ở đây để lên đầu của mình không mục đích để biểu hiện sự tôn kính người thầy của cậu? Thế là tôi nói: Không, chỉ có chiếc giày của thầy tôi thôi. Vậy là những người có mặt đều bật cười vì tôi không chấp nhận nguyên tắc. Sau đó, họ bảo người giúp việc mang chiếc giày của người thầy được nói đến, họ khám phá cái đầu của tôi và đặt nó lên đầu tôi, trên chiếc giày họ có để lên đó một miếng vãi trắng, sau đó, giáo chủ dâng lễ cầu nguyện cho tôi vì tôi đã tiếp nhận bí mật, khi dâng lễ cầu nguyện xong thì họ lấy chiếc giày ra khỏi đầu tôi, họ nhắn bảo tôi về việc giữ kín bí mật, và họ rời đi. Đây là buổi họp mặt mà họ gọi là tư vấn hội.

Sau đó, bốn mươi ngày sau, họ họp mặt một lần nữa, họ mời tôi đến trình diện họ, thầy của tôi đứng sát bên cạnh tôi và trên tay ông cầm một ly rượu, ông bảo tôi uống ly rượu đó và bảo tôi nói điều bí mật (ع م س), chữ (ع) là Ali, họ gọi là nội dung, chữ (م) là Muhammad, họ gọi là tên và Hijab, còn chữ (س) là Salman Al-Farisi, họ gọi là cánh cửa.

Sau đó, Imam nói với tôi: bắt buộc cậu phải đọc những lời này mỗi ngày năm trăm lần, đó là lời huyền bí (عمس), sau đó họ nhắn nhủ tôi phải giữ kín rồi họ rời đi. Đây là lần họp mặt thứ hai họ gọi là hội Al-Mali-k.

Kế đến, bảy tháng sau đó, họ họp mặt một lần nữa, họ mời tôi đến và để tôi đứng ở một khoảng cách xa họ, vị đại diện đứng chính giữa, giáo chủ đứng bên phải và trưởng tu viện bên trái, và trên tay của mỗi người trong số họ đều cầm một ly rượu, họ hướng mặt về phía vị Imam thứ ba để chào, đó là vị Imam Al-Husain bin Hamdan Al-Khasibi, sau đó, họ hướng về vị chủ trì, rồi họ đặt tay của họ lên đầu y và họ ngồi xuống, riêng vị chủ trì vẫn đứng, y cùng với vị đại diện lấy ly rượu và cúi đầu quỳ lạy, y đọc chương Assujud đó là chương thứ sáu, rồi y ngẩn đầu lên và đọc chương Al-Ain đó là chương thứ chín, rồi y uống ly rượu và tiếp tục đọc chương Assalam và đó là chương thứ bảy.

Sau đó, y đứng dậy hướng mặt về phía Imam và nói: Vâng, vâng, vâng thưa chủ nhân của tôi, vị Imam. Vị Imam nói với y: Ân huệ được ban cho ngươi và cho những ai xung quanh ngươi, quả thật, ngươi đã làm điều mà tập thể này chưa làm được, bởi vì ngươi đã cầm lấy ly rượu trên tay của ngươi, ngươi đã uống, đã cúi đầu quì lạy, ngươi đã phủ phục trước Allah. Bởi thế, ngươi có nhu cầu gì? Ngươi muốn gì? Y nói: Tôi muốn chiêm ngưỡng gương mặt của vị bảo hộ của tôi, rồi y đi ra và nhìn lên trời và quay lại nói: Vâng, vâng, vâng thưa chủ nhân của tôi, vị Imam trả lời y giống như lần đầu: Ngươi có nhu cầu gì? Ngươi muốn gì? Y nói: Tôi có một nhu cầu, tôi muốn thực hiện nó. Vị Imam nói: Ngươi hãy thực hiện nó đi. Thế là y đi khỏi những người đó và tiến gần đến tôi để tôi hôn đôi tay của y và đôi bàn chân của y, và tôi đã hôn chúng, sau đó, y quay trở lại với vị Imam và nói: Vâng, vâng, vâng, thưa vị chủ nhân của tôi, vị Imam. Imam nói với y: Ngươi cần gì? Ngươi muốn gì? Y trả lời rằng y muốn cùng với tôi theo một cách riêng. Vị Imam nói: Chẳng lẽ ngươi không nghe những gì mà vị chủ nhân của chúng ta đã nói: Ban đêm làm mọi sự gan dạ phải hoảng sợ. Y trả lời: Trái tim mạnh mẽ và tôi không sợ hãi. Rồi y nhìn tôi và nói: Đây là người tên thế này, quả thật, y đã đến để thể hiện lễ nghĩa trước các người.

Imam nói: Ai đã chỉ y đến với chúng ta? Y trả lời: Nội dung cổ xưa, tên vĩ đại và cánh cửa cao quý. Đây là                                                                             ý nghĩa của chữ (عمس). Imam nói: Hãy mang y đến đây để chúng ta nhìn ngắm y. Vị chủ trì nắm lấy tay phải tôi và dẫn tôi tới chỗ của vị Imam, khi tôi đến gần Imam thì ông ta đưa chân và tay ra để tôi hôn, và tôi đã hôn chúng. Y hỏi tôi: Ngươi cần gì và muốn gì hỡi cậu bé? Sau đó, vị giáo chủ đứng sát bên tôi và dạy tôi nói: Bởi điều huyền bí mà các vị đang ở trong đó ôi hỡi những người có đức tin.

Sau đó, ông nhìn thôi với vẻ mặt nghiêm nghị và nói: Điều gì khiến ngươi yêu cầu chúng ta những bí mật quí giá, ngọc ngà châu báu này, những thứ này chỉ vị thiên thần cận kề hoặc Nabi được cử phái đến mới gánh vác? Này con trai của ta, con hãy biết rằng các thiên thần rất nhiều, không một ái gánh vác điều bí mật này ngoại trừ những vị thiên thần cận kề, và các vị Nabi thì rất nhiều nhưng không ai trong số họ có thể gánh vác điều bí mật này ngoại trừ những vị Thiên sứ, và những người có đức tin thì rất nhiều nhưng không có ai gánh vác điều bí mật này ngoại trừ những ai bị thử thách. Chẳng phải con đã hôn đầu, tay và chân thì con không được tiết lộ điều bí mật thiêng liêng này? Tôi nói: Vâng. Ông nói với tôi: Ta muốn ở nơi con một sự đảm bảo. Những người có mặt nói: Luật lệ thưa chủ nhân của chúng tôi, vị Imam. Ông nói: Thật vinh dự cho các người vì các người đã có mười hại vị bảo lãnh.

Sau đó, một vị hướng dẫn thứ hai đứng dậy, y hôn tay của mười hai vị bảo lãnh, và tôi cũng hôn tay của họ, sau đó những người bảo lãnh đứng dậy và nói: Vâng, vâng, vâng thưa chủ nhân, vị Imam của tôi!

Vị Imam nói: Nhu cầu của các người là gì hỡi những người cao quý? Họ nói: Chúng tôi đến để bão lãnh cho người này. Vị Imam nói: Nếu y tiết lộ bí mật này thì các người có mang y đến cho ta để chúng ta cắt y ra thành từng mảnh và để chúng ta uống máu của y không? Họ nói: Có. Vị Imam nói: Sự bảo lãnh của các ngươi chưa đủ đối với ta mà ta cần có hai người đứng ra bảo lãnh các người nữa. Thế là hai người trong số những người bảo lãnh đứng ra làm người bảo lãnh cho những người này. Vị Imam hôn tay của hai người này và tôi cũng hôn tay của hai người này. Sau đó, hai người này đứng dậy, hai tay của họ đặt lên ngực của họ, vị Imam quay sang hai người họ và nói: Allah sẽ ban cho hai người đều tốt lành, hỡi hai vị bảo lãnh tinh khiết, hai vị muốn điều gì? Hai người đó trả lời: Quả thật, chúng tôi đã đến để bảo lãnh cho mười hai vị bảo lãnh và người này nữa.

Vị Imam nói: Nếu như y chạy trốn trước khi y hoàn tất việc giữ gìn Salah hoặc y tiết lộ điều bí mật này thì hai vị có mang y đến cho tôi để chúng ta lấy đi sự sống của y không? Hai người đó nói: Có.

Vị Imam nói: Quả thật, những người bảo lãnh sẽ bị diệt vong, và hai người bảo lãnh cho những vị bảo lãnh sẽ bị diệt vong, và ta muốn một điều gì đó không bị diệt vong. Họ nói với Imam: Ngài cứ làm điều gì ngài muốn.

Vị Imam quay sang tôi và nói: Này cậu bé, hãy lại gần ta. Tôi tiến lại gần ông. Lúc đó, ông yêu cầu tôi phải thề với tất cả mọi thiên thể rằng tôi không được tiết lộ bí mật này. Sau đó, ông đưa cho tôi một cuốn sách Al-Majmu’a và đặt trong tay phải của tôi, vị giáo chủ đứng bên cạnh tôi dạy tôi nói: Ôi hỡi vị chủ nhân Imam của tôi, tôi xin thề về điều bí mật thiêng liêng này, và ngài vô can với những lỗi lầm và sai trái của tôi. Vị Imam lấy cuốn sách ra khỏi người tôi và nói: Này con của ta, ta bắt con thề không phải vì tiền bạc cũng không phải vì một lợi ích nào đó mà là vì bí mật của Allah, giống như những người thầy, những người chủ nhân của ta đã bắt ta thề.

Cứ như thế, ông đã lặp lại câu nói ba lần, sau đó, ông đặt tay tôi lên cuốn sách Al-Majmu’a ba lần để thề với nó rằng tôi không tiết lộ điều bí mật này trong suốt cuộc đời của tôi.

Sau đó, Imam nói: Này con của ta, con hãy biết rằng trái đất sẽ không nhận chôn cất con nếu con đã tiết lộ bí mật này, và con cũng không thể quay lại trở thành kiếp người, mà ngược lại, khi con chết con sẽ đi vào cõi diệt vong mãi mãi không thể siêu thoát, con sẽ không bao giờ được cứu rỗi.

Sau đó, họ để tôi ngồi chính giữa nơi họ, họ khám phá đầu của tôi và đặt một cái đội lên đầu tôi, sau đó, những vị bảo lãnh đặt tay của họ lên đầu tôi và bắt đầu cầu nguyện, họ đọc trước tiên là chương Al-Fath, Assujud, Al-Ain, sau đó, họ uống rượu, rồi tiếp tục đọc chương Assalam, họ lấy tay khỏi đầu tôi, họ đưa tôi vào và giao tôi cho người hướng dẫn đâu tiên, y đưa tôi một cốc rượu và bảo tôi uống, y dạy tôi nói: Nhân danh Allah và điều bí mật của chủ nhân Abu Abdullah Al’Arif với sự nhận biết Allah, những bí mật làm hài lòng Allah. Sau đó, tất cả họ rời đi, và thầy tôi nắm tay tôi và đưa tôi về nhà của ngài, tên của ngài là Ahmad Afandi bin Ridhwan, nhà của ngài ở tại Agha thuộc thành phố Adana, và người hướng dẫn thứ hai tên là Sheikh Saleh Al-Jabali.

Rồi sau đó, thầy bắt đầu dạy tôi những điều đầu tiên, đó là chương Attashata-im (sự chửi rủa), đây là chương được nói trong phần thứ hai của cách thức cầu nguyện trong các lễ hội của họ, và lúc đó, ông cho tôi biết sự dâng lễ nguyện Salah phổ biến của họ, đó là sự thờ phượng Ali bin Abu Talib, và nó gồm 16 chương”([86]).

 Những nơi giáo phái Nusayris lan truyền và nhân rộng

Những người Nusayris sống ở khu vực dãy núi tại Latakia, Syria, và sau này họ lan truyền đến các thành phố lân cận với họ. Một số người Nusayris sống tại miền nam của Thổ Nhĩ Kỳ, các vùng phía Bắc của Li-Băng, Ba Tư, và Turkistan.

Và họ có những cái tên địa phương được biết ở những nơi họ cư trú, tại phía tây Anatolia họ được biết với cái tên (Attakhtajiyah, Al-Hata-bun), và ở phía đông của Anatolia thì họ được biết với cái tên (Al-Qazlibashiyah), và tên (Al-Ali Ila-hiyah) thì ở Ba Tư, Turkistan và Kurdistan.

Giáo phái Nusayris bây giờ lan rộng trên khắp đất nước Syria, các thị tộc Nusayris ở Syria phân thành bốn nhóm:

1- Al-Khiyatun: Nhóm này được lấy theo tên của một người tổ tiên của họ là Ali Al-Khiyat, nhóm này sống tại (Segrb) cùng với dòng họ Abamth, Almkhalash, Alagaforh và Lamamra.

2- Al-Hida-dun: Họ là dòng họ của thủ lĩnh Hasan bin Al-Makzun Al-Sinjari, cùng với họ là dòng họ Al-Muhalabah, con cháu của Ali, dòng họ Al-Yashutiyah, dòng họ Al-Atawiyah và dòng họ Al-Muthlabah.

3- Al-Muthawarah: Nhóm này được gọi theo một ngôi làng có tên Muthawar ở huyện Jabalah, cùng với họ là Al-Jawahirah, Assawaramah, Al-Milatiyah, Addara-siyah, Al-Basha-riyah, Al-Arajinah, và Al-Muhazdarah.

4- Al-Kalbiyah: Họ sống tại Qirdahh cùng với Annawasir, Al-Qarasilah, Al-Jaliqiyah, Arrashawinah, Asshalahimah, Arrasalinah, Al-Jawiyah, Baytu Muhammad và Addarawiyah.

Còn về số lượng người Nusayris thì có lời cho rằng nó lên đến con số 160 ngàn người, nhưng dường như đây là số liệu cũ, còn theo thống kê sau này thì số lượng của họ ước tính khoảng hơn một triệu được thông kê vào năm 1979 tây lịch.

 Các nhóm phái Nusayris

Giáo phái Nusayris phân chia thành các nhóm phái khác nhau, điều này không đáng ngạc nhiên, sự đoàn kết thường là trên điều chân lý và được hướng dẫn còn giáo phải Nusayris không phải như thế. Quả thật, họ đã chia rẽ và phân biệt giữa giáo phái của họ.

Các nhóm phái quan trọng của giáo phái Nusayris:

1- Nhóm phái Ash-Shimaliyah hoặc Ash-Shamsiyah (Mặt trời): Họ sống tại các bờ biển của Latakia (thành phố cảng miền tây bắc Syria), họ chừa râu và không cho phép cạo, họ cũng tin giống như những nhóm phái Nusayris khác rằng Ali là Thượng Đế, rằng Ali là Thượng Đế duy nhất trên trời, họ chỉ khác những nhóm phái khác ở chỗ là họ cho rằng: Quả thật, Ali lấy mặt trời làm nơi cư ngụ và Muhammad là hiện thân của mặt trời.

Bởi lẽ đó, họ đã hướng đến mặt trời trong sự thờ phượng của họ, họ cho rằng Ali ở trong đó, tới đây chúng ta đã hiểu tại sao họ lại thờ mặt trời, cũng chính vì điều này họ được gọi là Ash-Shama-liyah và Ash-Shamsiyah.

Và họ cũng tin rằng các tinh tú, các vì sao là nơi của những người có đức tin và những người ngoan đạo thuộc con cháu của giáo phái Nusayris, cũng chính vì thế nên họ tôn vinh chúng; và họ đã gán cho Ali là thủ lĩnh mật ong.

2- Nhóm phái Al-Kala-ziyah hoặc Al-Qamariyah (Mặt trăng): Đây là nhóm lấy tên theo tên của ông Muhammad bin Al-Kala-zi, những người này sống trên núi và họ cạo sạch râu của họ, họ không chừa râu dù bất cứ trường hợp nào, họ tin rằng Ali là Thượng Đế, họ nói rằng sau khi Ali cởi lớp áo con người thì Ali đã bay lên mặt trăng, và mặt trăng chính là Salman, và Ali ngụ trên đó, Ali là phần tối của mặt trăng. Chính vì thế, họ rất tôn vinh mặt trăng và thờ phượng Ali qua mặt trăng. Do đó, họ được biết đến là nhóm phái thờ mặt trăng.

3- Nhóm phái Al-Hidariyah: Dường như tên này là đến từ biệt danh Hidarah có nghĩa là con sư tử, đó là biệt danh của Ali bởi sự gan dạ và dũng mãnh của người.

Nhóm phái này sống ở Latakia, là một đảng tôn giáo nổi lên từ một số các gia tộc hàng đầu ở tỉnh  Latakia. Nhóm phái này tin rằng Muhammad là mặt trời còn Salman Al-Farisi là mặt trăng.

4- Nhóm phái Al-Ghaibiyah: Họ tin rằng Allah xuất hiện và ẩn mình, hoặc Ngài lộ diện và vô hình, thời gian hiện tại là thời gian của sự ẩn mình và vô hình. Họ cho rằng Allah, Đấng Tối Cao có mặt khắp mọi nơi nhưng không một ai nhìn thấy Ngài. Như vậy, Thượng Đế đối với họ chính là không khí.

Chính vì lẽ này, nhóm người này khi họ đọc Kinh sách Al-Majmu’a, đến cụm từ: (يَا عَلِي بِن أَبِي طَالِب أَنْتَ هُوَ) có nghĩa là (Ôi hỡi Ali bin Abu Talib, người chính là ngài) thì họ lại đọc bóp méo hai từ (أَنْتَ هُوَ) (người chính là ngài) thành (أَنْتَ الهَواءُ) có nghĩa là (ngài chính là không khí).

 Sự thù ghét của giáo phái Nusayris đối với những người Muslim([87])

Giáo phái Nusayris là một giáo phái bí ẩn tà đạo và kinh tởm mọc lên trong xứ sở của người Muslim, mục đích rõ nét nhất của họ là nhằm bóp méo xuyên tạc giáo lý Islam, họ muốn hủy hoại và làm suy yếu tôn giáo Islam.

Chính vì mục đích đó nên chúng ta thấy họ luôn đứng về phía tất cả kẻ thù của người Muslim trong thời xưa và thời nay, tiêu biểu như họ đứng về phía Thập tự chinh([88]), Tatar([89]), Vương triều Safavid, Pháp và Zionists([90]). Quả thật, giáo phái Nusayris, trong suốt quá trình của thập tự chinh tấn công thế giới Islam, đã ủng hộ và tiếp tay những người của thập tự chinh tàn sát người Muslim, và khi những người của thập tự chinh này chế ngự được một số quốc gia Islam thì giáo phái Nusayris đã xích lại gần họ và quan hệ hữu nghị với họ. Và khi người Muslim đánh đuổi được quân Thập tự chinh thì những người của giáo phái Nusayris đã bám lấy họ và bày mưu tính kế phá hại người Muslim.

Và khi người Tatar đột kích xứ Sham, những người Nusayris đã có sự tiếp tay trong sự việc đó, làm cho quân Tatar tăng thêm sức mạnh tiêu diệt người Muslim, quả thật những người Nusayris đã xúi giục Taimuor Lank, lãnh đạo của Tatar xâm lược Damascus.

Cũng như thế, những người Nusayris đã đứng về phía Vương triều Safavid chống lại với đế quốc Othman, họ đã ủng hộ và trợ giúp vương triều Safavid vì muốn quan hệ tôn giáo, tư tưởng và vật chất.

Và sau khi thế giới Ả Rập không thể thiếu trong thế kỷ 20 bởi thực dân thì những thực dân này đã tìm đến giáo phái Nusayris, và giáo phái Nusayris trở thành kỳ vọng lớn nhất trong các thành phần thuộc địa của họ, giáo phái Nusayris trở thành tay sai trung thành cho sứ mạng của thực dân Pháp.

Còn việc giáo phái Nusayris đứng về phía Zionists thì quá rõ ràng, họ đã nhượng bộ tối đa và phục tùng theo Zionists.

Và điều chứng minh cho sự việc đó là họ đã dâng Golan Heights (vùng cao nguyên giữa miền đông bắc Israel và miền tây nam Syria) cho những người Do thái năm 1967 tây lịch một cách vô điều kiện.

Nếu những người Muslim có quên một điều gì đó từ sự tàn ác của những người Nusayris thì cũng đừng bao giờ quên cuộc thảm sát kinh hoàng mà những người Nusayris đã thực hiện tại thành phố Hama (thành phổ cổ phía tây trung tâm Syria). Họ đã giết chết hàng ngàn người Muslim, họ tàn phá và giết chóc biến vùng đất Hama thành một biển máu, một kết quả tàn ác vô nhân đạo từ cuộc tàn sát thảm khốc của giáo phái Nusayris đối với người Muslim.

 Giới luật Islam về giáo phái Nusayris

Sau một cuộc hành trình tìm hiểu về tín ngưỡng và giáo lý của giáo phái Nusayris đã cho chúng ta thấy rằng nhóm người này thật xa vời với tôn giáo Islam.

Giáo phái Nusayris cho rằng Ali là Thượng Đế, họ nói bằng sự suy luận huyền bí và kêu gọi đến với giáo lý tà đạo, họ thêm và bổ sung vào giáo lý đó những điều không chân lý, họ tin rằng có sự luân hồi và chuyển kiếp, họ phủ nhận sự phục sinh và sự phán xét thưởng phạt; họ hủy bỏ trụ cột đó của đức tin Iman, và họ đã cho phép làm những điều Haram như uống rượu và Zina.

Và tất cả giáo lý của họ đều đi ngược lại với Islam, nằm ngoài Islam, giáo lý của họ phủ nhận tôn giáo Islam và xỉ nhục, bôi bác các bổn phận của Islam([91]).

Và từ đây đã làm rõ cho chúng ta rằng giáo phái Nusayris không có bất cứ một mối quan hệ gì với Islam cả, nó là một tôn giáo hoàn toàn xa vời với tôn giáo Islam.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah ﷺ‬ đã đứng lên chống lại nhóm phái này bằng chiếc lưỡi của mình khi biết về sự thật của họ.

Và quả thật, khi được hỏi về những người này thì ông đã trả lời với một sự trả lời khá dài:

“Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ tể của vũ trụ và muôn loài, những người này, những người được gọi là giáo phái Nusayris cũng như những thành phần Qaramitah là những người Kafir hơn cả Do thái và Thiên Chúa giáo, không những thế, sự Kufr của họ còn hơn cả những người thờ đa thần, và sự gây hại của họ đối với các tín đồ của Muhammad còn lớn hơn sự gây hại của những người Kafir chống lại Islam như những kẻ Kafir Tatar và Frank([92]) và những nhóm khác. Quả thật, những người này biểu hiện trước những người Muslim thiếu hiểu biết qua diện mạo của Shi’ah, của những người Ahli Albait, nhưng thực chất họ không phải là những người có đức tin nơi Allah và Thiên sứ của Ngài, họ không có đức tin nơi Kinh sách Ngài, nơi mệnh lệnh của Ngài, nơi sự nghiêm cấm của Ngài, họ không tin vào sự ban thưởng và trừng phạt của Ngài, họ không tin vào Thiên Đàng và Họa Ngục, và họ cũng không tin bất cứ một ai từ các vị Thiên sứ trước Muhammad”.

Họ không tin một nhóm phái Salaf nào cả, họ lấy lời phán của Allah và lời nói của Thiên sứ mà những học giả Muslim hiểu rõ để suy diễn thành những điều phỉ báng và bôi nhọ.

Sheikh Islam ﷺ‬ nói: Theo những gì chúng tôi biết rằng các bãi biển của Sham quả thật đã bị cai trị bởi Thiên Chúa Giáo và họ luôn ở cùng với mọi kẻ thù của người Muslim ... Còn  những đồ đựng thức ăn, thức uống (chén, bát, ly, tách, ..) và quần áo của họ thì hoàn toàn giống với những đồ đựng thức ăn đồ uống của người theo Majus (thờ lửa), và theo những gì được khẳng định từ các trường phái của các vị Imam rằng những đồ đựng thức ăn đồ uống của họ thì chúng ta không được dùng trừ phi đã rửa sạch, và những con vật mà họ giết thịt được coi là xác chết, bởi thế, những đồ đựng thức ăn đồ uống đã được sử dụng của họ không tránh khỏi việc họ đã dùng để nấu ăn từ những con vật giết thịt của họ cho nên nó phải là Najis.

Sheikh Islam ﷺ‬ cũng nói thêm về họ: Không được phép chôn cất họ trong khu chôn cất của người Muslim, và không được dâng lễ nguyện Salah cho bất cứ ai trong số họ khi y chết, bởi quả thật Allah, Đấng Tối Cao đã cấm vị Nabi của Ngài dâng lễ nguyện Salah cho những người Munafiq (giả tạo đức tin) như Abdullah bin Ubai và những người tương tự, những người Munafiq chỉ giả vờ dâng lễ nguyện Salah, nhịn chay, Jihad cùng với người Muslim, họ giả vờ không buông lời trái nghịch với tôn giáo Islam nhưng thực chất họ bí mật làm ngược lại tất cả những điều đó. Allah, Đấng Tối Cao phán:

﴿ وَلَا تُصَلِّ عَلَىٰٓ أَحَدٖ مِّنۡهُم مَّاتَ أَبَدٗا وَلَا تَقُمۡ عَلَىٰ قَبۡرِهِۦٓۖ إِنَّهُمۡ كَفَرُواْ بِٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦ وَمَاتُواْ وَهُمۡ فَٰسِقُونَ ٨٤ ﴾ [سورة التوبة: 84]

{Và chớ bao giờ dâng lễ nguyện Salah cho bất cứ người nào chết đi trong bọn chúng và chớ đứng gần ngôi mộ của hắn. Quả thật, chúng đã phủ nhận Allah và Sứ Giả của Ngài và chúng chết trong tình trạng phản nghịch.} (Chương 9 – Attawbah, câu 84).

Đó là đối với người Munafiq thì sẽ như thế nào đối với những kẻ vô đức tin, giả tạo đạo đức và công khai sự vô đức tin.

Còn việc tuyển dụng họ để làm quân binh cho người Muslim hay chắn giữ vùng biên giới người Muslim hay tuyển dụng họ bảo vệ người Muslim là một trong các đại trọng tội, việc này giống như dùng sói để giữ đàn cừu, bởi họ là những người gian trá nhất trong nhân loại đối với người Muslim, họ là những người luôn nỗ lực cố gắng hủy hoại đất nước của người Muslim, họ là những người luôn tìm cách ủng hộ kẻ thù của người Muslim. Do đó, những người cầm quyền những người Muslim phải trục xuất họ ra khỏi đoàn quân chiến đấu của người Muslim, không để họ tham gia chấn giữ biên cương mà phải tìm những người bám lấy tôn giáo Islam thay thế họ. Và quả thật, người lãnh đạo không dùng bất cứ ai là kẻ gian trá dù đó là người Muslim thì làm sao y có thể tin dùng những kẻ hoàn toàn gian trá với người Muslim?

Và không được trì hoãn trách nhiệm này nếu như nhà lãnh đạo có khả năng, mà bất cứ khi nào y có khả năng tìm người thay họ thì bắt buộc phải làm ngay.([93])

d  f



([1]) Tôi đã viết những trang này cấch đây hai mươi năm, rồi sau đó tôi soạn thành sách với nhan đề (Các bức thông điệp về các tín ngưỡng, các trường phái) vào năm 1426 hijri. Sau đó, tôi cho in ấn với ấn bản thứ hai vào năm 1430 hijri. Và sau những biến cố xảy ra ở Syria, hệ thống giáo lý của nhóm phái Nusayris bắt đâu trỗi dậy với những tội ác khác nhau, đã có nhiều câu hỏi và thắc mắc về nhóm phái này, thế là tôi biên soạn về nhóm phái này thành một cuốn sách riêng biệt thế này.

([2]) Hệ Shi’ah dòng mười hai Imam còn được gọi là Rafidah, Ima-miyah hoặc Ja’fariyah. Đây là dòng Shi’ah lớn nhất trong hệ Shi’ah, thông thường khi nói đến hệ Shi’ah chung chung thì người ta thường nghĩ ngay đến dòng mười hai Imam này bởi vì nó là dòng chủ đạo, các dòng khác đều đi theo nó. Dòng này được gọi là dòng mười hai Imam bởi vì họ cho rằng Nabi e đã khẳng định sau Người sẽ có mươi hai vị Imam kế thừa sứ mạng của Người.

([3]) Xem (Các cử động bí ẩn trong thế giới Islam, các tín ngưỡng của chúng, và luật Islam về chúng) của tiến sĩ Muhammad Ahmad Al-Khateeb trang 321, và (Giáo phái Nusayris) của tiến sĩ Saheer Al-Feel trang 16 – 20.

([4]) Xem (Các cử động bí ẩn trong thế giới Islam, các tín ngưỡng của chúng, và luật Islam về chúng) của tiến sĩ Muhammad Ahmad Al-Khateeb trang 321, và (Giáo phái Nusayris) của tiến sĩ Saheer Al-Feel trang 16 – 20.

([5]) Xem (Các cử động bí ẩn trong thế giới Islam, các tín ngưỡng của chúng, và luật Islam về chúng) của tiến sĩ Muhammad Ahmad Al-Khateeb trang 321, và (Giáo phái Nusayris) của tiến sĩ Saheer Al-Feel trang 16 – 20.

([6]) Xem “Giáo phái Nusayris” trang 17 và trang 48 – 58.

([7]) Xem “Giáo phái Nusayris” trang 18 – 19.

([8]) Xem “Giáo phái Nusayris” trang 17.

([9]) Xem “Lịch sử các trường phái Islam” của Abu Zahrah trang 638, và xem “Giáo phái Nusayris” trang 17.

([10]) Xem “Minhaj Assunnah” 4/87 và 1/113-114, và “Mas-alah Attaqrib bayna Ahli Assunnah Wash-Shi’ah” của tiến sĩ Nasir Al-Qafa-ri 1/350.

([11]) Mas-alah Attaqrib 1/350.

([12])  Mas-alah Attaqrib 1/350-351.

([13]) “Ash-Shi’ah Wattashayyu’a” của Sheikh Ihsan Ila-hi Zhahir tang 351 – 352, và xem “Ath-thawrah Al-Ira-niyah Fi Mi-zan Al-Islam” của Sheikh Mansur Nu’ma-ni trang 146 – 147.

([14]) Xem “Mas-alah Attaqrib” 1/254.

([15])  Xem “Mas-alah Attaqrib” 1/354.

([16]) “Alharakat Al-Batiniyah” tạm dịch “Các cử động huyền bí” trang 350.

([17])  “Alharakat Al-Batiniyah” trang 324.

([18]) Xem Bách Khoa Toàn Thư Hiệp Hội Thanh Niên Quốc Tế trang 511-512, và xem “Harakat Alghulu Wattarruq Fi Al-Islam” tạm dịch là “Các phong trào cực đoan trong Islam” của Ahmad Ash-Shazdali trang 89-91, và “Giáo phái Nusayris” của tiến sĩ Saheer Al-Fil trang 22-29.

([19]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” tạm dịch “Các phong trào huyền bí” trang 341.

([20])  “Nghiên cứu về các nhóm phái” của tiến sĩ Sabir Ta’i-mah trang 42.

([21]) “Al-Mujiz Fi Al-Adyan Wal-Mazda-hab Al-Mu’asirah” tạm dịch “Tóm lược các tôn giáo và các trường phái đương đại”của tiến sĩ Nasir Al’Aql và tiến sĩ Nasir Al-Qafa-ri trang 138.

([22]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” tạm dịch “Các phong trào huyền bí” trang 321.

([23]) “Nghiên cứu về các nhóm phái” của tiến sĩ Sabir Ta’i-mah trang 42.

([24]“Al-Harakat Al-Batiniyah” tạm dịch “Các phong trào huyền bí” trang 347.

([25]) Giáo phái Nusayris của Saheer Al-Fil trang 76.

([26]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang 355.

([27]) “Nghiên cứu về các nhóm phái” của tiến sĩ Sabir Ta’i-mah trang 14.

([28])  Giáo phái Nusayris trang 77 – 79.

([29]) Xem “Giáo phái Nusayris” trang 77-79.

([30]) Lưu ý: Những gì được nói trong “Al-Bakurah Assulayma-niyah” có những lỗi văn phạm, ngôn từ cũng như cách diễn đạt, đó là tính theo những gì vốn có trong cuốn sách, do nhà xuất bản Darul-Sahwah – Cairo ấn bản lần đầu năm 1410 hijir tức 1990 tây lịch.

([31])  Xem Alba-kurah Assulayma-niyah trang 96

([32]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang 364.

([33])  “Giáo phái Nusayris” trang 110 – 111.

([34])  “Giáo phái Nusayris” trang 110 – 111.

([35]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang 365.

([36]) Al-Bakurah Assulayma-niyah trang 54.

([37]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang 365.

([38]) Xem “Giáo phái Nusayris” trang 119.

([39]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang 369.

([40]) Xem “Giáo phái Nusayris” trang 108.

([41]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang 370.

([42]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang 370.

([43]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang 370.

([44]) Xem “Giáo phái Nusayris” trang 118.

([45]) Xem “Giáo phái Nusayris” trang 118.

([46]) “Nghiên cứu về các nhóm phái” của Sabir Ta’i-mah trang 45 và “Naqlan An Subhil-A’Shi” của Al-Qalshandi 13/50.

([47]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang 370 - 371.

([48]) Albakurah Assulayma-niyah trang 108.

([49]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang  371.

([50]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang  371.

([51]) Albakurah Assulayma-niyah trang 97.

([52]) Albakurah Assulayma-niyah trang 109 - 110.

([53]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang  349.

([54]) Giáo phái Nusayris trang 87.

([55]) Giáo phái Nusayris trang 87 – 89.

([56]) Giáo phái Nusayris trang 87 – 89.

([57]) Giáo phái Nusayris trang 89.

([58]) Giáo phái Nusayris trang 89.

([59]) Al-Bakurah Assulayma-niyah trang 34 – 35.

([60]) Giáo phái Nusayris của tiến sĩ Saheer Al-Fil trang 91.

([61]) Giáo phái Nusayris của tiến sĩ Saheer Al-Fil trang 91.

([62]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang  392 - 393

([63]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang  392 - 393

([64]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang  375

([65]) Al-Bakurah Assulayma-niyah trang 98.

([66])Al-Bakurah Assulayma-niyah trang 98.

([67]) Xem “Các nghiên cứu về các nhóm phái” của tiến sĩ Sabir Ta’i-mi trang 46 – 49.

([68]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang  410

([69]) Xem “Các nghiên cứu về các nhóm phái” của tiến sĩ Sabir Ta’i-mi trang 49 – 51.

([70]) Xem lời của Ibu Taymiyah về Hadith Ghadir theo chương trình giảng dạy Sunnah quyển 7 trang 313,  Imamah fi Dhaw Assunnah Inda Al-Jafariyah của tiến sĩ Ali Assa-lun, Phái Shi’ah qua các sách của những người phái Sunnah.

([71]) Xem “Manhaj Assunnah” trang 318 quyển 7, “Nghiên cứu các nhóm phái” trang 49 – 51, “Adwa Ala Dira-sah Assirah” của Saleh Assha-mi trang 109.

([72]“Al-Harakat Al-Batiniyah” trang  412 – 415.

([73]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang  415.

([74]) “Al-Harakat Al-Batiniyah” trang  349.

([75]) Albakurah Assulayma-niyah trang 48 – 49.

([76]) Albakurah Assulayma-niyah trang 49 – 52.

([77]) Al-Bakurah Assulayma-niyah trang 51 – 52.

([78]) Al-Bakurah Assulayma-niyah trang 18.

([79]) Al-Bakurah Assulayma-niyah trang 22.

([80]) Al-Bakurah Assulayma-niyah trang 28 - 30.

([81]) Al-Bakurah Assulayma-niyah trang 39.

([82]) Al-Bakurah Assulayma-niyah trang 49.

([83]) Xem Al-Harakat Albatiniyah trang 373 – 380.

([84]) Al-Harakat Al-Batiniyah trang 384,  trích dẫn từ những lời nói và những nhóm phái của Sa’ad Al-Qami trang 100 – 101.

([85]) Al-Haraka Al-Batiniyah trang 369.

([86]) Al-Bakurah Assulayma-niyah trang 13 – 18.

([87]) Xem Al-Harakat Al-Batiniyah trang 326 – 335, và xem Giáo phái Nusayris trang 29 – 36, và xem Nhóm phái Nusayris – Lịch sử và tín ngưỡng của tiến sĩ Sulayman Al-Halabi trang 106 -109.

([88]) Cuộc chiến tàn sát của các tín đồ Công giáo ở châu Âu thời trung cổ.

([89])  Người Tac-ta (dân tộc có nguồn gốc ở miền đông Trung Á, từng thiếp lập một đế quốc trải đài đến Nga, Ukraine và Serbia, rồi bắt tay với Mông Cổ và đến thế kỷ 16 thì bị Nga và đế quốc Othman tiêu diệt).

([90]) Những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái.

([91]) Al-Harakat Al-Batiniyah trang 471.

([92]) Người thuộc những dân tộc ở dọc thung lũng Rhine trước khi tiến sang phía tây thể kỷ thứ tư. Các dân tộc này chiếm được nhiều vùng ở Tây Âu, thôn tính xứ Gaul và làm chủ một vùng rộng lớn ứng vứng với miền Tây nước Đức ngày nay.

([93]) Fatawa tổng hợp 35/145 – 160.