×
Hãy Phó Thác Cho Allah, Đấng Tối Cao: Bài thuyết giảng phân tích về một loại đức tin Iman của người Muslim đó là phó thác mọi việc cho Allah Bất diệt Sống Mãi.

    Hãy Phó Thác Cho Allah, Đấng Tối Cao

    ] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

    Biên soạn

    Abu Zaytune Usman Ibrahim

    Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa

    2015 - 1436

    التوكل على الله تعالى

    « باللغة الفيتنامية »

    جمع وترتيب:

    أبو زيتون عثمان بن إبراهيم

    مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

    2015 - 1436

    بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ

    Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,

    Đấng Rất Mực Khoan Dung

    إِنَّ الْحَمْدَ لِلَّهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِينُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ وَنَعُوذُ بِاللهِ مِنْ شُرُورِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِهِ اللهُ فَلَا مُضِلَّ لَهُ، وَمَنْ يُضْلِلْ فَلَا هَادِيَ لَهُ، وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ

    ﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ حَقَّ تُقَاتِهِۦ وَلَا تَمُوتُنَّ إِلَّا وَأَنتُم مُّسۡلِمُونَ ١٠٢﴾ آل عمران: 102

    ﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ ٱتَّقُواْ رَبَّكُمُ ٱلَّذِي خَلَقَكُم مِّن نَّفۡسٖ وَٰحِدَةٖ وَخَلَقَ مِنۡهَا زَوۡجَهَا وَبَثَّ مِنۡهُمَا رِجَالٗا كَثِيرٗا وَنِسَآءٗۚ وَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ ٱلَّذِي تَسَآءَلُونَ بِهِۦ وَٱلۡأَرۡحَامَۚ إِنَّ ٱللَّهَ كَانَ عَلَيۡكُمۡ رَقِيبٗا ١﴾ النساء: 1

    ﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ وَقُولُواْ قَوۡلٗا سَدِيدٗا ٧٠ يُصۡلِحۡ لَكُمۡ أَعۡمَٰلَكُمۡ وَيَغۡفِرۡ لَكُمۡ ذُنُوبَكُمۡۗ وَمَن يُطِعِ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ فَقَدۡ فَازَ فَوۡزًا عَظِيمًا ٧١ ﴾ الأحزاب: 70 - 71

    أَمَّا بَعْدُ، إِنَّ أَصْدَقَ الْحَدِيثِ كِتَابُ اللهِ وَخَيْرَ الْهَدْيِ هَدْيُ مُحَمَّدٍ e وَشَرَّ الْأُمُورِ مُحْدَثَاتُهَا وَكُلَّ مُحْدَثَةٍ بِدْعَةٌ وَكُلَّ بِدْعَةٍ ضَلَالَةٌ وَكُلُّ ضَلَالَةٍ فِي النَّارِ، ثُمَّ أَمَّا بَعْدُ:

    Ông Ibnu Abbas t thuật lại: một ngày nọ, tôi ở phía sau Nabi e thì Người bảo:

    ((يَا غُلاَمُ إِنِّى أُعَلِّمُكَ كَلِمَاتٍ: احْفَظِ اللهَ يَحْفَظْكَ احْفَظِ اللهَ تَجِدْهُ تُجَاهَكَ، إِذَا سَأَلْتَ فَاسْأَلِ اللهَ وَإِذَا اسْتَعَنْتَ فَاسْتَعِنْ بِاللهِ، وَاعْلَمْ أَنَّ الأُمَّةَ لَوِ اجْتَمَعَتْ عَلَى أَنْ يَنْفَعُوكَ بِشَىْءٍ لَمْ يَنْفَعُوكَ إِلاَّ بِشَىْءٍ قَدْ كَتَبَهُ اللهُ لَكَ، وَلَوِ اجْتَمَعُوا عَلَى أَنْ يَضُرُّوكَ بِشَىْءٍ لَمْ يَضُرُّوكَ إِلاَّ بِشَىْءٍ قَدْ كَتَبَهُ اللهُ عَلَيْكَ، رُفِعَتِ الأَقْلاَمُ وَجَفَّتِ الصُّحُفُ)) رواه الترمذي وقال حديث حسن.

    “Này cậu bé, quả thật Ta sẽ dạy ngươi vài điều (tức Ta sẽ cho ngươi vài lời khuyên): hãy bảo vệ Allah Ngài sẽ bảo vệ ngươi; hãy bảo vệ Allah ngươi sẽ thấy Ngài luôn hướng về ngươi; khi nào ngươi muốn cầu xin thì hãy cầu xin Allah và khi nào ngươi muốn tìm sự phù hộ thì hãy tìm sự phù hộ nơi Allah. Ngươi hãy biết (hãy luôn ghi nhớ) rằng cho dù cả cộng đồng tập hợp lại hầu giúp ích cho ngươi một điều gì đó thì chắc chắn họ không thể giúp ích được gì cho ngươi ngoại trừ điều mà Allah đã ghi nó cho ngươi; và cho dù tất cả họ tập hợp lại hầu gây hại ngươi một điều gì đó thì chắc chắn họ không thể gây hại được ngươi ngoại trừ điều mà Allah đã định đoạt và an bài cho ngươi; những cây viết đã được giơ lên và những trang giấy đã khô (mực).” (Tirmizdi ghi lại và ông nói Hadith tốt).

    Đây là lời di huấn của Thiên sứ e tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa tinh thần Tawheed của tôn giáo và đức tin Iman của người bề tôi trung thực. Lời di huấn này kêu gọi người tín đồ phải kính sợ Allah I và phó thác cho Ngài.

    Người bề tôi có đức tin Iman vững chắc luôn biết phó thác cho Allah I, y luôn tin cậy nơi Ngài và gửi toàn bộ cuộc sống của mình cho Ngài.

    Những người Muslim ngày nay hầu như không còn biết đến sự phó thác này, họ đã quên mất Allah, họ quên rằng chính Allah mới là Đấng ban bố bổng lộc (Rizqi), họ quên rằng chính Allah đã định đoạt và an bài sẵn bổng lộc cho họ từ trước. Cho nên, lúc nào họ cũng lo sợ cho cuộc sống của họ, họ sợ rằng nếu làm ăn chân chính và trung thực theo sắc lệnh của Allah thì sẽ không thể đạt được bổng lộc như mong muốn, họ sợ rằng nếu họ không làm điều Haram thì khó có thể làm giàu cũng như khó có thể thành công trong sự nghiệp tìm kiếm bổng lộc. Nếu hỏi một tên trộm, một tên cướp sao anh lại trộm cướp thì y sẽ nói tôi cần tiền và muốn có nhiều tiền, nếu hỏi một người làm ăn gian lận và lường gạt tại sao làm vậy thì y sẽ nói đó là cách kiếm tiền mau thu lợi nhuận; nếu hỏi một người cho vay lấy lãi tại sao lại làm điều Haram thì y sẽ nói bởi vì đó là cách làm giàu nhanh nhất và dễ dàng nhất; nếu hỏi một người chỉ biết lo toan và bận rộn với cuộc sống trần gian tại sao anh lại bỏ bê việc dâng lễ nguyện Salah thì y sẽ nói bởi vì tôi cần phải tranh thủ kiếm tiền, tranh thủ tìm nguồn kinh tế để lo cho cuộc sống, thời gian đâu mà lễ với nguyện; ...; cứ như thế, những người làm điều Haram, những người không ngay chính theo con đường của Allah trong việc tìm kiếm Rizqi của Ngài thường lo sợ sự nghèo khó, sợ không đạt được bổng lộc như mong muốn nên đã bất chấp việc trái lệnh Allah, quên đi bổn phận đối với Ngài. Đây là hình ảnh của những người yếu đức tin Iman, những người không có lòng Taqwa, những người không biết đặt niềm tin và phó thác nơi Allah I.

    Tuy nhiên, trong số những người này đâu đó vẫn còn những người có đức tin Iman vững chắc, niềm tin kiên định nơi Allah, luôn biết phó thác cho Ngài trong mọi hoàn cảnh, họ không lo sợ, họ vẫn luôn đi tìm bổng lộc của Allah nhưng không đi tìm bằng con đường Haram, họ vẫn luôn miệt mài đi tìm bổng lộc của Allah nhưng không hề quên bổn phận đối với Ngài, họ bận rộn với cuộc sống nhưng vẫn duy trì đầy đủ năm lễ nguyện Salah hằng ngày, họ tất bật lo toan trong công việc nhưng vẫn chấp hành nghĩa vụ nhịn chay khi tháng Ramadan đến, họ chưa sở hữu được nhiều nguồn tài sản lớn nhưng vẫn thực hiện bổn phận xuất Zakah cho người nghèo, ..., họ vẫn sống đời sống của đời sống trần tục nhưng không hề quên đi cuộc sống ở cõi Đời Sau, họ chẳng lo sợ bởi vì họ luôn biết rằng bổng lộc đều đã được Allah I ghi sẵn cho họ. Đây là hình ảnh của những người luôn ghi nhớ lời răn dạy của Thiên sứ e:

    ((لَوْ أَنَّكُمْ تَتَوَكَّلُونَ عَلَى اللهِ حَقَّ تَوَكُّلِهِ لَرَزَقَكُمْ كَمَا يَرْزُقُ الطَّيْرَ تَغْدُو خِمَاصاً وَتَرُوحُ بِطَاناً)) رواه أحمد

    “Nếu các ngươi phó thác cho Allah bằng sự phó thác đích thực thì chắc chắn Ngài sẽ ban Rizqi cho các ngươi giống như Ngài ban Rizqi cho con chim buổi sáng bay đi với cái bụng đói và buổi chiều bay về với cái bụng no đầy.” (Ahmad).

    Chỉ cần người bề tôi phó thác cho Allah I rồi đi tìm bổng lộc của Ngài bằng con đường Halal thì chắc chắn Allah I sẽ ban bổng lộc cho y giống như Ngài đã ban bổng lộc cho những con chim buổi sáng bay đi với cái bụng trống không và buổi chiều bay về với cái bụng căng tròn; bởi vì Đấng ban bổng lộc cho những chú chim cũng chính là Đấng ban bổng lộc cho con người và tất cả mọi sinh vật trong tạo vật của Ngài.

    Như vậy, người có đức tin nơi Allah I cần chi sợ nghèo mà làm điều Haram, cần gì lo lắng không tìm kiếm được bổng lộc của Allah mà quên đi bổn phận đối với Ngài. Thiên sứ của Allah e đã khẳng định điều này qua lời di huấn của Người:

    ((فَإِنَّ نَفْسًا لَنْ تَمُوتَ حَتَّى تَسْتَوْفِىَ رِزْقَهَا ... وَأَجْمِلُوا فِى الطَّلَبِ خُذُوا مَا حَلَّ وَدَعُوا مَا حَرُمَ)) رواه ابن ماجه

    “Quả thật, mỗi một linh hồn sẽ không bao giờ chết cho đến khi nào nó đã được ban cho đủ bổng lộc của nó ... do đó, các ngươi hãy tìm kiếm bổng lộc đó trong sự tốt đẹp, các ngươi hãy nhận lấy bổng lộc bằng con đường Halal và bỏ những gì Haram” (Ibnu Ma-jah).

    Thiên sứ của Allah e cho chúng ta biết rằng mọi linh hồn, dù ở thời trước hay ở thời sau chúng ta, dù là người Muslim hay là người Kafir, già hay trẻ, tất cả sẽ không bao giờ chết tức không bao giờ lìa khỏi trần gian này cho đến khi nào linh hồn đó đã nhận đủ tất cả bổng lộc mà Allah I đã ghi sẵn từ trước cho y. Do đó, mỗi linh hồn sống trên cõi trần này không cần phải lo sợ, cứ bình thãn tìm kiếm bổng lộc của Allah thì linh hồn đó chắc chắn sẽ nhận đủ bổng lộc đã được ghi cho mình.

    Như vậy, lời di huấn của Thiên sứ e muốn khẳng định rằng cho dù ai đó đi tìm bổng lộc bằng con đường Haram thì người đó cũng chỉ nhận được đúng với phần bổng lộc mà Allah đã ghi cho y không hơn không kém; và cho dù ai đó đi tìm bổng lộc bằng con đường Halal thì chắc chắn người đó cũng không hề mất đi bất cứ thứ gì mà Allah đã ghi sẵn cho y.

    Có một câu chuyện rất thú vị về Imam Hatim Al-Asam ﷺ‬, một trong các vị Ulama’ của thế kỷ thứ 3 Hijri. Ông là một vị Imam của phái Sunnah và Jama’ah, ông được biết là một người ngay chính và kính sợ Allah. Theo sử ghi lại rằng, vào một năm nọ khoảng ba ngày trước mùa Hajj, Imam Hatim Al-Asam ﷺ‬ đã ngồi lặng lẽ khóc một mình trong phòng thì đứa con gái nhỏ của ông đi vào nhìn thấy cha khóc liền hỏi: tại sao cha khóc? Ông nói: Còn ba ngày nữa là vào mùa Hajj, cha muốn đi Hajj. Đứa con gái nhỏ hồn nhiên nói: vậy cha đi Hajj đi. Ông nói: cha sợ không đủ lộ phí cho chuyến đi. Đứa con nói: cha đi đi, Allah sẽ ban Rizqi cho cha làm lộ phí. Ông nói: nhưng nếu cha đi cha sợ không có đủ tiền để mẹ và chị em con tiêu xài trong những ngày vắng cha. Đứa con gái đáp một cách bình thản: Allah sẽ lo cho mẹ và chị em con. Ông lại nói: cha sợ mẹ không đồng ý. Đứa con gái vội chạy ngay đi nói với mẹ một cách rất hồn nhiên và đầy niềm tin: mẹ đồng ý cho cha đi Hajj nhé, Allah sẽ lo cho chúng ta ở nhà. Thế là vợ ông Hatim ﷺ‬ đồng ý cho ông đi Hajj.

    Imam Hatim ﷺ‬ ra đi làm Hajj chỉ với một ít tiền và để lại một ít cho vợ con ông đủ trong ba ngày. Vì không đủ tiền nên ông không thể nhập vào đoàn mà ông chỉ lủi thủi đị bộ phía sau. Ba ngày trôi qua, vào chiều ngày thứ ba tiền trong túi cũng như lương khô đã hết, ông nói với lòng: Insha-Allah, Ngài sẽ lo cho mình. Vừa lúc ấy, có một người trong đoàn ngã bệnh, ông đã đọc Qur’an và các lời Du-a để chữa cho người bệnh đó, Allah đã cho người đó khỏi bệnh, thế là mọi người trong đoàn mừng rỡ và ai cũng biếu tặng ông, nào là tiền, nào lương thực không những đủ cho ông hoàn tất chuyến đi Hajj mà còn thừa lại mang về nhà.

    Quay lại vợ con ông ở nhà, sau ba ngày thì tiền cũng như lương thực đã hết, cũng buổi chiều ngày thứ ba đó, mẹ và các chị đều lo lắng, không biết tìm đâu ra thức ăn cho bữa tối và cho những ngày tiếp theo, ai cũng quay sang cô gái nhỏ để trách móc. Người mẹ thì nói: cũng tại con hết, nếu như cha con không đi Hajj thì chúng ta không phải gặp cảnh thế này. Những người chị cùng trách cứ: đúng rồi, tại mầy hết đó, nếu không phải tại mầy tài lanh thì cả nhà đâu phải sắp chết đói như vậy. Trước sự trách móc của mẹ và các chị, bé gái vẫn thản nhiên mỉm cười không hề có bất cứ lo âu nào, cô bé nói: tại sao mọi người lại lo lắng, tôi hỏi mọi người cha là người ăn Rizqi hay là Đấng ban bố Rizqi. Mọi người trả lời: dĩ nhiên là Allah là Đấng ban bố Rizqi rồi. Cô bé nói một cách tự tin: nếu vậy thì lo gì, người ăn Rizqi đã đi nhưng Đấng ban Rizqi vẫn còn. Liền lúc đó có tiếng gõ cửa, mở cửa ra thì thấy một đoàn người của vị Khalifah, vị Khalifah đến để xin nước uống. Người mẹ bảo con vào lấy nước cho vị Khalifah, uống xong, vị Khalifah nói: Alhamdulillah, nước thật ngọt làm sao! Vị Khalifah hỏi: gia đình này là của ai? Người mẹ nói đây là gia đình của Hatim Al-Asam, ông ấy đã đi Hajj rồi. Vị Khalifah cảm ơn gia đình ông Hatim và tháo miếng dây lưng đang đeo trên người biếu tặng họ, miếng dây lưng có đính những viên đá quý rất đắt tiền. Thấy vậy, những người đi theo tháp tùng Khalifah, ai nấy cũng biếu tặng một món đồ và toàn là đồ quí giá. Những đồ biếu tặng đó khi đem ra chợ bán cả nhà ông Hatim có thể sống đến cả đời vẫn chưa hết. Sau khi vị Khalifah và đoàn người của ông rời đi, cả nhà ai cũng cười tươi và vui mừng, riêng cô bé gái nhỏ thì khóc. Mọi người trong nhà đều ngạc nhiên nói: con bé này lạ chưa, khi cả nhà đang rầu lo sợ đói thì nó lại cười vui vẻ còn giờ cả nhà được Allah cho Rizqi nhiều thế này thì nó lại khóc. Cô bé nói: vị Khalifah chỉ là một tạo vật, một con người phàm tục yếu mềm khi nhìn chúng ta thì thương cảm và đã giúp chúng ta vượt cảnh đói nghèo; còn Allah là Đấng Tạo Hóa với sức mạnh vô biên và toàn năng nếu nhìn chúng ta thì Ngài sẽ thương cảm và giúp đỡ chúng ta đến nhường nào.

    Subha-nallah, hình ảnh đứa con gái nhỏ của ông Hatim là hình ảnh tiêu biểu cho niềm tin đích thực nơi Allah, một sự phó thác trọn vẹn nơi Đấng Chủ Tể và Toàn Năng.

    Nếu chúng ta thật sự kính sợ Allah I và đặt trọn niềm tin nơi Ngài như ông Hatim và đứa con gái nhỏ của ông thì chắc chắn Allah I sẽ ban bổng lộc cho chúng ta như thế, chắc chắn Ngài sẽ ban bổng lộc cho chúng ta theo cách mà chúng ta không ngờ tới được. Và Ngài cũng đã khẳng định như thế trong kinh Qur’an của Ngài:

    ﴿وَمَن يَتَّقِ ٱللَّهَ يَجۡعَل لَّهُۥ مَخۡرَجٗا ٢ وَيَرۡزُقۡهُ مِنۡ حَيۡثُ لَا يَحۡتَسِبُۚ وَمَن يَتَوَكَّلۡ عَلَى ٱللَّهِ فَهُوَ حَسۡبُهُۥٓۚ﴾ [سورة الطلاق: 2، 3]

    {Và ai kính sợ Allah thì Ngài sẽ mở cho y một lối thoát, và Ngài sẽ ban phát bổng lộc cho y mà y không thể ngờ tới được; và ai phó thác cho Allah thì một mình Ngài đã đủ phù hộ cho y.} (Chương 65 – Attalaq, câu 2, 3).

    Cũng chính vì lẽ này mà Thiên sứ của Allah e đã khuyên Ibnu Abbas t:

    ((احْفَظِ اللهَ يَحْفَظْكَ احْفَظِ اللهَ تَجِدْهُ تُجَاهَكَ))

    “Hãy bảo vệ Allah Ngài sẽ bảo vệ ngươi; hãy bảo vệ Allah ngươi sẽ thấy Ngài luôn hướng về ngươi”

    Bảo vệ Allah I không phải là bảo vệ chính bản thân Ngài bởi vì Ngài không cần và chúng ta cũng không có khả năng đó, mà bảo vệ ở đây là bảo vệ tôn giáo của Ngài, tuân thủ theo mệnh lệnh của Ngài và tránh xa những điều Ngài nghiêm cấm. Nếu chúng ta làm được như thế thì Allah I sẽ bảo vệ chúng ta và luôn phù hộ cho chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta quên Allah I thì Ngài sẽ quên chúng ta, và thực sự chỉ có những kẻ tội lỗi, những kẻ không tuân lệnh Ngài mới không nhớ tới Ngài.

    ﴿وَلَا تَكُونُواْ كَٱلَّذِينَ نَسُواْ ٱللَّهَ فَأَنسَىٰهُمۡ أَنفُسَهُمۡۚ أُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡفَٰسِقُونَ ١٩﴾ [سورة الحشر: 19]

    {Và các ngươi đừng trở nên giống như những kẻ quên lãng Allah để rồi Ngài đã quên mất họ. Những kẻ đó là những kẻ tội lỗi và sai quấy.} (Chương 59 – Al-Hashr, câu 19).

    Thật vậy, ai nhớ Allah I, Allah sẽ nhớ đến người đó, còn ai quên mất Allah thì Allah sẽ quên mất họ trở lại. Thiên sứ của Allah e nói:

    ((تَعَرَّفْ إِلَى اللهِ فِى الرَّخَاءِ يَعْرِفْكَ فِى الشِّدَّةِ)) رواه أحمد

    “Ngươi hãy biết đến Allah trong lúc phồn thịnh và bằng an, Ngài sẽ biết đến ngươi trong lúc khó khăn và hoạn nạn” (Ahmad).

    Sufyan bin Sa’eed Ath-Thawri là một trong các vị Imam lớn của Islam ở giữa thế kỷ thứ hai hijri. Ông không những được biết đến là một học giả có kiến thức uyên bác, ngoan đạo, ngay chính mà ông còn được biết đến là một người vô cùng Wara’ và Zuhd (sống đời sống ngay thẳng, giản dị, kham khổ và không màng đến danh lợi, vật chất của thế gian).

    Cũng vì không màng đến danh lợi và vật chất của trần gian cũng như luôn lo sợ bản thân mình làm điều bất công với thiên hạ nên ông đã một mực từ chối làm vị thẩm phán khi được vị Khalifah Abu Ja’far chỉ định ông. Abu Ja’far được biết là một vị Khalifah bất công luôn cậy quyền thế áp chế những người dưới quyền, chính vì vậy, sự khước từ làm thẩm phán của ông Sufyan ﷺ‬ khiến cho Abu Ja’far nổi giận và đòi xử trảm ông Sufyan ﷺ‬. Dưới sự truy sát của Abu Ja’far, ông Sufyan ﷺ‬ phải chạy trốn từ Iraq sang Yemen. Khalifah Abu Ja’far đã treo thưởng cho bất cứ ai bắt được ông Sufyan ﷺ‬ dù sống hay chết. Chúng ta hãy xem Allah đã phù hộ và che chở cho Imam Sufyan ﷺ‬ như thế nào. Trên đường chạy trốn đến Yemen, khoảng được nửa đường thì hết lương thực cũng như tiền mang theo người, Allah cho ông Sufyan ﷺ‬ gặp được một vườn nho, ông đã xin ông chủ vườn cho ông được làm công trong vườn một tháng để có đủ tiền tiếp tục cho chuyến đi. Người chủ vườn giao cho ông chăm sóc khu vườn và người chủ vườn không hề biết ông là Sufyan ﷺ‬ Ath-Thawri bị Khalifah Abu Ja’far truy nã vì chỉ nghe danh chớ chưa biết mặt. Một tháng trôi qua, vào ngày cuối tháng, người chủ vườn bảo ông Sufyan ﷺ‬ ra vườn hái vài chùm nho ngọt để ông ta đãi khách. Ông Sufyan ﷺ‬ ra vườn hái mang vào, người chủ vườn ăn thử thấy chua liền bảo ông Sufyan ﷺ‬ ra vườn hái lại những chùm nho khác và dặn phải chọn lấy những chùm nho ngọt. Ông Sufyan ﷺ‬ đi ra hái mang vào, người chủ lại ăn thử thì thấy vẫn chua, người chủ vườn nổi cáu quát mắng ông Sufyan ﷺ‬: chẳng lẽ ông không biết nho nào ngọt nho nào chùa à? Ông Sufyan ﷺ‬ trả lời: tôi thực sự không biết. Người chủ vườn nói: tại sao anh không biết? Ông Sufyan ﷺ‬ trả lời: vì tôi chưa ăn nên tôi không biết. Người chủ vườn nói: Subhanallah, ông làm trong vườn nho của tôi cả tháng trời nay mà chưa từng ăn một trái nhỏ nào à? Ông Sufyan ﷺ‬ nói: tôi chưa ăn, mà làm sao tôi có thể ăn khi ông chưa cho phép tôi, tôi không ăn khi người chủ chưa cho phép vì tôi sợ Allah thanh toán tôi vào Ngày Sau. Người chủ vườn nghe nói vậy liền hất mặt và nói: ông làm như ông là Sufyan Ath-Thawri ﷺ‬ không bằng.

    Người chủ vườn sau đó ra chợ, ông ta gặp được những người bạn và được họ mô tả về Sufyan ﷺ‬, ông ta mới biết người làm công cả tháng nay chính là Sufyan Ath-Thawri ﷺ‬, ông ta vội cùng với những người bạn của ông quay về khu vườn định bắt Sufyan ﷺ‬ để mong nhận tiền thưởng nhưng khi quay về đến khu vườn thì Imam Sufyan ﷺ‬ đã rời đi từ lâu.

    Sau đó, Imam Sufyan ﷺ‬ tới được Yemen, ông liền ra chợ để tìm kiếm việc làm vì đã hết tiền và lương thực. Trong lúc, ông đang đi dạo quanh chợ thì có một nhóm người mất đồ, họ nghi ngờ ông là kẻ trộm nên đã bắt ông giải lên vị Wali và vị Wali này lại là người của Khalifah Abu Ja’far. Khi vị Wali nhìn thấy ông thì trong lòng không thể tin rằng ông là kẻ trộm bởi vì trên mặt ông có ánh hào quang của một người hiểu biết giáo lý, ánh hào quang của đức tin Iman và sự ngoan đạo. Vị Wali bảo mọi người ra ngoài để ông tra hỏi riêng.

    - Vị Wali nói: ông hãy cho ta biết ông tên gì?

    - Imam Sufyan ﷺ‬ nói: Abdullah (bề tôi của Allah).

    - Vị Wali nói: Ta thề trước Allah, ông hãy nói tên thật của ông cho ta.

    - Imam Sufyan ﷺ‬ nói: Sufyan.

    - Vị Wali nói: cha ông là ai?

    - Imam Sufyan ﷺ‬ nói: Abdullah (bề tôi của Allah).

    - Vị Wali nói: Ta thề trước Allah, ông hãy nói tên thật của cha ông cho ta.

    - Imam Sufyan ﷺ‬ nói: Sa’eed.

    - Vị Wali nói: có phải Sa’eed At-Thawri?

    - Imam Sufyan ﷺ‬ nói: Đúng vậy.

    - Vị Wali nói: Ông chính là người mà Abu Ja’fah đã truy nã và treo giải thưởng cho ai bắt được ông?

    - Imam Sufyan ﷺ‬ nói: Đúng.

    - Vị Wali nói: Ông chính là học giả uyên bác và Imam Sufyan Ath-Thawri được nhiều người biết đến?

    - Imam Sufyan ﷺ‬ nói: Đúng.

    Vị Wali cúi mặt xuống một hồi rồi ngước lên nhìn Imam Sufyan và nói: Ông cứ ở đây đến lúc nào ông muốn và đi lúc nào tùy thích, ta thề với Allah rằng dù ông có trốn dưới chân của ta thì ta cũng không bao giờ đưa ông cho Abu Ja’far.

    Sau đó, Imam Sufyan ﷺ‬ rời Yemen đến sống Makkah, vào mùa Hajj, Abu Ja’far được tin rằng Imam Sufyan ﷺ‬ đang ở Makkah và đang làm Hajj, ông ta đã cử quân lính sang Makkah để bắt sống Imam Sufyan ﷺ‬, ông ta dặn quân lính phải bắt sống cho bằng được Imam Sufyan ﷺ‬ rồi trói Imam Sufyan ﷺ‬ vào thanh gỗ, đích thân ông ta đến và giết Imam Sufyan ﷺ‬. Thế là quân lính theo lệnh Abu Ja’far đến Makkah trước và Abu Ja’far thì đi theo sau. Nghe được tin Abu Ja’far đang tiến đến Makkah, Imam Sufyan ﷺ‬ lúc đang Tawaf tại đền Ka’bah đã đưa tay lên và cầu xin Allah I, nói: Lạy Allah, Abu Ja’far là người bất công, cậy quyền, xin Ngài đừng cho Abu Ja’far bước vào Makkah. Bề tôi xin thề trước Ngài, xin Ngài đừng để Abu Ja’far bước vào Makkah!

    Allah I đã đáp lại lời cầu xin của Imam Sufyan ﷺ‬, quả thật, Abu Ja’far đã trút hơi thở cuối cùng trên đường đi trước khi đến Makkah và ông ta được Salah tại Masjid Al-Haram.

    Quả thật, bởi vì Imam Sufyan ﷺ‬ đã luôn nhớ đến Allah, ông đã vì Ngài mà hết lòng ngoan đạo, ngay chính và không màng đến danh lợi vật chất trần gian cho nên khi ông gặp hoạn nạn Allah đã che chở và bảo vệ ông.

    ((تَعَرَّفْ إِلَى اللهِ فِى الرَّخَاءِ يَعْرِفْكَ فِى الشِّدَّةِ)) رواه أحمد

    “Ngươi hãy biết đến Allah trong lúc phồn thịnh và bằng an, Ngài sẽ biết đến người trong lúc khó khăn và hoạn nạn” (Ahmad).

    Thiên sứ của Allah e tiếp tục cho lời khuyên đến Ibnu Abbas t:

    ((إِذَا سَأَلْتَ فَاسْأَلِ اللهَ وَإِذَا اسْتَعَنْتَ فَاسْتَعِنْ بِاللهِ))

    “Khi nào ngươi muốn cầu xin thì hãy cầu xin Allah và khi nào ngươi muốn tìm sự phù hộ thì hãy tìm sự phù hộ nơi Allah”.

    Thiên sứ của Allah e bảo chúng ta rằng khi nào chúng ta cầu xin thì hãy cầu xin một mình Allah I. Và việc cầu xin Allah I là điều bắt buộc như Thiên sứ e đã nói:

    ((مَنْ لَمْ يَسْأَلِ اللهَ يَغْضَبْ عَلَيْهِ)) رواه الترمذي

    “Ai không cầu xin Allah thì Ngài sẽ nổi giận với người đó.” (Tirmizdi).

    Điều này hoàn toàn ngược lại với con người: con người khi được người khác cầu xin liên tục thì nổi giận còn Allah I khi người bề tôi không cầu xin Ngài thì Ngài nổi giận; con người không muốn người khác lúc nào cũng cầu xin mình nhưng Allah I lại muốn người bề tôi của Ngài lúc nào cũng cầu xin Ngài bởi vì Ngài thích được các bề tôi cầu xin. Cho nên, người bề tôi cầu xin Allah I càng nhiều thì Allah càng yêu thương người bề tôi đó.

    Các vị Sahabah đã thề nguyện giao ước với Thiên sứ của Allah e rằng họ chỉ tôn thờ một mình Allah duy nhất, trung thành với Người và một lòng vì Islam; trong sự giao ước đó có điều: nguyện chỉ cầu xin một mình Allah I. Vì để thực hiện theo điều giao ước rằng chỉ cầu xin một mình Allah nên một số vị Sahabah không hề cầu xin bất cứ người nào ngay cả đối với những sự việc trong khả năng của con người (Islam cho phép cầu xin, tìm sự giúp đỡ từ con người về những sự việc mà con người có khả năng đáp ứng). Có một Hadith ghi lại rằng có vị Sahabah đánh rơi cây roi nhưng không nhờ người nhặt lên giùm mà vị Sahabah đó xuống ngựa và tự mình nhặt lấy vì không muốn cầu xin hay tìm sự giúp đỡ bất cứ điều gì ngoài Allah I.

    Như vậy, nếu người bề tôi muốn Allah I yêu thương thì càng phải cầu xin Ngài thật nhiều, bởi vì việc cầu xin Ngài làm người bề tôi thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, lệ thuộc để phủ phục trước sự vĩ đại, sức mạnh siêu việt và quyền năng của Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc. Và việc cầu xin Allah I không những thể hiện sự yếu đuối, nhỏ bé và lệ thuộc vào sức mạnh, quyền năng của Allah I không thôi mà nó còn là sự chấp hành mệnh lệnh của Ngài khi Ngài phán:

    ﴿وَإِذَا سَأَلَكَ عِبَادِي عَنِّي فَإِنِّي قَرِيبٌۖ أُجِيبُ دَعۡوَةَ ٱلدَّاعِ إِذَا دَعَانِۖ فَلۡيَسۡتَجِيبُواْ لِي وَلۡيُؤۡمِنُواْ بِي لَعَلَّهُمۡ يَرۡشُدُونَ ١٨٦﴾ [سورة البقرة: 186]

    {Và khi bầy tôi của TA (Allah) hỏi Ngươi (Muhammad) về TA thì Ngươi hãy bảo họ rằng TA ở rất gần. TA sẽ đáp lại lời cầu xin của người nguyện cầu khi nào y cầu xin TA. Do đó, họ hãy đáp lại mệnh lệnh của TA và tin tưởng nơi TA để may ra họ được hướng dẫn đúng đường.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 186).

    Điều cuối cùng trong lời khuyên của Thiên sứ e dành cho Ibnu Abbas t:

    ((وَاعْلَمْ أَنَّ الأُمَّةَ لَوِ اجْتَمَعَتْ عَلَى أَنْ يَنْفَعُوكَ بِشَىْءٍ لَمْ يَنْفَعُوكَ إِلاَّ بِشَىْءٍ قَدْ كَتَبَهُ اللهُ لَكَ وَلَوِ اجْتَمَعُوا عَلَى أَنْ يَضُرُّوكَ بِشَىْءٍ لَمْ يَضُرُّوكَ إِلاَّ بِشَىْءٍ قَدْ كَتَبَهُ اللهُ عَلَيْكَ رُفِعَتِ الأَقْلاَمُ وَجَفَّتِ الصُّحُفُ))

    “Ngươi hãy biết (hãy luôn ghi nhớ) rằng cho dù cả cộng đồng tập hợp lại hầu giúp ích cho ngươi một điều gì đó thì chắc chắn họ không thể giúp ích được gì cho ngươi ngoại trừ điều mà Allah đã ghi nó cho ngươi; và cho dù tất cả họ tập hợp lại hầu gây hại ngươi một điều gì đó thì chắc chắn họ không thể gây hại được ngươi ngoại trừ điều mà Allah đã định đoạt và an bài cho ngươi; những cây viết đã được giơ lên và những trang giấy đã khô (mực).

    Thiên sứ của Allah e muốn khẳng định sự tiền định của Allah, một trong sáu trụ cột của đức tin Iman. Thiên sứ của Allah e muốn cho Ibnu Abbas biết rằng mọi điều tốt lành diễn ra cũng như mọi điều rủi ro xảy đến đều nằm sự an bài và sắp đặt từ trước ở nơi Allah I. Hiểu được lý này thì người bề tôi sẽ không còn sợ hãi, không còn lo âu trước những điều không may, y sẽ trở nên can đảm và kiên cường trong mọi hoàn cảnh khó khăn; đồng thời y cũng không cảm thấy tự hào, ngạo mạn và kiêu căng mỗi khi đạt được một điều tốt lành nào đó; bởi vì y luôn biết rằng tất cả mọi sự việc tốt hay xấu đều nằm trong sự định đoạt và an bài của Allah I.

    Nói về sự tiền định – Al-Qadr thì chúng ta phải hiểu rằng nó được diễn ra trong bốn dạng: Sự tiền định tổng quát và bao hàm (Taqdeer Aam, sự tiền định về thời hạn (Taqdeer Umri), sự tiền định hàng năm (Taqdeer Sanawi) và sự định đoạt hàng ngày (Taqdeer Yawmi).

    1- Sự tiền định tổng quát và bao hàm (Taqdeer Aam): Thiên sứ của Allah e nói:

    ((كَتَبَ اللهُ مَقَادِيرَ الْخَلاَئِقِ قَبْلَ أَنْ يَخْلُقَ السَّمَوَاتِ وَالأَرْضَ بِخَمْسِينَ أَلْفَ سَنَةٍ)) رواه مسلم

    “Allah đã ghi mức lượng của các tạo vật trước khi Ngài tạo dựng các tầng trời và trái đất năm mươi ngàn năm” (Muslim).

    Đây là sự tiền định một cách tổng thể cho mọi sự việc bằng kiến thức và quyền năng siêu việt của Allah I.

    2- Sự tiền định về thời hạn (Taqdeer Umri): Thiên sứ của Allah e nói:

    ((إِنَّ أَحَدَكُمْ يُجْمَعُ خَلْقُهُ فِى بَطْنِ أُمِّهِ أَرْبَعِينَ يَوْمًا ثُمَّ يَكُونُ فِى ذَلِكَ عَلَقَةً مِثْلَ ذَلِكَ ثُمَّ يَكُونُ فِى ذَلِكَ مُضْغَةً مِثْلَ ذَلِكَ ثُمَّ يُرْسَلُ الْمَلَكُ فَيَنْفُخُ فِيهِ الرُّوحَ وَيُؤْمَرُ بِأَرْبَعِ كَلِمَاتٍ بِكَتْبِ رِزْقِهِ وَأَجَلِهِ وَعَمَلِهِ وَشَقِىٌّ أَوْ سَعِيدٌ)) رواه البخاري ومسلم

    “Quả thật, mỗi người các ngươi được hình thành trong bụng mẹ của mình bốn mươi ngày là (Nutfah – hợp tử giữa tinh trùng và noãn trứng), kế tiếp là cục máu (Alaqah) cũng trong thời gian như thế, kế đến là cục thịt (Mudhghah) cũng trong thời gian như thế. Sau đó một vị Thiên Thần được cử đến để thổi linh hồn vào nó và ghi cho bốn điều: bổng lộc, tuổi đời, việc làm, bất hạnh hay hạnh phúc.” (Albukhari, Muslim).

    ((إِنَّ اللهَ - عَزَّ وَجَلَّ - وَكَّلَ بِالرَّحِمِ مَلَكًا يَقُولُ يَا رَبِّ نُطْفَةٌ، يَا رَبِّ عَلَقَةٌ، يَا رَبِّ مُضْغَةٌ. فَإِذَا أَرَادَ أَنْ يَقْضِىَ خَلْقَهُ قَالَ أَذَكَرٌ أَمْ أُنْثَى شَقِىٌّ أَمْ سَعِيدٌ فَمَا الرِّزْقُ وَالأَجَلُ فَيُكْتَبُ فِى بَطْنِ أُمِّهِ)) رواه البخاري

    “Quả thật, Allah, Đấng Tối Cao giao phó cho một vị Thiên Thần trông coi về dạ con. (Mỗi khi đến thời điểm hình thành hợp tử ‘Nutfah’, cục máu ‘Alaqah’ và cục thịt ‘Mudhghah’) thì vị Thiên Thần đó nói: Thưa Thượng Đế của bề tôi, cho thành hợp tử hay không? Thưa Thượng Đế của bề tôi, cho thành cục máu hay không? Thưa Thượng Đế của bề tôi, cho thành cục thịt hay không? Và khi nào muốn định hình con người thì vị Thiên Thần đó lại thưa: Thưa Thượng Đế của bề tôi, cho thành nam hay nữ, bất hạnh hay hạnh phúc, bổng lộc và tuổi đời thế nào? Sau đó vị Thiên Thần sẽ ghi những điều đó trong bụng mẹ của y.” (Abukhari).

    3- Sự tiền định hàng năm (Taqdeer Sanawi): Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:

    ﴿إِنَّآ أَنزَلۡنَٰهُ فِي لَيۡلَةِ ٱلۡقَدۡرِ ١ وَمَآ أَدۡرَىٰكَ مَا لَيۡلَةُ ٱلۡقَدۡرِ ٢ لَيۡلَةُ ٱلۡقَدۡرِ خَيۡرٞ مِّنۡ أَلۡفِ شَهۡرٖ ٣ تَنَزَّلُ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ وَٱلرُّوحُ فِيهَا بِإِذۡنِ رَبِّهِم مِّن كُلِّ أَمۡرٖ ٤ سَلَٰمٌ هِيَ حَتَّىٰ مَطۡلَعِ ٱلۡفَجۡرِ ٥﴾ [سورة القدر: 1 - 5]

    {Quả thât, TA (Allah) đã ban Nó (Qur’an) xuống vào một Đêm định mệnh. Và điều gì cho Ngươi biết Đêm Định mệnh là gì? Đêm Định mệnh tốt hơn cả một ngàn tháng. Trong đêm đó các Thiên Thần và Đại Thiên Thần (Jibril) đi xuống trần và mang mọi quyết định của Thượng Đế của họ theo phép của Ngài. Sự bằng an, nó kéo dài cho đến hừng đông.} (Chương 97 – Al-Qadr, câu 1 - 5).

    Trong đêm đó, Đại Thiên Thần Jibril mang xuống trần gian mọi quyết định của Allah I cho toàn năm tiếp theo.

    4- Sự định đoạt hàng ngày (Taqdeer Yawmi): Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:

    ﴿كُلَّ يَوۡمٍ هُوَ فِي شَأۡنٖ ٢٩﴾ [سورة الرحمن: 29]

    {Ngài thể hiện công việc của Ngài mỗi ngày.} (Chương 55 – Arrahman, câu 29).

    Như vậy, người Muslim khi hiểu được rằng tất cả mọi thứ, mọi sự việc, mọi hiện tượng, mọi hoạt động của tạo vật, mọi điều tốt lành và mọi tai họa trong vũ trụ này đều nằm trong sự an bài và định đoạt của Allah I, khi hiểu được con người không thể tránh khỏi bất cứ điều gì nếu như Allah I đã an bài cho y thì sẽ không quá đau buồn trước điều xấu và không quá đắc chí trước điều tốt.

    Allah I phán:

    ﴿مَآ أَصَابَ مِن مُّصِيبَةٖ فِي ٱلۡأَرۡضِ وَلَا فِيٓ أَنفُسِكُمۡ إِلَّا فِي كِتَٰبٖ مِّن قَبۡلِ أَن نَّبۡرَأَهَآۚ إِنَّ ذَٰلِكَ عَلَى ٱللَّهِ يَسِيرٞ ٢٢ لِّكَيۡلَا تَأۡسَوۡاْ عَلَىٰ مَا فَاتَكُمۡ وَلَا تَفۡرَحُواْ بِمَآ ءَاتَىٰكُمۡۗ وَٱللَّهُ لَا يُحِبُّ كُلَّ مُخۡتَالٖ فَخُورٍ ٢٣ ﴾ [سورةالحديد : 22 ، 23]

    {Không một tai họa nào rơi xuống trái đất hoặc nhằm vào bản thân các ngươi mà lại không được ghi chép trong Quyển Sổ Định Mệnh trước khi TA (Allah) thể hiện nó. Quả thật, điều đó rất đơn giản đối với Allah. Để cho các ngươi chớ buồn về vật gì đã mất và chớ mừng cuống quýt về vật gì đã được ban cho các ngươi. Và Allah không yêu thương những kẻ khoác lác khoe khoang.} (Chương 57 – Al-Hadid, câu 22, 23).

    Do đó, người có đức tin chân chính và trung thực sẽ không quá vui mừng đến nỗi kiêu căng về những vật tốt mà y đã đạt được nhưng cũng không quá buồn đau về điều mất mát vì y biết rằng đó là số mạng mà Allah I đó an bài không thể thay đổi, y sẽ sống kiên nhẫn và hài lòng với những gì đang có đồng thời sẽ cố gắng phấn đấu vượt qua thử thách để tiếp tục hành trình cuộc sống ở thế gian cho đến hết tuổi đời.

    Cầu xin Allah I làm vững đức tin Iman của các bề tôi của Ngài, xin Ngài hướng dẫn họ để họ luôn có trái tim bình an và luôn hướng về một mình Ngài!!!