×
Nhân Hậu Là Hành Động Của Con Tim: Islam là tôn giáo của thể xác và tâm hồn. Người tín đồ Muslim được yêu cầu phải thể hiện tôn giáo bằng cả thân thể lẫn con tim của mình. Trong đó, trái tim được xem là yếu tố trọng yếu bởi lẽ nếu việc thờ phượng hay việc làm thiện tốt được thực hiện chỉ bằng thể xác không có sự hiện diện của trái tim thì việc thờ phượng đó, việc làm thiện tốt đó cũng bằng không.

    Nhân Hậu Là Hành Động Của Con Tim

    ] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

    Abu Zaytune Usman Ibrahim

    Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa

    2013 - 1434

    ﴿ من أعمال القلوب الرحمة ﴾

    « باللغة الفيتنامية »

    أبو زيتون عثمان إبراهيم

    مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

    2013 - 1434

    إِنَّ الْحَمْدَ لِلَّهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِينُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ وَنَعُوذُ بِاللهِ مِنْ شُرُورِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِهِ اللهُ فَلَا مُضِلَّ لَهُ، وَمَنْ يُضْلِلْ فَلَا هَادِيَ لَهُ، وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ، قال تعالى: ﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ ٱتَّقُواْ رَبَّكُمُ ٱلَّذِي خَلَقَكُم مِّن نَّفۡسٖ وَٰحِدَةٖ وَخَلَقَ مِنۡهَا زَوۡجَهَا وَبَثَّ مِنۡهُمَا ٗا كَثِيرٗا وَنِسَآءٗۚ وَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ ٱلَّذِي تَسَآءَلُونَ بِهِۦ وَٱلۡأَرۡحَامَۚ إِنَّ ٱللَّهَ كَانَ عَلَيۡكُمۡ رَقِيبٗا ١ ﴾ النساء: ١، وقال عز وجل: ﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ حَقَّ تُقَاتِهِۦ وَلَا تَمُوتُنَّ إِلَّا وَأَنتُم مُّسۡلِمُونَ ١٠٢﴾ آل عمران: ١٠٢، وقال سبحانه وتعالى: ﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ وَقُولُواْ قَوۡلٗا سَدِيدٗا ٧٠ يُصۡلِحۡ لَكُمۡ أَعۡمَٰلَكُمۡ وَيَغۡفِرۡ لَكُمۡ ذُنُوبَكُمۡۗ وَمَن يُطِعِ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ فَقَدۡ فَازَ فَوۡزًا عَظِيمًا ٧١ ﴾ الأحزاب: ٧٠ – ٧١

    Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah! Bầy tôi xin ca ngợi và tán dương Ngài, bầy tôi cầu xin Ngài phù hộ và che chở, bầy tôi cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi, bầy tôi xin quay về sám hối với Ngài, và bầy tôi cầu xin Ngài giúp bầy tôi tránh khỏi mọi điều xấu từ bản thân bầy tôi và mọi điều xấu từ việc làm và hành vi của bầy tôi. Quả thật, người nào được Allah hướng dẫn sẽ không bao giờ bị lạc lối, còn người nào bị Ngài làm cho lạc lối thì sẽ không bao giờ tìm thấy sự hướng dẫn. Bề tôi xin chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Ngài là Thượng Đế duy nhất không có đối tác cùng Ngài, và bề tôi xin chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Sứ giả của Ngài. Allah phán: {Này hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah với lẽ mà Ngài phải đáng được kính sợ và các ngươi chớ đừng chết ngoại trừ các ngươi đã là những người Muslim (qui phục Ngài).} (Chương 3 – Ali 'Imran, câu 102). Allah phán ở chương khác: {Này hỡi nhân loại! Hãy kính sợ Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo hóa các ngươi từ một cá thể duy nhất (Adam) và từ Y Ngài đã tạo ra người vợ của Y (Hauwa) rồi từ hai người họ Ngài đã rải ra vô số đàn ông và đàn bà (trên khắp trái đất). Và hãy kính sợ Allah, Đấng mà các người đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) dạ con bởi vì quả thật Allah luôn theo dõi các ngươi.} (Chương 4 - Annisa', câu 1). Allah phán ở chương khác: {Hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah mà hãy nói lời trung thực và ngay thẳng, rồi Ngài sẽ cải thiện hành động của các ngươi và tha thứ tội lỗi cho các ngươi. Và người nào tuân lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài thì chắc chắn sẽ được thành công vô cùng to lớn.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 70, 71).

    Islam là tôn giáo của thể xác và tâm hồn. Người tín đồ Muslim được yêu cầu phải thể hiện tôn giáo bằng cả thân thể lẫn con tim của mình. Trong đó, trái tim được xem là yếu tố trọng yếu bởi lẽ nếu việc thờ phượng hay việc làm thiện tốt được thực hiện chỉ bằng thể xác không có sự hiện diện của trái tim thì việc thờ phượng đó, việc làm thiện tốt đó cũng bằng không.

    Allah, Đấng Tối Cao phán:

    ﴿وَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مُخۡلِصِينَ لَهُ ٱلدِّينَ حُنَفَآءَ وَيُقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَيُؤۡتُواْ ٱلزَّكَوٰةَۚ وَذَٰلِكَ دِينُ ٱلۡقَيِّمَةِ ٥﴾ [سورة البينة: 5]

    {Và họ được lệnh chỉ phải thờ phụng riêng Allah, triệt để thần phục Ngài một cách chính trực và dâng lễ nguyện Salah một cách chu đáo và đóng Zakah và đó là tôn giáo đúng đắn.} (Chương 98 – Al-Bayyinah, câu 5).

    Allah, Đấng Tối Cao ra lệnh cho các bề tôi phải thành tâm hướng về Allah, con tim phải tuyệt đối thần phục Ngài.

    Nabi e có nói:

    ((أَلَا وَإِنَّ فِي الْجَسَدِ مُضْغَةً إِذَا صَلَحَتْ صَلَحَ الْجَسَدُ كُلُّهُ وَإِذَا فَسَدَتْ فَسَدَ الْجَسَدُ كُلُّهُ أَلَا وَهِيَ الْقَلْبُ))

    “Chẳng phải trong mỗi cơ thể đều có một cục thịt khi nó khỏe thì toàn cơ thể đều khỏe và khi nó bệnh thì toàn cơ thể đều bệnh, chẳng phải đó là trái tim ?" (Albukhari, Muslim).

    Trong một Hadith khác, Nabi e nói:

    ((إِنَّ اللهَ لاَ يَنْظُرُ إِلَى أَجْسَادِكُمْ وَلاَ إِلَى صُوَرِكُمْ وَلَكِنْ يَنْظُرُ إِلَى قُلُوبِكُمْ))

    “Quả thật, Allah không nhìn vào vóc dáng và ngoại hình của các ngươi mà Ngài chỉ nhìn vào trái tim của các ngươi." (Muslim).

    Một Hadith Sahih qua lời thuật của Anas bin Malik t do Imam Ahmad ghi lại với nội dung rằng:

    Vào một buổi nọ, như thượng lệ, các vị Sahabah y đang ngồi nghe Nabi e thuyết giảng trong Masjid thì đột nhiên Người nói:

    ((يَطْلُعُ عَلَيْكُمْ الْآنَ مِنْ هذا الفَجِ رَجُلٌ مِنْ أَهْلِ الْجَنَّةِ))

    “Lát nữa đây sẽ có một người đàn ông thuộc cư dân nơi Thiên Đàng bước vào theo lối này".

    Một lát sau, quả thật có một người đàn ông bước vào, người đàn ông đó bước vào Masjid với bộ râu vẫn còn ướt nước Wudu và bên nách trái của ông đang kẹp một đôi dép. Người đàn ông đó vào Masjid dâng lễ nguyện Salah xong rồi lặng lẽ trở ra.

    Ngày hôm sau, khi đang thuyết giảng cũng đúng vào tầm thời gian của ngày hôm trước thì Nabi e lại nói: “Lát nữa đây sẽ có một người đàn ông thuộc cư dân nơi Thiên Đàng bước vào theo lối này". Một lát sau đó, một người đàn ông bước vào Masjid theo đúng cánh cửa mà Nabi e nói. Cũng là người đàn ông hôm trước, ông bước vào cũng với bộ râu còn ướt nước Wudu và trên nách bên trái của ông vẫn là đôi dép. Ông đi vào Masjid, dâng lễ nguyện Salah rồi lặng lẽ trở ra.

    Ngày thứ ba tiếp theo, khi đang thuyết giảng cũng vào đúng tầm thời gian của hai hôm trước thì Nabi e cũng lại nói câu nói tương tự và cũng chính người đàn ông đó, với điệu bộ đó, bước vào Masjid, dâng lễ nguyện Salah xong rồi trở ra.

    Các vị Sahabah ngồi xung quanh Nabi e ai nấy cũng đều lấy làm ngạc nhiên, dường như họ đều mang một tâm trạng thắc mắc chung rằng sao người đàn ông kia lại được Nabi e khẳng định là người của Thiên Đàng .. rằng người đàn ông đó đâu có gì đặc biệt?, y không thuộc những người luôn đồng hành cùng với Nabi e, trong khi đó, họ là những người luôn đồng hành cùng với Nabi e, họ luôn lắng nghe và tiên phong làm những gì Người răn dạy, vậy mà Người không nhắc tên họ là những người của Thiên Đàng, ..

    Cũng vì sự thắc mắc đó cũng như sự tò mò về người đàn ông bí ẩn đó, không biết ông ta đã làm gì, ngoan đạo như thế nào mà lại được liệt vào danh sách những người của Thiên Đàng ngay khi y vẫn còn sống trên thế gian này. Thế là Abdullah bin Amru bin Al-Ass t, một vị Sahabah thuộc các vị Sahabah thường xuyên cận kề bên Thiên sứ của Allah e, quyết định tiếp cận người đàn ông đó để tìm hiểu xem ông đã làm điều gì mà được như thế. Không phải Abdullah bin Amru t ganh tị hay đố kỵ mà thật ra ông chỉ muốn biết việc làm nào, hành động nào đã mang lại cho người đàn ông đó diễm phúc to lơn như vậy, để ông học hỏi và làm theo hy vọng mình cũng sẽ được diễm phúc ấy, cũng sẽ được liệt vào danh sách những người của Thiên Đàng.

    Đó là bản chất chung của các vị Sahabah, đức tin của họ mãnh liệt, họ luôn tranh nhau làm điều thiện, họ luôn nỗ lực phấn đấu hành đạo vì khao khát Thiên Đàng của Allah, những gì Nabi e chỉ dạy và mách bảo họ đều tiên phong thi hành và thực hiện bởi vì con tim của họ luôn hướng về Allah.

    Vậy là Abdullah bin Amru t tìm đến nhà người đàn ông đó, ông lấy cớ có sự xung đột với gia đình nên muốn xin được tá túc vài ngày, người đàn ông đó vui vẻ hoan nghênh Abdullah và chỉ cho ông một cái phòng mà gia đình ông dành riêng để khách viếng tá túc.

    Qua ba ngày tá túc ở nhà người đàn ông đó, Abdullah không hề thấy người anh ta làm gì ngoài các bổn phận bắt buộc là chỉ dâng lễ nguyện Salah đầy đủ năm lần, đêm khuya anh ta cũng không thức dậy dâng lễ nguyện Salah Sunnah, cũng không đọc xướng Qur'an và ban ngày thì cũng không nhịn chay tự nguyện.

    Vào ngày thứ ba, Abdullah không thể cầm lòng được nữa, ông đã hỏi trực tiếp người đàn ông đó, ông đã kể hết sự tình cho người đàn ông đó nghe và ông xin người đàn ông đó hãy cho ông biết đã làm gì mà được Nabi e khẳng định là người của Thiên Đàng ngay khi còn sống trên thế gian này. Người đàn ông đó nói: Tôi thấy tôi chẳng có làm điều gì đặc biệt và lớn lao cả ngoài việc tôi chỉ thực hiện đầy đủ các bổn phận của Islam. Lời nói của người đàn ông đó thực sự trùng khớp với những gì mà Abdullah quan sát theo dõi trong ba ngày qua, nhưng Abdullah vẫn chắc chắn và khẳng định trong lòng rằng người đàn ông đó phải có làm điều gì đó mới được Nabi e khẳng định như thế bởi lẽ Abdullah và bao vị Sahabah khác ngoài việc làm đầy đủ các bổn phận bắt buộc thì họ đều nỗ lực tiên phong làm thêm nhiều điều Sunnah khác nữa .. tuy nhiên, Abdullah không thể tá túc thêm nữa để tìm hiểu vì người khách viếng chỉ có quyền làm phiền chủ nhà trong ba ngày trở lại mà thôi, hơn nữa, người đàn ông cũng khẳng định rằng y chẳng làm gì khác hơn các bổn phận bắt buộc, cho nên, Abdullah đành phải kiếu từ ra về. Nhưng khi Abdullah vừa quay mặt đi thì người đàn ông hô gọi lại và nói: Có điều này, tôi không biết nó có phải nguyên nhân mà Nabi e đã khẳng định tôi là người của Thiên Đàng hay không, nhưng tôi muốn kể lại với anh vì anh đã hỏi tôi đã làm gì mà được như vậy, mà tôi thì chẳng làm gì ngoài những gì anh đã thấy, chỉ có điều trong lòng tôi không bao giờ có sự ganh ghét bất cứ ai trong anh em đồng đạo Muslim cả và mỗi khi tôi lên giường đặt đầu xuống gối thì tôi nói thầm với Allah rằng tôi sẽ bỏ qua hết tất cả những ai bất công, làm điều xấu và gây phiền hà cho tôi, tôi bỏ qua hết và xí xóa hết.

    Nghe xong, Abdullah nói: Đấy chính là nguyên nhân anh đạt được điều đó, đấy chính là điều mà chúng tôi chưa làm được.

    Abdullah bin Amru bin Al-Ass t đã khẳng định rằng việc mà người đàn ông đó mỗi khi đặt đầu lên chiếc gối hàng đêm để ngủ thì ông ta nói thầm với Allah rằng ông ta sẽ bỏ qua hết, sẽ xí xóa hết tất cả những ai đã đối xứ bất công với ông, và việc tấm lòng của ông thường không ganh ghét và đố kỵ với bất cứ một ai chính là nguyên nhân mà ông ta được Nabi e báo trước rằng ông là người của Thiên Đàng. Đây chính là những việc làm mà Abdullah và các vị Sahabah khác chưa làm được mặc dù họ là những người luôn tiên phong thực hiện và chấp hành các lời giáo huấn của Nabi e.

    Con người chúng ta thường ích kỷ và hẹp hòi, bắt chúng ta không ganh ghét, không đố kỵ với mọi người đã là điều không đơn giản chút nào nói chi đến việc bắt chúng ta bỏ qua và xí xóa hết những ai đã bất công và gây tổn thương cho chúng ta, thiết nghĩ điều đó lại càng khó khăn hơn. Nói như vậy không có nghĩa là không thể làm được bởi lẽ chỉ cần những ai có con tim chân chính trong đức tin Iman, những con tim tinh khiết hướng về Allah, những tấm lòng chân thành tìm kiếm sự yêu thương và lòng bao dung nơi Ngài, những trái tim đó sẽ sẵn sàng vứt bỏ cái tôi của chúng để trở thành những trái tim rộng lượng, vị tha và nhân từ. Và người đàn ông trong Hadith nói trên là một hình ảnh tiêu biểu cho một trái tim tinh khiết và thành tâm vì Allah, đấy là một trái tim rộng lượng, nhân từ và khoan dung vô cùng cao quý, một trái tim đáng được ban thưởng điều tốt đẹp.

    Nhớ lại hình ảnh của Abu Bakr Assiddiq t, nói đến ông là nói đến một tấm gương đạo đức cao đẹp, toàn thể người Muslim đều đồng thuận cho rằng ông là người có phẩm chất và đức hạnh cao đẹp chỉ đứng sau Nabi Muhammad e. Trong tiểu sử của các vị Sahabah, có một sự kiện, không, phải gọi là một biến cố đau buồn xảy ra trong gia đình của ông Abu Bakr, biến cố này không chỉ là đối với gia đình ông mà còn là biến cô đau buồn đối với cả Nabi e. Đó là những người giả tạo đức tin Munafiq đã vu khống và phao tin đồn xấu cho bà A'ishah, người vợ yêu quý của Nabi e, người mẹ của những người có đức tin i rằng bà đã làm điều ô uế, phạm tội Zina với một vị Sahabah đức hạnh Safwan bin Al-Mu'attal t. Sau khi Allah mặc khải những câu kinh trong chương Annur rửa sạch hàm oan cho bà A'ishah thì ông Abu Bakr, cha của bà đã rất tức giận nói về ông Misteh, một trong những người đã tham gia nói xấu cho A'ishah và cũng là người bà con trước đó luôn nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ quần áo và lương thực từ Abu Bakr, ông nói: “Ta thề bởi Allah, kể từ đây ta sẽ không ban cấp cho y một thứ gì nữa vì y đã nói xấu A'ishah". Thế là, Allah mặc khải xuống câu Kinh:

    ﴿وَلَا يَأۡتَلِ أُوْلُواْ ٱلۡفَضۡلِ مِنكُمۡ وَٱلسَّعَةِ أَن يُؤۡتُوٓاْ أُوْلِي ٱلۡقُرۡبَىٰ وَٱلۡمَسَٰكِينَ وَٱلۡمُهَٰجِرِينَ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِۖ وَلۡيَعۡفُواْ وَلۡيَصۡفَحُوٓاْۗ أَلَا تُحِبُّونَ أَن يَغۡفِرَ ٱللَّهُ لَكُمۡۚ وَٱللَّهُ غَفُورٞ رَّحِيمٌ ٢٢﴾ [سورة النور: 22]

    {Và những người giàu có và dư dả trong các ngươi chớ nên thề dứt khoát rằng họ sẽ không bố thí cho bà con thân cận của họ, cho những người túng thiếu và cho những người di cư vì chính nghĩa của Allah (đã liên can trong vụ phao tin đồn cho bà A'ishah). Ngược lại, họ nên độ lượng và xí xóa. Phải chăng, các ngươi không thích được Allah tha thứ cho các ngươi sao? Quả thật, Allah là Đấng Hằng Tha Thứ và Khoan Dung.} (Chương 24 – Annur, câu 22).

    Khi nghe câu Kinh này, Abu Bakr đã khóc và cầu xin Allah tha thứ, ông đã quay trở lại tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ người bà con của ông, Mistah, như trước và ông nói: Bề tôi sẽ không cắt đứt sự bố thí cho y tức cho Mistah nữa!.

    Một trái tim độ lượng, khoan dung và nhân từ sẽ được Allah yêu thương, tha thứ và sẽ được Ngài ban thưởng phần thưởng vô cùng tốt đẹp, Ngài phán:

    ﴿وَسَارِعُوٓاْ إِلَىٰ مَغۡفِرَةٖ مِّن رَّبِّكُمۡ وَجَنَّةٍ عَرۡضُهَا ٱلسَّمَٰوَٰتُ وَٱلۡأَرۡضُ أُعِدَّتۡ لِلۡمُتَّقِينَ ١٣٣ ٱلَّذِينَ يُنفِقُونَ فِي ٱلسَّرَّآءِ وَٱلضَّرَّآءِ وَٱلۡكَٰظِمِينَ ٱلۡغَيۡظَ وَٱلۡعَافِينَ عَنِ ٱلنَّاسِۗ وَٱللَّهُ يُحِبُّ ٱلۡمُحۡسِنِينَ ١٣٤﴾ [سورة آل عمران: 133، 134]

    {Và các ngươi hãy nhanh chóng cầu xin sự Tha thứ từ nơi Thượng Đế của các ngươi và hãy cầu xin Thiên Đàng nơi mà khoảng rộng của nó bằng các tầng trời và trái đất, được chuẩn bị cho những người ngay chính sợ Allah, những người đã chi tài sản cho chính nghĩa của Allah lúc giàu cũng như lúc nghèo, những người biết kiềm hãm được cơn giận, những người luôn lượng thứ và bao dung với mọi người. Và Allah là luôn yêu thương những người làm tốt.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 133, 134).

    Islam là tôn giáo khoan dung, độ lượng và nhân từ, Islam đến là để mang hồng phúc cho nhân loại. Allah, Đấng Tối Cao phán:

    ﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَٰكَ إِلَّا رَحۡمَةٗ لِّلۡعَٰلَمِينَ ١٠٧ ﴾ [سورة الأنبياء: 107]

    {Và TA (Allah) gửi Ngươi (Muhammad) đến cốt chỉ để mang đến hồng phúc cho toàn nhân loại.} (Chương 21 – Al-Ambiya', câu 107).

    Đúng vậy, Nabi e là người nhân từ nhất, độ lượng nhất và khoan dung nhất trong nhân loại. Nếu chúng ta ngược dòng lịch sử để tìm hiểu đời sống và tiểu sử của Người thì chúng ta sẽ thấy rõ hơn về điều đó.

    Như chúng ta đã biết, trước khi nhận sứ mạng Thiên sứ thì Nabi e đã là người đôn hậu, hiền lành và nhân đức, bản chât đức hành nhân từ này của Người đã được toàn thể người dân Ả rập Quraish đều công nhận.

    Trong suốt hai mươi ba năm truyền bá Islam, Nabi e đã chịu không biết bao nhiêu sự uất ức, khổ ai và tủi nhục từ sự đàn áp, ức hiếp, hãm hại thậm chí là sự truy sát “đuổi cùng giết tận" của kẻ thù thuộc những người vô đức tin, nhưng hầu như Người e đều đáp trả lại bằng sự khoan dung và lòng vị tha.

    Vào năm thứ mười sau khi nhận lãnh sứ mạng, đây là năm mà nhiều chuyện đau buồn đã xảy đến liên tiếp với Nabi e và năm đó được gọi là năm buồn của Người. Chuyện buồn đầu tiên là sự qua đời của người bác yêu kính và thân thương nhất của Người, ông Abu Talib, ông là người đã hết lòng đùm bọc và che chở cho Người nhưng ông đã ra đi trong tình trạng của một người vô đức tin mặc dù Người e đã cố lôi kéo ông đến với Islam, kế đến là sự qua đời của người vợ đức hạnh và ngoan hiền, bà Khadi-jah, người vợ mà Người rất mực yêu thương, vì bà không những là người vợ đoan hiền, đảm đang, hết mực thương yêu chồng mà còn là một người bạn tri kỷ của Người, bà đã dành trọn cả cuộc đời và tài sản của mình cho Người giúp Người củng cố việc truyền bá Islam. Người đã đau buồn vì trong thời gian ngắn đã mất đi hai người thân mà người yếu quí nhất, cùng lúc đó, Người lại gặp phải sự đối đầu của những kẻ thờ đa thần, khi ra đường, Người không những bị nhục mạ, hành hung, ngay cả người thấp hẹn nhất trong Quraish cũng ném bụi lên đầu của Người. Chuyện buồn không dừng lại ở đó .. vì thấy những người ở Makkah không những không còn ai tiếp nhận Islam nữa mà còn tìm cách gây nhiều khó khăn cho Người nên Người đã quyết định đi đến Ta-if, một thị trấn gần sát Makkah, để truyền bá hy vọng nơi đó sẽ tiếp nhận tôn giáo của Allah, nhưng mọi việc không như Người e nghĩ, những bộ lạc ở đây không những không tiếp nhận mà còn xúi giục lũ trẻ và nô lệ ném đá xua đuổi làm Người e đã bị thương và chảy máu. Trước tâm trạng buồn đau mất mát người thân yêu quí, trước tinh thần chán nản tuyệt vọng vì bị mọi người kịch liệt từ chối, và trước sự đau đớn thân xác vì bị hà hiếp và áp bức của những kẻ vô đức tin, để trấn an Người e nên Allah cho một vị Thần núi xuất hiện và nói: “Này Muhammad, nếu Người muốn tôi sẽ lập tức đập nát hết bọn chúng bằng hai quả núi khổng lồ này", nhưng với tấm lòng nhân hậu và hiền tự, Người e nói: “Đừng, tôi chỉ hi vọng Allah soi sáng và hướng dẫn thế hệ con cháu của họ thành những người chỉ thờ phượng một mình Allah duy nhất và không Shirk với Ngài, thế là đủ rồi."([1]). Subhanallah, Người chỉ cần như thế và chỉ hy vọng như thế thôi.

    Có con tim nào độ lượng, nhân từ và vị tha như Người không?! Và đây chính là sự độ lượng, nhân từ và vị tha mà Islam muốn ở chúng ta.

    Trong thời của Khalifah Umar Al-Khattab t, có một câu chuyện đáng để chúng ta suy ngẫm, học hỏi và rèn luyện tâm hồn của chúng ta, câu chuyện thế này:

    Vào một ngày nọ, có hai chàng thanh niên giữ chặt và kéo một người đàn ông vào nhà xét xử. Umar t hỏi: “Có chuyện gì, sao các ngươi lại kéo anh ta vào nhà xét xử như thế kia?"

    Hai chàng thanh niên bảo: “Y đã giết cha của chúng tôi".

    Umar t hỏi người đàn ông đó: “Thế nào, có thật là anh đã giết chết cha của họ không?"

    Người đàn ông đáp: “Vâng, tôi thật sự giết chết cha của họ nhưng đó chỉ là tai nạn, con Lạc đà của tôi lỡ đi vào vườn của ông ta, ông ta đã ném đá vào mắt con lạc đà của tôi, vì xót cho con lạc đà và cũng vì quá nóng nên tôi đã ném đá vào ông ta, không ngờ cục đá trúng đầu và đã lấy mạng ông ta."

    Nghe xong, Umar t quay qua hỏi hai anh em kia: “Các cậu có thể bỏ qua cho người đàn ông này chứ, bởi đó chỉ là tai nạn".

    Nhưng hai chàng thanh niên khăng khăng bảo: “Không, chúng tôi muốn ông ta phải đền tội"

    Nghe xong, Umar t hỏi người đàn ông đó: “Anh có muốn thỉnh cầu hay nói một điều gì lần cuối không?"

    Theo giáo luật Islam, người đã cướp đi sinh mạng của kẻ khác thì phải đền mạng, một mạng đền một mạng, đây là cái quyền mà bên phía nạn nhân được phép đòi lại sự công bằng, tuy nhiên Islam vẫn khuyến khích sự khoan hồng và bao dung của bên nạn nhân. Như vậy, chiếu theo theo luật Islam thì Umar t phải xử người đàn ông đó tội chết, nên Umar t đã hỏi người đàn ông đó có muốn thỉnh cầu điều gì trước khi bị xử tội chết hay không?

    Người đàn ông nói: “Vâng, tôi có một thỉnh cầu, tôi mong được về từ biệt với vợ con tôi lần cuối."

    Nghe xong, Umar t nghĩ người đàn ông này đang có ý tìm cách trốn tránh .. Umar nói: “Chúng tôi không biết anh sống ở đâu, nhà ở chỗ nào và trong chúng tôi chẳng ai quen biết anh cả thì làm thế nào?"

    Người đàn ông đó nói: “Xin ông hãy tin tôi."

    Umar t nói: “Được, chúng tôi tin anh, nhưng anh cần phải có một người bảo lãnh, người đó phải đảm bảo rằng anh sẽ quay trở lại sau ba ngày".

    Người đàn ông lướt nhìn xung quanh rồi nói: “Có nhiều người ở đây, có ai giúp tôi không?"

    Những người đang có mặt đều im lặng. Người đàn ông lại nói: “Không ai chịu giúp tôi sao?"

    Vẫn là sự im lặng .. sự im lặng kéo dài một lúc, rồi bỗng có một cánh tay giơ lên .. đó chính là cánh tay của Abu Zdar t, một vị Sahabah đức hạnh, ông nói: “Tôi sẽ đứng ra bảo đảm cho anh ta".

    Umar thấy Abu Zdar t nói vậy liền lên tiếng: “Anh có quen biết anh ta không? Và anh có biết nhà cửa của anh ta không?". Abu Zdar nói: “Không". “Anh chắc chắn đã hiểu và biết rõ hậu quả của việc bảo lãnh cho anh ta chứ?", Umar nói.

    Dĩ nhiên, Abu Zdar t hiểu rất rõ rằng hậu quả là phải bị mất mạng nếu người đàn ông đó bỏ trốn nhưng ông vẫn khẳng định: “Tôi sẽ đứng ra bảo đảm cho anh ta".

    Thế là, Umar t đồng ý để người đàn ông đó ra đi để về từ biệt gia đình của y.

    Thời gian ba ngày trôi qua, đã đến thời hạn người đàn ông đó phải đến chịu tội. Đã đến giờ hẹn, đó là giờ sau Zhuhur, nhưng thời gian đã dần trôi qua đến Asr, sau Asr rồi đến tận Maghrib mà chẳng thấy bóng dáng của người đàn ông đó đâu cả. Mọi người trong nhà xét xử đều hồi hộp chờ đợi, mọi người đều thấp thỏm lo sợ cho Abu Zdar t, vì nếu người đàn ông kia không đến thì Abu Zdar phải chịu tội thay tức là phải mất mạng, trong đó, Umar là người lo lắng nhất cho Abu Zdar vì Abu Zdar là bạn thân của Umar, mọi người đều xôn xao bàn tán, có người thì nói “Chẳng lẽ Abu Zdar phải chịu chết một cách oan uổng thế này sao? Tại sao chứ?". Có người thì nói như mỉa mai: “Làm sao người đàn ông đó dám tới nạp mạng chịu chết chứ? Chẳng phải là không có ai quen biết anh ta và cũng chẳng ai biết nơi ở của anh ta cả .. anh ta dại gì mà đến chịu chết .."

    Nhưng đúng ngay sát giờ Azaan Magrib thì người đàn ông đó xuất hiện, mọi người lúc này ai nấy cũng reo lên và rất vui mừng trong sự ngạc nhiên về những gì đang diễn ra ở đây. Người đàn ông bước vào trong nhà xét xử khi tiếng Azaan vẫn chưa dứt.

    Ông Umar t tiến đến ông ta: “Này anh bạn kia, tại sao anh quay lại trong khi chúng tôi không biết chỗ ở của anh và cũng không cho người theo dõi anh, anh có thể không đến để chạy tội, điều gì khiến anh quay lại chịu chết thế này?"

    Người đàn ông đó nói một cách chất phác: “Tôi không muốn mọi người nghĩ rằng người Muslim không giữ lời, bởi thế tôi quay lại". Subhanallah, nguyên nhân mà người đàn ông này không sợ chết là chỉ vì không muôn có ai đó nghĩ rằng người Muslim không giữ lời ..

    Umar t quay sang Abu Zdar t hỏi: “Này Abu Zdar, điều gì đã khiến anh liều mạng để bảo đảm cho anh ta?"

    Abu Zdar t nói: “Tôi thấy một người Muslim đang cần sự giúp đỡ nhưng lại không có ai chịu giúp, tôi không muốn nhìn thấy cảnh người Muslim không biết giúp đỡ người anh em Muslim khi y cần sự giúp đỡ nên tôi đứng ra giúp anh ta. Và ở anh ta có một điều gì đó làm tôi tin ở anh ta".

    Umar bật khóc .. và hỏi hai anh em trẻ tuổi kia: “Các cậu nghĩ sao, các các cậu vẫn giữ nguyên quyết định không bỏ qua cho anh ta chứ?".

    Hai chàng thanh niên cũng khóc và nói: “Khi chúng ta có những người anh em như thế này (ám chỉ người đàn ông đó và Abu Zdar), vậy thì tại sao một người Muslim xin chúng ta tha thứ mà chúng ta lại không tha thứ chứ", thế là họ đã bỏ qua cho người đàn ông đó.

    Đấy chính là bản chất đích thực của người Muslim chúng ta, đây mới chính là sự độ lượng, nhân từ mà Islam chỉ dạy chúng ta.

    ﴿وَلۡيَعۡفُواْ وَلۡيَصۡفَحُوٓاْۗ أَلَا تُحِبُّونَ أَن يَغۡفِرَ ٱللَّهُ لَكُمۡۚ وَٱللَّهُ غَفُورٞ رَّحِيمٌ ٢٢﴾ [سورة النور: 22]

    {Ngược lại, họ nên độ lượng và xí xóa. Phải chăng, các ngươi không thích được Allah tha thứ cho các ngươi sao? Quả thật, Allah là Đấng Hằng Tha Thứ và Khoan Dung.} (Chương 24 – Annur, câu 22).

    ﴿وَلَمَن صَبَرَ وَغَفَرَ إِنَّ ذَٰلِكَ لَمِنۡ عَزۡمِ ٱلۡأُمُورِ ٤٣﴾ [سورة الشورى: 43]

    {Và ai có lòng kiên nhẫn và bao dung thì quả là người có quyết tâm rất cao.} (Chương 42 – Ash-Shura', câu 43).

    Là người Muslim tin nơi Allah và Thiên sứ của Ngài, tin vào cuộc sống Đời Sau thì hãy nên có một trái tim độ lượng và nhân từ, hãy nên thông cảm và xí xóa cho người đặc biệt đối với những anh em đồng đạo, hãy dùng bản chất khoan dung từ bi của Islam cũng như đức tin Iman để điều chỉnh con tim của bản thân trở nên rộng lượng bớt đi sự hẹp hòi, ích kỷ, đố kỵ, ganh tị và oán trách, hãy nghĩ đến sự tha thứ của Allah và hãy nghĩ đến nơi Thiên Đàng, một cõi sống trường tồn với muôn điều tốt đẹp và hạnh phúc, dành cho những người có đức tin có tấm lòng độ lượng, khoan dung, nhân từ và vị tha.

    Cầu xin Allah soi sáng và dẫn dắt tất cả những ai tin tưởng nơi Ngài!!!

    ([1]) Xem bản dịch “Raw-dho-tul Anwaar về tiều sử của Nabi được tuyển chọn" do Hosen Mohammad chuyển ngữ, từ trang 75 đến trang 79.