×
Văn Hóa Tiếp Đón Khách: Islam là tôn giáo duy nhất dạy tín đồ Muslim mọi vấn đề từ cuộc sống thờ phượng đến đời sống trần đời, trong những giáo điều mà Islam dạy là cung cách tiếp đón khách đến nhà.

    Văn Hóa Tiếp Đón Khách

    آداب الضيافة

    < اللغة الفيتنامية >

    Tác giả: Sheikh Waheed bin Baali

    اسم المؤلف: وحيد بن بالي

    —™

    Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa

    ترجمة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

    بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ

    Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,

    Đấng Rất Mực Khoan Dung

    اَلْحَمْدُ لِلَّهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، أُصَلِّي وَأُسَلِّمُ عَلَى عَبْدِ اللهِ وَرَسُوْلِهِ مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَأَصْحَابِهِ أَجْمَعِيْنَ، وَبَعْدُ:

    Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah Đấng chúa tể của vủ trụ và muôn loài, cầu xin bình an và phúc lành cho vị nô lệ, cho vị Rasul của Ngài Muhammad, cho dòng dõi của Người cùng cho tất cả bạn đạo của Người, Amma ba'd:

    Trước tiên tôi xin gởi đến toàn quí tín hữu Muslim lời chào:

    السَّلَامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ

    (Cầu xin Allah ban bình an và phúc lành đến cho quí bạn)

    Trong bài viết này xin gởi đến quí tín hữu một phép văn hóa đúng thực của Islam về việc tiếp đón khách đến thăm viếng nhà. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách tiếp đón khách như thế nào; cách chiêu đãi khách; thái độ chủ nhà khi có khách đến chơi để tạo niềm vui suốt khoảng thời gian khách ở nhà bạn, theo đúng đường lối Sunnah của Rasul .

    v Văn hóa Islam về tiếp đón khách gồm cả thảy mười văn hóa:

    Æ Văn hóa thứ nhất: Mở sẵn cửa trước khi khách đến nhà.

    Một khi bạn biết trước hoặc có hẹn trước một ai đó đến nhà bạn chơi thì bạn hãy chuẩn bị nơi đón tiếp đàng hoàng và mở sẵn cửa lớn mà chờ khách, đừng để cho khách phải đứng ngoài cửa mà gõ cửa. Điều này nói lên rằng bạn đã rất sẵn sàng và rất hài lòng về sự viếng thăm của vị khách đó, làm cho khách đến cảm thấy thoải mái và an tâm. Trong Islam cứ mỗi niềm vui mà bạn gieo vào lòng khách viếng là bạn được tương ứng với ân phước từ Allah Đấng Hồng Phúc & Tối Cao.

    Giới ﷻ‬’lama (học giả Islam) cho rằng việc chuẩn bị nhà cửa và mở sẵn cửa đến đón khách là việc làm rất cần thiết mà chủ nhà phải làm, bởi nơi thiên đàng đã mở sẵn cửa trước khi dân cư thiên đàng đến nhằm thể hiện sự hiếu khách, như Allah phán:

    ﴿حَتَّىٰٓ إِذَا جَآءُوهَا وَفُتِحَتۡ أَبۡوَٰبُهَا﴾ زمر: 73

    {Khi dân cư thiên đàng đến thiên đàng thì các cánh cửa đã được mở sẵn.} Al-Zumar: 73 (Chương 39), và Allah phán:

    ﴿جَنَّٰتِ عَدۡنٖ مُّفَتَّحَةٗ لَّهُمُ ٱلۡأَبۡوَٰبُ ٥٠﴾ ص: 50

    {Trong các ngôi vườn thiên đàng có tòa lâu đài A’dn luôn mở sẵn các cửa (tiếp đón dân cư của nó).} Saad: 50 (chương 38).

    Æ Văn hóa thứ hai: Dùng lời lẽ mừng rỡ khi khách vừa đến.

    Khi khách đến nhà chơi thì chủ nhà nên dùng lời lẽ mừng rỡ để đón khách điển hình như: “Tôi lấy làm vinh hạnh được bạn đến thăm” “rất hân hạnh vì cuộc viếng thăm này của anh”. . . và tùy vào mỗi dân tộc có một đặc trưng tiếp đón với lời lẽ khác nhau miễn sao không trái ngược giáo luật Islam là được. Với các lời lẽ mừng rỡ này ắt sẽ làm khách được tự nhiên hơn, không cảm thấy lạc lỏng, không cảm thấy ái ngại mà mạnh dạng bước vào nhà, bởi Allah phán:

    ﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَدۡخُلُواْ بُيُوتًا غَيۡرَ بُيُوتِكُمۡ حَتَّىٰ تَسۡتَأۡنِسُواْ وَتُسَلِّمُواْ عَلَىٰٓ أَهۡلِهَاۚ﴾ النور : 27

    {Này hỡi những người có đức tin, các ngươi chớ có bước vào những ngôi nhà mà không phải quyền sở hữu của các ngươi cho đến khi các ngươi xin phép chủ sở hữu và chào Salam cho người trong nhà (khi các người vào nhà).} Al-Noor: 27 (Chương 24).

    Câu: ﴿حَتَّىٰ تَسۡتَأۡنِسُوا {cho đến khi các ngươi xin phép chủ sở hữu} tức chủ nhà đã chấp nhận và thể hiện sự hài lòng thì các ngươi mới được vào nhà.

    Việc dùng lời lẽ mừng rỡ, thân thiện khi khách đến nhà chơi cũng là tính cách của Nabi như được ghi lại trong hai bộ Soheeh rằng mỗi khi có phái đoàn nào đó từ phương xa đến thăm là Người đều nói:

    {مَرْحَباً بِوَفْدٍ الَّذِيْنَ جَاؤُوا غَيْرَ الْخَزَايَا، وَلَا النَّدَامَى}

    “Hân hạnh được tiếp đón phái đoàn đã không mang đến thất vọng và cũng không hối hận.”

    Và Hadith khác cũng được ghi trong hai bộ Soheeh, do bà A’-ishah i kể: Khi Faatimah i đến nhà thăm là Nabi nói: “Rất hân hạnh tiếp đón con gái của cha.”

    Và cũng trong hai bộ Soheeh ghi rằng khi dì của Người đến nhà thăm là Nabi mừng rỡ nói: “Hân hạnh được tiếp đón dì, Umma Haani”

    Æ Văn hóa thứ ba: Ưu tiên tiếp đãi khách hơn bản thân.

    Khi ngồi ăn, uống cùng với khách đừng bỏ mặc khách ăn sao tùy ý mà hãy gấp thức ăn cho khách, mời khách ăn uống nhiều hơn nữa, làm cho khách vui vẻ hơn và cùng nhau ăn cùng với khách, Allah phán:

    ﴿وَيُؤۡثِرُونَ عَلَىٰٓ أَنفُسِهِمۡ وَلَوۡ كَانَ بِهِمۡ خَصَاصَةٞۚ وَمَن يُوقَ شُحَّ نَفۡسِهِۦ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡمُفۡلِحُونَ ٩﴾ الحشر: 9

    {Ngược lại, họ đã dành cho (những người Muhajirin) quyền ưu tiên hơn mình mặc dầu họ cũng là những người thiếu thốn. Và ai giữ được lòng mình khỏi tham lam, thì chắc chắn sẽ là những người thành công.} Al-Hashr: 9. (chương 59). Đây chính là bản tính của những người Mumim có niềm tin kiên định nơi Allah và vào ngày tận thế, thấy rằng họ sẵn sàng dành cho khách các thứ tốt nhất trong khi bản thân họ không được tiếp đãi như thế.

    Trong thời Nabi có cặp vợ chồng chỉ vì chiêu đãi khách nồng hậu đã làm Allah bật cười với họ và Nabi nói:

    {إِنَّ اللهَ إِذَا ضَحِكَ إِلَى عَبْدِهِ الْمُؤْمِنِ فَلَا حِسَابَ عَلَيْهِ}

    “Quả thật, một khi Allah cười vì một nô lệ Mumin nào đó là y sẽ không bị Ngài tính sổ (vào ngày phán xét cuối cùng).” Đó là câu chuyện được ghi trong hai bộ Soheeh, do ông Abu Hurairah t kể: Một ngày nọ có một người đàn ông đến nói với Nabi : “Thưa Rasul của Allah, tôi đang gặp khó khăn.” thì Nabi bảo Người hỏi các bà vợ có gì chiêu đãi khách không nhưng không có, thế là Nabi nói với các Sahabah khác: {أَلاَ رَجُلٌ يُضَيِّفُ هَذِهِ اللَّيْلَةَ يَرْحَمُهُ اللَّهُ ؟} “Có ai đứng ra tiếp đãi vị khách này đêm nay, y sẽ được Allah thương xót y?” lặp tức Abu Talhah là người dân Al-Ansaar đứng dậy nói: “Tôi sẽ tiếp đãi ông ta, thưa Rasul của Allah.” Rồi Abu Talhah dắt vị khách đó về nhà mà nói với vợ: “Đêm nay nhà chúng ta có khách của Rasul qua đêm, bà tuyệt đối không được giấu giếm bất cứ gì.” Người vợ đáp: “Nhưng nhà chúng ta chỉ có mỗi thức ăn tối của con thôi.” Abu Talhah bảo: “Vậy khi con đói bụng bà dụ cho nó ngủ đi, để thức ăn đó tôi đãi khách của Rasul .” Đến khi Abu Talhah dọn thức ăn xong thì ông thổi tắc đèn và giả vờ phát âm thanh giống như mình đang ăn để cho vị khách cứ tưởng chủ nhà đang ăn cùng. Đến sáng ông dẫn vị khách đến gặp Rasul , thấy Abu Talhah thì Người nói:

    {لَقَدْ عَجِبَ اللَّهُ عَزَّ وَجَلَّ - أَوْ ضَحِكَ - مِنْ فُلاَنٍ وَفُلاَنَةَ}

    “Quả thật, Allah đã ngạc nhiên – hoặc đã cười – bởi hành động của vợ chồng Abu Talhah.” Lúc đó Allah thiên khải xuống câu Kinh:

    ﴿وَيُؤۡثِرُونَ عَلَىٰٓ أَنفُسِهِمۡ وَلَوۡ كَانَ بِهِمۡ خَصَاصَةٞۚ﴾ الحشر: 9

    {Ngược lại, họ đã dành cho (những người Muhajirin) quyền ưu tiên hơn mình mặc dầu họ cũng là những người thiếu thốn.} Al-Hashr: 9. (chương 59).

    Æ Văn hóa thứ tư: Chiêu đãi khách bằng định tâm tốt đẹp.

    Định tâm tốt đẹp trong việc chiêu đãi khách nghĩa là định tâm chiêu đãi vì lệnh của Nabi đã bảo: {مَنْ كَانَ يُؤْمِنُ بِاللَّهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ فَلْيُكْرِمْ ضَيْفَهُ} “Ai vốn tin tưởng Allah và tin vào ngày tận thế thì phải chiêu đãi khách đàng hoàng.” Hadith Al-Bukhari và Muslim ghi. Cho nên, tín đồ Muslim không được đãi khách bằng định tâm để được khách cám ơn hoặc để thiên hạ đồn là người rộng lượng hoặc để được khách tiếp đãi mình tốt hơn trong tương lai hoặc vì một lợi nhuận nào đó của trần gian... tất cả định tâm này cần phải khai trừ. Mỗi tín đồ Muslim cần phải định tâm đãi khách là vì Allah và muốn lấy việc đãi khách đàng hoàng này kính dâng Allah. Và Rasul đã từng nói do ﷻ‬’mar t thuật lại: {إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى} “Mỗi việc làm đều bắt nguồn bằng sự định tâm và mỗi người được những gì mình đã định tâm.”([1]) và Nabi nói: {الأَعْمَالُ} “mỗi việc làm” và việc đãi khách cũng là việc làm kính dâng lên Allah Đấng Hồng Phúc & Tối Cao.

    Æ Văn hóa thứ năm: Tiếp đón khách nồng nhiệt và luôn tươi cười.

    Bằng chứng là Hadith do Al-Tirmizhi ghi và tự xác nhận là Hasan, từ Abu Zar t dẫn lời Rasul : {تَبَسُّمُكَ فِي وَجْهِ أَخِيكَ صَدَقَةٌ} “Việc anh mĩm cười với người anh em Muslim khác giống như anh đã bố thí.” Giới bác sĩ tâm lý nói: “Việc mĩm cười làm cho nội tâm thoải mái, tấm lòng nhẹ nhõm, xua tan nổi buồn và lo lắng làm con người được vui vẻ suốt ngày.” Vì vậy, cứ mỗi khi bạn làm cho người khác như vợ, con, cha, mẹ, bạn bè,... được hạnh phúc bởi nụ cười vui vẻ của bạn khi đối diện với họ thì bạn sẽ được ban cho ân phước của người bố thí.

    Cho nên, khi có khách đến nhà chơi thì bạn cần phải niềm nở, tươi cười với khách trong suốt thời gian khách ở nhà bạn, bởi khi khách thấy mặt bạn tươi cười vui vẻ thì họ sẽ sẵn sàng ngồi còn khi họ nhìn thấy mặt bạn ngầu ngầu, tỏ vẻ không vui thì khách chẳng dám ngồi xuống chơi, bởi họ hiểu với bộ dạng này bạn không muốn đãi họ cho dù trong lòng bạn vẫn muốn đãi khách, thế nên bạn cần phải luôn niềm nở, tươi cười trên mặt mỗi khi đãi khách.

    Æ Văn hóa thứ sáu: Đãi khách bằng thứ tốt nhất có thể.

    Khi khách đến nhà thì bạn phải tiếp đãi họ bằng các loại thức ăn, thức uống tốt nhất có được trong nhà, nếu đến giờ cơm thì mời khách ở lại dùng bữa... nói chung bạn không được tránh né trong việc khách đến nhà, với định tâm kính dâng lên Allah bằng việc tiếp đãi này để cũng cố và gia tăng niềm tin Iman của một tín đồ tin tưởng Allah, như được trong trong Hadith ở trên:

    {مَنْ كَانَ يُؤْمِنُ بِاللَّهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ فَلْيُكْرِمْ ضَيْفَهُ}

    “Ai vốn tin tưởng Allah và tin vào ngày tận thế thì phải chiêu đãi khách đàng hoàng.” Trong cộng đồng Islam có tấm gương tốt đẹp của ông tổ Ibrahim u để tín đồ Muslim bắt chước noi theo, có lần nhóm Thiên Thần biến dạng thành con người đến làm khách nhà của Nabi Ibrahim u, do không biết họ là Thiên Thần nên Nabi Ibrahim u đã chiêu đãi họ giống như Qur’an đã kể:

    ﴿هَلۡ أَتَىٰكَ حَدِيثُ ضَيۡفِ إِبۡرَٰهِيمَ ٱلۡمُكۡرَمِينَ ٢٤ إِذۡ دَخَلُواْ عَلَيۡهِ فَقَالُواْ سَلَٰمٗاۖ قَالَ سَلَٰمٞ قَوۡمٞ مُّنكَرُونَ ٢٥ فَرَاغَ إِلَىٰٓ أَهۡلِهِۦ فَجَآءَ بِعِجۡلٖ سَمِينٖ ٢٦ فَقَرَّبَهُۥٓ إِلَيۡهِمۡ قَالَ أَلَا تَأۡكُلُونَ ٢٧﴾ الذاريات: 24 - 27

    {Chẳng lẽ Ngươi (Muhammad) chưa nghe về các vị khách đã được Ibrahim chiêu đãi thịnh soạn thế nào sao ? * Đó là khi các vị khách (Thiên Thần dưới dạng con người) vào nhà chào Y Salam thì Y đáp lại Salam những người lạ mặt đó * Rồi Y đi vào nhà giết một con bò con mập mạp (làm món nướng thịt trên đá) * Và Y mang món thịt đó ra đặt trước mặt các vị khách (khi thấy khách không ăn thì y hỏi): “Các người không muốn ăn sao ?”.} Al-Zariyaat: 24 - 27 (chương 51).

    Và được ghi trong hai bộ Soheeh, từ Hadith Abdullah bin A’mr bin Al-A’s t rằng Rasul đã hỏi ông:

    { يَا عَبْدَ اللَّهِ بْنَ عَمْرٍو أَلَمْ أُخْبَرْ أَنَّكَ تَكَلَّفُ قِيَامَ اللَّيْلِ وَصِيَامَ النَّهَارِ}

    “Này Abdullah bin A’mr, Ta nghe nói rằng cậu đã ép mình phải đứng Salah suốt đêm và nhịn chay ban ngày, có phải không ?” Abdullah t đáp: “Tôi đã làm thế thưa Rasul.” Rasul bảo:

    {إِنَّ حَسْبَكَ وَلاَ أَقُولُ افْعَلْ أَنْ تَصُومَ مِنْ كُلِّ شَهْرٍ ثَلاَثَةَ أَيَّامٍ الْحَسَنَةُ عَشْرُ أَمْثَالِهَا فَكَأَنَّكَ قَدْ صُمْتَ الدَّهْرَ كُلَّهُ}

    “Nếu sự thật là vậy thì Ta không cấm cậu nhưng chỉ cần cậu nhịn chay mỗi tháng ba ngày, cứ mỗi ân phước được nhân lên mười lần cũng giống như cậu đã nhịn chay trọn năm.” Abdullah t đáp: “Tôi có thừa sức khỏe để nhịn hơn thế, thưa Rasul.” Người bảo:

    {إِنَّ مِنْ حَسْبِكَ أَنْ تَصُومَ مِنْ كُلِّ جُمُعَةٍ ثَلاَثَةَ أَيَّامٍ}

    “Vậy thì cậu hãy nhịn chay mỗi tuần ba ngày.” Abdullah t đáp: “Tôi có thừa sức khỏe để nhịn hơn thế.” Rasul bảo:

    {أَعْدَلُ الصِّيَامِ عِنْدَ اللَّهِ صِيَامُ دَاوُدَ نِصْفُ الدَّهْرِ}

    “Sự nhịn chay tốt nhất được Allah yêu thương đó là sự nhịn chay của Dawood, là nhịn nữa năm (tức nhịn ngày và xả một ngày).” Nói đến đây thì Rasul khuyên: {فَإِنَّ لِزَوْجِكَ عَلَيْكَ حَقًّا وَلِزَوْرِكَ عَلَيْكَ حَقًّا وَلِجَسَدِكَ عَلَيْكَ حَقًّا} “Quả thật, cậu còn có bổn phận với vợ cậu, với khách viếng thăm cậu và với cả bản thân cậu nữa.” Nhưng Abdullah t đã không nghe theo lời khuyên của Nabi mà cứ nhịn chay mỗi ngày đến khi ông bị yếu sức đi thì ông hối hận mà tự trách: “Phải chi mình chấp nhận lời khuyên bảo của Rasul , với tôi lúc này lời khuyên đó được tôi yêu thích hơn cả vợ con và tài sản của tôi.”

    Thấy rằng Rasul đã bảo Abdullah bin A’mr t: {وَلِزَوْرِكَ عَلَيْكَ حَقًّا} “và cậu còn có bổn phận với khách viếng thăm cậu” nghĩa là khi cậu có bạn viếng thăm cậu là cậu phải có bổn phận ngồi tiếp khách, ăn uống cùng khách và giới ﷻ‬’lama khuyến khích: “Chủ nhà nên ăn uống cùng với khách viếng thăm cho dù đang nhịn chay Sunnah.” Có thế sẽ làm cho khách tự nhiên mà ngồi chơi.

    Æ Văn hóa thứ bảy: Phục vụ khách với thời gian ba ngày.

    Rasul đã bắt buộc tín đồ Muslim phải cư xử tốt với khách mỗi khi đến nhà chơi, Người nói:

    {مَنْ كَانَ يُؤْمِنُ بِاللَّهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ فَلْيَقُلْ خَيْرًا أَوْ لِيَصْمُتْ، وَمَنْ كَانَ يُؤْمِنُ بِاللَّهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ فَلْيُكْرِمْ جَارَهُ، وَمَنْ كَانَ يُؤْمِنُ بِاللَّهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ فَلْيُكْرِمْ ضَيْفَهُ جَائِزَتَهُ}

    “Ai vốn đã tin tưởng nơi Allah và vào ngày tận thế thì hãy nói chuyện tốt còn không thì im lặng; và ai vốn đã tin tưởng nơi Allah và vào ngày tận thế thì hãy cư xử rộng rãi với hàng xóm; và ai vốn đã tin tưởng nơi Allah và vào ngày tận thế thì hãy cư xử rộng rãi mà cho khách phần của họ.” Mọi người hỏi: “Phần đó là gì, thưa Rasul ?” Rasul nói:

    {يَوْمٌ وَلَيْلَةٌ وَالضِّيَافَةُ ثَلاَثَةُ أَيَّامٍ، فَمَا كَانَ وَرَاءَ ذَلِكَ فَهْوَ صَدَقَةٌ عَلَيْهِ، وَلاَ يَحِلُّ لَهُ أَنْ يَثْوِىَ عِنْدَهُ حَتَّى يُحْرِجَهُ}

    “Là tiếp đãi chu đáo một ngày một đêm và đãi ăn ba ngày, còn những ngày sau đó là sự bố thí dành cho khách, và khách không được phép ở đến nổi chủ nhà cảm thấy khó chịu.” Hadith do Al-Bukhari và Muslim.

    Æ Văn hóa thứ tám: Tự phục vụ khách.

    Tức nhiên khi khách đến nhà phải được chủ nhà phục vụ từ mở cửa, đến mời nước, mời ăn..., chứ chủ nhà không được bảo khách tự làm những công việc đó, bởi mỗi hành động của chủ nhà phục vụ khách thể hiện sự quí khách và sẽ được ban thưởng cho công phục vụ đó của chủ nhà. Giới ﷻ‬’lama đã dẫn chứng là Nabi Ibrahim u đã đích thân giết bò, nướng thịt và dọn trước mặt khách như được nhắc ở các câu Kinh ở trên.

    Æ Văn hóa thứ chín: Khách viếng phải hạn chế tầm nhìn suốt thời gian ở trong nhà.

    Allah phán:

    ﴿قُل لِّلۡمُؤۡمِنِينَ يَغُضُّواْ مِنۡ أَبۡصَٰرِهِمۡ وَيَحۡفَظُواْ فُرُوجَهُمۡۚ ذَٰلِكَ أَزۡكَىٰ لَهُمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ خَبِيرُۢ بِمَا يَصۡنَعُونَ ٣٠﴾ النور: 30

    {Hỡi (Muhammad) hãy bảo người có đức tin nam hãy kềm chế, hạ thấp cái nhìn họ xuống và hãy bảo vệ bộ phận sinh dục của họ (tức không quan hệ tình dục bừa bãi), điều đó sẽ trong sạch hơn cho các ngươi. Chắc chắn, Allah là Đấng thông tinh tất mọi việc các ngươi làm.} Al-Noor: 30 (chương 24), cho nên mỗi khi làm khách ở nhà ai đó chơi thì tín đồ Muslim cần phải hạn chế việc nhìn chi tiết, nhìn quanh quẩn nhà mình ghé thăm, bởi đôi khi y sẽ nhìn thấy những điều vốn không được nhìn như vợ và con gái của chủ nhà ăn mặc chưa kín đáo chẳng hạn hoặc nhìn vào phòng riêng của chủ nhà, một điều tối kỵ.

    Theo hai bộ Soheeh, trong một lần có người đàn ông đã nhìn trộm vào trong phòng riêng của Nabi trước khi y gõ cửa, biết được sự việc Rasul cảnh cáo ông ta và lúc đó Người đang cầm cây lược dùng để gãy đầu:

    {لَوْ أَعْلَمُ أَنَّكَ تَنْظُرُ لَطَعَنْتُ بِهِ فِى عَيْنِكَ، إِنَّمَا جُعِلَ الاِسْتِئْذَانُ مِنْ أَجْلِ الْبَصَرِ}

    “Giá như Ta biết được nhà ngươi nhìn lén là lúc đó Ta đã đâm cái này vào mắt của ngươi rồi, chẳng phải việc qui định xin phép là để bảo vệ mắt không nhìn bậy hay sao !” Qua Hadith Rasul muốn báo cho biết hành động nhìn lén nhà người khác là phạm pháp, kể cả ngôi nhà có đang mở cửa, bởi có rất nhiều điều trong nhà mà gia chủ không muốn cho người ngoài nhìn thấy.

    Æ Văn hóa thứ mười: Khách cám ơn và cầu xin tốt đẹp cho chủ nhà.

    Trước kia mỗi lần được mời ăn uống là Rasul đều cám ơn chủ nhà và cầu xin cho họ trước khi rời khỏi nhà, như được ghi trong Sunan Al-Tirmizhi và ông nói: “Hadith Hasan Soheeh”, từ ông Abu Sa-e’d t dẫn lời Rasul :

    {مَنْ لَمْ يَشْكُرِ النَّاسَ لَمْ يَشْكُرِ اللَّهَ}

    “Ai không cám ơn thiên hạ là đã không biết ơn Allah.”

    Theo Sunan Abu Dawood ghi bằng đường truyền Soheeh từ ông Anas bin Maalik kể t: Rasul đã đến nhà của ông Sa’d bin ﷻ‬’baadah t thì được đãi bánh mì và dầu, ăn xong thì Rasul cầu xin cho gia chủ:

    {أَفْطَرَ عِنْدَكُمُ الصَّائِمُونَ وَأَكَلَ طَعَامَكُمُ الأَبْرَارُ وَصَلَّتْ عَلَيْكُمُ الْمَلاَئِكَةُ}

    (Ah to ra i’n da ku mus so i mun, wa a ka la to a’ ma ku mul ab raar, wa sol lat a’ lai ku mul ma laa i kah)

    “Người nhịn chay đã ăn uống xã chay bằng thức ăn của các bạn, cầu xin Allah chấp nhận lời cầu xin tha thứ tội lỗi của Thiên Thần dành cho các bạn.”

    Imam Muslim ghi trong bộ Soheeh từ ông Abdullah bin Busr k kể: Rasul đã đến nhà chúng tôi thăm, cha tôi đã dọn tiệc mà chiêu đãi Người, ăn xong thì cha tôi mời Người ăn chà là, ăn xong thì Người dùng hai ngón tay trỏ và ngón giữa mà lượm hột chà là liện bỏ, rồi cha tôi mời Người uống nước. Sau đó Người đứng dậy đi về thì cha tôi nắm dây cương lạc đà mà yêu cầu: “Mong Rasul hãy cầu xin cho chúng tôi.” Rasul cầu xin:

    {اللَّهُمَّ بَارِكْ لَهُمْ فِيمَا رَزَقْتَهُمْ وَاغْفِرْ لَهُمْ وَارْحَمْهُمْ}

    (Ol lo hum ma baa rik la hum fi maa ra zaq ta hum, wagh fir la hum, war ham hum)

    “Lạy Allah, xin hãy hồng phúc vào mọi thứ mà Ngài đã cung cấp cho họ, xin hãy tha thứ cho họ và thương xót họ.”

    Qua Hadith khuyến khích khách mời ăn uống cầu xin tốt lành cho chủ nhà giống như Rasul đã cầu xin cho gia đình của ông Abdullah bin Busr k.

    Cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Nabi Muhammad, cho gia quyến cùng tất cả bằng hữu của Người.

    Tác giả:

    Sheikh Waheed bin Baali

    ([1]) Hadith do Al-Bukhari ghi số (1), Muslim ghi số (1907), Al-Tirmizhi ghi số (1647), Al-Nasaa-i ghi số (75), Abu Dawood ghi số (2201), Ibnu Maajah ghi số (4227) và Ahmad ghi số (1/43).